ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC LẠI THỊ THƯƠNG TIẾP CẬN HỆ THỐNG THEO HƯỚNG VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM "VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC" CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU NGỮ VĂN 11
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
LẠI THỊ THƯƠNG
TIẾP CẬN HỆ THỐNG THEO HƯỚNG VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM "VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC" CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (NGỮ VĂN 11 - TẬP 1)
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Chuyên ngành: LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Bộ môn: NGỮ VĂN
Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Ái Học
HÀ NỘI - 2010
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 8
4 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 9
5 Phương pháp nghiên cứu 9
6 Cấu trúc của luận văn 9
Chương 1.NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN 10
1.1 Tiếp câ ̣n hê ̣ thống trong da ̣y ho ̣c tác phẩm văn chương 10
1.1.1 Khái niệm hệ thống 10
1.1.2 Cấu trú c hê ̣ thống của tác phẩm văn ho ̣c 12
1.1.3 Ưu thế củ a phương pháp tư duy hê ̣ thống 15
1.2 Mối quan hê ̣ giữa văn ho ̣c - văn hóa và hướng tiếp câ ̣n từ cái nhìn văn hóa 17
1.2.1 Vài nét về văn hóa 17
1.2.2 Mối tương quan giữa văn hóa – văn ho ̣c 27
1.2.3 Tiếp cận tác phẩm văn ho ̣c từ góc đô ̣ văn hóa 31
Chương 2 THỰC TRẠNG DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC TRONG NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 34
2.1 Vai tro ̀, vị trí của Nguyễn Đình Chiểu và “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuô ̣c” trong nền văn ho ̣c dân tô ̣c 34
2.1.1 Nguyễn Đình Chiểu nhà thơ của lòng yêu nước sâu sắc 34
2.1.2 "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuô ̣c " trong đời sống văn hóa tư tưởng người Viê ̣t 40
2.2 Khảo sát thực trạng dạy học "Văn tế nghi ̃a si ̃ Cần Giuô ̣c " trong nhà trường phổ thông 45
2.2.1 Đối tượng khảo sát 45
2.2.2 Kết quả khảo sát 46
2.2.3 Phân tích kết quả khảo sát 47
Trang 32.3 Nguyên nhân 49
2.3.1 Từ đă ̣c điểm bài “Văn tế nghĩa sĩ Cầ n Giuộc” 50
2.3.2 Từ phía người ho ̣c 51
2.3.3 Từ phía người da ̣y 53
2.3.4 Từ phía tài liê ̣u giảng da ̣y và ho ̣c tâ ̣p 53
Chương 3 TỔ CHỨC HỌC SINH TIẾP CẬN TÁC PHẨM "VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC" CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU THEO HƯỚNG VĂN HÓA 56
3.1 Những yêu cầu có tính nguyên tắc 56
3.1.1.Yêu cầu chung 56
3.1.2 Thâm nhập không khí lịch sử của tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” 63
3.2 Truyền thống văn hóa dân tộc thể hiện trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” 68
3.2.1 Thể loại văn tế 68
3.2.2 Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ 72
3.2.3 Ngôn ngữ 76
3.3 Các phương pháp, biện pháp thích hợp dạy học tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” từ cái nhìn văn hóa 78
3.3.1 Đọc sáng tạo văn bản từ góc độ văn hóa 78
3.3.2 Sử dụng những câu hỏi nêu vấn đề mang tính văn hóa trong dạy học “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” 83
3.3.3 Biện pháp phân tích những nét văn hóa được tác giả sử dụng trong tác phẩm 84
3.3.4 Phối hợp các biện pháp: chú giải, trao đổi thảo luận, vấn – đáp 87
3.4 Thiết kế và thực nghiệm văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc theo hướng tiếp cận văn hoá 89
3.4.1 Thiết kế giáo án da ̣y ho ̣c "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuô ̣c" từ cái nhìn văn hóa 89
3.4.2 Thuyết minh giáo án thực nghiệm 111
3.4.3 Thực nghiệm sư phạm 112
KẾT LUẬN 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO s117
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 E.douard Herriot đã từng nói : “Văn hóa là cái gì còn la ̣i khi tất cả những cái khác bi ̣ quên đi…” Quả đúng như vậy ! Thời gian là mô ̣t ông thầy khắc nghiê ̣t có thể cuốn mo ̣i thứ trên đường nó đi Những đền đài rồi sụp đổ , mọi thứ đều có thế bị lớp thời gian phủ mờ nhưng những giá tri ̣ văn hóa đích
thực thì vẫn còn bền vững mãi
Văn ho ̣c là sản phẩm của văn hóa – mô ̣t sản phẩm văn hóa đă ̣c thù , nơi lưu giữ những giá trị văn hóa của một dân tộc, thời đa ̣i, là cầu nối giữa các thế
hê ̣ với nhau Văn hóa trong tác phẩm văn chương vừa là một nội dung vừa là phương tiện để khám phá lí giải vẻ đẹp của tác phẩm Nghiên cứu dạy học tác phẩm văn chương dựa trên những hiểu biết về văn hoá là một con đường cần thiết và đúng đắn để tiếp cận tác phẩm Hướng tiếp cận này đưa độc giả trở về môi trường văn hoá mà tác phẩm nảy sinh, đồng thời vẫn tôn trọng đặc trưng văn học của tác phẩm Cách tiếp cận này sẽ cung cấp chiếc chìa khóa để giải mã tác phẩm , từ đó giúp chúng ta có cái nhìn toàn diê ̣n và sâu sắc hơn Đồng thời với cách tiếp câ ̣n này sẽ góp phần mở rô ̣ng , nâng cao tầm đón nhâ ̣n của học sinh , khắc phục khoảng cách về k hông gian , thời gian , tầm văn hóa tư tưởng, thời đa ̣i giữa ho ̣c sinh với tác phẩm – tác giả
1.2 Tiếp cận hệ thống theo hướng văn hoá là một hướng tiếp cận ưu
thế trong tay nhiều nhà nghiên cứu trong thời gian qua Tuy nhiên trong nhà trường phổ thông nó chưa được phát huy
1.3 Nguyễn Đình Chiểu là mô ̣t nhà thơ lớn , một danh nhân văn hóa của dân tộc Cuô ̣c đời ông là cả mô ̣t trang sử hào hùng minh chứng cho
tinh thần yêu nước bất diê ̣t của nhân dân Viê ̣t Nam Cuô ̣c đời ấy đã kết tinh vào những trang viết thấm đẫm đầy máu và nước mắt nhưng cũng không
kém phần oanh liệt Các bài viết, các chuyên luận khoa học về cuộc đời và
sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu thì có rất nhiều song những công
Trang 5trình nghiên cứu một cách tương đối đầy đủ và hệ thống về Văn tế nghĩa sĩ
Cần Giuộc thì còn ít Điều đó chưa tương xứng với mô ̣t tác phẩm được
đánh giá là “mô ̣t trong những bài văn hay nhất của chúng ta” (Hoài Thanh ),
đươ ̣c đă ̣t ngang tầm với Bình ngô đ ại cáo của Nguyễn Trãi , Hịch tướng sĩ
của Trần Hưng Đạo
Mặt khác, như chúng ta cũng đã biết, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn học nước nhà Nhưng thực tế giảng
dạy và học tập văn chương Nguyễn Đình Chiểu nói chung và Văn tế nghĩa sĩ
Cần Giuộc nói riêng cũng còn tồn tại nhiều vấn đề vướng mắc cần tháo gỡ
Kính trọng, ngưỡng mộ nhân cách cao cả, lớn lao của Nguyễn Đình Chiểu, song một bộ phận không nhỏ giáo viên và học sinh chẳng mấy hứng thú say
mê khi tìm hiểu tác phẩm văn chương của ông Dù biết rằng giữa các tác phẩm văn ho ̣c trung đa ̣i và ba ̣n đo ̣c hôm nay có mô ̣t khoảng cách thẩm mỹ không nhỏ Hơn nữa văn tế - một thể loại khá phổ biến xưa kia ít nhiều đã xa
lạ với đời sống văn hoá hiện đại…nhưng đến mức phủ nhận một tác phẩm được coi là hay nhất mọi thời đại thì đúng là cần phải xem xét lại
Vâ ̣y làm thế nào để thổi hồn vào mô ̣t thể loa ̣i văn tế vốn xa la ̣ với ho ̣c sinh? Làm thế nào để sống dậy cả một thời đại lịch sử đau thương nhưng hào hùng của dân tộc ? Làm thế nào để rút ngắn khoảng cách giữa các thế hệ với nhau để hiểu sâu thêm những vấn đề của cha ông mô ̣t thời ? Bao nhiêu câu hỏi đặt ra là bấy nhiêu vấn đề cần giải đáp
Với tất cả những lí do nêu trên chúng tôi quyết định chọn đề tài “Tiếp cận hệ thống theo hướng văn hoá trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu” làm đề tài nghiên cứu của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Các công trình nghiên cứu tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"
Các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu ngay từ khi mới ra đời đã chiếm được trọn vẹn lòng yêu thích, ngưỡng mộ của độc giả, có chỗ đứng sâu rộng
Trang 6trong lòng công chúng và được nghiên cứu từ rất sớm Nhưng những công trình đầu tiên nghiên cứu về tác phẩm của Đồ Chiểu lại là các tác giả người Pháp Năm 1887, khi Nguyễn Đình Chiểu còn sống, E Bajot đã dịch “Lục Vân Tiên” ra tiếng Pháp và có chuyên luận khảo cứu về tác phẩm này Sau đó một loạt học giả khác như G.Aubaret, A.Mickls, G.Codier…trong đó có cả thống đốc Nam kỳ E.Hoeffel có những bài viết về tác giả mà họ coi là “bậc văn nhân tài hoa đất Việt” Tuy nhiên những bài đó chủ yếu viết về “Lục Vân Tiên”, cố tình bỏ qua mảng thơ văn yêu nước (trong đó tiêu biểu là bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”) của ông nhằm che đậy tội ác xâm lược
50 năm sau ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu, năm 1938, Phan Văn Hùm là người Việt Nam đầu tiên đứng ở góc độ khoa học văn học để xem xét tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu khá tỉ mỉ Với chuyên luận “Nỗi lòng Đồ Chiểu”, Phan Văn Hùm đã cắm một cái mốc theo định hướng đúng, nhiều triển vọng trong việc nghiên cứu Nguyễn Đình Chiểu cả về tư tưởng học thuật cũng như về phương pháp văn bản học Ngoài Lục Vân Tiên, Phan Văn Hùm đã chú ý tới các tác phẩm khác của cụ Đồ Chiểu như “Ngư Tiều y thuật vấn đáp”, các bài hịch, văn tế trong đó có “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” song sự quan tâm chưa thực sự tương xứng với tầm vóc của tác phẩm này
25 năm sau, năm 1963, trong dịp kỉ niệm 75 năm ngày mất Nguyễn Đình Chiểu, thủ tướng Phạm Văn Đồng đã công bố một bài báo nổi tiếng với nhan đề “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” khẳng định vị trí cao quý của Nguyễn Đình Chiểu Trong bài viết, thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là “một tấm gương sáng nêu cao địa vị và tác dụng của văn học nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá tư tưởng”[39, tr.74] Đặc biệt trong bài báo này, tác giả giành nhiều nhận định ca ngợi giá trị bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” Ông viết: “…Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, một phần lớn là những bài văn tế, ca ngợi những người anh hùng suốt
Trang 7đời tận trung với nước và than khóc những người liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu, đã diễn tả thật là sinh động và não nùng cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ của nghĩa quân, vốn là người nông dân xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành anh hùng cứu nước”[39, tr.71] Bài viết đã đặt bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” ngang với “Bình Ngô đại cáo”, một bên là khúc khải hoàn ca, một bên là khúc ca người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang
Tiếp theo phải kể đến công trình nghiên cứu của tác giả Mai Quốc Liên Khi nghiên cứ u về bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuô ̣ c”, Mai Quốc Liên đánh giá rất cao tác phẩm này , là “khúc ca về người anh hùng nông dân cứu nước…, áng văn là đỉnh cao , là tiêu biểu cho sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu” Để khẳng đi ̣nh được vai trò to lớn của Nguyễn Đình Chiểu , tác giả đã có sự so sánh “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” với các tác phẩm được coi là đỉnh cao của văn học yêu nước thời trước như “Nam quốc sơn hà ”, “Hịch tướng sĩ”, “Bình Ngô đại cáo ”…Ngoài ra nhà nghiên cứu M ai Quốc Liên còn khẳng đi ̣nh : “Qua bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuô ̣c lần đầu tiên trong văn ho ̣c xuất hiê ̣n vô cùng sinh đô ̣ng và chân thực hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân”
Trong tuần báo văn nghê ̣ ngày 30/6/1972, nhà phê bình văn họ c Hoài Thanh có bài viết “V ăn tế nghĩa sĩ Cần Giuô ̣c mô ̣t trong những bài văn hay nhất của chúng ta” Bài viết ngắn gọn nhưng đã khẳng định được vẻ đẹp của bài văn tế đồ ng thời cũng chỉ ra được : “Trước đó chưa bao giờ có và sau đó đến mấy chục năm cũng chưa hề có trong văn thơ ta một cái nhìn yêu thương và kính phục như vậy đối với người nông dân” [39, tr.455]
Ngoài ra cũ ng phải kể đến bài viết “V ăn tế nghĩa sĩ Cần Giuô ̣c qua ý thơ của Miên Thẩm và Mai Am” của tác giả Đỗ Văn Hỷ
2.2 Các công trình nghiên cứu phương pháp g iảng dạy và học tập bài
“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”
Dương Quảng Hàm với tư cách nhà giáo được phân công biên soạn sách
Trang 8giáo khoa văn học Việt Nam trung học là người đầu tiên khẳng định Nguyễn Đình Chiểu như một tác gia văn học lớn trong chương trình văn học cận đại trong công trình “Việt Nam văn học sử yếu” xuất bản năm 1943 được xem như là “việt văn giáo khoa thư” dùng cho bậc trung học theo học chế đương thời Tác phẩm “Lục Vân Tiên” được ông đánh giá “áng văn hay trong nền quốc văn ta” Và được chọn học ở năm thứ nhì ban trung học Đông Pháp Cũng quan điểm này nhà giáo Lê Thước cũng rất tâm đắc trong giảng “Lục Vân Tiên” ở nhà trường trung học thời Pháp thuộc trước cách mạng Tuy nhiên cả hai nhà giáo tên tuổi và đầy tâm huyết với văn chương nước nhà mới chú ý đến mảng truyện Nôm mà chưa đề cập đến mảng thơ văn yêu nước chống Pháp sôi nổi của Nguyễn Đình Chiểu trong đó có “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”
Tiến thêm một bước trong giảng dạy văn chương Nguyễn Đình Chiểu, Hà Như Chi, giáo sư trường quốc học Huế trong cuốn “Việt Nam thi văn giảng luận” (xuất bản năm 1951) dùng trong các lớp trung học đã xem Nguyễn Đình Chiểu như một tác gia lớn tiêu biểu của văn học Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX Kiến thức về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Đình Chiểu được biên soạn đầy đủ hơn và đặc biệt là ngoài mảng truyện thơ mà tiêu biểu nhất là “Lục Vân Tiên” các thể loại khác như điếu, văn tế…đã được đề cập tới Tuy nhiên trong sự lựa chọn của giáo sư Hà Như Chi, tác phẩm văn tế được chọn giảng dạy kĩ không phải là “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc mà
là “Văn tế sĩ dân lục tỉnh”
Khi phân tích bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuô ̣c” , nhà nghiên cứu Đào Nguyên Tụ la ̣i tìm hiểu dựa trên kết cấu 4 phần: lung khởi, thích thực, ai vãn và kết Với bài viết này, tác giả đã giúp chúng ta có một cái nhìn khá khái quát và toàn diện về tác phẩm : “xuất phát từ lòng yêu nước thương dân tha thiết , Nguyễn Đình Chiểu bày tò nỗi tiếc thương vô ha ̣n đối với những nghĩa sĩ nông dân đã bỏ mình vì nước , đề cao tấm gương chiến đấu hi sinh anh dũng của họ
để động viên lòng yêu nước căm thù giặc , ý chí kiên quyết chống thực dân
Trang 9Pháp xâm lược của nhân dân ta thời đó”[39, tr.606] Tác giả cũng đồng tình với
ý kiến của mô ̣t số nhà nghiên cứu khi cho rằng : “Hình tượng nông dân do Nguyễn Đình Chiểu xây dựng nên là mô ̣t trong những hình tượng đe ̣p nhất của văn chương cổ điển, đánh dấu thành công xuất sắc về bút pháp hiê ̣n thực và trữ tình của một nhà nho phong kiến” [39, tr.616] Cũng như thủ tướng Phạm Văn Đồng, nhà nghiên cứu Mai Quốc Liên và nhiều tác giả khác , Đào Nguyên Tụ đã rất đề cao bài văn tế này , đă ̣t nó sánh ngang tầm với “ Hịch tướng sĩ”, “Cáo bình Ngô”, “Phú sông Bạch Đằng” Ông viết: “Nếu như trong kho tàng văn ho ̣c dân tô ̣c đã có đỉnh cao về nhiều thể loa ̣i như hi ̣ch của Trần Hư ng Đa ̣o, phú của Trương Hán Siêu , cáo của Nguyễn Trãi…thì ta lại có thêm đỉnh cao về văn tế với sự đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu”[39, tr.616]
Trong sách “Giảng văn văn ho ̣c Viê ̣t N am” và trong sách “Giảng văn chọn lọc văn học Viê ̣t Nam ”, các tác giả Ngô Đức Quyền và Nguyễn Quốc Túy cũng có những ý kiến khá thống nhất Hai ông đều cho rằng : giá trị nghệ thuâ ̣t hết sức đă ̣c sắc làm cho bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuô ̣c” trở thành bất tử, lần đầ u tiên trong li ̣ch sử phát triển của văn ho ̣c Viê ̣t Nam Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng được bức tượng đài về người nông dân yêu nước , những ngườ i anh hùng vô danh Bài “V ăn tế nghĩa sĩ Cần Giuô ̣c” là đỉnh cao tư tưởng, tình cảm , nghê ̣ thuâ ̣t trong văn nghiê ̣ p của Nguyễn Đình Chiểu :
“Tượng đài, bia đá nhiều khi còn bi ̣ hao mòn vì thời gian , vì bị con người phá hủy, nhưng tươ ̣ng đài nghê ̣ thuâ ̣t về những người chiến sĩ nông dân hiê ̣n lên trong lòng người th ì bền vững, bất diê ̣t”
Đặc biệt với lòng kính phục và ngưỡng vọng một nhân cách lớn, một tài năng lớn, không chỉ dừng ở tầm nghiên cứu chuyên luận bao quát, nhiều thế hệ nhà giáo tâm huyết đã trăn trở tìm tòi con đường giảng dạy văn chương
Đồ Chiểu trong nhà trường sao cho hiệu quả nhất Tiêu biểu trong số đó phải
kể đến nhà giáo: Nguyễn Đình Chú, Lê Trí Viễn, Nguyễn Trung Hiếu, Trần Đình Sử, Trịnh Thu Tiết…Bài viết của giáo sư nhà giáo Nguyễn Đình Chú -
Trang 10một nhà khoa học có tên tuổi, một người thầy có hơn 40 năm kinh nghiệm giảng dạy thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, in trong cuốn “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên” của trường ĐHSP Hà Nội I xuất bản năm 91, thực sự có nhiều ý kiến đóng góp thiết thực, sâu sắc gợi mở một phương pháp giảng dạy hữu hiệu cần thiết cho giáo viên để hướng dẫn học sinh tiếp cận “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” nói riêng và sự nghiệp thơ văn Đình Chiểu nói chung Gần gũi với giáo viên và học sinh là các bài viết “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” trong cuốn sách giáo viên văn 11 và cuốn “Để học tốt văn và Tiếng Việt lớp 11, tập 1” (NXBHN 1990)
Trong cuốn “Thiết kế bài ho ̣c Ngữ văn 11 tâ ̣p 1” (Phan Tro ̣ng Luâ ̣n chủ biên), tác giả Phạm Thị Thu Hương đã đưa ra một cách tiếp cận đối với tác phẩm “văn tế nghĩa sĩ Cần Giuô ̣c” Trong bài thiết kế này , tác giả hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả và tác phẩm Khi đi vào phân tích văn bản , Phạm Thị Thu Hương phân tích trên hai phương diện chính dựa trên bố cục 4 phần của bài văn tế :1 Hình tượng người n ghĩa sĩ nông dân 2 Tiếng khóc cho những người nông dân nghĩa sĩ , cho thời đa ̣i đau thương quâ ̣t khởi
Ngoài ra không thể không kể đến bài viết “Định hướng tổ chức dạy học văn tế nghĩa sĩ Cần Giuô ̣c của Nguyễn Đình Chiểu” của TS Nguyễn Ái Học (trích trong cuốn “P hương pháp tư duy hê ̣ thống trong da ̣y ho ̣c văn ”) Bài viết đã chỉ ra khá tỉ mỉ các bước thực hiê ̣n khi giảng da ̣y tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuô ̣c” Ngoài phần một số điểm lưu ý , phương pháp da ̣y ho ̣c , ở phần nô ̣i dung da ̣y ho ̣c , TS Nguyễn Ái Học đưa ra 5 bước da ̣y ho ̣c để giúp ho ̣c sinh lĩnh hội kiến thức :
1 Phân tích hoàn cảnh ra đời của bài văn tế
2 Hướ ng dẫn đo ̣c diễn cảm bài văn tế
3 Định hướng học sinh nêu cảm tưởng , nhâ ̣n xét chung
4 Hướ ng dẫn phân tích chi tiết : trong phần này tá c giả đưa ra hai cách tiếp cận (theo bố cục của bải văn tế và theo các luâ ̣n điểm )
Trang 115 Hướ ng dẫn ho ̣c sinh khái quát ý nghĩa của bài văn t ế sau khi phân tích chi tiết
Trong bài viết “Tiếp cận văn hóa đối với các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình SGK Ngữ văn 11 (bộ cơ bản)” của nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn trên tạp chí Văn học và tuổi trẻ số 9 năm 2007, tác giả đưa ra một số kinh nghiệm để giảng dạy bài văn tế đạt hiệu quả Trong khuôn khổ một bài báo, PGS TS Trần Nho Thìn đề cập đến một số vấn đề như phương diện cảm xúc, thể loại và đặc biệt chú ý đến việc tìm hiểu cơ sở văn hóa của khái niệm “nghĩa” và coi đó là chìa khóa để hiểu đúng tác phẩm
Gần đây trong luận văn thạc sĩ “Con đường hướng dẫn học sinh khám
phá, chiếm lĩnh chiều sâu nghệ thuật tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu để nâng cao hiệu quả dạy và học” tác giả Phạm Thị Mai
Hương đã đưa ra cách tiếp cận tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” từ chiều sâu nghệ thuật của bài văn tế Từ đó giúp công tác giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh thuận lợi hơn
Nhìn chung các công trình nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu tương đối phong phú và đa dạng nhưng các kết quả nghiên cứu về “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” thì còn ít, thường lồng ghép trong các công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp văn chương Đồ Chiểu nói chung, chưa thực sự tương xứng với giá trị của nó
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích góp phần nâng cao chất lượng và hiê ̣u quả của viê ̣c giảng dạy, học tập “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” theo hướng tiếp cận văn hóa , đề tài luâ ̣n văn giải quyết những vấn để sau đây :
Nghiên cứu lý thuyết tiếp cận hệ thống theo hướng văn hoá
Nghiên cứu mối liên hệ giữa văn hoá và văn học cũng như sự chuyển hoá của văn hóa vào trong tác phẩm văn chương
Tìm hiểu thực trạng giảng dạy và học tập tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” ở nhà trường phổ thông hiện nay
Trang 12Tổ chức cho học sinh tiếp cận tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” theo hướng văn hoá
Thiết kế giáo án thử nghiệm dạy học tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” theo hướng tiếp cận văn hoá
4 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn của chúng tôi là:
- Các sáng tác của Nguyễn Đình chiểu nói chung và “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” nói riêng
- Các công trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Đình Chiểu
- Thực trạng dạy và học tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” ở nhà trường phổ thông
5 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luâ ̣n văn , chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp xử lí thông tin
- Phương pháp khảo sát ,thực nghiê ̣m, thống kê, phân tích
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có ba chương
Chương 1: Những cơ sở lí luâ ̣n
Chương 2: Thực tra ̣ng da ̣y ho ̣c tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuô ̣c ” trong nhà trường trung ho ̣c phổ thông
Chương 3: Tổ chức học sinh tiếp cận tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu theo hướng văn hoá
Trang 13Chương 1 NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Tiếp câ ̣n hê ̣ thống trong da ̣y ho ̣c tác phẩm văn chương
1.1.1 Khái niệm hệ thống
1.1.1.1 Khái niệm hệ thống có trong tất cả mọi lĩnh vực khoa học và
khoa học liên ngành từ cấp độ vĩ mô đến cấp độ vi mô, được sử dụng với nhiều cụm từ như: Lý thuyết hệ thống, khoa học hệ thống, tư duy hệ thống, triết học hệ thống, quan điểm hệ thống, hướng tiếp cận hệ thống, phân tích hệ thống, phương pháp hệ thống…
1.1.1.2 Khái niệm hệ thống mà chúng tôi nói tới ở đây được sử dụng cả
1.1.1.3 Hệ thống, theo cách hiểu thông thường, là: một tổ hợp những
yếu tố có những mối liên hệ nhất định với nhau Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh thì hệ thống là “thứ tự của sự vật có quan hệ với nhau” Từ điển Hán Việt của Bửu Kế giải thích rõ hơn: “ Hệ có nghĩa là ràng buộc, thống có nghĩa là manh mối Hệ thống có nghĩa là những sự vật có liên quan với nhau và hướng về nền tảng nhất định”[dẫn theo 18, tr.21]
Trong nhiều ngôn ngữ Châu Âu, từ hệ thống bắt nguồn từ Sustema của
Hy Lạp có nghĩa ban đầu là tập hợp Trong toán học, lý thuyết tập hợp cho thấy: một tập hợp có thể có chung một đặc tính, nhưng tập hợp cũng hoàn toàn có thể có những tính chất bất kì, tùy tiện Hệ thống là tập hợp nhưng một
Trang 14tập hợp mà các thành phần có quan hệ ràng buộc lẫn nhau, chi phối nhau, hoặc theo ngôi thứ, hoặc theo nguyên tắc thống nhất Cho nên hệ thống là tập hợp nhưng tập hợp chưa hẳn đã là hệ thống Cần phân biệt điều này
Ludwig Bertalanffy (1940) với triết học hệ thống như đã nói ở trên đã xem “hệ thống là một tổng thể các phân tử có quan hệ, có tương tác với nhau”[16, tr.22] V.P.Cudơmin cho rằng: “hệ thống là một tập hợp những yếu tố liên hệ với nhau, tạo thành sự thống nhất ổn định và tính chỉnh thể, có những thuộc tính và những quy luật tổng hợp”[18, tr.22]
Có thể nói: hệ thống là một chỉnh thể thống nhất bao gồm những thành tố khác nhau kết hợp và tương tác với nhau để tạo nên những thuộc tính mới mà các thành tố riêng lẻ không có được Và chỉnh thể bao giờ cũng lớn hơn
tổng số các bộ phận Hệ thống bao giờ cũng gắn với một cấu trúc Các bộ
phận được cấu trúc theo cách nào thì sinh ra hệ thống ấy và hệ thống nào thì
có ý nghĩa ấy Bởi vậy có cách gọi cấu trúc hệ thống, bao gồm nhiều hệ Mỗi
hệ thống vừa là thành tố của hệ cao hơn, vừa là hệ thống mẹ của những hệ thống con thấp hơn
Cấu trúc của hệ thống là cách thức tương tác giữa các bộ phận cấu thành và nó xác định đặc trưng về chất của hệ thống Cấu trúc của hệ thống quy định chất lượng của hệ thống Chức năng của hệ thống là cách thức hoạt động có mục đích nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của hệ thống, là khả năng biến “đầu vào” thành “đầu ra” (thuộc tính mới) của hoạt động hệ thống Cấu trúc chức năng đảm bảo tính ổn định của hệ thống Nếu rối loạn chức năng thì đó là dấu hiệu hệ thống bị trục trặc và là nguy cơ tan rã của hệ thống Hệ thống có thể phát triển, có thể thay đổi do sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập bên trong của hệ thống, trong mối quan hệ với “môi trường” (ngoài hệ thống)
Như vậy, phương pháp hệ thống là cách thức xem xét đối tượng nghiên cứu như một hệ toàn vẹn, có cấu trúc xác định và vận động phát triển nhờ sự
Trang 15tương tác theo quy luật riêng của các bộ phận cấu thành Chính nhờ sự tương tác này đã phát sinh ra chất lượng mới – chất lượng toàn vẹn của chỉnh thể lớn hơn tổng các bộ phận của nó
1.1.2 Cấu trúc hệ thống của tác phẩm văn học
Cấu trúc hệ thống của tác phẩm văn học mang đầy đủ những đặc điểm, tính chất của hệ thống như các khái niệm trên đây Tuy nhiên, cấu trúc hệ thống của văn học lại mang đặc trưng riêng biệt của cấu trúc tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, khác với các loại hình cấu trúc khác Đó là một chỉnh thể bao gồm nhiều thành tố tương tác với nhau: nhà văn – văn bản – người đọc Có thể nói hệ thống này, bao gồm hai phân hệ cơ bản:
- Hệ thống 1: là hệ thống do văn bản tạo nên
- Hệ thống 2: là hệ thống do quan hệ tương tác giữa văn bản (và từng bộ phận trong văn bản) với người đọc (bao gồm các yếu tố: văn hóa, ngôn ngữ trong một bối cảnh, tình huống cụ thể) Trong hệ thống 1, nội dung thẩm
mỹ có thể toát ra do sự phối ứng giữa các mảng do văn bản tạo lập ví dụ: tương tác giữa hình tượng này với hình tượng kia, mảng ý này với mảng ý kia, phần sau với phần trước, hình ảnh với nhịp điệu, hình ảnh với biện pháp
tu từ…Đây chính là cấu trúc nội tại của văn bản tác phẩm Văn bản ở đây
được hiểu là liên văn bản như cách nói của Roland Barther Cấu trúc này là
cấu trúc nhiều tầng Bởi: “mỗi văn bản là một liên văn bản; những văn bản khác có mặt trong nó ở các cấp độ khác nhau dưới những hình thái ít nhiều nhận thấy được: những văn bản của văn hóa trước đó và những văn bản của văn hóa thực tại xung quanh Mỗi văn bản đều như là tấm vải mới được dệt bằng những trích dẫn cũ Những đoạn của các mã văn hóa, các định thức, các cấu trúc nhịp điệu, những mảng vụn biệt ngữ xã hội…tất cả đều bị văn bản ngốn nuốt và đều hòa trộn trong văn bản, bởi vì trước văn bản và xung quanh nó bao giờ cũng tồn tại ngôn ngữ Với tư cách là điều kiện cần thiết ban đầu cho mọi văn bản, tính liên văn bản không thể bị lược quy vào vấn đề về
Trang 16nguồn gốc hay ảnh hưởng : nó là trường quy tụ những định thức nặc danh, khó xác định nguồn gốc, những trích dẫn vô thức hoặc máy móc, được đưa ra không có ngoặc kép” [dẫn theo 18, tr.24]
Trong hệ thống 2, nội dung thẩm mỹ được hình thành do sự tương tác với nhiều chi tiết, nhiều cấp độ phức tạp giữa văn bản với nhận thức cảm thụ của độc giả gắn với tình huống văn hóa, ngôn ngữ của thời đại độc giả Bởi vậy, nội dung thẩm mĩ được sản sinh gắn với “cấu trúc tiếp nhận” và cấu trúc
“phản tiếp nhận” của người đọc, tạo ra sự phong phú vô hạn những “mô hình tiếp sau” Có thể nói sự “năng sản” ở đây mang cấp số nhân Đây chính là hệ thống “mở” của tác phẩm, mang đến chân trời rộng lớn cho nhận thức cảm thụ văn học
Hệ thống 1 và hệ thống 2 như vừa trình bày ở trên tiếp tục tương tác, phối ứng với nhau đã tạo nên một chỉnh thể lớn của tác phẩm văn học, tạo ra những “thuộc tính mới” lớn hơn văn bản, lớn hơn tổng số các thành tố
Cấu trúc hệ thống của tác phẩm văn học như vậy, không thể hiểu một cách giản đơn Hệ thống ở đây vừa mang tính cấu trúc, vừa mang tính chức năng của nhận thức thẩm mĩ Đúng như quan niệm của Tynyanov: “Quan hệ tương hỗ cùa mỗi yếu tố trong tác phẩm văn học, với tư cách một hệ thống với những yếu tố khác, tức là với toàn bộ hệ thống, tôi gọi là chức năng cấu trúc của yếu tố đó Nếu xem xét kĩ hơn ta sẽ thấy chức năng này là một khái niệm khá phức tạp Yếu tố quan hệ tương tác cùng lúc: một mặt, với hàng loạt các yếu tố tương tự của những tác phẩm hệ thống khác, thậm chí của những lĩnh vực khác, mặt khác với các yếu tố của chính bản thân hệ thống (chức năng tự động hóa và chức năng đồng bộ Avotofun Ksia và Cin funKsia)” [dẫn theo 18, tr.25] Chính điều này tạo nên tính nhiều tầng, nhiều lớp, quan hệ dọc ngang, nhiều hệ “vi mạch”, vận động không ngừng Và dẫn đến hệ quả: hình tượng là một cấu trúc, văn bản là một cấu trúc, tác phẩm là một cấu trúc…nhưng không thể dùng cấu trúc đơn thuần để giải thích chúng được
Trang 17Sự phong phú của nội dung thẩm mĩ phải được cắt nghĩa từ tương tác
hệ thống Vì tương tác là tương tác hệ thống, cho nên Tynyanov đã không
ngần ngại khẳng định: “tác phẩm văn học là một hệ thống và văn học là một
hệ thống Chỉ trên cơ sở quy ước căn bản đó mới có thể xây dựng được một nền khoa học về văn học không đơn thuần khảo sát sự hỗn độn của các hiện tượng văn học mà nghiên cứu chúng” [dẫn theo 18, tr.25] Cũng theo Tynyanov: “bản thân khái niệm về một hệ thống liên tục tiến triển, luôn mâu thuẫn Hệ thống văn học trước hết là hệ thống các chức năng thuộc phạm vi
văn học liên tục có quan hệ tương tác với những hiện tượng thuộc các lĩnh
vực khác…” [dẫn theo 18, tr.25] Quan niệm trên đây đã dẫn đến một luận
điểm quan trọng, đó là sự liên đới giữa các chỉnh thể: hệ chỉnh thể của tác phẩm, hệ chỉnh thể của văn học và hệ chỉnh thể của văn hóa Quan hệ tương
hỗ, sống động trong sự vận động của ba hệ chỉnh thế ấy chính là căn cứ để chúng ta giải thích ý nghĩa triết học, nội dung thẩm mĩ của tác phẩm văn học
Sự lưu ý và nhắc nhở ấy của các uy tín lớn như Tynyanov và Bakhtin, một mặt, vừa cho thấy bản chất của sự tồn tại của những giá trị văn học, mặt khác
cho thấy ý nghĩa phương pháp luận cùa nó: “Cần phải nghiên cứu văn học và
tác phẩm văn học như những hệ thống chỉnh thế ở hai cấp liên đới Hệ thống chỉnh thể của tác phẩm gia nhập hệ thống chỉnh thể của văn học, hệ thống chỉnh thể của văn học gia nhập hệ thống chỉnh thể của văn hóa, và chỉ có hệ văn hóa mới quan hệ tương tác trực tiếp với những lĩnh vực khác của đời sống xã hội Không thể tách rời văn học khỏi hệ văn hóa và “vượt mặt”văn hóa, liên hệ trực tiếp với các nhân tố chính trị kinh tế - xã hội Những nhân tố
ấy tác động đến văn hóa trong chỉnh thể của nó và chỉ thông qua nó mà ảnh hưởng đến văn học” [dẫn theo 18, tr.26]
Như vậy, cấu trúc hệ thống của văn học, không thể là cấu trúc tĩnh tại,
đóng kín mà đó là một cấu trúc động, cấu trúc mở…Nói đúng hơn, tương tác
hệ thống là cơ sở tồn tại sống động của văn học Đó là sự tồn tại sống động
Trang 18của tác phẩm Đó là sự tồn tại của văn học trong mối quan hệ liên đới thường xuyên biến đổi với các lĩnh vực khác của đời sống Một sự tồn tại như vậy,
chúng ta thật không hề dễ dàng nắm bắt bản chất của nó Nó không ngừng tìm tòi những con đường tiếp cận thích ứng của lí luận nghiên cứu văn học và lí luận dạy học bộ môn văn học
Đến đây chúng ta có thể đi đến khái niệm: phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học chính là sự suy nghĩ của học sinh với giúp đỡ của giáo viên, xác lập một cách hiểu về tác phẩm theo logic tương tác hệ thống giữa cấu trúc văn bản của nhà văn với điểm nhìn khoa học và cảm thụ nghệ thuật cùa chủ thể tiếp nhận, nhằm phát hiện ra giá trị mới của tác phẩm
1.1.3 Ưu thế cu ̉ a phương pháp tư duy hê ̣ thống
Phương pháp tiếp cận hệ thống gắn với cấu trúc hệ thống của tác phẩm văn chương như vừa trình bày ở trên, rõ ràng có nhiều ưu thế trong nghiên cứu và dạy học văn trong nhà trường M.B.Khrapchenko, nhà lí luận văn học
xuất sắc của nước Nga thế kỉ XX trong “Suy nghĩ về việc phân tích văn học
theo phương pháp hệ thống” cuối cùng đi đến khẳng định: “Việc phân tích
theo hệ thống, một bộ phận của nghiên cứu văn học ở bình diện lịch sử và của công tác phê bình, thiết tưởng sẽ nâng việc nghiên cứu văn học lên một trình độ mới ” Trước Khrapchenko, Tynyanov đã dứt khoát hơn: “Nói một cách nghiêm túc, không có chuyện xem xét những hiện tượng văn học bên ngoài mối quan hệ tương tác giữa chúng”[dẫn theo 18, tr.27]
1.1.3.1 Trước hết tư duy hệ thống là tư duy khoa học Rèn luyện tư duy
hệ thống là một nội dung trong yêu cầu rèn luyện tư duy cho học sinh trong quá trình dạy học Kết quả nghiên cứu của tâm lí học hiện đại từ Piaget đến Vưgốtxki cho thấy: học tập là quá trình cá nhân kiến tạo các tri thức cho mình, đi từ sự thích ứng của cá thể với sự kích thích của môi trường đến quá trình điều ứng để tạo ra cấu trúc mới Nhưng quá trình kiến tạo kiến thức ấy lại phụ thuộc vào sự trưởng thành và chín muồi của các chức năng tâm sinh lí
Trang 19thần kinh của lứa tuổi Học sinh trung học phổ thông là là lứa tuổi đang dần dần thoát khỏi tư duy lộn xộn, đang cần sự giúp đỡ để hình thành tư duy hệ thống Vưgốtxki khẳng định: “hệ thống là điểm then chốt, là tâm quay của toàn bộ lịch sử khái niệm trong độ tuổi học sinh Đó là cái mới xuất hiện trong tư duy của trẻ đồng thời với sự phát triển của các khái niệm khoa học và nâng trình độ phát triển trí tuệ lên một mức cao hơn”.[dẫn theo 18, tr 27]
1.1.3.2 Phương pháp hệ thống như đã phân tích chính là cách tiếp cận
bản thể luận, chống lại việc xa rời bản chất, đặc trưng của văn học đã diễn ra một thời gian dài trong nhà trường Tiếp cận hệ thống, một mặt giúp cho người tiếp cận phát huy được cách phân tích khoa học mà chủ nghĩa cấu trúc (đúng hơn là phương pháp cấu trúc) mang lại (nó buộc người tiếp nhận phải dựa vào cấu trúc bề sâu cùa ngôn ngữ, của văn bản, của thế giới hình tượng để tìm hiểu ý nghĩa) Mặt khác, nó giúp khắc phục hạn chế mà chủ nghĩa cấu trúc vấp phải Văn học được nhìn nhận, đánh giá gắn với thế giới nghệ thuật do nhà văn sáng tạo trong mối giao liên tương tác với nhận thức, cảm thụ của người đọc đối với văn hóa, ngôn ngữ, trong những tình huống xã hội, gắn với tính chất liên văn bản của nó, không ngừng sản sinh những giá trị tư tưởng – thẩm mĩ mới Cách tiếp cận này, nói như Um Berto Eco: “Nó mở ra một trang mới trong xã hội học và phương pháp sư phạm, cũng như một chương trình mới trong lịch sử nghệ thuật Nó đề ra những vấn đề thực hành mới bằng cách
tổ chức những tình trạng truyền thông mới”[dẫn theo 18, tr.28 ]
“Phương pháp sư phạm” và cách tổ chức “những tình trạng truyền thông mới” như Eco nói, giúp cho chúng ta trả lời câu hỏi then chốt nhất trong hoạt động dạy học văn: trò và thầy cùng nhau “hiểu” như thế nào cho có
cơ sở khoa học chặt chẽ đồng thời vẫn mở rộng được tự do thích thú hưởng
thụ và sáng tạo thẩm mĩ khi tiếp nhận một tác phẩm văn chương?
1.1.3.3 Phương pháp tiếp cận hệ thống mở ra sự tự do – một cách khoa
học trong tiếp nhận văn học, tạo nên tính chất “đa nguyên” trong tiếp nhận và
Trang 20đánh giá văn học của học sinh dưới sự giúp đỡ của giáo viên Trước một văn bản, mỗi học sinh được quyền đọc, tiếp nhận, “phản tiếp nhận”, “hiểu nhầm”…theo hệ thống mà mình xác lập, lựa chọn Nó chống lại lối dạy học áp đặt, một chiều từ phía giáo viên Nó chống lại thực trạng đáng buồn trong nhiều công trình thiết kế giáo án, nhiều tài liệu hướng dẫn dạy học, tài liệu tham khảo đang tồn tại hiện nay Đó là việc đưa ra những cách hiểu đơn giản, bám vào văn bản một cách thô thiển máy móc, thu hẹp nghĩa của tác phẩm vào trong cấu trúc nội tại của văn bản, vô hình chung đã ngăn chặn sự phát sáng nhiều nội dung thẩm mĩ qua nhiều kênh đối với tâm hồn người đọc học sinh
Tóm lại: phương pháp hệ thống là phương pháp tư duy khoa học, phương pháp tư tưởng mở rộng, cho phép nó ôm vào nhiều phương pháp, biện pháp dạy học…Nói cách khác nhiều phương pháp, biện pháp nghiên cứu và dạy học văn có thể phát huy, vận dụng một cách linh hoạt, sinh động để góp phần làm sáng tỏ hệ thống đã được thiết lập, xây dựng Như vậy, phương pháp hệ thống là phương pháp tổng thể, vận dụng được nhiều phương pháp truyền thống
1.2 Mối quan hê ̣ giữa văn ho ̣c - văn hóa và hướng tiếp câ ̣n từ cái nhìn văn hóa
1.2.1 Vài ne ́ t về văn hóa
1.2.1.1 Khái niệm văn hóa
* Tình hình nghiên cứu văn hóa ở phương Đông và phương Tây
Văn hóa là một từ thường được hiểu, được dùng theo nghĩa rộng hẹp khác nhau Trong sinh hoạt ngôn ngữ hàng ngày, văn hóa thường được dùng với nghĩa trình độ học vấn Tuy nhiên văn hóa trong ngôn ngữ ngày thường cũng không nhất thiết chỉ có nghĩa hẹp như vậy Một hành vi, một cung cách nói năng ứng xử thiếu tế nhị, lễ độ, lịch sự, thiếu tính người…thường bị phê phán là “vô văn hóa”, “thiếu văn hóa” Như vậy ngay trong sinh hoạt ngôn ngữ thường ngày, văn hóa cũng còn được hiểu theo nghĩa rộng nữa
Từ văn hóa theo cái nghĩa thuật ngữ của nó là bắt nguồn từ Châu Âu để
Trang 21dịch từ Culture của Pháp, Anh; Kultur của Đức Mấy chữ này lại bắt nguồn từ chữ Latinh Cultus mà nghĩa gốc là trồng trọt được dùng theo hai nghĩa cultus agri là “trồng trọt ngoài đồng” và cultus animi là “trồng trọt tinh thần” tức là
“sự giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn con người” Vậy xét theo gốc văn hóa gắn liền với giáo dục đào tạo con người, một tập thể người để cho họ có được những phẩm chất tốt đẹp cần thiết cho toàn thể cộng đồng Cái nghĩa gốc này của văn hóa là nghĩa chính, cốt tử Nói khác đi văn hóa không phải là một vật con người tự nhiên có được mà là một vật con người tiếp nhận trong quá trình giáo dục
Ở phương Đông, từ văn hóa đã có trong đời sống ngôn từ rất sớm Văn hóa là một từ Việt gốc Hán Theo những tài liệu cổ xưa nhất của Trung Quốc thì “văn” có nghĩa là “vẻ đẹp”, “hóa” có nghĩa là “thay đổi, biến hóa, giáo hóa” Gộp lại văn hóa hiểu theo nghĩa gốc là “làm cho trở nên đẹp” Nghĩa gốc này dựa trên một câu trong Kinh Dịch (còn gọi là Chu Dịch): “Quan hồ nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ” (quan sát vẻ đẹp, cái đẹp trong con người, trong xã hội loài người rồi dựa vào mà giáo hóa cả thiên hạ; quan sát ở đây có thể hiểu theo nghĩa “chú trọng tìm hiểu, khai thác….”) Văn và hóa trong hai câu trên được dùng như hai từ đơn với những nét nghĩa đặc định, riêng biệt Thế rồi, sau đó vài trăm năm, trong một số sách cổ xuất hiện ở đời Hán (206tr.CN – 220 sau CN), hai từ văn và hóa đã được kết hợp lại thành “văn hóa” và nhìn chung có hàm nghĩa: dùng thi, thư, lễ, nhạc, điển chương, chế độ…để giáo hóa chúng dân (đối lập với việc dùng vũ lực, uy thế để cưỡng chế, bình định, chinh phục…) Nghĩa trên đây của văn hóa trở nên thông dụng trong Hán ngữ suốt từ đời Hán cho tới cuối đời Mãn Thanh (cuối thế kỉ XVIII) trước khi được bổ sung, mở rộng thêm nét nghĩa mới trong loại sách được gọi là tân thư Tuy nhiên nên lưu ý rằng những nét nghĩa mới của văn hóa do tân thư truyền bá lại
do người Nhật Bản cung cấp trước tiên Trong phong trào “Minh Trị duy tân” khởi xướng vào năm 1868, Nhật Bản đã dịch rất nhiều sách của Phương Tây
Trang 22(thuộc đủ các chuyên ngành khoa học, từ khoa học tự nhiên công kĩ nghệ đến khoa học xã hội và nhân văn) Trong quá trình dịch thuật, các dịch giả thường gặp một từ có nguồn gốc la tinh là cultura (trong tiếng Pháp và tiếng Anh là culture; trong tiếng Đức là kultur…) và họ lúng túng không biết nên dịch thế nào cho gọn và đầy đủ ý nghĩa Qua nhiều tìm tòi lựa chọn, cuối cùng hai chữ Hán “văn hóa” đã được Nhật Bản dùng để dịch những từ có cùng một gốc La tinh “cultura” trong các ngôn ngữ phương Tây Từ đó, văn hóa trong Hán ngữ cũng được hiểu theo nghĩa mở rộng tương ứng
Ở Việt Nam từ “văn hóa” được các nhà nho Duy Tân du nhập khi đọc
“Tân thư, Văn thư” Trung Quốc, tức là chỉ từ đầu thế kỉ XX Từ “Tạp chí Nam Phong” (ra đời năm 1917) đến “Việt Nam văn hóa sử cương” của Đào Duy Anh (xuất bản năm 1938) cách hiểu khái niệm văn hóa không những đã theo cách phương Tây mà cũng đã thay đổi dần tương ứng với sự phát triển của khoa học Châu Âu đương đại Sau đó, vấn đề nghiên cứu văn hóa học và văn hóa Việt Nam ngày càng có nhiều thành tựu Đặc biệt vào thập niên 90 của thế kỉ XX, văn hóa được nghiên cứu một cách toàn diện: từ xác định khái niệm, cấu trúc văn hóa đến loại hình và biểu tượng văn hóa Thời gian này hàng loạt các công trình nghiên cứu văn hóa ra đời: Trần Ngọc Thêm “Cơ sở văn hóa Việt Nam” (1995); Trần Quốc Vượng (chủ biên) “Cơ sở văn hóa Việt Nam” (1997); Phan Ngọc “Bản sắc văn hóa Việt Nam”, “Một cách tiếp cận văn hóa”; Nguyễn Tri Nguyên “Văn hóa tiếp cận từ vấn đề và hiện tượng” (2000); Nguyễn San và Phan Đăng “Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam” (2002); Đặng Đức Siêu “Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam” (dành cho học viên ngành Ngữ Văn hệ đào tạo tại chức và từ xa); Phạm Đức Dương “Từ văn hóa đến văn hóa học” (2002)
*Các cách định nghĩa về văn hóa
Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu nhưng hiện nay văn hóa vẫn là đối tượng phức tạp còn nhiều vấn đề chưa thống nhất
Trang 23- Theo tiến sĩ Nguyễn Tri Nguyên trong cuốn “Văn hóa tiếp cận từ vấn đề và hiện tượng”, ông phân định nghĩa văn hóa theo 4 nhóm sau:
+ Nhóm định nghĩa theo hình thái chuẩn mực của văn hóa Ví dụ: “ Văn hóa là toàn bộ nếp sống được xác định bằng môi trường xã hội và thông qua các cá nhân với tư cách là thành viên của xã hội ấy” (Kôlibecgiơ)[30, tr.28]; “Văn hóa là lối sống mà con người học được chứ không phải là sự kế thừa sinh học” (R.Benidice)[30, tr.28]…
+ Nhóm định nghĩa theo hình thái giá trị của văn hóa Ví dụ: “Văn hóa là những gì còn lại sau khi mọi thứ khác đã mất đi” (Valery)[30, tr.29]; “ Văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần, được nhân loại sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn lịch sử xã hội; các giá trị ấy nói lên trình độ phát triển của lịch sử loài người” (Từ điển Triết học do NXB Chính trị Mát- cơ –
va ấn hành năm 1972) [30, tr.29]…
+ Nhóm định nghĩa theo hình thái biểu tượng của văn hóa Ví dụ: “ Văn hóa là toàn bộ thông tin không kể di truyền sinh vật, là mọi biện pháp nhằm tổ chức và bảo vệ thông tin” (Iuri Lốt - man) [30, tr.30]; “ Văn hóa là dòng thác
tư tưởng xuyên từ cá nhân này sang cá nhân khác, thông qua những ứng xử biểu tượng, những từ ngữ và qua sự bắt chước” (Pho-roi-đơ) [30,tr.31]…
+ Nhóm định nghĩa theo hướng bao quát, tổng hợp, theo bề rộng nội hàm khái niệm văn hóa Ví dụ: “Văn hóa là một phức thể bao gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và mọi khả năng và thói quen mà con người, với tư cách là thành viên xã hội, đạt được” (E.B.Thai-lơ) [30, tr.32]…
Từ 4 nhóm định nghĩa trên đây, TS Nguyễn Tri Nguyên đã đưa ra một định nghĩa khái quát về văn hóa: “ Văn hóa là một quá trình hoạt động của con người biến đổi thế giới tự nhiên thành thế giới tự nhiên thứ hai có cấu trúc cao hơn và có dấu ấn người (có tính người) trong quá trình đó con người hình thành cái thiên nhiên bên trong của chính mình (cảnh quan nội tại của chính mình), đồng thời thể hiện thái độ (ứng xử) với thiên nhiên thứ nhất lẫn thiên nhiên thứ hai và ứng xử đối với chính mình
Trang 24Văn hóa là một hình thái xã hội toàn diện gồm ba hình thái: Chuẩn mực, giá trị và biểu tượng” [30, tr.32]
- Đoàn Văn Trúc trong cuốn “Văn hóa học” lại đưa ra các cách định nghĩa dựa trên những quan điểm khác nhau:
+ Quan điểm dân tộc học: Văn hóa “là toàn thể những cấu trúc xã hội, tôn giáo…những biểu thị trí tuệ, nghệ thuật…đặc định một xã hội” (Pettit Larousse, 1982) [46, tr.47]
+ Quan điểm dân tộc – xã hội học
+ Quan điểm tâm lí học
+ Quan điểm xã hội học
+ Quan điểm tâm lí – xã hội học
- Định nghĩa văn hóa của Unesco: Ngay từ những năm 70,80 của thế kỉ
XX, nhiều cuộc họp bàn về văn hóa dưới sự chủ trì của Liên hiệp quốc đã được tổ chức, qua đó nhiều định nghĩa về văn hóa đã được đề xuất, có những định nghĩa đã được thừa nhận một cách rộng rãi, được coi như là sự thể hiện quan niệm văn hóa của liên hợp quốc, cũng có nghĩa là của thế giới:
“ Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động” [33, tr.15]
“Văn hóa theo nghĩa rộng là tập tục, tín ngưỡng, ngôn ngữ, tư tưởng, thị hiếu thẩm mĩ…, những hiểu biết kĩ thuật cũng như toàn việc tổ chức môi trường của con người…những công cụ, nhà ở…và nói chung là toàn bộ công nghiệp có thể truyền lại được, điều tiết những quan hệ và những ứng xử của một nhóm xã hội với môi trường sinh thái của nó…”[33, tr.16]
“Văn hóa là năng lực và thành quả sáng mà nhân loại đã đạt được trong quá trình hoạt động thực tiễn trong xã hội…Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng bao quát năng lực sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần của nhân loại cùng toàn bộ sản phẩm vật chất và tinh thần được làm ra Văn hóa hiểu theo nghĩa hẹp
Trang 25trỏ năng lực sản xuất tinh thần và sản phẩm tinh thần…Văn hóa là hiện tượng lịch sử cụ thể Trong các giai đoạn lịch sử khác nhau của xã hội…văn hóa có những đặc điểm khác nhau Các dân tộc khác nhau đã cấp cho văn hóa những đặc điểm dân tộc khác nhau Trong xã hội có giai cấp, trên những mức độ khác nhau, văn hóa cũng có in dấu ấn giai cấp…”[33, tr.17]
- Chủ tịch Hồ Chí Minh định nghĩa về văn hóa rất cụ thể và dễ hiểu :
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích sống của cuô ̣c sống , loài người mới sáng tạo và phát minh ra ng ôn ngữ , chữ viết , đa ̣o đức , pháp luật , khoa ho ̣c , tôn giáo, văn ho ̣c, nghê ̣ thuâ ̣t, những công cụ cho sinh hoa ̣t hàng ngày về mă ̣c , ăn,
ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sử tổng hợp của mo ̣i phương thức sinh hoa ̣t cùng với biểu hiê ̣n của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn ”
- Theo GS Trần Quốc Vượng : “Văn hóa là mô ̣t quan hê ̣ Nó là quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới thực ta ̣i Quan hê ̣ ấy biểu hiê ̣n thành mô ̣t kiểu lựa cho ̣n riêng của mô ̣t tô ̣c người , mô ̣t cá nhân so với mô ̣t tô ̣c người khác, mô ̣t cá nhân khác Nét khu biệt các kiểu lựa chọn làm cho chúng ta khác nhau, tạo thành những nền văn hóa khác nhau là đô ̣ khúc xa ̣ Tất cả mo ̣i cái mà một tộc người tiếp thu hay sáng tạo đều có một độ khúc xạ riêng có mặt ở mọi lĩnh vực và rất khác độ khúc xạ ở một tộc người k hác…”[47, tr.127]
- Gần vớ i đi ̣nh nghĩ a trên là đi ̣nh nghĩa của GS Phan Ngo ̣c: “Văn hóa là mối quan hê ̣ giữa thế giới biểu tượng trong óc mô ̣t cá nhân hay mô ̣t tô ̣c người với cái thế giới thực ta ̣i ít nhiề u đã bi ̣ cá nhân này hay tô ̣c người này mô hình hóa theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng Điều biểu hiê ̣n rõ nhất chứng tỏ mối quan hê ̣ này , đó là văn hóa dưới hình thức dễ nhâ ̣n thấy nhất , biểu hiê ̣n thành một kiểu l ựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người , khác các kiểu lựa chọn của cá nhân hay các tộc người khác ”[29, tr.18]
- Theo GS Trần Ngọc Thêm : “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá
Trang 26trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [37, tr.10]
1.2.1.2 Đặc trưng của văn hóa
Đặc tính của văn hóa và nội dung của nó được xác định bởi bản chất con người, những nét đă ̣c trưng , tiềm năng của con người trong quá trình biến chúng thành hiện thực Do đó văn hóa dù ở thời đa ̣i nào , phương Đông hay phương Tây đều có những đă ̣c trưng cơ bản như sau :
Thứ nhất, văn hóa phải có tính nhân si nh, tức là mô ̣t hiê ̣n tượng xã hô ̣i
do con người sáng ta ̣o ra Bởi văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người Sự tác đô ̣ng của con n gười vào tự nhiên ta ̣o ra văn hóa như rèn đúc công cụ lao đô ̣ng , đă ̣t tên cho dòng sông , ngọn suối mang ý nghĩa tinh thần Tính nhân sinh thể hiện cao độ sự sáng tạo , tài năng và tâm hồn phong phú
đe ̣p đẽ của con người Cho nên đă ̣c trưng này của văn hóa dễ dàng trở thành
sơ ̣i dây nối kết con người trong thế giớ i la ̣i với nhau
Thứ hai, văn hóa phải có tính giá tri ̣ là thước đo mức đô ̣ nhân bản của xã hội và con người Tính giá trị khi phân theo mục đích : giá trị vật chất và giá trị tinh thần Giá trị vật chất là phục vụ cho n hu cầu vâ ̣t chất của con người Giá trị tinh thần là phục vụ cho nhu cầu tinh thần của con người Phân chia tính giá tri ̣ theo ý nghĩa : giá trị sử dụng , giá trị đạo đức , giá trị thẩm mỹ Phân chia theo thời gian : giá trị nhất thời và giá trị vĩnh cửu Tính giá trị được phân biê ̣t với tính phi giá tri ̣ Tính phi giá trị không bao giờ có mặt trong phạm trù văn hóa
Thứ ba, văn hóa có tính li ̣ch sử Bởi văn hóa là sản phẩm của mô ̣t quá trình đươ ̣c tích lũy qua nhiều thế hê ̣ Văn hóa có bề dày, bề sâu hay chỉ là mô ̣t hiê ̣n tươ ̣ng thể hiê ̣n ở tính li ̣ch sử của nó Tính lịch sử được duy trì bằng truyền thống văn hóa Những sáng ta ̣o của cô ̣ng đồng người trải qua thời gian, không gian, cấu thành nên những giá trị tương đối ổn định tạo nên bản sắc của cộng đồng đó
Trang 27Cuối cùng , văn hóa là mô ̣t khái niê ̣m mang tính hê ̣ thống Tính hệ thống chỉ ra mối quan hê ̣ mâ ̣t thiết giữa các hiê ̣n tượn g, sự kiê ̣n thuô ̣c về mô ̣t nền văn hóa cụ thể hay mô ̣t giai đoa ̣n phát triển cụ thể của loài người Văn hóa bao trùm toàn bộ đời sống xã hội , từ ngôn ngữ , chính trị , đa ̣o đức , tôn giáo…trong đời sống tinh thần đến các trang thiết bi ̣ trong đời sống vâ ̣t chất
Do đó, tất cả những phương diê ̣n , khía cạnh trong một giai đoạn cụ thể đó đều phản ánh sự liên hệ mật thiết với nhau và sự liên hệ mật thiết khôn g tách rời ấy tạo nên khái niệm văn hóa với nghĩa nền văn hóa
Ngoài những đặc trưng cơ bản nêu trên , có lẽ cũng cần phải nhấn mạnh thêm mô ̣t số thuô ̣c tính cố hữu của văn hóa :
Mô ̣t là, cần chú ý đến tính phổ quát của văn hóa Văn hóa là sản phẩm mang tính xã hô ̣i cao do mo ̣i người cùng chung sức ta ̣o ra Nó tất phải được toàn thể thành viên của mô ̣t xã hô ̣i, mô ̣t cô ̣ng đồng cùng tiếp nhâ ̣n mới trở thành văn hóa Thuần túy chỉ là cái riêng của mô ̣t cá nhân thâ ̣m chí của mô ̣t nhóm, như sự
si mê kì quă ̣c của mô ̣t số người nào đó, không được các thành viên khác của xã
hô ̣i, của cộng đồng hiểu hoặc tiếp nhận thì không phải văn hóa
Hai là, cần phải thấy văn hóa là mô ̣t quá trình vâ ̣n đô ̣ng liên tục , không gián đoạn Là sản phẩm của một xã hội , mô ̣t thời đa ̣i nhất đi ̣nh , là di sản của xã hội, văn hóa đồng thời cũng la ̣i là mô ̣t quá trình không ngừng tích lũy đổi mới Mỗi thế hê ̣ đều sinh ra trong mô ̣t môi cảnh văn hóa nhất đi ̣nh, và rất tự nhiên đã kế thừa những di sản văn hóa truyền thống từ thế hê ̣ trước để la ̣i , đồng thời mỗi thế hê ̣ cũng đã căn cứ vào kinh nghiê ̣m và nhu cầu của mình mà cải biến , hiê ̣u chỉnh di s ản văn hóa truyền thống , đưa nô ̣i dung mới vào văn hóa truyền thống , loại bỏ những yếu tố lỗi thời , không hợp yêu cầu của thời đa ̣i trong văn hóa truyền thống
Ba là, mô ̣t nền văn hóa cụ thể nói chung đều mang tính thời đa ̣i , tính khu vực, tính dân tô ̣c và tính giai cấp
Khi bàn về văn hóa nói chung , thì văn hóa sẽ được đề cập tới bình diện phổ quát, trừu tượng, khái quát hóa Nhưng đối với các xã hô ̣i , trong thực tế
Trang 28thì thì chỉ có các nền văn hóa cụ thể , như văn hóa cổ Hy Lạp , văn hóa cổ La Mã, văn hóa Ấn Đô ̣, văn hóa Trung Hoa…Mô ̣t nền văn hóa cụ thể phải chi ̣u sự chi phối, chế ước của hoàn cảnh tự nhiên và điều kiê ̣n sinh hoa ̣t vâ ̣t chất xã
hô ̣i của loài người Thí dụ, trước hết phải có đá rồi mới có văn hóa đồ đá , có cây chè thì mới có văn hóa uống trà , có phòng tiếp khách , có thì giờ nhàn rỗi thì mới có cái gọi là “văn hóa xa -lông” của quý tô ̣c Châu Âu
Mô ̣t dân tô ̣c sử dụng mô ̣t ngôn ngữ c hung, tuân thủ phong tục tâ ̣p quán chung, cùng chia sẻ những yếu tố cơ sở chung nhất của sinh hoạt vật chất và sinh hoa ̣t tinh thần , nuôi dưỡng thành tố chất tâm lí và tính cách chung , đó chính là biểu hiện của văn hóa dân tộ c
Trong xã hô ̣i có giai cấp , do chỗ các giai cấp có những điều kiê ̣n hoàn cảnh sinh hoạt khác nhau , đi ̣a vi ̣ xã hô ̣i khác nhau , vì vậy mà quan niệm về giá trị, về niềm tin tín ngưỡng , tâ ̣p quán và phương thức sinh hoa ̣t cũng khác nhau từ đó nảy sinh những sai biê ̣t về văn hóa giữa các giai cấp
1.2.1.3 Chư ́ c năng của văn hóa
Thứ nhất, văn hóa có chức năng điều chỉnh xã hô ̣i , giúp cho xã hội duy trì được trạng thái cân bằng động , không ngừng hoà n thiê ̣n và thích ứng với những biến đổi của môi trường
Chức năng thứ hai của văn hóa là chức năng giao tiếp Do gắn liền với con người và hoa ̣t đô ̣ng của con người trong xã hô ̣i , văn hóa trở thành một công cụ giao tiếp quan trọng Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó
Thứ ba, văn hóa có chức năng giáo dục Văn hóa thực hiê ̣n chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định (truyền thống ), mà bằng cả những giá tri ̣ đang hình thành Hai loa ̣i giá tri ̣ này ta ̣o thành mô ̣t hê ̣ thống chuẩn mực mà con người hướng tới Nhờ nó mà văn hóa đóng vai trò quyết
đi ̣nh trong viê ̣c hình thành nhân cách (trồng người)
Trang 291.2.1.4 Văn ho ́ a t hể hiê ̣n dấu ấn chung và riêng về trình độ sống của con người trong li ̣ch sử
Trong sự phát triển , văn hóa thời kì trước , dù cho thời kì xa xưa nhất , cũng khó mất đi mà được lưu giữ bằng nhiều hình thức khác nhau : hội ho ̣a , điêu khắc , âm nha ̣c , kiến trúc , văn ho ̣c , sân khấu…Qua những chất liê ̣u l ưu giữ, chúng ta hiểu được trình độ sống của con người trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể Văn hóa phát triển bằng sự tiếp biến (tiếp thu và cải biến sáng tạo) Nhờ sự lưu giữ của văn hóa thời kỳ trước mà thời kì sau có sự kế thừa nhất
đi ̣nh để cải biến , sáng tạo ra nét mới Do đó, tất cả những giai đoạn, thời kì và nền văn hóa đều có những nét văn hóa chung nhất định đồng thời cũng có nét riêng không trùng lặp hoàn toàn
Văn hóa thể hiện dấu ấn chung và riêng về trình độ sống của con người trong lịch sử bởi sự giao lưu, xâm nhập mạnh mẽ và vô hình nhất luôn diễn ra trong quá trình đi lên vận động và sinh sôi không ngừng của nó Không có một thời đại văn hóa nào lại tự nhiên sinh ra mà không bắt rễ từ một cơ sở cội nguồn nào đó Cái gì đào thải? Cái gì phát huy? Cái gì phải sáng tạo? Những câu hỏi ấy không chủ đích thuộc về bất kì cá nhân ai mà thuộc về sự phát triển tất yếu của lịch sử Do đó, không một giai đoạn, thời kì văn hóa nào lặp lại y nguyên giai đoạn văn hóa trước đó đồng thời không một giai đoạn văn hóa nào không nằm trong một cái nôi chung to lớn hơn là nền văn hóa dân tộc, văn hóa khu vực và văn hóa nhân loại
1.2.1.5 Văn ho ́ a, sự phản ánh sức sống và bản sắc dân tộc
Mỗi một dân tộc đều có điều kiện địa lý, hoàn cảnh sống riêng, điều kiện kinh tế riêng, có thị hiếu thẩm mỹ, cảm xúc thẩm mỹ riêng để từ đó có cách cảm nhận về thế giới tự nhiên riêng và sáng tạo thế giới tự nhiên cũng không trùng lặp với các dân tộc khác Mặc dù văn hóa luôn có sự phát triển và giao lưu nhưng tính tiếp biến trong sự kế thừa từ đời này qua đời khác của văn hóa đã cấu thành nên cho mỗi dân tộc những bản sắc riêng Văn hóa bản
Trang 30sắc là sắc diện, là mạch máu thể hiện sức sống dân tộc Không có được văn hóa bản sắc, con người mất đi ý thức về tổ quốc, dân tộc, mất đi ý thức làm chủ, quyền tự quyết tương lai dân tộc và mất đi một phương diện tinh thần quý báu, vô giá và ý nghĩa trong cuộc sống nhân sinh
Bản sắc văn hóa của con người Việt Nam thể hiện quy tụ vẻ đẹp trong ứng xử và lối sống Người Việt Nam bao giờ cũng hướng trọng cách ứng xử
“hợp lý hợp tình” (có cả lý và tình) và lối sống đề cao nhân nghĩa Chữ nhân trong văn hóa Việt Nam là biểu hiện sâu sắc, đậm nét nhất tình thương yêu và trân trọng con người Chữ nghĩa trong văn hóa Việt Nam là hành động xả thân, quên mình vì người khác, là sự hi sinh như thiên tính, ăn sâu vào bản chất con người Lối sống của người Việt Nam là lối sống của “ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, là lối sống của “năm mươi con xuống bể, năm mươi con lên non”, lối sống quy tụ được sức mạnh cao nhất của tinh thần đoàn kết tương trợ tương ái Do đó ý thức cộng đồng, ý thức dân tộc sáng ngời, mạnh mẽ là hệ quả tất yếu của lối sống đề cao nhân nghĩa Tư tưởng nhân nghĩa Việt Nam là cốt lõi của văn hóa Việt Nam, cốt lõi ấy được giữ gìn, được phát huy truyền thống trong trường kỳ lịch sử đi lên phát triển của dân tộc đồng thời là niềm tự hào của nhân dân Việt Nam dối với nhân dân thế giới
1.2.2 Mối tương quan giư ̃a văn hóa – văn học
1.2.2.1 Văn ho ̣c là đỉnh cao của văn hóa
Văn học là yếu tố lưu giữ văn hóa, là đỉnh cao của văn hóa, tồn tại với tư cách là hoạt động văn hóa bằng ngôn từ Văn học là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội Văn hóa thâm nhập và tồn tại trong toàn bộ mọi phương diện của xã hội Vì vậy, văn học tất yếu phải phản ánh văn hóa Văn học phản ánh sự thâm nhập và tồn tại của văn hóa trong các hiện tượng đời sống qua các hình tượng nghệ thuật, từ đó phác họa bộ mặt và chiều sâu văn hóa
Văn hóa của một đất nước, một dân tộc đó là toàn bộ những gì đúc kết
từ ngàn xưa để lại, đó là truyền thống của cả một dân tộc nên đòi hỏi mỗi
Trang 31người đều phải có ý thức tự bảo vệ, lưu giữ nó và truyền lại từ đời này sang đời khác Chính vì vậy mà chúng ta thấy không có một sự truyền đạt nào bền vững bằng sự truyền đạt trên lĩnh vực văn học Văn học là cái nôi của mọi nền tảng văn hóa, nó góp phần truyền đạt, lưu giữ và nâng cao các giá trị văn hóa của dân tộc Các phong tục văn hóa, truyền thống văn hóa khi được đưa vào văn học nó trở nên đẹp hơn, quan trọng hơn và tăng thêm phần giá trị Văn học góp phần làm cho văn hóa dễ dàng được tiếp nhận và ngày càng phát triển rộng rãi hơn Từ một nền văn hóa mang đậm dấu ấn của dân tộc khi đưa vào văn học nó không những vẫn giữ nguyên được bản sắc văn hóa mà còn làm cho văn hóa đó ngày càng được phát huy và thu hút được nhiều người biết đến và đi sâu hơn nữa vào đời sống sinh hoạt của con người
1.2.2.2.Văn ho ̣c không chỉ lưu giữ văn hóa mà còn là bộ phận quan trọng, nòng cốt của văn hóa, sáng tạo ra văn hóa
Nói đến văn hóa đó là những nét truyền thống của một dân tộc, là bản sắc của dân tộc nhưng đôi khi bản sắc và truyền thống đó không được nhiều người biết đến mà chỉ qua văn học họ mới nhận biết và hiểu hết về nó Văn học giúp chúng ta nhìn nhận được nhiều vấn đề về bản sắc văn hóa của dân tộc, cho chúng ta thấy hết vẻ đẹp và vai trò quan trọng của văn hóa đối với một quốc gia Văn học không chỉ có vai trò lưu giữ văn hóa mà nó còn là nòng cốt của văn hóa và sáng tạo ra văn hóa Nếu không có văn học thì văn hóa sẽ không được phát triển và không được lưu truyền một cách rộng rãi Văn học là mảnh đất để phát triển văn hóa, đến với văn học là đến với cái đẹp, đến với sự toàn mỹ
Nói đến vai trò lưu giữ của văn học đối với văn hóa ta thấy:
Văn hóa bao giờ cũng là cái có trước, những cái được truyền lại cho thế
hệ sau và đó cũng là những nét rất đặc trưng của mỗi dân tộc Ở đây văn học
có vai trò lưu giữ văn hóa là không làm mất mát, sai lệch đi những gì đã thuộc về truyền thống dân tộc Nhưng chỉ lưu giữ nó như một báu vật ở đời thì cũng
Trang 32chưa hẳn đã là tốt mà trên cơ sở nền văn hóa đó khi đi vào văn học chúng ta phải làm sao vừa giữ được nền văn hóa mà lại vừa có sự sáng tạo, phát huy để nền văn hóa trở nên hoàn thiện và ngày càng phát triển hơn
Sở dĩ văn học là một bộ phận quan trọng, nòng cốt của văn hóa, sáng tạo ra văn hóa là vì văn học có vai trò nâng cao giá trị văn hóa và phát huy giá trị văn hóa đó; văn học góp phần quan trọng khi đưa văn hóa đến với đông đảo quần chúng nhân dân, làm cho quần chúng nhân dân hiểu sâu sắc hơn về văn hóa và truyền thống của dân tộc
Từ những nét văn hóa của dân tộc, văn học còn có thể làm mới nó và sáng tạo ra những nét văn hóa mang đậm bản sắc dân gian Văn học và văn hóa bao giờ cũng luôn đi cùng và hỗ trợ cho nhau, không có một tác phẩm văn học nào mà không có các yếu tố văn hóa và cũng không có nền văn hóa nào phát triển mà xa rời văn học được
Như vậy, ta thấy văn học và văn hóa luôn đồng hành cùng nhau, cùng gắn bó và cùng nhau phát triển
1.2.2.3 Văn ho ́ a là cơ sở, nền tảng của văn học
Văn hóa bao giờ cũng có trước và là tiền đề cho văn học phát triển Văn hóa là cơ sở, nền tảng để văn học phát huy khả năng của mình Tại sao nói văn hóa là cơ sở, nền tảng của văn học chính bởi vì văn hóa là cái để cho văn học dựa vào đó phát triển và sáng tạo
Ngày nay hẳn ai cũng thừa nhận văn hóa là một tổng thể, một hệ thống, bao gồm nhiều yếu tố trong đó có văn học Như vậy, văn hóa chi phối văn học với tư cách là hệ thống chi phối yếu tố, toàn thể chi phối bộ phận Đây là quan
hệ bất khả kháng Tuy nhiên, văn học so với các yếu tố khác là một yếu tố mạnh và năng động, bởi thế nó luôn có xu hướng đi trượt ra ngoài hệ thống Trong khi đó thì hệ thống, nhất là hệ thống văn hóa luôn có xu hướng duy trì
sự ổn định, như vậy, sự xung đột, sự chống lại của văn học đối với văn hóa là không thể tránh khỏi Nhưng nhờ đó mà văn học có sáng tạo Sáng tạo những
Trang 33giá trị mới cho bản thân nó và cho hệ thống Sáng tạo lớn thì có thể dẫn tới sự thay đổi lớn của hệ thống
Nếu văn học chỉ là một bộ phận của văn hóa, một yếu tố trong hệ thống văn hóa thì nó không thể và không có quyền “vượt mặt” hệ thống để tiếp xúc với hoặc tác động trực tiếp đến hệ thống xã hội, mà phải gián tiếp qua hệ thống văn hóa Từ đây có thể thấy văn học nếu có chức năng phản ánh hiện thực thì cũng không thể phản ánh trực tiếp được mà chỉ có thể thông qua “lăng kính” văn hóa, thông qua “bộ lọc” của các giá trị văn hóa Nhờ thế mà tránh được sự phản ánh “gương” phản ánh một cách trần trụi Và, có lẽ cũng nhờ thế mà tạo cho văn học một lối phản ánh đặc trưng, phản ảnh như người ta thường nói, có nghệ thuật Nhưng liệu một tia sáng phản chiếu mà phải đi qua một bầu khí quyển văn hóa với nhiều khúc xạ như vậy thì có còn nguyên giá trị phản ánh hay chỉ còn là giá trị thẩm mỹ? Vì thế, cũng có thể kết luận rằng, văn học không thể có ảnh hưởng tức thời, trực tiếp đến hành động của con người mà chỉ có thể tác động đến con người với tư cách là chủ - khách thể của văn hóa, làm cho con người biến chuyển rồi mới phát sinh hành động cụ thể
1.2.2.4 Văn ho ̣c không chỉ thụ động chi ̣u sự chi phối , quy đi ̣nh của văn hóa
mà nó còn tích cực chủ động trong việc lựa chọn các giá trị văn hóa
Như ta đã thấy, văn hóa bao giờ cũng là cái có trước và là tiền đề cho văn học phát triển Tuy nhiên, văn học không chỉ thụ động chịu sự chi phối, quy định của văn hóa mà nó còn tích cực chủ động trong việc lựa chọn các giá trị văn hóa Các giá trị văn hóa được đề cập đến trong văn học bao giờ cũng là những giá trị tiêu biểu và đặc sắc nhất, văn học lựa chọn những giá trị đó để đề cao văn hóa của dân tộc và tô đậm thêm truyền thống của đất nước Chính
vì vậy mà văn học bao giờ cũng phải tích cực và chủ động trong việc lựa chọn các giá trị văn hóa, có như vậy thì văn học mới đạt được những thành tựu nhất định về mặt nội dung và ý nghĩa, mới được đánh cao trước đông đảo độc giả và quần chúng Một tác phẩm văn học hay được đề cao và lưu truyền lại cho các thế hệ sau phải là một tác phẩm trong đó tác giả không những thành công
Trang 34về mặt nội dung mà đòi hỏi cả nghệ thuật vận dụng các giá trị văn hóa trong tác phẩm đó như thế nào Vì thế mà việc giảng dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông hiện nay không những chỉ tập trung khai thác về mặt văn học mà còn phải tập trung khai thác cả về mặt văn hóa của tác phẩm Nếu như văn học hoàn toàn thụ động chịu sự chi phối, quy định của văn hóa thì nó sẽ không còn là một tác phẩm văn học nữa mà nó trở thành một bài viết thuần túy về văn hóa Văn học là văn học, chúng ta không biến tất cả văn học thành văn hóa và ngược lại Vì vậy mà việc lựa chọn các giá trị văn hóa để đưa vào văn học là một việc rất khó, đòi hỏi phải dùng hiểu biết về văn hóa để làm cơ sở trong quá trình lựa chọn và vận dụng
1.2.3 Tiếp câ ̣n tác phẩm văn học từ góc độ văn hóa
1.2.3.1 Tiếp cận văn hóa
Văn hóa tồn tại và ảnh hưởng tới cuộc sống của con người từ bao đời nay, nhưng thuật ngữ “Văn hóa học” thì mới được hình thành và phát triển ở thế kỉ XX Thuật ngữ văn hóa học mới xuất hiện [tiếng Anh: Culturology], với nghĩa là khoa học nghiên cứu về văn hóa Hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa, con người ngày càng nhận ra vai trò quan trọng của văn hóa đối với
sự phát triển mọi mặt của xã hội loài người Văn hóa và văn học có mối quan
hệ mật thiết với nhau Vì vậy, tiếp cận văn hóa là một hướng tiếp cận quan trọng giúp chúng ta khám phá ra nhiều vẻ đẹp của tác phẩm văn chương
Mặt khác, việc dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông hiện nay không chỉ nhằm giúp các em lĩnh hội được các tri thức về văn học (như nghệ thuật ngôn từ, phong cách và cá tính sáng tạo của nhà văn, thi pháp thể loại…) mà cao hơn nữa phải cho học sinh hiểu và cảm nhận được giá trị văn hóa trong hình tượng nghệ thuật, truyền thống văn hóa tốt đẹp của cha ông ta từ bao đời nay Từ đó mở ra cách tiếp cận mới, đồng thời giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách
Tiếp cận văn hóa là một hướng đi mới và hiệu quả trong việc khai thác tác phẩm văn chương dưới góc độ văn hóa Do đó, việc bổ sung thêm hướng
Trang 35tiếp cận này trong dạy học tác phẩm văn chương sẽ làm giờ học không những đạt hiệu quả cao mà thực sự hay, hấp dẫn và lôi cuốn các em học sinh Tuy nhiên, văn học là văn học, chúng ta không thể biến tất cả văn học thành văn hóa và ngược lại Tiếp cận văn hóa trong dạy học tác phẩm văn chương nhằm mục đích kiếm tìm những vẻ đẹp vẻ đẹp văn hóa, giá trị văn hóa của tác phẩm chứ không phải biến giờ dạy học thành giờ học về văn hóa Có thể hiểu tiếp cận văn hóa như một con đường hiệu lực để khám phá tác phẩm văn chương thêm một phương diện nữa (phương diện văn hóa) bên cạnh phương diện văn học – một phương diện mà lâu nay trong dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông chúng ta luôn đề cập tới Tiếp cận văn hóa không đi chệch mục tiêu tiếp cận tác phẩm văn chương dưới góc độ văn học mà là sự hỗ trợ, bổ sung cần thiết để việc tiếp nhận tác phẩm được trọn vẹn đầy đủ ý nghĩa hơn
1.2.3.2.Nghiên cứu văn học theo hướng tiếp cận văn hóa ở Việt Nam
Một trong những người khởi xướng cho xu hướng tiếp cận văn học bằng văn hóa học là giáo sư văn học người Nga thuộc Đại học Saransk – Mikhail M.Bakhtin Năm 1940 Bakhtin đã viết một công trình để rồi đến năm
1965 nó mới được xuất bản “Sáng tác của Francois Rabelais với văn hóa dân gian thời trung đại và phục hưng”.Trong công trình này, lần đầu tiên M Bakhtin đã đưa cái nhìn văn hóa để phân tích và lý giải tác phẩm của nhà văn Phục Hưng Pháp Rabelais [dẫn theo 7]
Ở Việt Nam, phương pháp nghiên cứu văn học theo hướng tiếp cận văn hóa được manh nha gần như cùng thời điểm với Bakhtin Năm 1945, trong công trình nghiên cứu “Kinh thi Việt Nam”, nhà nghiên cứu Trương Tửu đã
viết: “Cái óc Việt Nam lúc nào cũng có cái hình tục tĩu kia ám ảnh Đến nỗi
hình ấy đã thành cái khuôn, bao nhiêu ngoại vật đều chiếu qua nó, rồi mới được vào trong đầu Có thể nói người Việt Nam trông sự vật, tả sự vật bằng
cái giống” Trương Tửu đã dùng văn hóa đã cắt nghĩa văn học, ông giải thích:
“Có lẽ đó là di tích của một tôm giáo tự nhiên đã mất, lấy việc thờ phụng sự sinh đẻ làm nghi lễ” [7, tr.22]
Trang 36Năm 1968, nhà Việt Nam học người Nga N Niculin dựa trên kết quả nghiên cứu của Bakhtin về Rabelais, cũng đã so sánh sự xâm nhập của văn hóa dân gian Việt Nam vào thơ Hồ Xuân Hương giống như sự xâm nhập của văn hóa dân gian Pháp vào sáng tác của Rabelais
Năm 1995, cuốn “Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại” của tác giả Trần Đình Hượu đã khảo sát văn hóa lịch sử, đặc biệt là Nho giáo, để giải quyết một số vấn đề của văn học
Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương với hai cuốn sách “Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam” và “Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung”, ông đã làm một cuộc khảo sát về mặt văn hóa đối với bức tranh văn học thời trung đại
Năm 2003, nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn cho xuất bản cuốn sách
“Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa” Trong cuốn sách này, Trần Nho Thìn đã khẳng định: “người viết chọn góc độ văn hóa để quan sát và giải thích các hiện tượng văn học”
Gần đây nhất tháng 1/2008, PGS Lê Nguyên Cẩn công bố công trình
“Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa” Ở tác phẩm này, tác giả đã chỉ
ra cơ sở của việc tiếp cận văn học “Chúng tôi tiếp cận tác phẩm từ hệ thống các biểu tượng văn hóa” [5, tr.9] Theo tác giả, “Tính văn hóa trong tác phẩm văn học thể hiện trước hết qua cách nhìn nghệ thuật mang tính dân tộc về con người và cuộc đời, qua quan niệm ứng xử thẩm mĩ mang đặc trưng và phù hợp với chuẩn mực đời sống tâm lí đạo đức của truyền thống dân tộc…qua cách thức xây dựng nhân vật, xây dựng cốt truyện, cách thức mô hình hóa hoặc điển hình hóa…hệ thống các hình ảnh biểu trưng các mẫu đề…”[5, tr.23] Qua tư tưởng này, chúng ta nhận ra những vấn đề cơ bản, các cấp độ
của nghiên cứu văn học tiếp cận văn hóa
Trang 37Chương 2 THỰC TRẠNG DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC TRONG
NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1 Vai trò, vị trí của Nguyễn Đình Chiểu và “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” trong nền văn ho ̣c dân tô ̣c
2.1.1 Nguyễn Đi ̀nh Chiểu nhà thơ của lòng yêu nước sâu sắc
Không phải đến Nguyễn Đình Chiểu, truyền thống yêu nước mới được bộc lộ và thể hiện sâu sắc Có thể khẳng định rằng: chủ nghĩa yêu nước, lòng tự hào về nền văn hiến lâu đời của dân tộc đã ăn sâu gốc rễ trong lịch sử nước nhà cũng như trong dòng chảy bất tận của văn học Từ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt tiếng vọng khẳng định chủ quyền đã vang lên thật mạnh mẽ:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
(Nam quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt) Đến Nguyễn Trãi, tinh thần tự tôn dân tộc, khẳng định chủ quyền đất nước cũng đẹp đẽ vô cùng:
Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần, bao đời gây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu khác nhau
Nhưng hào kiệt đời nào cũng có
(Bình ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)
Trang 38Trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trải qua biết bao binh biến thăng trầm, chủ nghĩa yêu nước, tư tưởng tự tôn dân tộc và ý thức bảo vệ
Tổ quốc luôn thường trực trong mỗi người con đất Việt Từ Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi…và đến cả chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong công cuộc chống Pháp và chống Mỹ cứu nước sau này đều một lòng khẳng định tiếng nói bất diệt đó “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước nhất định không chịu làm nô lệ ”, “Dù có đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập tự do”…Bấy nhiêu thôi cũng đủ để khẳng định bản lĩnh văn hóa người Việt trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước
Cũng không nằm ngoài truyền thống văn hóa tư tưởng ấy, Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) là một tấm gương sáng chói về tinh thần làm việc kiên cường và khí tiết yêu nước bất khuất Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là cuộc đời của một người yêu nước chân chính
Khi thực dân Pháp đánh vào Gia Định (1859), trong lúc quan tướng triều đình hoảng hốt chạy dài, Nguyễn Đình Chiểu đã ngay lập tức cùng nhân dân và các sĩ phu yêu nước chiến đấu để bảo vệ từng tấc đất của cha ông Không thể trực tiếp cầm gươm cầm súng xông ra giữa trận tiền, Nguyễn Đình Chiểu tích cực cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu tính kế đánh giặc, đồng thời sáng tác những vần thơ cháy bỏng tâm hồn để khích lệ tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm của nhân dân Gia Định mất, ông chạy về Cần Giuộc Cần Giuộc mất, ông chạy về Ba Tri (Bến Tre) Rồi cả Nam kì lục tỉnh đều lọt vào tay giặc, nỗi đau dồn lên đầu ngọn bút và tấm lòng vẫn sáng tựa gương, nhà thơ mù đất Đồng Nai đã nêu cao tấm gương kiên trung, bất khuất trước kẻ thù Mọi sự đe dọa, mọi thủ đoạn dụ dỗ mua chuộc bằng tiền tài, đất đai, danh vọng của thực dân đều không lung lạc được ý chí Nguyễn Đình Chiểu Dẫu “thua cuộc rồi”, Nguyễn Đình Chiểu “lưng vẫn thẳng, đầu vẫn cao, ngay kẻ thù cũng phải kính nể” (Trần Văn Giàu) Ông vẫn tiếp tục chiến đấu bằng ngòi bút cho đến hơi thở cuối cùng
Trang 39Cuộc đời, khí tiết của Nguyễn Đình Chiểu đã làm nên một sự nghiệp vẻ vang – sự nghiệp văn chương chiến đấu đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng
Sự nghiệp văn chương của ông chia làm hai giai đoạn, gắn bó chặt chẽ cuộc đời tác giả và vận mệnh dân tộc: giai đoạn trước và sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam Giai đoạn đầu là giai đoạn những năm 50 của thế
kỉ XIX Trong giai đoạn này, ngoài việc dạy học và làm thuốc, ông đã sáng
tác hai tập truyện dài là Lục Vân Tiên và Dương Từ Hà Mậu Đây là thời kì
tiếp tục hình thành và khẳng định tư tưởng yêu nước, thương dân, tư tưởng nhân nghĩa – một bộ phận của triết lí nhân sinh của ông
Trước hết phải nhắc đến tác phẩm Lục Vân Tiên Lục Vân Tiên là tác
phẩm thơ nôm đầu tiên, trong đó thông qua những mối quan hệ tích cực và tiêu cực trong gia đình và xã hội, thông qua những nhân vật lí tưởng như Lục Vân Tiên, Nguyệt Nga, Hớn Minh, Tử Trực, tiểu đồng, những người lao động giàu lòng nhân nghĩa như vợ chồng ông Ngư, ông Tiều…Nguyễn Đình Chiểu muốn khẳng định cuộc sống của con người tương thân tương ái với nhau trên
cơ sở nhân nghĩa Ngoài tư tưởng nhân nghĩa, Lục Vân Tiên là một tác phẩm
chiến đấu, thuộc một nền văn học chiến đấu của một tác giả đứng hẳn vào hàng ngũ những chiến sĩ của nhân dân đấu tranh để thực hiện lí tưởng, hoài bão nhân nghĩa công bằng của nhân dân
Văn thơ yêu nước phải kể đến Dương Từ - Hà Mậu Dương Từ - Hà
Mậu là một tác phẩm lớn toát ra một tinh thần yêu nước, căm thù giặc sâu sắc
Trước nguy cơ đổ vỡ cả nền tảng đạo đức cố hữu do ý đồ của quân thù xâm
lược, Dương Từ - Hà Mậu như là một lời kêu gọi mọi người trở về với chính
đạo, đủ tạo ra một sức mạnh chống giặc cứu nguy cho Tổ Quốc Với một tinh thần chiến đấu, yêu nước thiết tha sôi nổi, ông kêu gọi đồng báo sớm phải nhận ra kẻ thù chung của dân tộc, và nói rõ trách nhiệm, bổn phận của mọi người dân Việt Nam trước họa xâm lăng Việc chiến đấu chống giặc cứu nước
Trang 40bây giờ là ngọn lửa thử vàng cho mọi giá trị của mỗi người dân, không kể là lương hay giáo
Có thể nói tư tưởng yêu nước, căm thù giặc, quyết tâm bảo vệ từng tấc đất ngọn cỏ của quê hương được thể hiện trong suốt sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu Ở giai đoạn thứ hai – là giai đoạn phát triển cao và rực
rỡ của sự nghiệp văn chương Nguyễn Đình Chiểu, chủ nghĩa yêu nước càng được thể hiện sâu đậm hơn
Nghiên cứu thơ văn yêu nước của ông, nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại
đã đánh giá Đồ Chiểu rất cao: “Nếu trước 1858, với Lục Vân Tiên và Dương
Từ - Hà Mậu, Nguyễn Đình Chiều là nhà thơ cuối cùng của nền văn học cổ đại, thì sau 1858, với các văn tế, hịch của mình Nguyễn Đình Chiểu đã để lại cho chúng ta một khối lượng văn thơ khá phong phú, chứa chan tinh thần yêu nước, yêu nhân dân và căm thù giặc Có lẽ đây là phần thành công nhất trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Đình Chiểu Và có lẽ đây cũng là phần đóng góp quan trọng nhất vào lịch sử thơ văn yêu nước chống xâm lăng của dân tộc trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX ” [39, tr.99] Thơ văn yêu nước của
Nguyễn Đình Chiểu đã sưu tập được cho đến nay gồm ba bài văn tế: Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc (1862), Văn tế Trương Định (1864), Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh (sau 1874); 12 bài thơ Điếu Trương Định (1864); 10 bài Điếu Phan Tòng (1868), một ít bài thơ khác và cuốn Ngư Tiều y thuật vấn đáp dài
3644 câu có lẽ được sáng tác vào những năm cuối đời ông
Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu nhiệt liệt biểu dương những anh hùng nghĩa sĩ đã chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc Họ là những sĩ phu như Trương Định, vẫn nặng lòng với hai chữ “trung quân”, nhưng vì đại nghĩa của dân tộc đã dám chống lại mệnh lệnh của ông vua hèn yếu, ở lại cùng nhân dân chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, bảo vệ giang sơn gấm vóc của cha ông:
“Bởi lòng chúng chẳng nghe thiên tử chiếu, đón ngăn mấy dặm mã tiền
Theo bụng dân phải chịu tướng quân phù, gánh vác một vai khổn ngoại”
(Văn tế Trương Định)