6. Cấu trúc của luận văn
3.2. Truyền thống văn hóa dân tộc thể hiện trong “Văn tế nghĩa sĩ
3.2.1. Thể loại văn tế
Theo sách giáo khoa Ngữ Văn 11: “Văn tế là một loại văn thường gắn với phong tục tang lễ, nhằm bày tỏ lòng tiếc thương đối với người đã mất” [3, tr.60]. Văn tế thường có hai nội dung cơ bàn: kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người đã khuất và bày tỏ nỗi đau thương của người sống trong giờ phút vĩnh biệt.
Văn tế là một thể loại trữ tình khá phổ biến trong văn học trung đại, vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam. Văn tế thường được dùng trong các dịp tang ma phúng điếu, người đứng tế không nhất thiết phải là tác giả.
Mặc dù có nguồn gốc từ Trung Quốc, song ở Trung Quốc văn tế không phát triển thành một thể văn quan trọng. Nó dường như an phận, chỉ thực hiện vẹn tròn chức năng như một văn bản không thể thiếu được gắn với phong tục tang lễ. Sang Việt Nam văn tế trở thành một thể tài đặc sắc với nhiều tác
phẩm có giá trị văn học cao của các tác giả tên tuổi. Không như những thể loại cùng “di cư” từ Trung Hoa sang như: thơ, phú, hịch...văn tế Việt Nam ngay từ buổi đầu đã mang đậm bản sắc riêng so với thể loại văn tế ở cái nôi hình thành. Nếu ở bản địa, văn tế có sự phân chia khá phức tạp, chồng chéo (thành điếu văn, tế văn, ai từ, lỗi) thì vào Việt Nam nó kiêm luôn cả lỗi (Lỗi là bài văn chuyên kể công đức người đã chết), điếu (điếu văn là văn viếng người chết), ai từ (là loại văn ai điếu người chết), tế. Nó cũng xa lạ với sự kiểu cách, khuôn phép lễ nghi, thực sự dân chủ, gần gũi với con người và cuộc sống thực tại, bao dung tất cả mọi kiếp nhân sinh thiệt phận trong khả năng phản ánh, trở thành một phương tiện hữu hiệu bày tỏ niềm tiếc thương đối với người đã mất, không phân biệt trên dưới, sang hèn, thân sơ. Văn tế Việt Nam có đủ loại: văn tế vua, văn tế trung thần, hào kiệt, văn tế chị, tế vợ, tế con, tế thập loại chúng sinh...thậm chí tế cả đồ vật, tế búi tóc, tế chế độ bảo hộ...Ngoài văn tế trang nghiêm còn có văn tế trào phúng rất độc đáo như “Văn tế sống vợ” của Trần Tế Xương, “Văn tế Rivie” của Nguyễn Khuyến. Góp mặt trong đại gia đình thể loại văn học dân tộc, văn tế không phải là một món quà hảo tâm của văn hóa Trung Quốc gửi tặng, mà đó thực sự là thành quả tiếp thu, lựa chọn đầy thông minh và sáng tạo của cha ông ta trên hành trình nỗ lực phát triển và làm giàu có kho tàng văn học dân tộc.
Trên cơ sở tiếp thu từ Trung Quốc trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa, vào Việt Nam văn tế trở thành một thể loại đặc sắc, một phương tiện nghệ thuật hữu hiệu không chỉ bộc lộ tình cảm riêng tư mà còn trở thành công cụ đấu tranh sắc bén, phản ánh tư tưởng, tình cảm lớn của dân tộc và thời đại. Là một nhà văn có tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc sâu sắc, Nguyễn Đình Chiểu đã vận dụng một cách sáng tạo và đầy tài hoa thể loại văn tế để tạo nên áng văn chương bất hủ cho muôn đời “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.Với “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, Nguyễn Đình Chiểu đã giải phóng tiềm năng sáng tạo to lớn của thể loại, đưa văn tế phát triển lên đỉnh cao mới trong kho tàng văn
học dân tộc, trở thành một thể loại đặc trưng của nền văn hóa Việt.
Sáng tạo, đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu làm giàu có thêm văn hóa dân tộc, chủ yếu trên các phương diện chính:
Thứ nhất, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” đã mở rộng tầm phản ánh của thể loại cũng là vươn tới chiếm lĩnh tầm thước biểu cảm rộng lớn trong không gian, thời gian, trong lịch sử, trong số phận con người và số phận dân tộc. Như ta đã biết, trước đó đối tượng của các bài văn tế thường là các bậc vua chúa, đấng quân vương:
Nghe trước có đấng vương Thang, Võ Công nghiệp nhiều tuổi thọ thêm cao Mà nay áo vải cờ đào
Giúp dân xây dựng biết bao công trình
(Khóc vua Quang Trung – Lê Ngọc Hân) Hoặc các trang nam nhi tuấn kiệt, những võ tướng khanh hầu như “Văn tế Võ Chánh, Ngô Tùng Châu” của Đặng Đức Siêu hay “Văn tế Phan Chu Trinh” của nhà chí sĩ Phan Bội Châu:
Nhớ tiên sinh xưa Tú dục Nam châu Linh chung đà hải
Nghiệp thừa gia cung kiếm cũng pha đường Nền tác thánh thi thư từng thuộc lối
(Văn tế Phan Chu Trinh)
Nữ nhi thường tình thì cũng phải là một vị công chúa hay ít nhất cũng phải là tiểu thư lá ngọc cành vàng:
Thương hại thay! Hoa có một cành, tuyết có một quãng, nguyệt có một vừng, mây có một đóa
(Văn tế Trương Quỳnh Như – Phạm Thái) Có lẽ những đối tượng của văn tế như trên ít nhiều tạo ra sự ngăn cách
giữa một bên là những người thuộc tầng lớp quý tộc – bề trên và một bên là đối tượng tiếp nhận bài văn tế - quảng đại quần chúng. Do đó nó thực sự chưa đi sâu vào trong lòng quần chúng mà vẫn còn một khoảng cách khá dài.
Với “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, lần đầu tiên người ta thấy xuất hiện ở văn tế một đối tượng mới mẻ. Không phải “trang”, “đấng”, “bậc” bề trên chói lòa trong ánh hào quang rực rỡ, uy nghi, muôn hồng nghìn tía mà là những người chân đất áo vải bình dị, ở bậc thang thấp nhất cùa xã hội. Cũng không phải là những con người sinh ra đã mang chí vá trời, tài cao đức trọng, lẫy lừng thiên hạ mà là những kẻ vô danh, cũng từng phấp phỏng lo sợ khi nghe tin giặc, cũng đã từng trông chờ sự cứu giúp của triều đình. Những lời văn tế rớm máu nhưng cũng tràn đầy hào khí viết ra để hướng tới một đối tượng mới mẻ: những con người chân chất, bình dị như bấy lâu nay ta vẫn gặp đâu đó nơi miệt vườn, đồng ruộng, thôn ấp...đã quả cảm đứng lên đánh giặc cứu nước.
Thứ hai, bên cạnh việc mở rộng đối tượng phản ánh, Nguyễn Đình Chiểu tiến gần hơn đến với nhân dân bằng chính cảm xúc chân thành và cảm động không chỉ của một nhà thơ mà còn là tình cảm của một người đã sống trong lòng nhân dân. Khác với các bài văn tế truyền thống thường xuất phát từ tình cảm riêng tư. Quan hệ giữa người đứng tế và người được tế thường là quan hệ vua tôi, bạn hữu, cha con, chồng vợ, chị em hay người yêu với người yêu như “Văn tế Trương Quỳnh Như” của Phạm Thái. Sự đóng khung trong tình cảm thuần túy cá nhân ấy cũng hạn chế không ít tới sự đồng cảm của tác giả trong tư cách là cái tôi trữ tình với nhiều trái tim độc giả. Với Nguyễn Đình Chiểu, quan hệ ấy tuy không phải là quan hệ máu mủ, ruột rà nhưng nó cũng chứa đựng biết bao thân tình, nhân nghĩa của một nhà thơ, một thầy thuốc trong lòng nhân dân Nam Bộ. Hơn nữa, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” không phải là tiếng khóc của một cá nhân với một cá nhân mà cao hơn nó là tiếng khóc của cả một dân tộc trong thời đại đau thương và anh dũng.
dung ra những người dân bình dị, vô danh đứng dậy báo thù cho sông núi mà “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” còn lắng sâu biết bao tâm sự, chứa đựng biết bao giá trị văn hóa cao đẹp của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa: sục sôi lòng căm thù giặc, thắm thiết tình cảm đồng bào, văng vẳng hào hùng tiếng đồng vọng của chiến công cha ông một thuở, sâu lắng những trầm tư về đất nước giang sơn, thức dậy trong tâm hồn người đọc những tình cảm cao quý. Bên cạnh đó, bài văn tế của Nguyễn Đình Chiểu không làm cho người đọc chìm sâu trong nỗi tiếc thương bi lụy mà nó như hồi trống thúc giục, truyền cho những người con đất Việt có thêm tinh thần, sức mạnh để chiến đấu và bảo bệ từng tấc đất ngọn cỏ của quê hương. Nguyễn Đình Chiểu đã phát hiện ra từ trong mất mát sức mạnh của sự sống, ý nghĩa cao đẹp của một thái độ sống biết hi sinh. Sự chuyển hóa biện chứng từ cái chết sang sự sống, từ bi thương đau đớn đến cảm phục tự hào của dòng văn ai vãn đã tạo được sự tâm đắc, đồng cảm rất mực chân thành nơi độc giả. Từ khoảnh khắc của cái chết, bài văn tế đã mở ra cái vĩnh cửu của sự sinh thành vì cái chết gắn liền với cuộc chuyển biến vĩ đại của toàn dân tộc.
Với những sáng tạo và cách tân độc đáo, “văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” đã đạt đến nghệ thuật cổ điển của thể loại, đưa văn tế từ một thể loại du nhập từ nước láng giềng Trung Hoa, trở thành một phần của kho tàng văn học dân tộc. Cũng như ca dao, tục ngữ, giờ đây văn tế đã đi sâu vào trong đời sống của quần chúng nhân dân, gắn bó khăng khít trong đời sống văn hóa của người Việt, trở thành một thể loại thân thuộc không thể tách rời trong phong tục tang lễ của Việt Nam.
3.2.2. Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ
“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một đỉnh cao của thể loại văn tế trong nền văn học nước nhà, là “một trong những bài văn hay nhất của chúng ta” (Hoài Thanh). Phải đến Nguyễn Đình Chiểu, thể loại văn tế mới đi sâu rộng vào trong đời sống của nhân dân lao động, trở thành một phần không
thể thiếu trong phong tục tang lễ của người Việt. Và cũng phải đến Nguyễn Đình Chiểu, bức tượng đài về người nghĩa sĩ nông dân mới được dựng lên đẹp và vĩ đại đến vậy. Khắc họa hình tượng người nông dân nghĩa sĩ, nhà thơ mù đất Đồng Nai cũng muốn khẳng định vẻ đẹp trong truyền thống văn hóa của người dân Việt Nam. Đó chính là truyền thống yêu nước, lòng tự tôn dân tộc và tư tưởng “chết vinh còn hơn sống nhục” được lưu giữ từ hàng ngàn đời nay.
Người nông dân nghĩa sĩ là hình tượng trung tâm của tác phẩm. Họ là một tập thể được Nguyễn Đình Chiểu tạc vào lịch sử bằng tất cả tình cảm tiếc thương, kính trọng, cảm phục của nhân dân. Đó cũng là một bức phù điêu chạm nổi vừa cảm động vừa hào hùng qua thế giới ngôn từ.
Mở đầu bài văn tế, Nguyễn Đình Chiểu đã cất lên tiếng than lay động lòng người:
“Hỡi ôi!
Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ”
Âm vang tiếng súng gợi lên cơn tao loạn của đất nước một thời, làm nổi lên một vấn đề trung tâm của thời đại: sự đối lập giữa “giặc và dân”, giặc gắn với súng biểu tượng của tàn bạo. Súng ở đây được thể hiện với tất cả sự tàn bạo cao nhất “súng giặc đất rền”. Dân gắn với tấm lòng, tấm lòng này cũng bộc lộ ở mức cao nhất, sáng rực cả đất trời: “lòng dân trời tỏ”. Lời văn mở đầu đã thể hiện được cái dữ dội của chiến tranh, đặt ngay hình tượng người nghĩa sĩ vào thử thách lớn của lịch sử. Vận nước là thước đo lòng người.
Sau lung khởi là phần thích thực. Thích thực là hồi tưởng cuộc đời người đã khuất, cho phép tác giả ngược dòng thời gian để truy tìm nguồn gốc của hình tượng. ở đây có một bất ngờ. Gánh vác vận mệnh dân tộc lúc này không phải là những “đấng, bậc” mà là những con người rất đỗi hiền lành: “cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó”. Họ vốn là những người nông dân, cả đời gắn bó với mảnh ruộng, với những công việc thường nhật: “việc cuốc, việc
cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm”. Họ hoàn toàn xa lạ với việc nhà binh như “tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó”. Sự đối lập qua kết cấu câu văn “chưa quen...đâu tới...chỉ biết”, “quen làm...chưa từng”, càng nhấn mạnh nguồn gốc nông dân của họ.
Khi thực dân Pháp xâm lược, người nông dân lam lũ, cần mẫn đến tội nghiệp ấy, kì lạ thay bỗng trở thành người lính can trường. Phía sau dáng vóc âm thầm, lặng lẽ ấy vẫn là dòng máu nóng của con Lạc cháu Hồng chảy trong huyết quản. Chính ý thức dân tộc, tình cảm yêu nước, lòng quả cảm trở thành một nguồn sức mạnh thúc đẩy quá trình chuyển biến về tư tưởng người nông dân. Đây cũng là một nét văn hóa cao đẹp của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài bốn nghìn năm lịch sử.
Đất nước bị xâm lăng, lòng căm thù của người nông dân thức dậy mạnh mẽ và quyết liệt:
“Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”
“Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống
khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”
Nguyễn Đình Chiểu đã bước ra khỏi lâu đài của ngôn từ bác học để tới túp lều cỏ của ngôn ngữ bình dân, dùng lối nói của nông dân để phô hết lòng căm thù của nông dân một cách hồn nhiên nhưng vẫn mãnh liệt sâu sắc. Cách so sánh “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ” thể hiện thái độ căm ghét tột độ, không thể khoan nhượng đối với kẻ thù. Sự đối lập màu sắc gay gắt “trắng lốp, đen sì”, mùi vị khó chịu “mùi tinh chiên vấy vá” gây nhức nhối căm hận cho con người. Đặc biệt là thái độ “muốn ăn gan, muốn cắn cổ” đúng với bản chất của người nông dân mộc mạc, bộc trực nhưng rất mạnh mẽ, dứt khoát.
Người nông dân ra trận không phải do bột phát, không phải do cơn phấn khích ngẫu hứng mà là do nhận thức sâu xa, đẹp đẽ về Tổ quốc:
“Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật
nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó”
đã thể hiện được niềm tự hào sâu sắc nền văn hiến lâu đời của dân tộc, khẳng định chủ quyền của đất nước. Kích cỡ của hình ảnh cũng là kích cỡ của tấm lòng ngưỡng vọng, tự hào sâu sắc của người lính dành cho Tổ quốc mình. Lòng yêu nước, tự hào dân tộc chính là sự thôi thúc bên trong dẫn đến tinh thần tự nguyện xả thân vì nghĩa – nét đẹp cảm động nhất ở những người lính:
“Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn
ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”
Câu văn khẳng định được sự chuyển biến lớn lao về tư tưởng của người nông dân. Họ ý thức được trách nhiệm bản thân trước vận mệnh của đất nước. Đó chính là ý thức công dân – nét văn hóa cần có ở mỗi người. Đó cũng chính là quan niệm “chết vinh còn hơn sống nhục” của cha ông ta từ bao đời nay.
Vẻ đẹp của người nông dân nghĩa sĩ cũng như truyền thống văn hóa dân tộc càng được thể hiện rõ nét ở những câu tiếp theo. Với những công văn hào hùng, ào ào không khí trận mạc, tác giả đã khắc họa thành công bức tranh chiến trận ngút trời hào khí, nổi bật trong bức tranh ấy vẫn là hình ảnh người lính – nông dân giản dị mà anh hùng. Chúng ta tưởng thấy trước mắt mình không khí khẩn trương, sôi nổi, quyết liệt, đầy hào hứng của những con người xông trận lập công. “chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục” mà nghe như có âm vang dồn dập khích lệ của tiếng trống trận xưa. Có lẽ đó là tiếng trống trận bật ra từ vô vàn những trái tim yêu nước thương nòi, căm thù giặc đến độ sục sôi nhức nhối. Âm thanh của tiếng “đạn nhỏ đạn to, tàu sắt tàu đồng súng nổ” cũng không mảy may cản bước chân chiến đấu của họ. Trung tâm của bức tranh là hình tượng người nghĩa sĩ nông dân với vũ khí trang bị rất thô sơ. Trong tay họ chỉ là những vật dụng hàng ngày gắn bó với cuộc sống lao động. Họ vào trận bằng “manh áo vải”, bằng ngọn “tầm vông”, bằng