II MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA
3. Những biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng gốm sứ của Công ty
gốm sứ Hapro Chu Đậu – Tổng công ty thương mại Hà Nội:
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU hay bất cứ thị trường nào khá cả tên thế giới đó chính là việc mà doanh nghiệp phải làm, đó là xây dựng các chiến lược cạnh tranh và kinh doanh xuất khẩu. Sự hỗ trợ của Nhà nước là cần thiết nhưng Nhà nước không thể làm thay cho các công việc của công ty. Vì vậy, công ty phải có các chính sách thị trường, ngành hàng, phương thức kinh doanh hiệu quả. Với triết lí đó, sau khi nghiên cứu về thực trạng tiêu thụ mặt hàng gốm sứ của Công ty cổ phần gốm sứ, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ mặt hàng này trên thị trường EU.
3.1 Giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng gốm sứ của Công ty cổ phần gốm sứ Hapro Chu Đậu trên thị trường EU:
a. Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường:
Trong thời đại ngày nay khi hàng gốm sứ phát triển và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt thì nhiệm vụ hàng đầu của mỗi công ty là luôn phải giữ vững những khách hàng truyền thống, đồng thời phải tích cực trong công tác thu hút thêm những khách hàng mới. Mở rộng, phát triển thị trường là hình thức làm tăng thêm khách hàng cho công ty, tạo thêm tên tuổi, nhãn mác về hàng hoá cũng như chính công ty trên những thị trường mới, khách hàng mới. Thông qua đó danh tiếng của công ty sẽ được biết đến một cách rộng rãi hơn, mức độ quen thuộc của sản phẩm sẽ tăng lên và từ đó có thể làm thay đổi nhu cầu tiêu dùng hàng hoá. Vì vậy, công ty cần duy trì và phát triển hơn nữa thị trường EU bằng cách nghiên cứu và phổ biến rộng rãi thông tin về thị trường EU cho mọi thành viên trong doanh nghiệp. Cần phổ biến các thông tin về sở thích thị hiếu thói quen tiêu dùng, hệ thống phân phối,
mức giá và xu hướng biến động giá cả trong quá khứ và tương lai, phong tục tập quán, các quy định, chính sách của thị trường EU nói chung và thị trường từng thành viên nói riêng trên cơ sở đó tìm cách đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thị trường qua đó có thể thâm nhập thành công và trụ vững trên thị trường EU.
Bên cạnh việc nghiên cứu thu thập thông tin về thị trường EU công ty cũng nên có chính sách ưu đãi với các bạn hàng truyền thống lâu dài hoặc khách hàng lớn. Điều đó vừa cho phép công ty giữ được khách hàng cũ lại hấp dẫn thêm khách hàng mới. Các chính sách ưu đãi đó có thể về giá cả, phương thức thanh toán,…
b. Đa dạng hoá các mặt hàng gốm sứ xuất khẩu:
Muốn tồn tại và phát triển được các sản phẩm của mình trên thị trường EU một cách bền vững công ty cần có chính sách mặt hàng gốm sứ lâu dài và hiệu quả. Đồng thời để bán sản phẩm của mình trên thị trường EU, ngoài các sản phẩm tượng con giống, ấm chén bát đĩa, mây tre đan,…là những sản phẩm truyền thống công ty cần có sản phẩm mới đa dạng phù hợp với các nhu cầu phong phú của người tiêu dùng EU, đồng thời phải có sự hướng dẫn giới thiệu chi tiết về các mặt hàng đó như cách thức làm ra sản phẩm, chất liệu làm sản phẩm đó, khung giá, sản phẩm có những đặc điểm gì khác với những sản phẩm khác,…chứ không chỉ nêu mỗi tên hàng công ty cần bán, như thế sẽ không thu hút được các nhà nhập khẩu EU quan tâm.
Đồng thời công ty vẫn nên duy trì tập trung đầu tư cho một số sản phẩm chủ đạo được người tiêu dùng EU ưa chuộng nhằm đảm bảo kim ngạch xuất khẩu của mình. Gốm sứ là mặt hàng quan trọng nhưng lại rất nhạy cảm, nhu cầu sở thích thay đổi nhanh chóng nên trong quá trình kinh doanh phải thường xuyên tìm hiểu thông tin về thị trường, lựa chọn mặt hàng tiêu thụ và quyết định thời điểm tiêu thụ phải nhanh, kịp thời mới mang lại hiệu quả.
Bên cạnh đó để sản phẩm gốm sứ của công ty ngày càng đa dạng về mẫu mã chủng loại thì tăng cường công tác thiết kế mẫu mã sản phẩm là vô cùng quan trọng. Bởi kiểu dáng mẫu mã hàng hoá bao giờ cũng là một trong những tiêu chuẩn đầu tiên của khách hàng khi quyết định mua hàng. Trong hoạt động xuất khẩu việc làm này còn gặp nhiều khó khăn vì gốm sứ là mặt hàng đòi hỏi phải có sự thay đổi mẫu mã nhanh chóng nếu không sẽ không đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Hơn
nữa vì công ty và các nhà nhập khẩu EU có phong tục tập quán khác nhau do đó cảm nhận về vẻ đẹp của sản phẩm gốm sứ cũng khác nhau. Vì lẽ đó, công ty cần phải tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng EU thông qua các loại sách báo, tạp chí để từ đó công ty có thể biết được xu hướng mẫu mã mà người tiêu dùng EU ưa chuộng để có giải pháp kịp thời cho khâu thiết kế sản phẩm.
Hiện nay, các mẫu thiết kế gốm sứ của công ty vẫn còn quá đơn điệu và nghèo nàn, hầu như các sản phẩm xuất khẩu đều do khách hàng cung cấp mẫu thiết kế. Vì vậy tạo ra tính khác biệt của sản phẩm là một trong những phương thức nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trước các đối thủ cạnh tranh. Trong thời gian tới công ty cần chú trọng đầu tư xây dựng mẫu mã mặt hàng gốm sứ theo hướng sau:
- Hợp đồng thuê các chuyên gia thiết kế mỹ thuật công nghiệp từ các nước EU, Trung Quốc sang công ty để tổ chức các khoá học ngắn hạn đào tạo chuyên viên thiết kế sản phẩm gốm mới cho công ty để từng bước xây dựng đội ngũ nhân viên thiết kế chuyên nghiệp có khả năng đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng EU.
- Tuyển dụng những thiết kế viên chuyên nghiệp, các sinh viên thiết kế giỏi từ các trường đại học đồng thời cần cung cấp một lượng ngân sách đủ lớn để đầu tư nghiên cứu xu hướng mẫu trên thế giới qua đó tìm ra những nét thiết kế cơ bản áp dụng cho việc thiết kế mặt gốm sứ cho phù hợp. Đặc biệt phải xây dựng các sản phẩm gốm sứ của công ty có nhãn hiệu đồng thời phải chủ động phối kết hợp những nét văn hoá Việt Nam vào những mẫu mã thiết kế để qua đó quảng bá về con người, đất nước Việt Nam.
- Sáng tác mẫu mới cần kết hợp đa dạng các loại chất liệu, kết hợp gốm với các chất liệu khác như cói, mây, tre, thiếc,.. qua đó tạo ra nét riêng khác biệt giữa sản phẩm của công ty với các đối thủ cạnh tranh.
- Đổi mới chủng loại men trang trí, số lượng gam màu men dùng trang trí gốm hiện nay của công ty tương đối nhiều nhưng đa số là các loại men một màu truyền thống. Vì thế, mẫu mã sản phẩm gốm bị bó hẹp trong những gam màu quen thuộc trong một thời gian dài. Để đổi mới sản phẩm công ty phải đổi mới màu men bằng cách sử dụng đa dạng các màu men dùng trong gốm xây dựng nếu sử dụng
sản phẩm độc đáo mà các đối thủ cạnh tranh không có qua đó thu hút khách hàng EU mua sản phẩm.
c. Nâng cao chất lượng sản phẩm
Ngày nay, khi nhu cầu về tiêu dùng ngày càng cao thì một trong những nhân tố đầu tiên của hàng hoá được chú ý đến là chất lượng. Đây là nhân tố quan trọng để duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng xuất khẩu. Vì vậy, công ty cần nâng cao chất lượng hàng gốm sứ thông qua tìm kiếm nguồn nguyên phụ liệu có chất lượng cao hơn ở trong nước cũng như nhập ngoại, không ngừng nâng cấp đầu tư xây dựng các xưởng sản xuất đặc biệt là xưởng Bát Tràng. Trong đó, công ty phải coi biện pháp đầu tư đổi mới công nghệ và dây chuyền sản xuất là nhiệm vụ trọng tâm vừa cơ bản vừa cấp bách. Do đó, phải thường xuyên liên tục quan tâm thực hiện sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn mà EU yêu cầu như nhãn sinh thái (ECO), mức giới hạn một số hoá chất, giảm phát tán VOC (sử dụng trong keo dán, mực sơn và sơn mài) có như vậy mới tạo ra được uy tín vững chắc có sức cạnh tranh lâu bền cho sản phẩm của doanh nghiệp.
d. Đầu tư đổi mới công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn EU:
Trong thời gian qua mặt hàng gốm sứ xuất khẩu của công ty vẵn còn bị hạn chế, chất lượng chưa cao chưa cân xứng với tiềm năng. Vì vậy để đẩy mạnh xuất khẩu công ty cần nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng gốm sứ bằng cách cải tiến đổi mới công nghệ nhằm hạn chế thấp nhất chi phí sản xuất thông qua việc giảm bớt chi phí do ngành nghề thủ công và phế phẩm hỏng do đổ vỡ, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Trong thời gian tới công ty cần nhập khẩu các trang thiết bị công nghệ nguồn từ EU và ứng dụng công nghệ tin học vào các khâu của quá trình sản xuất, cụ thể như sau:
- Đối với khâu chế biến đất: Là khâu đầu tiên của quy trình quyết định chất lượng của các khâu tiếp theo nên cần nhập khẩu những dây chuyền công nghệ chế biến đất tiên tiến và đầu tư xây dựng các nhà xưởng chuyên xử lý chế biến đất nguyên liệu có các thiết bị phân tích kiểm nghiệm để chọn lựa và ổn định chất lượng đất nguyên liệu thô trước khi vào sản xuất giúp cho công ty tiết kiệm được
thời gian và công sức đầu tư vào khâu xử lý chế biến đất đồng thời giúp cho công ty có thể sản xuất các sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn mà thị trường EU yêu cầu.
- Đối với khâu tạo hình: Hiện nay khâu này còn chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, hao phí thời gian và công lao động nên làm cho giá sản phẩm cao. Đặc biệt hao phí đất nguyên liệu làm tăng chi phí gây ô nhiễm môi trường. Vì thế cần đầu tư hệ thống máy móc công nghệ nhằm giảm hao phí đồng thời đảm bảo được các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm.
- Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị sản xuất: Chi phí sản xuất gốm cao do điều kiện sản xuất của công ty vẫn còn manh mún nhỏ lẻ, chắp vá làm hao phí lao động và sản phẩm cao. Đòi hỏi công ty phải nâng cấp bố trí lại nhà xưởng một cách hợp lí, thống nhất và thông suốt tạo môi trường làm việc thuận lợi thoải mái cho người lao động, khắc phục được yếu tố thời tiết qua đó nâng cao chất lượng các sản phẩm gốm sứ của công ty so với các đối thủ cạnh tranh.
e. Tăng cường liên doanh liên kết, đa dạng các hình thức tiêu thụ:
Là một doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ lớn trong cả nước nhưng nhìn chung quy mô sản xuất của công ty vẫn chưa đủ tầm và lực so với các đối thủ mạnh như Trung Quốc. Hiện nay công ty sẽ không thể đáp ứng được các đơn hàng lớn về giá trị và số lượng, đa dạng về chủng loại từ thị trường EU. Vì vậy công ty cần đa dạng các loại hình liên doanh liên kết giúp cho quá trình chuyên môn hoá phát triển nhanh chóng nhờ sự trao đổi thông tin trong quá trình liên kết. Mặt khác hiện nay công ty thường ký kết hợp đồng theo từng thương vụ với các nhà nhập khẩu và trách nhiệm của công ty sẽ dừng lại khi kết thúc xong hợp đồng xuất khẩu phần còn lại do nhà nhập khẩu chịu trách nhiệm. Sự mua bán này tạo ra mối liên hệ không chặt chẽ giữa hai bên do lợi ích giữa hai bên không chặt chẽ ổn định. Từ đó công ty không có thông tin về xu hướng tiêu dùng, mẫu mã mà thị trường ưa chuộng. Chính vì vậy, một mối quan hệ gắn kết giữa nhà nhập khẩu và công ty sẽ giúp cho hàng gốm sứ trở lên thân thuộc trong hệ thống phân phối là cách thức cần thiết xây dựng củng cố vị trí sản phẩm gốm sứ của công ty để có thể cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường EU từ đó đảm bảo thị
trường xuất khẩu của công ty ngày càng ổn định và phát triển. Để thực hiện được giải pháp này công ty cần sử dụng hiệu quả nguồn vốn, nhân lực,…
Đồng thời về hình thức kinh doanh, ngoài những hình thức kinh doanh truyền thống như xuất khẩu uỷ thác, xuất khẩu trực tiếp công ty cần có các hình thức mới hiện đại hơn như hình thức đầu tư trực tiếp. Để thực hiện được một mặt công ty phải đẩy mạnh hoạt động marketing, phải nắm bắt nghiên cứu nhu cầu của thị trường EU, mặt khác phải xây dựng những chuỗi liên hợp giữa công ty với các nhà cung ứng, phải gắn kết sản xuất với sản xuất nguyên phụ liệu. Phải áp dụng logistics, tối ưu hoá từng thao tác trong mỗi khâu phải làm đúng từ đầu để tạo ra những sản phẩm theo đúng các tiêu chuẩn của EU để có thể cạnh tranh trên thị trường này. Phải kết hợp xuất khẩu với nhập khẩu kết hợp giữa thương mại với đầu tư bằng mọi cách thực hiện được mô hình ”Công nghệ, vốn EU + lao động Việt Nam = Sản phẩm đạt tiêu chuẩn của EU” nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu của công ty sang EU. Muốn vậy công ty cần nắm vững bốn nguyên tắc sau:
1/Nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng 2/Hạ giá thành sản phẩm
3)Đảm bảo thời gian giao hàng 4) Ổn định chất lượng sản phẩm
f. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực về mặt hàng gốm của công ty hiện nay còn mỏng và yếu không đáp ứng được những đơn hàng lớn của EU một cách đúng hạn, đảm bảo chất lượng cao ổn định từ đó kìm hãm sự phát triển của ngành hàng trong tương lai. Để khắc phục tình trạng này trước hết công ty phải sở hữu một đội ngũ lao động lành nghề, ổn định trung thành là điều kiện tiên quyết giúp công ty phát triển bền vững. Do vậy xây dựng các chiến lược đào tạo nguồn nhân lực là nhiệm vụ hết sức quan trọng để phát triển nghề gốm. Để thực hiện được điều này công ty cần:
- Xây dựng một đội ngũ công nhân sản xuất đông đảo lành nghề bằng cách phối hợp với các trường dạy nghề nhằm đào tạo dạy nghề cho các công nhân mới trước và trong quá trình làm việc qua đó tạo điều kiện cho họ tiếp cận thực tiễn sản xuất và học nghề từ giáo viên hướng dẫn và từ các công nhân đi trước. Đồng thời
công ty cần có các chính sách tiền lương, khen thưởng đãi ngộ qua đó tạo điều kiện cho họ yên tâm cống hiến hết mình cho công ty.
- Đối với đội ngũ nghệ nhân: Công ty cần có các chính sách tôn vinh khen thưởng để khẳng định giá trị những cống hiến của họ qua đó giúp họ tiếp tục hết mình sáng tạo sản xuất vì công ty đồng thời khuyến khích họ dạy nghề truyền kinh nghiệm cho lớp thợ đi sau.
- Cán bộ, nhân viên quản lý công tác xuất nhập khẩu: Để thực hiện kinh doanh xuất khẩu mặt hàng gốm sứ sang thị trường EU có hiệu quả thì vai trò của các nhân viên, cán bộ quản lý công tác xuất khẩu là vô cùng quan trọng. Do đó công ty cần có các biện pháp nâng cao trình độ cán bộ, nhân viên quản lý công tác xuất khẩu như sau :
+ Cần nghiên cứu và triển khai áp dụng mô hình quản lý tiên tiến, hiện đại,
cần có kế hoạch xây dựng hệ thống mạng thông tin điều hành nhằm nâng cao hiệu quả của việc điều hành và quản lý công ty (đây là phương pháp điều hành tiên tiến