Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 38 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
38
Dung lượng
324 KB
Nội dung
“Giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng cà phê của công ty cổ phần INTIMEX Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn hiện nay” 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1Tính cấp thiết của đề tài Mỗi nước dù lớn hay nhỏ đều tham gia vào sự phân công lao động quốc tế. Ngày nay không có một dân tộc nào có thể phát triển đất nước mình chỉ bằng tự lực cánh sinh. Đặc biệt là đối với một dân tộc đang phát triển như Việt Nam thì việc nhận thức đầy đủ đặc trưng quan trọng này và ứng dụng vào tình hình thực tế đất nước có tầm quan trọng hơn bao giờ hết. Tại Đại Hội VIII, Đảng ta nhấn mạnh “kiên trì chiến lược hướng về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước có hiệu quả, phát huy lợi thế so sánh của đất nước cũng như của từng vùng, từng lĩnh vực trong từng thời kì, không ngừng nâng cao sức mạnh cạnh tranh trên thị trường trong nước, thị trường khu vực và thị trường thế giới”. Các dân tộc trên thế giới đều nỗ lực xây dựng các cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện cho xuất khẩu phát triển. Bởi lẽ, xuất khẩu là phương tiện và là nhân tố chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Xuất khẩu mang về ngoại tệ cho đất nước, một yếu tố vô cùng quan trọng trong thương mại quốc tế. Đồng thời, xuất khẩu phát triển cũng có tác động rất lớn thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tăng thu nhập quốc dân và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008-2009 đã ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế của Việt Nam, nó gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Vì thế cần phải có giải pháp phát triển xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong nước nhằm làm tăng kim ngạch xuất khẩu đảm bảo cho sự cân bằng của cán cân thanh toán trong nền kinh tế. Thêm vào đó, xu hướng hội nhập sâu và rộng của thế giới hiện nay khiến Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc, buộc nước ta phải có những chính sách để phát triển xuất khẩu các mặt hàng trong nước, qua đó đưa Việt Nam lên một vị thế mới trên trường quốc tế. Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam, Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới về sản lượng xuất khẩu cà phê vì thế việc đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này là vấn đề cấp thiết được đặt ra trên tầm quản lý vĩ mô, nằm trong chiến lược chung của đất nước, tận dụng được lợi thế so sánh của đất nước. 2 Là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn nhất cả nước với cà phê là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty vì thế Công ty cổ phần INTIMEX Việt Nam cần phải có những giải pháp cụ thể nhằm tận dụng tối đa những điều kiện thuận lợi trong việc xuất khẩu mặt hàng cà phê Là một trong những thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, EU đã và đang là đối tác quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt là khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì cơ hội hợp tác lại càng được mở rộng để hợp tác một cách toàn diện. Thị trường EU là một trong những thị trường khó tính so với các thị trường khác trên thế giới bởi mức sống của người dân là khá cao vì thế việc chinh phục đươc thị trường này sẽ làm cho thương hiệu của cà phê Việt nâng cao trên trường quốc tế, cạnh tranh được với các đối thủ khác. Nhận thức được tầm quan trong của việc phát triển xuất khẩu mặt hàng cà phê như vậy, em đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng cà phê của công ty cổ phần INTIMEX Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn hiện nay” cho chuyên đề 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Phần lý thuyết tập trung nghiên cứu và làm rõ một số khái niệm sau: Khái niệm về xuất khẩu, xuất khẩu cà phê Khái niệm về phát triển xuất khẩu hàng hóa, phát triển xuất khẩu cà phê Khái niệm về thị trường Các đặc điểm của mặt hàng cà phê và thị trường tiêu thụ EU Đề tài sẽ tập trung chủ yếu vào các vấn đề thực tiễn sau: Thực trạng của nguồn cung mặt hàng cà phê và thực trạng xuất khẩu mặt hàng của công ty sang thị trường EU Thực trạng của những chính sách nhà nước về khuyến khích xuất khẩu cà phê đối với các doanh nghiệp trong nước Các vấn đề về xây dựng thương hiệu và cơ hội hợp tác của doanh nghiệp với thị trường EU 3 Từ những thực trạng như vậy đưa ra những giải pháp khắc phục, những kiến nghị nhằm phát triển xuất khẩu cho mặt hàng 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu 1.3.1 Về lý luận Hệ thống lại các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển xuất khẩu cà phê sang thị trường EU. Tập trung vào các nội dung phát triển xuất khẩu gồm đặc điểm mặt hàng cà phê xuất khẩu, bản chất phát triển xuất khẩu, nội dung phát triển xuất khẩu, các nhân tố ảnh hưởng, tiêu chí và hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển xuất khẩu. Đồng thời tìm hiểu các đặc điểm của thị trường EU để có được những đánh giá tổng hợp các vấn đề gắn liền với thị trường nghiên cứu, lấy đó làm cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển xuất khẩu cà phê sang thị trường EU 1.3.2 Về thực tiễn Dựa trên cơ sở các lý thuyết phát trển xuất khẩu sẽ tiến hành đi vào chỉ rõ các vấn đề liên quan đến phát triển xuất khẩu cà phê sang thị trường EU Nghiên cứu thực trạng của việc xuất khẩu mặt hàng cà phê của công ty cổ phần INTIMEX Việt Nam sang thị trường EU Nêu ra những hạn chế và nguyên nhân tồn tại của những hạn chế trong quá trình xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường EU. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, thành công và tồn tại để tiến hành đề xuất các giải pháp thiết thực gắn với yêu cầu thực tiễn, giúp cho công tác hoạch định chiến lược vĩ mô cũng như các doanh nghiệp tìm hướng đi cho xuất khẩu cà phê và hướng đến mục tiêu phát triển xuất khẩu bền vững 1.4 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Tiếp cận vấn đề phát triển xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường EU. Tập trung đi sâu vào các vấn đề phát triển thương mại xuất khẩu mặt hàng cà phê như gia tăng quy mô, chất lượng xuất khẩu, hiệu quả xuất khẩu và phát triển xuất khẩu theo hướng bền vững - Về không gian nghiên cứu: Chủ yếu là nghiên cứu về công ty Cổ phần INTIMEX và tình hình thu mua thị trường trong nước, thực trạng xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường EU. 4 - Về thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu là 7 năm (2003-2009) và đưa ra các dự báo cho mặt hàng xuất khẩu của công ty tới năm 2015. 1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu 1.5.1 Một số khái niệm a. Mặt hàng cà phê Nguồn gốc Cây Cà Phê được phát hiện ra cách đây khoảng 1000 năm bởi anh chàng chăn dê tên là Kaddi thuộc ngôi làng CaFa của đất nước Ethiopia một cách vô tình, khi đàn dê của anh ta ăn phải một loại quả màu đỏ (cà phê chín) và đêm đó đàn dê không ngủ mà quậy phá suốt đêm . Vì thế nó được gọi là cây Cafa, về sau loại cây này được gọi chệch đi là café, Coffee, hay cà phê như ngày nay. Hương vị tuyệt vời của của nó làm cho người ta cảm thấy sảng khoái và tỉnh táo lạ thường, từ đó trái cây này đã làm đồ uống cho mọi người Phân loại Trên thế giới có hơn 70 loại cà phê khác nhau nhưng người ta chủ yếu gieo giống 2 nhóm cà phê chính là cà phê Vối(Robusta), cà phê Chè(Arabica) nhờ vào ưu điểm về năng suất và chất lượng, ngoài ra còn dựa vào đặc điểm thích nghi của từng loại cây. - Cà phê Vối thích hợp khí hậu khô ráo, nắng ấm, nhiệt độ thích hợp nhất là 24-26 độ C, độ cao khoảng 600-2000m, mật độ từ 1200-1500 cây/ha. Cà phê Vối(Robusta) có hình quả trứng hoặc hình tròn, quả chín có màu thẫm, vỏ cứng và thường chín từ tháng 2. Đặc biệt cây cà phê này không ra hoa kết quả tại các mắt của cành. Nhân hơi tròn, to ngang, vỏ lụa màu ánh nâu bạc. loại Cà phê này được trồng nhiều nhất ở châu phi và châu Á trong đó Việt Nam và Indo là hai nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới - Cà phê Chè ưa khí hậu mát mẻ có khả năng chịu rét, thường được trồng ở độ cao trên dưới 200m. Cà phê Chè(Arabica) có nhiều tán lá, hình cứng hoặc hình lưỡi mác. Quả của loại cà phê chè có hình quả trứng hoặc hình tròn, có màu đỏ tươi, một số giống khi chín có màu vàng. Loại cà phê này chủ yếu trồng ở Brazin và Colombia với mùi thơm được nhiều nước ưa chuộng. Đặc điểm 5 - Cà phê có tính thời vụ cao, đây chính là đặc điểm ảnh hưởng lớn nhất tới kinh doanh cà phê(ngay cả những nước sản xuất và kinh doanh cà phê lớn như Braxin, Colombia cũng chịu tác động bởi đặc điểm này). - Cà phê là cây công nghiệp dài ngày, có thời gian từ lúc đầu tư tới lúc khai thác từ 3 tới 5 năm. Chính đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn tới những nhà sản xuất, đặc biệt đại đa số là những người nông dân ở những nước sản xuất cà phê có nguồn tài chính hạn chế thì vốn đầu tư ban đầu cho sản xuất cà phê của họ chủ yếu là vay từ các ngân hàng. Mặt khác do thời gian từ lúc khai thác đưa vào kinh doanh dài nên khi thị trường cà phê có biến động theo chiều có lợi thì những người trồng cà phê khó có thể nắm bắt cơ hội ngay được - Sản xuất cà phê chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện thời tiết, tự nhiên. - Kinh doanh cà phê có tính rủi ro cao, đặc biệt là các hình thức kinh doanh về hợp đồng tương lai, giá trừ lùi… b. Phát triển xuất khẩu mặt hàng cà phê Các khái niệm: Xuất khẩu là việc cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán và trao đổi hàng hoá(bao gồm cả hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình) trong nước. Khi sản xuất phát triển và trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia có lợi, hoạt động này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của các quốc gia hoặc thị trường nội địa và khu chế xuất ở trong nước (giáo trình kinh tế quốc tế - ĐH thương mại) Các phương thức xuất khẩu chủ yếu: - Xuất khẩu qua trung gian: là phương thức mà phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam áp dụng để thâm nhập vào thị trường EU trước kia. - Xuất khẩu trực tiếp: là phương thức chính thâm nhập vào thị trường EU của Việt Nam hiện nay. Các doanh nghiệp Việt Nam kí hợp đồng trực tiếp với các nhà nhập khẩu phần lớn thông qua các văn phòng đại diện của Việt Nam. Phương thức này hiện nay rất phổ biến do hiện nay các doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt thông tin về thị trường, hiểu được nhu cầu của các nước nhập khẩu. 6 - Liên doanh có thể dưới hình thức sử dụng giấy phép nhãn hiệu hàng hoá. Hình thức liên doanh này đem lại thành công cho các doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường EU vì người tiêu dùng EU có thói quen sử dụng những sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng chất lượng là yếu tố quyết định tiêu dùng đối với phần lớn các mặt hàng được tiêu dùng trên thị trường này chứ không phải là giá cả. Tuy nhiên phương thức này không phổ biến với Việt Nam vì hiện nay cà phê Việt Nam chưa có nhiều thương hiệu nổi tiếng - Đầu tư trực tiếp chưa phải là hướng chính để thâm nhập vào thị trường EU của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam trong hiện tại và tương lai vì tiềm năng kinh tế của các doanh nghiệp còn hạn hẹp. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính còn quá nhỏ bé, không thể đầu tư tại thị trường EU được. Phát triển xuất khẩu là một quá trình cải thiện hoặc gia tăng không ngừng về quy mô sản lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu, thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng tối ưu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong một thời kỳ nhất định.(Đề cương bài giảng kinh tế thương mại - Bộ môn kinh tế thương mại) Có nhiều cách hiểu về phát triển xuất khẩu, đó có thể là sự biến đổi cả về chiều sâu và chiều rộng của xuất khẩu, nhưng dưới góc độ xuất khẩu, có thể hiểu đây là quá trình biến đổi về mọi mặt của xuất khẩu trong một thời kỳ nhất định, bao gồm sự gia tăng về quy mô sản lượng, sự biến đổi về cơ cấu xuất khẩu, phát triển xuất khẩu về mặt chất lượng, về hiệu quả và đảm bảo hài hoà mục tiêu kinh tế-xã hội-môi trường. Phát triển xuất khẩu mặt hàng cà phê là việc tăng kim ngạch xuất khẩu và tốc độ xuất khẩu mặt hàng cà phê ra thị trường thế giới, cùng với nó là việc thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng dần tỷ trọng của các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giảm dần tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng cà phê có giá trị gia tăng thấp, hiệu quả mang lại trên vốn đầu tư là lớn. Cơ sở để phát triển xuất khẩu cà phê: Để phát triển xuất khẩu cần xem xét một cách tổng hợp ba vấn đề: Phát triển thị trường, phát triển nguồn hàng và tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu cà phê 7 Phát triển thị trường cà phê: Hiện nay có khoảng hơn 50 quốc gia có trồng cây cà phê nhưng chỉ một số ít có đủ sản lượng lớn để xuất khẩu. Chính vì vậy có thể thấy tiềm năng về thị trường cà phê là rất lớn. Tuy nhiên không phải nhu cầu sử dụng cà phê đều giống nhau ở tất cả các nước. Mỗi một quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau có nhu cầu sở thích về một loại cà phê khác nhau. thậm chí trong một quốc gia cũng có sự khác biệt này. Chính vì vậy việc nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược phát triển thị trường cho mặt hàng cà phê là cần thiết. Và cũng như các mặt hàng khác thị trường cà phê có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà xuất khẩu từ các quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy để có thể cạnh tranh và tồn tại buộc mỗi quốc gia phải nghiên cứu, phát triển thương mại và mở rộng thị trường theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu Phát triển nguồn hàng cà phê xuất khẩu: Khi đã xác định được nhu cầu của thị trường thì việc tiếp theo là phải xây dựng và phát triển nguồn hàng cà phê xuất khẩu. Có được nguồn cung cấp ổn định và đáp ứng những tiêu chuẩn, yêu cầu thị trường sẽ là cơ hội để các nhà nhập khẩu thâm nhập sâu vào các thị trường tiềm năng để từ đó mở rộng thị trường. Phát triển nguồn hàng nghĩa là đảm bảo các yếu tố về sản lượng cà phê, chất lượng cà phê, giá cả và phương tiện phục vụ xuất khẩu. Hơn thế nữa còn phải không ngừng nâng cao chất lượng cà phê cũng như các giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu để đảm bảo đáp ứng và thoả mãn nhu cầu trên thị trường Tạo môi trường cho hoạt động xuất khẩu: Môi trường cho hoạt động xuất khẩu bao gồm các yếu tố luật pháp, chính sách vĩ mô, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật…Yếu tố môi trường tác động tới cả thị trường xuất khẩu và nguồn hàng cho xuất khẩu, nghĩa là tác động vào cả bên cung lẫn bên cầu và đồng thời là chất xúc tác cho hoạt động xuất khẩu diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, hiệu quả c. Một số chỉ tiêu đánh giá phát triển xuất khẩu mặt hàng cà phê - Về quy mô của sự phát triển: Phát triển quy mô xuất khẩu cà phê là sự gia tăng về mặt lượng hay là sự phát triển xuất khẩu mặt hàng cà phê theo chiều rộng. Bao gồm có tăng trưởng quy mô ở cả góc độ vĩ mô và vi mô. Về vĩ mô phát triển xuất khẩu cà phê đồng nghĩa với sự tăng trưởng về tổng mức lưu chuyển cà phê giữa Việt Nam và các quốc gia khác. Thông thường được xác định thông qua sản lượng xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu trong một năm hay một thời kỳ nhất định. Xét ở góc độ vi mô phát triển xuất khẩu cà phê là sự gia 8 tăng về doanh thu và lợi nhuận thu được thông qua hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê của doanh nghiệp Tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng cà phê: Là tỷ lệ giữa kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê của năm nghiên cứu so với kim ngạch xuất khẩu của năm gốc. Đồng thời phân tích xem việc tăng về quy mô có tương xứng với khả năng và tiềm lực của công ty hay không - Về chất lượng của sự phát triển: Phát triển chất lượng xuất khẩu cà phê là sự thay đổi về mặt chất của hoạt động xuất khẩu. Bao gồm các yếu tố như: Tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, sự chuyển dịch về thị trường tiêu thụ và phải xem chất lượng của các dịch vụ đi kèm với việc phát triển xuất khẩu có thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng hay không - Về hiệu quả của sự phát triển: Để đánh giá về hiệu quả của hoạt động xuất khẩu thì không chỉ là đánh giá kết quả mà còn là đánh giá chất lượng của hoạt động để tạo ra kết quả đó. Vấn đề không phải chỉ là chúng ta xuất khẩu được bao nhiêu tỷ đồng hàng hoá mà còn là với chi phí bao nhiêu để có được kim ngạch xuất khẩu như vậy. Mục đích hay bản chất của hoạt động xuất khẩu là với chi phí xuất khẩu nhất định có thể thu được lợi nhuận lớn nhất. Chính mục đích đó nảy sinh vấn đề phải xem lựa chọn cách nào để đạt được kết quả lớn nhất. Từ cách nhìn nhận trên ta thấy các chỉ tiêu lượng hàng hoá xuất khẩu, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu chỉ là những chỉ tiêu thể hiện kết quả của hoạt động xuất khẩu chứ không thể coi là hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu được, nó chưa thể hiện kết quả đó được tạo ra với chi phí nào: Trong hoạt động xuất khẩu, kết quả đầu ra thể hiện bằng số ngoại tệ thu được do xuất khẩu đem lại và chi phí đầu vào là toàn bộ chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra nhưng có liên quan đến hoạt động xuất khẩu bao gồm chi phí mua hoặc chi phí sản xuất gia công hàng xuất khẩu, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, chi phí sơ chế, tái chế hàng xuất khẩu 9 Hiệu quả kinh tế = Kết quả đầu ra Chi phí đầu vào và những chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp khác gắn với hợp đồng xuất khẩu. Từ những nhận xét trên ta có công thức tính hiệu quả xuất khẩu như sau: - Về hài hoà với các mục tiêu về xã hội, mục tiêu về môi trường: Việc kết hợp hài hoà các mục tiêu sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định, xã hội phát triển bền vững không làm ảnh hưởng đến môi trường và đáp ứng được các mục tiêu xã hội khác như giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần phân công lao động một cách hợp lý d. Vài nét khái quát về thị trường EU Thị trường chung EU là một không gian lớn với diện tích 4.422.773 km 2 , dân số khoảng 500 triệu người(1/2009) gồm 27 nước thành viên mà ở đó hàng hoá, sức lao động, vốn và dịch vụ được lưu chuyển hoàn toàn tự do giống như khi chúng ta ở trong một thị trường quốc gia. Thị trường chung gắn với chính sách thương mại chung. Nó điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hoá, dịch vụ trong nội khối. - Tập quán tiêu dùng: Người tiêu dùng Châu Âu có thói quen sử dụng các sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng thế giới vì họ cho rằng những nhãn hiệu nổi tiếng này gắn với chất lượng sản phẩm và có uy tín lâu đời cho nên dùng những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng sẽ rất an toàn về chất lượng và an tâm cho người sử dụng. Từ đặc điểm trên, khi xuất khẩu cà phê vào thị trường này các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nắm bắt được nhu cầu của từng thành viên trong EU như thích cà phê dạng bột hay cà phê rang xay, cà phê tan thì tỉ lệ đường, sữa , cà phê như thế nào thì hơp lý, Tuy nhiên cũng phải tìm hiểu đặc điểm của thị trường chung này như quy định với chủng loại cà phê, giá cà phê, độ an toàn của cà phê,…Để từ đó có biện pháp để đẩy mạnh Hiệu quả xuất khẩu Doanh thu ngoại tệ do xuất khẩu đem lại = 10 Chi phí liên quan đến hoạt động xuất khẩu [...]... Chính sách pháp luật, chính sách phát triển xuất khẩu cho mặt hàng cà phê của nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước 13 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu của các vấn đề 2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu Phương pháp thu thập... kim ngạch xuất khẩu tất cả các mặt hàng của công ty đạt gần 70 triệu USD(2007), gần 50 triệu USD(2008) và gần 30 triệu USD(2009), trong đó xuât khẩu vào thị trường EU vẫn chiếm đa số kim ngạch xuất khẩu 23 Mặt hàng cà phê chiếm tỷ trọng xuất khẩu rất cao vào các nước thuộc thị trường EU, điều này thể hiện cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty Bảng 2.6: Tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng cà phê vào... trường Đức là thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất củaVinacafe, không chỉ nhập khẩu cà phê của Việt Nam, Đức còn nhập khẩu cà phê của nhiều nước trên thế giới Hiện nay thị trường cà phê Đức đang ở tình trạng nguồn cung lớn hơn cầu do đó trong vài năm tới nhu cầu nhập khẩu cà phê của Đức sẽ giảm đáng kể Chính vì thế công ty cần phải mở rộng thị trường để tăng cơ hội xuất khẩu mặt hàng sang thị trường tiềm... doanh Công ty mới chỉ xuất khẩu được cà phê nhân sang thị trường EU còn cà phê hoà tan, cà phê mix, cà phê rang xay chưa nhiều Nguyên nhân của tồn tại: - Bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới tồn tại lâu trên thị trường EU - Công nghệ chế biến cà phê của Việt Nam chủ yếu là bằng phương pháp thủ công lạc hậu và phân tán - Phương thức mua bán cà phê xuất khẩu ở Việt Nam. .. hàng xuất khẩu, cạnh tranh được với các nước và thu được kim ngạch xuất khẩu nhiều hơn 2.2.2 Thực trạng phát triển xuất khẩu cà phê của Công ty Cổ phần INTIMEX Việt Nam vào thị trường EU EU là thị trường nhập khẩu Cà phê từ nhiều nước trên thế giới như Brazin, Colombia, Indonesia, Việt Nam Hàng năm EU nhập khẩu khoảng 24,846 triệu bao cà phê Robusta, 52,643 triệu bao cà phê Arabica Bảng 2.1: Các nước xuất. .. trọng tới thị trường này và trong những năm gần đây vì thế kim ngạch xuất khẩu của công ty đã đạt được những kết quả nhất định - Kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty: Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu Cà phê vào EU trong giai đoạn 2007-2009 Đơn vị: USD Năm 2007 Kim ngạch 39.871.215 (Nguồn: Báo cáo 2009 của công ty) 2008 22.122.867 2009 6.025.796 Như vậy EU là thị trường xuất khẩu cà phê lớn của Công ty, với... Kim ngạch xuất khẩu Cà phê vào EU trong giai đoạn 2007-2009 .16 Bảng 2.3: Cơ cấu cà phê xuất khẩu của Intimex vào EU 16 Bảng 2.4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cà phê của công ty 17 Bảng 2.5: Các khoản nộp ngân sách nhà nước 2003-2007 22 Bảng 2.6: Tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng cà phê vào các nước .23 35 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT EU: Liên minh Châu âu R1: Ca phê Robusta loại 1 R2: Cà phê Robusta... vấn đề cấp thiết của đề tài hình thành những vấn đề về lý luận, xây dựng hệ thống các khái niệm, các chỉ tiêu đánh giá về phát triển xuất khẩu mặt hàng cà phê: Về quy mô, chất lượng, hiệu quả và kết hợp hài hòa các mục tiêu về xã hội, môi trường 12 Thực trạng của việc xuất khẩu mặt hàng cà phê của công ty INTIMEX Việt Nam sang thị trường EU dựa trên chỉ tiêu đánh giá về phát triển xuất khẩu và phân tích... cho sản phẩm cà phê - Mở rộng thị trường cho cà phê Việt Nam ở thị trường EU đồng thời xúc tiến việc tiêu thụ cà phê ở thị trường nội địa Hiện nay cà phê của Intimex mới chỉ thâm nhập vào thị trường EU cũ còn một thị trường rộng lớn gồm 10 thành viên mới chưa thâm nhập sâu Do đó trong vòng mấy năm tới cần có những biện pháp để thâm nhập sâu hơn vào tất cả các thành viên của EU Vì thế Intimex cần phải... hiệu quả của việc tiếp thị Hiện nay cà phê nước ta xuất khẩu sang gần 60 quốc gia, vùng lãnh thổ, tuy nhiên còn thiếu thị trường truyền thống Đặc biệt với thị trường EU thì cà phê mới chỉ biết đến ở các nước như: Đức, Anh, Pháp, Ha Lan, còn các nước còn lại thì xuất khẩu rất ít Ngoài ra ngành cà phê Việt Nam còn chưa tham gia vào thị trường kỳ hạn, đó là mặt còn yếu của ngành cà phê Việt Nam Một vấn . là: Giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng cà phê của công ty cổ phần INTIMEX Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn hiện nay cho chuyên đề 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Phần. Giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng cà phê của công ty cổ phần INTIMEX Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn hiện nay 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1Tính cấp thiết của. niệm về xuất khẩu, xuất khẩu cà phê Khái niệm về phát triển xuất khẩu hàng hóa, phát triển xuất khẩu cà phê Khái niệm về thị trường Các đặc điểm của mặt hàng cà phê và thị trường tiêu thụ EU Đề