3.2.1. Tình hình mắc bệnh phân trắng ở lợn con tại thị trấn Bích Động,
huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
Bảng 3.3: Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con tại một số khu, thôn điều tra
Khi điều tra ở 3 thôn khác nhau thì tỷ lệ mắc bệnh là khác nhau, trong đó thôn Trung của thị trấn có tỉ lệ nhiễm bệnh là thấp nhất, đạt 19,90% so với thôn Đông và thôn Dục Quang là 30,58% và 37,10%.
Nguyên nhân là thôn Trung gần với khu trung tâm của thị trấn Bích Động, trình độ văn hoá của người dân tương đối cao, đội ngũ cán bộ thú y tập chung nhiều nên bà con cũng được phổ biến về kỹ thuật chăn nuôi thường xuyên nên công tác vệ sinh thú y tốt. Người dân ở thôn Trung đã biết sử dụng một số chế phẩm kháng sinh phòng bệnh cho nái mẹ trước khi sinh và tiêm Dextran-Fe cho lợn con, tuy nhiên do điều kiện thời tiết khí hậu thay đổi thất
STT Địa phương Mắc bệnh theo đàn Mắc bệnh theo cá thể Sốđàn theo dõi (đàn) Sốđàn mắc bệnh (đàn) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Số con theo dõi (con) Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) 1 Thôn Trung 20 7 35,00 196 39 19,90 2 Thôn Đông 21 13 61,90 206 63 30,58 3 Thôn Dục Quang 22 13 59,09 221 82 37,10 Tính chung 63 33 52,38 623 184 29,53
42
thường nên làm cho lợn con dễ cảm nhiễm với bệnh nên tỉ lệ nhiễm bệnh còn cao.
Ở thôn Đông và thôn Dục Quang do mật độ dân cư phân bố rộng rãi người dân chủ yếu làm nông nghiệp, trình độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật chưa cao, đội ngũ thú y cơ sở còn thiếu, việc tuyên truyền giúp bà con hiểu biết về kiến thức khoa học còn hạn chế nên tỷ lệ cảm nhiễm bệnh ở đây còn khá cao. Ở thôn Đông theo dõi 206 con thì có 63 con bị nhiễm bệnh chiếm 30,58%.Thôn Dục Quang theo dõi 221 con thì có 82 con nhiễm bệnh chiếm tỷ lệ 37,10%.
Qua đây cho thấy: Sự khác nhau về phong tục tập quán chăn nuôi, trình độ dân trí, nhận thức về khoa học kỹ thuật và điều kiện tự nhiên ảnh hưởng lớn đến tới tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng.
3.2.2. Tình hình mắc bệnh phân trắng ở lợn con theo các lứa tuổi tại thị
trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
Bảng 3.4. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con theo các lứa tuổi Ngày tuổi Số lợn điều tra
Số lợn mắc bệnh Tỷ lệ mắc bệnh (con) (con) (%) SS - 7 212 56 26,42 8 - 15 179 53 29,61 16 - 21 232 75 32,33 Tính chung 623 184 29,53
Qua bảng trên chúng ta thấy rằng tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng có xu hướng tăng dần theo lứa tuổi cụ thể là:
Ở giai đoạn từ SS - 7 ngày tuổi, trong đó 212 con điều tra thì có 56 con mắc bệnh, chiếm 26,42%. Giai đoạn 8 - 15 ngày tuổi khi theo dõi 179 con thì có
43
53 con mắc bệnh, chiếm 29,61%. Giai đoạn 16 - 21 ngày tuổi theo dõi 232 con thì có 75 con mắc bệnh, chiếm 32,33%.
Nguyên nhân có sự chênh lệch như vậy do: Ở giai đoạn từ SS – 7 ngày tuổi lợn ít mắc là do giai đoạn này dinh dưỡng của lợn con chủ yếu là sữa mẹ. Nó đáp ứng nhu cầu cả về số lượng cũng như chất lượng cho nhu cầu phát triển của lợn con. Mặt khác, sau khi sinh lợn con được bú ngay sữa đầu nên sức đề kháng cao, khả năng cảm nhiễm với mầm bệnh thấp.
Bên cạnh đó, nếu nguồn sữa mẹ cung cấp không đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển cho cơ thể cộng với sự thay đổi của môi trường sống. Nếu chăm sóc không tốt thì lợn con dễ mắc bệnh ở các giai đoạn tiếp theo.
Ở giai đoạn 16 – 21 ngày tuổi, sự sinh trưởng và phát triển của lợn con diễn ra nhanh, nhu cầu về dinh dưỡng rất cao. Lúc này có mâu thuẫn giữa cung và cầu, sữa lợn mẹ giảm dần cả về số lượng và chất lượng. Đây là thời điểm dễ mắc bệnh và tỷ lệ mắc bệnh là cao nhất. Từ kết quả điều tra ở trên cũng đã phản ánh đúng thực trạng đó.
Để giải quyết mâu thuẫn trên, trong chăn nuôi lợn nái sinh sản nên tập cho lợn con ăn sớm, tốt nhất là vào 14 - 15 ngày tuổi, bổ sung đầy đủ, kịp thời dinh dưỡng cho lợn con để cơ thể lợn con hoàn thiện dần, hàm lượng HCL và men pepsin trong dịch vị tăng lên.
3.2.3. Tình hình lợn con chết do mắc bệnh phân trắng tại thị trấn Bích
Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
Chúng tôi tiến hành điều tra tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con qua các tháng. Thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 có sự chuyển giao của mùa hè sang thu, do đó điều kiện khí hậu của từng tháng cũng có sự khác nhau và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của lợn con cũng khác nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 3.5.
44 Bảng 3.5. Tỷ lệ lợn con chết do mắc bệnh phân trắng Tháng Số con điều tra Số con mắc bệnh Số con chết Tỷ lệ chết 6 205 43 3 6,98 7 175 55 6 10,91 8 243 86 12 13,95 Tổng 623 184 21 11,41
Qua bảng trên chúng ta thấy tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con là khá cao ở các tháng nhưng không đồng đều. Trong đó tháng 8 là tháng có tỷ lệ mắc bệnh phân trắng cao nhất, trong 243 con lợn điều tra có tới 86 con mắc bệnh, thấp nhất vào tháng 6 với số lợn điều tra 205 con thì có 43 con nhiễm bệnh.
Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con khá cao ở tháng 7 và tháng 8 là do: - Tháng 7: Do thời tiết thay đổi thất thường hay có mưa. Trong khi đó công tác chăm sóc chưa được chú ý, chuồng trại che chắn đơn sơ nên đây là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con cao.
- Tháng 8: Thời tiết đang chuyển dần sang mùa thu nên thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ và độ ẩm giữa các ngày có sự chênh lệch làm cho cơ thể lợn con chưa thích nghi kịp. Vì vậy, lợn con thường bị rối loạn tiêu hoá gây ỉa phân trắng.
Từ những kết quả trên, ta thấy nhiệt độ và độ ẩm không khí có ảnh hưởng rất rõ đến tỷ lệ mắc bệnh phân trắng. Vì vậy, để giảm tỷ lệ mắc bệnh phân trắng thì ngoài khâu vệ sinh phòng bệnh cần phải chú ý đến bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi và khẩu phần thức ăn trong chăn nuôi lợn nái, sao cho chuồng nuôi luôn có nhiệt độ và độ ẩm tối ưu nhất cho sự phát triển của mầm bệnh.
45
3.2.4. Hiệu quả phòng bệnh phân trắng cho lợn con
Chúng tôi tiến hành khảo sát 10 nái chửa trước đẻ 1 tháng, có điều kiện sống, thể trạng, tuổi, nứa đẻ, nuôi dưỡng tương đồng và lợn con sau khi sinh khảo sát ở giai đoạn từ 15 – 21 ngày tuổi.
* Quy trình phòng bệnh phân trắng cho lợn con được áp dụng như sau:
- Khử trùng tiêu độc bằng hoá chất benkocid, 1 lít phun cho 1.200m2
diện tích bề mặt chuồng, sân chơi, 1lần/tuần.
- Tiêm Fe -dextran b12 cho nái liều 5ml/con trước đẻ 20 ngày. lần 2 tiêm liều 5ml/con trước để 10 ngày.
- Tiêm phòng vacxin lở mồm long móng cho lợn mẹ 2ml/con.
- Lợn con khi sinh nhất thiết phải được bú sữa đầu trong 2 ngày sau khi sinh. - Xây mới, cải tạo ổ úm đạt tiêu chuẩn nhiệt độ 33 – 350
c.
-Thực hiện chặt chẽ 3 khâu: "chống nóng, chống ẩm, chống lạnh"
- Tiêm bổ sung Fe -dextran b12 (sắt) cho lợn con 3 ngày tuổi. liều 2ml/con. lần 2 lúc lợn con 10 ngày tuổi, liều 2ml/con.
- Tập cho lợn con ăn sớm lúc 15 ngày tuổi bằng cám hỗn hợp.
- Tiêm phòng vacxin dịch tả 1ml/con cho lợn con lúc 21 ngày tuổi, tẩy giun, sán bằng fenbendazol.
- Phân, rác thải được ủ theo phương pháp ủ sinh học.
Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng sau khi áp dụng một số biện pháp phòng bệnh
Diễn giải Đơn vị tính Kết quả khảo sát
Số lợn nái chửa khảo sát Con 10
Số đàn lợn nhiễm bệnh Đàn 4
Tỷ lệ đàn nhiễm theo đàn % 40
Số lợn con khảo sát Con 101
Số lợn con nhiễm bệnh Con 14
46
Qua bảng 3.6 cho thấy số đàn nhiễm bệnh đã giảm nhưng vẫn còn cao, chiếm 40% ở tất các đàn khảo sát, nhưng số con trong đàn bị nhiễm giảm rõ rệt trong 101 con khảo sát có 14 con nhiễm, chiếm 13,86%. Có được kết quả trên là do đã áp dụng đồng bộ, đúng quy trình đã làm giảm tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con rõ rệt từ 29,53% xuống còn 13,86%.
3.2.5. Hiệu quả điều trị bệnh phân trắng lợn con bằng hai loại thuốc Norfloxacin 5% và Colistin Norfloxacin 5% và Colistin
Bảng 3.7. Hiệu quả điều trị bệnh phân trắng lợn con bằng hai loại thuốc Norfloxacin 5% và Colistin Phác đồ Thuốc điều trị Liều lượngvà cách dùng Số con điều trị Số con khỏi bệnh Tỷ lệ khỏi (%) Thời gian điều trị bình quân Số con tái nhiễm (con) Tỷ lệ tái nhiễm (%) I Norfloxacin 5% Tiêm bắp thịt hoặc dưới da 1ml/5-10kg TT 25 24 96,00 3,52 1 4,17 Vitamin C 10ml/50kg TT Ngày tiêm 1 lần B.complex 3ml/con. Tiêm bắp 1 lần/ ngày II Colistin Dưới 5kg: 0,3-0,5ml/lần. Trên 5kg: 0,7-1ml/lần 2 lần/ngày 87 76 87,36 3,57 4 5,26 Vitamin C 10ml/50kg TT Ngày tiêm 1 lần B.complex 3ml/con. Tiêm bắp 1 lần/ ngày
47
Bảng 3.7 cho thấy, việc sử dụng hai loại thuốc Norfloxacin 5% và Colistin trong điều trị bệnh phân trắng lợn con đều cho kết quả điều trị tốt. Sử dụng thuốc Norfloxacin 5% điều trị cho 25 con thì có 24 con khỏi bệnh đạt tỷ lệ 96,00%, Số con tái phát là 1 con chiếm tỷ lệ 4,17%. Sử dụng thuốc Colistin điều trị cho 87 con thì có 76 con khỏi bệnh đạt tỷ lệ là 87,36%, Số con tái phát là 4 con chiếm tỷ lệ 5,26%. Từ kết quả trên ta thấy, hiệu quả điều trị bệnh phân trắng lợn con của thuốc Norfloxacin 5% tốt hơn so với Colistin tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn 8,64% và số ngày khỏi bình quân thấp hơn 0,05 ngày so với thuốc Colistin. Do vậy, đây cũng là hai loại kháng sinh có hiệu quả cao trong phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E.coli.
48
Phần 4
KẾT LẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận
- Bệnh phân trắng lợn con tại một số thôn thuộc thị trấn Bích Động - Việt Yên - Bắc Giang xảy ra với tỷ lệ lợn con mắc bệnh theo cá thể 29,53% và 52,38% mắc bệnh theo đàn.
- Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con cũng khác nhau theo từng độ tuổi trong đó cao nhất là độ tuổi 16 – 21 chiếm tỷ lệ 32,33% theo cá thể và thấp nhất là độ tuổi ss – 7 chiếm tỷ lệ 26,42%
- Lợn con mắc bệnh phân trắng tập trung chủ yếu vào giai đoạn từ 16 - 21 ngày tuổi (chiếm tỷ lệ 32,33%). Đây là giai đoạn khủng hoảng về dinh dưỡng của lợn con nên cần phải cho lợn con ăn sớm để giải quyết nhu cầu này, đồng thời kết hợp nuôi dưỡng chăm sóc tốt.
- Áp dụng đồng bộ một số biện pháp phòng bệnh đã giảm đáng kể số lợn con nhiễm bệnh. Qua khảo sát 10 đàn tỷ lệ đàn nhiễm đã giảm còn 40% nhưng vẫn cao, tỷ lệ lợn con nhiễm giảm rõ rệt từ trên 29,53% xuống còn 13,86%
- Sử dụng hai loại thuốc Norfloxacin 5% và Colistin để điều trị bệnh phân trắng lợn con đều cho kết quả tốt. Tuy nhiên sử dụng thuốc Norfloxacin 5% thì tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn và số ngày điều trị ngắn hơn khi sử dụng thuốc Colistin với tỷ lệ 0,05 ngày.
4.2. Tồn tại
Do thời gian và trình độ hiểu biết có hạn nên việc nghiên cứu của em về lợn con mắc bệnh phân trắng còn nhiều bỡ ngỡ trong khi làm việc, kết quả nghiên cứu chưa được sâu, số lượng lợn điều tra chưa được nhiều,không tránh khỏi thiếu sót nên kết quả thu được còn hạn chế.
49
4.3. Đề nghị
Để hạn chế thấp nhất tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi người chăn nuôi cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Tiêm phòng sắt cho lợn mẹ 2- 3 tuần trước khi sinh.
- Tiêm sắt cho lợn con lúc 3 ngày tuổi và tiêm nhắc lại lúc 10 ngày tuổi. - Đảm bảo tiểu khí hậu chuồng nuôi thích hợp với từng giai đoạn phát triển của lợn. Đặc biệt chú trọng giai đoạn từ 11- 21 ngày tuổi.
- Sử dụng thuốc Norfloxacin 5% và Colistinđể điều trị bệnh PTLC. Có thể sử dụng một số thuốc khác trên thị trường để tìm ra thuốc điều trị có hiệu quả hơn và giá thành điều trị thấp hơn.
50
TÀI LIỆU THAM KHẢO \
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phương(1996), Nguyên nhân và biện pháp điều trị bệnh lợn con ỉa phân trắng, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
2. Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm (1995), Giáo trình thức ăn và dinh
dưỡng học gia súc, gia cầm, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
3. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (1995), Bệnh phổ biến ở
lợn và biện pháp điều trị, Nhà xuất bản nông Nghiệp Hà Nội.
4. Sử An Ninh (1981), Kết quả tìm hiểu bước đầu nhiệt độ và độ ẩm thích hợp trong phòng bệnh lợn con phân trắng, Kết quả nghiên cứu khoa học chăn nuôi thú y, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
5. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),
Giáo trình chăn nuôi lợn, NXB Nông Nghiệp Hà Nội.
6. Lê Văn Phước (1997), Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến tỷ lệ lợn con phân trắng, Kết quả nghiên cứu khoa học Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông nghiệp I.
7. Đoàn Thị Băng Tâm (1987), Bệnh ở vật nuôi, tập 1, Nhà xuất bản Khoa
học và kỹ thuật.
8. Phan Đình Thắm (1995), Giáo trình chăn nuôi lợn (dành cho cao học),
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
9. Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2005), Giáo trình sinh lý học động vật,
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
10. Trịnh Văn Thịnh (1985), Bệnh lợn ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học kỹ
51
11. Bùi Thị Tho, Phạm Khắc Hiếu (1995), Kiểm tra một số ảnh hưởng đến tính mẫn cảm và tính kháng thuốc của E.coli phân lập từ bệnh lợn con phân trắng, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập 3, số 4.
12. Nguyễn Phương Tương, Trần Diễm Uyên (2000), Sử dụng thuốc và biệt
dược thú y, tập I, NXB Nông Nghiệp.
13. Trịnh Thị Vinh (1996), Bệnh lợn nái và lợn con, Nhà xuất bản Nông
nghiệp Hà Nội.
14. Nguyễn Hữu Vũ (2000), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nhà xuất bản
nông nghiệp hà Nội
II. Tài liệu dịch
15. Laval A., ‘‘Incidence des Enterites pore’’, Báo cáo tại: “Hội thảo Thú y về
bệnh lợn” do Cục Thú y tại Hà Nội ngày 14/11/1997.
III. Tài liệu tiếng Anh
16. Erwin M. Kohrler (1996), Epithelial cell invasion and adherence of K88, K99, F41 and 987P position Escherichia coli to intestinal villi of 4 to 5 week old pigs, Vet. Microbiol, p. 7-18.
17. Glawsschning E. Bacher H (1992), ‘‘The Efficacy of Costat on E.coli infected weaning pigs’’. 12th IPVS congress, August 17-22, 182.
18. Jones (1976), Role of the K88 antigen in the pathogenic of neonatal diarrhea caused by Eschrichia coli in piglets, Infection and Immunity 6, p.918 – 927. 19. Pensaert MB de Bouck P.A (1978), “New coronavirus – like particle
associated with diarrhea in swine”, Arch. Virol, p 58; p 243-247.
20. Smith.R.A và Nagy Band Feket Pzs, the transmissible nature of the genetic factor in E.coli that controls hemolysin production, J. Gen.