0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ văn hóa

Một phần của tài liệu TIẾP CẬN HỆ THỐNG THEO HƯỚNG VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (NGỮ VĂN 11-TẬP 1 (Trang 34 -123 )

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. Tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ văn hóa

1.2.3.1. Tiếp cận văn hóa

Văn hóa tồn tại và ảnh hưởng tới cuộc sống của con người từ bao đời nay, nhưng thuật ngữ “Văn hóa học” thì mới được hình thành và phát triển ở thế kỉ XX. Thuật ngữ văn hóa học mới xuất hiện [tiếng Anh: Culturology], với nghĩa là khoa học nghiên cứu về văn hóa. Hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa, con người ngày càng nhận ra vai trò quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển mọi mặt của xã hội loài người. Văn hóa và văn học có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, tiếp cận văn hóa là một hướng tiếp cận quan trọng giúp chúng ta khám phá ra nhiều vẻ đẹp của tác phẩm văn chương.

Mặt khác, việc dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông hiện nay không chỉ nhằm giúp các em lĩnh hội được các tri thức về văn học (như nghệ thuật ngôn từ, phong cách và cá tính sáng tạo của nhà văn, thi pháp thể loại…) mà cao hơn nữa phải cho học sinh hiểu và cảm nhận được giá trị văn hóa trong hình tượng nghệ thuật, truyền thống văn hóa tốt đẹp của cha ông ta từ bao đời nay. Từ đó mở ra cách tiếp cận mới, đồng thời giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách.

Tiếp cận văn hóa là một hướng đi mới và hiệu quả trong việc khai thác tác phẩm văn chương dưới góc độ văn hóa. Do đó, việc bổ sung thêm hướng

tiếp cận này trong dạy học tác phẩm văn chương sẽ làm giờ học không những đạt hiệu quả cao mà thực sự hay, hấp dẫn và lôi cuốn các em học sinh. Tuy nhiên, văn học là văn học, chúng ta không thể biến tất cả văn học thành văn hóa và ngược lại. Tiếp cận văn hóa trong dạy học tác phẩm văn chương nhằm mục đích kiếm tìm những vẻ đẹp vẻ đẹp văn hóa, giá trị văn hóa của tác phẩm chứ không phải biến giờ dạy học thành giờ học về văn hóa. Có thể hiểu tiếp cận văn hóa như một con đường hiệu lực để khám phá tác phẩm văn chương thêm một phương diện nữa (phương diện văn hóa) bên cạnh phương diện văn học – một phương diện mà lâu nay trong dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông chúng ta luôn đề cập tới. Tiếp cận văn hóa không đi chệch mục tiêu tiếp cận tác phẩm văn chương dưới góc độ văn học mà là sự hỗ trợ, bổ sung cần thiết để việc tiếp nhận tác phẩm được trọn vẹn đầy đủ ý nghĩa hơn.

1.2.3.2.Nghiên cứu văn học theo hướng tiếp cận văn hóa ở Việt Nam

Một trong những người khởi xướng cho xu hướng tiếp cận văn học bằng văn hóa học là giáo sư văn học người Nga thuộc Đại học Saransk – Mikhail M.Bakhtin. Năm 1940 Bakhtin đã viết một công trình để rồi đến năm 1965 nó mới được xuất bản “Sáng tác của Francois Rabelais với văn hóa dân gian thời trung đại và phục hưng”.Trong công trình này, lần đầu tiên M. Bakhtin đã đưa cái nhìn văn hóa để phân tích và lý giải tác phẩm của nhà văn Phục Hưng Pháp Rabelais [dẫn theo 7].

Ở Việt Nam, phương pháp nghiên cứu văn học theo hướng tiếp cận văn hóa được manh nha gần như cùng thời điểm với Bakhtin. Năm 1945, trong công trình nghiên cứu “Kinh thi Việt Nam”, nhà nghiên cứu Trương Tửu đã viết: “Cái óc Việt Nam lúc nào cũng có cái hình tục tĩu kia ám ảnh. Đến nỗi hình ấy đã thành cái khuôn, bao nhiêu ngoại vật đều chiếu qua nó, rồi mới được vào trong đầu. Có thể nói người Việt Nam trông sự vật, tả sự vật bằng

cái giống” . Trương Tửu đã dùng văn hóa đã cắt nghĩa văn học, ông giải thích:

“Có lẽ đó là di tích của một tôm giáo tự nhiên đã mất, lấy việc thờ phụng sự sinh đẻ làm nghi lễ” [7, tr.22].

Năm 1968, nhà Việt Nam học người Nga N. Niculin dựa trên kết quả nghiên cứu của Bakhtin về Rabelais, cũng đã so sánh sự xâm nhập của văn hóa dân gian Việt Nam vào thơ Hồ Xuân Hương giống như sự xâm nhập của văn hóa dân gian Pháp vào sáng tác của Rabelais.

Năm 1995, cuốn “Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại” của tác giả Trần Đình Hượu đã khảo sát văn hóa lịch sử, đặc biệt là Nho giáo, để giải quyết một số vấn đề của văn học.

Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương với hai cuốn sách “Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam” và “Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung”, ông đã làm một cuộc khảo sát về mặt văn hóa đối với bức tranh văn học thời trung đại.

Năm 2003, nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn cho xuất bản cuốn sách “Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa”. Trong cuốn sách này, Trần Nho Thìn đã khẳng định: “người viết chọn góc độ văn hóa để quan sát và giải thích các hiện tượng văn học”.

Gần đây nhất tháng 1/2008, PGS Lê Nguyên Cẩn công bố công trình “Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa”. Ở tác phẩm này, tác giả đã chỉ ra cơ sở của việc tiếp cận văn học. “Chúng tôi tiếp cận tác phẩm từ hệ thống các biểu tượng văn hóa” [5, tr.9]. Theo tác giả, “Tính văn hóa trong tác phẩm văn học thể hiện trước hết qua cách nhìn nghệ thuật mang tính dân tộc về con người và cuộc đời, qua quan niệm ứng xử thẩm mĩ mang đặc trưng và phù hợp với chuẩn mực đời sống tâm lí đạo đức của truyền thống dân tộc…qua cách thức xây dựng nhân vật, xây dựng cốt truyện, cách thức mô hình hóa hoặc điển hình hóa…hệ thống các hình ảnh biểu trưng các mẫu đề…”[5, tr.23]. Qua tư tưởng này, chúng ta nhận ra những vấn đề cơ bản, các cấp độ của nghiên cứu văn học tiếp cận văn hóa.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG DẠY HỌC

TÁC PHẨM VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC TRONG

NHÀ TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2.1. Vai trò, vị trí của Nguyễn Đình Chiểu và “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”

trong nền văn ho ̣c dân tô ̣c

2.1.1. Nguyễn Đình Chiểu nhà thơ của lòng yêu nước sâu sắc

Không phải đến Nguyễn Đình Chiểu, truyền thống yêu nước mới được bộc lộ và thể hiện sâu sắc. Có thể khẳng định rằng: chủ nghĩa yêu nước, lòng tự hào về nền văn hiến lâu đời của dân tộc đã ăn sâu gốc rễ trong lịch sử nước nhà cũng như trong dòng chảy bất tận của văn học. Từ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt tiếng vọng khẳng định chủ quyền đã vang lên thật mạnh mẽ:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

(Nam quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt)

Đến Nguyễn Trãi, tinh thần tự tôn dân tộc, khẳng định chủ quyền đất nước cũng đẹp đẽ vô cùng:

Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần, bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu khác nhau

Nhưng hào kiệt đời nào cũng có

Trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trải qua biết bao binh biến thăng trầm, chủ nghĩa yêu nước, tư tưởng tự tôn dân tộc và ý thức bảo vệ Tổ quốc luôn thường trực trong mỗi người con đất Việt. Từ Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi…và đến cả chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong công cuộc chống Pháp và chống Mỹ cứu nước sau này đều một lòng khẳng định tiếng nói bất diệt đó “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước nhất định không chịu làm nô lệ ”, “Dù có đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập tự do”…Bấy nhiêu thôi cũng đủ để khẳng định bản lĩnh văn hóa người Việt trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước.

Cũng không nằm ngoài truyền thống văn hóa tư tưởng ấy, Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) là một tấm gương sáng chói về tinh thần làm việc kiên cường và khí tiết yêu nước bất khuất. Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là cuộc đời của một người yêu nước chân chính.

Khi thực dân Pháp đánh vào Gia Định (1859), trong lúc quan tướng triều đình hoảng hốt chạy dài, Nguyễn Đình Chiểu đã ngay lập tức cùng nhân dân và các sĩ phu yêu nước chiến đấu để bảo vệ từng tấc đất của cha ông. Không thể trực tiếp cầm gươm cầm súng xông ra giữa trận tiền, Nguyễn Đình Chiểu tích cực cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu tính kế đánh giặc, đồng thời sáng tác những vần thơ cháy bỏng tâm hồn để khích lệ tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm của nhân dân. Gia Định mất, ông chạy về Cần Giuộc. Cần Giuộc mất, ông chạy về Ba Tri (Bến Tre). Rồi cả Nam kì lục tỉnh đều lọt vào tay giặc, nỗi đau dồn lên đầu ngọn bút và tấm lòng vẫn sáng tựa gương, nhà thơ mù đất Đồng Nai đã nêu cao tấm gương kiên trung, bất khuất trước kẻ thù. Mọi sự đe dọa, mọi thủ đoạn dụ dỗ mua chuộc bằng tiền tài, đất đai, danh vọng của thực dân đều không lung lạc được ý chí Nguyễn Đình Chiểu. Dẫu “thua cuộc rồi”, Nguyễn Đình Chiểu “lưng vẫn thẳng, đầu vẫn cao, ngay kẻ thù cũng phải kính nể” (Trần Văn Giàu). Ông vẫn tiếp tục chiến đấu bằng ngòi bút cho đến hơi thở cuối cùng.

Cuộc đời, khí tiết của Nguyễn Đình Chiểu đã làm nên một sự nghiệp vẻ vang – sự nghiệp văn chương chiến đấu đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng.

Sự nghiệp văn chương của ông chia làm hai giai đoạn, gắn bó chặt chẽ cuộc đời tác giả và vận mệnh dân tộc: giai đoạn trước và sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam. Giai đoạn đầu là giai đoạn những năm 50 của thế kỉ XIX. Trong giai đoạn này, ngoài việc dạy học và làm thuốc, ông đã sáng tác hai tập truyện dài là Lục Vân Tiên Dương Từ Hà Mậu. Đây là thời kì tiếp tục hình thành và khẳng định tư tưởng yêu nước, thương dân, tư tưởng nhân nghĩa – một bộ phận của triết lí nhân sinh của ông.

Trước hết phải nhắc đến tác phẩm Lục Vân Tiên. Lục Vân Tiên là tác phẩm thơ nôm đầu tiên, trong đó thông qua những mối quan hệ tích cực và tiêu cực trong gia đình và xã hội, thông qua những nhân vật lí tưởng như Lục Vân Tiên, Nguyệt Nga, Hớn Minh, Tử Trực, tiểu đồng, những người lao động giàu lòng nhân nghĩa như vợ chồng ông Ngư, ông Tiều…Nguyễn Đình Chiểu muốn khẳng định cuộc sống của con người tương thân tương ái với nhau trên cơ sở nhân nghĩa. Ngoài tư tưởng nhân nghĩa, Lục Vân Tiên là một tác phẩm chiến đấu, thuộc một nền văn học chiến đấu của một tác giả đứng hẳn vào hàng ngũ những chiến sĩ của nhân dân đấu tranh để thực hiện lí tưởng, hoài bão nhân nghĩa công bằng của nhân dân.

Văn thơ yêu nước phải kể đến Dương Từ - Hà Mậu. Dương Từ - Hà Mậu là một tác phẩm lớn toát ra một tinh thần yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. Trước nguy cơ đổ vỡ cả nền tảng đạo đức cố hữu do ý đồ của quân thù xâm lược, Dương Từ - Hà Mậu như là một lời kêu gọi mọi người trở về với chính đạo, đủ tạo ra một sức mạnh chống giặc cứu nguy cho Tổ Quốc. Với một tinh thần chiến đấu, yêu nước thiết tha sôi nổi, ông kêu gọi đồng báo sớm phải nhận ra kẻ thù chung của dân tộc, và nói rõ trách nhiệm, bổn phận của mọi người dân Việt Nam trước họa xâm lăng. Việc chiến đấu chống giặc cứu nước

bây giờ là ngọn lửa thử vàng cho mọi giá trị của mỗi người dân, không kể là lương hay giáo.

Có thể nói tư tưởng yêu nước, căm thù giặc, quyết tâm bảo vệ từng tấc đất ngọn cỏ của quê hương được thể hiện trong suốt sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Ở giai đoạn thứ hai – là giai đoạn phát triển cao và rực rỡ của sự nghiệp văn chương Nguyễn Đình Chiểu, chủ nghĩa yêu nước càng được thể hiện sâu đậm hơn.

Nghiên cứu thơ văn yêu nước của ông, nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại đã đánh giá Đồ Chiểu rất cao: “Nếu trước 1858, với Lục Vân Tiên và Dương Từ - Hà Mậu, Nguyễn Đình Chiều là nhà thơ cuối cùng của nền văn học cổ đại, thì sau 1858, với các văn tế, hịch của mình...Nguyễn Đình Chiểu đã để lại cho chúng ta một khối lượng văn thơ khá phong phú, chứa chan tinh thần yêu nước, yêu nhân dân và căm thù giặc. Có lẽ đây là phần thành công nhất trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Đình Chiểu. Và có lẽ đây cũng là phần đóng góp quan trọng nhất vào lịch sử thơ văn yêu nước chống xâm lăng của

dân tộc trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX ” [39, tr.99]. Thơ văn yêu nước của

Nguyễn Đình Chiểu đã sưu tập được cho đến nay gồm ba bài văn tế: Văn tế

nghĩa sĩ Cần Giuộc (1862), Văn tế Trương Định (1864), Văn tế nghĩa sĩ trận

vong lục tỉnh (sau 1874); 12 bài thơ Điếu Trương Định (1864); 10 bài Điếu

Phan Tòng (1868), một ít bài thơ khác và cuốn Ngư Tiều y thuật vấn đáp dài

3644 câu có lẽ được sáng tác vào những năm cuối đời ông.

Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu nhiệt liệt biểu dương những anh hùng nghĩa sĩ đã chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc. Họ là những sĩ phu như Trương Định, vẫn nặng lòng với hai chữ “trung quân”, nhưng vì đại nghĩa của dân tộc đã dám chống lại mệnh lệnh của ông vua hèn yếu, ở lại cùng nhân dân chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, bảo vệ giang sơn gấm vóc của cha ông:

Bởi lòng chúng chẳng nghe thiên tử chiếu, đón ngăn mấy dặm mã tiền

Theo bụng dân phải chịu tướng quân phù, gánh vác một vai khổn ngoại”

Họ là những người như Phan Tòng, trên đầu trắng vành khăn tang mẹ, vấn dẹp tình riêng cầm quân đánh giặc, để lại gương sáng nghìn thu:

Cơm áo đền bồi ơn đất nước

Râu mày giữ vẹn phận tôi con Tinh thần hai chữ phau sương tuyết

Khí phách nghìn thu rỡ núi non

(Thơ điếu Phan Tòng)

Họ cũng là những người nông dân nghèo khổ, suốt đời “côi cút làm ăn”, nhưng khi quân giặc đến cướp phá “tấc đất ngọn rau”, “bát cơm manh áo” thì họ nhất tề đứng dậy, chiến đấu anh dũng, sẵn sàng đem máu xương để tô thắm lịch sử anh hùng của dân tộc. Chỉ một manh áo vải, một cây gậy tầm vông, một lưỡi dao phay, một bó rơm con cúi, họ đã tự nguyện xung vào đội quân chiến đấu:

Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục, đạp rào lướt tới, coi

giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông

vào, liều mình như chẳng có”.

Tấm gương hi sinh của họ đã làm rạng ngời một lẽ sống cao đẹp của thời đại:

Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại

thêm buồn; sống làm chi ở lĩnh mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ.

Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà

chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ”.

(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

Nguyễn Đình Chiểu khóc thương họ bằng những giọt “nước mắt anh hùng lau chẳng ráo”, dựng cho họ một tượng đài bất tử trong văn chương

một trận khói tan ngàn năm tiết rỡ”, kích thích chí phục thù cứu nước của cả

Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh,

muôn kiếp nguyện được trả thù kia…

(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

Khi cuộc chiến đấu bằng gươm súng đã buộc phải tạm ngưng, trong thơ Nguyễn Đình Chiểu đã ngời sáng hình ảnh Kì Nhân Sư, ông thầy thuốc giỏi đã tự xông mắt cho mù để khỏi phải cộng tác với giặc, để biểu thị tấm lòng kiên trung bất khuất của mình:

Sự đời thà khuất đôi tròng thịt

Lòng đạo xin tròn một tấm gương

(Ngư Tiều y thuật vấn đáp)

Hình ảnh Kì Nhân Sư phần nào cũng là hình ảnh nhà yêu nước Đồ Chiều trong những ngày cuối đời, dẫu không thể làm gì để cứu vãn đất nước

Một phần của tài liệu TIẾP CẬN HỆ THỐNG THEO HƯỚNG VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (NGỮ VĂN 11-TẬP 1 (Trang 34 -123 )

×