6. Cấu trúc của luận văn
2.2.3. Phân tích kết quả khảo sát
*Về phía giáo viên:
Căn cứ vào kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy:
- Có tới 80% giáo viên (12/15 phiếu) trong khi dạy tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” chỉ quan tâm đến nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Nội dung chủ yếu mà giáo viên tập trung khai thác là bức tượng đài nghệ thuật về người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc. Về mặt nghệ thuật, người dạy tập trung tập trung vào những yếu tố làm nên sức cuốn hút mạnh mẽ của bài văn tế như: ngôn ngữ, giọng điệu, hình ảnh…
- Kết quả điều tra cũng cho thấy, giáo viên chưa chú ý tới khâu tiếp nhận tác phẩm từ góc độ phái sinh. Cũng có một số ý kiến cho rằng việc khai
thác yếu tố văn hóa trong dạy học tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là cần thiết (73,3%) nhưng lại chưa bắt tay vào thực hiện. Việc khám phá bài văn tế theo lối khép kín trong chỉnh thể nghệ thuật, chưa tạo ra sự liên thông, một gạch nối giữa thời đại của tác phẩm và thời đại của bạn đọc – học sinh sẽ khiến cho họ cảm thấy lạc lõng, lạ lẫm với tác phẩm. Và như vậy, học sinh khó mà hiểu, cảm, tri âm với những điều mà nghệ sĩ gửi gắm, kí thác.
- Có tới 60,7% giáo viên không quan tâm đến yếu tố ngoài văn bản, chưa đặt bài văn tế vào thời khắc lịch sử mà nó ra đời, chưa làm sống dậy không khí lịch sử nên không thu hút được sự chú ý của học sinh dẫn đến quá trình dạy học không hiệu quả.
- Có 86,7% giáo viên không khai thác yếu tố văn hóa trong tác phẩm. Hầu như giáo viên mới chỉ đi và phân tích các khía cạnh cùa hình tượng người nghĩa sĩ nông dân, có khẳng định tư tưởng yêu nước và tinh thần tự tôn dân tộc – một nét văn hóa cao đẹp có từ rất lâu đời trong lịch sử dựng nước và giữ nước của đất Việt nhưng giáo viên chưa khái quát lên thành một luận điểm lớn. Do đó bài dạy chưa làm khơi dậy trong học sinh tình yêu nước bất diệt – một nhiệm vụ quan trọng của môn Văn trong nhà trường phổ thông.
* Về phía học sinh:
Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả khảo sát hứng thú học tập tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, chúng tôi nhận thấy:
- Có sự phân hóa rõ rệt giữa hai ban tự nhiên và xã hội:
+ Ở đối tượng lớp 11A3 (ban xã hội) có 57,7% học sinh hứng thú khi học bài văn tế. Như vậy, ở ban xã hội do các em có chút ít khả năng văn chương, có thiên hướng rõ ràng trong học tập, nên số lượng ý kiến trả lời “có” yêu thích học tác phẩm chiếm tỷ lệ lớn hơn ban tự nhiên. Tuy nhiên, cũng phải thấy một thực trạng đáng buồn là số lượng học sinh hứng thú khi học tác phẩm cũng chỉ chiếm hơn một nửa.
tự nhiên, không chú trọng môn Văn nên số lượng ý kiến không yêu thích tác phẩm chiếm tỷ lệ lớn (60%). Những lí do cản trở hứng thú học tập được đưa ra nhiều nhất vẫn là sự chênh lệch quá xa về thời gian, về quan niệm văn chương mỗi thời, về rào cản thể loại, ngôn ngữ…Nếu giáo viên không cắt nghĩa, lý giải cho các em, đặc biệt lại không chú ý đến nội dung văn hóa trong tác phẩm, học sinh sẽ không thể có được cách tiếp cận tác phẩm một cách khoa học, chính xác và hợp lý. Đây là cũng là khó khăn của việc dạy và học bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” cũng như khó khăn chung của việc giảng dạy văn học cổ ở nhà trường phổ thông.
- Ngoài ra, qua khảo sát chúng tôi còn thấy có một tồn tại chung là các em rất ngại đọc tác phẩm. Tỷ lệ học sinh đọc tác phẩm một lần là rất lớn. Lớp 11A1: 60%, lớp 11A3: 48,1%. Ngay trong số đọc một lần ấy cũng không tránh khỏi việc các em đọc tác phẩm một cách hời hợt, thiếu nghiêm túc; đọc chỉ cho đủ thông tin cơ bản để trả lời câu hỏi soạn văn hoặc khi thầy cô vấn đáp trên lớp. Tỷ lệ học sinh đọc tác phẩm từ 3 lần trở lên là rất ít (11A3 là 13,4%), thậm chí ở ban tự nhiên là không có. Chính vì đọc tác phẩm chưa kĩ cho nên các em chưa hiểu bài văn tế một cách thấu đáo, do đó không cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm. Từ đó dẫn đến thực trạng dạy và học không đạt hiệu quả cao.
Những nhận xét bước đầu nêu trên cho thấy một phần thực trạng của việc dạy và học tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu trong nhà trường phổ thông. Qua đó sẽ giúp chúng ta hiểu thêm tình hình dạy học hiện nay, từ đó có những giải pháp thích hợp khắc phục những vấn đề tồn tại trên.