Tổ chức huy động các nguồn vốn.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đến 2015 (Trang 36)

Khi đã xác định được nhu cầu và cơ cấu cho các nguồn đầu tư, kinh doanh thì các doanh nghiệp cần tổ chức huy động các nguồn vốn đó. Các nguồn mà doanh nghiệp cần huy động cho vốn đầu tư trước hết là nguồn vốn của chủ doanh nghiệp, vốn đi vay của các ngân hàng đầu tư, từ ngân sách Nhà nước (nếu là doanh nghiệp Nhà nước), các nguồn vốn góp, vốn liên doanh liên kết (kể cả liên doanh với nước ngoài và với các doanh nghiệp trong nước). Ngoài ra còn cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và các cơ quan Chính phủ nước ngoài để đầu tư cho sản xuất chế biến cà phê xuất khẩu. Với nguồn vốn kinh doanh thì trước hết doanh nghiệp cần huy động từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, nguồn vốn đi vay của ngân hàng thương mại. Ngoài ra doanh nghiệp có thể huy động các nguồn vốn thông qua các tổ chức tín dụng khác, qua tín dụng của các đối tác, qua nguồn liên doanh liên kết và thậm chí là qua nguồn vốn của dân, thông qua việc cổ phần hóa để huy động vốn góp nhàn rỗi từ trong dân.

2.4.2.3Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn các doanh nghiệp không những nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu cà phê mà còn giúp cho doanh nghiệp có đủ nguồn tài chính cho việc đầu tư vào các khâu quan trọng khác phục vụ cho xuất khẩu cà phê. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì các doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp sau.

+ Tăng nhanh tốc độ quay vòng vốn kinh doanh thông qua việc xác định mức hàng dự trữ thích hợp sau cho đủ hàng kinh doanh với mức chi phí phù hợp, tích cực tìm kiếm khách hàng và tiêu thụ cà phê mà doanh nghiệp đã thu mua, dự trữ và chế biến. Đồng thời Ban lãnh đạo của các doanh nghiệp cũng cần chỉ đạo thực hiện tốt công tác thu thập thông tin, dự báo nhu cầu của thị trường cũng như sự biến động của thị trường cà phê thế giới để có kế hoạch kinh doanh cho niên vụ tiếp theo. Ngoài ra các doanh nghiệp cũng cần thực hiện mua ngay bán ngay nhằm giảm tài chính cho dự trữ trong khi nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê của Việt Nam có hạn.

+ Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn kinh doanh cà phê Việt Nam như Tổng công ty cà phê Việt Nam cần phải thực hiện việc thu hồi công nợ của cả những khách hàng nước ngoài và cả những đại lý và những công ty kinh doanh cà phê trong nước. Khiên quyết hơn hơn trong việc thu hồi công nợ, cũng như xử lý các khoản đầu tư không thể thu hồi lại được như việc cấp vốn cho người nông dân, cho các đại lý thu mua hàng nhưng đến khi giao hàng thì họ lại không giao hoặc không giao đủ cho các doanh nghiệp. Ngoài ra các doanh nghiệp cần cẩn thận hơn đối với các hợp đồng giá trừ lùi đối với các các khách hàng nước ngoài. Các doanh nghiệp cũng cần giảm dần việc thực hiện các hợp đồng trả sau mà nên tìm kiếm các hợp đồng thanh toán theo L/C như vậy các doanh nghiệp luôn trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh như các doanh nghiệp Việt Nam thì nó sẽ giúp cho các doanh nghiệp có đủ vốn để cho kỳ kinh doanh tiếp theo. Ngoài ra các doanh nghiệp cũng cần tìm các tín dụng từ phía các khách hàng nước ngoài.

- Tiến hành công tác kiểm tra kiểm soát tài chính một cách chặt chẽ, nhất là công tác thu chi tài chính, phải thực hiện thu chi tiết kiệm. Tiết kiệm chi phí trong sản xuất bằng cách nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí trong kinh doanh xuất khẩu thông qua việc tiết kiệm cho các chi phí giao dịch mua hàng, giao dịch bán hàng cũng như chi phí cho công tác nghiên cứu tìm kiếm thị trường, tìm kiếm bạn hàng.

- Đầu tư tài chính cho công tác sản xuất chế biến và nghiên cứu thị trường, công tác xúc tiến thương mại.

+ Đầu tư vào nghiên cứu cải tạo giống cà phê để có được giống cà phê có năng suất cao, chất lượng tốt. Phát triển thêm cà phê chè, loại cà phê rất được người Mỹ ưa dùng.

+ Đầu tư vào mua trang thiết bị máy móc mới hiện đại, đổi mới và cải tiến máy móc trang thiết bị cũ để chế biến cà phê thành phẩm xuất khẩu.

+ Tập trung vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường Trung Quốc thông qua việc cử các đoàn cán bộ sang Trung Quốc khảo sát nghiên cứu thị trường này. Đồng thời cũng nghiên cứu cách thức mua bán cà phê của thị trường Trung Quốc

cũng như tìm hiểu về hệ thống luật pháp và các quy định liên quan đến buôn bán cà phê trên thị trường này. Cũng có thể thuê các công ty của Trung Quốc hay các công ty khác chuyên làm công tác nghiên cứu thị trường để nghiên cứu thị trường Trung Quốc.

+ Về xúc tiến thương mại thì cần đầu tư thành lập văn phòng đại diện của mình tại Trung Quốc để tìm kiếm thông tin cũng như đưa cà phê của doanh nghiệp tới tay người tiêu dùng Trung Quốc.

+ Tiến hành liên kết với các đối tác của Trung Quốc hoặc thuê các công ty quảng cáo Trung Quốc làm chương trình quảng cáo cho sản phẩm cũng như cho cả doanh nghiệp, cũng có thể thông qua đồng bào Việt Nam đang sinh sống tại Trung Quốc để quảng bá cho sản phẩm cà phê của mình tới người tiêu dùng Trung Quốc.

+ Các doanh nghiệp cần đầu tư để duy trì và cải tiến các trang Web của mình để thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm nguồn thông tin từ khách hàng cũng như cho việc

giới thiệu sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp cho các khách hàng nước ngoài. Ngoài ra có thể bỏ tiền ra mua các thông tin, hoặc trở thành hội viên của các tổ chức cung cấp thông tin về thị trường cà phê Trung Quốc để có được thông tin một cách nhanh nhất, chính xác nhất.

2.4.2.4 Đầu tư tài chính phát triển nguồn nhân lực.

- Đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, có chính sách thu hút những lao động có trình độ, hiểu biết về cà phê và về kinh doanh xuất khẩu cà phê. Cử cán bộ ra nước ngoài học tập về kinh doanh xuất nhập khẩu cà phê.

- Đối với các cán bộ làm công tác kinh doanh xuất khẩu cà phê thì các doanh nghiệp cũng tiến hành công tác đào tạo thông qua các hình thức như tự đào tạo, đào tạo tại chỗ, liên kết với các trường đại học trong nước hoặc là cử đi đào tạo ở nước ngoài. Thậm chí có thể thuê chuyên gia nước ngoài về đào tạo. Với cán bộ làm công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh mua bán cà phê thì cần cử ra nước ngoài đào tạo và học hỏi kinh nghiệp.

- Ngoài ra cũng cần đầu tư đào tạo đội ngũ các chuyên gia về sản xuất cà phê nhằm trợ giúp cho cả doanh nghiệp trong việc sản xuất cà phê và giúp đỡ cả những nông dân mà doanh nghiệp đầu tư vốn sản xuất để có nguồn hàng.

2.4.2.5 Tìm kiếm, nghiên cứu kỹ các thị trường tiềm năng của Trung Quốc

Nhằm thúc đẩy, tăng cường khả năng cạnh tranh và xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, giúp doanh nghiệp 2 nước tìm kiếm cơ hội hợp tác, kinh doanh. Hiệp hội Doanh nghiệp phải tổ chức hội thảo về Thị trường Trung Quốc để các doanh nghiệp trong nước có thể dễ dàng tìm hiểu và tiếp cận thị trường Trung Quốc.

Hội thảo cung cấp thông tin thực tế về tập tính mua hàng, thói quen kinh doanh, kênh phân phối và những lưu ý khi làm ăn với đối tác Trung Quốc, kỹ năng về phương pháp nghiên cứu thị trường qua việc sử dụng công cụ phân tích thị trường trực tuyến, giới thiệu một số hàng rào kỹ thuật để tiếp cận thị trường, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm thực tế của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này.

2.4.2.6 Liên kết trong sản xuất, kinh doanh cà-phê

Trong xuất khẩu, vẫn còn tình trạng làm ăn thiếu chuyên nghiệp, thiếu liên kết của các doanh nghiệp xuất khẩu. Phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu tự cập nhật thông tin thị trường nhưng không phải đơn vị nào cũng biết sàng lọc thông tin, nhận định đúng thông tin... Ðây là nhược điểm mà giới đầu cơ nước ngoài khai thác để chi phối, đưa DN nước ta "vào tròng". Chẳng hạn, trong suốt tháng 5-2009, giới đầu cơ nước ngoài tung tin, giá cà-phê sẽ tăng đột biến khiến nhiều DN Việt Nam đua nhau tích trữ, thậm chí có DN vay nóng tiền để mua cà-phê. Ðến tháng 6-2009, các quỹ đầu cơ trên sàn Luân Ðôn ngừng mua để dìm giá xuống thấp và lại tung tin giá cà-phê trong những tháng kế tiếp sẽ giảm mạnh, các DN nước ta lại "bán tháo bán đổ", chịu lỗ vài ba triệu đồng/tấn... Một thực trạng nữa là có quá nhiều DN xuất khẩu bán hàng giao xa (nhà nhập khẩu ứng trước một tỷ lệ lớn tiền theo hợp đồng cho nhà xuất khẩu, phần còn lại được tính toán khi giao hàng và chốt giá dựa vào giá cà-phê giao dịch trên thị trường kỳ hạn Luân Ðôn), DN Việt Nam chấp nhận mua sản phẩm trong nước với giá cao, chờ cơ hội chốt giá trên thị trường Luân Ðôn cao hơn để kiếm lời, nhưng giá này bị dìm liên tục, đến hạn giao hàng phải chấp nhận "mua đắt bán rẻ" hoặc phải thương thảo, điều chỉnh lùi kỳ hạn giao hàng, chịu mất phí vài chục USD/tấn. Ngoài ra, ngay từ đầu vụ, nhiều DN đua nhau xuất khẩu khiến giá bị dìm xuống thấp, đến cuối vụ, hàng khan hiếm, các doanh nghiệp lại phải mua cà-phê với giá cao để hoàn thành hợp đồng, nên "thiệt đơn, thiệt kép"...

Thật ra, cả người trồng và doanh nghiệp xuất khẩu đều nhận thức được hạn chế của mình nhưng chưa biết khắc phục bằng cách nào. Bởi, người trồng phải thu hái sớm vì sợ bị mất trộm, cứ "xanh nhà hơn già vườn" cho chắc ăn, vả lại, giá bán giữa xanh và chín chưa có sự khác biệt đáng kể nào. Ðiều đáng quan tâm nữa là do thiếu vốn đầu tư, một số nông dân đã "bán non" cà-phê cho tư thương, việc thu hái cà-phê xanh, chín thế nào, do tư thương quyết định. Có nông dân thì do đến kỳ hạn trả nợ ngân hàng, phải thu hái sớm. Các doanh nghiệp xuất khẩu, vì "đói" vốn, nên đua nhau ký hợp đồng giao xa vào đầu vụ để bổ sung vào hồ sơ vay vốn ngân hàng hoặc ứng trước vốn của nhà nhập khẩu...

Theo các chuyên gia, để nâng cao chất lượng cà-phê cần bắt đầu từ khâu sản xuất, nhất thiết phải có chính sách hỗ trợ, khuyến khích nông dân tham gia sản xuất cà-phê bền vững, đồng thời mạnh tay xử lý kiểu làm "ăn xổi ở thì", thiếu khoa học, làm giảm chất lượng cà-phê; vận động thành lập các mô hình sản xuất tập trung để dễ quản lý. Các doanh nghiệp xuất khẩu phải liên kết lại để xây dựng kế hoạch bán hàng phù hợp, không để nhà nhập khẩu thao túng. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn để doanh nghiệp thu mua, tạm trữ hàng hóa và nếu cần, phải can thiệp, điều hành xuất khẩu cà-phê như điều hành xuất khẩu gạo.

Hạt cà-phê long đong đến thế, nhưng theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) Đắk Lắk , trong 5 năm qua (2005 - 2009), diện tích cà-phê toàn tỉnh tăng hơn 14.000 ha, bình quân mỗi năm tăng 2.800 ha. Năm 2009, mặc dù chính quyền địa phương các cấp đã khuyến cáo không nên mở rộng diện tích cà-phê, nhưng người dân vẫn "bỏ ngoài tai", và diện tích cà-phê trồng mới vẫn tăng hơn 2.000 ha. Diện tích cà-phê trồng mới chủ yếu vẫn được trồng theo kinh nghiệm, tự phát trên những diện tích đất không phù hợp, thiếu nguồn nước tưới...và không thể tránh khỏi tình trạng phá rừng để trồng cà-phê.

Ðiều đáng nói là diện tích cà-phê tăng nhanh tự phát trong những năm qua đã ảnh hưởng đến đề án phát triển cà-phê bền vững của tỉnh Đắk Lắk và so với đề án này, diện tích cà-phê của Đắk Lắk thừa khoảng 34.500 ha.

2.4.2.7 Áp dụng công nghệ sau thu hoạch tiên tiến, đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm kết hợp với bảo vệ môi trường.

Sử dụng công nghệ thu hoạch tiên tiến để đảm bảo chất lượng cà phê xuất khẩu đồng đều chứ không thể áp dụng công nghệ thủ công trong thu hoạch như trước kia được.

Trong những năm gần đây công nghiệp sơ chế cà phê ở Việt Nam đã có nhiều tiến bộ. Người ta đã trang bị thêm nhiều thiết bị mới chất lượng tốt trong chế biến. Tuy nhiên với cà phê Arabica thì chế biến vẫn còn là một việc làm có nhiều khó khăn, đặc biệt là ở khâu đầu tiên lột vỏ quả, làm sạch nhớt. Nhiều nơi có khó khăn vì lượng nước sạch dùng cho chế biến quá lớn và nó cũng dẫn đến khó khăn về xử

lý nước thải không gây ô nhiễm môi trường. Các chuyên gia nước ngoài trong chương trình GTZ của Đức và dự án ba bên của các tập đoàn nước ngoài thực hiện ở Công ty hồ tiêu Tân Lâm - Quảng Trị đã đạt kết quả tốt trong khâu xử lý nước thải. Và việc nghiên cưu khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp EakMat ở ĐakLak đang nghiên cứu sử dụng máy làm sạch nhớt kiểu Penagos rất tiết kiệm nước của Colombia cũng hứa hẹn nhiều triển vọng.

Việc chuẩn bị thực hiện dự án nâng cao chất lượng cà phê thông qua ngăn ngừa sự hình thành nấm mốc cũng có một vị trí quan trọng trong việc cải tiến chất lượng cà phê Việt nam.

2.4.2.8 Mở rộng các chủng loại mặt hàng cà phê không chỉ có cà phê nhân sống

Việt Nam hiện có hai nhà máy sản xuất cà phê hoà tan đang hoạt động, một là Nhà máy cà phê Biên Hoà thuộc VINACAFE, một là của Nestle Thái Lan.Vấn đề là tìm thị trường mở rộng thị trường tiêu thụ để tạo điều kiện mở rộng sản xuất. Vấn đề cà phê dạng lỏng đóng hộp cũng đang được xem xét. Sản xuất hàng hoá chất lượng cao, cà phê hữu cơ, cà phê đặc biệt, hảo hạng.

Sản xuất cà phê hữu cơ là một phương hướng của ngành cà phê Việt Nam, cần được quan tâm. Tiềm năng để sản xuất cà phê hữu cơ lớn vì phía Bắc Việt nam có một vùng núi rộng lớn điều kiện khí hậu thích hợp cho cà phê Arabica sinh trưởng phát triển. Đồng bào dân tộc thiểu số ở đây ít sử dụng phân hoá học và thuốc trừ sâu. Đó là điều kiện thuận tiện để phát triển sản xuất cà phê hữu cơ. Thu nhập từ cà phê hữu cơ cao hơn sẽ khuyến khích nông dân tham gia sản xuất mặt hàng này.

Vấn đề ở đây lại là việc cấp chứng chỉ cà phê hữu cơ và thị trường tiêu thụ làm sao cho thuận tiện và có hiệu quả cho nông dân.

Việt Nam cũng có nhiều vùng có khả năng sản xuất cà phê thơm ngon. Nếu có chủ trương tổ chức sản xuất tốt cộng với chế biến tốt hoàn toàn có thể đưa ra thị trường những mặt hàng cà phê hảo hạng như cà phê Buôn Ma Thuột.

Kết luân

Qua nghiên cứu về thị trường Trung Quốc và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của nước ta sang thị trường này, em thấy Trung Quốc là một thị trường đầy tiềm năng mà ngành cà phê Việt Nam có thể khai thác và mở rộng. Đúng trước yêu cầu phát triển ngành kinh tế mũi nhọn đất nước, đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp chinh sách thong thoáng giúp cho ngành cà phê phát triển cân đối vững chắc trong điều kiện cạnh tranh.

Ngành cà phê nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển trong tương lai, chúng ta

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đến 2015 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w