Khủng hoảng tài chính của Trung Quốc có thể làm cho xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc giảm mạnh vì nguyên nhân chủ yếu là do hàng xuất khẩu của Việt Nam một phần lớn vẫn là các loại hàng thô, trong khi giá các nguyên liệu thô trên thị trường thế giới đang giảm, kể cả khi không có khủng hoảng ở Trung Quốc , và sự eo hẹp của thị trường tài chính dẫn đến eo hẹp thị trường nhập khẩu hàng hóa, nhu cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm đi.
Không riêng gì Việt Nam mà nhiều quốc gia ở Châu á còn phải chịu những tác động sâu xa hơn từ việc thị trường xuất khẩu lớn nhất bị suy thoái. Trung Quốc là một nền kinh tế 70% tiêu dùng. Một khi mà người tiêu dùng Trung Quốc thắt chặt hầu bao, không còn vung tiền chi tiêu mua sắm ôtô, tivi, tủ lạnh, thực phẩm... thì các nền kinh tế dựa chủ yếu vào nguồn lợi từ xuất khẩu chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Dự báo, xuất khẩu trong thời gian tới sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Với tình hình kinh tế Mỹ khủng hoảng và tác động tới nhiều nước khác, nhu cầu nhập khẩu trên thế giới sẽ thu hẹp. Ngoài ra, kinh tế toàn cầu suy thoái nên giá cả cũng có xu hướng giảm dẫn tới tăng trưởng xuất khẩu cũng bị giảm. Như vậy, cần phải hiểu
xuất khẩu không chỉ là tối đa hoá số lượng mà còn là tối đa hoá hiệu quả và muốn tối đa hoá hiệu quả thì phải đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, nhất là trong bối cảnh mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Các yếu tố tác động đến xuất khẩu không phải đều bất lợi. Do đó, có nhiều căn cứ cho thấy kim ngạch xuất khẩu các tháng cuối năm bị chững lại, không giống như các tháng cuối năm trước thường tăng cao so với đầu năm và tình hình sẽ còn khó khăn hơn trong năm sau. Vì vậy, vào thời điểm này Việt Nam nên đa dạng hoá mặt hàng cà phê xuất khẩu và đối tác thương mại.