Ở nước ta trong những năm gần đây, do đa dạng hoá nền kinh tế nên ngành chăn nuôi đang được thúc đẩy phát triển và chăn nuôi lợn là ngành kinh tế mũi nhọn của kinh tế hộ gia đình. Do ảnh hưởng của bệnh phân trắng ở lợn con làm giảm chất lượng của giống và hiệu quả nên rất nhiều nhà khoa học thuộc lĩnh vực chăn nuôi đã có công trình nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục phòng chống bệnh lợn con phân trắng. Nhưng hiệu quả chưa cao vì bệnh tiến triển hết sức phức tạp đồng thời nhóm E.coli gây bệnh phân trắng có nhiều chủng và có thể biến chủng.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (1995) [3], bệnh phân trắng được theo dõi khoảng những năm 1959 tại cơ sở chăn nuôi tập trung (công nghiệp và nông trường quốc doanh) điều tra nông trường Thanh Hoá cho thấy tỷ lệ lợn con sinh ra và chết khoảng đầu năm 1961 là 74%, tại nông trường Xuân Mai - Hà Tây (3/1982) có 16 đàn lợn đang bú thì bị bệnh, tỷ lệ chết 50%. Lợn con thường bị bệnh phân trắng vào 8-10 ngày tuổi, có những con trên 1 tháng mới mắc bệnh.
Theo Đoàn Thị Băng Tâm (1987) [7], bệnh phân trắng lợn con là một chứng khó tiêu (Dyspepsia) ở gia súc non. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài, sự thay đổi đột ngột về thời tiết, thức ăn của lợn mẹ kém phẩm chất hoặc thay đổi đột ngột, chuồng trại ẩm và lạnh… tác động vào cơ thể lợn con, gây rối loạn thần kinh dẫn đến rối loạn tiêu hoá. Trong quá trình sinh bệnh sức chống đỡ của cơ thể lợn giảm sút, E.coli phát triển tăng độc lực gây bệnh kế phát.
31
Lê Văn Phước (1997) [6], ảnh hưởng của nhiệt độ đến căn bệnh là rất lớn, bệnh có thể biến thiên theo mùa, có thể phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm. Do vậy yếu tố chăm sóc nuôi dưỡng, yếu tố môi trường cũng rất quan trọng.
Theo Trịnh Văn Thịnh (1995) [10], bệnh phân trắng ở lợn con là một hội chứng hoặc một trạng thái lâm sàng đa dạng, đặc biệt là viêm dạ dày, viêm ruột và gầy sút nhanh. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là E.coli, nhiều loại Salmonella. Bệnh xuất hiện vào những ngày đầu sau khi mới sinh và sống suốt trong thời gian bú sữa. Ở nước ta lợn con phân trắng rất phổ biến, trong các cơ sở chăn nuôi tỷ lệ lợn mắc bệnh từ 20-80%, tỷ lệ tử vong cao 60%, bệnh có quanh năm nhiều nhất là cuối đông sang xuân, cuối xuân sang hè.
Theo Từ Quang Hiển và cs (1995) [2], lợn con dưới 1 tháng tuổi không có HCl tự do, vì lúc này lượng axit tiết ra rất ít và nó nhanh chóng liên kết với dịch nhầy. Hiện tượng này còn gọi là Hypoclohydrie và là một đặc điểm trong tiêu hoá dạ dày lợn con. Vì thiếu HCl tự do trong dịch vị nên vi sinh vật có điều kiện phát triển gây bệnh trong dạ dày và đường ruột của lợn con.
Theo Phan Đình Thắm (1995) [8], nhất thiết lợn con sơ sinh phải được bú sữa đầu để giúp cho lợn con có sức đề kháng chống bệnh vì trong sữa đầu có Albumin và Globulin cao hơn sữa thường. Đây là chất chủ yếu giúp lợn con có sức đề kháng, vì vậy cần phải chú ý cho lợn con được bú sữa đầu để đảm bảo sự phát triển của lợn con.
Trịnh Thị Vinh và cs (1996) [13], cho biết khi lợn con bị bệnh phân trắng, biểu mô và ruột non biến dạng dẹt, bị tổn thương rồi thoái hoá, hoại tử và bong khỏi lông nhung. Lông nhung bị teo ngắn và biến dạng kết dính, diềm bàn chải xếp lộn xộn đứt nát. Có rất nhiều loại kháng sinh điều trị có hiệu quả với bệnh phân trắng lợn con như Ampicilin, Cephanoltin, Gentamycin,
32
Neomycin… tuy nhiên kết quả của việc điều trị với các loại kháng sinh khác nhau là khác nhau do sự quen thuộc của vi khuẩn đường ruột.