Xuất khẩu gỗ là một trong những kênh chủyếu tạo nguồn vốn ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ phục vụcho sự công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, xuất khẩu gỗ và các sả
Trang 1Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Hội nhập kinh tế, khu vực hoá và toàn cầu hoá đang là một xu thế tất yếucủa kinh tế quốc tế hiện nay Bất cứ một quốc gia nào cũng không nằm ngoài xuthế đó nếu muốn tồn tại và phát triển, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó
có Việt Nam Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chứcthương mại thế giới – WTO từ cuối năm 2006 - đầu năm 2007 Từ đó đến nay thì
xu hướng tự do hoá thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh các hoạt độngxuất khẩu dường như là tất yếu với các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu,mọi thành phần kinh tế
Trong những năm gần đây, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đã trở thànhmột trong những thế mạnh đóng góp vào sự phát triển kinh tế Việt Nam Từ vị trí
mờ nhạt ban đầu, hiện nay Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 2 sau Malaysia về xuấtkhẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ trong các nước ASIAN và trở thành mặt hàngxuất khẩu chủ lực đứng thứ 5 của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, gia dày và thuỷsản Trong xu hướng tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế thì xuấtkhẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ là một trong những yếu tố quan trọng cho sự tăngtrưởng và phát triển kinh tế quốc gia Xuất khẩu gỗ là một trong những kênh chủyếu tạo nguồn vốn ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ phục vụcho sự công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ
gỗ tạo ra khả năng mở rộng thị trường, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo công ănviệc làm, cải thiện đời sống nhân dân, kích thích sự tăng trưởng kinh tế quốc gia
Hàn Quốc là một quốc gia có nền kinh tế phát triển, đứng thứ 3 Châu á vàđứng thứ 10 thế giới Việc thiết lập quan hệ và mở rộng quan hệ thương mại vớiHàn Quốc là một quyết định đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, phù hợp với địnhhướng phát triển cuả đất nước Mở rộng quan hệ thương mại với Hàn Quốc thìViệt Nam sẽ mở rộng được thị trường xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực như giàydép, dệt may, nông sản, thuỷ hải sản và đặc biệt là các sản phẩm từ gỗ, đồng thờiViệt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận được với khoa học kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệmquản lý, tổ chức kinh doanh…
Trang 2Việt Nam và Hàn Quốc đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày22/12/1992 Trong gần hai thập niên qua, quan hệ hai nước đã không ngừng đượccủng cố và phát triển tốt đẹp trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục.Tháng 10/2009, Việt Nam và Hàn Quốc đã chính thức nâng cấp quan hệ từ “đối táchợp tác toàn diện” lên “đối tác hợp tác chiến lược” mở ra một chương mới tronglịch sử phát triển quan hệ giữa hai nước tạo cơ sở pháp lý vững chắc và điều kiệnthuận lợi cho việc đưa quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước lên một tầm caomới Hiện nay Hàn Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam.Quy mô thương mại ngày càng được mở rộng Hoạt động xuất khẩu hàng hoá củaViệt Nam vào thị trường Hàn Quốc phát triển mạnh và có nhiều triển vọng Hàngnăm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc đều tăng và gỗ
là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 5 sau dầu thô, nông sản, quần áo dàydép và thuỷ sản vào thị trường này
Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu gỗ Long Đạt là một doanh nghiệp tưnhân, hoạt động đa ngành nghề và đa lĩnh vực, trong đó xuất khẩu gỗ dán và cácsản phẩm từ gỗ là một hoạt động chủ lực của công ty Hiện nay thị trường HànQuốc là mục tiêu mà Công ty đang hướng tới mở rộng Tuy nhiên, công tác xuấtkhẩu các sản phẩm từ gỗ của Công ty còn nhiều khó khăn, hạn chế nên các đơnhàng xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc đã bị giảm Vậy làm thế nào để đẩymạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty nhằm giữ vững thị trường mục tiêu và nângcao hiệu quả của công tác này đang là câu hỏi mang tính cấp thiết cần được giảiquyết
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề của đề tài.
Từ những vấn đề lý luận và thực tế nêu trên, em đã lựa chọn đề tài “: Một
số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gỗ dán sang thị trường Hàn Quốc của Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu gỗ Long Đạt” làm luận văn
tốt nghiệp của mình
Kết quả đạt được từ đề tài này hi vọng sẽ góp phần giúp Công ty nhìn nhận
và có những biện pháp kịp thời để hoạt động xuất khẩu mặt hàng gỗ dán của Công
ty sang thị trường Hàn Quốc đạt được kết quả ngày càng tốt hơn
Trang 31.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về xuất khẩu hàng hóa nói chung trongnền kinh tế thị trường
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu gỗ dán tại Công ty sảnxuất và xuất nhập khẩu gỗ Long Đạt, trên cơ sở đó hệ thống hoá những giải phápđang áp dụng
- Đề xuất những giải pháp mới nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gỗ dánsang thị trường Hàn Quốc của Công ty cổ phần sản xuất và xuất khẩu gỗ Long Đạt
1.4 Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu mặt hàng gỗ dán của Công ty sảnxuất và xuất khẩu gỗ Long Đạt trong những năm gần đây từ năm 2008 đến 2010
1.5 Kết cấu luận văn
Ngoài các phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu.danhmục sơ đồ hình vẽ, tài liệu tham khảo và phụ lục thì luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Một số lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu của Doanh nghiệpChương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạngxuất khẩu mặt hàng gỗ dán sang thị trường Hàn Quốc của Công ty cổ phần sảnxuất và xuất nhập gỗ Long Đạt
Chương 4: Các kết lụân và đề xuất một số gải pháp nhằm thúc đẩy hoạtđộng xuất khẩu mặt hàng gỗ dán sang thị trường Hàn Quốc của Công ty sản xuất
và xuất nhập khẩu gỗ Long Đạt
Trang 4Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP
2.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu của Doanh nghiệp`
2.1.1 Khái niệm về hoạt động xuất khẩu (HĐXK)
Theo lý luận Thương mại quốc tế, xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch
vụ cho nước ngoài nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng nước ngoài
Theo Luật Thương mại Việt Nam 2005 (khoản 1 - Điều 28): “ Xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”
Xuất khẩu là hoạt động nhằm mục đích tiêu thụ một phần tổng sản phẩm xãhội ra nước ngoài Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc
tế Xuất khẩu không chỉ là những hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thốngcác quan hệ mua bán trong thương mại có tổ chức nhằm mục đích đẩy mạnh sảnxuất hàng hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định, và từng bước nâng cao đời sốngcho nhân dân
Hoạt động xuất khẩu là quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các quốcgia và dựa trên cở sở dùng tiền tệ làm phương thức thanh toán Tiền tệ ở đây có thể
là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc là ngoại tệ với cả hai quốc gia
Hoạt động này sẽ làm tăng nguồn thu ngoại tệ, tăng tích luỹ cho ngân sáchNhà nước, phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao thu nhập cho người dân.Mục đích của xuất khẩu là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phâncông lao động quốc tế nhằm đem lại lợi ích cho quốc gia mói chung và các doanhnghiệp tham gia nói riêng
Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là việc mua bán và trao đổi trong nước chotới khi sản xuất phát triển và việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia đều có lợi thìhoạt động này được mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của các quốc gia và cáckhu vực thị trường
Trang 5HĐXK diễn ra trên diện rộng về không gian và thời gian, trong thời gianngắn hoặc kéo dài hàng năm.Có thể trên phạm vi hai quốc gia hay nhiều quốc giakhác nhau.
2.1.2 Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu và sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu.
2.1.2.1 Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu.
Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh trong đó hàng hóa vàdịch vụ được đưa ra bên ngoài lãnh thổ Việt Nam Vì vậy, hoạt động xuất khẩu cónhững đặc điểm riêng biệt như:
- Nguồn lực áp dụng: HĐXK là hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ củacác thương nhân trong và ngoài nước Do vậy, phải tuân thủ các quy định thươngmại, quy định của nước nhập khẩu, nước xuất khẩu, luật nước thứ ba, điều ướcquốc tế, tập quán thương mại quốc tế, các hiệp ước của các quốc gia trao đổi, muabán với nhau
- Chủ thể của hợp đồng xuất khẩu: Là những tổ chức, cá nhân là người nướcngoài hay có trụ sở, chi nhánh ở nước ngoài
- Sự di chuyển hàng hoá: Hàng hoá được di chuyển qua biên giới từ nướcxuất khẩu sang nước nhập khẩu thông qua các thủ tục hải quan, bảo hiểm xuấtnhập khẩu… Phương tiện vận chuyển có thể là tàu thuỷ, tàu hoả, máy bay, xe vậntải Hàng hoá được di chuyển từ nước này sang nước kia nên trong quá trình vậnchuyển hàng hoá phải được bảo quản tốt và đóng gói theo yêu cầu có ghi trong hợpđồng mua bán giữa hai bên để thích ứng tốt với các điều kiện khí hậu khác nhau,
và trong trường hợp hàng hóa di chuyển từ phương tiện này sang phương tiệnkhác
- Phương thức thanh toán: Đồng tiền thanh toán trong hoạt động xuất khẩu
là ngoại tệ hay có nguồn gốc ngoại tệ đối với một bên hay cả hai bên ký kết hợpđồng
Trang 6Thông thường tiền tệ được gửi đi từ nước nhập khẩu sang nước xuất khẩu qua
hệ thống ngân hàng Khi có tranh chấp thì hai bên tự giải quyết hoặc đưa ra trọngtài thương mại quốc tế
2.1.2.2 Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Xuất khẩu là một trong những nhân tố tạo đà thúc đẩy sự tăng trưởng vàphát triển kinh tế mỗi quốc gia, vì vậy đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu là một việclàm quan trọng và cần thiết đối với mỗi quốc gia đặc biệt là ở các quốc gia đangphát triển bởi:
Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước
Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuấtphát triển
Xuất khẩu góp phần thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quảsản xuất của từng quốc gia
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phần ổnđịnh sản xuất, tạo lợi thế nhờ quy mô
Xuất khẩu cũng tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việclàm, cải thiện đời sống nhân dân
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng thúc đẩy sự phát triển các mối quan
hệ kinh tế đối ngoại
2.1.3 Vai trò của hoạt động xuất khẩu
HĐXK ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng vàphát triển của bất kì quốc gia nào, đem lại nguồn tài chính lớn cho đất nước Và đểthực hiện mục tiêu phát triển đất nước, mở rộng mối quan hệ đối ngoại thì HĐXK
là rất cần thiết
2.1.3.1 Đối với doanh nghiệp
Cùng với sự bùng nổ của nền kinh tế toàn cầu nhờ xu hướng vươn ra thịtrường quốc tế là một xu hướng chung cho tất cả các quốc gia và các doanh
Trang 7nghiệp Xuất khẩu là một trong những con đường quen thuộc để các DN thực hiện
kế hoạch bành trướng, phát triển, mở rộng thị trường của mình
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các DN mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
do DN sản xuất ra Nhờ vào xuất khẩu mà tên tuổi của doanh nghiệp không chỉđược các khách hàng trong nước biết đến mà còn có mặt ở thị trường nước ngoài
Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ qua đónâng cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị,nguyên vật liệu… phục vụ cho quá trình phát triển
Xuất khẩu phát huy cao độ tính năng động, sáng tạo của cán bộ xuất nhậpkhẩu Xuất khẩu buộc các DN phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quảntrị kinh doanh Đồng thời giúp các DN kéo dài tuổi thọ của chu kỳ sống của mộtsản phẩm
Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh giữa các đơn vị tham gia xuất khẩutrong và ngoài nước Đây là một trong những nguyên nhân buộc các DN tham giaxuất khẩu phải nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu, các doanh nghiệp phảichú ý hơn nữa trong việc hạ giá thành sản phẩm, bằng việc tiết kiệm các yếu tố đầuvào, hay nói cách khác là tiết kiệm các nguồn lực
Sản xuất hàng xuất khẩu giúp DN thu hút được nhiều lao động tạo ra thunhập ổn định cho đời sống của công nhân viên
DN tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bánkinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài dựa trên cơ sở đôi bên cùng có lợi
2.1.3.2 Đối với nền kinh tế
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế Nó là một bộ phận
cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy phát triển kinh tế,giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao đời sống nhân dân HĐXK có
ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết đối với nước ta Với một nền kinh tế đang pháttriển, cơ sở vật chất kĩ thuật còn yếu kém và chưa đồng bộ, dân số phát triển nhanh.Thì vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu để tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện đời sống,tăng thu ngoại tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế là một chiến lược lâu dài Để thực hiện
Trang 8được chiến lược lâu dài đó, chúng ta cần nhận thức được ý nghĩa của hàng hoá xuấtkhẩu
- Xuất khẩu tạo được nguồn vốn, ngoại tệ lớn, góp phần quan trọng vào việccải thiện cán cân thanh toán, tăng lượng dự trữ ngoại tệ, qua đó tăng khả năng nhậpkhẩu máy móc thiết bị hiện đại phục vụ phát triển kinh tế, CNH - HĐH đất nước
- Thông qua việc xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh, chúng ta sẽ có khảnăng phát huy được lợi thế so sánh, sử dụng tối đa có hiệu quả các nguồn lực; cóđiều kiện trao đổi kinh nghiệm cũng như tiếp cận với các thành tựu khoa học côngnghệ tiên tiến trên thế giới
- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, từ đó kết hợp hài hoà giữatăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội, góp phần tạo chuyển biến tốt đểgiải quyết những vấn đề bức xúc trong xã hội
- Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh Nhờ có cạnh tranh thúc đẩy doanhnghiệp cải tiến công nghệ để có khả năng sản xuất những sản phẩm, dịch vụ có chấtlượng cao, tạo ra năng lực sản xuất mới Vì vậy, các chủ thể tham gia xuất khẩu mà
cụ thế là các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải tăng cường theo dõi, kiểm soát chặtchẽ lẫn nhau để không bị yếu thế trong cạnh tranh
- Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực xuất khẩu, nâng cao uy tín và vị thế củaViệt Nam trên trường quốc tế Khi hoạt động xuất khẩu xuất phát từ nhu cầu thịtrường thế giới, nó sẽ đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sảnxuất phát triển thể hiện ở một số điểm sau:
+ Tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, làm cho sản xuất phát triển và ổnđịnh
+ Mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, góp phần nâng cao năng lựcsản xuất trong nước
+ Tạo điều kiện cho các ngành có cơ hội phát triển đồng thời kéo theo các ngànhliên quan phát triển theo
+ Thông qua xuất khẩu, Việt Nam có thể tham gia vào thị trường cạnh tranh thếgiới
2.1.4 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
Trang 9Trong kinh doanh quốc tế có nhiều phương thức xuất khẩu khác nhau, mỗiphương thức có đặc điểm riêng và kỹ thuật tiến hành riêng Tuy nhiên trong thực tế,xuất khẩu thường sử dụng một trong những phương thức chủ yếu sau:
2.1.4.1 Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khẩu các loại hàng hoá, dịch vụ do chính DNsản xuất ra, hoặc thu mua từ các DN sản xuất trong nước tới khách hàng thông quacác tổ chức của mình
Trong trường hợp doanh nghiệp tham gia xuất khẩu là doanh nghiệp thươngmại không tự sản xuất ra sản phẩm thì việc xuất khẩu bao gồm hai công đoạn:
- Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu với các doanh nghiệp sản xuất trongnước
- Đàm phán kí kết với doanh nghiệp nước ngoài, giao hàng và thanh toántiền hàng với doanh nghiệp sản xuất
Đây là hình thức xuất khẩu chủ yếu trong mua bán quốc tế Với hình thứcnày, người xuất khẩu nắm bắt được nhu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng,giá cả để có thể thoả mãn tốt nhu cầu thị trường, từ đó xây dựng chiến lược quốc tếphù hợp và giúp cho người bán không bị chia sẻ lợi nhuận Hình thức này đòi hỏicán bộ kinh doanh xuất khẩu có khẳ năng giao dịch đàm phán, am hiểu và có kinhnghiệm buôn bán quốc tế
2.1.4.2 Xuất khẩu uỷ thác
Xuất khẩu uỷ thác là hình thức kinh doanh trong đó doanh nghiệp xuất nhậpkhẩu đóng vai trò là người trung gian, thay mặt cho doanh nghiệp sản xuất tiến hành
ký kết hợp đồng xuất khẩu, tiến hành làm các thủ tục cần thiết để xuất khẩu, qua đóđược hưởng một số tiền nhất định gọi là phí uỷ thác
Hình thức này bao gồm các bước sau:
- Ký kết hợp đồng xuất khẩu uỷ thác với người uỷ thác trong nước
- Ký hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán tiền hàng bên nướcngoài
- Nhận phí uỷ thác xuất khẩu từ người uỷ thác trong nước
Với hình thức này thì người nhận uỷ thác am hiểu thị trường xâm nhập, phápluật và tập quán buôn bán của địa phương nên có khả năng đẩy mạnh việc buôn bán
Trang 10và tránh bớt rủi ro cho người uỷ thác Người nhận uỷ thác không cần bỏ vốn vàosản xuất kinh doanh mà vẫn có thể thu được một khoản tiền đáng kể và tạo ra công
ăn việc làm cho công nhân viên của doanh nghiệp mình
2.1.4.3 Buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu là thình thức xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu,người bán đồng thời là người mua, lượng hàng trao đổi với nhau có giá trị tươngđương Mục đích của xuất khẩu trong trường hợp này không phải là thu ngoại tệ mànhằm thu về một hàng hoá khác có giá trị tương đương
Các bên tham gia buôn bán đối lưu luôn phải quan tâm đến sự cân bằng trongtrao đổi hàng hoá Sự cân bằng này được thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Cân bằng về mặt hàng
- Cân bằng về tổng giá trị hàng hoá giao nhau
- Cân bằng về điều kiện giao hàng
Các hình thức xuất nhập khẩu đối lưu như hàng đổi hàng, trao đổi bù trừ,chuyển giao nghĩa vụ, giao dịch bồi hoàn, mua lại
2.1.4.4 Hình thức tái xuất khẩu.
Tái xuất khẩu là hình thức xuất khẩu ra nước ngoài những hàng hoá đượcnhập khẩu nhưng không được qua chế biến ở thị trường tái xuất
Theo luật Thương mại Việt Nam 2005 (khoản 1- điều 29): “Tạm nhập, táixuất hàng hoá là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặcbiệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy địnhcủa pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tụcxuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam ”
2.1.4.5 Gia công quốc tế
Đây là một phương thức kinh doanh trong đó một bên gọi là bên nhận giacông nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm của bên khác (gọi là bên đặt gia công) đểchế biến ra thành phẩm giao cho bên đặt gia công và nhận thù lao gọi là phí giacông
Đây là một trong những phương thức xuất khẩu đang có bước phát triểnmạnh mẽ và được nhiều quốc gia chú trọng bởi những lợi ích của nó:
Trang 11Đối với bên đặt gia công: Phương thức này giúp họ hạ thấp giá thành sảnphẩm, do đó có thể tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế sản phẩm Có thểđiều chỉnh cơ cấu nghành nghề ở nước sở tại.
Đối với bên nhận gia công: Phương thức này giúp họ giải quyết được công
ăn việc làm cho người lao động và làm kinh tế phát triển Giúp họ khắc phục đượcmâu thuẫn giữa dư thừa sản xuất mà thiếu nguyên liệu ở nước mình, tăng thu nhậpngoại tệ cho nước mình Giúp thu hút các kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiếncủa nước ngoài, thúc đẩy kinh tế hướng xuất khẩu phát triển
Ngoài các hình thức trên còn có hình thức đấu giá quốc tế, hội chợ, triển lãmthương mại …
2.2 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước.
Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập xung quanh đến vấn đề xuấtkhẩu, có những công trình chỉ xem xét riêng lẻ từng khía cạnh của hoạt động xuấtkhẩu như quy trình xuất khẩu, marketing xuất khẩu, chiến lược xuất khẩu Cũng cónhững công trình xem xét xuất khẩu ở góc độ tổng quát mỗi công trình đều cónhững bước đột phá trong việc đề ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nhưng cũngvẫn còn nhiều điểm hạn chế và thiếu sót riêng Dưới đây là một số công trìnhnghiên cứu tương tự của năm trước về Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá sangthị trường nước ngoài như:
Đề tài 1: “ Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại
công ty Dịch vụ và Thương mại số 1” - Luận văn tốt nghiệp năm 2006 - Đại họcThương mại
Đề tài 2: “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng nông sản
chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU” - Luận văn tốt nghiệp năm 2008 - Đạihọc Thương mại
Đề tài 3: “Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường EU
của Tổng công ty Thương mại Hà Nội” - Luận văn tốt nghiệp năm 2010 - Đại họcThương mại
Trong đó ở:
Trang 12Đề tài 1: Sinh viên tập trung nghiên cứu các lý luận về xuất khẩu, các nhân tố ảnh
hưởng đến HĐXK của Công ty và đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩuhàng dệt may cho Công ty Dịch vụ và Thương mại số 1 Ngoài ra tác giả mới chỉnghiên cứu tổng quát về hoạt động xuất khẩu chưa đi sâu áp dụng vào một thịtrường cụ thể như thị trường Mỹ hay EU, như thế công trình sẽ không đạt được hiệuquả cao nhất
Đề tài 2: Sinh viên đã đi sâu vào nghiên cứu những hạn chế, khó khăn, rào cản mà
Việt Nam đang gặp phải trong việc xuất khẩu hàng nông sản chủ lực sang thị trường
EU để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho hàng nông sảncủa Việt Nam trên thị trường này Đề tài quá rộng làm cho bài viết chung chung,các giải pháp của công trình mang tầm vĩ mô
Đề tài 3: Sinh viên đã đi phân tích thực trạng HĐXK của công ty, tìm ra điểm mạnh
điểm yếu của công ty từ đó dự báo triển vọng phát triển của công ty, đưa ra các đềxuất, kiến nghị nhằm đẩy mạnh HĐXK hàng dệt may của Công ty vào thị trườngEU
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu năm trước đã đánh giá tổng quátđược tình hình xuất khẩu của Công ty mình và những ảnh hưởng của các nhân tốmôi trường đến hoạt động xuất khẩu của Công ty Từ việc nghiên cứu thực trạng,các công trình nghiên cứu đã chỉ ra thành công , hạn chế và những nguyên nhân củahạn chế, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp ở tầm vĩ mô, vi mô áp dụng vào chodoanh nghiệp
Ngoài ra điểm hạn chế chung của những đề tài này là còn nhiều thiếu xót vềnội dung nghiên cứu, cần làm nổi bật hơn nội dung xuất khẩu và các yếu tố tác độngđến hoạt động xuất khẩu Từ đó mới có thể đánh giá hoạt động xuất khẩu của tađang gặp khó khăn gì và làm thế nào để giải quyết được khó khăn, thử thách đó
Đề tài “ Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gỗ dán sang thị trường Hàn Quốc của Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu gỗ Long Đạt” Nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu gỗ dán sang thị trường Hàn quốc của
Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu gỗ Long Đạt với:
- Sản phẩm xuất khẩu là mặt hàng gỗ dán
Trang 13- Thị trường xuất khẩu là thị trường Hàn Quốc
- Đối tượng nghiên cứu là Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu gỗ LongĐạt với nguồn lực bên trong của doanh nghiệp khác với những doanhnghiệp đã nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu là năm 2008 – 2010 với những thay đổi của môitrường bên ngoài, chịu ảnh hưởng của các chính sách, tỷ giá hối đoáingày càng lớn
Với đề tài này em đi sâu nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố môitrường bên ngoài tác động tới hoạt động kinh doanh của Công ty, tìm hiểu phân tíchtình hình kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây tìm ra điểm mạnh.điểm yếu của Công ty, hạn chế mà Công ty đang gặp phải, tìm ra nguyên nhân củanhững hạn chế đó từ đó đưa ra các đề suất ở tầm vĩ mô nhằm áp dụng vào giảiquyết những vấn đề còn tồn tại của doanh nghiệp góp phần nâng cao khả năng cạnhtranh của Công ty trên thị trường nước ngoài, đẩy mạnh hoạt dộng xuất khẩu củadoanh nghiệp
Vì vậy, em xin khẳng định đề tài này được đưa ra không có sự trùng lặphoàn toàn với các công trình nghiên cứu trong những năm trước
2.3 Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài
Đề tài đi vào nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu gỗ dán sang thịtrường Hàn Quốc thông qua những nội dung:
2.3.1 Đặc điểm của thị trường xuất khẩu
Nghiên cứu các đặc điểm của thị trường xuất khẩu giúp DN có cơ sở để đưa
ra định hướng chiến lược kinh doanh có hiệu quả và tránh được những rủi ronghiêm trọng
- Hiểu biết rõ chính sách pháp luật của nước nhập khẩu giúp DN có thể chủđộng thực hiện đúng theo những quy định pháp luật của nước đó về chính sách giá
cả, chính sách thuế nhập khẩu, luật chống bán phá giá, các quy định về nguồn gốcxuất xứ của mặt hàng xuất khẩu, các qui định phi thuế…tránh những hậu quả có thể
Trang 14xảy ra đối với doanh nghiệp như bị áp thuế chống bán phá giá làm ảnh hưởng đếnlượng hàng xuất khẩu và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường nhập khẩu.
- Nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của người tiêu dùng là cơ sở đểdoanh nghiệp định hướng lại hoạt động sản xuất, tập trung sản xuất, xuất khẩunhững mặt hàng, loại hàng được khách hàng yêu thích và đang có xu hướng tiêudùng rộng rãi Các doanh nhgiệp nắm bắt được tâm lý tiêu dùng theo model sẽthường xuyên đa dạng hoá sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng
- Nắm bắt rõ tình hình kinh tế - chính trị của nước nhập khẩu là cơ sở để đưa
ra những chiến lược xuất khẩu đúng đắn, có tính dài hạn Đối với một quốc gia cónền kinh tế phát triển, chính trị - xã hội ổn định thì đó là mốt quốc gia lý tưởng, mộtthị trường đầy tiềm năng cho các nhà xuất khẩu Để chiếm lĩnh được thị trường các
DN cần nghiên cứu và nắm bắt rõ tình hình thị trường để đưa ra phương án kinhdoanh mang tính chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vữngtrong dài hạn
- Nắm rõ hàng rào kĩ thuật của nước nhập khẩu để doanh nghiệp nghiên cứusản xuất, đầu tư trang thiết bị, học hỏi và sản xuất theo công nghệ tiến tiến, các sảnphẩm xuất khẩu đáp ứng được tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn với người sử dụng
2.3.2 Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu
Có thể đánh giá kết quả HĐXK thông qua một số tiêu chí cơ bản sau:
- Kim ngạch xuất khẩu: Chỉ tiêu này cho biết kết quả hoạt động xuất khẩu
mà doanh nghiệp đang tiến hành một cách tổng quát nhất dựa vào doanhthu từ hoạt động xuất khẩu, lợi nhuận hàng năm mà Công ty đạt được.Giá trị của các chỉ tiêu này càng lớn thể hiện khả năng kinh doanh, hiệuquả kinh doanh của Công ty ngày càng cao
- Hình thức xuất khẩu: Chỉ tiêu này chi biết doanh nghiệp hiện đang sử
dụng những hình thức xuất khẩu nào, các hình thức đó đã hợp lý haychưa
- Mặt hàng xuất khẩu: Chỉ tiêu này cho biết các loại sản phẩm hàng hoá
mà doanh nghiệp đang kinh doanh tới thị trường xuất khẩu
Trang 15- Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: Chỉ tiêu này cho biết mặt hàng xuất khẩu
nào mang lại doanh thu và lợi nhuận cao cho doanh nghiệp
- Đối thủ cạnh tranh: Chỉ tiêu này cho biết các đối thủ cạnh tranh chính
và tình hình cnạh tranh hiện tại của doanh nghiệp trong hoạt động xuấtkhẩu
- Thị phần xuất khẩu: Cho biết vị thế của doanh nghiệp tại thị trường xuất
khẩu đang ở mức nào, mức đó đã xứng đáng với tiềm năng phát triểncủa doanh nghiệp hay chưa
2.3.3 Các hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu chủ yếu của doanh nghiệp
Trong thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì để đẩy mạnhHĐXK của mình doanh nghiệp đã sử dụng một số biện pháp như:
Lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào kênh phân phối trên thị trường.
Đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp là con đường chính thâm nhập vào thị trườngnước ngoài của DN Con đường thứ 2 là hình thức liên doanh, có thể dưới hình thức
sử dụng giấy phép nhãn hiệu hàng hoá là biện pháp tối ưu để doanh nghiệp thâmnhập vào thị trường nước ngoài Con đường thứ ba là trong tương lai khi doanhnghiệp đã đủ mạnh để có thể lựa chọn thâm nhập thị trường bằng hình thức đầu tưtrực tiếp Dù lựa chọn phương thức nào thì doanh nghiệp cũng phải nghiện cứu kỹcác yếu tố như: dung lượng thị trường, thị hiếu tiêu dùng, kênh phân phối, đối thủcạnh tranh, giá cả… và cần nắm vững 4 nguyên tắc khi thâm nhập vào thị trườngnước ngoài đó là:
Nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng
Doanh nghiệp cần tận dụng mọi cơ hội nghiên cứu thị trường và khách hàng
để nắm bắt được đặc điểm của thị trường, nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng và
Trang 16các kênh phân phối trên thị trường, từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp để cải tiến
và đa dạng hoá sản phẩm, tạo nguồn hàng thích hợp với thị trường xuất khẩu
Muốn tạo ra nguồn hàng thích hợp, doanh nghiệp phải đầu tư và hoàn thiệnquản lý, tăng cường áp dụng các hệ thống quản lý ISO 9000 Điều này giúp cho DN
có thể tạo ra được nguồn hàng xuất khẩu ổn định và thích hợp sang thị trường nướcngoài
Đẩy mạnh công tác xúc tiến xuất khẩu
Hoạt động xúc tiến xuất khẩu là công việc chính của doanh nghiệp Ngoàiviệc chú trọng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranhcủa hàng hoá doanh nghiệp phải nâng cao năng lực tiếp thị tích cực thực hiện cáchoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trường nước ngoài
Chủ động tìm kiếm đối tác chào hàng thông qua việc tham gia hội chợ, triểnlãm thương mại và hội thảo chuyên đề tổ chức tại Việt Nam hoặc nước ngoài quatham tán thương mại Việt Nam Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường xuất khẩu trựctiếp hoặc thông qua phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Cục xúc tiếnthương mại Bộ Thương mại, Trung tâm thương mại Bộ thương mại…
Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu ứng dụng các nghiệp vụ marketing đểphát hiện nhiều mặt hàng mới có khả năng tiêu thụ trên thị trường nước ngoài Tổchức các dịch vụ trước và sau bán hàng để duy trì, củng cố uy tín của hàng hóa đốivới người tiêu dùng nước ngoài
Phát triển nguồn nhân lực cho đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Con người là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm
có chất lượng cao và đáp ứng tốt nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng Ngoài việctrang bị máy móc thiết bị hiện đại phải có những cán bộ kỹ thuật giỏi và công nhânlành nghề Vì thế doanh nghiệp cần có những chính sách đào tạo, bổ sung các kĩnăng cần thiết cho công nhân viên của Công ty có như thế sản phẩm của doanhnghiệp mới có khả năng cạnh tranh được trên thị trường quốc tế
Chính sách công nghệ
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay thì công nghệ là yếu tố mang tínhchất quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Công nghệ giúp
Trang 17doanh nghiệp tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chiphí cố định và chi phí nhân công làm giảm giá thành sản phẩm từ đó tăng tính cạnhtranh cho sản phẩm Vì vậy doanh nghiệp cần đầu tư công nghệ hiện đại để có thểxuất khẩu những sản phẩm có chất lượng với hàm lượng giá trị cao.
Chính sách nhân lực
Một doanh nghiệp mạnh điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó có mộtđội ngũ công nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ cao Trong mỗi doanh nghiệp thìnguồn lực con người là quan trọng nhất nó quyết định hiệu quả của việc sử dụngcác nguồn lực khác Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhậpkhẩu thì các cán bộ nghiệp vụ xuất khẩu phải là những người có trình độ chuyênmôn và kinh nghiệm nhất định, có đầu óc nhạy bén, linh hoạt và có khả năng phântích Vì vậy doanh nghiệp cần có những chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút laođộng giỏi, có chính sách đào tạo và trao đổi kinh nghiệm thường xuyên tạo điềukiện thuận lợi cho nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình
Chính sách marketing
+ Chính sách sản phẩm: Việc nâng cao chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với việc
nâng cao khẳ năng thoả mãn nhu cầu của khách Nâng cao chất lượng snả phẩm cóthể là nâng cao tính năng, công dụng, tiện ích của sản phẩm, đổi mới sản phẩm vềhình dáng mẫu mã, làm phong phú về chủng loại đi cùng với phát triển nhãn hiệu
và bao bì sản phẩm
+ Chính sách giá cả: Giá cả không phải là yếu tố hàng đầu nhưng vẫn được coi là
yếu tố cạnh tranh quan trọng trong kinh doanh xuất khẩu Trên cơ sở nghiên cứucác nhân tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá xuất khẩu, đặc biệt các biến số về chiphí, và dựa theo phương thức xuất khẩu doanh nghiệp cần có chính sách giá phùhợp để tạo cho sản phẩm có chỗ đứng vững chắc và gia tăng thị phần của doanhnghiệp trên thị trường xuất khẩu
+ Chính sách xúc tiến thương mại: Thực hiện và đẩy mạnh khảo sát nghiên cứu thị
trường để tìm kiếm khách hàng là một việc làm quan trọng và cần thiết đối với bất
kì một doanh nghiệp nào Bên cạnh hoạt động quảng cáo với các hình thức qua báotrí, tạp trí, tivi, internet… thì các doanh nghiệp xuất khẩu cần tham gia vào các hộitrợ, triển lãm thương mại và các hôi chợ, triển lãm chuyên ngành quốc tế nhằm thúcđẩy quảng cáo đưa thông tin về các mặt hàng đến với khách hàng
Trang 18Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GỖ DÁN SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU GỖ LONG ĐẠT 3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu vấn đề
3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
3.1.1.1 Dữ liệu sơ cấp
Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phát phiếu điều tra trắc nghiệm và tiếnhành phỏng vấn trực tiếp các cám bộ, nhân viên trong công ty, bên cạnh đó là việctìm hiểu thực tế hoạt động xuất khẩu mặt hàng gỗ dán của công ty
Phiếu điều tra kết hợp các câu hỏi phỏng vấn được xây dựng nhằm tìm hiểu ýkiến đánh giá tình hình xuất khẩu mặt hàng gỗ dán sang thị trường Hàn Quốc củaCông ty, những mặt còn tồn tại trong công tác này và những ý kiến chủ quan củacán bộ, nhân viên được phỏng vấn để giải quyết những tồn tại đó
Các bước tiến hành điều tra, phỏng vấn
Bước 1: Xác định mục tiêu điều tra, phỏng vấn
Bước 2: Xác định nội dung điều tra, phỏng vấn
Bước 3: Xác định đối tượng điều tra, phỏng vấn
Bước 4: Xác định thời gian điều tra, phỏng vấn
Bước 5: Tiến hành điều tra, phỏng vấn
Để tiến hành phương pháp điều tra phỏng vấn, em đã xây dựng mẫu phiếu điềutra chuyên sâu Số lượng mẫu tiến hành phỏng vấn 2 mẫu, số lượng phiếu tiến hànhđiều tra khảo sát và thiết lập bảng câu hỏi là 15 phiếu với nội dung phiếu phỏng vấnxoay quanh các vấn đề chủ yếu về xuất khẩu mặt hàng gỗ dán sang thị trường HànQuốc, những khó khăn, thách thức mà công ty đang gặp phải và hướng giải quyếtnhững khó khăn thách thức đó của công ty
Các bước tiến hành điều tra phỏng vấn tại công ty
Phỏng vấn là đưa ra những câu hỏi với người đối thoại để thu thập thông tin.Thực chất, phỏng vấn là một phương pháp quan sát gián tiếp bằng cách “nhờ ngườikhác quan sát hộ” Để tiến hành điều tra phỏng vấn gồm 4 bước:
Bước 1: chuẩn bị phỏng vấn: Phân tích vấn đề nghiên cứu, hiểu rõ thông tin nàocần có được từ cuộc phỏng vấn, và ai là người có thể cung cấp thông tin đó Tiếp
Trang 19theo là phác thảo hướng dẫn phỏng vấn và các câu hỏi phỏng vấn Các câu hỏi emđặt ra chủ yếu tập trung vào vấn đề nghiên cứu tình hình xuất khẩu mặt hàng gỗ dáncủa Công ty sang thị trường Hàn quốc trong những năm gần đây, những thành tựu
mà Công ty đạt được và những khó khăn, hạn chế mà Công ty đang gặp phải và một
số giải pháp để nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng gỗ dán sang thị trường HànQuốc của Công ty
Bước 2: Phỏng vấn thử: Xem xét lại bảng câu hỏi, thời gian phỏng vấn, thờigian trả lời bảng câu hỏi, những vấn đề phát sinh trong phỏng vấn
Bước 3: Tiến hành phỏng vấn: Người phỏng vấn giới thiệu mục đích củacuộc phỏng vấn, tầm quan trọng của nó… để hướng người trả lời vào những câu hỏi
đã được định sẵn Người phỏng vấn ghi chép đầy đủ thông tin mà người trả lời cungcấp
Bước 4: Sau phỏng vấn: Xem xét lại các câu trả lời có logic hay không trong bảngcâu hỏi
Phương pháp điều tra khảo sát và thiết lập bảng câu hỏi
Điều tra khảo sát và thiết lập bảng câu hỏi là phương pháp thu thập số liệu thôngdụng nhất trong nghiên cứu kinh tế Các bước điều tra bảng câu hỏi
Bước 1: chọn mẫu: Em chọn một số nhân viên trong công ty bao gồm cả cán bộquản lý, nhân viên lâu năm và cả nhân viên mới của công ty
Bước 2: Thiết kế bảng câu hỏi: Em đưa ra các loại câu hỏi liên quan dến vấn đề xuấtkhẩu của công ty đặc biệt là mặt hàng gỗ dán sang thị trương Hàn Quốc nhằm thuthập được cao nhất ý kiến của từng cá nhân được hỏi về lĩnh vực này Các dạng câuhỏi được sử dụng là :
- Câu hỏi kèm theo phương án trả lời “ có” hoặc “ không”
- Câu hỏi lựa chọn
- Câu hỏi kèm nhiều phương án trả lời để mở rộng khẳ năng lựa chọn
- Câu hỏi kèm phương án trả lời có trọng số để phân biệt mức độ quan trọng
- Những câu hỏi mở để người điền phiếu trả lời theo ý mình
Bước 3: Xử lý kết quả điều tra dựa trên cơ sở thống kê toán
3.1.1.2 Dữ liệu thứ cấp
Trang 20- Nguồn dữ liệu bên ngoài: Các luận văn khoá trước, website của công ty, tạp trí,các website thông tin có liên quan đến HĐXK mặt hàng gỗ dán và thị trường HànQuốc
- Nguồn dữ liệu bên trong: Các báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, cácvăn bản và quyết định của Công ty, kế hoạch và mục tiêu phát triển của Công ty.Xem xét, thu thập số liệu trên sổ sách kế toán, các báo cáo tài chính của công tytrong 3 năm gần đây từ năm 2008 đến 2010
3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Đây là phương pháp xử lý các thông tin định lượng, thông tin này được thu thập
từ các tài liệu thống kê hoặc kết quả quan sát, thực nghiệm Tuỳ thuộc tính hệ thống
và khả năng thu thập thông tin, số liệu có thể được trình bày dưới nhiều dạng, từthấp đến cao, bảng số liệu, biểu đò, đồ thị…Trong luận văn này em đi phân tích sốliệu thu thập được bằng các phương pháp:
- Phân tích tổng hợp: Phân tích các dữ liệu, số liệu thu thập được từ đó rút ranhận xét
- Phân tích thống kê: Thống kê kết quả từ các bảng tổng kết hoạt động sảnxuất kinh doanh, bảng kinh doanh xuất nhập khẩu qua các năm
- Phân tích so sánh: Lấy số liệu năm đầu tiên nghiên cứu 2008 làm mốc để sosánh, đánh giá sự tăng giảm về số lượng, kim ngạch xuất khẩu của các nămtiếp theo
- Tiếp cận thực tiễn các vấn đề lý luận: Tiếp cận thực tế hoạt động xuất khẩu,
từ đó so sánh giữa thực tiễn và lý luận
- Phương pháp khác: Dùng đồ thị, biểu đồ để so sánh kim ngạch, tỷ trọng mặthàng gỗ dán xuất khẩu
3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng gỗ dán của Công ty sang thị trường Hàn Quốc.
3.2.1 Đánh giá tổng quan tình hình
3.2.1.1 Vài nét về công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu gỗ Long Đạt
Tên công ty: Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu Long Đạt
Tên giao dịch: Long Dat Import – Export and Production Corporation
Trang 21Tên viết tắt: Longdat Corp.
Trụ sở chính : Số 6/95 đường Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Văn phòng giao dịch : Số 65/2 đường Hoàng Sâm, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT : (84-4) 3 791 6162
FAX : (84-4) 3 791 6163
Webside : http://www.longdatcorp.com
Công ty được thành lập chính thức vào tháng 1/2005 theo giấy phép kinh doanh
số 0103034712 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Tiền thân củaCông ty là Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Long Đạt, được thành lập năm
2003 Trải qua một quá trình hoạt động và phát triển, Công ty ngày càng trở nên lớnmạnh đã xây dựng được một mô hình công ty hiện đại, ngày càng phát triển và phùhợp với môi trường kinh doanh mới
+ Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Long Đạt chuyên sản xuất và kinhdoanh gỗ dán các loại, MDF, veneer, pallet, blockboard… chất lượng cao vớinhiều yêu cầu của khách hàng
+ Sản xuất, mua bán, hàng thủ công mĩ nghệ, vật liệu xây dựng, đồ trang trí nội ngoạithất
+ Tổ chức sản xuất, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trongnước và nước ngoài để sản xuất hàng xuất nhập khẩu và hàng tiêu dùng
+ Sản phẩm của công ty được xuất khẩu đi các nước Nhật Bản, Hàn Quốc,Malaysia, India…
+ Ngoài ra Công ty còn tham gia vào lĩnh vực Tư vấn bất động sản
+ Dịch vụ cho thuê nước ngoài: cho thuê văn phòng, căn hộ cao cấp, show room,nhà xưởng…
+ Dịch vụ tư vấn mua- bán – cho thuê căn hộ, đất ở, đất dự án
+ Đầu tư, kinh doanh các dự án bất động sản, tư vấn thương mại
Trang 22- Với kho hàng rộng 1000 m2 nằm gần trung tâm thị trấn Đông Anh, với đầy đủtrang thiết bị tạo điều kiện thuận lợi cho việc đóng gói hàng hoá và vận chuyểnhàng ra cảng Hải Phòng.
PHÓ GIÁM ĐỐC
TƯ VẤN BẤT
ĐỘNG SẢN
BỘ PHẬN XUẤTNHẬP KHẨU
PHÒNG KẾTOÁN
PHÒNG KINH DOANH
PHÒNGXUẤTNHẬPKHẨU
BỘPHẬNKÝQUỸGIÁM ĐỐC
Trang 23- Công ty có nguồn tài chính ổn định, ít phải vay vốn ngân hàng nên tránh đượcthời kì biến động về lãi suất cho vay như trong năm 2008 vừa qua.
- Sản phẩm của Công ty ngày càng được đa dạng hóa, với nhiều kích thước vàchủng loại phong phú hơn
- Vì là một Công ty còn non trẻ nên Công ty rất chú trọng đến hoạt động xúctiến thương mại Ngoài những khách hàng truyền thống, phòng Kinh doanh củaCông ty luôn tích cực khai thác những thị trường mới, tìm kiếm thêm những đơnhàng từ những khách hàng mới
- Công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa nên hoạt động xuấtkhẩu được thực hiện qua giao dịch bán bằng kí kết hợp đồng và thanh toán bằng thưtín dụng (L/C) Điều này đảm bảo cho khả năng được thanh toán của Công ty ngay
cả với khách hàng mới, tránh được tình trạng bị nợ tiền hàng từ khách hàng, giúpkhả năng thu hồi vốn nhanh
- Hiện nay mặt hàng gỗ dán đang được hưởng mức thuế suất là 0%, và hàngxuất đi không cần giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) Điều này giảm thiểu được rấtnhiều thủ tục cũng như chi phí làm thủ tục cho Công ty
- Về kĩ thuật: Dây truyền sản xuất của Công ty còn thiếu nhiều máy móc Đơn
cử như loại máy sấy gỗ sau khi cây gỗ được bóc tách Hiện giờ gỗ sau khi bóc vẫnchỉ được phơi nắng thủ công, khi bị ảnh hưởng của yếu tố thời tiết, gỗ không thểkhô, làm ảnh hưởng đến sản xuất, dẫn đến ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện đơnhàng
Xưởng sản xuất không nằm tập trung nên khó quản lý, dẫn đến chất lượng củasản phẩm không đồng đều, ảnh hưởng tới uy tín của Công ty với bạn hàng
Trang 24- Về nguồn nguyên liệu: Nguyên liệu của Công ty được đặt hàng từ những nôngtrường với nguồn gỗ rừng trồng là chủ yếu với những loại như: gỗ bồ đề, gỗ bạchđàn, gỗ keo, gỗ trám… Tuy nhiên nguồn nguyên liệu này không phải lúc nào cũng
ổn định Điều này ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sản xuất của Công ty
- Về con người: Vấn đề con người luôn đóng vai trò quan trọng trong bất cứdoanh nghiệp nào, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập như ngày nay Công ty cóđội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình, năng động, nhiều nhân viên có năng lực Nhưng sốngười có kinh nghiệm về kinh doanh quốc tế, và chuyên sâu chuyên ngành xuấtnhập khẩu lại không nhiều Một số thủ tục xuất hàng vẫn phải thuê những công tyvận tải làm trọn gói Điều này làm tăng chi phí bán hàng của Công ty
Ngoài ra còn đội ngũ công nhân sản xuất Chủ yếu là người lao động phổ thông,không được đào tạo qua trường lớp để có chuyên môn trong sản xuất Chuyên môn
họ có được là do hình thức “cầm tay chỉ việc” của những người làm việc trước đó,thiếu sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm mình làm ra Điều này cũng là một trongnhững nguyên nhân làm cho chất lượng sản phẩm không đồng đều, và lại phải mấtthêm chi phí cho việc lựa chọn, tuyển hàng phù hợp với yêu cầu của người mua
3.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng gỗ dán sang thị trường Hàn Quốc
3.2.2.1 Ảnh hưởng của nhân tố vĩ mô
Ảnh hưởng của môi trường kinh tế
Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động đến hầu hết các nền kinh tếtrên thế giới trong đó có Việt Nam Việt Nam bị ảnh hưởng chậm hơn một nhịp sovới các quốc gia khác, lĩnh vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất được coi là hoạt độngxuất khẩu Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2008 đến 2010 đã cónhững biến động mạnh Hàn Quốc là thị trường quan trọng, có sức tiêu thụ lớn cácmặt hàng gỗ dán, ván lát sàn hay đồ thủ công mỹ nghệ của Việt Nam Khủng hoảngkinh tế ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ sản phẩm, khiến thị trường này cắt giảmtiêu dùng nhập khẩu đồng thời tác động tới phân phối thu nhập của người tiêu dùng
ở thị trường này làm cho đầu ra của sản phẩm XK gặp nhiều khó khăn
Trang 25Không những vậy do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế mà các nhà
NK gây nhiều bất lợi cho nhà XK gỗ như yêu cầu trả chậm hoặc giãn thời gian giaohàng Đây là nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc đẩy mạnh XK gỗ sang thị trường HànQuốc
Nhân tố thu nhập, mức sống của người dân
Mức sống của người dân cao khi đó quyết định mua hàng hoá không chịuảnh hưởng của sự thay đổi về giá cả theo xu hướng giảm Thu nhập thấp thì ngượclại Thị trường Hàn Quốc là một thị trường lớn có mức thu nhập tương đối cao, giá
cả rẻ không phải là điều kiện để quyết định mua hàng hay không mà giá cao đôi khilại là yếu tố đánh giá chất lượng sản phẩm và quyết định mua hàng Đây là yếu tố
có ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của Công ty
Nhân tố nguồn lực và tài nguyên thiên nhiên
Nhân tố này có ảnh hưởng lớn đến HĐXK của Công ty Nguồn lực có đủ lớnthì mới có khả năng thực hiện HĐXK vì HĐXK chứa nhiều rủi ro Một nhân tố gâyảnh hưởng rất lớn cho công ty Long Đạt đó là thiếu nguyên liệu đầu vào, nguyênliệu phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty chủ yếu là do nhập khẩu và gomhàng nhỏ lẻ trong nước vì thế nguyên vật liệu đầu vào không ổn định gây khó khăncho công ty khi có những đơn đặt hàng lớn Hơn nữa một rào cản cho sản xuất kinhdoanh gỗ của công ty không chỉ là kết cấu hạ tầng như: điện, bến bãi, đường xá hệthống rừng nguyên liệu… mà còn ở hàng loạt điều kiện hạ tầng mềm Đó là các chiphí bất hợp lý trong vận tải hàng XNK, thủ tục thuế quan, cải cách hành chính, vayvốn ngân hàng…
Nhân tố công nghệ
Các yếu tố khoa học công nghệ có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động kinh
tế nói chung và các hoạt động xuất khẩu gỗ nói riêng Khoa học công nghệ ngàycàng phát triển làm cho sự giao thương giữa các đối tác ngày càng dễ dàng hơn.Khoảng cách không gian, thời gian không còn là trở ngại lớn cho việc xuất nhậpkhẩu Sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu internet, giúp cho mọi thông tin thịtrường thế giới được cập nhật liên tục thường xuyên Các doanh nghiệp xuất khẩucũng có thể quảng cáo được sản phẩm của mình mà tốn rất ít chi phí
Trang 26Tuy nhiên trong việc tạo nguồn hàng xuất khẩu, đối với công ty cổ phần sảnxuất và xuất nhập khẩu gỗ Long Đạt thì việc thiếu máy móc, trang thiết bị dẫn đếnchất lượng không đảm bảo đã gây khó khăn cho việc xuất khẩu gỗ của Công ty.
Như vậy khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng lớn đến HĐXK của Công ty Nógiúp cho công ty có điều kiện hội nhập tốt hơn, các sản phẩm của công ty có khảnăng cạnh tranh tốt hơn trên thị trường nước ngoài giúp doanh nghiệp nâng caođược hình ảnh, vị thế của mình Nhưng nếu như không biết áp dụng thì nó sẽ là mộtcản trở lớn vì khi đó Công ty sẽ bị tụt hậu xa hơn với các doanh nghiệp trong vàngoài nước khác như vậy sẽ không đủ khả năng để nâng cao khả năng cạnh tranhcho Công ty
Nhân tố cạnh tranh quốc tế
Sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường quốc tế là rất mạnh mẽ Hoạt độngxuất khẩu của Công ty muốn tồn tại và phát triển được thì một vấn đề đặt ra đó làphải giành được thắng lợi đối với đối thủ cạnh tranh về mặt giá cả, chất lượng, uytín…Đây là một thách thức và là một rào cản lớn đối với Công ty Các đối thủ cạnhtranh với Công ty về sản phẩm gỗ không chỉ có sức mạnh về kinh tế, chính trị, khoahọc công nghệ mà ngày nay sự liên kết thành các tập đoàn lớn, tạo nên thế mạnhđộc quyền trên thị trường Các tập đoàn kinh tế này có thế mạnh rất lớn và quyếtđịnh thị trường do đó là một lực cản lớn đối với công ty Chính vì vậy mà công tyLong Đạt phải luôn biết xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh, ngoài ra hợp lý
về giá cả, tăng chất lượng mặt hàng gỗ dán Đó là thành công lớn cho Công ty chocạnh tranh về mặt hàng gỗ dán của Công ty
Nhân tố pháp luật
Bao gồm hệ thống các luật tác động đến hoạt động xuất khẩu Mỗi quốc gia cómột hệ thống luật khác nhau vì thế có những quy định khác nhau về các HĐXK.Đối với xuất khẩu gỗ công ty chịu ảnh hưởng các yếu tố sau;
- Các quy định về thuế, giá cả, chủng loại mặt hàng gỗ xuất khẩu, khối lượng,chất lượng, kích thước, nguồn gốc xuất xứ các mặt hàng nhập khẩu
- Các quy định về chế độ sử dụng lao động, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểmphúc lợi…
Trang 27- Các quy định về giao dịch hợp đồng xuất khẩu như, giá mặt hàng xuất khẩu,
số lượng xuất khẩu, phương tiện vận tải sử dụng trong giao dịch xuất khẩu…Các quy định về tự do mậu dịch hay xây dựng các hàng rào thuế quan chặtchẽ
Không chỉ riêng với Long Đạt mà đối với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam khixuất khẩu các mặt hàng từ gỗ đều phải hiểu và nắm rõ những quy đinh về pháp luật
cả 2 nước nhập khẩu và xuất khẩu Ngoài ra đối với thị trường Hàn Quốc các doanhnghiệp còn cần phải biết được những yêu cầu chung đối với mặt hàng này như:
o Đáp ứng quy định của Luật kiểm tra an toàn và quản lý chất lượng củaHàn Quốc Luật này nhằm bảo vệ người tiêu dùng tránh rủi ro, nguyhiểm có thể gây ra do các sản phẩm kém chất lượng hoặc nhập lậu
o Có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá
o Nhà sản xuất cần có nguồn gỗ tốt, hợp lệ, ổn định đáp ứng đòi hỏi củakhách hàng để đảm bảo chất lượng sản phẩm
o Đảm bảo sản phẩm không gây hại môi trường
o Bao bì hợp lệ, đúng quy cách
Ngoài ra, hình ảnh nhà xưỏng ngăn nắp, gọn gang, sạch sẽ, đời sống côngnhân tốt, thiết bị máy móc đồng bộ…cũng là điều mà các nhà nhập khẩu Hàn Quốcquan tâm bởi vì điều này nói lên sự ổn định sản xuất, đảm bảo tiến độ giao hàng
Nhân tố văn hoá, xã hội
Văn hoá khác nhau cũng quy định việc xuất nhập hàng hoá khác nhau Nềnvăn hoá của một quốc gia được hình thành từ lâu và trở thành thói quen với ngườidân nước đó Việc xuất khẩu gỗ sẽ mang văn hoá của Việt Nam vào nước nhậpkhẩu Nếu như ta cố giữ cho văn hoá Việt Nam thì đôi khi nó lại là cản trở cho việcxuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc Hàn Quốc là một quốc gia có nền văn hoá lâuđời mang đậm nét văn hoá phương đông Xu hướng tiêu dùng các sản phẩm từ gỗ ỏthị trường Hàn Quốc hiện nay thường có mẫu mã đơn giản, sang trọng, giá cả hợp
lý, đáp ứng được đầy đủ nhu cầu sử dụng Đối với tất cả các loại đồ gỗ nội thất, kể
cả đồ nội thất cho nhà bếp được nhập vào thị trường Hàn Quốc, các nhà nhập khẩuHàn Quốc rất quan tâm đến chất lượng và độ an toàn của sản phẩm nhằm đảm bảolợi ích của người mua hàng Vì vậy để xuất khẩu thành công điều không thể thiếu
Trang 28trước khi xâm nhập vào thị trường này là công ty phải hiểu rõ được thị hiếu tiêudùng, phong tục tập quán và những nét văn hoá riêng có của người dân Hàn Quốc.Đòi hỏi ở mỗi sản phẩm xuất khẩu phải có nét văn hoá đặc trưng của thị trường HànQuốc có như thế công ty mới thâm nhập và mở rộng được thị trường xuất khẩu ởquốc gia này.
3.2.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố vi mô
Đối thủ cạnh tranh
Bên cạnh sự cạnh tranh với các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dán tại thị trongnước công ty Long Đạt còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các mặt hàng củaMalaysia, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản…và các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng
gỗ dán tại thị trường Hàn Quốc
Tiềm lực tài chính
Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu gỗ Long Đạt là một Công ty có vốn
cổ phần nên nguồn vốn chủ yếu của doanh nghiệp là do các cổ đông đóng góp vì thếtiềm lực tài chính của Công ty chưa cao, quy mô còn nhỏ điều đó gây trở ngại chocông ty khi đầu tư cho hoạt động sản xuất mở rộng quy mô để thúc đẩy hoạt độngkinh doanh
Là công ty mới thành lập nên cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty còn nhiềuthiếu thốn, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, điều này khiến cho các sản phẩm của Công
ty gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thịtrường Hàn Quốc cũng như các thị trường nước ngoài khác
Tiềm lực con người
Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty hiện nay là 15 người Trong đó sốnhân viên đạt trình độ đại học trở lên là 15 người Đây là một Công ty có quy mônhỏ nhưng trình độ công nhân viên đồng đều lại là một đội ngũ trẻ, năng động, cókhả năng nắm bắt thị trường tốt nhưng do đội ngũ trẻ nên còn thiếu kinh nghiệmchuyên môn điều này ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty
Ngoài các yếu tố về cơ sở vật chất kỹ thuật, cán bộ công nhân viên, còn cócác yếu tố khác như uy tín của công ty, thương hiệu, văn háo trong công ty sẽ tạonên tinh thần cho công ty
Trang 29Vì vậy, hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty không chỉ chịu ảnhhưởng của những điều kiện môi trường khách quan mà còn chịu ảnh hưởng lớn củacác yếu tố môi trường trong doanh nghiệp Do đó để hoạt động kinh doanh có hiệuquả, Công ty không chỉ nghiên cứu các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh quốc tế
mà còn nghiên cứu các yếu tố thuộc môi trường trong nước, cũng như các yếu tốbên trong doanh nghiệp Từ đó có biện pháp nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, đàotạo và phát triển mạnh mẽ cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, nắm bắt được cơ hộixuất khẩu
3.2.2.3 Đặc điểm của thị trường Hàn Quốc
Đặc điểm kinh tế - chính trị
Hàn Quốc là một đất nước nghèo tài nguyên Trước thập niên 60 của thế kỉ
XX, Hàn Quốc vẫn là nước chưa phát triển Nhưng bắt đầu từ thập niên 60 của thế
kỉ XX, kinh tế Hàn Quốc bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh, đến giữa thập niên 80
đã trở thành nước công nghiệp phát triển mới (NICS) Đặc điểm của nền kinh tếHàn Quốc là một nền kinh tế thị trường nhưng sự điều tiết của Nhà nước đóng vaitrò quan trọng
Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ 3 ở châu Á và đứng thứ
10 trên thế giới tính theo GDP năm 2006 Hàn Quốc cũng là một nước có sự tăngtrưởng kinh tế nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 5% mỗi năm.Một phân tích gần đây nhất bởi Goldman Sachs năm 2007 đã chỉ ra Hàn Quốc sẽ trởthành nước giàu thứ 3 trên thế giới vào năm 2025 với GDP bình quân đầu người là52.000 USD Và tiếp 25 năm sau nữa sẽ vượt qua tất cả các nước ngoại trừ Hoa Kỳ
để trở thành nước giàu thứ 2 trên thế giới, với GDP bình quân đầu người là 81.000USD Tháng 2/2003, Tổng thống Roh Moo Hyun công bố chính sách và mục tiêukinh tế mới: về lâu dài, xây dựng ổn định và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên,biến Hàn Quốc thành một trung tâm kinh tế mới của thế giới Hiện Hàn Quốc cóquan hệ ngoại giao với trên 180 nước Tổng kim ngạch nhập khẩu là 256 tỷ USDnăm 2005, và đã tăng lên 356,7 tỷ USD vào năm 2007 Điều đó cho thấy rằng, HànQuốc là một thị trường nhập khẩu tiềm năng cho các nhà xuất khẩu Việt Nam nóichung, và đặc biệt là doanh nghiệp gỗ nói riêng
Đặc điểm văn hoá – xã hội
Trang 30Với những nét văn hóa khá tương đồng với Việt Nam, nhưng được kết hợptính hiện đại của nền kinh tế tư bản, Hàn Quốc cũng sử dụng khá nhiều những sảnphẩm từ gỗ vào hoạt động phát triển Hiện nay, Hàn Quốc cũng là 1 thị trường khá
mở đối với doanh nghiệp gỗ Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng gỗ dán Người tiêudùng Hàn Quốc ngày càng biết đến nhiều hơn những sản phẩm gỗ xuất xứ từ ViệtNam
Hàn Quốc là một trong những nước có nên kinh tế phát triển nên có mứcsống dân cư cao Các sản phẩm gỗ được tiêu dùng tại thị trường này thường lànhững sản phẩm có chất lượng tốt, gỗ được sử dụng phải đảm bảo làm từ nguồnnguyên liệu bền vững có lợi cho môi trường và an toàn cho người sử dụng Ngoài ratại Hàn Quốc một bộ phận lớn dân cư đang có xu hướng mua đồ gỗ cao cấp về trangtrí cho nhà bếp Xu hướng này càng khẳng định người tiêu dùng Hàn Quốc càngngày càng quan tâm đến chất lượng và mẫu mã sản phẩm, chứ không đơn thuần chỉ
là giá cả nữa Các sản phẩm gỗ phải được thiết kế đẹp, hợp mốt và phục vụ đượcnhững yêu cầu của người tiêu dùng
Đặc điểm thị trường gỗ Dán Hàn Quốc
Hàn Quốc là một quốc gia có nền kinh tế phát triển, đứng thứ 3 Châu Á vàđứng thứ 10 trên thế giới tính theo GDP năm 2006 Hàn Quốc cũng là một nước cónền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất, với tốc độc tăng trưởng GDP bình quân mỗinăm là hơn 5% Hàn Quốc cũng là một thị trường nhập khẩu đầy tiềm năng đối vớicác nhà xuất khẩu Việt Nam
Quan hệ hợp tác kinh tế song phương chiếm vị trí hết sức quan trọng trongquan hệ Việt Nam – Hàn Quốc Hiện nay, hai nước đã trở thành đối tác quan trọngcủa nhau Hàn Quốc luôn là một trong mười đối tác quan trọng của Việt Nam, cả vềđầu tư và thương mại Việt Nam cũng là đối tác quan trọng của Hàn Quốc ở ĐôngNam Á
Cho đến nay, Hàn Quốc đã cho Việt Nam vay ưư đẫi 169 triệu USD và việntrợ không hoàn lại khoảng 60 triệu USD Theo số liệu thống kê thì Hàn Quốc là đốitác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam, chỉ sau Nhật Bản, Singapore, Đài Loan
Thị trường đồ gỗ dán cho nhà bếp ở Hàn Quốc đang rất sôi động Hiện naytại Hàn Quốc một bộ phận lớn dân số đang có xu hướng mua đồ gỗ cao cấp về trang
Trang 31trí cho nhà bếp của mình Xu hướng này càng khẳng định người tiêu dùng HànQuốc càng ngày càng quan tâm đến chất lượng và mẫu mã sản phẩm chưa khôngđơn thuần là giá cả nữa.
Đồ gỗ dán cho nhà bếp yêu cầu phải được thiết kế đẹp, hợp mốt và phục vụđược những yêu cầu của người sử dụng Những mặt hàng đồ gỗ ở mức giá thấp vàtrung bình không còn được đai đa số người tiêu dùng ưa chuộng
Thị trường đồ gỗ bị chi phối từ nhu cầu của các cặp vợ chồng mới cưới vànhững gia đình có điều kiện chuyển vào ở các căn hộ hoặc nhà mới có diện tích lớnhơn Hai nhóm khách hàng này giữ tỷ lệ tiêu thụ đồ gỗ nhà bếp ổn định và lớn nhấthiện nay
Khoảng 70% các chung cư tại Hàn Quốc đựoc xây dựng từ giữa những năm
1970 - 1980, tương đương khoảng 3,5 triệu căn hộ có trên 20 năm Do vậy nhu cầusửa chữa lại nhà là rất lớn Điều này cũng làm tăng nhu cầu sử dụng đồ nội thấtmới
Đối với tất cả các lại đồ gỗ, kể cả gỗ dán cho các nhà nhập khẩu Hàn Quốc,các nhà nhập khẩu Hàn Quốc rất quan tâm đến chất lượng và độ an toàn của sảnphẩm nhằm đảm bảo lợi ích cho người sử dụng vì vậy các nhà sản xuất đồ gỗ ViệtNam cần chú trọng hơn nữa đến chất lượng và mẫu mã của sản phẩm, chứ khôngnên chỉ đơn thuần vào tập trung vào việc làm hàng giá rẻ
3.3 Kết quả điều tra trắc nghiệm về hoạt động xuất khẩu gỗ của công ty Long Đạt và kết quả tổng hợp đánh giá của các chuyên gia.
3.3.1 Kết quả phiếu điều tra
Số lượng phiếu phát ra : 15 phiếu
Số lượng phiếu thu về : 15 Phiếu
Dưới đây là kết quả điền tra trắc nghiệm thu được từ cán bộ công nhân viên Công ty
cổ phần sản xuất và xuất khẩu gỗ Long Đạt