Mục tiêu phát triển chung ngành hàng thủ công mỹ nghệ của công

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng gốm sứ của Công ty cổ phần gốm sứ Hapro Chu Đậu - Tổng công ty thương mại Hà Nội trên thị trường EU (Trang 33)

II MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA

1. Mục tiêu phát triển chung ngành hàng thủ công mỹ nghệ của công

đến năm 2020:

Thủ công mỹ nghệ là mặt hàng kinh doanh chủ yếu, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty. Là mặt hàng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh thu xuất khẩu cũng như trong hoạt động kinh doanh chung của toàn công ty. Trong xu thế toàn cầu hoá hội nhập kinh tế quốc tế, trong tiến trình hội nhập và nâng cao năng lực hợp tác, cạnh tranh theo đường lối và quan điểm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước công ty đã đề ra mục tiêu doanh thu hàng năm tăng trưởng bình quân từ 10-20%/năm. Cụ thể năm 2010 công ty phấn đấu đạt chỉ tiêu 50 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Nộp ngân sách Nhà nước tăng bình quân 10-15%/ năm, thu nhập bình quân đầu người tăng 10-12%/ năm.

Về mặt hàng: Duy trì phát triển kinh doanh các ngành hàng truyền thống là các sản phẩm gốm sứ, đồng thời tìm kiếm mở rộng và phát triển các mặt hàng khác có khả năng đem lại lợi nhuận cao. Đầu tư xây dựng xưởng và phòng trưng bày cho các mặt hàng khác như gốm, mỹ nghệ. Trong thời gian tới tiếp tục nâng cấp các xưởng sản suất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của các xưởng.

Về thị trường, khách hàng: Vấn đề thị trường khách hàng chính là điều sống còn của mỗi doanh nghiệp và điều này cũng không ngoại lệ với HAPRO. Trong thời gian tới, mục tiêu của công ty hướng về:

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia thường xuyên vào các hội chợ triển lãm tại các thị trường trọng điểm, xây dựng mạng lưới cộng tác viên rộng khắp thông qua các Đại sứ quán, Thương vụ,…

- Xác định phân loại khách hàng, bạn hàng để xây dựng thống nhất cho hoạt động bán hàng, quy định chế độ ưu đãi về giá cả, dịch vụ thanh toán đối với các bạn hàng có uy tín gắn bó với công ty và những bạn hàng quan trọng.

- Giữ vững củng cố và phát triển quan hệ với các đơn vị sản xuất hàng hoá phục vụ xuất khẩu trong nước đầu tư vào khâu sản xuất và phấn đấu chủ động trong nguồn hàng xuất khẩu.

- Duy trì và khai thác thị trường truyền thống, nghiên cứu và xâm nhập những thị trường mới có tiềm năng.

- Tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu Hapro Chu Đậu. Xây dựng chính sách marketing hiệu quả và đầy đủ các yếu tố: Uy tín - Chất lượng – Giá cả - Khuyến mại.

Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Công ty xác định con người là yếu tố nền tảng cho sự phát triển. Vì vậy, việc đào tạo và phát triển nguồn lực được đồng bộ triển khai theo hướng sau:

- Tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ năng động, có trình độ

- Thường xuyên tiến hành đào tạo các khoá ngắn hạn và dài hạn về chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao và cập nhật kiến thức cho nhân viên.

- Xây dựng chính sách đãi ngộ cho người lao động nhằm khuyến khích kích thích họ tăng hiệu quả sản xuất.

- Tiếp tục xây dựng bộ máy quản lý chuyên nghiệp, gọn nhẹ và hiệu quả với cơ cấu quản lý theo sơ đồ hai cấp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng gốm sứ của Công ty cổ phần gốm sứ Hapro Chu Đậu - Tổng công ty thương mại Hà Nội trên thị trường EU (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w