Từ phía người học

Một phần của tài liệu Tiếp cận hệ thống theo hướng văn hóa trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Ngữ văn 11-Tập 1 (Trang 54 - 56)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Từ phía người học

* Khách quan:

Trong điều kiện nhịp độ phát triển của xã hội ngày càng mau lẹ, sự bùng nổ thông tin đại chúng, nhu cầu thẩm mĩ văn học và đặc điểm tư duy của học sinh đã thay đổi rất nhiều. Khoảng cách thời gian khiến cho không chỉ “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” mà nhiều thiên cổ hùng văn hay những áng văn kiệt tác của những thiên tài dân tộc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du vẫn chỉ là những văn bản chết với học sinh ngày nay.

Giữa văn hóa ngoài xã hội với văn học trong nhà trường, nội dung văn học với tâm lí học sinh có một khoảng cách khá xa. “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” khắc họa một giai đoạn lịch sử đầy biến động của dân tộc. Đó là những vấn đề thời sự nóng hổi lúc bấy giờ: Pháp xâm lược nước ta, nhân dân dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước vùng lên chiến đấu anh dũng. Bài văn tế là tiếng khóc bi thương của tác giả, của cả dân tộc với người đã khuất. Nhưng sự kiện đó đã thành quá khứ. Cả một giai đoạn dài, phục vụ cho lẽ sống còn của dân tộc, cho yêu cầu lịch sử huy động hàng triệu con em lên đường chống giặc ngoại xâm, văn học tập trung vào đề cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đến bây giờ yêu cầu không chỉ có vậy. Các em đang sống trong thời đại công nghệ thông tin, mối quan tâm cụ thể đã thay đổi rất nhiều. Khoảng cách thời đại đã trở thành một rào cản lớn khiến cho bài văn tế trở nên xa lạ với học sinh, khiến cho các em phủ nhận giá trị đích thực của tác phẩm này. Như ý kiến của em Nguyễn Phi Thanh viết trong bài thi chọn học sinh giỏi các lớp không chuyên Hà Nội tháng 3 – 2005 gây chấn động tới rất nhiều người: “Bọn em không sống trong thời chiến tranh, bọn em không thể

rung động trước một bài tế khi mà thực sự bọn em đang sống trong thời bình. Bọn em không quay lưng với lịch sử, nhưng có nhiều cách để bọn em hiểu về lịch sử dân tộc hơn là phải học những bài tế khô khan, khó hiểu như thế

này...”[Internet]. Như vậy, khoảng cách thời đại luôn là một vấn đề gặp phải

khi giảng dạy bất cứ một tác phẩm văn học cổ nào. * Chủ quan:

Một nguyên nhân nữa khiến cho việc dạy và học tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” không đạt được hiệu quả cao đó chính là do nguyên nhân chủ quan từ phía người học. Do người học tác phẩm chưa kĩ, chưa xuất phát từ động cơ bên trong mà học chỉ để đối phó, vì điểm số.

Bên cạnh đó, cũng còn có một hiện thực đáng buồn hiện nay đó là năng lực cảm nhận văn chương của học sinh còn nghèo nàn, thị hiếu thẩm mĩ đơn điệu trong khi cái đẹp của thế giới văn chương vốn dĩ muôn màu muôn vẻ. Bài dự thi học sinh giỏi lạc đề của em học sinh Nguyễn Phi Thanh trường THPT Việt Đức, Hà Nội khiến những nhà giáo dục phải suy nghĩ. Đề bài thi học sinh giỏi năm đó là “Giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” và em Nguyễn Phi Thanh để thể hiện cách cảm nhận nhiều phiến diện, thiếu hiểu biết: “Em không thích tác phẩm này vì nó quá cứng nhắc, khó hiểu. Em đọc xong mà không hề có một chút xúc động hay xót thương, như vậy là lỗi tại em hay tại nhà văn không truyền tải được đến người đọc?”; “em không chỉ ra được cái đẹp, cái hay của tác phẩm bởi em không thấy nó hay, không

thấy nó đẹp”. Đó có thể là những ý kiến cực đoan của một học sinh “không

trúng tủ”, “không thuộc bài” nhưng lại nhận được khá nhiều ủng hộ của các em học sinh. Bài viết thể hiện sự “thiếu hụt khá nhiều về kiến thức cơ bản” (TS Hà Bình Trị) và “không có phương pháp tự tìm kiếm tri thức, tự đọc thêm, nghiên cứu thêm” (TSKH Bùi Mạnh Nhị). Tuy nhiên có thể thấy cách cảm nhận của em Thanh cũng là cách cảm nhận của rất nhiều học sinh hiện nay, đặc biệt là học sinh ban tự nhiên và ban cơ bản.

Một phần của tài liệu Tiếp cận hệ thống theo hướng văn hóa trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Ngữ văn 11-Tập 1 (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)