LỜI CAM ĐOANTôi tên là: Vũ Thái Ngân Mã sinh viên: CQ 491921 Sinh viên lớp: Kinh doanh quốc tế B Khóa: 49 Khoa: Thương mại và Kinh tế quốc tế Tôi xin cam đoan chuyên đề thực tập với đề t
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Vũ Thái Ngân
Mã sinh viên: CQ 491921
Sinh viên lớp: Kinh doanh quốc tế B
Khóa: 49
Khoa: Thương mại và Kinh tế quốc tế
Tôi xin cam đoan chuyên đề thực tập với đề tài: “Thúc đẩy
xuất khẩu mặt hàng bít tất của Công ty cổ phần Dệt Kim
Hà Nội sang thị trường Mỹ” là công trình nghiên cứu của
riêng cá nhân tôi, tuyệt đối không có sự sao chép từ các công
trình nghiên cứu khác Tất cả các số liệu trong chuyên đề này
đều được ghi rõ nguồn gốc Nếu có bất kỳ thông tin nào sai sự
thực tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày tháng năm 2011
Sinh viên
Vũ Thái Ngân
Trang 2
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế, cùng toàn thể các
cô chú, anh chị làm việc tại phòng Xuất nhập khẩu công ty Cổ
phần Dệt Kim Hà Nội đã tận tình giúp đỡ chỉ bảo và tạo mọi
điều kiện giúp tôi hoàn thành chuyên đề thực tập của mình
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Hường, người đã giành nhiều thời gian trực tiếp
hướng dẫn, sửa chữa và hoàn thiện chuyên đề thực tập này
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức có hạn nên chuyên đề
thực tập của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất
mong sẽ nhận được ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô
Trang 3Bảng 2.1 Số lượng đơn đặt hàng bít tất của công ty qua các năm 41
Bảng 2.2 Các chỉ tiêu kỹ thuật sản phẩm bít tất của công ty so với các
nước
47
Bảng 2.3 Kim ngạch xuất khẩu bít tất sang Mỹ và các thị trường khác 51
Bảng 2.4 Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường Mỹ 53
Bảng 2.6 Giá trị tăng KNXK bít tất hàng năm của công ty (2007- 2010) 56
Bảng 2.8 Tỷ trọng gia tăng thị phần của công ty trên thị trường Mỹ 57
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang 4Hình Tên hình Trang
Hình 1.3 Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Mỹ 4 tháng đầu năm 2010 33
Hình 2.1 Số lượng khách hàng của Công ty trong giai đoạn 2007 – 2010 45
Hình 2.2 Số khóa tập huấn, đào tạo Công ty tham dự theo các năm 50
Hình 2.3 Cơ cấu các khóa đào tạo công ty tham dự trong năm 2010 50
Hình 2.4 Tỷ trọng xuất khẩu bít tất sang thi trường Mỹ của công ty 54
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 5XNK Xuất nhập khẩu
Trang 6MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG 3
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
LỜI MỞ ĐẦU 9
CHƯƠNG 1 13
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÍT TẤT CỦA MỸ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU BÍT TẤT SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT KIM HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2007 - 2010 13
1.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT KIM HÀ NỘI 14
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội 14
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội 15
1.1.3 Bộ máy quản lý của công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội 17
1.2 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÍT TẤT CỦA MỸ ĐẾN HẾT NĂM 2010 19
1.2.1 Thị hiếu và thói quen tiêu dùng đối với sản phẩm bít tất của thị trường Mỹ 20
1.2.2 Quy mô cung cầu về sản phẩm bít tất của thị trường Mỹ 21
1.2.3 Các quy định về nhập khẩu sản phẩm bít tất vào thị trường Mỹ có hiệu lực đến năm 2010 26
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU BÍT TẤT CỦA CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG GIAI ĐOẠN 2007 - 2010 30
1.3.1 Các nhân tố khách quan giai đoạn 2007 - 2010 31
1.3.2 Các nhân tố chủ quan giai đoạn 2007 – 2010 36
CHƯƠNG 2 39
THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU BÍT TẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT KIM HÀ NỘI SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG GIAI ĐOẠN 2007- 2010 39
2.1 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU BÍT TẤT CỦA CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG MỸ GIAI ĐOẠN 2007 - 2010 40
2.1.1 Nghiên cứu thâm nhập thị trường bít tất của Mỹ 40
2.1.2 Lập phương án kinh doanh xuất khẩu bít tất 42
Trang 72.1.3 Đàm phán và kí kết hợp đồng xuất khẩu bít tất 43
2.1.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu bít tất 43
2.2 CÁC BIỆN PHÁP CÔNG TY ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU BÍT TẤT SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG GIAI ĐOẠN 2007 – 2010 44
2.3.1 Chủ động tìm kiếm và tiếp cận các khách hàng tiềm năng tại Mỹ 44
2.3.2 Nội địa hóa nguồn nguyên liệu sản xuất 46
2.3.3 Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm bít tất xuất khẩu 46
2.3.4 Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực 49
2.3 KẾT QUẢ XUẤT KHẨU BÍT TẤT CỦA CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG GIAI ĐOẠN 2007- 2010 51
2.3.1 Kim ngạch xuất khẩu bít tất sang thị trường Mỹ giai đoạn 2007-2010 51
2.3.2 Kết quả hoạt động xuất khẩu bít tất sang thị trường Mỹ của Công ty trong giai đoạn 2007 – 2010 53
2.3.3 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của công ty sang thị trường Mỹ trong giai đoạn 2007 – 2010 54
2.4 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG HOẠT ĐỘNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU BÍT TẤT SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY 55
2.4.1 Giá trị tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm 55
2.4.2 Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 56
2.4.3 Tỷ trọng gia tăng thị phần của công ty trên thị trường Mỹ 57
2.5 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU BÍT TẤT CỦA CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG GIAI ĐOẠN 2007- 2010 57
2.5.1 Những ưu điểm của công ty trong thúc đẩy xuất khẩu bít tất sang thị trường Mỹ 58
2.5.2 Những tồn tại trong thúc đẩy xuất khẩu bít tất sang thị trường Mỹ 60
2.5.3 Nguyên nhân của những tồn tại trong thúc đẩy xuất khẩu bít tất sang thị trường Mỹ của công ty 61
CHƯƠNG 3 65
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG BÍT TẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT KIM HÀ NỘI SANG THỊ TRƯỜNG MỸ ĐẾN NĂM 2015 65
Trang 83.1 BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU BÍT TẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT KIM HÀ NỘI SANG THỊ
TRƯỜNG MỸ 66
3.1.1 Dự báo về thị trường bít tất tại Mỹ đến năm 2015 66
3.1.2 Dự báo về môi trường kinh doanh trong nước đến năm 2015 67
3.2 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÔNG TY KHI XUẤT KHẨU BÍT TẤT SANG THỊ TRƯỜNG MỸ ĐẾN NĂM 2015 68
3.2.1 Cơ hội khi xuất khẩu bít tất sang thị trường Mỹ 68
3.2.2 Thách thức khi xuất khẩu bít tất sang thị trường Mỹ 69
3.3 PHƯƠNG HƯỚNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU BÍT TẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT KIM HÀ NỘI SANG THỊ TRƯỜNG MỸ ĐẾN NĂM 2015 71
3.3.1 Đôi mới hoạt động nghiên cứu thị trường Mỹ 71
3.3.2 Đổi mới trang thiết bị phục vụ sản xuất và xuất khẩu bít tất 72
3.3.3 Đổi mới và hoàn thiện công tác cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất mặt hàng bít tất xuất khẩu sang thị trường Mỹ 73
3.3.4 Tăng cường hoạt động đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên về thúc đẩy xuất khẩu 73
3.4 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU BÍT TẤT CỦA CÔNG TY TY CỔ PHẦN DỆT KIM HÀ NỘI SANG THỊ TRƯỜNG MỸ ĐẾN NĂM 2015 74
3.4.1 Giải pháp trước mắt 74
3.4.2 Giải pháp lâu dài 76
3.5 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ VÀ CÁC BỘ NGÀNH ĐẾN NĂM 2015 79
3.5.1 Tăng cường khuyến khích đầu tư phát triển, xây dựng nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hàng dệt may trong nước 79
3.5.2 Hỗ trợ nguồn vốn cho Công ty 79
3.5.3 Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu 80
3.5.4 Một số kiến nghị khác 80
KẾT LUẬN 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngành dệt may là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam 10năm qua, toàn ngành đã có sự tăng trưởng đáng kể, từng bước khẳng định vị thếcủa mình tại thị trường trong nước cũng như trên trường quốc tế Hiện nay dệt mayđang là một trong những mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, hàngnăm mang lại một nguồn ngoại tệ không nhỏ cho đất nước Vì vậy, việc nghiên cứunhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu các sản phầm dệt may là việc làm cần thiết,phù hợp với chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước, nhất là trong giai đoạnhiện nay khi thế giới vừa trải qua cuộc khủng hoảng tài chính, các quốc gia đềuđang thực hiện chính sách hạn chế nhập khẩu để khắc phục khủng hoảng, phục hồinền kinh tế
Công ty Cổ phần Dệt Kim Hà Nội là một công ty thuộc ngành dệt may ViệtNam với sản phẩn chính là bít tất Ngoài ra còn có một số mặt hàng dệt kim, maymặc và các sản phẩm liên doanh hợp tác khác Với truyền thống sản xuất và xuấtkhẩu lâu đời, hàng năm công ty đã đóng góp một phần không nhỏ vào tổng kimngạch xuất khẩu của ngành Tuy nhiên đến năm 2002, hợp đồng dài hạn của Công
ty với Công ty InterSysterm (Nhật Bản) đã kết thúc nên số lượng khách hàng củacông ty bị thu hẹp, số đơn đặt hàng cũng giảm đi Trước tình hình đó, một yêu cầuđặt ra cho công ty là phải tìm kiếm thị trường mới Trong các thị trường mà công tynhắm đến thì thị trường Mỹ được ưu tiên hàng đầu Đây là một thị trường với sứctiêu thụ lớn, nhiều cơ hội và tiềm năng Ngày 1/1/2007, Mỹ dỡ bỏ hạn ngạch đốivới hàng dệt may Việt Nam, nhân cơ hội này công ty đã tiến hàng xúc tiền xuất
Trang 10khẩu sản phầm bít tất vào thị trường Mỹ và thu được những kết quả đáng khích lệ.Tuy nhiên khả năng cạnh tranh của mặt hàng bít tất của công ty là chưa cao do đóhoạt động xuất khẩu của công ty dù vẫn tăng nhưng chưa có nhiều đột biến Quathời gian thực tập và tìm hiểu tại phòng Xuất Nhập Khẩu của Công ty Cổ phần DệtKim Hà Nội, em đã phần nào nắm được tình hình xuất khẩu của công ty Trên cơ
sở kiến thức đã học cùng với những kinh nghiệm thu được từ đợt thực tập này, em
đã lựa chọn đề tài: " Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng bít tất của Công ty Cổ phần Dệt Kim Hà Nội sang thị trường Mỹ" làm chuyên đề thực tập của mình, với mong
muốn góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phầnDệt Kim Hà Nội sang thị trường Mỹ
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài này là phân tích thị trường bít tất của Mỹ và thực trạng thúcđẩy xuất khẩu bít tất của công ty từ đó đưa ra các giải pháp giúp Công ty Cổ phầnDệt Kim Hà Nội đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu bít tất của mình sang thịtrường Mỹ
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
2.2.1.Nhiệm vụ của chương 1 là đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi:
- Công ty cổ phần Dệt Kim Hà Nội có những đặc điểm gì phù hợp và thuận lợicho hoạt động thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Mỹ?
- Đặc điểm thị trường bít tất tại Mỹ mang đến cơ hội và thách thức gì cho hoạtđộng thúc đẩy xuất khẩu bít tất của công ty?
- Các nhân tố chủ quan và khách quan trong giai đoạn 2007 – 2010 có ảnhhưởng như thế nào đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu bít tất? Nhân tố nào ảnhhường thuận lợi, nhân tố nào ảnh hưởng bất lợi?
Trang 112.2.2 Nhiệm vụ của chương 2 là trả lời các câu hỏi sau:
- Công ty đã thực hiện xuất khẩu bít tất sang thị trường Mỹ như thế nào?
- Kết quả xuất khẩu bít tất sang thị trường của công ty có gì đáng chú ý? Nămnào công ty xuất khẩu nhiều nhất? Năm nào xuất khẩu ít nhất?
- Khủng hoảng kinh tế có tác động đến hiệu quả thúc đẩy bít tất của công tysang thị trường Mỹ hay không?
- Công ty đã làm gì để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu bít tất của mình? Cácbiện pháp này có mang lại hiệu quả không?
- Đánh giá hoạt động thúc đẩy xuất khẩu bít tất giúp tìm ra những ưu điểm,tồn tại và nguyên nhân gì?
2.2.3 Nhiệm vụ của chương 3 là trả lời các câu hỏi:
- Thị trường bít tất tại Mỹ đến năm 2015 sẽ có những biến động gì khác so vớigiai đoạn hiện tại?
- Những biến động đó sẽ mang đến thời cơ và thách thức gì cho hoạt độngthúc đẩy xuất khẩu của công ty?
- Phương hướng xuất khẩu của công ty trong thời gian tới là gì?
- Công ty nên đưa ra biện pháp nào để giải quyết những tồn tại hiện tại và pháttriển theo đúng phương hướng đã đặt ra?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Chuyên đề thực tập này sẽ nghiên cứu về hoạt động thúc đẩy xuất khẩu sảnphẩm bít tất của công ty cổ phần Dệt Kim Hà Nội sang thị trường Mỹ
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Trang 12Nghiên cứu hoạt động thúc đẩy xuất khẩu bít tất của công ty cổ phần Dệt kim
Hà Nội sang thị trường Mỹ trong giai đoạn 2007 – 2010 Số liệu phân tích từ năm
2007 đến năm 2010, các phương hướng và giải pháp được đề xuất đến năm 2015
4 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu thamkhảo, chuyện đề thực tập của em gồm có 3 chương:
Chương 1 Tổng quan về thị trường bít tất tại Mỹ và các nhân tố ảnh hưởng
đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu bít tất sang thị trường Mỹ của Công ty cổ phầnDệt Kim Hà Nội giai đoạn 2007 - 2010
Chương 2 Thực trạng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu bít tất của Công ty Cổ
phần Dệt Kim Hà Nội sang thị trường Mỹ trong giai đoạn 2007 - 2010
Chương 3 Định hướng và một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng bít tất
của Công ty Cổ phần Dệt Kim Hà Nội sang thị trường Mỹ đến năm 2015
Trang 13CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÍT TẤT CỦA MỸ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU BÍT TẤT SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN DỆT KIM HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2007 - 2010
Mục tiêu của chương 1 là giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần Dệt Kim
Hà Nội và thị trường bít tất của Mỹ trong giai đoạn 2007 – 2010, làm cơ sở để công ty đề ra phương hướng cho hoạt động thúc đẩy xuất khẩu bít tất sang thị trường Mỹ Bên cạnh đó, chương 1 còn phân tích các nhân tố có ảnh hưởng thuận lợi hay bất lợi tới hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của công ty, làm tiền đề cho việc phân tích thực trạng ở chương 2.
Nhiệm vụ của chương 1 là đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi:
- Công ty cổ phần Dệt Kim Hà Nội có những đặc điểm gì phù hợp và thuận lợi cho hoạt động thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Mỹ?
- Đặc điểm thị trường bít tất tại Mỹ mang đến cơ hội và thách thức gì cho hoạt động thúc đẩy xuất khẩu bít tất của công ty?
- Các nhân tố chủ quan và khách quan trong giai đoạn 2007 – 2010 có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu bít tất? Nhân tố nào ảnh hường thuận lợi, nhân tố nào ảnh hưởng bất lợi?
Nội dung của chương 1 bao gồm 3 chương:
(1.1) Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần Dệt Kim Hà Nội
(1.2) Tổng quan về thị trường bít tất của Mỹ đến năm 2010
Trang 14(1.3) Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu bít tất của công ty sang thị trường Mỹ giai đoạn 2007 – 2010
Sau đây là nội dung chi tiết của chương:
1.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT KIM HÀ NỘI
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội
Công ty Cổ phần Dệt Kim Hà Nội là một công ty cổ phần trong đó 51% là vốncủa Nhà nước Là một doanh nghiệp hoạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân tựchủ về tài chính và hoạt động theo pháp luật của Nhà nước
- Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT KIM HÀ NỘI
- Tên tiếng Anh: HANOI KNITTING JOINT STOCK COMPANY
- Tên giao dịch: HANOI KNITTING COMPANY
- Cửa hàng giới thiệu sản phẩm: 285 Đội Cấn
Công ty Cổ phần Dệt Kim Hà Nội, tiền thân là xí nghiệp Dệt Kim Hà Nội, làmột doanh nghiệp Nhà nước được thành lập ngày 28-10-1966 từ ba cơ sở địa bànthành phố Hà Nội bao gồm:
- Phân xưởng Dệt bít tất của Nhà máy Dệt Kim Đông Xuân thuộc Bộ côngnghiệp nhẹ
- Phân xưởng Dệt Kim bàn của xí nghiệp 19/5 thuộc sở công nghiệp Hà Nội
- Phân xưởng Dệt bít tất của xí nghiệp Dệt Cự Doanh thuộc Bộ công nghiệp.Ngày 13/9/1994 theo quyết định số 03/QĐ – UB của UBND thành phố Hà Nội,
Trang 15xí nghiệp được đổi tên thành Công ty Cổ phần Dệt Kim Hà Nội.
Ngày 22/06/1997, Công ty sát nhập với xí nghiệp mũ Đội Cấn (ở 215 Đội Cấnnay là 285 Đội Cấn – Cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Công ty), theo quyết định
số 2263/QĐ – UB của thành phố Hà Nội
Ngày 25/03/2005, Công ty nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổphần số 0103007210 chuyển đổi (CPH) từ doanh nghiệp Nhà nước, theo quyết định
số 1288/QĐ – UB ngày 17/03/2005 của UBND Thành phố Hà Nội
Ngày 1/4/2005 Công ty Dệt Kim Hà Nội chuyển đổi thành Công ty Cổ phần DệtKim Hà Nội, trụ sở chính tại xã Xuân Đỉnh, Huyện Từ Liêm, Hà Nội với tổng diệntích mặt bằng 11.000 m2
Ngày 08/01/2010, Công ty đã chuyển địa điểm mới từ xã Xuân Đỉnh vào Lô 2CN5 Cụm Công nghiệp tập trung vừa và nhỏ Từ Liêm - xã Minh Khai, Huyện TừLiêm, Thành phố Hà Nội, với diện tích 10.000 m2
Từ những ngày đầu thành lập với nhiều khó khăn, thiếu sót, Công ty đã từngbước củng cố, xây dựng và phát triển vững chắc cơ sở và hệ thống quản lý củamình, qua đó hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu mà Nhà nước giao phó trong giai đoạn1966- 1985 Năm 1986, khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa theo chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, Công ty cũng nhưcác doanh nghiệp Nhà nước khác đã gặp rất nhiều khó khăn do còn quen với cơ chếbao cấp trước kia Tuy nhiên, với sự nhanh nhạy của ban lãnh đạo, kịp thời đưa ranhững giải pháp khắc phục khó khăn như sản xuất nhiều loại sản phẩm, cải tiếnphương pháp làm việc, hợp tác với các đối tác nước ngoài…, tốc độ tăng trưởngcủa Công ty đã bắt đầu khởi sắc và ổn định trở lại, uy tín của Công ty cũng đượcnâng cao ở cả trong và ngoài nước Trong những năm tiếp theo, Công ty đều nhậnđược giải bạc chất lượng Quốc gia cho sản phẩm bít tất của mình
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội
Trang 161.1.2.1 Chức năng của công ty
Căn cứ vào điều lệ tổ chức hoạt động công ty, Công ty cổ phần Dệt Kim HàNội có các chức năng sau:
Tổ chức sản xuất, gia công các loại bít tất và một số mặt hàng khác củacông ty như đồ quần trang, sợi các loại, màn, găng tay…
Tổ chức xuất khẩu mặt hàng bít tất và một số mặt hàng khác sang các thịtrường như Nhật Bản, Mỹ, Tiệp Khắc…
Nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuấtkinh doanh; nhập khẩu các loại vật liệu xây dựng, hóa chất theo tiêu chuẩn và quyđịnh của Nhà nước
Trang bị và mua sắm các thiết bị văn phòng, nội thất trong công ty
1.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty
Xây dựng và thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm thực hiệnđược mục đích và nội dung hoạt động của công ty
Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, kiến nghị và đề xuấtvới sở Công thương Hà Nội và Nhà nước các biện pháp giải quyết các vấn đềvướng mắc trong sản xuất kinh doanh
Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, đồng thời tự tạo cácnguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị,
tự bù đắp các chi phí, tự cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu để đảm bảo việc thựchiện sản xuất kinh doanh có lãi và thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước
Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượngcác mặt hàng do Công ty sản xuất kinh doanh nhằm tăng sức cạnh tranh và mở rộngthị trường tiêu thụ
Quản lý chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị trực thuộc Công
ty được chủ động trong sản xuất kinh doanh theo quy chế và luật pahps hiện hành
Trang 17của Nhà nước và của Sở Công thương.
Tuân thủ luật pháp của Nhà nước về quản lý kinh tế tài chính, quản lýXNK và giao dịch đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết trong hợp đồngmua bán ngoại thương và các hợp đồng liên quan đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của Công ty
1.1.3 Bộ máy quản lý của công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội
Bộ máy tổ chức và quản lý của Công ty được tổ chức thành các phòng, ban, bộphận, phân xưởng phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty, thể hiệnqua mô hình 1.1 dưới đây
Nguồn: Bộ phận tổ chức lao động Công ty Dệt Kim Hà Nội
Hình 1.1 Mô hình bộ máy tổ chức quản lý của Công ty HKC
Y tế Bảo
Phân xưởng
Dệt 1 Phân xưởng Dệt 2 Phân xưởng Hoàn thành Phân xưởng Nhuộm
Phòng TN
Trang 18Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được áp dụng theo mô hình trựctuyến chức năng nhằm đáp ứng kịp thời thông tin, số liệu, cho phép các cấp lãnhđạo ra quyết định và ngược lại, các mệnh lệnh sẽ được truyền đạt trực tiếp và kịpthời tới các tổ chức thực hiện Mỗi cơ quan chức năng chịu trách nhiệm nghiên cứumột lĩnh vực chuyên môn nhất định giúp cho nhà quản lý các cấp ban hành quyếtđịnh quản lý.
Ban giám đốc Công ty bao gồm:
+ Giám đốc Công ty: chịu trách nhiệm cũng như có quyền hạn cao nhất về lĩnh
vực hoạt động kinh doanh để duy trì sự tồn tại và phát triển công ty Định hướngcho sự hoạt động của công ty
+ Phó giám đốc: Nghiên cứu tài chính để áp dụng đúng vào doanh nghiệp, xây
dựng phương án, tạo vốn để sử dụng và phát huy nguồn lực trong doanh nghiệp.Trực tiếp phụ trách hệ thống thông tin nội bộ và lập báo các các định kỳ: tháng,quý, năm
Công ty có 5 phòng ban:
+ Phòng sản xuất kinh doanh: Có nhiệm vụ lập và theo dõi kế hoạch và đầu tư,
phát triển sản xuất, nâng cao kỹ thuật sản xuất, xây dựng định mức vật tư, lập kếhoạch dự trữ nguyên vật liệu và linh kiện thiết bị để phục vụ cho sản xuất, thanhtoán vật tư, quản lý hệ thống các cửa hàng giới thiệu sản phẩm và bán sản phẩmcủa Công ty và làm đại lý các công ty dệt may khác như Hanoismex, Dệt kim ĐôngXuân…
+ Phòng Xuất nhập khẩu: Quản lý các thông tin, Internet, trực tiếp giao dịch
đàm phán ký kết hợp đồng với khách hàng trong nước và nước ngoài Cập nhật cácvăn bản tiêu chuẩn quốc tế có lien hệ đến hoạt động xuất nhập khẩu Theo dõi các
lô hàng xuất nhập khẩu, làm nghiệp vụ hải quan, thanh khoản thuế nhập khẩu, thựchiện nhiệm vụ thanh toán quốc tế và theo dõi công nợ với khách hàng nước ngoài
+ Phòng Tài chính – Kế toán: Cập nhập các thông tin hằng ngày, tháng, quý
Trang 19theo từng nội dung đối với tình hình tài chính của Công ty Tập hợp chi phí để tínhgiá thành sản phẩm và tham gia việc xem xét hợp đồng Phòng còn có chức năngthanh toán cho khách hàng.
+ Phòng Tổ chức lao động: Thực hiện các công tác nhân sự và quản lý nguồn
nhân sự, công tác tiền lương, quản lý hồ sơ đào tạo
+ Phòng Hành chính: Quản lý hành chính và công tác văn phòng công ty…các
tổ trực thuộc: Đội PCCC, đội xe, nhà ăn, Y tế, đảm bảo các công tác vệ sinh côngcộng, trật tự, an nhinh và đảm bảo an toàn trong toàn Công ty
Ngoài ra Công ty còn có 4 phân xưởng:
- Phân xưởng dệt 1: là phần xưởng cơ khí
- Phân xưởng dệt 2: là phần xưởng Computer
- Phân xưởng nhuộm: Thực hiện nhuộm, sản xuất sản phẩm theo các đơn đặt
hàng Phòng thí nghiệm trực thuộc phân xưởng này có nhiệm vụ làm thí nghiệm đểxác định mẫu chuẩn theo yêu cầu của khách hàng, lập đơn công nghệ để triển khaisản xuất
- Phân xưởng hoàn thành: Kiểm tra hoàn tất sản phẩm để đóng kiện
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức phù hợp với đặc điểm sản xuất kinhdoanh của Công ty
1.2 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÍT TẤT CỦA MỸ ĐẾN HẾT NĂM 2010
Hoa Kì hiện nay là nước có tiềm lực kinh tế đứng đầu thế giới, hơn nữa còn là nước có tỷ lệ nhập khẩu hàng dệt may rất lớn, vì vậy đây là một cơ hội tốt cho hoạt động xuất khẩu bít tất của Công ty Tuy nhiên, trước khi tiến hành thực hiện các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này, công ty cần tìm hiểu, nắm rõ tình hình thị trường bít tất tại Mỹ Có như vậy, các hoạt động thúc đẩy xuất khẩu bít tất của công ty mới phát huy tác dụng và mang lại lợi ích.
Để nghiên cứu tổng quan thị trường bít tất tại Mỹ, chuyên đề sẽ đi vào trả lời
Trang 20các câu hỏi sau:
- Nhu cầu bít tất của người tiêu dùng Mỹ như thế nào? So với các thị trường khác của công ty là nhiều hơn hay ít hơn?
- Các sản phẩm bít tất nhập khẩu vào Mỹ đòi hỏi cần có các điều kiện gì?
- Đối thủ cạnh tranh của công ty tại Mỹ là những ai?Những đối thủ đó mạnh hay yếu? Có là mối đe dọa cho công ty khi nhập khẩu vào Mỹ hay không?
- Các quy định về hàng dệt may xuất khẩu vào Mỹ như thế nào? Công ty đã thực hiện theo các quy định đó hay chưa?
Sau đây chuyên đề sẽ đi vào từng mục để trả lời các câu hỏi trên:
1.2.1 Thị hiếu và thói quen tiêu dùng đối với sản phẩm bít tất của thị trường Mỹ
* Hoa Kì là một thị trường tiêu dùng khổng lồ với dân số đông, nhiều tầng lớp
xã hội, có mức thu nhập cao và nhu cầu đa dạng
Với dân số trên 300 triệu người, thu nhập bình quân đầu người khoảng 43.500USD, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng đều qua các năm và đến năm 2010, tốc độtăng trường của nước này đạt mức 2,9%, mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm qua,
có thể nói rằng Hoa Kì là thị trường tiêu dùng khổng lồ đối với mặt hàng dệt maynói chung và mặt hàng bít tất nói riêng Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may tại Mỹvào khoảng 80 tỷ USD mỗi năm, đây là mức kim ngạch nhập khẩu lớn nhất thếgiới, bằng cả EU và Nhật Bản cộng lại
Mức sống của người dân Mỹ cũng rất đa dạng nên nhu cầu tiêu dùng hàng dệtmay cũng khác nhau, từ những mặt hàng chất lượng cao, đắt tiền đến những sảnphẩm bình dân, giá rẻ Sức tiêu dùng hàng dệt may của Mỹ cũng dẫn đầu thế giới,gấp 1,5 lần so với EU – thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn thứ 2 thế giới Theođiều tra, một phụ nữ Mỹ hàng năm mua trung bình 60 sản phẩm hàng dệt may Do
Trang 21đó, thị trường Mỹ là một cơ hội tuyệt vời cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt maycủa Việt Nam.
* Người tiêu dùng Mỹ khá khó tính trong việc lựa chọn sản phẩm, hầu hết các sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ đều phải đạt tính quy chuẩn và thống nhất cao độ
Hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ đòi hỏi phải được thực hiện một cách nghiêmtúc và chặt chẽ, nhất là các yêu cầu về chất lượng phải được đảm bảo một cáchnghiêm ngặt và đồng bộ Ngoài ra những hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ phải có khốilượng lớn, đúng quy chuẩn, đảm bảo đúng thời hạn và không phương hại đến cáccông ty nội địa của Mỹ
Người tiêu dùng Mỹ có hiểu biết về kỹ thuật, họ nghiên cứu, so sánh chấtlượng các sản phẩm trước khi tiêu dùng nhờ sự phát triển của thương mại điện tử.Người tiêu dùng Mỹ thường thích có sự lựa chọn đa dạng của sản phẩm, cùng mộtloại sản phẩm nhưng họ thích có nhiều mẫu mã, màu sắc, kích cỡ khác nhau
Tuy vậy, người tiêu dùng Mỹ cũng chia làm nhiều phân khúc thị trường đadạng Có những phân khúc thị trường mà tại đó người tiêu dùng Mỹ rất khó tínhmỗi khi lựa chọn mua một sản phẩm dệt may, đối với họ chất lượng, mẫu mã đượcđặt lên hàng đầu sau đó mới xét đến các yếu tố khác Nhưng cũng có những phânkhúc thị trường mà người tiêu dùng quan tâm trước hết đến yếu tố giá cả hàng hóa
và chất lượng chỉ là thứ yếu Vì vậy, để xuất khẩu sang thị trường Mỹ, công ty cầnxác định xem sản phẩm bít tất của mình sẽ thích hợp với đoạn thị trường nào đểđưa ra các phương án thúc đẩy xuất khẩu phù hợp
1.2.2 Quy mô cung cầu về sản phẩm bít tất của thị trường Mỹ
1.2.2.1 Quy mô cầu sản phẩm bít tất
Theo báo cáo thống kê của trang web chuyên phân tích các số liệu xuất nhậpkhẩu trên thế giới www.trademap.org, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may vào Hoa
Trang 22Kì năm 2009 lên tới 86,7 tỷ USD và xuất khẩu dệt may Việt Nam vào thị trườngnày chiếm 5,8% tổng giá trị nhập khẩu hàng dệt may vào Mỹ Đến năm 2010, theo
số liệu thống kê của Bộ Thương mại Mỹ, nhập khẩu hàng dệt may của nước này đãđạt xấp xỉ 93,3 tỷ USD, tăng 18,96% về lượng và tăng 15,15% về trị giá so với năm
2009 Trong đó, nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ từ Việt Nam đạt xấp xỉ 6,3 tỷUSD, so với năm 2009 tăng 31,17% về lượng và tăng 17,95% về trị giá Như vậy
có thể thấy, quy mô cầu hàng dệt may tại Mỹ là rất lớn, đặc biệt cầu của thị trường
Mỹ đối với hàng dệt may của Việt Nam tăng trưởng nhanh qua từng năm
Bảng 1.1 Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may vào các nước từ 2005- 2010
Nguồn: Báo cáo thống kê thường niên của www.trademap.org
Trong số các mặt hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ, các nhóm hàng dệt luôn
Trang 23chiếm số lượng đáng kể (xem bảng 1.2) Điều này chứng tỏ rằng, lượng cầu các
loại hàng dệt trong đó có mặt hàng bít tất của công ty tại thị trường rộng lớn này làkhông nhỏ, chỉ cần có những biện pháp phân phối và thúc đẩy xuất khẩu phù hợpthì mặt hàng bít tất hoàn toàn có khả năng cạnh tranh và có được chỗ đứng trong thịtrường hàng dệt may tại Mỹ
Bảng 1.2 Các nhóm hàng dệt, may nhập khẩu vào Mỹ từ các thị trường năm 2010
(triệu m 2 )
So 2009 (%)
Trị giá (triệu USD)
So 2009 (%)
Đơn giá (USD/m 2 )
So 2009 (%)
Trang 2460 Sản phẩm từ sợi nhân tạo 32.356,53 23,58 35.397,26 20,62 1,09 -2,40
61 Hàng may mặc chất liệu
62 Không phải hàng may
mặc chất liệu nhân tạo 22.534,83 25,13 12.109,62 25,69 0,54 0,45
Nguồn: Bộ Thương mại Mỹ
1.2.2.2 Quy mô cung sản phẩm bít tất
Các sản phẩm dệt may được sản xuất tại Hoa Kỳ chủ yếu tập trung ở một sốnhóm hàng chính như thêu ren, đồ dùng trong nhà như thảm, rèm cửa và vải bọccho các sản phẩm nội thất, những sản phẩm dệt may tiêu dùng như quần áo, bít tất,
đồ len, đồ dệt… hầu hết đều phải nhập khẩu từ nước ngoài Thêm vào đó, các công
ty lớn của Hoa Kỳ chủ yếu chuyên sâu vào các dòng sản phẩm chất lượng cao, vìvậy đoạn thị trường giá rẻ, sản xuất hàng loạt tại Mỹ là nơi diễn ra sự cạnh tranhtương đối gay gắt giữa các nhà nhập khẩu trong đó có Việt Nam. Đối thủ cạnhtranh lớn nhất của chúng ta tại thị trường này là Trung Quốc và Ấn Độ đặc biệt làcác nhà sản xuất Trung Quốc với thị phần chiếm gần 50% thị phần dệt may tại Mỹ(xem bảng 1.3 và sơ đồ 1.2)
Bảng 1.3 Thị trường nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ năm 2010
Thị trường Lượng
(triệu m 2 )
so 2009 (%)
Trị giá (triệu USD)
so 2009 (%)
Đơn giá (USD/m 2 )
so 2009 (%)
Thị phần
2010 (%)
Trang 26Hình 1.2 Thị phần xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
Nguồn: Bộ Thương mại Mỹ
Tuy Trung Quốc là nước cung cấp nhóm hàng này lớn nhất cho Hoa Kỳ cả về
số lượng lẫn kim ngạch nhưng xuất khẩu dệt may của Trung Quốc vào Mỹ đang có
xu hướng giảm Năm 2010, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhóm hàng này của TrungQuốc chỉ đạt 25.46%, thấp hơn so với mức tăng trung bình 40-50% trong vài nămtrước Nguyên nhân của việc này là do giá đồng nhân dân tệ tăng cao hơn so vớiđồng đô la Mỹ khiến giá hàng hóa nhập khẩu từ nước này không còn rẻ như trước.Hơn nữa, hàng dệt may Trung Quốc phải đối mặt với các đề xuất bảo vệ ngànhcông nghiệp dệt may của các nhà sản xuất Hoa Kỳ do thời hạn áp dụng thuế chốngbán phá giá đối với một số mặt hàng dệt may chủ lực của Trung Quốc đã hết hiệulực kể từ tháng 1/2009 Không chỉ có Trung Quốc, các thị trường xuất khẩu khácnhư Ấn Độ, Mexico trong năm 2010 cũng tăng chậm cả về tốc độ và trị giá do ảnhhưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
Đối với Việt Nam, tuy tốc độ tăng trưởng năm 2010 chỉ đạt 31,17%, thấp hơn
so với tốc độ tăng trưởng năm 2009 nhưng Việt Nam vẫn là nước có mức tăngtrưởng cao nhất trong số các nước nhập khẩu dệt may khác vào thị trường Mỹ Đây
là một tín hiệu khả quan cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong đó có Công
Trang 27Về thuế quan:
Để đánh thuế, hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ được phân loại theo hệ thống
HS của tổ chức hải quan quốc tế WCO Trước năm 2007, hàng dệt may Việt Namkhi xuất khẩu sang thị trường Mỹ phải chịu mức thuế suất phi tối huệ quốc (non-MFN), mức thuế suất này cao hơn rất nhiều so với mức thuế MFN vì nó được quyđịnh từ năm 1930 tại đạo luật thuế nhập khẩu Smooth-Hawley nhằm bảo hộ mứcsản xuất trong nước Đến năm 2007, sau khi trở thành thành viên của tổ chứcthương mại thế giới WTO, hàng dệt may Việt Nam đã được hưởng thuế suất MFNtheo cam kết cắt giảm thuế quan của chính phủ Mỹ Theo đó, mức thuế nhập khẩuhàng dệt may Việt Nam đã giảm từ khoảng 50% xuống còn khoàng 15% tùy theotừng mặt hàng xuất khẩu
Bảng 1.4 Thuế nhập khẩu hàng dệt may
ThuếSản phẩm
Thuế MFN(%)
Nguồn: Bộ thương mại Mỹ
Về hạn ngạch:
Từ ngày 1/1/2007, sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO, Mỹ
đã trao quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam, hạn ngạch đốivới hàng dệt may Việt Nam cũng được dở bỏ Theo đó, hàng dệt may xuất khẩucủa Việt Nam sang Mỹ không còn bị chịu hạn ngạch nữa Tuy nhiên, luật Thươngmại Hoa Kỳ cho phép chính phủ Mỹ đơn phương áp đặt hạn ngạch trong nhữngtrường hợp nhất định Có hai loại hạn ngạch: hạn ngạch tuyệt đối và hạn ngạch tính
Trang 28theo thuế suất.
Hạn ngạch tuyệt đối (Absolute quota) áp dụng cho phép một lượng hàng hoá
nhất định được nhập khẩu vào Mỹ trong một giai đoạn nhất định Mỹ áp dụng hạnngạch tuỳ theo từng quốc gia Trong trường hợp nhập khẩu quá hạn ngạch thì phầnvượt quá sẽ phải tái xuất hoặc được lưu lại kho ngoại quan và chờ cho việc gia hạnhạn ngạch trong thời gian tới hoặc phải được huỷ bỏ dưới sự chứng kiến của hảiquan Thông thường các hiệp định thương mại có xu thế mở rộng hạn ngạch theo
từng thời điểm
Hạn ngạch tính theo thuế suất ( Tariff rate-quota) là dạng áp dụng một mức
thuế ưu đãi cho một lượng nhất định các sản phẩm dệt may nhập khẩu vào Mỹtrong một thời hạn nào đó Trong thời gian có hiệu lực của hạn ngạch, người takhông giới hạn lượng hàng nhập khẩu nhưng lượng hàng vượt quá số lượng chophép trong hạn ngạch sẽ phải chịu mức thuế cao hơn
Visa dệt may và giấy phép xuất khẩu :
Hàng dệt cần có "Visa" mới được vào Mỹ Visa dệt may là một ký hậu(endorsement) dưới dạng tem hoặc dấu (stamp) do một chính phủ nước ngoài đóngtrên hoá đơn hoặc trên giấy phép xuất khẩu Visa được dùng để kiểm soát nhậpkhẩu các sản phẩm dệt may của Mỹ và ngăn cấm nhập khẩu hàng hoá trái phép vào
Mỹ Visa có thể dùng cho mặt hàng cần hạn ngạch hoặc không cần hạn ngạch.Ngược lại mặt hàng cần hạn ngạch có thể cần hoặc không cần Visa, tuỳ theo nướcxuất xứ (ELVIS - Ellectronic transmission of visa information: Visa điện tử đốivới hàng dệt may từ một nước nào đó nhập khẩu vào Mỹ)
Tùy thoả thuận với từng nước, hầu hết hàng dệt may khi nhập khẩu vào Mỹphải có Visa dệt (Textile visa), nhằm chống chuyển tải bất hợp pháp và giao hàngsai với hạn ngạch "Textile visa" là việc đóng dấu vào một hoá đơn hoặc đóng dấuvào một giấy phép kiểm soát xuất khẩu do một cơ quan của chính phủ của nước
Trang 29xuất khẩu thực hiện Visa có thể áp dụng cho hàng nhập vào theo hạn ngạch hoặcngoài hạn ngạch, hàng theo hạn ngạch có thể cần hoặc không cần Visa tuỳ thuộcvào nước xuất xứ được Mỹ chấp thuận theo một Visa Agreement ký với từng nước.Hàng từ các nước chưa có thoả thuận Visa không cần có Visa nhưng sẽ được tínhtheo hạn ngạch phù hợp.
Tuy nhiên có Visa không có nghĩa là hàng chắc chắn được làm thủ tục nhậpvào Mỹ Nếu hạn ngạch bị hết hạn trong thời gian vận chuyển (tức là giữa thời giansau khi hàng đã được đóng dấu Visa ở nước xuất khẩu và thời gian hàng đến Mỹ),thì người nhập khẩu ở Mỹ cũng không được làm thủ tục nhập hàng cho đến khi hạnngạch được bổ sung hoặc gia hạn lại
1.2.3.2 Quy định về xuất xứ hàng hóa
Tại Mỹ có hai bộ luật quy định về nhẵn mác hàng hoá là TFPIA- Textile FiberProduct Identification Act và WPLA-Wool Products Labeling Act Hai bộ luật nàyđược áp dụng cho hầu hết các sản phẩm dệt may vào Mỹ với một số quy định cụthể như sau:
+ Tên và tỷ lệ trọng lượng của các thành phần sợi lớn hơn 5% trong sản phầm, cácthành phần sợi nhỏ hơn 5% được ghi là “các sợi khác”
+ Tên của nhà sản xuất hoặc số hiệu đăng ký tại FTC cho những thành viên thamgia phân phối và buôn bán sản phẩm Tên nhãn hiệu đã được đăng ký tại mỹ có thểghi trên nhã mác nếu nhãn mác này đã được gửi đến FTC
+ Quy định ghi tên quốc gia sản xuất hay gia công sản phẩm quy định trong điềuluật về chứng thực sản phẩm dệt TPIA Đối với những hàng nhập vào Mỹ có giá trị
từ 500 USD trở nên phải tuân thủ những điều kiện sau: liệt kê tên các loại sợi cấuthành sản phẩm thường ghi tên các loại sợi có tỷ trọng từ 5% trở lên, tỷ trọng cácloại sợi cấu thành, tên quốc gia đăng ký theo FTC hoặc theo mục 3 của TFPIA, tên
Trang 30của quốc gia sản xuất hay gia công.
1.2.3.3 Quy định về nhãn hiệu hàng hóa
Hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ phải tuân thủ theo những qui định nghiêmngặt về tờ khai xuất xứ hàng hoá Tờ khai xuất xứ hàng hoá phải được đính kèmvới bất kỳ lô hàng nhập khẩu nào
Quốc gia cuối cùng nơi mà lô hàng dệt may được xuất khẩu qua Mỹ khôngnhất thiết được coi là quốc gia xuất xứ của hàng đó Một sản phẩm hàng dệt maynhập vào Mỹ được xem là sản phẩm của một lãnh thổ hoặc quốc gia nhất định lànơi duy nhất mà sản phẩm đó được trồng, chế biến hay sản xuất toàn bộ Cụ thể đốivới sản phẩm bít tất dệt kim từ sợi của công ty thì nước xuất xứ là nơi bít tất đượcsản xuất
Tờ khai xuất xứ hàng hoá được nộp cho Hải quan ngay khi hàng nhập vào Tờkhai xuất xứ được dùng cho việc nhập khẩu hàng dệt may mà chỉ có nguồn gốcxuất xứ từ một quốc gia hoặc chỉ được gia công tại một quốc gia bằng các nguyênliệu sản xuất tại Mỹ, hoặc từ một quốc gia khác nơi mà nó được sản xuất Thông tincần có là kí hiệu nhận dạng , mô tả hàng và số lượng, quốc gia xuất xứ và ngàynhập khẩu
Tờ khai xuất xứ kép được dùng cho việc nhập khẩu hàng dệt may mà đượcsản xuất hay gia công và/ hoặc có chứa các nguyên liệu từ nhiều nước khác nhau.Thông tin cần có trong tờ khai gồm ký hiệu nhận dạng Đối với những hàng hoácần có phần mô tả hàng và số lượng, qui trình sản xuất và/ hoặc gia công, quốc gia
và ngày xuất khẩu Đối với vật liệu để chế tạo ra sản phẩm , tờ khai phải ghi mô tảnguyên liệu, quốc gia sản xuất và ngày xuất khẩu
Tờ khai phụ phải đính kèm tất cả các lô hàng nhập khẩu không thuộc quiđịnh của Luật về sản phẩm dễ cháy Thông tin cần có là ký hiệu nhận dạng, số hiệu,
Trang 31mô tả về số lượng hàng và quốc gia xuất xứ
Ngày xuất khẩu ghi trên tờ khai là ngày mà hàng chuyển rời cảng cuối cùngcủa quốc gia xuất xứ theo quy định của Hải quan Lô hàng sẽ không được giảiphóng cho đến khi việc xác định tờ khai được thực hiện xong
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU BÍT TẤT CỦA CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG GIAI ĐOẠN 2007 - 2010
Mục đích: Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thúc đẩy xuất khẩu bít
tất của công ty cổ phần Dệt Kim Hà Nội sang thị trường Mỹ Phân tích làm rõ nhân tố nào ảnh hưởng có lợi, bất lợi đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu bít tất của công ty, từ đó phân tích sự thay đổi của các nhân tố để xem ảnh hưởng của các nhân tố đó tăng lên hay giảm đi.
Hướng phân tích: Phân tích các nhân tố được đề cập ở dưới đây, trong giai
đoạn 2007 -2010, nhân tố nào có sự biến động và sự biến động đó ảnh hưởng thuận lợi hay bất lợi đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu bít tất của công ty sang thị trường Mỹ
Cách tiếp cận: Tiếp cận theo 2 hướng, đó là các nhân tố khách quan và các
nhân tố chủ quan Các nhân tố khách quan là các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh quốc tế và môi trường kinh doanh quốc gia Các nhân tố chủ quan là các nhân tố bên trong Công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội.
Sau đây chuyên đề sẽ đi phân tích từng nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu bít tất của Công ty:
1.3.1 Các nhân tố khách quan giai đoạn 2007 - 2010
1.3.1.1 Môi trường kinh doanh quốc tế giai đoạn 2007 - 2010
* Hạn ngạch của Mỹ đối với hàng dệt may của Việt Nam được dỡ bỏ năm
2007 mang đến thuận lợi cho hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của công ty
Trang 32Ngày 7/11/2006, Tổ chức Thương mại Thế giới WTO chính thức kết nạp ViệtNam là thành viên thứ 150 Đến năm 2007, Mỹ đã trao cho Việt Nam quy chếThương mại bình thường vĩnh viễn và theo đó quota hàng dệt may Việt Nam xuấtkhẩu sang Mỹ cũng được dỡ bỏ Với quy chế này, các mặt hàng bít tất của công tyxuất khẩu vào Mỹ sẽ có điều kiện cạnh tranh về giá so với các sản phầm nội địahoặc sản phẩm của đối thủ cạnh tranh cùng loại Chưa kể đến việc nhiều doanhnghiệp tại Mỹ sẽ tiếp cận công ty để đặt hàng Trong hoàn cảnh đang phải tìm đốitác làm ăn mới sau khi việc xuất khẩu sang Nhật Bản gặp nhiều khó khăn, việc Mỹ
dỡ bỏ hạn ngạch đã mang đến cho công ty một cơ hội thúc đẩy xuất khẩu vô cùngthuận lợi
* Các cam kết sau khi Việt Nam gia nhập WTO và quá trình tự do hóa thương mại mang đến cả thuận lợi và bất lợi cho hoạt động thúc đẩy xuất khẩu
Các cam kết của Việt Nam sau khi gia nhập WTO sẽ tạo ra môi trường cạnhtranh bình đẳng đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và của công ty nóichung trên thị trường Mỹ Theo các cam kết này, sản phẩm bít tất của công ty sẽđược hưởng các mức thuế, phí, lệ phí, các qui định liên quan đến việc bán hàng,cạnh tranh giống như các sản phẩm bản xứ Điều này sẽ giúp cho hoạt động thúcđẩy xuất khẩu của công ty có thể thực hiện dễ dàng hơn
Tuy nhiên, quá trình tự do hóa thương mại cũng mang đến nhiều khó khăn.Việc không còn được Nhà nước bảo hộ sẽ khiến cho sản phẩm của công ty chịu sứccạnh tranh lớn hơn từ các đối thủ trong nước cũng như nước ngoài Nếu không cónhững thay đổi hợp lý và kịp thời thì sản phẩm của công ty rất dễ bị các doanhnghiệp khác chiếm thị phần Thêm vào đó, sản phẩm bít tất còn có khả năng phảiđứng trước nguy cơ bị phía Mỹ kiện bán phá giá nếu công ty không có các biệnpháp thúc đẩy xuất khẩu phù hợp
* Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính cuối năm 2008, đầu năm 2009 khiến giá
Trang 33nguyên vật liệu để sản xuất bít tất biến động bất thường đồng thời làm nhu cầu nhập khẩu bít tất từ thị trường Mỹ giảm mạnh gây nhiều bất lợi cho hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của công ty
Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến kim ngạch dệt may của Việt Namgiảm đi đáng kể và nó cũng có những tác động không nhỏ đến hoạt động xuất khẩubít tất của công ty Tác động rõ rệt nhất của cuộc khủng hoảng tài chính này đó lànhu cầu của người tiêu dùng Mỹ giảm và giá nguyên vật liệu biến đối thất thường Trước hết là về nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ, do giá đồng USD giảm,nhiều công ty và ngân hàng của nước này cũng đứng trước nguy cơ phá sản hoặcphải cắt giảm nhân công, nên người dân Mỹ có xu hướng thắt chặt chi tiêu, hạn chếmua sắm Thêm vào đó, Chính phủ Hoa Kì cũng áp dụng nhiều biện pháp kiểmsoát đối với hoạt động tài chính tiền tệ và xuất nhập khẩu Điều này làm cho cầu bíttất tại Mỹ giảm, các đơn đặt hàng với công ty cũng ít hơn các năm trước, khiến chocác hoạt động thúc đẩy của công ty gặp rất nhiều khó khăn, hầu như không manglại hiệu quả như mong muốn
Một hệ quả khác của cuộc khủng hoảng 2008- 2009 đó là giá vàng, giá xăngdầu… lên xuống không theo quy luật Biến động này làm giá các nguyên vật liệuphục vụ cho hoạt động sản xuất bít tất của công ty cũng thay đổi thất thường Do
đó, các hoạt động xuất khẩu của công ty giai đoạn này gặp rất nhiều khó khăn, các
kế hoạch, mục tiêu đặt ra đều bị ảnh hưởng, công tác thúc đẩy xuất khẩu cũng theo
đó bị đình trệ hoặc tiến triển nhưng không đáng kể
* Đến cuối năm 2009, đầu năm 2010, nền kinh tế Mỹ dần phục hồi trở lại khiến cho hoạt động xuất khẩu của công ty khởi sắc và công tác thúc đẩy xuất khẩu lại đạt được những thuận lợi lớn.
Kinh tế Mỹ đã tăng trưởng 5% trong ba tháng cuối năm 2009, 3,7% trong quýđầu và 1,6% trong quý hai năm 2010 Tuy tốc đột tăng trưởng kinh tế Mỹ sụt giảm
Trang 34nhưng chỉ số niềm tin của nước này lại tăng cao Theo thống kê, chỉ số niềm tin củangười tiêu dùng Mỹ đã tăng trong tháng thứ ba liên tiếp từ 40,8 trong tháng 4 lênmức 54,9 trong tháng 5 năm 2010 Như vậy, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng
Mỹ tuy còn thấp nhưng đã tăng hơn gấp đôi so với mức đáy 25,3 được lập vào
tháng 2 (xem hình 1.3)
Nguồn: Vietstock.com.vn
Hình 1.3 Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Mỹ 4 tháng đầu năm 2010
Chỉ số niềm tin của người Mỹ tăng dẫn đến việc người tiêu dùng nước nàykhông còn thắt chặt chi tiêu như trước nữa Họ đã bắt đầu mua sắm trở lại, tuykhông nhiều nhưng điều này cũng làm hoạt động xuất khẩu của công ty đạt đượcnhiều biến chuyển khởi sắc Số đơn đặt hàng từ Mỹ lại tiếp tục được gửi đến vàtình hình tiêu thụ sản phầm tại thị trường lớn nhất thế giới này của công ty bắt đầuphục hồi, mang đến thuận lợi không nhỏ cho hoạt động thúc đẩy xuất khẩu bít tấtcủa công ty
1.3.1.2 Môi trường kinh doanh quốc gia giai đoạn 2007 - 2010
* Nguồn nguyên vật liệu phục vụ ngành dệt may của nước ta chưa nhiều, không có các ngành công nghiệp phụ trợ Vì vậy, công ty đa phần phải nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất từ nước bạn hàng hoặc nước thứ ba, gây ra sự bị động và khó khăn trong việc thúc đẩy xuất khẩu.
Trang 35Ngành dệt may là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam,tuy nhiên, hiện nay, gần 70% nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của ngành nàylại phải nhập khẩu từ nước ngoài Nguyên nhân là do nước ta chưa có các khu trồngbông, và các khu công nghiệp chế biến phụ trợ hoặc chất lượng của nguyên vật liệu
do nước ta sản xuất ra còn thấp, do đó các doanh nghiệp trong đó có Công ty cổphần Dệt Kim Hà Nội đã lựa chọn giải pháp là nhập khẩu nguyên liệu từ nướcngoài Việc nhập khẩu này tuy có lợi thế là đáp ứng đúng những yêu cầu về chấtlượng mà bên đối tác đưa ra nhưng lại mang đến khó khăn vì công ty phải phụthuộc vào nguồn nguyên liệu của nước họ, đôi khi bị động về giá cả và phải chịucác điều kiện bất lợi mà phía đối tác đưa ra Đây là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếpđến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của công ty sang thị trường Mỹ
* Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chiến lược, nghị quyết về phát triển ngành dệt may, coi đây là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu Đây là một thuận lợi rất lớn cho hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của công ty.
Ngành dệt may luôn là một trong những ngành đi đầu, có vai trò quan trọngtrong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới Với tốc
độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao, ngành dệt may đã có những đóng góp không nhỏvào tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung ởViệt Nam Được sự phê duyệt của Thủ tướng, Bộ Công Thương đã ban hành Quyếtđịnh số 42/2008/QĐ-BCT ngày 19/11/2008 về việc phê duyệt quy hoạch phát triểnngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.Theo đó, một số mục tiêu tổng quát là: phát triển ngành dệt may trở thành mộttrong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; và nâng caokhả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới
Trang 36Để thực hiện được mục tiêu này, trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hànhmột số biện pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp dệt may xuất khẩu như: (i) Hỗ trợ từnguồn vốn ngân sách, vốn ODA đối với một số nhóm dự án trong ngành, chẳng hạnnhư quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, xử lý nước thải, v.v.; (ii) Các dự án đầu
tư vào các lĩnh vực sản xuất; (iii) Bảo lãnh, cấp tiền thu sử dụng vốn để tái đầu tư,cấp bổ sung vốn lưu động với một số doanh nghiệp nhà nước trong ngành; và (iv)Dành toàn bộ nguồn thu phí hạn ngạch và đấu thầu hạn ngạch dệt - may cho việc
mở rộng thị trường xuất khẩu Bên cạnh đó, Chính phủ cũng có một số biện phápkhác nhằm khuyến khích xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng dệt may nói riêng.Chẳng hạn, Việt Nam có thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.Ngân hàng Phát triển Việt Nam có cấp tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp,với lãi suất ưu đãi Do công ty mới thực hiện xuất khẩu sản phẩm sang thị trường
Mỹ nên cả kinh nghiệm lẫn quy trình vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, chính những biện pháp
ưu đãi, hỗ trợ này của Nhà nước đã góp phần giúp đỡ rất nhiều cho hoạt động thúcđẩy xuất khẩu của công ty
1.3.2 Các nhân tố chủ quan giai đoạn 2007 – 2010
1.3.2.1 Chính sách xuất khẩu của Công ty cổ phần Dệt Kim Hà Nội
Chính sách xuất khẩu theo dạng FOB để có thể kiểm soát được giá cả cũngnhư kiểm soát được sản phẩm của mình, tạo tiền đề thuận lợi cho việc thúc đẩyxuất khẩu bít tất sang thị trường Mỹ
Cùng với việc ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cho ngành dệt may thìNhà nước cũng khuyến khích các công ty dệt may xuất khẩu theo dạng FOB (muađứt, bán đoạn) nhằm tăng lợi nhuận và giảm sự phụ thuộc đối với nước ngoài.Chính vì thế Công ty cổ phần Dệt Kim Hà Nội cũng phải thay đổi chính sách củamình cho phù hợp với xu thế chung của thị trường hiện nay Cụ thể, công ty đã đưa
ra một vài thử nghiệm xuất khẩu theo dạng FOB, và thu được một vài tín hiệu khả
Trang 37quan Tuy năng lực hiện nay của công ty chưa thể giúp công ty thực hiện hoàn toàncác hoạt động xuất khẩu theo dạng FOB nhưng chính sách này được áp dụng lâudài sẽ giúp cho công ty kiểm soát được giá cả, kiểm soát được chủng loại mặt hàngxuất khẩu, từ đó công ty có thể tạo cho mình một thương hiệu vững chắc và gópphần tăng giá trị cho ngành dệt may Chính sách xuất khẩu theo dạng FOB còn giúpcông ty chủ động hơn trong các đơn hàng, từ đó không bị phụ thuộc quá nhiều vàogiá cả cũng như chất lượng của nguyên vật liệu nước ngoài nữa, các hoạt động thúcđẩy xuất khẩu của công ty cũng sẽ được thuận lợi và thu được nhiều hiệu quả hơn.
Công ty thực hiện chính sách giá phù hợp theo từng thị trường khác nhau
để tạo điều kiện cho hoạt động thúc đẩy xuất khẩu diễn ra dễ dàng hơn
Từ khi cổ phần hóa đến nay, Công ty không ngừng hoàn thiện chính sách xuấtkhẩu của mình, đặc biệt là chính sách giá Công ty thưc hiện phương pháp định giáthành sản phẩm bằng cách dựa vào giá sản phẩm cộng % lợi nhuận mong muốn.Hiện nay sản phẩm bít tất của Công ty có giá thành cao, ít có khả năng cạnh tranhvới các sản phẩm cùng loại trên thị trường Mặc dù khả năng cạnh tranh của Công
ty về giá không cao nhưng Công ty sử dụng chính sách giá trong một số trườnghợp như: Công ty chào bán sản phẩm với số lượng lớn với một mức giá thấp nhất
đủ bù đắp chi phí và có lãi để thu hút khách hàng, Công ty thực hiện giảm giá vớikhách hàng mua với giá trị hợp đồng lớn, khách hàng truyền thống của Công ty.Công ty cũng sử dụng chính sách phân biệt giá nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩunhư Công ty chào hàng với nhiều mức giá khác nhau với từng đối tường kháchhàng khác nhau
Ví dụ Nhật Bản và Mỹ là hai khách hàng tiềm năng của Công ty, nếu tínhtheo một đơn vị sản phẩm thì thị trường Mỹ có lợi nhuận thấp hơn thị trường Nhật
Mỹ nhập khẩu bít tất của Công ty với số lượng lớn với giá thấp còn Nhật nhậpkhẩu số lượng nhỏ nhưng giá cao hơn
Trang 38Như đã đề cập ở trên, thị trường Mỹ chia ra làm nhiều đoạn thị trường khácnhau, có đoạn thị trường giành cho các mặt hàng cao cấp giá thành cao và có đoạnthị trường giành cho các mặt hàng bình dân có chất lượng thấp hơn và giá cũng rẻhơn Thị trường mục tiêu của công ty chính là hướng đến thị trường bình dân của
Mỹ, do đó với chính sách giá này, hoạt động xuất khẩu của công ty sẽ thuận lợihơn, công ty sẽ có khả năng thâm nhập được vào thị trường vốn đã có nhiều công
ty hướng đến và có cơ hội tìm kiếm thêm được nhiều khách hàng Ngoài ra, việc ápdụng chính sách phân biệt giá còn giúp công ty không bị phụ thuộc vào thị trường
Mỹ, trong trường hợp việc xuất khẩu sang Mỹ gặp khó khăn, công ty có thể chuyểnhướng xuất khẩu sang thị trường Nhật hoặc một số thị trường khác như Lào, TháiLan, Indonesia…
1.3.2.2 Cơ sở vật chất của Công ty
Trong giai đoạn 2007 – 2010, cơ sở vật chất của Công ty đã được đầu tư trang
bị và nâng cấp Hiện nay tổng số thiết bị hiện đại của Công ty là 380 máy bao gồm:máy dệt, máy khíu, máy thêu, máy Setting, máy nhuộm- sấy, máy đính nhãn, nồihơi, máy nén khí Ngoài ra, các phòng ban, bộ phận của Công ty đều được trang bịmáy vi tính, máy in và các loại máy chuyên dụng cần thiết khác để phục vụ tốt nhấtcho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Tuy nhiên, các trang thiết bị của Công ty chưa đủ chất lượng để sản xuất cácsản phẩm yêu cầu kĩ thuật cao theo yêu cầu của khách hàng nước ngoài Đây là mộtbất lợi trong việc thúc tiến xuất khẩu của Công ty
1.3.2.3 Nguồn nhân lực của Công ty
Công ty cổ phần Dệt Kim Hà Nội có tổng số 650 lao động, trong đó có 57 cán
bộ quản lý có trình độ đại học trở lên, 57 người có trình độ trung cấp và công nhân
kỹ thuật bậc cao là 31 người Số lao động trực tiếp chiếm 80%, còn lại là lao độnggián tiếp và cán bộ quản lý Hầu hết các công nhân và quản lý của công ty đều là
Trang 39những người có ý thức tốt, trình độ cao với trên 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vựcsản xuất bít tất Đây là một thuận lợi để Công ty thực hiện các biện pháp thúc đẩyxuất khẩu của mình
Tóm lại chương 1 đã trình bày tổng quan thị trường bít tất tại Mỹ, đưa ra những đặc điểm về thói quen và tập quán tiêu dùng, quy mô cung cầu, các quy định
về nhập khẩu sản phẩm bít tất vào Mỹ Bên cạnh đó phân tích các nhân tố chủ quan và khách quan có tác động thuận lợi hay bất lợi đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu bít tất sang thị trường Mỹ trong giai đoạn 2007 – 2010, làm cơ sở đó cho phân tích thực trạng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu bít tất của công ty sang thị trường Mỹ giai đoạn 2007 – 2010 ở chương 2.
Trang 40CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU BÍT TẤT CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN DỆT KIM HÀ NỘI SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
TRONG GIAI ĐOẠN 2007- 2010
Mục tiêu của chương 2 là phân tích thực trạng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu bít tất của Công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội sang thị trường Mỹ trong giai đoạn
2007 – 2010, qua đó đánh giá những ưu điểm và tồn tại trong hoạt động thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng bít tất của công ty và tìm ra nguyên nhân của những tồn tại này.
Nhiệm vụ của chương 2 là trả lời các câu hỏi sau:
- Công ty đã thực hiện xuất khẩu bít tất sang thị trường Mỹ như thế nào?
- Kết quả xuất khẩu bít tất sang thị trường của công ty có gì đáng chú ý? Năm nào công ty xuất khẩu nhiều nhất? Năm nào xuất khẩu ít nhất?
- Khủng hoảng kinh tế có tác động đến hiệu quả thúc đẩy bít tất của công ty sang thị trường Mỹ hay không?
- Công ty đã làm gì để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu bít tất của mình? Các biện pháp này có mang lại hiệu quả không?
- Đánh giá hoạt động thúc đẩy xuất khẩu bít tất giúp tìm ra những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân gì?
Nội dung của chương 2 được chia làm các phần:
(2.1) Tình hình thực hiện các nội dung xuất khẩu mặt hàng bít tất của công ty sang thị trường Mỹ trong giai đoạn 2007 – 2010