Những hiểu biết về bệnh phân trắng lợn con

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình phòng và trị bệnh phân trắng lợn con giai đoạn 1 - 21 ngày tuổi tại thị trấn Bích Động - Việt Yên - Bắc Giang. (Trang 26)

* Nguyên nhân gây bệnh

Theo Đào Trọng Đạt và cs (1996) [1], bệnh lợn con phân trắng do

E.coli gây ra là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở dạng nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm độc đường ruột, viêm ruột ở lợn con, nhất là sau khi sinh, thậm chí chỉ vài giờ. Có đến 48% trường hợp bị tiêu chảy ở lợn con là do E.coli gây ra.

E.coli là loại phổ biến nhất trong đường ruột, nó xuất hiện và sống trong đường ruột của động vật chỉ vài giờ sau khi sinh. Khi điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng kém sức đề kháng của con vật giảm thì E.coli cường độc và có khả năng gây bệnh, chúng sản sinh ra độc tố (enterotoxin) phá hủy tổ chức thành ruột làm thay đổi cân bằng quá trình thay đổi nước, điện giải. Nước không được hấp thu từ ruột vào mà bị rút từ cơ thể vào ruột dẫn đến gây bệnh tiêu chảy.

Những nguyên nhân khác làm tăng mức độ nhiễm E.coli là vệ sinh chuồng trại kém, bầu vú lợn mẹ bị nhiễm khuẩn, thức ăn nước uống không hợp vệ sinh, E.coli xâm nhập theo đường miệng vào cơ thể. Ngoài ra, trong dịch vị thiếu HCl tự do cũng là nguyên nhân gây bệnh ở đường tiêu hóa.

Lợn con không được bú sữa đầu dẫn đến sức đề kháng yếu làm tăng khả năng cảm nhiễm bệnh, thời tiết nóng, lạnh đột ngột, độ ẩm môi trường cao cũng làm lợn con dễ mắc bệnh phân trắng lợn con.

Sử An Ninh và cs (1981) [4], cho biết: nguồn gốc sinh bệnh lợn con phân trắng có liên quan đến phản ứng thích nghi của cơ thể lợn với yếu tố stress, biểu hiện thông qua sự biến động về hàm lượng một số thành phần trong máu: đường huyết, cholesteron, kẽm, kali, natri...

20

thuật: thức ăn, nước uống không hợp vệ sinh, khẩu phần không đủ dinh dưỡng, thiếu các yếu tố đa, vi lượng làm cho lợn con sinh ra còi cọc, thiếu sắt, vitamin B12... khiến cơ thể lợn suy yếu do thiếu máu, khả năng chống đỡ với các môi trường kém nên dễ mắc bệnh.

Theo Trịnh Văn Thịnh (1995) [10], sắt là yếu tố vi lượng rất cần thiết cho sinh trưởng và khă năng chống đỡ bệnh tật, ở động vật 1/2 lượng sắt cho cơ thể nằm ở hemoglobin, một lượng ít nằm ở myoglobin và một số enzym. Trong quá trình mang thai hoặc sữa đầu của lợn mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu về sắt dễ sinh bần huyết ở lợn con, cơ thể suy nhược, không hấp thu được dinh dưỡng, giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh.

Mặt khác, lượng sữa mẹ giảm dần và đến ngày thứ 20 giảm đột ngột, trong khi đó nhu cầu về dinh dưỡng của lợn con ngày càng tăng cao. Đến ngày thứ 20 nếu dinh dưỡng của lợn mẹ không đảm bảo, lợn con càng thiếu sữa, chúng gặm, la liếm nền chuồng và thành chuồng nên dễ phát sinh bệnh đường tiêu hóa.

- Đặc điểm hình thái

E.coli là một trực khuẩn hình gậy kích thước từ 2 - 3 x 0,6 µm, trong cơ

thể có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng lẻ, đôi khi xếp thành chuỗi ngắn. Trong canh trùng gà, vi khuẩn dài 4 - 8 µm .

Phần lớn E.coli di động do có lông ở xung quanh thân, nhưng một số không di động. Vi khuẩn không sinh nha bào, có thể có giáp mô.

- Đặc tính nuôi cấy

E.coli là trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện, có thể phát triển ở nhiệt độ 5 - 400

C, nhiệt độ thích hợp là 370

C, pH thích hợp 7,2 - 7,4; vi khuẩn phát triển được ở pH 5,5 - 8.

E.coli phát triển dễ dàng trong các môi trường nuôi cấy thông thường:

21

đục có máu tro nhạt lắng xuống đáy, đôi khi có màu xám nhạt trên mặt môi trường, môi trường có mùi phân thối.

- Trên môi trường thạch thường: Sau 24h nuôi cấy hình thành nên khuẩn lạc tròn, ướt, không trong suốt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi, có đường kính 2 - 3 mm. Nuôi lâu khuẩn lạc trở thành gần như nâu nhạt và mọc rộng ra. Có thể quan sát thấy cả những khuẩn lạc dạng R và khuẩn lạc dạng M.

- Môi trường Istrati: Khuẩn lạc có màu vàng tươi. - Môi trường Maconkey: Khuẩn lạc có màu đỏ hồng.

- Môi trường Brilliiant - Gren - Ager: Khuẩn lạc có màu vàng chanh. - Môi trường EMB (Eosin - Methylen - Blue): Khuẩn lạc có màu đen tím.

- Môi trường Muller Kauffman: Vi khuẩn không mọc.

- Môi trường thạch SS (Salmonella - Shigella): E.coli có khuẩn lạc màu đỏ.

- Môi trường Endo: E.coli có khuẩn lạc màu đỏ. - Đặc tính sinh hóa

E.coli lên men sinh hơi từ các loại đường Fructoze, Glucoze, Galactoze,

Lactoze, Mannit, Dextroze. Lên men không chắc chắn các loại đường Dulcitol, Saccharose.

Các phản ứng khác: H2S, VP, urea: âm tính. MR, Indol: dương tính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sữa đông sau 24 - 72 giờ ở 370

C.

Gelatin, huyết thanh đông, lòng trắng trứng đông. E.coli có khả năng khử Nitrat thành Nitrit, khử Cacbocyl trong môi

trường Lysinedecacboxylase. - Cấu trúc kháng nguyên

22

Kháng nguyên của vi khuẩn E.coli rất phức tạp bao gồm các loại kháng nguyên: O, H và K.

- Kháng nguyên O:

Đây là thân của vi khuẩn và được coi là yếu tố độc lực của vi khuẩn, kháng nguyên O được coi là một nội độc tố có thể tìm thấy ở màng ngoài vỏ bọc vi khuẩn và thường xuyên được giải phóng vào môi trường nuôi cấy. Kháng nguyên O có đặc tính như sau: chịu được nhiệt độ (không bị phá huỷ khi đun ở nhiệt độ 1000

C/2 giờ), chịu được chất cồn, acid HCN 1N trong 2 giờ, bị phá huỷ bởi formol 0,5%.

- Kháng nguyên H:

Kháng nguyên được cấu tạo bởi thành phần lông của vi khuẩn, có bản chất là protein giống như chất myosin trong cơ, nó có đặc tính sau: Bị phá huỷ ở 600C trong 1 giờ, bị cồn 500 và các enzym phân giải protein phá huỷ, bền vững với formol 0,5%.

- Kháng nguyên K:

Kháng nguyên K hay còn gọi là kháng nguyên bề mặt. Chúng bao quanh tế bào vi khuẩn có bản chất là Polysaccharide. Nhiều ý kiến cho rằng kháng nguyên K có ý nghĩa về độc lực vì nó tham gia bảo vệ vi khuẩn trước các yếu tố phòng bệnh của vi khuẩn.

- Độc tố

Vi trùng E.coli tạo ra 2 loại độc tố đó là nội độc tố và ngoại độc tố.

Ngoại độc tố: Là một chất không chịu được nhiệt dễ bị phá huỷ ở 560

C trong vòng 10h30 phút dưới tác dụng của formol và nhiệt, ngoại độc tố chuyển thành giải độc tố, ngoại độc tố có hướng thần kinh và gây hoại tử.

Theo Đào Trọng Đạt và cs, (1986) [1], hiện nay việc chiết xuất ngoại độc tố chưa thành công mà chỉ phát hiện trong canh trùng của chúng mới phân lập

23

được khả năng tạo độc tố sẽ mất đi khi các chủng được giữ lâu dài hoặc cấy chuyển nhiều lần trên môi trường dinh dưỡng.

+ Nội độc tố: Là các yếu tố gây độc chủ yếu của trực khuẩn đường ruột

E.coli, chúng có trong tế bào vi trùng và gắn vào vi trùng rất chặt chẽ, nội độc

tố có thể chiết xuất bằng nhiều phương pháp: Phá vỡ vỏ tế bào bằng cơ học hoặc chiết suất bằng Axittrichoxetic, Phenol dưới tác dụng của emzym.

* Sức đề kháng của mầm bệnh

Trực khuẩn đường ruột không chịu được nhiệt độ cao bị tiêu diệt ở nhiệt độ 600C trong vòng 15 phút và bị tiêu diệt ở 1000

C. Trong đất và nước E.coli sống được khoảng vài tháng, các chất sát trùng thông thường như axit Phenic, formol… Có thể diệt E.coli trong 5 phút. E.coli đề kháng với sự sấy khô chúng có độ nhạy cảm cao với nhiều loại kháng sinh.

Bùi Thị Tho, Phạm Khắc Hiếu (1995) [11], khi nghiên cứu về tính mẫn cảm và tính kháng thuốc của E.coli được phân lập từ các ổ lợn con bị bệnh phân trắng ở nước ta đã cho biết, hiện nay những thuốc có tác dụng tốt trong điều trị bệnh phân trắng lợn con do E.coli gây ra gồm Norfloxacin, Furazolidon, Trimetho Brom và Colistin, còn các thuốc Streptomycin, Sunphonamid ít có tác dụng với E.coli vì tỷ lệ E.coli kháng lại chúng cao từ 70 - 80%. Theo các tác giả, những thuốc này đã dùng để điều trị thường xuyên, đôi khi dùng sai nguyên tắc.

* Đường nhiễm bệnh

Lợn con nhiễm bệnh chủ yếu là do ăn uống. Khi bị nhiễm E.coli phát triển nhanh chóng trong đường ruột, chúng tự huỷ hoại và giải phóng ra các độc tố, độc tố này xâm nhập vào dòng Limpho do đó máu bị nhiễm độc và con vật chết. Từ khi mới sinh ra hệ sinh vật phát triển trong đường tiêu hoá rất đa dạng, tỷ lệ số lượng vi trùng rất khác nhau ở các đoạn ruột khác nhau

24 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Qúa trình sinh bệnh

Đối với lợn con khoẻ mạnh vi trùng E.coli và vi trùng khác chỉ cư trú ở đoạn ruột già và phần cuối của ruột non, phần đầu, phần giữa hầu như không có vi trùng. Chỉ có rất ít liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, Lactobacilus (Nguyễn Hữu Vũ và cs, (2000) [14].

Quá trình sinh bệnh liên quan đến nhiều đặc điểm sinh lý của cơ thể lợn con, hệ thống thần kinh của lợn con hoạt động với chức năng chưa thành thục. Việc điều khiển thần kinh hầu như bằng phản xạ không điều kiện. Ngoài ra có những đặc điểm đáng chú ý như: Độ toan của dịch vị dạ dày thấp, độ thẩm thấu của biểu bì thành ruột cao, chức năng điều tiết của gan kém, chức năng thu nhận của tế bào nội võng quá dễ dàng. Sự thu nhận quá dễ dàng qua hàng rào bảo vệ đã tạo điều kiện cho sự xâm nhập của vi khuẩn E.coli và độc tố của chúng sinh ra vào các cơ quan như mô chính, đó là điều kiện gây nên bệnh.

Việc bú sữa đầu không kịp thời, chất lượng sữa đầu kém, thiếu chất và Globulin miễn dịch cũng là điều kiện để phát bệnh. Như vậy, để gây ra Coli

Bacilosis rõ ràng phải có chủng E.coli cường độc và đều sản sinh ra một hoặc

một số yếu tố bám dính lên tế bào biểu bì của màng niêm mạc và vào lớp niêm mạc kế tiếp. Những lợn con mắc bệnh phân trắng do E.coli thường sốt, lông xù, biếng ăn, kém bú, thường nằm một chỗ ở góc chuồng.

* Triệu chứng lâm sàng

Lứa tuổi mà bệnh thường gặp: ở lợn con theo mẹ dưới 2 tháng tuổi thời gian bị bệnh từ vài giờ đến 1 ngày. Lợn con bị nhiễm E.coli yếu, chậm chạp bỏ bú thân nhiệt ít khi tăng cao. Cá biệt có trường hợp nhiệt độ tăng 40,50

C - 410C, nhưng sau 1 ngày lại hạ xuống ngay, lợn ỉa nhiều lần trong ngày, phân lỏng màu trắng như vôi, trắng xám màu xi măng hoặc màu nâu hơi vàng, phân có mùi tanh đặc biệt, bụng tóp lại da nhăn nheo, lông xù, phân dính xung quanh hậu môn, hai chân sau dúm lại. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu

25

vào đông xuân, khi độ ẩm môi trường cao bệnh thường gặp ở lợn con 10-21 ngày tuổi. Mắc một vài con hoặc cả đàn có khi khỏi bệnh lại tái nhiễm.

- Thể bệnh gây chết nhanh: Những lợn từ 4-15 ngày tuổi thường mắc thể này, sau 1-2 ngày đi ra phân trắng lợn gầy sút nhanh, lợn bú kém rồi bỏ bú hẳn, đi đứng xiêu vẹo, niêm mạc mắt nhợt nhạt, bôn chân lạnh có con hay đứng riêng một chỗ thở nhanh. Tiêu hoá kém, số lần ỉa chảy tăng từ 1-2 lần, có khi 4-5 lần trong ngày, phân lỏng màu trắng đục, trắng hơi vàng, mùi tanh khắm, phân dính vào hậu môn và đuôi. Bệnh thể kéo dài 2-4 ngày trước lúc chết cơ thể suy nhược co giật hoặc run rẩy, tỷ lệ chết 50-80% số con ốm.

- Thể bệnh kéo dài: Lợn 20 ngày tuổi bệnh kéo dài 7-10 ngày, lợn vẫn bú nhưng bú kém dần đi, phân màu trắng đục, trắng hơi vàng. Những lợn đã 40-50 ngày tuổi thì khi ỉa phân trắng hoạt động vẫn bình thường, ăn bú đi lại nhanh nhẹn, phân hơi nhão với màu trắng xám, nếu bệnh kéo dài lợn còi cọc chậm lớn.

* Bệnh tích

Lợn chết do hiện tượng mất nước nghiêm trọng nên khi quan sát thấy xác con vật gầy còm, da khô thô, lông bẩn, da lông xám không bóng như con lợn khoẻ mạnh, khi mổ khám thấy gan màu nâu đen và sưng túi mật, trong chứa nhiều dịch mật loãng, lá lách không sưng, bóc lớp vỏ thấy xuất huyết, rạch dạ dày thấy trong dạ dày chứa những cục sữa chưa tiêu. Quan sát niêm mạc thành dạ dày thấy những nốt đen trên thành do những đám nhồi máu gây nên. Ruột non thì trương nhão giãn to và xuất huyết niêm mạc ruột bị hoại tử từng đám. Trong ruột già có thể thấy từng đám máu, viêm ruột là hiện tượng phổ biến, viêm thành ruột, xuất huyết ở màng treo, dạ dày chứa một ít sữa bị đông đặc, vón, cá biệt có máu, mùi tanh, ruột có chứa phân màu vàng hay xám, hạch màn treo ruột sưng.

Một số trường hợp có thể thấy viêm phổi, xoang ngực xoang bụng và màng phổi sưng.

26

* Chẩn đoán bệnh

Bệnh lợn con ỉa phân trắng là căn bệnh phổ biến trong chăn nuôi lợn tập trung hay chăn nuôi nông hộ. Bệnh xảy ra giai đoạn lợn con theo mẹ do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do virus như Coronavirus, Rostavirus hoặc do vi khuẩn như E.coli, Salmonella, Clostridium, hoặc cũng có thể do nguyên sinh động vật. Như vậy đứng trước một căn bệnh để công việc có hiệu quả thì điều đầu tiên người cán bộ thú y phải làm là đưa ra một chẩn đoán chính xác về nguyên nhân gây bệnh dựa vào đặc điểm triệu chứng lâm sàng hoặc những xét nghiệm sinh hoá, có thể mổ khám bệnh tích những bệnh đã chết trong đàn.

Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm phân thải ra của con bệnh, một phỏng đoán được thực hiện để xác định pH của phân nghiên cứu cho thấy nếu lợn con mắc bệnh E.coli thì dịch tiêu chảy có pH hoàn toàn kiềm, do trong dạ dày lợn con sự phân tiết ra HCl là rất ít hoặc không có, ở những ngày đầu tiên thêm váo đó là sự đào thải các chất điện giải từ ống ruột có tính kiềm chiếm đa số.

Ngược lại, bệnh do Rostavirus gây nên thì xét nghiệm phân thấy phân mang tính axit nhiều hơn.

Chẩn đoán bệnh do nhiễm E.coli đường ruột dựa trên các triệu chứng lâm sàng, các tổn thương tế bào mô, và sự hiện diện của những vi khuẩn nhuộm màu Gr (-) thường bám sát vào niêm mạc ruột.

Ngoài ra còn có thể dựa vào những triệu chứng và bệnh tích điển hình để kết luận bệnh. Bệnh phân trắng lợn con do Rostavirus gây ra đặc trưng bởi hiện tượng nôn mửa, đi phân lỏng màu vàng hoặc vàng kem, có lẫn bọt khí và chất nhầy, mổ khám thấy phần đỉnh nhung mao ruột bị bào mòn không gây xuất huyết hoặc loét ở ruột.

27

Lợn con có thể bị nhiễm một loại mầm bệnh nhưng có thể bị nhiễm nhiều loại mầm bệnh khác nhau. Cùng một lúc nhiều nghiên cứu cho thấy việc nhiễm E.coli và Rostavirus thường xảy ra cùng một lúc, tạo điều kiện cho sự phát triển và phân tiết ra độc tố của mầm bệnh làm vật bị bệnh trở nên trầm trọng. Vì vậy khi điều trị cần có phương pháp phối hợp thuốc có khoa học để công tác điều trị bệnh đạt được hiệu quả cao.

* Phòng bệnh

Để phòng bệnh lợn con đi ỉa phân trắng cho đàn lợn con sau khi sinh, yêu cầu người chăn nuôi không chỉ thực hiện riêng lẻ một biện pháp phòng bệnh nào đó mà công việc phòng bệnh lợn con đi ỉa phân trắng là cả một quy trình phòng bệnh tổng hợp gồm nhiều công tác khác nhau. Trong quy trình đó đầu tiên chúng ta đề cập tới là công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi. Vệ sinh thú y cần phải là một quy trình khép kín, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình phòng và trị bệnh phân trắng lợn con giai đoạn 1 - 21 ngày tuổi tại thị trấn Bích Động - Việt Yên - Bắc Giang. (Trang 26)