CỦA CÔNG TY TẠI THỊ TRƯỜNG EU:
1. Thành công:
Phát huy lợi thế của việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO, thị trường xuất khẩu rộng mở, môi trường kinh doanh bình đẳng thuận lợi hơn công ty đã không ngừng đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ gốm sứ tại thị trường EU cũng như tại các thị trường khác. Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại như sự cạnh tranh quyết liệt của gốm Trung Quốc, Singapore,… song nhờ sự cố gắng nỗ lực không ngừng của toàn bộ công nhân viên toàn công ty đã giúp cho kim ngạch xuất khẩu gốm sang thị trường EU trụ vững ổn định và đạt được những thành công nhất định tạo hướng đi lên trong xuất khẩu hàng hàng gốm sứ.
*Về sản phẩm: với nhiều mẫu mã được cải tiến, sản phẩm đa dạng về kiểu dáng và chủng loại hơn trước nên có nhiều khách hàng biết đến hơn. Chất lượng sản phẩm của công ty ngày càng được tiêu chuẩn hoá theo tiêu chuẩn quốc tế và đã được nhiều quốc gia công nhận.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh dưới sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn để tồn tại và phát triển công ty đã không ngừng nỗ lực hoàn thiện sản phẩm
theo nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, trong quá trình kinh doanh của mình từng bước công ty đã hình thành nên một số mặt hàng gốm sứ có khả năng cạnh tranh với các công ty nước ngoài như mặt hàng ấm chén bát đĩa, lục bình…đặc biệt là gốm Chu Đậu rất được EU ưa chuộng.
* Về thị trường : Theo xu hướng đa dạng hoá quan hệ với các quốc gia ở nhiều khu vực, bên cạnh những thị trường cũ truyền thống trong EU công ty đã không ngừng nghiên cứu mở rộng thị trường sang các nước khác trong khối như như Síp, Hy Lạp, Slovakia, Estonia,.…Đồng thời công ty cũng thiết lập mối quan hệ với nhiều thị trường ở các châu lục khác. Công ty vẫn coi thị trường EU là thị trường mục tiêu và tiềm năng của mình. Bên cạnh đó sẽ mở rộng sang thị trường có sức mua đang rất lớn như Mỹ, Nhật Bản,…
*Về uy tín của công ty: Trong quá trình phát triển của mình công ty luôn đặt chữ tín lên hàng đầu cả với bạn hàng trong và ngoài nước, luôn đảm bảo giao hàng đúng hẹn đúng số lượng yêu cầu,…do đó công ty được cả bạn hàng truyền thống và bạn hàng mới tin tưởng. Công ty đã tạo được tạo được lòng tin đối với các cơ quan Nhà nước đối với Chính phủ và các ngân hàng tài chính .
*Về hệ thống kênh phân phối: Hiện nay công ty có một hệ thống kênh phân phối phủ dài khắp trong và ngoài nước. Công ty đã thành lập được chi nhánh ở một số thành phố tạo thuận tiện cho việc vận chuyển và nhận hàng ở khắp các cảng biển.
*Về hình thức tiêu thụ tại thị trường EU: Trước đây công ty xuất khẩu hàng gốm sứ chủ yếu là hình thức xuất khẩu uỷ thác, loại hình xuất khẩu này đem lại giá trị thực tế không cao. Nhưng trong những năm gần đây công ty đã đa dạng hoá các hình thức xuất khẩu của mình và tỉ trọng xuất khẩu trực tiếp có xu hướng tăng dần lên qua các năm.
*Về hệ thống quản lý: Cùng với quá trình phát triển của mình đội ngũ cán bộ quản lý của công ty ngày càng được hoàn thiện, nhận thức và khả năng quản lý của các nhà quản lý xuất khẩu phần nào đã được nâng cao nhằm đáp ứng trước những khó khăn mới của thị trường.
2. Hạn chế:
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động tiêu thụ gốm sứ của công ty tại thị trường EU cũng như trên các thị trường nước ngoài khác vẫn còn nhiều hạn chế, đòi hỏi công ty phải quan tâm khắc phục.
* Hàng xuất khẩu gốm sứ của công ty còn nghèo nàn về chủng loại, chất lượng chưa đạt được độ đồng đều và ổn định, mẫu mã chưa đa dạng. Gốm sứ là loại sản phẩm mang hai đặc tính sử dụng, là vật chứa đựng và mang tính thời trang do vậy cải tiến mẫu mã là bắt buộc. Tuy nhiên, đa số các sản phẩm của công ty mẫu mã chậm thay đổi, chưa có sản phẩm mới và men mới ngoài men truyền thống như men nâu, men rạn,... Sản phẩm của công ty xuất sang EU nghèo về chủng loại thường tập trung cao độ vào một số ít mặt hàng như đôn, ấm chén bát đĩa,…. nên sẽ dễ bị tổn thương trước những thay đổi không dự tính được và dễ vấp phải lời kháng nghị từ người tiêu dùng EU, tạo áp lực ổn định hoá trong việc thâm nhập thị trường này. Từ đó góp phần làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của công ty. Mặt khác, công ty còn quá tập trung sản xuất các mặt hàng đơn giản, giá trị thấp, sức ép cạnh tranh cao, chưa đảm bảo hài hoà các tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống kênh phân phối tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhỏ hẹp đang trong giai đoạn phát triển.
*Hình thức xuất khẩu gốm sứ còn giản đơn, còn mang tính chất manh mún phi vụ: chủ yếu là hình thức xuất khẩu trực tiếp và qua trung gian, chưa gắn liền với các hình thức hợp tác kinh tế khác đặc biệt là đầu tư liên doanh liên kết. Vì vậy, công ty chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường này. Xuất khẩu qua trung gian sẽ làm cho nhiều mặt hàng của công ty có chất lượng không thua kém gì hàng hoá Trung Quốc và các nước khác không thể thâm nhập vào thị trường này.
* Hoạt động xúc tiến xuất khẩu gốm sứ của công ty tiến hành còn rời rạc không đủ mạnh đủ sâu thiếu chiến lược không nhất quán, không chặt chẽ phần nhiều tập trung vào các mục tiêu và lợi ích trước mắt. Dẫn đến một số các doanh nghiệp ở thị trường EU cũng như các doanh nghiệp ở các nước nhập khẩu khác chán nản nghi ngại trong việc phát triển và xây dựng quan hệ bạn hàng với công ty.
biết tiếp cận thị trường, làm ăn tuỳ tiện manh mún với phong cách chưa phù hợp với truyền thống và tập quán kinh doanh của EU. Khả năng xử lý thông tin phân loại thông tin, chất lượng thông tin còn chưa cao. Đôi khi còn hiện tượng giao hàng hoá không đúng thời hạn không đảm bảo chất lượng trong hợp đồng, giá cao.
* Khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường mặt hàng gốm sứ còn hạn chế đó là do chất lượng hàng hoá không ổn định chưa đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng, công nghệ chế biến lạc hậu, thương hiệu trên thị trường EU chưa mạnh,… Mặt khác khả năng huy động vốn và tiềm lực tài chính cho hoạt động xuất khẩu gốm sứ có hạn trong khi đó chi phí cho hoạt động xúc tiến, chi phí vận tải,…cao, dẫn đến giá thành sản phẩm không tạo được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
* Do đặc điểm sản xuất mặt hàng gốm sứ chủ yếu là lao động nông thôn nên trình độ tay nghề chưa cao, chưa được đào tạo bài bản. Trình độ cán bộ quản lý nói chung và cán bộ xuất nhập khẩu nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Khả năng ngoại ngữ còn thiếu, yếu chưa thể giao dịch trực tiếp với bạn hàng, thiếu am hiểu về nghiệp vụ xuất khẩu,…
Ngoài ra, hiệu quả kinh doanh của công ty chưa cao, chưa ổn định, chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo. Công ty còn quá trông cậy vào đơn đặt hàng của nước ngoài, chưa tạo dựng được hợp đồng lớn, dài hạn mà chủ yếu là hợp đồng có giá trị nhỏ. Do chưa nắm vững được những biến động giá quốc tế nên trong kinh doanh công ty còn bị ép giá, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh.
* Nguyên nhân:
- Sản phẩm gốm sứ của công ty xuất khẩu sang EU đã có sự tăng trưởng trong những năm gần đây nhưng chiếm tỷ trọng không cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty sang EU. Mặc dù tiềm năng sản xuất rất lớn nhưng mặt hàng gốm sứ chưa thâm nhập được nhiều vào thị trường EU. Đó là do sản phẩm gốm sứ của công ty còn đơn điệu, chất lượng kém và không đồng đều, chưa đáp ứng được thị hiếu về tính độc đáo trong kiểu dáng mẫu mã. Sản xuất phân tán cũng góp phần làm cho chất lượng gốm sứ lô tốt lô xấu lẫn lộn làm giảm kim ngạch xuất khẩu. Hơn nữa chi phí vận tải, chi phí bảo quản với cách tính
cước theo khối đối với hàng hoá cồng kềnh là nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh qua giá đối với hàng gốm sứ của công ty.
- Công tác marketing xuất khẩu gốm sứ của công ty còn thiếu hoặc yếu, chưa có sự quan tâm đầu tư thoả đáng.
- Do sự thiếu hụt trong khâu thiết kế, trong chiến lược cạnh tranh nên công ty mới chỉ chú trọng xuất khẩu một số mặt hàng có giá trị cao.
- Do chính sách thương mại và quy chế nhập khẩu chặt chẽ, thị hiếu người tiêu dùng EU vừa đa dạng vừa khắt khe nên kết quả tiêu thụ mặt hàng gốm sứ của công ty còn thấp.
- Do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa công ty với các Bộ ban ngành, Nhà nước trong quá trình sản xuất và xuất khẩu nên còn hạn chế trong thâm nhập mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm khi xuất khẩu và khả năng vượt qua các rào cản thương mại qua việc nắm bắt và xử lý các thông tin.
CHƯƠNG III:
GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ MẶT HÀNG GỐM SỨ MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM SỨ
HAPRO CHU ĐẬU TẠI THỊ TRƯỜNG EU
I - CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2020:
Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong những năm qua tuy không lớn nhưng có vai trò quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn và là mặt hàng thu hút nhiều lao động nên đã góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp xoá đói giảm nghèo ở các vùng quê. Đây là mặt hàng tiềm năng nhu cầu thế giới còn nhiều do tuổi thọ của mặt hàng này ngắn. Đồng thời, mặt hàng này mang lại giá trị gia tăng cao là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta trong giai đoạn 2006-2010 tầm nhìn 2020. Tuy nhiên các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của ta chất lượng còn thấp, sản xuất phân tán nhỏ lẻ manh mún mẫu mã còn đơn điệu chưa phong phú, chưa đáp ứng được các đơn hàng lớn.
Trên cơ sở đánh giá tiềm năng về nhu cầu thị trường và khả năng sản xuất Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công Thương) đã đưa ra mục tiêu phát triển hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2006-2010 tầm nhìn 2020 như sau: Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân từ 20-22%/năm, phấn đấu tới năm 2010 đưa kim ngạch xuất khẩu lên khoảng 1,5 tỷ USD.
Về thị trường xuất khẩu: Trong giai đoạn hiện nay xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1,5% kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Hoa Kỳ, 1,7% của Nhật Bản và 5,4% của EU. Phấn đấu trong thời gian tới kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của ta vào các thị trường này tăng gấp đôi đồng thời phát triển mở rộng ra các thị trường khác như Canada, Hồng Kông, Nga,…
II - MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2006-2020: GIAI ĐOẠN 2006-2020:
1. Mục tiêu phát triển chung ngành hàng thủ công mỹ nghệ của công ty từ nay đến năm 2020: đến năm 2020:
Thủ công mỹ nghệ là mặt hàng kinh doanh chủ yếu, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty. Là mặt hàng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh thu xuất khẩu cũng như trong hoạt động kinh doanh chung của toàn công ty. Trong xu thế toàn cầu hoá hội nhập kinh tế quốc tế, trong tiến trình hội nhập và nâng cao năng lực hợp tác, cạnh tranh theo đường lối và quan điểm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước công ty đã đề ra mục tiêu doanh thu hàng năm tăng trưởng bình quân từ 10-20%/năm. Cụ thể năm 2010 công ty phấn đấu đạt chỉ tiêu 50 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Nộp ngân sách Nhà nước tăng bình quân 10-15%/ năm, thu nhập bình quân đầu người tăng 10-12%/ năm.
Về mặt hàng: Duy trì phát triển kinh doanh các ngành hàng truyền thống là các sản phẩm gốm sứ, đồng thời tìm kiếm mở rộng và phát triển các mặt hàng khác có khả năng đem lại lợi nhuận cao. Đầu tư xây dựng xưởng và phòng trưng bày cho các mặt hàng khác như gốm, mỹ nghệ. Trong thời gian tới tiếp tục nâng cấp các xưởng sản suất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của các xưởng.
Về thị trường, khách hàng: Vấn đề thị trường khách hàng chính là điều sống còn của mỗi doanh nghiệp và điều này cũng không ngoại lệ với HAPRO. Trong thời gian tới, mục tiêu của công ty hướng về:
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia thường xuyên vào các hội chợ triển lãm tại các thị trường trọng điểm, xây dựng mạng lưới cộng tác viên rộng khắp thông qua các Đại sứ quán, Thương vụ,…
- Xác định phân loại khách hàng, bạn hàng để xây dựng thống nhất cho hoạt động bán hàng, quy định chế độ ưu đãi về giá cả, dịch vụ thanh toán đối với các bạn hàng có uy tín gắn bó với công ty và những bạn hàng quan trọng.
- Giữ vững củng cố và phát triển quan hệ với các đơn vị sản xuất hàng hoá phục vụ xuất khẩu trong nước đầu tư vào khâu sản xuất và phấn đấu chủ động trong nguồn hàng xuất khẩu.
- Duy trì và khai thác thị trường truyền thống, nghiên cứu và xâm nhập những thị trường mới có tiềm năng.
- Tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu Hapro Chu Đậu. Xây dựng chính sách marketing hiệu quả và đầy đủ các yếu tố: Uy tín - Chất lượng – Giá cả - Khuyến mại.
Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Công ty xác định con người là yếu tố nền tảng cho sự phát triển. Vì vậy, việc đào tạo và phát triển nguồn lực được đồng bộ triển khai theo hướng sau:
- Tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ năng động, có trình độ
- Thường xuyên tiến hành đào tạo các khoá ngắn hạn và dài hạn về chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao và cập nhật kiến thức cho nhân viên.
- Xây dựng chính sách đãi ngộ cho người lao động nhằm khuyến khích kích thích họ tăng hiệu quả sản xuất.
- Tiếp tục xây dựng bộ máy quản lý chuyên nghiệp, gọn nhẹ và hiệu quả với cơ cấu quản lý theo sơ đồ hai cấp.
2. Mục tiêu phát triển mặt hàng gốm sứ của công ty từ nay đến năm 2020: Gốm sứ có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công Gốm sứ có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công
ty. Xuất khẩu gốm đem lại nguồn thu ngoại tệ cho công ty nhờ tỷ lệ thực thu cao đồng thời góp phần quảng bá thương hiệu của công ty trên trường quốc tế, góp phần mở rộng quan hệ thương mại qua đó thúc đẩy xuất khẩu những mặt hàng chủ lực khác của công ty. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tiêu thụ hàng gốm sứ tại thị trường nước ngoài công ty đã có chiến lược xuất khẩu đến năm 2020 cho mặt hàng này. Đó là phấn đấu đạt tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu khoảng 17-19%/ năm, nâng tỷ trọng xuất khẩu của mặt hàng gốm sứ lên 20-25% kim ngạch xuất khẩu