Cơ cấu thị trường xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gỗ dán sang thị trường Hàn Quốc của Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu gỗ Long Đạt.DOC (Trang 37)

3.4.2.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Bảng 3.2 Kim ngạch xuất khẩu gỗ dán của Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu gỗ Long Đạt

Đơn vị: nghìn đồng, %

Thị trường Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá trị (nghìn đồng) tỷ lệ(%) Giá trị (nghìn đồng) tỷ lệ(%) Giá trị( nghìn đồng) tỷ lệ (%) Nhật Bản 3.748.542 22,18 5.256.432 20,51 5.126.110 20,8 Hàn Quốc 4.315.205 25,53 7.642.935 29,81 6.750.043 27,4 Singapore 2.148.622 12,71 3.742.668 14,64 3.220.984 13,07 Đài Loan 2.741.562 16,22 2.844.662 11,09 3.222.184 13,07 Trung Quốc 2.825.681 16,72 3.128.634 12,21 3.184.662 12,9 Các nước khác 1.121.838 6,64 2.985.983 11,65 3.145.485 12,76 Tổng 16.901.450 100 25.641.314 100 24.649.468 100

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm: phòng kế toán )

Qua bảng số liệu ta thấy Hàn quốc là một thị trường xuất khẩu gỗ dán lớn nhất của công ty thường chiếm hơn 25% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ dán của Công ty. Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ dán vào thị trường Hàn Quốc đạt 4,3 tỷ đồng đến năm 2009 tăng lên 7,64 tỷ đồng tăng 3,34 tỷ đồng so với năm 2008. Đây là năm mà kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc đạt tỷ trọng lớn nhất từ trước đến nay. Do năm 2009 nền kinh tế toàn cầu đang dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra vào năm 2008 nhu cầu về nhập khẩu của thị trường này tăng lên đáng kể nhất là các sản phẩm gỗ dán, mặt hàng gỗ phục vụ cho trang trí nội thất phòng bếp của các gia đình Hàn Quốc. Tuy nhiên qua biểu đồ cho thấy đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này giảm xuống còn 6,75 tỷ đồng, giảm 11,6% so với năm 2009. Nguyên nhân khách quan của sự sụt giảm này là do Công ty vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp khác trên thị trường này. Hàn Quốc là một thị trường tiềm năng chính vì vậy mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới xâm nhập vào thị trường này, ngoài ra do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất khan hiếm, không ổn định làm ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu của Công ty. Nguyên nhân chủ quan của sự sụt

4,315,205 7,642,935 6,750,043 0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000 8,000,000 2008 2009 2010 Doanh thu (nghìn đồng) Doanh thu (nghìn đồng)

giảm này là do Công ty chưa có thông tin thị trường nhanh nhạy, Việc nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng thay đổi qua từng năm chưa chính xác khiến mặt hàng xuất khẩu của Công ty sang thị trường này tiêu thụ chậm, hơn nữa do mặt hàng gỗ dán xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc có chủng loại sản phẩm ít đa dạng, kích thước, mẫu mã sản phẩm xuất khẩu năm 2010 chủ yếu vẫn là những mẫu mã và kích thước sản phẩm của năm 2009 làm cho khách hàng có ít sự lựa chọn và cảm thấy nhàm chán với các sản phẩm này điều đó ảnh hưởng lớn đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Hơn nữa do Công ty có quy mô nhỏ, môi trường làm việc chưa chuyên nghiệp, chế độ ưư đãi cho cán bộ công nhân viên trong Công ty còn nhiều hạn chế vì vậy Công ty đã gặp phải tình trạng nhảy việc của nhân viên, một số nhân viên có trình độ cao, có kinh nghiệm đã bỏ việc điều đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Công ty đã mất một số lượng khách hàng lớn trong năm 2010. Điều đó đã làm cho kim ngạch xuất khẩu của Công ty giảm. Mặt khác nguồn vốn nhỏ hẹp cũng là một nguyên nhân làm cho kim ngạch xuất khẩu của Công ty sụt giảm trong năm 2010. Năm 2010 là năm nền kinh tế Hàn Quốc đang có sự phục hồi nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 chính vì vậy nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng lên đòi hỏi chất lượng các trang thiết bị nội thất, các sản phẩm gỗ, nội thất nhập khẩu phải có chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, và tiện nghi trong khi sử dụng. Để đáp ứng được yêu cầu đó của người tiêu dùng yêu cầu về vốn cho nhà xuất khẩu Việt Nam là rất lớn để nhập khẩu máy móc hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất, chi phí cho hoạt động tìm kiếm và khai thác thông tin thị trường nước ngoài. Hàn Quốc là một thị trường đầy tiềm năng tuy nhiên cũng là một thị trường khó tính với các trở ngại và yêu cầu các tiêu chuẩn chất lượng. Vì vậy, Công ty cần có những biện pháp nhằm khắc phục và đẩy mạnh công tác xuất khẩu mặt hàng gỗ dán vào Hàn Quốc.

3.4.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Hàn Quốc là đối tác kinh tế lớn của Việt Nam. Và theo nghiên cứu mới đây nhất thì đến năm 2015 Hàn Quốc sẽ trở thành thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ lớn thứ 3 của Việt Nam, chiếm tới 10% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu Long Đạt, Hàn Quốc đã trở thành

một thị trường truyền thống. Dưới đây là bảng cơ cấu sản phẩm gỗ dán xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc.

Bảng 3.3: Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu sản phẩm sang Hàn Quốc

Kích thước Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Mặt A/B( Lo ại I) Mặt B/C ( loại II ) Mặt A/B( Lo ại I) Mặt B/C ( loại II ) Mặt A/B( Loạ i I) Mặt B/C ( loại II ) 1220 x 2440 x4,8 mm 652 827 989,f15 1.254,6 950 1.206 1220 x 2440 x 7 mm 2.102 3.141 3.188,7 4.765 3.665 4.580 1220 x 2440 x 8 mm 1.120 1.595 1.699 2.419,6 1.633 2.325 1220 x 2440 x 11 mm 1.350 1.729 2.048 2.623,9 1.968,3 2.521 1220 x 2440 x 24 mm 823 1.192,45 1.249,5 1.810,9 1.199,9 1.738 Loại khác 1.078 1.392 1.635,3 2,111.7 1,571.7 2,029 Tổng 7.125 9.776,45 10.808,4 14.985,1 10.387,96 14.399

( Nguồn: Phòng Xuất Nhập- Khẩu-Công ty CP Sản xuất và Xuất nhập khẩu Long Đạt )

Công ty sản xuất được khá nhiều sản phẩm gỗ khác nhau như gỗ dán, gỗ xẻ thanh, gỗ ghép thanh, gỗ MDF, gỗ ván sàn… Nhưng chủ yếu tập trung vào mặt hàng gỗ dán, đó là thế mạnh của Công ty.

Với nhiều loại kích cỡ khác nhau, bề mặt xấu hay đẹp tuỳ vào yêu cầu của khách hàng mà Công ty sẽ sản xuất để đáp ứng nhu cầu của khách. Một số kích thước được ưa chuộng và là mặt hàng đang được bán rất nhiều của Công ty như: 1220 x 2440 x 4,8 mm

1220 x 2440 x 7 mm 1220 x 2440 x 8 mm 1220 x 2440 x 11 mm

1220 x 2440 x 24 mm

Ngoài ra còn có một số kích thước khác với bề mặt đẹp loại 1 là A/B, loại 2 là B/C như: 1390 x 875 x 8,5 mm

1070 x 875 x 8,5 mm 1400 x 920 x 7 mm ….

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy gỗ dán có kích thước 1220 x 2440 x 7 mm có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đối mặt A/B loại 1 kim ngạch xuất khẩu đạt 2,1 tỷ đồng, mặt B/C loại 2 đạt 3,1 tỷ đồng năm 2008 sang năm 2009 mặt hàng loại A/ B đạt gần 3,7tỷ đồng, loại B/C đạt 4.6 tỷ đồng. Thấy rằng so với các sản phẩm cùng loại thì tổng giá trị xuất khẩu của mặt hàng gỗ dán có kích thước 1220 x 2440 x 7mm thường gấp 2 đến 3 lần tổng giá trị của các sản phẩm cùng loại qua tất cả các năm điều đó chứng tỏ rằng đây là sản phẩm có kích thước phù hợp, bề mặt đẹp được người tiêu dùng Hàn Quốc ưa chuộng. Vì vậy công ty cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động sản xuất cũng như xuất khẩu sản phẩm gỗ dán có kích thước 1220 x 2440 x 7 mm để đáp ứng tốt hơn như cầu tiêu dùng của thị trường này. Đối với sản phẩm có kích thước 1220 x 2440 x 4,8mm có kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 652 triệu đồng loại I và 827 triệu đồng loại II trong năm 2008 sang năm 2009 thì sản phẩm có kích thước này xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc tăng lên 989 triệu đối với sản phẩm loại I và 1,254 tỷ đối với loại II nhưng sang đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu lại giảm xuống còn 950 triệu. Điều đó chứng tỏ rằng kích thước gỗ dán loại này không được ưa chuộng nhiều tại thị trường Hàn Quốc công ty cần cắt giảm bớt lượng hàng xuất khẩu kích thước này tập trung vốn cho các sản phẩm có kích thước tối ưu hơn. Đối với các sản phẩm có kích thước khác nhìn chung đều được thị trường này chấp nhận và tiêu dùng với lượng hàng đáng kể. Do đó Công ty cần nâng cao hơn nữa chất lượng các sản phẩm gỗ dán đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng nhằm đáp ứng tốt hơn những yêu cầu của thị trường nhập khẩu.

3.4.2.3. Hình thức xuất khẩu

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu chính của công ty. Xuất khẩu trực tiếp là hình thức công ty trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại thương với tư cách là bên tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Hình thức này giúp công ty kiểm soát tốt và nắm

chắc tình hình kinh doanh. Tuy nhiên công ty phải chịu các chi phí như: chi phí vận chuyển, thuế, chi phí duy trì chi nhánh và văn phòng đại diện ở nước ngoài.

3.4.2.4. Đối thủ cạnh tranh.

Bên cạnh sự cạnh tranh với các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dán của Việt Nam trong công tác thu mua nguyên vật liệu sản xuất và cùng xuất khấu sang thị trường Hàn Quốc như công ty cổ phần tổng hợp gỗ Tân Mai, công ty cổ phần kỹ nghệ gỗ Trường Thành, công ty tổng hợp và chế biến gỗ Đồng Nai....thì trên thị trường Hàn Quốc mặt hàng gỗ dán của công ty còn chịu sự cạnh tranh của Malaysia. Trung Quốc, Indonexia, EU…Bên cạnh đó sản phẩm gỗ dán của công ty còn phải cạnh trnah với các sản phẩm của các doanh nghiệp Hàn Quốc được sự bảo hộ của chính phủ Hàn quốc. Số lượng các đối thủ cạnh tranh trong nghành nhiều với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, do đó công ty cần phải nỗ lực hơn nữa mới có thể đứng vững và tồn tại lâu trên thị trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gỗ dán sang thị trường Hàn Quốc của Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu gỗ Long Đạt.DOC (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w