1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng tóc giả của công ty cổ phần XNK APO sang thị trường Châu Âu

48 637 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 586 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của mặt hàng tóc giả sang thị trường Châu Âu của công ty cổ phần XNK APO...1 1.2 Tổng quan về giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng tóc gi

Trang 1

Đồng thời, Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh, chị là công nhân viên tạicông ty Cổ phần XNK APO đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập Nếu không cókhoảng thời gian thực tập cùng những lời chỉ bảo của cô giáo và các anh, chị thì emkhó có thể thực hiện được khóa luận cuối khóa này.

Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện bài khóa luận tốt nghiệp của mình nhưng dohạn chế về mặt kiến thức cũng như những kinh nghiệm nên trong bài không thểtránh được những thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý củathầy cô

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày tháng 04 năm 2018

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC BẢNG BIỂU v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ TỪ NƯỚC NGOÀI vi

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY MẶT HÀNG TÓC GIẢ SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK APO 1

1.1 Tính cấp thiết của giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của mặt hàng tóc giả sang thị trường Châu Âu của công ty cổ phần XNK APO 1

1.2 Tổng quan về giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường Châu Âu của công ty cổ phần XNK APO 2

1.3 Mục đích nghiên cứu của đề tài 3

1.4 Đối tượng nghiên cứu 3

1.5 Phạm vi nghiên cứu 4

1.6 Phương pháp nghiên cứu 4

1.6.1 Phương pháp thu thập số liệu 4

1.6.2 Phương pháp xử lý số liệu 5

1.7 Kết cấ bài khóa luận 5

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU 6

2.1 Một số lý luận về xuất khẩu 6

2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu 6

2.1.2 Các hình thức của xuất khẩu 6

2.1.3 Vai trò của xuất khẩu 8

2.2 Một số lý luận chung về thúc đẩy xuất khẩu 9

2.2.1.Kháí niệm thúc đẩy xuất khẩu 9

2.2.2.Nội dung của thúc đẩy xuất khẩu 10

2.2.3 Các giải pháp của thúc đẩy xuất khẩu 15

Trang 3

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG TÓC GIẢ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK APO SANG

THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU 19

3.1 Tổng quan về công ty cổ phần XNK APO 19

3.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty 19

3.1.2.Lĩnh vực kinh doanh của công ty cổ phần XNK APO 20

3.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần XNK APO 20

3.2 Phân tích thực trạng xuất khẩu mặt hang tóc giả của công ty cổ phần XNK APO 21

3.2.1 Giới thiệu thị trường Châu Âu 21

3.2.2 Thực trạng xuất khẩu mặt hàng tóc giả của Công ty Cổ Phần XNK APO trong những năm gần đây 22

3.3 Thực trạng thúc đẩy xuất khẩu tại công ty cổ phần XNK APO sang thị trường Châu Âu 23

3.3.1 Kết quả thúc đẩy về mặt chất 23

3.3.2 Kết quả về lượng 28

3.4 Thực trạng giải pháp thúc đẩy xuất khẩu tại Công ty Cổ Phần XNK APO với mặt hàng tóc giả sang thị trường Châu Âu 30

3.4.1 Tình hình nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty Cổ Phần XNK APO sang thị trường Châu Âu 30

3.4.2 Thực trạng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh và tổ chức hoạt động thông tin quốc tế của Công ty Cổ Phần XNK APO sang thị trường Châu Âu 31

3.4.3 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực phục vụ thúc đẩy xuất khẩu mặt thàng tóc giả của Công ty Cổ Phần XNK APO sang thị trường Châu Âu 32

3.4.4.Thực trạng nghiên cứu và mở rộng thị trường xuất khẩu mặt hang tóc giả sang thị trường Châu Âu của Công ty Cổ Phần XNK APO 33

3.4.5 Thực trạng tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm của Công ty Cổ Phần XNK APO trên thị trường Châu Âu 33

3.4.6 Thực trạng đa dạng hóa mặt hàng tóc giả của Công ty Cổ Phần XNK APO sang thị trường Châu Âu 34

Trang 4

3.5 Đánh giá tình hình thúc đẩy mặt hang tóc giả sang thị trường Châu Âu của công

ty cổ phần XNK APO 34

3.5.1 Thành tựu mà công ty Cổ Phần XNK APO đạt được 34

3.5.2 Một số hạn chế và nguyên nhân mà Công ty Cổ Phần XNK APO đang tồn tại .35

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG TÓC GIẢ SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK APO 37

4.1 Định hướng phát triển xuất khẩu mặt hàng tóc giả của công ty XNK APO sang thị trường Châu Âu 37

4.2 Các đề xuất, kiến nghị nhằm thúc xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường Châu Âu của công ty cổ phần XNK APO 37

4.2.1 Đề xuất với công ty 37

4.2.2.Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

Trang 5

Bảng 3.3 Tốc độ tăng KNXK mặt hàng tóc giả của công ty cổ phần

XNK APO sang thị trường Châu Âu (Đơn vị tính: USD) 29Bảng 3.4

Doanh thu xuất khẩu và lợi nhuận xuất khẩu mặt hàng tóc giả

của công ty cổ phàn XNK APO sang thị trường Châu Âu từ

năm 2014-2017 (Đơn vi tính :USD)

25

Bảng 3.5 Tỷ suất lợi nhuận của công ty cổ phần XNK APO

Bảng 3.6 Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường Châu

Âu của công ty sang từ năm 2014-2017 (Đơn vị tính: USD) 28Bảng 3.7

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng tóc giả của công ty cổ

phần XNK APO sang thị trường Châu Âu từ năm 2014-2017

(Đơn vị tính: USD)

29

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ TỪ NƯỚC NGOÀI

Asian Nations Hiệp hội các nước Đông Nam Á

khẩu

WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại quốc tế

Hand-tied weft hair,

qua xử lý

Trang 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY MẶT HÀNG

TÓC GIẢ SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN XNK APO

1.1 Tính cấp thiết của giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của mặt hàng tóc giả sang thị trường Châu Âu của công ty cổ phần XNK APO

Hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới thì xu thế toàn cầu hóa

và quốc tế hóa ngày càng phát triển và là một xu thế tất yếu trong sự phát triển củacác các nước trên thế giới cùng với sự phát triển đó thì Việt Nam cũng đã tham giavào các tổ chức thương mại thế giới như tổ chức Thương Mại Thế giới ( WTO năm2007) hay ASEAN ( 1995) ngoài các tổ chức Thương mại thế giới thì tính đến ngày1/1/2018 thì Việt Nam đã ký kết và thực thi 10 hiệp định thương mại tự do ( FTA)như Hiệp định EAEU ( 29/5/2015 và có hiệu lực vào 20/12/2015), VKFTA( 5/5/2015 có hiệu lực vào 20/12/2015) hay hiệp định ATIGA ( 2/2009 có hiệu lựcvào 17/5/2010) , Việt Nam đã ký kết 1 FTA vả đang trong quá trình đàm phán 3FTA Với sô lượng FTA và cùng với sự tham gia vào nhiều tổ chức thương mại thếgiới đã mang lại cho Việt Nam một vài những thành tựu đáng chú ý Đặc biệt làtăng trưởng kinh tế ngày càng tăng cùng với đó thì xuất nhập khẩu cũng được đẩymạnh hơn nữa và đóng vai trò không thể thiếu hiện nay Ngoài những thành tựu màtoàn cầu hóa quốc tế hóa đã đem lại cho Việt Nam và các doanh nghiệp xuất khẩunhững thách thức trên thị trường quốc tế như sức cạnh tranh… Vì vậy để có thểđứng vững trên thị trường quốc tế đòi hỏi cả nhà nước và các doanh nghiệp xuấtkhẩu phải có những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu một cách có hiệu quả

Công ty cố phần XNK APO với sứ mệnh tiên phong trong lĩnh vực về tóc,công ty đã không ngừng phát triển và mở rộng thị trường trên khắp thế giới và đónggóp vào kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta Không chỉ tập trung vào xuất khẩutóc giả thì công ty còn có xưởng sản xuất với khoảng 300 công nhân cũng đã đápứng được những nhu cầu của khách hàng trên thế giới Với cam kết mang đến chokhách hàng một chất lượng dịch vụ tốt nhất thì công ty không ngừng đổi mới vàphát triển cả về sản phẩm và nhân viên trong công ty

Trang 8

Trong quá trình thực tập và làm việc tại công ty cổ phần XNK APO thì emnhận thấy rằng công ty đã xuất khẩu sang rất nhiều quốc gia trên thế giới trong đó

có các nước tại Châu Âu là một trong số nước có tiềm năng lớn để công ty có thểthâm nhập sâu hơn vào đó Câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là làm thế nào có thể thúcđẩy xuất khẩu của công ty sang thị trường này nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩucủa công ty hơn nữa là một vấn đề hết sức cần thiết khi mà công ty muốn thâm nhậpsâu hơn nữa vào thị trường Châu Âu Vì vậy mà em chọn đề tài “ Giải pháp thúcđẩy xuất khẩu mặt hàng tóc giả của công ty cổ phần XNK APO sang thị trườngChâu Âu” để làm đề tài nghiên cứu của mình

1.2 Tổng quan về giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường Châu Âu của công ty cổ phần XNK APO.

Có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả khác nhau đã nghiên cứu về

đề tài về xuất khẩu hàng hóa hoặc thúc đẩy xuất khẩu của một mặt hàng nào đó.Mỗi công trình đều có những kết quả nghiên cứu riêng của mình về những vấn đềliên quan tới xuất khẩu hay là thúc đẩy xuất khẩu nhưng những công trình đó vẫncòn gặp một số hạn chế nhất định Dưới đây là một số công trình liên quan tới xuấtkhẩu hay thúc đẩy xuất khẩu

Sinh viên Vũ Phương Anh năm 2011 “ Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng

áo sơ mi của Tổng công ty May 10 sang thị trường Hoa Kỳ” ( Luận văn tốt nghiệp,Khoa Thương Mại Quốc Tế- Trường Đại Học Thương Mại)

Sinh viên Nguyễn Thị Doan năm 2017 “ Mở rộng thị trường xuất khẩu mặthang sản phẩm gừng nghệ của công ty TNHH phát triển nông nghiệp và tư vấn môitrường ( Luận văn tốt nghiệp : Khoa Kinh Tế và Kinh Doanh Quốc Tế - Trường ĐạiHọc Thương Mại)

Sinh viên Lê Thị Hằng năm 2017 “Tăng cường xuất khẩu mặt hàng gỗ củaCông ty TNHH Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Tân Hà” ( Luận văn tốt nghiệp:Khoa: Viện Thương mại và Kinh tế Quốc Tế- Trường Đại Học Kinh Tế QuốcDân)

Sinh viên Chu Tiến Minh: năm 2016 “ Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phêsang thị trường EU tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam( Luậnvăn tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế- Trường Đại học Thương Mại)

Trang 9

Sinh viên Trần Thị Ngọc năm 2016 “ Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩumặt hàng máy X- Quang của công ty liên doanh y học Việt Nam sang thị trườngTrung Quốc”.( Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế - Trường Đại HọcThương Mại).

Sinh viên Nguyễn Đức Thanh năm 2010 “ Giải pháp thúc đẩy mặt hàng nôngsản sang thị trường Ai Cập của Công ty cổ phần XNK rau quả I Hà Nội” ( Luận văntốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế - Trường Đại Học Thương Mại)

Những công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra được một số lý luận liên quan tớixuất khẩu như khái niệm xuất khẩu, các hình thức xuất khẩu, các yếu tố tác động tớixuất khẩu hay vai trò của xuất khẩu Cũng như Một số lý luận liên quan tới thúc đẩyxuất khẩu như khái niệm thúc đẩy xuất khẩu, các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu và

áp dụng nêu lên thực trạng thúc đẩy xuất khẩu hay kim ngạch xuất khẩu của từngmặt hàng của từng công ty Nhưng những công trình này vẫn chưa nêu bật được nộidung của thúc đẩy xuất khẩu có một số đề tài không nêu hết được những giải phápthúc đẩy xuất khẩu vì vậy mà không nêu được vào thực tế của doanh nghiệp Hay

có một số đề tài còn thiếu về phần công thức của phần nội dung của thúc đẩy xuấtkhẩu

1.3 Mục đích nghiên cứu của đề tài.

Lý luận về xuất khẩu, thúc đẩy xuất khẩu và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nóichung trong nền kinh tế thị trường

Thực trạng xuất khẩu chung và thực trạng xuất khẩu mặt hàng tóc của công ty

cổ phần XNK APO sang thị trường Châu Âu

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường Châu Âu màcông ty đã sử dụng và đề xuất các giải pháp mới nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàngtóc giả sang thị trường Châu Âu

1.4 Đối tượng nghiên cứu.

Đề tài chủ yếu nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu, thực trạng thúc đẩy xuấtkhẩu và thực trạng giải pháp thúc đẩy của công ty cổ phần XNK APO về mặt hàngtóc giả sang thị trường Châu Âu Từ những phân tích đó đưa ra một số kiến nghị đốivới công ty và nhà nước

Trang 10

Mặt hàng: Mặt hàng tóc giả của công ty

Đối tượng: Đề tài nghiên cứu về giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng tóc giảcủa công ty cổ phần XNK APO

Nội dung:

Lý luận về xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu

Thực trạng xuất khẩu, thúc đẩy xuất khẩu và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu củacông ty cổ phần XNK APO khi công ty xuất khẩu sang thị trường Châu Âu

1.6 Phương pháp nghiên cứu

1.6.1 Phương pháp thu thập số liệu

Trong bài này em đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu từ các nguồn thôngtin thứ cấp như

Các tài liệu liên quan tới ngoại thương: Dùng để tham khảo các lý luận liênquan tới xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu

Website của công ty, các báo cáo tài chính của công ty cổ phần XNK APO Từđây có thể tham khảo được thực trang xuất khẩu của công ty trong những năm gầnđây

Luận văn của các kháo trước cùng nhóm đề tài Có thể tham khảo kết cấu, nộidung và cách trình bày một bài kháo luận trong các nhóm đề tài đó

Website của tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng như một số ấn phẩm vềcác tổ chức thương mại trên thế giới và một vài ấn phẩm về các hiệp định thươngmại tự do mà Việt Nam đã và đang trong quá trình ký kết Trong này có thể thamkhảo được tác động của toàn cầu hóa cũng như là các hiệp định thương mại tự do đãtạo cho Việt Nam những cơ hội và thách thức như thế nào

Trang 11

1.6.2 Phương pháp xử lý số liệu

Một số phương pháp xử lý số liệu mà em đã sử dụng trong bài này là:

Phân tích tổng hợp các số liệu trong bài này em sử dụng thì đã được tổng hợp

từ các bài báo cáo tài chính của công ty qua các năm

Phân tích so sánh: sau khi tổng hợp xong thì lấy năm 2014 làm mốc để phântích và làm rõ những sự biến đổi trong kim ngạch xuất khẩu của công ty cổ phầnXNK APO

Ngoài ra em còn sử dụng một vài phương pháp khác như: biểu đồ, thống kê,hình vẽ…

1.7 Kết cấ bài khóa luận

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ

Danh mục từ viết tắt

Chương 1: Tổng quan của vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu

Chương 3: Phân tích thực trạng xuất khẩu và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặthàng tóc của công ty sang thị trường Châu Âu của Công ty cổ phần XNK APO Chương 4: Định hướng phát triển xuất khẩu mặt hàng tóc của công ty sang thịtrường Châu Âu của Công ty cổ phần XNK APO

Tài liệu tham khảo

Trang 12

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ THÚC ĐẨY

XUẤT KHẨU

2.1 Một số lý luận về xuất khẩu

2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu

Xuất khẩu hàng hóa là haojt động đưa hàng hóa ra khỏi một nước ( từ quốc gianày sang quốc gia khác) để bán trên cơ sở dùng tiền làm phương tiền thanh toánhoặc trao đổi lấy một hàng hóa khác có giá trị tương đương Nói một cách khái quátxuất khẩu hàng hóa là việc đưa hàng hóa ra nước ngoài để thực hiện giá trị sử dụng

và giá trị của hàng hóa

Hay theo điều 28 mục 1 chương 2 Luật Thương Mại Việt Nam 2015 cho biếtxuất khẩu hàng háo là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưavào khi đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan theo quyđịnh của pháp luật

2.1.2 Các hình thức của xuất khẩu

Xuất khẩu trực tiếp.

Là hình thức xuất khẩu trong đó người bán và người mua có trụ sở kinh doanhđặt ở các quốc gia khác nhau, trực tiếp quan hệ với nhau bằng cách gặp mặt để bànbạc thỏa thuận về các điều khoản trong hợp đồng mua bán như về hàng hóa, giá cả

và các điều kiện giao dịch khác Đây là phương thức buôn bán phổ biến nhất thườngthấy nhất, nên còn gọi là phương thức buôn bán thông thường

Xuất khẩu trực tiếp có một số ưu điểm sau:

- Thông qua thảo luận trực tiếp, đảm bảo bí mật kinh doanh, dễ dàng đi đếnthông nhất và ít xảy ra hiểu lầm, sai sót đáng tiếc, nâng cao hiệu quả đàm phán giaodịch

- Giảm được chi phí trung gian

- Cho phép các nhà kinh doanh có điều kiện trực tiếp tiếp cận thị trường đểthích ứng với nhu cầu thị trường một cách tốt nhất

- Thiết lập, mở rộng được mối quan hệ với bạn hàng nước ngoài một cách cótiện lợi nhanh chóng

Trang 13

Tuy nhiên hình thức này còn có hạn chế Đối với thị trường mới, mặt hàngmới thường khó khăn trong việc giao dịch vì còn bỡ ngỡ, dễ bị ép giá, dễ sai lầm….nên rủi ro sẽ lớn

Xuất khẩu ủy thác

Phương thức xuất khẩu ủy thác này mọi quá trình trao đổi giữa người mua vàngười bán để mua bán hàng hóa và dịch vụ đều phải thông qua người thứ ba đượcgọi là các trung gian thương mại Người mua và người bán có các trụ sở kinh doanh

ở các quốc gia khác nhau Bên trung gian có thể là một cá nhân, tổ chức hay mộtdoanh nghiệp bên trung gian phổ biến trên thế giới là đại lý và môi giới

Khi sử dụng phương thức này thì có những ưu điểm sau

- Những người trung gian thường hiểu biết, nắm vững tình hình thị trường,pháp luật và tập quán địa phương, do đó tránh bớt rủi ro và nhiều khi mua bán đượchàng hóa với giá cả có lợi cho người ủy thác

- Nhờ dịch vụ của trung gian trong việc lựa chọn, đóng gói, phân loại, người

ủy thác có thể hợp lý hóa và giảm bớt được chi phsi vận tải

- Hình thành được mạng lưới buôn bán tiêu thụ khắp, tạo điều kiện cho việcchiếm lĩnh và mở rộng thị trường

Tuy vậy phương thức này còn có một số nhược điểm như

- Nhà kinh doanh mât sự liên hệ trực tiếp với thị trường buôn bán

- Việc kinh doanh buôn bán phụ thuộc vào năng lực, phẩm chất của ngườitrung gian nên nhiều khi phải gành chịu hậu wuar và rủi ro

- Nhà kinh doanh phải thường xuyên đáp ứng yêu sách của nhà đại lý và môigiới

- Lợi nhuận bị chia sẻ

Buôn bán đối lưu

Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa, trong đóxuấy khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu người bán đồng thời là người mua, lượnghàng hóa trao đổi có giá trị tương đương Mục đích trao đổi không phải nhằm thu vềmột khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một hàng hóa khác có giá trị tương đương.Trong buôn bán đối lưu có một số hình thức như hàng đổi hàng, hình thứcmua lại sản phẩm, hình thức bù trừ, hình thức giao dịch bồi hoàn…

Trang 14

Gia công quốc tế

Gia công quốc tế là một phương thức kinh doanh thương mại trong đó bênnhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt giacông để thực hiện một hay nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầucủa bên đặt gia công để hưởng thù lao Gia công quốc tế là hình thức gia côngthương mại mà bên đặt gia công hoặc bên nhận gia công là thương nhân nướcngoài

Xuất khẩu tái xuất

Là xuất khẩu ra nước ngoài những hàng hóa đã nhập khẩu trước đây nhưngchưa qua gia công chế biến ở nước tái xuất khi doanh nghiệp sử dụng phương thứcxuất khẩu tái xuất thì luôn có mục đích đó là thu về cho công ty mình một khoảnngoại tệ Xuất khẩu tái xuất có hai loại đó là tái xuất thực nghĩa và chuyển khẩu

Xuất khẩu tại chỗ

Là hình thức xuất khẩu ngay tại đất nước mình Đó là việc bán hàng và thựchiện các dịch vụ cho người nước ngoài hàng xuất khẩu tại chỗ có thể đem dùng tạichỗ hoặc được người mua đem ra nước ngoài

2.1.3 Vai trò của xuất khẩu

Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia

Thứ nhất: Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu phục vụ cho công nghiệp

hóa hiện đại hóa đất nước Để có thể tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa thì cần

4 nhân tố: nhân lực, tài nguyên, vốn và kỹ thuật Khi các nước đang phát triển vàkém phát triển khi muốn nhập khẩu các máy móc trang thiết bị hay công nghệ để cóthể tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa thì vẫn chưa có nước nào có đủ 4 nhân

tố trên cả Việt Nam là một trong số những nước đang phát triển trên thế giới vì vậynếu không có xuất khẩu thì Việt Nam sẽ không có đủ vốn để có thể nhập khẩu cácmáy móc, trang thiết bị và công nghệ và xuất khẩu đã giúp cho Việt Nam có thêmvốn để có thể nhập khẩu được các trang thiết bị máy móc và công nghệ về nước

Thứ hai: Xuất khẩu còn có thể giải quyết công ăn việc làm trong nước và cải

thiện được đời sống của nhân dân Vì muốn xuất khẩu được thì nước ta phải có cácdoanh nghiệp xuất khẩu và chính các doanh nghiệp xuất khẩu đó đã tạo cho những

Trang 15

người dân có công ăn việc làm ổn định và cải thiện được đời sống của nhân dânxung quanh doanh nghiệp đó

Thứ ba: Xuất khẩu góp phần vào chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế thúc đẩy xản

xuất phát triển tạo điều kiện cho ngành khác phát triển Khi mà các doanh nghiệpxuất khẩu ra thị trường quốc tế thì sẽ cạnh tranh với các nước khác từ đó buộc trongnước sẽ phải tổ chức lại cơ cấu sản xuất để làm sao có thể đáp ứng được với nhucầu của thế giới và tạo được lợi thế cạnh tranh hơn so với đối thủ cạnh tranh củachúng ta trên thị trường quốc tế Khi mà xuất khẩu của một ngành tăng lên đồngthời nó sẽ làm gia tăng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các ngành liên quan

Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp.

Xuất khẩu đóng một vai trò quan trọng trong doanh nghiệp:

Thứ nhất: Các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam nhờ có xuất khẩu mà đã

mở rộng được thị trường của mình trên thế giới từ đó có thể làm gia tăng lợi nhuậncho công ty Không những vậy mà nhờ có xuất khẩu mà tên tuổi của doanh nghiệpxuất khẩu không chỉ khách hàng trong nước biết đến mà khi xuất khẩu sang cácnước khác thì còn có các khách hàng quốc tế cũng biết đến các thương hiệu cùngvới sản phẩm của doanh nghiệp

Thứ hai: Xuất khẩu đã tạo nguồn doanh thu lợi nhuận cho công ty và thu được

một khoản ngoại tệ lớn cho doanh nghiệp từ đó có thể giúp nâng cấp máy móc thiết

bị và nguyên vật liệu của công ty phục vụ cho quá trình sản xuất trong doanhnghiệp Không những là doanh nghiệp có thể nâng cấp máy móc thiết bị mà đờisống của các công nhân viên trong doanh nghiệp đó cũng được cải thiện nhờ cókhoản ngoại tệ có từ xuất khẩu

2.2 Một số lý luận chung về thúc đẩy xuất khẩu

2.2.1.Kháí niệm thúc đẩy xuất khẩu

Thúc đẩy xuất khẩu là các hoạt động mang tính chất tạo điều kiện cho xuấtkhẩu trong doanh nghiệp phát triển vào một thị trường nào đó trên thế giới, đồngthời từ đó làm tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty lên

Trang 16

2.2.2.Nội dung của thúc đẩy xuất khẩu.

Nội dung của thúc đẩy xuất về chất.

Nội dung về chất của thúc đẩy xuất khẩu có một số nội dung dưới đây:

Thứ nhất: Nghiên cứu và mở rộng thị trường xuất khẩu Khi doanh nghiệp

xuất khẩu hay kinh doanh một mặt hàng nhất định thì thị trường đóng một vai tròquan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm Thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ tăng lênnhờ việc doanh nghiệp sử dụng một số giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng đósang thị trường nước ngoài Trước khi doanh nghiệp sử dụng các giải pháp để thúcđẩy xuất khẩu thì doanh nghiệp phải tìm kiếm và nghiên cứu thị trường thông quamột số cách như thu thập thông tin vè cung cầu tại thị trường nước ngoài hoặcdoanh nghiệp có thể tham gia các hội trợ triển lãm liên quan tới ngành mà doanhnghiệp đang kinh doanh sản xuất và giới thiệu sản phẩm của mình cho khách hàngquốc tế biết đến

Có hai định hướng mở rộng thị trường đó là theo chiều rộng và mở rộng thịtrường theo chiều sâu tùy vào đặc điểm và chiến lược của từng doanh nghiệp màcác doanh nghiệp sẽ chọn định hướng mở rộng khác nhau

Định hướng một: Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng là tăng sự

hiện diện của sản phẩm xuất khẩu tại một nước chưa từng biết tới sản phẩm củacông ty xuất khẩu khi đó tại thị trường này thì công ty sẽ có những khách hàng hoàntoàn mới và một thị trường hoàn toàn mới Vì vậy đòi hỏi công tác nghiên cứu và

dự báo thị trường để chọn bán sản phẩm công ty phải làm thật tốt từ đó Vì doanhnghiệp là doanh nghiệp mới chưa có tên tuổi trong thị trường thì khách hàng chưabiết tới sản phẩm của mình nên việc bán hàng vào lô hàng đầu tiên mà khách hàngđặt thì quyết định tới sự có quay trở lại để tiếp tục tiêu dùng sản phẩm của doanhnghiệp nữa hay không vì vậy mà khi dùng phương thức này doanh nghiệp phải đảmbảo rằng sản phẩm của doanh nghiệp phải đẹp, chất lượng tốt để có thể gây ấntượng với khách hàng khi mà khách hàng đặt đơn đầu tiên cũng như các đơn tiếptheo

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiềurộng

- Số lượng thị trường xuất khẩu thực mới hàng năm

Trang 17

Số lượng thị trườngnăm trước

KNXK năm đầu

Công thức:

Số lượng thị trường xuất khẩu thực mới hàng năm là tiêu chí thể hiện rõ nhấttính hiệu quả của hoạt động mở rộng thị trưỡng xuất khẩu của doanh nghiệp khi chỉ

ra lượng tăng lên của số lượng các thị trường mà doanh nghiêp xuất khẩu sang.

- Tốc độ tăng thị trường xuất khẩu thực mới bình quân:

Công thức:

Định hướng thứ hai: Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều sâu là việc gia

tăng số lượng và giá trị sản phẩm xuất khẩu trên thị trường hiện tại Khi mở rộng thịtường theo chiều sâu thì phạm vi thị trường tiêu thụ không đổi chỉ có doanh nghiệp

sử dụng các chính sách khuyến mại để khách hàng học ó thể mua hàng của công tybạn một cách thường xuyên hơn nếu bạn có những chính sách xúc tiến khác với cácđối thủ cạnh tranh thì công ty bạn sẽ thu hút được cả khách hàng của đối thủ cạnhtranh ngoài những khách hàng đã tiêu dùng tại doanh nghiệp trước đó

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động mở rộng thị trường theo chiều sâu

- Tốc độ tăng KNXK liên hoàn:

Tốc độ tăng KNXK liên hoàn thể hiện tỷ lệ tăng KNXK của một mặt hànghoặc ngành hàng xuất khẩu xét trong khoảng thời gian xác định

KNXK năm đầu

= KNXK năm cuốiTốc độ tăng KNXK

liên hoàn

x 100%_

Trang 18

KNXK năm trướcCông thức:

Thứ hai: Nâng cao hiệu quả xuất khẩu Là doanh nghiệp áp dụng các biện

pháp nhằm tăng doanh thu lợi nhuận thu được trên cùng 1 lượng hàng hóa xuấtkhẩu Mà sử dụng các giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu cũng sẽ làm tăng kim ngạch

và sản lượng hàng hóa từ đó sẽ làm tăng hiệu quả xuất khẩu

Một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả xuất khẩu khi doanh nghiệp sử dụng

- Chỉ tiêu về lợi nhuận:

TR (Tổng doanh thu từ xuất khẩu) = P ( giá cả hàng xuất khẩu) x Q ( số lượnghàng xuất khẩu)

Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu được tính bằng công thức sau

Lợi nhuận xuất khẩu = TR– TCVới:

TR: Tổng doanh thu từ XK

TC: Tổng chi phí bỏ ra trong XK

LNKT = TR – TCKTVới:

LNKT: Lợi nhuận kinh tế

TR: Tổng doanh thu từ XK

TCKT: Chi phí kinh tế

L.NTT = TR – TCTTVới:

LNTT Lợi nhuận thanh toán

TR: Tổng doanh thu từ XK

TCTT: Chi phí thanh toán

- Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của xuất khẩu.

Hiệu quả của việc xuất khẩu được xác định bằng cách so sánh số ngoại tệ thuđược do xuất khẩu (giá trị quốc tế của hàng hoá) với những chi phí bỏ ra cho việc

KNXK năm trước

=

KNXK năm sauTốc độ tăng

100%_

Trang 19

sản xuất hàng hoá xuất khẩu đó Có hai cách để biết được hiệu quả xuất khẩu có tốthay không

Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu xuất khẩu.Thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận

xuất khẩu và doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp, cho thấy cứ một đồng doanhthu doanh nghiệp thu được thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận Nếu tỷ suất này càngcao thì chứng tỏ xuất khẩu của doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt còn nếu tỷ suất lợinhuận/ doanh thu mà thấp thì chứng tỏ hiệu quả xuât khẩu của doanh nghiệp chưađược hiệu quả và cần xem sét lại

p =( P /TR )x 100%

Với:

P: Tỷ suất lợi nhuận của XK

P: Lợi nhuận của XK

TR: Tổng doanh thu XK

- Hiệu quả tương đối của việc xuất khẩu:

Hx = Tx / CxVới:

Hx: Hiệu quả tương đối của XK

Tx: Doanh thu

Cx: Tổng chi phí của quá trình XK bao gồm vận tải, các chi phí trong và ngoàinước

Thứ ba: Hoàn thiện và phát triển kênh phân phối để có thể tăng nhanh sản

lượng và kim ngạch xuất khẩu thì doanh nghiệp phải có một hệ thống kênh phânphối hiệu quả Có hai loại kênh phân phối nước ngoài đó là kênh phân phối trực tiếp

và kênh phân phối gián tiếp doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường từ đó sẽ lựachọn được kênh phân phối phù hợp với thị trường đó Từ đó có thể làm kênh phânphối ngày càng phát triển và sản phẩm của công ty sẽ tiếp cận được với người tiêudùng một cách dễ dàng hơn

Thứ tư: Lao động trong doanh nghiệp Khi kinh doanh một sản phẩm bất kỳ

ngoài sản phẩm tạo ra sự khác biệt của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh thì laođộng trong doanh nghiệp là một yếu tố quyết định thành công hay thất bại của công

ty Do vậy khi thúc đẩy xuất khẩu thì cần những lao động có chuyên môn và trình

Trang 20

độ nghiệp vụ chuyên mô cao để có thể tạo ra các sản phẩm tốt cho công ty và tạonên sự thành công của công ty trên thị trường quốc tế khi công ty sử dụng các giảipháp thúc đấy xuất khẩu

Thứ năm: Đẩy nhanh vòng quay vốn: Khi các doanh nghiệp áp dụng các giải

pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hang mà doanh nghiệp đang tiến hành kinh doanh Thìkhi đó doanh thu và lợi nhuận của mặt hang đó sẽ tăng lên Khi doanh nghiệp thuđược khoản lợi nhuận và doanh thu đó doanh nghiệp sẽ có vốn để có thể tái đầu tưcác trang thiết bị và nguyên vật liệu cần thiết để tạo ra sản phẩm đó Không nhữngvậy doanh nghiệp sẽ có vốn để chi trả các khoản chi phí trong công ty để từ đó cóthể tạo ra được sản phẩm cạnh tranh trên thị trường quốc tế và tạo ra sự khác biệt sovới đối thủ cạnh tranh trong nước cũng như là nước ngoài

Để có thể thấy được vòng quay vốn của một doanh nghiệp như thế nào thì ta

có thể sử dụng công thức sau,

Hiệu quả sử dụng vốn = (Lợi nhuận xuất khẩu / Vốn )x 100%

Số vòng quay của vốn = (Doanh thu xuất khẩu / Mức dự trữ bình quân) x100%

Nội dung về lượng

Thứ nhất: Tăng nhanh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu từ đó tác động tới lợi nhuận và doanh thu của doanh nghiệp Khi doanh nghiệp dùng các giải pháp để

có thể thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng mà doanh nghiệp đang kinh doanh thì sẽ làmcho sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng đó tăng lên nhanh chóng.Muốn như vậy thì doanh nghiệp phải xác định được mặt hàng có lợi thế và dự đoáncác biến động của mặt hàng đó trên thị trường quốc tế để có những đối phó khi có

Trang 21

* 100%

Thứ hai: Đa dạng hóa mặt các mặt hàng xuất khẩu: Khi các doanh nghiệp

thúc đẩy xuất khẩu sẽ làm cho tăng nhanh sản lượng và KNXK mặt hàng đó Để cóthể đạt được mục đích về lợi nhuân và doanh thu khi doanh nghiệp sử dụng các giảipháp thúc đẩy thì doanh nghiệp phải đa dạng hóa các mặt hàng mà doanh nghiệpđang kinh doanh và xuất khẩu các mặt hàng khi xuất khẩu sang thị trường nướingoài Khi doanh nghiệp đa dạng hóa các mặt hàng vào một thị trường thì doanhnghiệp phải nghiên cứu thị trường đó sao cho khi sản phẩm của mình bán tại nước

đó phải đúng sở thích thị hiếu của người tiêu dùng đặc biệt đúng với phong tục tậpquán tại nước sở tại từ đó sản phẩm của công ty sẽ được chấp nhận và phát triển tại

nước sở tại

2.2.3 Các giải pháp của thúc đẩy xuất khẩu

Giải pháp thúc đẩy là các cách giải quyết làm cho xuất khẩu tốt hơn lúc trước.tùy vào từng mục tiêu và chiến lược của từng doanh nghiệp mà sẽ có những giảipháp thúc đẩy khác nhau Dưới đây là hai nhóm biệp pháp chủ yếu của thúc đẩyxuất khẩu

Nhóm giải pháp liên quan tới cung.

Thứ nhất: Đầu tư công nghệ sản xuất: Công nghệ sản xuất được hiểu là tất cả

các yếu tố dùng để biến đổi đầu vào thành đầu ra Trong các doanh nghiệp sản xuấtthì công nghệ sản xuất đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất sảnphẩm Nếu không có công nghệ tiên tiến thì các doanh nghiệp sẽ không thể sảnxuất ra được một sản phẩm với chất lượng tốt và đáp ứng được với nhu cầu củangười tiêu dùng được Do vậy doanh nghiệp phải có công nghệ tiên tiến bằng cáccách khác nhau như tự nghiên cứu và phát triển, nhận chuyển giao, mua bán côngnghệ… đặc biệt nếu doanh nghiệp nào có nhiều đối thủ cạnh tranh thì công nghệcủa doanh nghiệp càng phải khác biệt và nổi trội từ đó sẽ tạo ra được sản phẩm khácbiệt với đối thủ cạnh nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng từ đó sẽgia tăng được lợi nhuận doanh số của công ty

Thứ hai: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh và tổ chức hoạt động thông tin quốc tế Ngày nay với sự bùng nổ và phát triển của công

Trang 22

nghệ thông tin đặc biệt đang diễn ra cuộc cách mạng 4.0, các doanh nghiệp sản xuất

để tiêu thụ trong nước cũng như là các doanh nghiệp xuất khẩu nên ứng dụng thànhtựu của công nghệ thông tin phục vụ cho lĩnh vực quản lý và công tac phát triển thịtrường tiêu thụ Việc sử dụng công nghệ thông tin sẽ giúp cho các doanh nghiệp tiếpcận thị trường xuất khẩu một cách dễ dàng hơn với nguồn thông tin phong phúthông qua các trang mạng của các tổ chức thế giới hoặc trực tiếp liên lạc với các đốitác trên toàn thế giới thông qua các kênh B2B không những vậy khi có công nghệthông tin doanh nghiệp có thể xây dựng trang web riêng của mình để có thể quảng

bá sản phẩm:

Thứ ba: Nâng cao chất lượng sản phẩm: chất lượng sản phẩm là mối quan tâm

hàng đầu của người tiêu dùng đồng thời nó cũng là yêu tố quan trọng để làm chodoanh nghiệp khác biệt với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường trong nước vàquốc tế vì vậy để có một chất lượng sản phẩm đầu ra tốt thì doanh nghiệp phải lựachọn đầu vào để sản xuất sản phẩm đó một cách kỹ lưỡng và với chất lượng của cácnguyên vật liệu đầu vào tốt nếu chất lượng sản phẩm tốt cùng với giá cả hợp lý,dịch vụ chăm sóc khách hàng trước trong và sau khi bán hàng đặc biệt là sản phẩmđáp ứng được các nhu cầu của thị trường mục tiêu thì doanh nghiệp sẽ tạo được uytín trên thị trường quốc tế

Thứ tư: Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu: Nếu doanh nghiệp có thể cung ứng

nhiều loại và chủng loại sản phẩm thì sẽ đáp ứng được nhiều yêu cầu của người tiêudùng vì người tiêu dùng luôn luôn thích tiêu dùng những sản phẩm đa dạng về mẫu

mã chủng loại từ đó có khả năng cạnh tranh cao hơn Nhưng doanh nghiệp cũngkhông nên có chủng loại sản phẩm quá rộng và trong mỗi loại sản phẩm lại có quánhiều chủng loại con khác Từ đó sẽ làm cho người tiêu dùng khó nắm bắt được sảnphẩm của mình và làm cho hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ kém Vì vậy

mà doanh nghiệp cần nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng một cách cẩn thận và kỹlưỡng sau đó lựa chọn những sản phẩm mà mình có lợi thế cạnh tranh nhất và đápứng nhu cầu của người tiêu dùng sau đó có thể đưa cho đội ngũ thiết kế để có thểtạo ra những mẫu mã sản phẩm khác nhau nhưng vẫn không quá nhiều

Thứ năm: Nâng cao trình độ của công nhân viên trong doanh nghiệp Để có

thể tạo ra được những dịch vụ tốt cùng chất lượng sản phẩm tốt đáp ứng được nhu

Trang 23

cầu khách hàng thì doanh nghiệp cần có những công nhân viên có trình độ chuyênmôn về lĩnh vực mà doanh nghiệp đang kinh doanh một cách tốt Để có những côngnhân viên có trình độ kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn cao thì doanh nghiệp phảithường xuyên bồi dưỡng kiến thức chuyên môn Thường xuyên mở các lớp đào tạonhân viên về nghiệp vụ chuyên môn như là thuyết phục khách hang, lựa chọn và thumua những nguồn hang tốt và đào tạo đội ngũ marketing của doanh nghiệp mộtcách tốt nhất để có thể quảng bá hình ảnh của công ty trên thị trường quốc tế mộtcách hiệu quả Ngoài kỹ năng của công nhân viên ra thì ban quản trị của công ty cầnphải phân công công việc giữa các bộ phận, phòng ban các cá nhân một cách hợp lý

và nhiệm vụ của từng người cần làm cần rõ ràng và cụ thể từ đó có thể làm cho hiệuquả công việc được diễn ra và đạt hiệu quả tốt nhất Ngoài ra doanh nghiệp nên cócông tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong công ty Có những chế độ đãingộ tốt đối với nhân viên hoàn thành công việc một cách tốt nhất từ đó sẽ tạo đượcđộng lực làm việc cho nhân viên và làm cho nhân viên sẽ gắn bó với công ty đượclâu dài Và doanh nghiệp cũng phải nghiêm khắc khi các nhân viên mắc sai lầmhoặc hiệu quả công việc kém Khi mà các nhân viên làm việc và gắn bó với công tylâu dài sẽ tạo cho công ty được lợi nhuận, doanh số cao

Nhóm giải pháp liên quan đến cầu

Thứ nhất: Nghiên cứu mở rộng thị trường: Môi trường kinh doanh quốc tế

ngày càng cạnh tranh gay gắt Vì vậy, các doanh nghiệp cần thực hiện các nghiêncứu trên thị trường nước ngoài một cách thận trọng và tỷ mỷ để đưa ra các quyếtđịnh chính xác hơn Thêm vào đó nó còn giúp các nhà kinh doanh hoạch định cácchiến lược Marketing khi đã hiểu rõ hơn về nhu cầu của thị trường hiện tại cũngnhư trong tương lai Khi nghiên cứu thị truờng nước ngoài doanh nghiệp cần quantâm đến các yếu tố: Quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng, sức mạnh thị trường,khả năng chi tiêu của người tiêu dùng tại nước sở tại, phải tìm hiểu kỹ về các đốithủ cạnh tranh tại nước sở tại, các vấn đề về luật pháp liên quan đến nhập khẩu hànghoá vào thị trường đó Qua đó, doanh nghiệp xác định đâu là thị trường trọng điểm

mà doanh nghiệp nên tập trung mở rộng, những khó khăn và thuận lợi mà doanhnghiệp gặp phải khi kinh doanh

Trang 24

Thứ hai: Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài:.Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc

đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạtđộng khuyến mại, quảng cáo, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hộichợ, triển lãm thương mại Mỗi hoạt động lại có phương tiện và cách thức khácnhau Khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp cần tạo ra hìnhảnh riêng biệt về sản phẩm của mình, giới thiệu nó đến với người tiêu dùng Niềmtin của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp là yếu tố thúc đẩy lượng tiêudùng tăng lên Do đó, nó là điều kiện tốt để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.tùy vào từng mục đích và đối tượng tiêu dùng của từng doanh nghiệp mà các doanhnghiệp sẽ lựa chọn các cách xúc tiến và quảng bá sản phẩm của mình một cách khácnhau Nếu doanh nghiệp sử dụng quảng cáo thì sẽ có quảng cáo qua ấn phẩm, quảngcáo trên internet Doanh nghiệp cũng có thể tham gia các cuộc triển lãm thương mại

và hội trợ tại đây doanh nghiệp có thể gặp được một số đối tác trên thế giới và cóthể đàm phán và ký hợp đồng ngay tại hội trợ triển lãm đó Trong những năm gầnđây thì có một hình thức khá phát triển đó là gửi tặng phẩm quà biếu cho đối tượngquảng cáo hoặc là đại lý và môi giới bán hang của mình Đi kèm với những vậtphẩm này là những tờ catalogue giới thiệu về sản phẩm của doanh nghiệp từ đó màđối tượng quảng cáo và đại lý sẽ nhanh chóng nhớ đến sản phẩm và kích thích nhucầu của người tiêu dung Có nhiều doanh nghiệp sẽ kết hợp nhiều cách thức khácnhau để có thể quảng bá sản phẩm của mình với bạn bè quốc tế

Ngày đăng: 21/04/2020, 15:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. PGS TS Nguyễn Quốc Thịnh và CN Nguyễn Thành Trung xuất bản năm 2012, “giáo trình thương hiệu với nhà quản lý” Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo trình thương hiệu với nhà quản lý
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội
5. Vũ Phương Anh năm 2011 “ Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng áo sơ mi của Tổng công ty May 10 sang thị trường Hoa Kỳ” ( Luận văn tốt nghiệp, Khoa Thương Mại Quốc Tế- Trường Đại Học Thương Mại) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng áo sơmi của Tổng công ty May 10 sang thị trường Hoa Kỳ
7. Sinh viên Lê Thị Hằng năm 2017 “Tăng cường xuất khẩu mặt hàng gỗ của Công ty TNHH Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Tân Hà” ( Luận văn tốt nghiệp:Khoa: Viện Thương mại và Kinh tế Quốc Tế- Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường xuất khẩu mặt hàng gỗ củaCông ty TNHH Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Tân Hà
9. Sinh viên Trần Thị Ngọc năm 2016 “ Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng máy X- Quang của công ty liên doanh y học Việt Nam sang thị trường Trung Quốc”.( Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế - Trường Đại Học Thương Mại) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuấtkhẩu mặt hàng máy X- Quang của công ty liên doanh y học Việt Nam sang thịtrường Trung Quốc
10. Sinh viên Nguyễn Đức Thanh năm 2010 “ Giải pháp thúc đẩy mặt hàng nông sản sang thị trường Ai Cập của Công ty cổ phần XNK rau quả I Hà Nội”( Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế - Trường Đại Học Thương Mại) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp thúc đẩy mặt hàngnông sản sang thị trường Ai Cập của Công ty cổ phần XNK rau quả I Hà Nội
11. Website của công ty: http:// apohair.com, http:// mcsara.com và http://beequeen.com Link
13. Trang web của tổ chức thương mại thế giới tại Việt Nam http://trungtamwto.vn/ Link
1. Chủ biên PGS.TS Doãn Kế Bôn, xuất bản năm 2010, giáo trình quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị - hành chính Khác
2. Chủ biên PGS.TS Nguyễn Bách Khoa, xuất bản năm 2006, giáo trình chiến lược kinh doanh quốc tế, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội Khác
3. Chủ biên PGS.TS Nguyễn Bách Khoa, xuất bản năm 2006, giáo trình marketing thương mại quốc tế, Nhà xuất bản thống kê , Hà Nội Khác
6. Sinh viên Nguyễn Thị Doan năm 2017 “ Mở rộng thị trường xuất khẩu mặt hang sản phẩm gừng nghệ của công ty TNHH phát triển nông nghiệp và tư vấn môi trường ( Luận văn tốt nghiệp : Khoa Kinh Tế và Kinh Doanh Quốc Tế - Trường Đại Học Thương Mại) Khác
8. Sinh viên Chu Tiến Minh: năm 2016 “ Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị trường EU tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam( Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế- Trường Đại học Thương Mại) Khác
12. Các bảng giá, báo cáo tài chính của công ty từ phòng kế toán của Công ty cổ phần XNK APO Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w