Các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình phòng và trị bệnh phân trắng lợn con giai đoạn 1 - 21 ngày tuổi tại thị trấn Bích Động - Việt Yên - Bắc Giang. (Trang 41)

- Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con ở giai đoạn 1 - 21 ngày tuổi - Tình hình lợn con chết do mắc bệnh phân trắng

35

- Hiệu quả áp dụng quy trình phòng bệnh phân trắng lợn con ở giai đoạn 1-21 ngày tuổi

- Hiệu lực của 2 loại thuốc Norfloxacin 5% và Colistin điều trị bệnh phân trắng ở lợn con 2.5. Một số công thức tính toán Tỷ lệ mắc bệnh (%) = Tổng số lợn mắc bệnh x 100 Tổng số lợn điều tra

Thời gian điều trị bệnh (ngày/con) =

Tổng số thời gian điều trị từng con Tổng số con điều trị

Tỷ lệ khỏi bệnh (%) =

Tổng số con khỏi bệnh

x 100 Tổng số con điều trị

Tỷ lệ tái nhiễm (%) = Tổng số con tái nhiễm x 100 Tổng số con điều trị khỏi

Tỷ lệ chết (%) =

Tổng số chết

x 100 Tổng số con mắc bệnh

36

Phần 3

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 3.1. Công tác phục vụ sản xuất

3.1.1. Công tác chăn nuôi

Những năm gần đây nhờ có khoa học kỹ thuật phát triển cũng như đội ngũ cán bộ thú y của thị trấn ngày càng được nâng cao cả về nhân lực lẫn trình độ chuyên môn nên số lượng đàn gia súc, gia cầm luôn được giữ ở mức độ ổn định. Cụ thể số lượng đàn gia súc, gia cầm của toàn thị trấn (năm 2014) được thể hiện qua bảng 3.1.

Bng 3.1. Tng s lượng đàn gia súc, gia cm ca toàn th trn Bích Động

STT Loại gia súc, gia cầm ĐVT Số lượng

1 Trâu Con 112

2 Bò Con 227

3 Lợn Con 2875

4 Gà Con 18200

(Nguồn: Văn phòng thống kê thị trấn Bích Động)

Các vật nuôi chủ yếu vẫn là lợn, gia cầm, trâu, bò. Hiệu quả mang lại ngày càng cao do người dân có những áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào chăn nuôi. Tuy nhiên những năm gần đây, dịch bệnh nhiều cũng làm người nông dân gặp nhiều khó khăn.

Từ số liệu trên cho thấy ngành chăn nuôi của thị trấn phát triển chưa được đồng đều. Trong những năm tới, thị trấn cần phát triển mô hình chăn nuôi lợn, gia cầm theo quy mô trang trại, cần kết hợp giữa chăn nuôi gia súc, gia cầm với chăn nuôi cá. Trong chăn nuôi cần thực hiện tốt công tác tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm để có hướng phát triển tốt.

37

3.1.2. Công tác thú y

3.1.2.1. Công tác tiêm phòng

Trong chăn nuôi ngoài khâu chọn giống, chăm sóc, nuôi dưỡng…thì việc phòng bệnh cho gia súc, gia cầm bằng vaccine là yếu tố quan trọng hàng đầu, là biện pháp tích cực và bắt buộc.

Đợt thực tập từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2014 cũng đúng vào đợt tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm, nhờ có sự chỉ đạo sát sao của trạm thú y thị trấn Bích Động và cán bộ thú y viên ở các khu, nên cán bộ thú y đã làm tốt công tác tuyên truyền và vận động người dân tích cực tham gia phòng chống dịch bệnh như tiêm phòng, vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, không giấu giếm dịch gia súc bị bệnh không bán chạy gia súc bị bệnh và thông báo cho cán bộ thú y hoặc chính quyền địa phương, nhờ đó dịch bệnh nhanh chóng dập tắt và không lây lan rộng ra các vùng lân cận, số hộ gia đình tham gia tiêm phòng đạt tỷ lệ khá cao. Kết quả đợt tiêm đạt như sau:

+ Dịch tả lợn: 85 liều, đạt tỷ lệ an toàn 100%. + LMLM lợn: 96 liều, đạt tỷ lệ an toàn 100% + Tụ dấu lợn: 32 liều, đạt tỷ lệ an toàn 100%.

+ LMLM ( Trâu, bò): 46 liều, đạt tỷ lệ an toàn 100%. + Tiêm phòng chó dại: 130 liều, đạt tỷ lệ an toàn 100%.

3.1.2.2. Công tác chẩn đoán và điều trị

Đi đôi với công tác tiêm phòng, công tác chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời cho những con gia súc, gia cầm bị ốm của nhân dân là một việc hết sức quan trọng và cần thiết. Công tác chẩn đoán đóng một vai trò quyết định trong công tác điều trị bệnh. Chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng, muốn chẩn đoán được bệnh đòi hỏi người cán bộ thú y phải có kinh nghiệm lâu năm, có trình độ chuyên môn vững vàng mới có thể chẩn đoán được chính

38

xác. Do vậy trong suốt thời gian thực tập bằng những kiến thức đã học ở trường cùng với cán bộ thú y cơ sở em đã tiến hành chẩn đoán và điều trị một số bệnh sau:

* Bệnh tiêu chảy:

- Lứa tuổi mắc: Mọi lứa tuổi.

- Triệu chứng: Lợn mệt mỏi, ăn giảm, chậm chạp, ít đi lại. Thời kỳ đầu phân nhão, sau phân loãng như nước màu vàng nhạt dính xung quanh hậu môn, 2 bên mông, đuôi, con vật gầy rất nhanh do mất nước.

- Chẩn đoán: Dựa vào những triệu chứng trên, em chẩn đoán là bệnh ỉa chảy ở lợn.

- Điều trị: Rp:

Genta-Tylo: 3 ml / 1 con / 1 lần. B.Complex: 5 ml /1 con /1 lần.

Điều trị ngày 1 lần, liên tục trong 3 ngày, tất cả các thuốc đều tiêm bắp. - Kết quả: Số con điều trị: 5 con.

Số con khỏi: 4 con, tỷ lệ: 80%.

* Bệnh sưng mặt phù đầu:

- Lứa tuổi mắc: Lợn con và lợn choai.

- Triệu chứng: Lợn ăn giảm hoặc bỏ ăn, sốt cao 40-410C, mặt sưng, mắt sưng có màu đỏ, chân giun đi lại châm chạp, lông dựng, hay tụ vào góc chuồng, hay tránh người.

- Chẩn đoán: Bệnh sưng mặt phù đầu ở lợn. - Điều trị:

Rp:

T.5000: 2 ml /1 con /1 lần . AnalginC: 2 ml /1 con /1 lần. B.Complex: 2 ml /1 con /1 lần.

39

Ca.Mg.B12: 2 ml /1 con/1 lần (tiêm riêng).

Tất cả các thuốc đều tiêm bắp, điều trị 2 lần /1 ngày, điều trị trong 3 ngày. - Kết quả: Số con điều trị: 8 con.

Số con khỏi: 6 con, tỷ lệ: 75%.

* Bệnh khó đẻở lợn:

- Triệu chứng: Lợn đẻ được 2 con, sau 3 giờ không đẻ nữa, cơn rặn yếu dần, mệt mỏi, rặn mạnh nhưng không ra.

- Chẩn đoán: Dựa vào triệu chứng trên em chẩn đoán bệnh khó đẻ ở lợn. - Điều trị:

Rp:

Oxytocin: 10 UI /1 lần (Tiêm 2 lần, mỗi lần cách nhau 20-30 phút). Glucoza.30%: 10 ml /1 lần.

VitaminC.5%: 10 ml /1 lần. Gluconat Ca: 10 ml /1 lần. Tất cả các thuốc đều tiêm bắp.

- Kết quả: Điều trị 1 con, sau khi tiêm thuốc vào lợn đẻ thêm được 7 con đều khoẻ mạnh.

* Bệnh suyễn lợn:

- Triệu chứng: Ho vào sáng sớm và chiều tối, lúc đầu ho khan và tần số ít, sau tăng dần thành từng cơn và kéo dài, nhất là sau khi vận động, thở khó, bụng hóp lại, thân nhiệt tăng.

- Điều trị:

Dùng Bio-genta-tylo: 2ml, tiêm trong 3 - 5 ngày, mỗi ngày tiêm 1 lần. Anagil C : 1ml

Dùng Tiamulin10% (60%) + Kanamycin (40%): 2ml/10kg TT.

Calci B12: 2ml/ 10kg TT, tiêm 3 - 5 ngày liên tục - Kết quả: Điều trị 12 con, khỏi 11 con, đạt 91,67%

40

3.1.3. Công tác khác

Ngoài công việc phòng trị bệnh cho lợn và tiến hành chuyên đề nghiên cứu khoa học tôi còn tham gia một số công việc sau.

Định kỳ tẩy giun sán cho lợn nái, tẩy vào sau cai sữa: 115 con Tiêm Dextran–Fe cho lợn con vào ngày thứ 3 và 7 ngày tuổi: 90 con.

Thiến lợn đực: 35 con

Bên cạnh công tác chuyên môn tôi còn tham gia vào một số hoạt động khác như: Văn hoá, văn nghệ, thể thao, lao động cùng với cơ sở. Kết quả công tác phục vụ sản xuất thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất

Nội dung Số lượng

(con) Kết quả Tỷ lệ (%)

1. Công tác tiêm phòng An toàn

- Vacxin LMLM lợn 96 96 100

- Vacxin Tụ dấu lợn 32 32 100

- Vacxin Dịch tả lợn 85 85 100

- Vacxin LMLM trâu, bò 46 46 100

- Vacxin dại chó 130 130 100

2. Công tác điều trị bệnh Khỏi

- Bệnh tiêu chảy 5 4 80 - Bệnh sưng mặt phù đầu 8 6 75 - Bệnh khó đẻ ở lợn 1 1 100 - Bệnh suyễn lợn 12 11 91,67 3. Công tác khác - Tiêm Fe dextran-B12 90 90 100 - Thiến lợn đực 35 35 100 - Tẩy giun sán 115 115 100

41

3.2. Kết quả thực hiện chuyên đề

3.2.1. Tình hình mc bnh phân trng ln con ti th trn Bích Động,

huyn Vit Yên, tnh Bc Giang

Bảng 3.3: Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con tại một số khu, thôn điều tra

Khi điều tra ở 3 thôn khác nhau thì tỷ lệ mắc bệnh là khác nhau, trong đó thôn Trung của thị trấn có tỉ lệ nhiễm bệnh là thấp nhất, đạt 19,90% so với thôn Đông và thôn Dục Quang là 30,58% và 37,10%.

Nguyên nhân là thôn Trung gần với khu trung tâm của thị trấn Bích Động, trình độ văn hoá của người dân tương đối cao, đội ngũ cán bộ thú y tập chung nhiều nên bà con cũng được phổ biến về kỹ thuật chăn nuôi thường xuyên nên công tác vệ sinh thú y tốt. Người dân ở thôn Trung đã biết sử dụng một số chế phẩm kháng sinh phòng bệnh cho nái mẹ trước khi sinh và tiêm Dextran-Fe cho lợn con, tuy nhiên do điều kiện thời tiết khí hậu thay đổi thất

STT Địa phương Mắc bệnh theo đàn Mắc bệnh theo cá thể Sốđàn theo dõi (đàn) Sốđàn mắc bệnh (đàn) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Số con theo dõi (con) Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) 1 Thôn Trung 20 7 35,00 196 39 19,90 2 Thôn Đông 21 13 61,90 206 63 30,58 3 Thôn Dục Quang 22 13 59,09 221 82 37,10 Tính chung 63 33 52,38 623 184 29,53

42

thường nên làm cho lợn con dễ cảm nhiễm với bệnh nên tỉ lệ nhiễm bệnh còn cao.

Ở thôn Đông và thôn Dục Quang do mật độ dân cư phân bố rộng rãi người dân chủ yếu làm nông nghiệp, trình độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật chưa cao, đội ngũ thú y cơ sở còn thiếu, việc tuyên truyền giúp bà con hiểu biết về kiến thức khoa học còn hạn chế nên tỷ lệ cảm nhiễm bệnh ở đây còn khá cao. Ở thôn Đông theo dõi 206 con thì có 63 con bị nhiễm bệnh chiếm 30,58%.Thôn Dục Quang theo dõi 221 con thì có 82 con nhiễm bệnh chiếm tỷ lệ 37,10%.

Qua đây cho thấy: Sự khác nhau về phong tục tập quán chăn nuôi, trình độ dân trí, nhận thức về khoa học kỹ thuật và điều kiện tự nhiên ảnh hưởng lớn đến tới tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng.

3.2.2. Tình hình mc bnh phân trng ln con theo các la tui ti th

trn Bích Động, huyn Vit Yên, tnh Bc Giang

Bảng 3.4. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con theo các lứa tuổi Ngày tuổi Số lợn điều tra

Số lợn mắc bệnh Tỷ lệ mắc bệnh (con) (con) (%) SS - 7 212 56 26,42 8 - 15 179 53 29,61 16 - 21 232 75 32,33 Tính chung 623 184 29,53

Qua bảng trên chúng ta thấy rằng tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng có xu hướng tăng dần theo lứa tuổi cụ thể là:

Ở giai đoạn từ SS - 7 ngày tuổi, trong đó 212 con điều tra thì có 56 con mắc bệnh, chiếm 26,42%. Giai đoạn 8 - 15 ngày tuổi khi theo dõi 179 con thì có

43

53 con mắc bệnh, chiếm 29,61%. Giai đoạn 16 - 21 ngày tuổi theo dõi 232 con thì có 75 con mắc bệnh, chiếm 32,33%.

Nguyên nhân có sự chênh lệch như vậy do: Ở giai đoạn từ SS – 7 ngày tuổi lợn ít mắc là do giai đoạn này dinh dưỡng của lợn con chủ yếu là sữa mẹ. Nó đáp ứng nhu cầu cả về số lượng cũng như chất lượng cho nhu cầu phát triển của lợn con. Mặt khác, sau khi sinh lợn con được bú ngay sữa đầu nên sức đề kháng cao, khả năng cảm nhiễm với mầm bệnh thấp.

Bên cạnh đó, nếu nguồn sữa mẹ cung cấp không đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển cho cơ thể cộng với sự thay đổi của môi trường sống. Nếu chăm sóc không tốt thì lợn con dễ mắc bệnh ở các giai đoạn tiếp theo.

Ở giai đoạn 16 – 21 ngày tuổi, sự sinh trưởng và phát triển của lợn con diễn ra nhanh, nhu cầu về dinh dưỡng rất cao. Lúc này có mâu thuẫn giữa cung và cầu, sữa lợn mẹ giảm dần cả về số lượng và chất lượng. Đây là thời điểm dễ mắc bệnh và tỷ lệ mắc bệnh là cao nhất. Từ kết quả điều tra ở trên cũng đã phản ánh đúng thực trạng đó.

Để giải quyết mâu thuẫn trên, trong chăn nuôi lợn nái sinh sản nên tập cho lợn con ăn sớm, tốt nhất là vào 14 - 15 ngày tuổi, bổ sung đầy đủ, kịp thời dinh dưỡng cho lợn con để cơ thể lợn con hoàn thiện dần, hàm lượng HCL và men pepsin trong dịch vị tăng lên.

3.2.3. Tình hình ln con chết do mc bnh phân trng ti th trn Bích

Động, huyn Vit Yên, tnh Bc Giang

Chúng tôi tiến hành điều tra tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con qua các tháng. Thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 có sự chuyển giao của mùa hè sang thu, do đó điều kiện khí hậu của từng tháng cũng có sự khác nhau và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của lợn con cũng khác nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 3.5.

44 Bảng 3.5. Tỷ lệ lợn con chết do mắc bệnh phân trắng Tháng Số con điều tra Số con mắc bệnh Số con chết Tỷ lệ chết 6 205 43 3 6,98 7 175 55 6 10,91 8 243 86 12 13,95 Tổng 623 184 21 11,41

Qua bảng trên chúng ta thấy tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con là khá cao ở các tháng nhưng không đồng đều. Trong đó tháng 8 là tháng có tỷ lệ mắc bệnh phân trắng cao nhất, trong 243 con lợn điều tra có tới 86 con mắc bệnh, thấp nhất vào tháng 6 với số lợn điều tra 205 con thì có 43 con nhiễm bệnh.

Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con khá cao ở tháng 7 và tháng 8 là do: - Tháng 7: Do thời tiết thay đổi thất thường hay có mưa. Trong khi đó công tác chăm sóc chưa được chú ý, chuồng trại che chắn đơn sơ nên đây là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con cao.

- Tháng 8: Thời tiết đang chuyển dần sang mùa thu nên thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ và độ ẩm giữa các ngày có sự chênh lệch làm cho cơ thể lợn con chưa thích nghi kịp. Vì vậy, lợn con thường bị rối loạn tiêu hoá gây ỉa phân trắng.

Từ những kết quả trên, ta thấy nhiệt độ và độ ẩm không khí có ảnh hưởng rất rõ đến tỷ lệ mắc bệnh phân trắng. Vì vậy, để giảm tỷ lệ mắc bệnh phân trắng thì ngoài khâu vệ sinh phòng bệnh cần phải chú ý đến bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi và khẩu phần thức ăn trong chăn nuôi lợn nái, sao cho chuồng nuôi luôn có nhiệt độ và độ ẩm tối ưu nhất cho sự phát triển của mầm bệnh.

45

3.2.4. Hiu qu phòng bnh phân trng cho ln con

Chúng tôi tiến hành khảo sát 10 nái chửa trước đẻ 1 tháng, có điều kiện sống, thể trạng, tuổi, nứa đẻ, nuôi dưỡng tương đồng và lợn con sau khi sinh khảo sát ở giai đoạn từ 15 – 21 ngày tuổi.

* Quy trình phòng bệnh phân trắng cho lợn con được áp dụng như sau:

- Khử trùng tiêu độc bằng hoá chất benkocid, 1 lít phun cho 1.200m2

diện tích bề mặt chuồng, sân chơi, 1lần/tuần.

- Tiêm Fe -dextran b12 cho nái liều 5ml/con trước đẻ 20 ngày. lần 2 tiêm liều 5ml/con trước để 10 ngày.

- Tiêm phòng vacxin lở mồm long móng cho lợn mẹ 2ml/con.

- Lợn con khi sinh nhất thiết phải được bú sữa đầu trong 2 ngày sau khi sinh. - Xây mới, cải tạo ổ úm đạt tiêu chuẩn nhiệt độ 33 – 350

c.

-Thực hiện chặt chẽ 3 khâu: "chống nóng, chống ẩm, chống lạnh"

- Tiêm bổ sung Fe -dextran b12 (sắt) cho lợn con 3 ngày tuổi. liều

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình phòng và trị bệnh phân trắng lợn con giai đoạn 1 - 21 ngày tuổi tại thị trấn Bích Động - Việt Yên - Bắc Giang. (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)