1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng gốm sứ của Công ty cổ phần gốm sứ Hapro Chu Đậu - Tổng công ty thương mại Hà Nội trên thị trường EU

47 711 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 303,5 KB

Nội dung

MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU...1 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TẠI THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI...3 I - KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TIÊU THỤ HÀNG HOÁ

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TẠI THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI 3

I - KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 3

1 - Khái niệm chung về tiêu thụ hàng hoá tại thị trường nước ngoài của doanh nghiệp thương mại: 3

2 - Đặc điểm tiêu thụ hàng hoá tại thị trường nước ngoài của doanh nghiệp thương mại: 4

II - TẦM QUAN TRỌNG CỦA TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI: 5

1 - Vai trò của tiêu thụ hàng hoá tại thị trường nước ngoài đối với doanh nghiệp 5

2 - Vai trò đối với Nhà nước: 6

III - NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 6

1 -Nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng mục tiêu: 6

2 - Lựa chọn mặt hàng kinh doanh và xác định giá bán: 7

3 - Lựa chọn các hình thức tiêu thụ tại thị trường nước ngoài trong doanh nghiệp thương mại 8

4 - Xác lập kênh phân phối: 9

5 - Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại: 10

6 - Thương lượng đàm phán, ký kết hợp đồng: 11

7 - Tổ chức thực hiện hợp đồng: 11

CHƯƠNG II: THỰC TRẬNG TIÊU THỤ MẶT HÀNG GỐM SỨ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM SỨ HAPRO CHU ĐẬU 13

I – GIỚI THIỆU VỀ MẶT HÀNG GỐM SỨ VÀ THỊ TRƯỜNG EU 13

Trang 2

1 Gốm sứ và truyền thống nghề gốm ở Việt Nam: 13

2 Tiềm năng sản xuất và xuất khẩu hàng gốm sứ của Việt Nam: 14

3 Đặc điểm của thị trường EU: 14

II - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM SỨ HAPRO CHU ĐẬU VÀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GỐM SỨ SANG THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI: 15

1 – Một vài nét khái quát về Công ty cổ phần gốm sứ Hapro Chu Đậu: 15

2 - Phân tích thực trạng tiêu thụ mặt hàng gốm sứ của Công ty cổ phần gốm

sứ Hapro Chu Đậu tại thị trường nước ngoài: 20

3 Phân tích các nội dung tiêu thụ hàng gốm sứ nói riêng và hàng thủ công

mỹ nghệ của công ty nói chung tại thị trường EU: 23

III - ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ MẶT HÀNG GỐM

SỨ CỦA CÔNG TY TẠI THỊ TRƯỜNG EU: 24

1 Thành công: 24

2 Hạn chế: 26

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ MẶT HÀNG GỐM SỨ MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM SỨ HAPRO CHU ĐẬU TẠI THỊ TRƯỜNG EU 29

I - CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2020: 29

II - MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG

TY GIAI ĐOẠN 2006-2020: 30

1 Mục tiêu phát triển chung ngành hàng thủ công mỹ nghệ của công ty từ nay đến năm 2020: 30

2 Mục tiêu phát triển mặt hàng gốm sứ của công ty từ nay đến năm 2020: 31

3 Những biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng gốm sứ của Công ty cổ phần gốm sứ Hapro Chu Đậu – Tổng công ty thương mại Hà Nội 32

KẾT LUẬN 44TÀI LIỆU THAM KHẢO………

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

* Lí do thực hiện đề tài

Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động ngoại thương

đã và đang đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyếtcông ăn việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, đồng thời đẩy nhanhquá trình CNH-HĐH đất nước

Là sản phẩm của ngành thủ công truyền thống, các sản phẩm gốm sứ khôngchỉ mang đậm nét văn hoá dân tộc, không chỉ là sản phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụngtrong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà còn là những sản phẩm phục vụ đời sốngtinh thần, đáp ứng nhu cầu thưởng thức tinh hoa văn hoá của các dân tộc Vì vậy,gốm sứ có nhu cầu ngày càng cao ở cả trong và ngoài nước theo sự phát triển giaolưu văn hoá giữa các nước, giữa các dân tộc trên thế giới Do đó, việc nghiên cứutìm ra các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng này trên cả thị trường nội địa vàquốc tế là vô cùng quan trọng

Trong quá trình nghiên cứu thực tiễn tình hình tiêu thụ mặt hàng gốm sứ tạithị trường EU của Công ty cổ phần gốm sứ Hapro Chu Đậu, em nhận thấy hoạtđộng xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của công ty sang thị trường EU là hoạt động nổibật Qua đó, em cũng hiểu rõ hơn tầm quan trọng của hoạt động này đối với sự pháttriển của công ty Cùng với kiến thức đã được học tại trường và qua thời gian thực

tập tại công ty em xin chọn đề tài: “ Giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng gốm sứ của Công ty cổ phần gốm sứ Hapro Chu Đậu - Tổng công ty thương mại Hà Nội trên thị trường EU”

* Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về tiêu thụ hàng

hoá của doanh nghiệp tại thị trường nước ngoài Phân tích thực trạng tiêu thụ mặthàng gốm sứ của Công ty cổ phần gốm sứ Hapro Chu Đậu trên thị trường EU, từ đóchỉ ra những thành công, hạn chế và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạtđộng tiêu thụ này

Trang 4

* Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình tiêu thụ mặt hàng gốm sứ tại thịtrường EU của Công ty cổ phần gốm sứ Hapro Chu Đậu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tiêu thụ mặt hàng gốm sứ của Công ty cổphần gốm sứ Hapro Chu Đậu trên thị trường EU giai đoạn 2005-2010

* Phương pháp nghiên cứu: Trong qua trình nghiên cứu và thực hiện đề tài em đã

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

CHƯƠNG I:

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIÊU THỤ HÀNG

HOÁ CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TẠI

THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI

I - KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

1 - Khái niệm chung về tiêu thụ hàng hoá tại thị trường nước ngoài của doanh nghiệp thương mại:

Tiêu thụ hàng hoá trên thị trường nội địa hay trên thị trường nước ngoài đềuđược hiểu theo nghĩa đầy đủ là một quá trình gồm nhiều hoạt động như nghiên cứuthị trường, xác định khách hàng mục tiêu, lựa chọn mặt hàng và lựa chọn hình thứcbán, xác lập kênh phân phối, thực hiện các hoạt động xúc tiến bán, và cuối cùng làthực hiện quá trình bán hàng

Khác với tiêu thụ hàng hoá trong nước, tiêu thụ hàng hoá tại thị trường nước ngoài là hoạt động bán hàng hoặc cung cấp các dịch vụ cho các nhà nhập khẩu nước ngoài( có thể là cá nhân hoặc tổ chức…) trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương thức thanh toán Nó có đủ ba điều kiện: Thứ nhất, trụ sở kinh doanh của bên mua và

bên bán ở hai nước khác nhau, thứ hai đồng tiền thanh toán thường là ngoại tệ đốivới một bên hoặc cả hai bên và cuối cùng hàng hoá giao dịch phải di chuyển ra khỏibiên giới của một nước Đây cũng chính là điều kiện để một hoạt động giao dịchhàng hoá được gọi là xuất khẩu Chính vì vậy, ta có thể hiểu doanh nghiệp thươngmại thực hiện tiêu thụ hàng hoá tại thị trường nước ngoài là thực hiện hoạt độngxuất khẩu và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá tại thị trường nước ngoài là hoạt độngnhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá

Trang 6

2 - Đặc điểm tiêu thụ hàng hoá tại thị trường nước ngoài của doanh nghiệp thương mại:

Tiêu thụ hàng hoá là khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh hàng hoáđóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tiêuthụ hàng hoá tại thị trường nước ngoài là công việc khó khăn đòi hỏi doanh nghiệpphải bỏ nhiều thời gian công sức tiền của ngược lại nó đem đến cho doanh nghiệpnhiều lợi nhuận nhất, mang lại uy tín và vị thế cho doanh nghiệp trên thị trườngquốc tế Nhưng tiêu thụ hàng hoá tại thị trường nước ngoài có nhiều đặc điểm khácbiệt mà các doanh nghiệp cần phải nhận biết để có sự vận dụng cho phù hợp Đó là:

Thứ nhất về khách hàng: Do sự khác biệt về ngôn ngữ, điều kiện sống,phong tục tập quán,…giữa khách hàng trong nước và quốc tế sẽ dẫn đến nhu cầu vàcách thức thoả mãn nhu cầu là rất khác nhau

Thứ hai về thị trường:

- Mức độ cạnh tranh của thị trường nước ngoài mạnh mẽ hơn so với trongnước Bởi doanh nghiệp phải cạnh tranh với doanh nghiệp nước sở tại có nhiều ưuthế hơn đồng thời phải đối mặt với các doanh nghiệp nước ngoài khác

- Mặt khác các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế sẽ bị ảnh hưởng lớn hơn sovới các doanh nghiệp trong nước nếu môi trường quốc tế có sự thay đổi

Thứ ba, các nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá tại thị trường nước ngoài nhưphương thức thanh toán, kênh phân phối,…đều phức tạp hơn

Thứ tư, hoạt động này chịu sự chi phối của luật pháp cũng như tình hình kinh

tế chính trị xã hội của nước nhập khẩu, mối quan hệ của nước nhập khẩu với nướcxuất khẩu cùng các bên có ảnh hưởng đến hoạt động buôn bán của doanh nghiệp

Thứ năm, phương thức kinh doanh xuất khẩu đa dạng đòi hỏi phải có mốiquan hệ với kênh phân phối quốc tế tương ứng

Như vậy, tuy có sự khác nhau về hình thức và phạm vi hoạt động nhưng bảnchất kinh tế của hoạt động xuất khẩu( hoạt động tiêu thụ hàng hoá tại thị trườngnước ngoài ) và hoạt động bán hàng trong nước chính là sự thay đổi hình thái giá trịcủa hàng hoá Thông qua hoạt động tiêu thụ, hàng hoá chuyển từ hình thái hiện vật

Trang 7

Về bản chất kỹ thuật, tiêu thụ hàng hoá là quá trình trao đổi mua bán giữa cáckhâu, các nghiệp vụ kinh tế kỹ thuật, các hành vi mua bán cụ thể để thực hiện các chứcnăng của doanh nghiệp Bán hàng mang tính kỹ thuật do nó có mối quan hệ chặt chẽvới các hoạt động khác trong doanh nghiệp như dự trữ, đóng gói, vận chuyển, nhằmđảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao

II - TẦM QUAN TRỌNG CỦA TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI:

1 - Vai trò của tiêu thụ hàng hoá tại thị trường nước ngoài đối với doanh nghiệp.

Tiêu thụ hàng hoá là một trong những nội dung quan trọng nhất trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp Tiêu thụ hàng hoá được thực hiệnnhờ đó hàng hoá được chuyển thành tiền thực hiện vòng chu chuyển vốn trongdoanh nghiệp và chu chuyển tiền tệ trong xã hội Nó có ý nghĩa rất lớn đối với việcthực hiện mục tiêu chiến lược mà doanh nghiệp theo đuổi thúc đẩy vòng quay củaquá trình tái sản xuất góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, thể hiện khảnăng và trình độ của doanh nghiệp trong việc thực hiện các mục tiêu của mình cũngnhư đáp ứng các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội

Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá tại thị trường nước ngoài giúp các doanh nghiệpkhông chỉ phát triển các ngành hàng xuất khẩu mà còn phát triển các ngành hàng cóliên quan, thu ngoại tệ để nhập khẩu các trang thiết bị hiện đại, xây dựng cơ sở hạtầng phục vụ cho sản xuất

Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá ở thị trường nước ngoài giúp doanh nghiệp khaithác được hết lợi thế so sánh của mình, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động gópphần cải thiện cuộc sống của người dân

Qua hoạt động bán hàng doanh nghiệp chiếm lĩnh thị phần thu lợi nhuận tạodựng vị thế và uy tín của mình trên thị trường

Trang 8

2 - Vai trò đối với Nhà nước:

- Tạo nguồn thu ngân sách cho Nhà nước để nhập khẩu máy móc trang thiết

bị phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, tạo ra khả năng mởrộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất ổn định và phát triển

- Ngoài ra tiêu thụ hàng hoá tại thị trường nước ngoài, giúp nước ta tìm vàvận dụng có hiệu quả lợi thế so sánh của mình, cho phép phân công lao động quốc

tế phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, làm cho cơ cấu của cả nước ngày càngphụ thuộc lẫn nhau Đồng thời, xuất khẩu tạo ra những ngành sản xuất mới thu hútthêm nhiều lao động qua đó góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp nâng cao mức thu nhậpcho người dân

III - NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

1 -Nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng mục tiêu:

Nghiên cứu thị trường trong kinh doanh thương mại quốc tế là thực hiện mộtloạt các thủ tục và kỹ thuật giúp các nhà kinh doanh thương mại quốc tế có đầy đủcác thông tin cần thiết để đưa ra quyết định chính xác Nghiên cứu thị trường là mộtquá trình tìm kiếm khách quan và có hệ thống nhằm giải quyết những vấn đề phátsinh trong kinh doanh xuất khẩu Bởi vậy, nghiên cứu thị trường ngày càng đóngvai trò quan trọng giúp các nhà kinh doanh đạt hiệu quả cao trong công tác kinhdoanh thương mại quốc tế

Nghiên cứu thị trường nhằm tìm ra thị trường khách hàng mục tiêu dựa trênviệc nghiên cứu người tiêu dùng Nghiên cứu người tiêu dùng sẽ làm rõ hơn cácnhân tố ảnh hưởng đến việc mua hàng và quá trình quyết định mua, qua đó doanhnghiệp hiểu thêm về khách hàng của mình từ đó sẽ có cách phục vụ khách hàng tốthơn nhằm đẩy mạnh và mở rộng hoạt động tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp

Nghiên cứu thị trường, thực chất của nó là nghiên cứu đối tượng mua loạihàng hoá mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, cơ cấu thị trường hàng hoá vàchính sách mua bán của các doanh nghiệp, tìm hiểu về đường lối chính sách luật

Trang 9

pháp của các quốc gia có liên quan đến các mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh.Nghiên cứu thị trường có thể được tiến hành một cách khái quát hoặc chi tiết Khinghiên cứu thị trường, doanh nghiệp phải xác định tỷ trọng thị trường doanh nghiệpcần đạt được và thị phần của các doanh nghiệp khác trong ngành so sánh về chấtlượng sản phẩm, giá cả, của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác để có thểkịp thời cải tiến sản phẩm thu hút khách hàng thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hoá

Nghiên cứu thị trường thế giới, người ta thường sử dụng các kỹ thuật phântích và nghiên cứu thông tin như phân tích cơ cấu cầu của thị trường, đo lường độđàn hồi của cầu với thu nhập, đánh giá sự tương đồng hay giống nhau giữa các thịtrường,

2 - Lựa chọn mặt hàng kinh doanh và xác định giá bán:

a Lựa chọn mặt hàng kinh doanh:

Mặt hàng kinh doanh là lời giải đáp cho doanh nghiệp về một nhu cầu đãđược lượng hoá thông qua nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường.Mục tiêu của doanh nghiệp chỉ có thể đạt được nếu hàng hoá mà họ lựa chọn bánđược Hàng hoá phải thoả mãn được nhu cầu của người tiêu dùng tại thị trườngnhập khẩu đáp ứng tính thoả dụng và phù hợp với túi tiền của họ

Đồng thời, tiêu thụ hàng hoá tại thị trường nước ngoài sẽ khó khăn hơn rấtnhiều để lựa chọn được mặt hàng kinh doanh phù hợp cho nên công ty phải tìm hiểu

kỹ hàng hoá xuất khẩu như công dụng, đặc tính sản phẩm, mẫu mã bao bì có phùhợp với nhu cầu thị hiếu thị trường nhập khẩu không? Mặt khác công ty cũng cầnphải tính đến khía cạnh thời vụ, chu kỳ sống trên thị trường của sản phẩm xem nóđang ở giai đoạn nào vì những mặt hàng đang ở giai đoạn thâm nhập sẽ dễ hơn chocông ty khi thực hiện đẩy mạnh tiêu thụ trên thị trường nhập khẩu mà mình quantâm

b Xác định giá bán:

Trong thương mại quốc tế, xác định giá cả hàng hoá xuất khẩu và quy địnhđiều khoản giá cả trong hợp đồng như thế nào là một vấn đề quan trọng mà cả hai

Trang 10

bên giao dịch quan tâm Lợi hại và được mất trong các điều khoản khác của hai bênmua bán đều được phản ánh qua giá cả hàng hoá Vì vậy, giá cả hàng hoá là mộttrong những yếu tố chủ yếu tác động đến tiêu thụ hàng hoá tại thị trường nước ngoàicủa doanh nghiệp thương mại Giá cả hàng hoá có thể kích thích hay hạn chế cungcầu do đó ảnh hưởng đến tiêu thụ hàng hoá Giá cả thị trường quốc tế được hìnhthành trên cơ sở giá trị quốc tế của hàng hoá, nó là giá mà hai bên giao dịch đềuchấp nhận, là căn cứ khách quan để xác định giá hàng hoá xuất khẩu Vì vậy bắtbuộc các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu phải nghiên cứu giá cả hàng hoá trênthị trường thế giới để qua đó doanh nghiệp định ra một mức giá thích hợp nhằm đẩymạnh hoạt động tiêu thụ của mình Để xác định mức giá chính xác, công ty cần nắmchắc các nguyên tắc xác định giá, xu thế thay đổi của giá cả thị trường thế giới, cácnhân tố ảnh hưởng đến giá như khoảng cách vận chuyển, chất lượng hàng hoá, đồng thời chỉ rõ điều kiện cơ sở giao hàng liên quan đến giá đó

3 - Lựa chọn các hình thức tiêu thụ tại thị trường nước ngoài trong doanh nghiệp thương mại

Tiêu thụ hàng hoá trong nước có phạm vi hẹp hơn tiêu thụ tại thị trườngnước ngoài dẫn đến các hình thức tiêu thụ cũng được các doanh nghiệp sử dụng íthơn gồm bán lẻ và bán buôn nhưng chủ yếu sử dụng kết hợp hai hình thức này Bán

lẻ là bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng để thoả mãn nhu cầu cá nhân và tập thể.Bán buôn là hình thức bán hàng hoá cho các nhà trung gian để họ tiếp tục chuyểnbán cho người tiêu dùng hoặc bán tư liệu sản xuất cho doanh nghiệp sản xuất để tiếptục tiêu dùng trong sản xuất nhằm tạo sản phẩm hàng hoá cung ứng cho thị trường

Còn tiêu thụ hàng hoá tại thị trường nước ngoài của doanh nghiệp thươngmại là hoạt động xuất khẩu hàng hoá nên các hình thức của chúng phong phú, đadạng, phức tạp hơn rất nhiều Gồm có các hình thức như xuất khẩu trực tiếp, xuấtkhẩu uỷ thác, gia công quốc tế, buôn bán đối lưu, và các hình thức khác như xuấtkhẩu theo nghị định thư, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hàng hoá, quá cảnhhàng hoá…

Trang 11

Một số hình thức xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài:

1 Xuất khẩu trực tiếp

2 Xuất khẩu uỷ thác

3 Gia công quốc tế

4 Buôn bán đối lưu

Các hình thức xuất khẩu khác hiện nay cũng vẫn sử dụng nhưng ít dùng hơn

do chúng còn nhiều hạn chế

4 - Xác lập kênh phân phối:

Phân phối là các hoạt động có liên quan đến việc tổ chức điều hành và vậnchuyển hàng hoá dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng nhằm đạt hiệu quảtối đa với chi phí tối thiểu Nó bao gồm toàn bộ các quá trình hoạt động theo thờigian và không gian từ lúc kết thúc sản xuất đến khi khách hàng cuối cùng nhậnđược sản phẩm tiêu dùng Đường đi và phương thức vận chuyển các sản phẩm từnơi sản xuất đến nơi tiêu dùng hình thành nên kênh phân phối của sản phẩm, baohàm cả khâu trung gian manh tính chất thương nghiệp Trong xuất khẩu thường sửdụng các loại kênh như sau:

a Kênh phân phối qua trung gian:

Công ty Nhà nhập khẩu Nhà bán buôn Nhà bán lẻ

Trang 12

b Kênh phân phối trực tiếp:

Chi nhánh của công ty

5 - Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại:

Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động tiêu thụ sản phẩm đềuphải tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại Nhưng có rất nhiều công ty thànhcông trong hoạt động xúc tiến trong nước trong khi đó tại thị trường nước ngoài cáchoạt động xúc tiến nhằm đẩy mạnh xuất khẩu họ dùng lại thất bại hoặc kém hiệuquả Vì xúc tiến trên thị trường xuất khẩu phải tiến hành trên các đoạn thị trườngquốc tế không giống nhau về văn hoá, chính trị, ngôn ngữ Do đó cần phải nghiêncứu kỹ lưỡng trước khi tiến hành xúc tiến trong xuất khẩu

Xúc tiến xuất khẩu là một bộ phận của xúc tiến thương mại Đó là các hoạtđộng được thiết kế để tăng xuất khẩu của một công ty hay một quốc gia Các hoạtđộng này gồm:

(1) Giống với tiêu thụ trong nước nó cũng có các hình thức quảng cáo,khuyến mại, giới thiệu sản phẩm, triển lãm, hội chợ và các hoạt động yểm trợ khác

Trang 13

(2) Cử các cán bộ ra nước ngoài Thiết lập chiến lược phát triển để mở rộngxuất khẩu thông qua các chính sách hỗ trợ xuất khẩu nhằm khai thác các lợi thế,tiềm năng của công ty.

Xúc tiến xuất khẩu có vai trò quan trọng trong cải thiện khả năng cạnh tranh

và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp, đảm bảothực hiện mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu của công ty Để hoạt động xúc tiến xuấtkhẩu có hiệu quả phải kết hợp chặt chẽ ở quy mô quốc gia và doanh nghiệp

và đáng tin cậy để các bên thực hiện cam kết của mình.Ký kết hợp đồng là bướccuối cùng sau khi đã thương lượng đàm phán xong các điều kiện hợp đồng Hợpđồng xuất khẩu là hợp đồng mua bán đặc biệt giữa các thương nhân có trụ sở kinhdoanh ở các nước khác nhau trong đó quy định quyền lợi và nghĩa vụ của các bêntham gia bằng phương thức quốc tế

7 - Tổ chức thực hiện hợp đồng:

Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết doanh nghiệp xuấtkhẩu với tư cách là một bên ký kết phải tổ chức thực hiện hợp đồng Đây là côngviệc phức tạp phải tuân thủ các luật lệ quốc tế cũng như phải đảm bảo được quyềnlợi của quốc gia và uy tín kinh doanh của doanh nghiệp Để thực hiện hợp đồngxuất khẩu doanh nghiệp phải tiến hành các thủ tục sau:

1 Xin giấy phép xuất khẩu

2 Chuẩn bị hàng hoá

3 Kiểm tra hàng hoá xuất khẩu

Trang 14

4 Thuê phương tiện vận tải

5 Mua bảo hiểm cho hàng hoá

Trang 15

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG TIÊU THỤ MẶT HÀNG GỐM SỨ

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM SỨ HAPRO CHU ĐẬU

TẠI THỊ TRƯỜNG EU

I – GIỚI THIỆU VỀ MẶT HÀNG GỐM SỨ VÀ THỊ TRƯỜNG EU

1 Gốm sứ và truyền thống nghề gốm ở Việt Nam:

a) Đặc điểm mặt hàng gốm sứ:

Trong quá trình phát triển của loài người luôn cần có những công cụ, dụng

cụ để phục vụ nhu cầu trong cuộc sống Trong quá trình phát triển đó mặt hàng thủcông mỹ nghệ đã ra đời từ khi còn giản đơn đến khi hoàn thiện phù hợp với nhu cầuphong phú của con người ngày nay Gốm sứ ra đời kể từ khi con người biết dùngđất sét để nặn những hình thù phù hợp theo nhu cầu sau đó đem nung để tạo thành

đồ dùng phục vụ cuộc sống hàng ngày Đó là mặt hàng đặc biệt không thể dùng cáctiêu chuẩn lượng hoá để đánh giá quy cách phẩm chất sản phẩm Ngoài những đónggóp cho nhu cầu sử dụng đa dạng của cuộc sống nó còn có giá trị văn hoá lịch sử.Gốm đã góp phần khẳng định truyền thống văn hoá và bản sắc dân tộc Việt Namqua các sản phẩm, hình tượng, hoa văn, kiểu dáng,… Gốm sứ thực sự là một nhânchứng ghi lại mọi khía cạnh của đời sống văn hoá con người Việt trong từng thời kỳlịch sử

Gốm sứ là sản phẩm đòi hỏi về màu sắc, chất liệu rất cao một sản phẩm gốm

sứ đẹp phải là một sản phẩm có nước men bóng láng, màu sắc thanh nhã, nhẹnhàng, kết hợp với đường nét, họa tiết và kích thước mẫu mã gây cảm giác yên bìnhlắng đọng khi chiêm ngưỡng đồng thời chất liệu làm nên sản phẩm phải mịn màng,không lẫn tạp chất

b) Truyền thống nghề gốm ở Việt Nam:

Việt Nam là một trong những nơi nghề gốm xuất hiện sớm Từ thời nguyênthủy đan lát đã phát triển tận dụng các vật liệu này người Việt cổ đã biết đan thànhcác hình thù nồi niêu, chum vại, …rồi dùng đất sét trát sau đó phơi khô đem nung,

Trang 16

những người làm gốm đầu tiên ra đời Qua các thời vua Hùng gốm sứ của ta đã córất nhiều loại gồm gốm Đồng Đậu, gốm Gò Mun, gốm Đông Sơn Phát triển quacác thời Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê đến nay gốm sứ Việt Nam đã có sự chuyểnmình mạnh mẽ Đặc biệt theo đường lối chủ trương mới của Đảng và Nhà nước cáclàng nghề truyền thống như Bát Tràng, Hương,Chu Đậu đã vươn mình trở dậy.Tiềm năng sản xuất rất lớn do sử dụng nguyên liệu sẵn có kết hợp với nguồn laođộng thủ công dồi dào, đặc biệt vào thời gian công việc nhà nông đã kết thúc Lịch

sử nghề gốm Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm, biến đổi sâu sắc nhưng vẫnmang những đặc điểm riêng có: đó là nghề thủ công, mang tính lâu đời và đậm đàbản sắc dân tộc Việt Nam

2 Tiềm năng sản xuất và xuất khẩu hàng gốm sứ của Việt Nam:

Nghề gốm cũng như các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác của Việt Nam cólợi thế rất lớn đó là nguyên vật liệu hầu hết có sẵn trong nước chỉ phải nhập khẩu 3-5% từ bên ngoài Tuy vậy nói đến gốm sứ xuất khẩu của Việt Nam phải khẳng định

là phần lớn các cơ sở sản xuất đều là các cơ sở có quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu dướihình thức doanh nghiệp tư nhân, năng lực cung cấp còn thấp Nhưng trong nhữngnăm gần đây các doanh nghiệp đã biết phát huy được lợi thế của mình, đáp ứngđược các đòi hỏi của thị trường ngày càng tốt hơn

Với tiềm năng phát triển to lớn, phạm vi sản xuất trải dài từ Bắc vào Nam,xuất khẩu gốm sứ chắc chắn sẽ ngày càng mạnh góp phần thực hiện các chính sáchcủa Nhà nước, tạo công ăn việc làm, ổn định trật tự an toàn xã hội, góp phần cảithiện mức sống người dân cả về chất và lượng v.v… Ngoài ra, nó giúp tăng cườngnhận thức về bản sắc và văn hoá Việt Nam đối với nhiều nước trên thế giới, cảithiện mối quan hệ giao lưu văn hóa quốc tế, thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoángành hàng sản xuất

3 Đặc điểm của thị trường EU:

Thị trường EU chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động thương mại ViệtNam Một thị trường rộng lớn với 27 nước thành viên có gần 500 triệu dân với tổng

Trang 17

GDP là 11,6 nghìn tỷ EURO(năm 2007), thu nhập bình quân thuộc hàng cao nhấtthế giới, là thị trường thống nhất về thể chế quy định hải quan nên nhu cầu về hàngthủ công mỹ nghệ cũng như các mặt hàng khác là rất cao.

Tuy là một thị trường thống nhất về mặt thể chế kỹ thuật nhưng lại có nhânkhẩu học đa dạng Mỗi nước thành viên EU có bản sắc văn hoá riêng dẫn đến sởthích thị hiếu thói quen tiêu dùng khác nhau Ví như, Đức ưa chuộng các sản phẩm

kẻ ô vuông hay kẻ sọc thì Thụy Điển, Đan Mạch lại thích màu da trời, lá cây haymàu kem Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng vàcác mặt hàng xuất khẩu nói chung khi muốn thâm nhập vào thị trường EU cầnnghiên cứu nắm bắt thông tin kịp thời để có các chiến lược kinh doanh hiệu quả.Trong quá trình phát triển của mình xu hướng tiêu dùng của người dân EU đã cónhiều thay đổi như không thích sử dụng đồ nhựa mà thích sử dụng đồ gỗ, thích ănhải sản, yêu cầu về mẫu mốt và kiểu dáng thay đổi nhanh,… Đối với hàng thủ công

mỹ nghệ, người tiêu dùng EU đòi hỏi trong sản phẩm phải chứa đựng các đặc trưngvăn hoá dân tộc mỗi quốc gia nhằm thoả mãn nhu cầu giao lưu văn hoá Ngoài ra

EU còn rất quan tâm đến tính độc đáo trong kiểu dáng mẫu mã sản phẩm

EU là thị trường hấp dẫn các nhà xuất khẩu nhưng cũng là thị trường khótính có nhiều yêu cầu, thích tiêu dùng các sản phẩm đạt vệ sinh an toàn thực phẩm,bảo vệ môi trường, có giá trị văn hoá và mang tính an sinh xã hội cao

II - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM SỨ HAPRO CHU ĐẬU VÀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GỐM SỨ SANG THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI:

1 – Một vài nét khái quát về Công ty cổ phần gốm sứ Hapro Chu Đậu:

1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty:

Gốm Chu Đậu (huyện Nam Sách, Hải Dương) phát triển rực rỡ vào giai đoạnthế kỷ XIV đến thế kỷ XVII Sau hơn ba thế kỷ thất truyền, nay gốm Chu Đậu hồisinh, trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị Sự phục hồi của làng gốm cũng tạonhiều tiềm năng phát triển du lịch làng nghề cho địa phương Thôn Chu Đậu là một

Trang 18

vùng quê yên bình bên tả ngạn sông Thái Bình Chu Đậu theo tiếng Hán có nghĩa làbến thuyền đỗ Những năm trước đây, cư dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nôngnên địa danh Chu Đậu ít được mọi người biết đến Lai lịch làng gốm cổ Chu Đậuđược phát hiện một cách hết sức tình cờ.

Năm 1980, ông Makato Anabuki, nguyên là Bí thư đại sứ quán Nhật Bản tạiViệt Nam, trong một chuyến đi công tác tại Thổ Nhĩ Kỳ đã trông thấy một chiếcbình gốm hoa lam cao 54cm được trưng bày tại Viện Bảo tàng Takapisaray(Istanbul) Trên bình có ghi dòng chữ Hán: "Thái Hoà bát niên Nam Sách châu,tương nhân Bùi thị Hý bút", tạm dịch là "Năm Thái Hoà thứ tám (1450) thợ gốm họBùi, người châu Nam Sách vẽ chơi" Và ông Makato Anabuki đó viết thư nhờ đồngchí Ngô Duy Đông, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương thời bấy giờ xác minh giúp ông xemchiếc bình gốm quý giá đó có xuất xứ từ làng gốm nào

Những thông tin quý báu này giúp các cơ quan chức năng thúc đẩy việc điền

dã, sưu tầm những dấu vết về làng gốm cổ Tháng 4/1986, Sở Văn hoá-Thông tinHải Dương tiến hành khai quật di tích Chu Đậu Kết quả thật bất ngờ, các nhà khoahọc đã tìm thấy nhiều di vật của một trung tâm gốm mỹ nghệ cao cấp mà từ trướcđến nay chưa từng được phát hiện Từ đó đến nay, qua tám lần khai quật ở tầng sâu2m trên diện tích 70 nghìn m2 tại xã Thái Tân và xã Minh Tân, các nhà khảo cổphát hiện được rất nhiều hiện vật gốm cổ cùng hơn 100 đáy lò gốm dưới lòng đất.Kết quả những cuộc khai quật không chỉ làm giới chuyên môn kinh ngạc, mà còngiúp người dân địa phương khám phá quá khứ lẫy lừng của tổ tiên mình Trước đây,khi đào ao, xây nhà, họ thường hay bắt gặp những chiếc mâm bồng, con kê vànhkhăn (những công cụ chống dính của lò gốm), nhưng không ai biết những thứ đódùng để làm gì, nên thường cho trẻ nhỏ chơi

Sau những kết quả của các cuộc khai quật, sản phẩm gốm Chu Đậu còn đượctìm thấy ở những hai con tàu bị đắm ở vùng biển Pandanan (Philippines) và Cù LaoChàm (Việt Nam) vào năm 1993 và 1997 Hơn 340 nghìn hiện vật gốm Chu Đậu,trong đó có khoảng 240 nghìn hiện vật còn lành đã được trục vớt, chứng tỏ gốmChu Đậu đó được xuất cảng rộng rãi thời bấy giờ

Trang 19

Giới chuyên môn đánh giá cao gốm Chu Đậu, đó là một loại gốm "mỏng nhưgiấy, trong như ngọc, trắng như ngà, kêu như chuông" Từ dáng vẻ, chất men, họatiết, hoa văn trang trí tất cả đều đẹp hoàn hảo Gốm Chu Đậu được thể hiện dướinhiều hình thức như vẽ, khắc, họa, đắp nổi đều phóng khoáng, trữ tình, hài hoà, tinhxảo Những họa tiết, hoa văn trên gốm thể hiện đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc ViệtNam Đó là khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống của cư dân đồng bằng châu thổsông Hồng như cảnh mục đồng chăn trâu, chim đậu trên cành hoa, đàn cá bơi dướinước, mái nhà tranh ven sông Phương pháp chế tạo đạt trình độ cao, đó là chuốt,tạo dáng trên bàn xoay, ngắt sản phẩm thành nhiều công đoạn rồi lắp ghộp lại và giacông Các sản phẩm được thể hiện trên chất liệu men trắng hoa lam, men ngọc, haymen màu tam thái.

Hiện nay, 46 bảo tàng trên thế giới đang trưng bày các hiện vật gốm ChuĐậu Trong những cuộc bán đấu giá, chiếc bình gốm hoa lam cao 54cm tại bảo tàngTopakisaray đã được trả giá tới 1 triệu USD Hàng trăm nghìn cổ vật gốm thu thậpđược qua các cuộc khai quật đã xác định được Chu Đậu là trung tâm chuyên sảnxuất gốm cao cấp từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17 Đồng thời, hàng nghìn đồ gốm Chuđậu có trong nhiều bảo tàng ở Việt Nam và nước ngoài đã xác nhận Chu Đậu là nơilàm gốm hàng đầu với chất lượng cao, loại hình và kiểu dáng đa dạng Theo các nhàkhoa học, khi chiến tranh Trịnh-Mạc xảy ra, vùng Nam Sách trong đó có làng gốmChu Đậu đó bị tàn phá Các nghệ nhân làng gốm đã phiêu bạt đến các vùng khác,lập nên các làng nghề gốm mới

Sống trên mảnh đất đã sản sinh ra dòng gốm quý nhưng chẳng mấy ngườidân Chu Đậu ngày nay thạo nghề này Họ chỉ quẩn quanh với đồng ruộng và nghềdệt chiếu nên cuộc sống khá khó khăn Đầu năm 2000, anh Nguyễn Hữu Thắng,Giám đốc Công ty sản xuất, dịch vụ và xuất nhập khẩu nam Hà Nội (Hapro) mộtngười con của quê hương Nam Sách đã về Chu Đậu để thực hiện một dự án đầu tưsản xuất mặt hàng gốm xuất khẩu, nhằm khôi phục thương hiệu gốm nổi tiếng, kếthợp với hoạt động du lịch làng nghề

Được sự ủng hộ của chính quyền và nhân dân địa phương, tháng 10/2001, Xínghiệp gốm Chu Đậu ra đời và đi vào hoạt động Cơ sở mới rộng 33.250m2 được

Trang 20

xây dựng trên dòng sông cổ chảy qua làng, với tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 24 tỷđồng 20 nghệ nhân từ Hà Nội, Bình Dương, Biên Hoà, Hải Dương đã nhận lờihợp tác với đơn vị, vừa nghiên cứu những nét đặc sắc của gốm Chu Đậu, vừa thiết

kế những mẫu sản phẩm mới để đưa ra thị trường 178 công nhân, chủ yếu là ngườiđịa phương được xí nghiệp tuyển chọn Qua thời gian đào tạo, đến nay những ngườithợ trẻ đã khá thành thục với các thao tác làm gốm

Tháng 5/2003, xí nghiệp gốm Chu Đậu đã xuất khẩu lô hàng đầu tiên sangthị trường Tây Ban Nha Từ đó đến nay, xí nghiệp đã có nhiều lô hàng xuất khẩuđến nhiều nước trờn thế giới, đặc biệt là thị trường EU Giám đốc xí nghiệp NguyễnVăn Lưu cho biết: "Không chỉ phục vụ xuất khẩu, gần đây, đơn vị nhận được nhiềuđơn đặt hàng của các khách hàng trong nước, gốm Chu Đậu đã hồi sinh và đượcđón nhận Hơn 200 cán bộ, công nhân của xí nghiệp luôn có việc làm, thu nhập bìnhquân hằng tháng đạt 800 nghìn đồng/người"

Không chỉ dừng lại ở việc phát triển thương mại, UBND tỉnh Hải Dương cònđầu tư để thôn có cơ hội phát triển du lịch làng nghề Đường từ quốc lộ 5 vào làngđược nâng cấp rộng rãi Đền thờ Đặng Huyền Thông - ông tổ nghề gốm Chu Đậuđược tu sửa khang trang Các di tích lò gốm cổ, bảo tàng gốm thôn Chu Đậu - nơilưu giữ nhiều hiện vật gốm cổ được tìm thấy qua các lần khai quật được sửa sang,

mở cửa đón khách Cuộc sống người dân Chu Đậu đã từng bước được cải thiện nhờvào sản phẩm gốm

Để có thể giới thiệu rộng rãi các sản phẩm gốm Chu Đậu mới đến kháchhàng trong và ngoài nước, mới đây, Công ty đã hoàn thành việc xây dựng nhà trưngbày và giới thiệu sản phẩm gốm Chu Đậu rộng 1.000 m2 Ngày mở cửa phòngtrưng bày cũng là ngày những người dân Chu Đậu và các xã lân cận vui sướng, hồhởi bởi Chu Đậu được Tổng cục Du Lịch Việt Nam chọn là địa điểm để tiến hành

kỷ niệm ngày du lịch thế giới, đồng thời khai trương tour du lịch mới hấp dẫn tạilàng gốm Chu Đậu

Giám đốc Công ty Hapro Nguyễn Hữu Thắng cho biết: sau khi xây dựng xínghiệp gốm, sắp tới công ty cùng với tỉnh Hải Dương triển khai đề án khôi phục,

Trang 21

Tân và Thỏi Tân Đề án sẽ xây dựng các vệ tinh làm hàng gốm xuất khẩu mangthương hiệu Chu Đậu Hàng nghìn lao động sẽ có thêm việc làm, đời sống sẽ đượccải thiện Bộ mặt vùng quê thuần nông ven sông Thái Bình sẽ đổi thay toàn diện khinghề làm gốm truyền thống được kế thừa và phát triển trên một tầm cao mới.

Năm 2001, kinh tế thế giới lâm vào suy thoái sau sự kiện khủng bố 11/9 ởnước Mỹ khiến sức mua của thị trường giảm đáng kể, việc tìm kiếm khách hàng và

mở rộng thị trường gặp nhiều khó khăn Đó lại chính là thời điểm Công ty cổ phầngốm sứ Hapro Chu Đậu ra đời nên đã gặp phải không ít nhữung khó khăn do điềukiện thị trường Chấp nhận cạnh tranh, công ty tập trung khai thác triệt để nguồnnguyện liệu trong nước để giải quyết việc làm cho lao động làng nghề, đầu tư cóchiều sâu cho việc sáng tác mẫu và sản phẩm mới nhằm đáp ứng thị hiếu đa dạngcủa khách hàng Bên cạnh đó công tác cán bộ luôn được coi trọng hàng đầu: đổimới, quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, chú trọng trẻ hoá cán bộ Với nhữngđịnh hướng và giải pháp đồng bộ trên đến nay công ty đã mở rộng thị trường ra hơn

20 nước trên thế giới

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty:

a) Chức năng của doanh nghiệp:

- Tổ chức sản xuất, chế biến, gia công và thu mua hàng thủ công mỹ nghệxuất khẩu và một số mặt hàng được Nhà nước và Bộ Thương Mại cho phép

- Xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ truyền thống và cao cấp theo quyđịnh của Bộ Thương Mại và Nhà nước

- Nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị văn phòng,

- Uỷ thác và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu, dịch vụ thương mại nhập khẩu táixuất, chuyển khẩu, quá cảnh các mặt hàng Nhà nước cho phép

- Làm đại lý, cửa hàng bán buôn, bán lẻ các mặt hàng sản xuất trong và ngoàinước theo quy định của Nhà nước

Trang 22

b) Nhiệm vụ của doanh nghiệp:

- Nghiên cứu khả năng sản xuất nhu cầu thị trường, kiến nghị và đề xuất với

Bộ Thương Mại và Nhà nước các biện pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc trongsản xuất kinh doanh

- Tuân thủ luật pháp của Nhà nước về quản lý kinh tế tài chính, quản lý xuấtnhập khẩu và giao dịch đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết trong hợpđồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng liên quan đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đồng thời tạo nguồn vốncho sản xuất kinh doanh đảm bảo việc thực hiện sản xuất, kinh doanh có lãi và làmnghĩa vụ nộp ngân sách với Nhà nước

- Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng cácmặt hàng do công ty sản xuất kinh doanh nhằm tăng sức cạnh tranh và mở rộng thịtrường tiêu thụ

- Quản lý chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị trực thuộc công tyđược chủ động trong sản xuất kinh doanh theo quy chế luật pháp hiện hành của Nhànước và của Bộ Thương Mại

2 - Phân tích thực trạng tiêu thụ mặt hàng gốm sứ của Công ty cổ phần gốm

sứ Hapro Chu Đậu tại thị trường nước ngoài:

2.1 Phân tích chung kết quả tiêu thụ mặt hàng gốm sứ tại thị trường nước ngoài của công ty theo cơ cấu thị trường (Bảng 1) :

Gốm sứ là mặt hàng mà công ty kinh doanh ngay từ khi mới thành lập Trongquá trình phát triển của mình công ty đã mở rộng ra nhiều mặt hàng kinh doanh mớinhưng gốm sứ vẫn là mặt hàng chủ lực có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanhcủa công ty Từ chỗ chỉ có vài ba thị trường xuất khẩu đến nay mặt hàng gốm sứcủa công ty đã được tiêu thụ trên 15 quốc gia Trong đó mặt hàng này chủ yếu đượctiêu thụ tại một số nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, tại thị trường EU và một

số thị trường lớn khác như Mỹ.Ta có bảng kết quả tiêu thụ mặt hàng gốm sứ của

Trang 23

Bảng 1 - Kết quả tiêu thụ mặt hàng gốm sứ của công ty theo cơ cấu thị trường

Đơn vị: USD

Thị

trường

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

So sánh năm 2006/2005

So sánh năm 2007/2006

(Nguồn: Báo cáo tình hình xuất khẩu của phòng xuất khẩu)

Từ bảng 1 ta thấy: Trong hai năm 2005, 2006 kim ngạch xuất khẩu gốm sứ

của công ty tăng mạnh tại một số thị trường trong đó thị trường Hàn Quốc tăng cao

nhất lên tới 587,26%, thứ nhì là thị trường Nhật Bản với mức tăng là 114,69% tiếp

đó là thị trường EU tăng 37,54% Có sự tăng trưởng mạnh như vậy là do năm 2006

công ty đã chuyển sang hoạt động theo hình thức cổ phần nên nguồn lực của công

ty mạnh hơn, hiệu quả của bộ máy quản lí được cải thiện, các chiến lược hợp tác

nhằm mở rộng thị trường sang khu vực Châu Á và EU được thực hiện và đã đạt

hiệu quả cao Đặc biệt công ty đã có quan hệ đối tác chiến lược với một công ty

nhập khẩu ở Hàn Quốc nên kim ngạch xuất khẩu gốm sứ sang thị trường này năm

2006 tăng mạnh và đến năm 2007 vẫn tiếp tục tăng lên 17,75% Năm 2006 kim

ngạch xuất khẩu sang thị trường EU tăng mạnh là do công ty đã mở rộng được một

số thị trường mới ở khu vực này như Romani, Áo

Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gốm sứ giảm trên tất cả các thị

trường trừ Hàn Quốc Như vậy từ bảng trên ta thấy thị trường EU là thị trường luôn

chiếm tỉ trọng xuất khẩu cao trong các năm, là thị trường tiềm năng chủ đạo mà

công ty phải quan tâm để đẩy mạnh xuất khẩu gốm sứ

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:33

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w