Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Tiếp cận hệ thống theo hướng văn hóa trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Ngữ văn 11-Tập 1 (Trang 52 - 123)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3. Nguyên nhân

Qua việc phân tích và đánh giá kết quả khảo sát trên, chúng ta cũng phần nào hiểu được nguyên nhân khiến cho bài văn tế trở nên xa lạ trong đời sống của giới trẻ, không tạo được hứng thú cho người học, làm cho việc giảng

dạy và học tập của cả giáo viên và học sinh đều gặp nhiều khó khăn. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn các nguyên nhân đó, chúng tôi sẽ trình bày cụ thể hơn. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chúng tôi xin trình bày một số nguyên nhân có ảnh hưởng trực tiếp đến việc dạy và học tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” trong nhà trường phổ thông hiện nay:

2.3.1. Từ đặc điểm bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”

Văn tế là một thể loại có từ thời cổ xưa dùng để tế trời đất núi song còn gọi là kỳ văn hay chúc văn. Về sau văn tế là bài văn đọc lúc tế một người chết để kể công đức, tính nết của người ấy và tỏ tấm lòng thương tiếc, kính trọng của mình. Là một thể loại văn cổ, tương đối xa lạ với bạn đọc hôm nay, đặc biệt là giới trẻ. Do đó việc tiếp nhận của học sinh cũng gặp nhiều khó khăn.

Một vài đặc điểm của “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” cũng gây khó khăn cho các em khi tìm hiểu tác phẩm. Bài văn tế sử dụng khá nhiều từ địa phương và từ ngữ cổ. Hầu như mỗi câu có ít nhất một từ cần phải giải thích. Toàn bài có 58 chú giải. Điều đó làm cho văn bản khó hiểu đối với học sinh khiến cho việc tiếp nhận gặp nhiều rào cản, hứng thú học tập cũng bị ngăn cản.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận xét: “Trên trời có những vì sao có những ánh sáng khác thường. Chúng ta phải chăm chú nhìn, càng nhìn càng

thấy sáng. Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu là như vậy” [39, tr.69]. Nhận định này

đã chỉ ra một đặc điểm khá rõ nét của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu và điểm này cũng biểu hiện trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. Văn chương của cụ đồ Chiểu đúng là ngôi sao sáng trên bầu trời văn nghệ dân tộc, có điều ánh sáng của nó khác thường, phải nhìn kĩ mới thấy cái hay cái đẹp của nó. Văn chương của nhà thơ mù đất Đồng Nai thường không chau chuốt tỉa gọt mà chân chất, mộc mạc “không cho ta cái khoái cảm khi nhìn một cánh đồng lúa xanh lướt mình trong gió xuân, nhưng lại có cái khoái cảm khi nhìn thấy đống thóc mẩy vàng, một đống khoai to củ. Ở đây không có vẻ đẹp của cô gái ở

tuổi hai mươi, nhưng lại có vẻ đẹp của một ông bố nghiêm nghị, nhân từ, một

bà mẹ đôn hậu, giàu yêu thương…”[39, tr.581]. Vì vậy đọc văn chương của

Nguyễn Đình Chiểu không thể đọc lướt, đọc qua mà phải đọc bằng thái độ “chăm chú nhìn” như thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nhắc nhở.

2.3.2. Từ phía người học

* Khách quan:

Trong điều kiện nhịp độ phát triển của xã hội ngày càng mau lẹ, sự bùng nổ thông tin đại chúng, nhu cầu thẩm mĩ văn học và đặc điểm tư duy của học sinh đã thay đổi rất nhiều. Khoảng cách thời gian khiến cho không chỉ “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” mà nhiều thiên cổ hùng văn hay những áng văn kiệt tác của những thiên tài dân tộc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du vẫn chỉ là những văn bản chết với học sinh ngày nay.

Giữa văn hóa ngoài xã hội với văn học trong nhà trường, nội dung văn học với tâm lí học sinh có một khoảng cách khá xa. “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” khắc họa một giai đoạn lịch sử đầy biến động của dân tộc. Đó là những vấn đề thời sự nóng hổi lúc bấy giờ: Pháp xâm lược nước ta, nhân dân dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước vùng lên chiến đấu anh dũng. Bài văn tế là tiếng khóc bi thương của tác giả, của cả dân tộc với người đã khuất. Nhưng sự kiện đó đã thành quá khứ. Cả một giai đoạn dài, phục vụ cho lẽ sống còn của dân tộc, cho yêu cầu lịch sử huy động hàng triệu con em lên đường chống giặc ngoại xâm, văn học tập trung vào đề cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đến bây giờ yêu cầu không chỉ có vậy. Các em đang sống trong thời đại công nghệ thông tin, mối quan tâm cụ thể đã thay đổi rất nhiều. Khoảng cách thời đại đã trở thành một rào cản lớn khiến cho bài văn tế trở nên xa lạ với học sinh, khiến cho các em phủ nhận giá trị đích thực của tác phẩm này. Như ý kiến của em Nguyễn Phi Thanh viết trong bài thi chọn học sinh giỏi các lớp không chuyên Hà Nội tháng 3 – 2005 gây chấn động tới rất nhiều người: “Bọn em không sống trong thời chiến tranh, bọn em không thể

rung động trước một bài tế khi mà thực sự bọn em đang sống trong thời bình. Bọn em không quay lưng với lịch sử, nhưng có nhiều cách để bọn em hiểu về lịch sử dân tộc hơn là phải học những bài tế khô khan, khó hiểu như thế

này...”[Internet]. Như vậy, khoảng cách thời đại luôn là một vấn đề gặp phải

khi giảng dạy bất cứ một tác phẩm văn học cổ nào. * Chủ quan:

Một nguyên nhân nữa khiến cho việc dạy và học tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” không đạt được hiệu quả cao đó chính là do nguyên nhân chủ quan từ phía người học. Do người học tác phẩm chưa kĩ, chưa xuất phát từ động cơ bên trong mà học chỉ để đối phó, vì điểm số.

Bên cạnh đó, cũng còn có một hiện thực đáng buồn hiện nay đó là năng lực cảm nhận văn chương của học sinh còn nghèo nàn, thị hiếu thẩm mĩ đơn điệu trong khi cái đẹp của thế giới văn chương vốn dĩ muôn màu muôn vẻ. Bài dự thi học sinh giỏi lạc đề của em học sinh Nguyễn Phi Thanh trường THPT Việt Đức, Hà Nội khiến những nhà giáo dục phải suy nghĩ. Đề bài thi học sinh giỏi năm đó là “Giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” và em Nguyễn Phi Thanh để thể hiện cách cảm nhận nhiều phiến diện, thiếu hiểu biết: “Em không thích tác phẩm này vì nó quá cứng nhắc, khó hiểu. Em đọc xong mà không hề có một chút xúc động hay xót thương, như vậy là lỗi tại em hay tại nhà văn không truyền tải được đến người đọc?”; “em không chỉ ra được cái đẹp, cái hay của tác phẩm bởi em không thấy nó hay, không

thấy nó đẹp”. Đó có thể là những ý kiến cực đoan của một học sinh “không

trúng tủ”, “không thuộc bài” nhưng lại nhận được khá nhiều ủng hộ của các em học sinh. Bài viết thể hiện sự “thiếu hụt khá nhiều về kiến thức cơ bản” (TS Hà Bình Trị) và “không có phương pháp tự tìm kiếm tri thức, tự đọc thêm, nghiên cứu thêm” (TSKH Bùi Mạnh Nhị). Tuy nhiên có thể thấy cách cảm nhận của em Thanh cũng là cách cảm nhận của rất nhiều học sinh hiện nay, đặc biệt là học sinh ban tự nhiên và ban cơ bản.

2.3.3. Từ phía người dạy

Hầu hết giáo viên đều giúp người học nắm bắt được hai nội dung chính của tác phẩm: hình tượng người nông dân nghĩa sĩ và tiếng khóc cho người nông dân nghĩa sĩ, cho thời đại đau thương quật khởi. Trong khi đó, người dạy chưa chú trọng nhiều đến các yếu tố như: truyền thống văn hóa, tinh thần tự tôn dân tộc được gửi gắm rất sâu sắc trong hệ thống hình tượng người nghĩa sĩ nông dân.; chưa làm nổi bật để học sinh thấy được tư tưởng “chết vinh còn hơn sống nhục”, ý thức công dân khi đất nước có quân thù xâm lược. Giáo viên khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” đã chú ý đến đặc điểm lịch sử đất nước ta lúc bấy giờ. Tuy nhiên không có mối liên hệ nào giữa tác phẩm với hiện tại, điều đó khiến bài văn tế trở thành văn bản chết, xa lạ với với cuộc sống hiện tại của học sinh. Khoảng cách thời đại sẽ ngăn cản các em hiểu và yêu tác phẩm.

2.3.4. Từ phía tài liê ̣u giảng dạy và học tập

Đóng vai trò không nhỏ trong quá trình dạy học văn chương trong nhà trường phổ thông phải kể đến nguồn tài liệu dạy và học. Trong đó phải nhắc đến đầu tiên đó là sách giáo viên và sách giáo khoa – hai cuốn sách gắn bó đặc biệt đối với người dạy và người học. Tuy không còn đóng vai trò như một thứ “pháp lệnh” của nhà nước, một thứ “cẩm nang” như trong thời kì dài trước kia, song sách giáo khoa, sách giáo viên vẫn có ảnh hưởng không nhỏ đối với giáo viên và học sinh. Chúng ta phải thừa nhận một thực tế vẫn đang tồn tại hiển nhiên ở nhà trường phổ thông là: sách giáo viên, sách giáo khoa vẫn đóng vai trò định hướng chủ đạo, chi phối hoạt động dạy học tác phẩm.

Có thể thấy rất rõ, tất cả các tài liệu giảng dạy và học tập đều hướng giáo viên và học sinh vào sự khai thác tượng đài nghệ thuật của người nghĩa sĩ nông dân và lòng tiếc thương của tác giả, của nhân dân đối với họ.Sự định hướng và định lượng kiến thức cần phải đạt tới trong giờ học nêu trên là bám rất sát vào hai đặc điểm nội dung của thể loại văn tế truyền thống là ca tụng

công đức, sự nghiệp của người đã khuất và bày tỏ lòng tiếc thương của người còn sống. Trong phần trọng tâm bài học, sách giáo viên ghi rõ:

- Giới thiệu những nét cơ bản về thể văn tế.

- Phân tích hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc từ người nông dân hiền lành, vụt vươn mình trở thành dũng sĩ, từ đó giúp học sinh cảm nhận vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại và những thành tựu nghệ thuật xuất sắc, độc đáo của ngòi bút Nguyễn Đình Chiểu.

- Ý nghĩa cao cả, thiêng liêng trong tiếng khóc thương người nghĩa sĩ của Nguyễn Đình Chiểu [4, tr.65].

Còn ở sách giáo khoa, khi hướng dẫn học sinh học bài, tác giả sách giáo khoa cũng dẫn dắt học sinh khám phá nội dung cơ bản nêu trên bằng các câu hỏi:

1. Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được tái hiện trong bài văn tế như thế nào? (chú ý phân tích qua cả quá trình: hình ảnh họ trong cuộc sống bình thường, những biến chuyển khi quân giặc xâm phạm tấc đất ngọn rau, bát cơm

manh áo, vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải trong trận nghĩa đánh Tây).

Theo anh (chị), cách miêu tả này đạt giá trị nghệ thuật cao ở những điểm nào (về nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật ngôn ngữ, bút pháp trữ tình,...)?

2. Tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc. Theo anh (chị), đó là những cảm xúc gì? Vì sao tiếng khóc đau thương này lại không hề bi lụy?

3. Sức gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tế chủ yếu là do những yếu tố nào? Hãy phân tích một số câu tiêu biểu [3, tr.65].

Cuốn “Để học tốt văn 11” dành cho đối tượng học sinh dường như cũng chia sẻ quan điểm với sách giáo khoa khi đưa ra những gợi ý trả lời, hỗ trợ để học sinh đạt tới hai đơn vị kiến thức là “hình tượng người nghĩa sĩ” và

“lòng tiếc thương” của tác giả và xem đó là hai nội dung cơ bản cần chiếm lĩnh của tác phẩm.

Qua việc khảo sát một số tài liệu cơ bản trong dạy và học tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” trong nhà trường phổ thông hiện nay, chúng tôi đều nhận thấy người soạn sách, giáo viên và học sinh đều bám rất sát vào nội dung chính cần đạt được của bài văn tế. Tuy nhiên các nguồn tài liệu vẫn chưa thực sự làm bài văn tế sống dậy trong tâm hồn người học cái cảm xúc chân thực của một thời hào hùng, chưa giúp người học hiểu được giá trị văn hóa truyền thống – tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc được gửi gắm trong hình tượng người nghĩa sĩ. Và do đó, dẫn đến một thực tế, học sinh ngại học, không say mê, hứng thú khi học văn chương Nguyễn Đình Chiểu nói chung và “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” nói riêng. Và đó là một nghịch lí bởi Nguyễn Đình Chiểu là một gương mặt lớn của nền văn học dân tộc, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một danh tác bất hủ. Những khảo sát, nhận xét của chúng tôi trên đây là những tìm tòi bước đầu về nguyên nhân của nghịch lí đó, để tạo tiền đề cho những giải pháp ở chương tiếp theo.

Chƣơng 3

TỔ CHỨC HỌC SINH TIẾP CẬN

TÁC PHẨM "VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC" CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU THEO HƢỚNG VĂN HÓA 3.1. Những yêu cầu có tính nguyên tắc

3.1.1.Yêu cầu chung

3.1.1.1. Yêu cầu chung khi giảng dạy tác phẩm văn học trung đại trong nhà trường phổ thông

Việc dạy và học văn học trung đại Việt Nam đến nay vẫn còn là nỗi khốn khổ, gây nhiều khó khăn, phiền toái cho người dạy lẫn người học. Hiểu được những tác phẩm đó chẳng phải là chuyện dễ dàng gì; truyền thụ cái hay, cái đẹp của nó cho người học hiểu được lại càng khó khăn gấp bội phần. Vấn đề có nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là rào cản ngôn ngư, bởi những tác phẩm ấy đều viết bằng ngôn ngữ Hán văn cổ hay chữ Nôm có phần xa lạ với ngôn ngữ Tiếng Việt hiện đại hôm nay. Thêm vào đó là người tiếp nhận văn bản dù muốn hay không là phải có một kiến thức nền khả dĩ, ít nhiều phải hiểu rõ môi trường văn hoá trung đại, tư tưởng ý thức hệ chính thống thời trung đại, điển cố điển tích, thể loại văn học v.v.. Chỉ bấy nhiêu thứ cũng đủ làm cho người dạy lẫn người học đau đầu, mệt trí thì thử hỏi làm sao mà lắng lòng, mà bình tâm để cảm nhận cho được cái tinh hoa cùng vẻ đẹp của văn chương qua cách biểu đạt rất kiệm lời của các bậc thi nhân tiền bối đã gởi gắm trong từng câu chữ.

Văn học trung đại nói chung, nhất là thơ trung đại nói riêng có những yêu cầu đặc trưng thi pháp mà người sáng tác cần phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt, triệt để, vì thế khi giảng dạy hoặc phân tích, giảng bình cần phải chú ý đến những yêu cầu có tính quy phạm đó. Cụ thể là theo tác giả Nguyễn Công Lý trong bài viết “Dạy và học văn học trung đại, đôi điều suy nghĩ” phải chú ý đến những yếu tố sau:

- Về quan niệm văn học: Văn dĩ tải đạo

- Về phạm vi văn học với trạng thái văn – sử – triết bất phân.

- Tính ước lệ, tượng trưng, quy phạm: Đây là đặc điểm nổi bật của văn học trung đại.

- Tính giáo huấn, bác học, cao quý, trang nhã.

- Tính chất “ngã” và “phi ngã” trong văn học trung đại

- Về cảm thức về thế giới của con người thời trung đại: xuất phát từ

duy cầu tính, tổng hợp nên con người thời trung đại ở phương Đông nói

chung, ở Việt Nam nói riêng đã quan niệm thế giới, vũ trụ là một (nhất

nguyên, nhất thể), vì thế con người thời trung đại tự xem mình là một phần tử

của thế giới, vũ trụ đó (trong đó có tự nhiên). Họ cho rằng giữa con người với tự nhiên có sự gắn bó hoà đồng, tương giao.

Theo nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn, khi dạy và học tác phẩm hay trích đoạn văn học trung đại cần tiến hành theo hai bước:

- Tìm hiểu các tri thức bổ trợ cho những kiến thức liên quan đến cấp độ trên. - Vận dụng các tri thức văn hóa để giải mã tác phẩm.

3.1.1.2. Đảm bảo nguyên tắc tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương trong nhà trường

* Quan điểm tiếp cận lịch sử phát sinh và sự vận dụng một cách thích hợp những hiểu biết ngoài văn bản (xã hội, văn hóa, nhà văn…) để cắt nghĩa tác phẩm.

Một phần của tài liệu Tiếp cận hệ thống theo hướng văn hóa trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Ngữ văn 11-Tập 1 (Trang 52 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)