1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học tác phẩm Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Ngữ văn 11) từ góc nhìn lịch sử văn hóa

139 413 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài“Dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu Ngữ văn 11 từ góc nhìn lịch sử và văn hóa” làm đề tài nghiên cứu.. Chúng tô

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ HỒNG CHÂM

DẠY HỌC TÁC PHẨM “VĂN TẾ NGHĨA SỸ CẦN GIUỘC”

CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (NGỮ VĂN 11)

TỪ GÓC NHÌN LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA

Chuyên ngành: LL&PPDH Bộ môn Văn – Tiếng Việt

Mã số: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM MINH DIỆU

Trang 2

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Châm

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này

là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác

Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ

rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Châm

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp của luận văn 6

7 Cấu trúc của luận văn 6

NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 7

1.1 Cơ sở lí luận 7

1.1.1 Một số khái niệm liên quan 7

1.1.1.1 Góc nhìn văn hóa 7

1.1.1.2 Góc nhìn lịch sử 10

1.1.1.3 Dạy học tích hợp 12

1.1.2 Lịch sử Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX và sự kiện Pháp tấn công xâm lược Việt Nam (1858) 13

1.1.3 Nho giáo và vấn đề “đạo nhà” trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu 15

1.1.4 Văn hóa Việt Nam và tinh thần xả thân vì nước của các nghĩa sĩ Cần Giuộc 20

1.1.5 Văn hóa và tính cách người Nam Bộ liên quan đến tác phẩm Văn tếnghĩa sĩ Cần Giuộc 26

1.1.5.1 Văn hóa Nam Bộ 26

1.1.5.2 Tính cách người Nam Bộ 27

1.2 Cơ sở thực tiễn 28

Trang 5

1.2.1 Mục tiêu, nội dung, PPDH bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

trong CT Ngữ văn 11 28

1.2.1.1 Mục tiêu dạy học bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong CT Ngữ văn 11 28

1.2.1.2 Nội dung dạy học Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong CT Ngữ văn 11 29

1.2.1.3 PPDH bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong CT Ngữ văn 11 34

1.2.2 Kết quả học tập bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộccủa HS lớp 11 35

Tiểu kết chương 1 38

CHƯƠNG 2 CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN LỊCH SỬ - VĂN HÓA 39

2.1 Nguyên tắc đề xuất 39

2.1.1 Bám sát đặc điểm lịch sử thời kỳ bi tráng của dân tộc 39

2.1.2 Bám sát các đặc điểm của văn hóa Việt Nam 39

2.1.3 Bám sát đặc trưng văn hóa Nam Bộ 40

2.1.4 Đảm bảo tính nghệ thuật: Tái dựng bức tượng đài bi tráng về những người nông dân nghĩa sĩ “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” 41

2.2 Đề xuất các biện pháp dạy học bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc từ góc nhìn văn hóa- lịch sử 41

2.2.1 Các biện pháp về nội dung dạy học 41

2.2.1.1 Giải thích nghĩa của từ gốc Hán, từ cổ và từ phương ngữ Nam Bộ 41

2.2.1.2 Tái hiện thời kỳ lịch sử bi tráng của dân tộc 51

2.2.1.3 Cung cấp thêm tri thức về Nho giáo và tinh thần “trượng nghĩa”, coi trọng “đạo nhà” 55

Trang 6

2.2.1.4 Cung cấp thêm tri thức về truyền thống yêu nước của

dân tộc 57

2.2.1.5 Tái dựng bức tượng đài bi tráng về những người nông dân nghĩa sĩ “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” 64

2.2.2 Các biện pháp về hình thức tổ chức, kĩ thuật dạy học 69

2.2.2.1 Một số biện pháp về hình thức tổ chức dạy học 69

2.2.2.2 Một số biện pháp về kĩ thuật dạy học 77

Tiểu kết chương 2 89

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 90

3.1 Mục đích thực nghiệm 90

3.2 Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm 90

3.2.1 Đối tượng, địa bàn 90

3.2.2 Thời gian thực nghiệm 90

3.3 Nội dung thực nghiệm 91

3.4 Phương pháp và quy trình thực nghiệm 91

3.4.1 Phương pháp thực nghiệm 91

3.4.2 Quy trình thực nghiệm 91

3.4.3 Giáo án thực nghiệm 91

3.5 Kết quả thực nghiệm 113

3.5.1.Kết quả kiểm tra mức độ nhận thức của HS sau thực nghiệm 113

3.5.2 Kết quả về mức độ hứng thú của HS sau khi thực nghiệm 115

Tiểu kết chương 3 116

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 117

TÀI LIỆU THAM KHẢO 120 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU

Bảng 1.1 Kết quả khảo sát các phương pháp được sử dụng 34 Bảng 1.2 Khảo sát sự yêu thích của HS đối với thơ văn Nguyễn Đình

Chiểu 36 Bảng 1.3 Khảo sát kiến thức, kĩ năng sau khi học xong tác phẩm 37 Bảng 2.1 Thống kê các từ ngữ Hán Việt trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Tác phẩm văn học luôn gắn liền với một nền văn hóa Đó là văn hóa

của dân tộc, văn hóa địa phương, và có thể cả văn hóa khu vực nữa Trong Thi

nhân Việt Nam, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Cứ đi sâu vào hồn một người

ta sẽ gặp hồn nòi giống Và đi sâu vào hồn một nòi giống ta sẽ gặp hồn chung của loài người Còn gì riêng cho Nguyễn Du, cho người Việt Nam hơn Truyện Kiều? Nhưng Truyện Kiều cũng mãi mãi là chuyện tâm sự của con người không chia màu da, chia thời đại” [32]

Tác phẩm văn học cũng thường gắn liền với một thời kì lịch sử, nhất là đối với những tác phẩm có đề tài lịch sử, hoặc ra đời trong một bối cảnh lịch

sử đặc biệt

Để giúp HS đọc hiểu thành công một văn bản văn học không thể không nghiên cứu bối cảnh lịch sử, văn hóa đã nuôi dưỡng, ảnh hưởng tới tác phẩm đó; xem xét những đặc điểm văn hóa riêng và chung đã được phản ánh trong hiện tượng - tác phẩm văn học

1.2 Nguyễn Đình Chiểu là một trong những tác gia tiêu biểu của nền văn học Việt Nam cuối TK XIX Cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với tấn bi kịch đau thương của đất nước Ông là người phải chứng kiến cảnh đất nước rơi vào tay thực dân Pháp xâm lược, nghe tiếng “súng giặc đất rền”, báo hiệu gần một trăm năm mất nước của dân tộc ta

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một trong những tác phẩm nổi bật nhất của

Nguyễn Đình Chiểu, cũng là một tác phẩm nổi bật của văn học Việt Nam nửa cuối TK XIX Đó là tiếng khóc bi thương nhưng hào hùng của một dân tộc quật cường trước ngưỡng cửa của thế kỷ lầm than Bài văn tế là “một trong những tác phẩm hay nhất của chúng ta” (Hoài Thanh)

Trang 10

1.3 Thế nhưng, trong thực tế dạy học thơ văn Nguyễn Đình Chiểu nói

chung và bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nói riêng, nhiều HS thiếu hứng thú

khi học tác phẩm này, và vì thế, hiệu quả dạy học tác phẩm chưa được như mong muốn Một trong những nguyên nhân là do bức rào cản về văn hóa, lịch sử, Cả GV và HS còn lúng túng trong việc tiếp cận bài văn tế, chưa tìm được cách khắc phục các rào cản đó

Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài“Dạy học tác phẩm Văn tế

nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Ngữ văn 11) từ góc nhìn lịch sử

và văn hóa” làm đề tài nghiên cứu

2 Lịch sử vấn đề

Mỗi PPDH mới ra đời đều thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Ở nước ta từ những năm 60 vấn đề nghiên cứu giảng dạy tích hợp trong các môn học đã thực sự được thử nghiệm, áp dụng mặc dù chưa phổ biến Thông tin về dạy học theo quan điểm tích hợp đã được nói tới trong các báo và tạp chí chuyên ngành Trong đó vấn đề dạy học tích hợp lịch sử và văn hóa trong môn Ngữ văn cũng được quan tâm Chúng tôi xin điểm qua những

công trình, bài viết tiêu biểu nghiên cứu về dạy học tích hợp trong môn Ngữ

văn liên quan đến yếu tố văn hóa, lịch sử như sau:

Phạm Văn Đồng, trong bài viết “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng

trong văn nghệ của dân tộc”, đã nêu bật những đóng góp của Nguyễn Đình

Chiểu trên phương diện chủ nghĩa yêu nước, cũng như chất Nam Bộ trong tác phẩm [6] Bài viết mang ý nghĩa như kim chỉ nam, định hướng việc nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu

Tác giả Bùi Thị Thu Hà trong bài“Tích hợp văn hóa trong dạy học văn

học dân gian ở trường trung học phổ thông”[12] đã đưa thêm một phương

diện tiếp cận tác phẩm văn chương là vận dụng tiếp cận văn hóa nhằm nâng cao chất lượng giờ học, hấp dẫn HS và tìm kiếm vẻ đẹp văn hóa, giá trị văn

Trang 11

hóa của tác phẩm.Vận dụng tiếp cận văn hóa trong dạy học tác phẩm văn chương nên đi theo khuynh hướng tiếp cận văn bản, tiếp cận thi pháp, tiếp cận lịch sử

Hoàng Thị Huyền Hương trong luận văn Tích hợp văn học với văn hóa

trong dạy học tiếp nhận văn chương ở trường phổ thông [21] đã phân tích,

đánh giá thực trạng dạy học Ngữ văn của giáo viên và HS đối với vấn đề tích hợp văn học với văn hóa trong dạy học tiếp nhận tác phẩm văn chương, từ đó xây dựng lí luận thực tiễn nhằm đạt hiệu quả trong quá trình dạy học

Bài viết của Trần Nho Thìn - “Tiếp cận văn hóa đối với tác phẩm văn học

trung đại trong Chương trình SGK Ngữ văn 1” [37], đã đưa ra một số kinh

nghiệm để giảng dạy bài văn tế đạt hiệu quả Tác giả đề cập đến một số vấn đề như phương diện cảm xúc, thể loại và đặc biệt chú ý đến việc tìm hiểu cở văn hóa của khái niệm “nghĩa” và coi đó là chìa khóa để hiểu đúng tác phẩm

Luận văn thạc sĩ Con đường dẫn HS khám phá, chiếm lĩnh chiều sâu

nghệ thuật tác phẩm Văn tế nghĩa Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu để nâng cao hiệu quả dạy và học của Phạm Thị Mai Hương đã tiếp cận tác phẩm từ

chiều sâu nghệ thuật để nâng cao chất lượng dạy học [20]

Nguyễn Ngọc Thiện có bài “Nguyễn Đình Chiểu – Tấm gương yêu nước,

biểu tượng đẹp của tâm hồn và bản sắc văn hóa dân tộc” [36], đã khẳng định

cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương yêu nước và là biểu tượng cho vẻ đẹp của tâm hồn và bản sắc văn hóa dân tộc cũng như gắn liền với đời sống tinh thần của nhân dân Nam Bộ Tác giả bài viết còn khảo sát toàn bộ những công trình, bài viết từ trước đó nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu để nhằm khẳng định những giá trị nội dung và nghệ thuật thơ văn bất hủ cũng như sự cống hiến của ông cho nền văn học dân tộc nói chung, văn học Nam Bộ nói riêng là hết sức lớn lao

Trang 12

Cao Tự Thanh và Huỳnh Ngọc Trảng có công trình Nguyễn Đình Chiểu

với văn hoá Việt Nam [33] Ở công trình nghiên cứu này, hai tác giả đã xác

định được vị trí và tầm cao của con người Nguyễn Đình Chiểu trong sự phát triển lịch sử của nền văn hóa Việt Nam và ở đó thơ văn ông là một bộ phận quan trọng góp phần làm đẹp, làm phong phú thêm cho văn hóa dân tộc nói chung, văn hóa miền Nam nói riêng Hai tác giả đã đặt vấn đề nghiên cứu về thơ văn và con người Nguyễn Đình Chiểu trên hai “trục” thời gian và không gian Ở trục thời gian được xem xét từ truyền thống của dân tộc Còn trục không gian là ở địa phương miền Nam Dựa trên phương diện trục thời gian, hai nhà nghiên cứu xem xét Nguyễn Đình Chiểu đã chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các sáng tác của quá khứ cũng như sáng tạo được những tư tưởng và nghệ thuật trong cuộc đời viết văn để đóng góp vào nền văn hóa dân tộc Còn dựa vào trục không gian, hai tác giả xem xét Nguyễn Đình Chiểu có sự gắn bó sâu sắc với văn hóa Việt Nam, nhất là văn hóa miền Nam, từ đó để thấy được những sáng tạo đặc sắc của nhà thơ mù cũng như những đóng góp của ông đối với kho tàng văn hóa truyền thống văn học dân tộc,

Tác giả Huỳnh Ngọc Trảng trong bài “Văn hóa truyền thống trong truyện

Lục Vân Tiên và cuộc sống của tác phẩm” [41] cho rằng: Nguyễn Đình Chiểu

đã kế thừa một khối lượng lớn văn hóa truyền thống của dân tộc nói chung, văn hóa miền Nam nói riêng để tác tạo nên những sáng tác bất hủ

Tóm lại, đã có nhiều công trình trực tiếp hay gián tiếp đề cập đến các vấn đề văn hóa Nam bộ, lịch sử và văn hóa dân tộc trong khi nghiên cứu, giảng dạy tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu nói chung và bài văn tế nói riêng Những công trình, bài viết nghiên cứu trên đã có những đóng góp tích cực vàoviệc nâng cao chất lượng dạy học thơ văn Nguyễn Đình Chiểu Tuy nhiên,

vẫn chưa có công trình nào chuyên sâu bàn về việc dạy bài Văn tế nghĩa sĩ

Cần Giuộc theo hướng tiếp cận từ góc độ lịch sử- văn hóa; cũng chưa có công

Trang 13

trình nào đề xuất các giải pháp tổ chức dạy học thơ văn ông theo hướng tích hợp các yếu tố lịch sử, văn hóa một cách rõ ràng, cụ thể

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất được các giải pháp dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

dưới góc nhìn lịch sử, văn hóa, giúp HS nâng cao hứng thú và nhận thức khi

học bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nói riêng và tác phẩm của Nguyễn Đình

Chiểu nói chung

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc đề xuất các biện pháp dạy học tác

phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc từ góc độ lịch sử, văn hóa

- Đề xuất các biện pháp giúp HS tiếp nhận tác phẩm từ góc độ văn hóa,

lịch sử

- Thực nghiệm dạy học bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nhằm chứng minh

tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng

Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa

sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu theo CT Ngữ văn lớp 11 (CT cơ bản) 4.2 Phạm vi

- Về lý luận, chúng tôi chỉ nghiên cứu các vấn đề văn hóa, lịch sử liên

quan đến tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

- Về khảo sát thực tế và thực nghiệm, chúng tôi mới chỉ tiến hành ở trường THPT Sông Lô, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

5 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt tới mục đích nghiên cứu, trong quá trình thực hiện chúng tôi sử dụng các nhóm phương pháp sau:

Trang 14

5.1 Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết được sử dụng để thu thập thông tin trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và bằng các thao tác tư duy lô-gíc để rút ra kết luận khoa học cần thiết

Trong đề tài này, các phương pháp nghiên cứu lí thuyết được dùng gồm: phân tích, tổng hợp, so sánh- đối chiếu, suy luận

5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra khảo sát: khảo sát thực trạng dạy học bằng phiếu

điều tra giáo viên và HS

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: thiết kế giáo án và thực nghiệm sư phạm, thực nghiệm đối chứng để đánh giá kết quả của những biện pháp đề xuất

- Phương pháp thống kê: được sử dụng để xử lí số liệu thu thập được trong quá trình điều tra khảo sát và quá trình thực nghiệm

6 Đóng góp của luận văn

Đề tài đề xuất được các biện pháp tiếp cận tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ

Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu từ góc độ văn hóa và lịch sử Nam Bộ

giúp cho việc dạy học tác phẩm này nói riêng và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu nói chung đảm bảo được tính tích hợp, có được sắc màu riêng, từ đó, giúp HS

có hứng thú khi học tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu; góp phần hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất cần thiết cho HS

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2: Các biện pháp dạy học bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc theo

hướng tiếp cận văn hóa- lịch sử

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 15

a) Khái niệm văn hóa

Đề cập đến văn hóa là đề cập đến một lĩnh vực rộng lớn và phong phú nhưng cũng rất phức tạp Theo tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO), Hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì diễn ra tại Mexico năm 1982 có nhận định “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét bản thân Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán

và dấn thân một cách đạo lí Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự

ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra

để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân” [Dẫn theo 42, tr.23-24] Từ quan niệm trên, chúng ta có thể hiểu văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra Văn hóa chính là nền tảng cho sự phát triển của xã hội loài người

Ở Việt Nam, từ những năm đầu của TK XX, các nhà nghiên cứu văn hóa cũng như các nhà chính trị đã quan tâm và đưa ra nhiều định nghĩa văn hóa theo cách tiếp cận riêng của mình

Trang 16

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng đưa ra khái niệm văn hóa

Trong cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh, Người viết: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục

đích cuộc sống, loài người sáng tạo phát minh ra văn học, chữ viết, đạo đức pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở, và các phương thức sử dụng, toàn bộ các sáng tạo

và phát minh đó chính là văn hoá" [11, tr 431]

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng có định nghĩa về văn hóa: "Văn hoá

là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những

gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử Cốt lõi của sức sống dân tộc là văn hoá với nghĩa cao đẹp của nó, bao gồm cả hệ thống giá trị:

Tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm

và sự tiếp thu từ cái mới bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh" [Dẫn theo 42, tr.22]

Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, nhà nghiên cứu Trần

Ngọc Thêm cho rằng: "Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích luỹ qua quá trình họat động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình" [35, tr 27]

Có thể nói, dù mỗi nhà nghiên cứu văn hóa trên thế giới hay ở Việt Nam khi tiếp cận văn hóa đều có cách hiểu, cách tiếp cận riêng, song họ luôn thống nhất rằng, văn hóa là vấn đề không thể vắng mặt trong mọi hoạt động của đời sống vật chất và tinh thần con người

b) Văn hóa Nam Bộ

Nam Bộ là vùng Đồng bằng rộng - một trong ba vùng chính của lãnh thổ Việt Nam (Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ) Nơi đây có môi trường thiên nhiên mang đặc điểm riêng khác biệt so với các vùng miền trên cả nước Ngoài ra,

Trang 17

các tộc người tìm đến vùng đất mới, hoang hóa này để sinh cơ lập nghiệp từ khá sớm vào khoảng TK XVI nên họ đã sớm thích ứng với môi trường thiên nhiên đặc thù nơi đây Hơn nữa, trong quá trình cộng cư, các dân tộc sinh sống ở Nam Bộ luôn hòa hợp, gắn bó với nhau Họ sống với nhau đoàn kết, chan hòa, nhân ái, chung sức chung lòng trong công cuộc đấu tranh chống giặc bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước Từ đó đã hình thành nên nét văn hóa riêng, hay còn gọi là đặc điểm văn hóa Nam Bộ Như vậy, có thể khẳng định, văn hóa Nam Bộ là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần do người dân nơi đây tạo nên và mang đậm dấu ấn của xứ sở Nam Bộ Mặc dù, văn hóa Nam Bộ có diện mạo mang đặc điểm riêng nhưng vẫn luôn thống nhất chung trong nền văn hóa Việt Nam, bởi nó xuất phát từ nguồn cội của nền văn hóa dân tộc Việt Nam Văn hóa Nam Bộ cũng tác động đến văn học Nam Bộ khi văn học dân gian ở Nam Bộ thể hiện rõ ước mơ, tình cảm của con người nơi đây Văn chương bác học tập trung ca ngợi vẻ đẹp quê hương,

ca ngợi tinh thần yêu nước, tự cường tự chủ Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn

của Nam Bộ, sáng tác của ông mang đậm dấu ấn văn hóa Nam Bộ, Văn tế

nghĩa sĩ Cần Giuộc là tác phẩm tiêu biểu

c) Tiếp nhận tác phẩm văn chương từ góc nhìn văn hóa

Văn học là hoạt động tinh thần của con người, được xem là nơi hội tụ của rất nhiều giá trị văn hóa Văn hóa chi phối hoạt động và sự phát triển của văn học, ngược lại văn học cũng tác động đến văn hóa Vì thế, có thể khẳng định rằng văn hóa là cái nôi nuôi dưỡng cho văn học, mỗi tác phẩm văn học luôn mang đậm hơi thở của dân tộc và chứa đựng trong đó nhiều giá trị văn hóa truyền thống

Để ra đời một tác phẩm văn học, nhà văn bao giờ cũng lấy giá trị văn hóa truyền thống làm nền tảng Tác phẩm văn học, là “con đẻ tinh thần” của người nghệ sĩ, là sản phẩm của một thời đại Nhà văn đắm mình trong không

Trang 18

khí thời đại, nắm vững tinh thần thời đại cùng với môi trường sống, vốn sống, vốn văn hóa hình thành tư tưởng thẩm mỹ trong sáng tác văn chương

Từ trước tới nay trong dạy học văn truyền thống, chúng ta mới chỉ chú ý đến việc khai thác các vấn đề đạo đức, chính trị, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo mà chưa chú ý vào giá trị văn hóa truyền thống Trong khí đó, văn học luôn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường văn hóa của thời đại, truyền thống dân tộc và yếu tố văn hóa lại có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của tác phẩm Cách tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn văn hóa sẽ giúp chúng

ta khám phá chân lí nghệ thuật một cách đúng đắn Vì thế, muốn khám phá được vẻ đẹp tiềm ẩn trong chiều sâu tác phẩm chúng ta phải giải mã được tri thức về văn hóa, có như vậy ta mới phục nguyên được không gian văn hóa trong tác phẩm văn học đó

1.1.1.2 Góc nhìn lịch sử

a) Lịch sử

Việt Nam là một dân tộc có bề dày hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước Khi bàn về khái niệm lịch sử có nhiều quan điểm khác nhau

Trong bài viết “Lịch sử và tiểu thuyết lịch sử” trên trang thời sự văn học

tháng 4 năm 2013, Trần Đình Sử cho rằng: “Lịch sử là một hiện thực đặc thù,

nó tuy có thật nhưng đã thuộc về quá khứ, tuy quá khứ nhưng nó vẫn là một

bộ phận của hôm nay, không thể tách rời hôm nay, hàm chứa nhiều bí ẩn của

xã hội và thời đại” [31, tr.1]

Trong bài viết “Xung quanh việc tích hợp Văn - Sử trong chương trình dạy học phổ thông hiện nay” Nguyễn Đức Can và Lê Thời Tân cho rằng:

“Lịch sử là một hệ thống những thông tin về quá khứ thu thập được từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau Các nguồn thông tin tư liệu đó được văn bản hóa (nói cách khác lịch sử là thành văn)” [2, tr 59]

Trang 19

Khác với khái niệm Sử học đã được định hình rõ ràng, trong tiếng Việt Văn học là một thuật ngữ rất mơ hồ Có cách hiểu rộng cho rằng “văn học” chỉ bất kì một văn bản ngôn từ nào đã được viết ra và lưu truyền dưới một hình thức nào đó (không loại trừ phương thức cả truyền miệng) Chính cách hiểu này đã tạo điều kiện trực tiếp cho sự hình thành quan niệm “văn sử bất phân” trong truyền thống văn hóa Đông Á

Với ý thức “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” nhiều nhà cách mạng đã sử dụng đề tài lịch sử để viết nên những áng văn, thơ có sức truyền cảm mạnh mẽ, nhằm khơi dậy lòng yêu nước, niềm tư hào dân tộc cho toàn dân và thúc giục họ hành động, dành lại nền độc lập, tự

do cho Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội

b) Tiếp nhận tác phẩm văn chương từ góc nhìn lịch sử

Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội, nhà văn là thư ký của thời đại Tác phẩm văn học ra đời không thể xa rời hiện thực đời sống Nhà văn không thể không phản ánh bối cảnh thời đại khi tác phẩm đó ra đời trong tác phẩm của mình Dưới ngòi bút của nhà văn, hiện thực cuộc sống đều được ghi lại một cách độc đáo Qua tác phẩm, “bức tranh lịch sử” được dựng lên chân thực, sống động qua những hình tượng nghệ thuật, chi tiết nghệ thuật điển hình

Để hướng dẫn HS khám phá tác phẩm văn học từ góc nhìn lịch sử, GV cần: đặt tác phẩm vào hoàn cảnh lịch sử, những câu chuyện có bóng dáng lịch sử ; hướng dẫn học sinh tái hiện lại bối cảnh thời đại khi tác phẩm ra đời; chọn lọc một số đoạn trích, tư liệu lịch sử liên quan tới bài học để minh họa, làm cho nội dung bài học được phong phú, tăng hứng thu cho HS

Năm 1858, thực dân Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam Đất nước đặt trước một vấn đề cơ bản, cấp bách là dân tộc và đấu tranh dân tộc nhằm giải quyết mâu thuẫn dân tộc Triều đình nhà Nguyễn cùng nhân dân

Trang 20

tiến hành cuộc đấu tranh chống Pháp nhưng nhanh chóng thất bại do sự bạc nhược, hèn nhát của vua quan nhà Nguyễn Nước ta rơi vào tay thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng đều bị đàn áp đẫm máu đặc biệt là các cuộc khởi nghĩa nông dân Văn học giai đoạn này đã phản ánh lịch sử một cách sâu sát, nó như một cuốn phim tài liệu ghi lại mọi sự việc của lịch sử, đồng thời cũng nói lên tiếng nói đánh giá đối với lịch sử

Bối cảnh lịch sử trở thành nguồn đề tài, nội dung phong phú cho văn học Mặt khác nó cũng quy định âm hưởng, khuynh hướng và sự phát triển của văn học.Văn học yêu nước nửa cuối thế kỷ XIX phát triển rất phong phú

và nhìn chung mang âm hưởng bi tráng Vì thế, để HS tiếp cận một cách đầy

đủ và sâu sắc các tác phẩm văn học trong giai đoạn này, việc tái hiện bối cảnh lịch sử là vô cùng cần thiết

1.1.1.3 Dạy học tích hợp

Tích hợp là một quan điểm dạy học hiện đại, tiên tiến đang được vận dụng rộng rãi trên thế giới Giáo dục nước ta cũng đang trên con đường vận dụng quan điểm này vào việc xây dựng CT, biên soạn SGK và đào tạo, bồi

dưỡng giáo viên, đổi mới phương pháp, thiết bị dạy học Theo Từ điển Tiếng

Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, CT hoặc các thành phần khác

nhau thành một khối chức năng Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp” [28]

Dạy học tích hợp là một xu thế được các quốc gia trên thế giới và Việt Nam triển khai thực hiện, nhất là trong bối cảnh nước ta đang đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Dạy học tích hợp nhằm định hướng hình thành một số năng lực cho người học, thực hiện yêu cầu giảm tải và tránh sự

trùng lặp về kiến thức giữa các môn học Theo Từ điển Giáo dục học: “Dạy

học tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế

Trang 21

hoạch dạy học”[22] Dạy học tích hợp giúp thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học trong cùng một môn học và giữa các môn học khác nhau Đồng thời, dạy học tích hợp tránh những kiến thức, kỹ năng, nội dung trùng lặp khi nghiên cứu riêng rẽ từng môn học, nhưng lại có những nội dung, kỹ năng mà nếu theo môn học riêng sẽ không có được Do đó vừa tiết kiệm thời gian, vừa có thể phát triển kỹ năng/ năng lực xuyên môn cho HS thông qua giải quyết các vấn đề phức tạp

Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn là cách thức nhằm nâng cao năng lực sử dụng những kiến thức và kĩ năng mà HS lĩnh hội được, bảo đảm cho mỗi HS khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống có ý nghĩa, cũng có khi là một tình huống khó khăn, bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp Mặt khác, tránh được những nội dung, kiến thức và kĩ năng trùng lặp, đồng thời lĩnh hội những nội dung, tri thức và năng lực mà mỗi môn học hay phân môn riêng rẽ không có được

Với tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, dạy học tác phẩm từ góc nhìn

lịch sử và văn hóa không chỉ giúp HS tìm hiểu biết đến thể loại văn cổ của nền văn học dân tộc, cảm thụ tốt ý nghĩa, nội dung, thông điệp trong tác phẩm

mà còn kích thích HS tìm hiểu tác phẩm một cách sâu sắc hơn không chỉ thời gian trên lớp mà còn dành thời gian học ở nhà Từ đó, thấy được những nét văn hóa, giá trị tư tưởng trong đời sống người Việt qua tác phẩm HS cần biết

và lưu giữ

1.1.2 Lịch sử Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX và sự kiện Pháp tấn công xâm lược Việt Nam (1858)

Trong quá trình dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc muốn HS

thực sự rung động, có hứng thú khi học tác phẩm thì GV cần đặc biệt lưu ý đến việc tái hiện lại bối cảnh thời đại của bài văn tế Tái hiện lại bối cảnh thời

Trang 22

đại là tái hiện được không khí lịch sử thời đại mà đã tác động đến nhà văn và

nỗi niềm bên trong đã thúc đẩy nhà văn viết tác phẩm

Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ra đời ở một thời điểm lịch sử khá đặc

biệt của dân tộc Đó là vào khoảng cuối năm 1861 đầu 1862, trước khi triều đình nhà Nguyễn kí hòa ước nhượng ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp Năm 1858, quân Pháp đánh chiếm Đà Nẵng, gặp sự chống cự của quan quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy, được nhân dân giúp sức nên chúng bị thiệt hại nặng, không thể “đánh nhanh, thắng nhanh” được, đành rút lui chuyển hưởng đánh vào Gia Định (tháng 2/1859) Trước tình thế đó quan quân triều đình chống trả yếu ớt Thành Gia Định bị đóng chiếm vào ngày 17-2-1859 Từ năm 1860 - 1862, các tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Định Tường và Vĩnh Long lần lượt thất thủ Trước sức ép của quân Pháp, triều đình Huế đã kí hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với 12 khoản, cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Gia Định, Biên Hòa, Định Tường) và quần đảo Côn Lôn cho Pháp Trước thế mạnh của giặc và những thất bại ban đầu phân hóa, phe chủ hòa đang dần mạnh thế Nhưng nói chung, triều đình nhà Nguyễn vẫn còn chống cự yếu ớt Phong trào kháng Pháp của nhân dân Nam Kì diễn ra sôi nổi Nghĩa quân của Trần Thiện Chánh, Lê Huy chặn đánh giặc ở Gia Định, Trương Định nổi dậy

ở Gò Công, Đỗ Trình Thoại nổi dậy ở Tân Hòa, Phan Văn Đạt, Nguyễn Trung Trực đánh giặc ở Tân An, Tinh thần xả thân vì nghĩa lớn, ý chí thà chết không đầu hàng giặc đang được phát huy cao độ Cả dân tộc hướng về cuộc kháng chiến ở Nam Kì, ca ngợi và cảm phục những tấm gương hi sinh cao cả

vì nền độc lập của dân tộc Ngay Vua Tự Đức, mặc dù còn do dự giữa chủ trương hòa và chiến, nhưng vẫn phong thần cho Trương Định khi ông hi sinh

và ra lệnh viết hai bài văn tế các tướng sĩ hi sinh sau trận đánh nhau với Pháp Lịch sử dân tộc đã mở ra một trang mới để bắt đầu ghi lại những trang sử đẫm máu mà vẻ vang oanh liệt Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu cũng sang trang

Trang 23

mới ghi nhận những sự kiện anh hùng của nhân dân Hình ảnh người nông dân yêu nước đã ngã xuống nơi chiến trường đã đi vào thơ văn yêu nước của ông

1.1.3 Nho giáo và vấn đề “đạo nhà” trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu

Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức ra đời trong thời Xuân Thu chiến quốc, là giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội Trung Hoa cổ đại trong quá trình chuyển biến sang xã hội phong kiến, kéo dài từ thế kỷ thứ VII-TCN đến thế kỷ thứ III-TCN Có thể nói, đây là thời đại “vương đạo suy vi”, “bá đạo”cường thịnh, lấn át “vương đạo”, chế độ tông pháp của nhà Chu

bị đảo lộn, đạo lý nhân luân suy đồi “vua không phải đạo vua, tôi không phải đạo tôi, cha không phải đạo cha, con không phải đạo con”(quân bất quân, thần bất thần, phụ bất phụ, tử bất tử)

Trước bối cảnh xã hội như vậy, các nhà tư tưởng có tâm huyết đua nhau tìm kiếm nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm ổn định trật tự xã hội Đây là thời kỳ tư tưởng triết họcTrung Quốc phát triển nở rộ, nhiều triết thuyết xuất hiện như: Nho gia, Pháp gia, Mặc gia, Đạo gia Người ta gọi đó

là thời kỳ “bách hoa đề phóng, bách gia tranh minh” (trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng) Trong số bách gia xuất hiện thời Tiền Tần ở Trung Quốc thì Nho giáo là một trong những học thuyết có sức sống lâu dài nhất Hơn 2000 năm của chế độ phong kiến Trung Quốc, đã trải qua bao triều đại khác nhau, bao biến động, thăng trầm của xã hội nhưng địa vị thống trị của Nho giáo trong thượng tầng kiến trúc vẫn được giữ vững Các triều đại phong kiến Trung Quốc xem Khổng tử là người thầy của muôn đời “Vạn thế sư biểu” Khổng tử cho rằng: xã hội loạn lạc là bởi con người “vô đạo”, cần đưa con người trở về “hữu đạo” bằng con đường giáo hóa

Triết học Nho giáo là nền triết học có truyền thống lịch sử lâu đời, phong

phú về tính chất, đa dạng về khuynh hướng Có thể nói đó là triết học đời sống, là lý thuyết nhân sinh sâu sắc, là đạo sống làm người của Nho giáo Do

Trang 24

vị trí địa lý và điều kiện lịch sử, Nho giáo đã thâm nhập và bén rễ sâu vào các tầng lớp nhân dân Việt Nam từ hàng ngàn năm nay Những tư tưởng Nho giáo

đã ảnh đến hầu như tất cả các lĩnh vực tâm lý, văn hoá, xã hội và đã thể hiện ở

cả trong các tác phẩm văn chương Việt Nam

Văn học trung đại Việt Nam đã có những đóng góp không nhỏ cho tiến trình văn học dân tộc Tuy nhiên, giai đoạn văn học nửa cuối TK XIX là giai đoạn đánh dấu sự chuyển biến rõ rệt về quan niệm sáng tác của các nhà văn, nhà thơ Bối cảnh xã hội đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp cho nhà văn, nhà thơ kiến tạo tác phẩm Tiếng súng xâm lược của thực dân Pháp

đã mở đầu cho nền văn minh buổi giao thời hết sức nhố nhăng mà biểu hiện của nó là sự pha trộn giữa Tây học và Hán học cùng với sự khủng hoảng về ý thức xã hội khi Nho học đang trong tình trạng thoái trào không cưỡng lại được Thế nên, quan niệm sáng tác của đại bộ phận văn sĩ cũng thay đổi theo hướng thuận chiều với bối cảnh lịch sử

Trong quan niệm văn chương trung đại, “văn dĩ tải đạo” và “thi ngôn chí” là hai mệnh đề mang tính chất dẫn đường cho lối sống cũng như ước vọng một đời của các đấng nam nhi Sở dĩ có quan niệm tải đạo là vì Nho giáo rất chú trọng dạy đạo làm người và nhà nước phong kiến lấy Nho giáo làm ý thức hệ chính thống Những quy tắc “tam cương, ngũ thường” có ảnh hưởng to lớn trong đời sống của dân tộc Việt Nam Thế nên, văn chương không phải là trò chơi giải trí mà phải có ích cho xã hội, phải chuyển tải được những lí tưởng đạo đức chính trị của giai cấp cầm quyền Các tác giả của giai đoạn văn học thường đề cao chức năng giáo huấn trong tác phẩm của mình

Trong bài viết “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân

tộc”, Phạm Văn Đồng nhận định: “Đối với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút, viết

văn là một thiên chức” [6, 69], thiên chức của người chiến sĩ đấu tranh cho đạo đức, bênh vực quyền lợi cho nhân dân và bảo vệ Tổ quốc Nguyễn Đình

Trang 25

Chiểu trung thành với thiên chức ấy trọn đời Ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu là ngòi bút chiến đấu, chiến đấu không mệt mỏi:

“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mầy thằng gian bút chẳng tà”

(Dương Từ - Hà Mậu)

Vào những năm 50 của thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, xã hội đảo điên, đạo đức suy đồi, cái ác tràn lan Nguyễn Đình Chiểu sáng tác thơ văn tuyền dạy những bài học về đạo làm

người: “Thơ Nguyễn Đình Chiểu là thơ dạy đạo đức, đạo đức làm người, đạo

đức công dân…" [40, tr.22].Vì nội dung chở đạo nên ý thức cá nhân dường

như nhạt nhòa hẳn Tư tưởng trung quân ái quốc là tư tưởng được đặt lên hàng đầu của một người quân tử, đến Nguyễn Đình Chiểu thì tư tưởng ấy có phần mở rộng ra:

“Trai thời trung hiếu làm đầu Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình”

(Lục Vân Tiên )

Qua tìm hiểu một số tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, người viết nhận thấy rằng “đạo nhà” trong sáng tác của ông đều xoay quanh những khía cạnh

cơ bản như: trung, hiếu, tiết,nghĩa

Trước Cách mạng Tháng Tám, về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, hầu như người ta chỉ biết có cuốn Lục Vân Tiên Lục Vân Tiên - một cuốn truyện được phổ biến trong nhân dân từ Nam đến Bắc, nhất là ở miền Nam.Trong tác

phẩm vì được sáng tác theo quan niệm “văn dĩ tải đạo” của tiền nhân và sách

được liệt vào khuynh hướng đạo lý nên ảnh hưởng triết học Nho giáo rất sâu đậm và rõ ràng Cốt truyện xoay quanh cuộc xung đột giữa thiện và ác, nhằm

đề cao tinh thần nhân nghĩa, thể hiện khát vọng, lí tưởng của tác giả và của nhân dân đương thời về một xã hội tốt đẹp, ở đó mọi mối quan hệ giữa con người với con người đều thấm đượm tình cảm yêu thương nhân ái

Trang 26

Ý niệm Nho giáo được tập trung rõ trong chữ "Đạo": đạo vua - tôi, cha -

con, nghĩa thầy - trò, bè bạn, vợ - chồng, chủ - tớ, bậc trên kẻ dưới, tình đồng loại đều được nhắc đến với những hành động, ngôn ngữ cao đẹp của các nhân

vật Lục Vân Tiên là một nhà Nho và là một bậc "trượng phu quân tử" văn võ

kiêm toàn đã giúp vua trừ gian đuổi giặc, giúp dân thoát khỏi cảnh bồng bế nhau chạy vào rừng lên non Khi nghe tin mẹ mất, bỏ thi về quê chịu tang làm tròn chữ Hiếu, trên đường về đau đớn, xót xa khóc thương mẹ đến mù cả hai mắt Hớn Minh “nổi giận”, đã ngay lập tức “bẻ giò” cậu công tử con quan làm càn Ông chủ quán rượu trực tính, dám cười vào tận mũi những kẻ “bất tài đồ thơ” và đã có những tuyên ngôn nổi tiếng về lẽ ghét thương phân minh rạch

ròi của con người chính trực:“Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”.Vương

Tử Trực mắng thẳng vào mặt cha con Võ Công phản phúc, bội bạc:

Hổ hang cũng vậy người ta

So loài cầm thú vậy mà khác chi?

Ông Ngư, Ông Tiều cứu sống Lục Vân Tiên mà chẳng màng ơn nghĩa

“Dốc lòng nhân nghĩa, há chờ trả ơn” Tiểu Đồng cũng sẵn sàng hy sinh vì chủ “Bệnh kí dầu khỏi, mình này bán đi” Nàng Nguyệt Nga trung trinh dám lấy cái chết để trọn nghĩa vẹn tình, giữ gìn tiết hạnh…Bấy nhiên con người đẹp đẽ, khỏe khoắn, cao thượng được khắc họa một cách sinh động Họ là lí tưởng, là ước mơ cháy bỏng của nhà thơ và của nhân dân bao đời, mong muốn về một cuộc sống tốt đẹp, con người biết yêu thương đùm bọc nhau, biết trọng điều tín nghĩa, xã hội tồn tại trong đạo đức và lẽ công bằng “Với

Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu đã tung ra giữa cuộc đời một loạt những

mẫu người lí tưởng, biết sống nhân hậu, trung tín, có trước có sau, biết giữ gìn nhân cách thẳng ngay, cao cả, dám đấu tranh và có đủ sức mạnh để chiến thắng những thế lực bạo tàn, cứu nhân độ thế” [40, tr.9] Có thể nói rằng Lục

Vân Tiên là một bài ca đạo đức mang nặng tính "đạo nhà" của Nho giáo,

Trang 27

“một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quí trọng ở đời,

ca ngợi những người trung nghĩa” [6, tr.70]

Trong giai đoạn của lịch sử Việt Nam, khi xuất hiện mâu thuẫn giữa Vua

và đất nước với dân tộc, thì đất nước, dân tộc là cái quyết định Ở Nho giáo, tư tưởng trung quân đóng vai trò quan trọng Trong khi đó ở Việt Nam, tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc, là truyền thống từ lâu đời phát triển rất mạnh Người Việt Nam tiếp thu tư tưởng trung quân Nho giáo trên cơ sở tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sẵn có, “trung quân” gắn liền với “ái quốc” Vì thế,

từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, quê hương chìm trong máu lửa chiến tranh, ngòi bút Nguyễn Đình Chiểu chuyển từ đề tài đạo đức sang đề tài yêu nước và đã đáp ứng một cách xuất sắc yêu cầu lịch sử mà thời đại đề ra

Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu nhiệt liệt biểu dương những anh hùng nghĩa sĩ đã chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc Họ là những sĩ phu như Trương Định, vẫn nặng lòng với hai chữ “trung quân”, nhưng vì đại nghĩa của dân tộc dám chống lại mệnh lệnh của ông vua hèn yếu, ở lại cùng nhân dân chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ giang sơn gấm vóc của ông cha:

“Bởi lòng chúng chẳng nghe thiên tử chiếu, đón ngăn mấy dặm mã tiền; Theo bụng dân phải chịu tướng quân phù, gánh vác một vai khổn ngoại”

(Văn tế Trương Định)

Họ là những người như Phan Tòng, trên đầu còn trắng vành khăn tang

mẹ, vẫn dẹp tình riêng cầm quân đánh giặc để lại gương sáng nghìn thu:

“Cơm áo đền bồi ơn đất nước Râu mày giữ vẹn phận tôi con Tinh thần hai chữ phau sương tuyết Khí phách nghìn thu rỡ núi non”

(Thơ điếu Phan Tòng)

Trang 28

Họ là những người nông dân nghèo khổ, suốt đời „cui cút làm ăn”, nhưng khi quân giặc đến cướp phá “tấc đất ngọn rau”, “bát cơm manh áo” thì

họ đã nhất tề đứng dậy, chiến đấu anh dũng, sẵn sàng đem xương máu để tô thắm lịch sử dân tộc Đến khi cuộc chiến đấu bằng gươm súng đã buộc phải tạm ngưng, trong thơ Nguyễn Đình Chiểu đã sáng ngời hình ảnh Kì nhân sư, ông thầy thuốc giỏi đã tự xông mắt mình cho mù để khỏi phải cộng tác với giặc, để biểu thị tấm lòng kiên trung bất khuất của mình:

Sự đời thà khuất đôi tròng thịt Lòng đạo xin tròn một tấm gương

(Ngư Tiều y thuật vấn đáp)

1.1.4 Văn hóa Việt Nam và tinh thần xả thân vì nước của các nghĩa sĩ Cần Giuộc

1.1.4.1 Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt

Lòng yêu nước của người Việt không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam Nhân dân các dân tộc đều có lòng yêu nước của mình Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm của từng con người đối với người mẹ, người cha, những người anh em ruột thịt và mở rộng ra, với nơi chôn rau cắt rốn, với những con người và không gian nhỏ hẹp của cộng đồng, nơi mình sinh sống, với mảnh đất mà mình đã “đổ mồ hôi lấy bát cơm đầy”

Lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập từ tay kẻ thù xâm lược Chính vì vậy mà lòng yêu nước đã ngấm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại Lòng yêu nước đã được nâng cao và phát triển làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược Dân tộc Việt Nam đã khắc sâu lòng yêu nước để từ đây hình thành truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam - một truyền thống cao quý vừa

Trang 29

hun đúc và phát huy qua hàng nghìn năm lịch sử, vừa thấm đượm sâu sắc vào cuộc sống hàng ngày vươn cao của dân tộc Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [27]

Lịch sử là một minh chứng hùng hồn nhất cho những khẳng định trên

Từ TK III- TCN, Triệu Đà đã chỉ huy người Việt đánh tan cuộc xâm lược nhà Tần Từ năm 179- TCN đến năm 938, nước ta nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc (tổng cộng 1.117 năm) Nhưng đây cũng là thời kỳ biểu hiện sức mạnh quật cường, sự vươn lên thần kỳ của dân tộc ta và kết thúc với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các chiến thắng vang dội khác: Nhà Tiền Lê, nhà Lý hai lần đánh tan quân Tống, nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên – Mông, Lê Lợi đánh tan quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh,… Rồi đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc

đó, nếu không có tinh thần yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc, làm sao một dân tộc nhỏ yếu như chúng ta có thể làm nên những chiến thắng vang dội, đánh thắng được những kẻ thù mạnh nhất thế giới Lòng yêu nước ở mỗi người dân Việt Nam đã được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình, đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc Biết bao người con của dân tộc đã tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước và đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường Biết bao nhiêu người mẹ, người vợ đã tiễn chồng, tiễn con ra mặt trận mà không bao giờ còn được đón họ trở về Đó là sự hy sinh to lớn

Trang 30

được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta Bấy nhiêu thôi cũng đã quá đủ để có thể thấy rằng, tư tưởng yêu nước không phải là một triết

lý để án đàm, nó là kim chỉ nam cho hành động, đem lại một sức mạnh to lớn, thúc đẩy dân tộc ta tiến lên

Hình thành từ sớm, lại được thử thách, khẳng định qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, được bổ sung, phát triển qua từng thời kỳ, theo yêu cầu phát triển của dân tộc và thời đại, tinh thần yêu nước đã trở thành chủ nghĩa yêu nước, trở thành một trong những giá trị truyền thống cao quý nhất, bền vững nhất của dân tộc ta Trần Văn Giàu khẳng định “Vận nước suy hay thịnh, mất hay còn, nhục hay vinh, phần rất quan trọng là tuỳ thuộc ở chỗ ta ứng dụng và phát huy hay ta quên lãng và chôn vùi món vũ khí tinh thần ấy” [10, tr.1]

1.1.4.2 Tinh thần xả thân vì nước của các nghĩa sĩ Cần Giuộc

Tinh thần yêu nước nồng nàn của người Nam Bộ được bắt nguồn từ truyền thống yêu nước từ ngàn đời của dân tộc ta, một dân tộc từ khi dựng nước đã phải đối đầu với biết bao cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước Pháp xâm lược ta ở Đà Nẵng rồi từ từ bành trướng thế lực xuống Nam kì lục tỉnh Chúng tàn phá quê hương ta bằng những vũ khí hiện

đại: “Giăng dưới nước tàu đồng, tàu sắt, súng nổ như bắp rang; kéo trên bờ

ma ní, mã tà đạn bắn như mưa vãi” Chúng đi đến đâu là giết người, cướp

của, đốt nhà,…khiến cho nhân dân lầm than, khổ cực.Trước tình cảnh ấy, là những người con dân Việt, mang trong mình truyền thống yêu nước, yêu tự

do từ ngàn đời của dân tộc, họ không bao giờ chịu cúi đầu làm tay sai, nô lệ

mà quyết sống mái với kẻ thù cho đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ thành quả lao động, bảo vệ toàn vẹn bờ cõi quê hương mà cha ông đã bao đời gây dựng

Là một người luôn suy tư trước sự tồn vong của dân tộc Nguyễn Đình Chiểu không thể cầm lòng trước sự đàn áp của bọn xâm lăng Nguyễn Đình Chiểu

đã đúc kết tội ác của giặc trong những lời Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh:

Trang 31

“Phạt cho đến người hèn kẻ khó, thu của quay treo; tội chẳng tha con nít đàn bà, đốt nhà chém vật;

Trải mười mấy năm chầy khốn khó, bị khảo, bị tù,bị đày, bị giết, trẻ già nghe nào xiết đếm tên”

Thơ văn yêu nước chống Pháp của Nguyễn Đình Chiểu có giá trị lớn lao Làm nên vinh quang cho ngòi bút của ông là khúc ca bi tráng, ngợi ca những con người nghĩa dũng buổi đầu kháng Pháp Đồ Chiểu đưa hình ảnh người nông dân vào thơ là một bước tiến so với văn chương truyền thống Văn học dân gian có nhắc đến người nông dân:

“Chiều chiều én liệng truông mây

Cảm thương chàng Lía bị vây trong thành”

Thơ Nguyễn Trãi cũng nói về những người tay lấm chân bùn nhưng chỉ dừng lại ở mức độ cảm thông, ca ngợi sức mạnh của họ mà chưa nhìn thấy họ

ở tư cách là người anh hùng của thời đại:

“Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày”

(Bảo kính cảnh giới - 19)

Nguyễn Đình Chiểu là người thấy được vai trò, sứ mệnh của người nông dân trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Ông ca ngợi những con người

nghèo khổ, suốt đời chỉ biết “việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy tay vốn

quen làm” Nhưng một khi đất nước cần thì họ sẵn sàng xung phong ra trận

như bao người nghĩa binh khác Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được xem là một

“tượng đài lịch sử” về người nghĩa sĩ nông dân Những người dân ấy quanh năm chỉ biết bán mặt cho đất, bán lưng cho trời Họ cố gắng làm ăn để có thể

lo cho gia đình và bản thân mình một cuộc sống ấm êm Với họ, triều đình phong kiến là nơi gửi gắm niềm tin, niềm mong ước cuộc sống thanh bình, no đủ.Vậy mà khi đất nước có ngoại xâm thì vua quan đâu chẳng thấy Người

dân “Trông tin quan như trời hạn trông mưa” Họ đã phải chờ đợi, ngóng

Trang 32

trông rồi tuyệt vọng Hơn lúc nào hết, họ ý thức được trách nhiệm của mình là phải đứng lên đấu tranh cho chính nghĩa Những người nông dân này không

được học hành, không “sôi kinh nấu sử”, nhưng họ là người nặng nhân nghĩa hơn bọn vua quan xuất thân từ “cửa Khổng, sân Trình” Họ tự ý thức được

trách nhiệm và trọng trách lớn lao của mình trong công cuộc chống giặc cứu nước; họ mang trong mình tinh thần xả thân vì nước Cho nên, họ đứng lên cứu nước bằng tinh thần tự nguyện, tự giác chứ không phải đợi ai đòi, ai bắt:

“Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình/ Chẳng thèm trốn

ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra bộ tay bộ hổ” Ta thấy người anh hùng

của Nguyễn Đình Chiểu chỉ là những người “dân ấp, dân lân”,“mến nghĩa

làm quân chiêu mộ”, cho dù khí giới hết sức thô sơ “ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi” so với vũ khí tối tân của kẻ thù “đạn nhỏ đạn to, tàu sắt, tàu đồng” thì quả là chênh lệch rất lớn nhưng họ nào có màng chi mà cứ nhất

tề xông thẳng vào kẻ thù để quyết chiến Nguyễn Đình Chiểu đã miêu tả thật

hùng hồn không khí chiến trận, “bọn hè trước, lũ ó sau”, vang dậy đất trời cùng tiếng súng nổ Các nghĩa sĩ coi cái chết “nhẹ tựa hồng mao”, họ “đạp

rào lướt tới”, “xô cửa xông vào”, “đâm ngang chém ngược”… Giọng văn thật

hùng tráng như tái hiện trước mắt chúng ta bối cảnh lịch sử đầy sóng gió dữ dội của đất nước Nổi lên trên nền khói lửa đó là hình ảnh sáng ngời của các nghĩa quân với khí thế hùng hồn lao mình vào lửa đạn, lớp lớp xung phong

không đợi gióng “trống kì trống giục” Họ, những người nghĩa sĩ vươn vai lớn

dậy như Phù Đổng thiên vương Hình ảnh cuối cùng còn đọng lại về người nghĩa sĩ là sự liều mình giữa chiến trường và khi họ ngã xuống thì một cái tên

để người đời sau lưu danh cũng không có mà chỉ gọi chung là nghĩa sĩ Cần Giuộc Nguyễn Đình Chiểu đã ngợi ca, khâm phục và tự hào về hình tượng người nông dân nói chung, người nghĩa sĩ Cần Giuộc nói riêng bừng bừng một khí thế xung trận

Trang 33

Người nông dân bước vào thơ văn Nguyễn Đình Chiểu với tư cách là người anh hùng của thời đại và họ bất tử trong thơ văn ông Họ nghiễm nhiên trở thành nhân vật trung tâm, nhân vật chính Vì họ tự quyết định được vận mệnh của mình và góp phần quyết định vận mệnh dân tộc Họ là động lực thúc đẩy, yểm trợ hết mình cho những người cầm đầu nghĩa quân Có thể nói,

tư tưởng Nguyễn Đình Chiểu lớn lên trong sự chan hòa với đời sống, với tâm

tư, với cảm nghĩ của nhân dân Ông hiểu rõ nỗi cơ cực vô biên của người nông dân cũng như trân trọng những đức tính cần cù, anh dũng và những khả năng phi thường của họ Những năm tháng sống gần nhân dân đã giúp cụ Đồ Chiểu đồng cảm và có cái nhìn trân trọng đối với người nông dân

Bài văn tế không chỉ khắc họa một nghĩa quân, một anh hùng mà là đông đảo những người nông dân anh hùng Tất cả họ làm nên hình ảnh một tập thể chiến đấu, mang sức mạnh của cả dân tộc Người nông dân bước vào cuộc chiến đấu với lòng tự nguyện, không hề biết đến binh thư, binh pháp Quân giặc thì đầy đủ quy mô, phương tiện Ta chỉ có ngọn tầm vông, rơm con cúi còn kẻ thù thì đạn nhỏ, đạn to, tàu thiếc, tàu đồng Vậy điều gì thúc đẩy người nông dân xung trận ào ào như vũ bão nếu không phải là lòng căm thù giặc;là lòng yêu nước; là tinh thần xả thân vì nước?

Thực dân Pháp kéo vào xâm lược nước ta, thơ ca yêu nước là vũ khí hiệu lực góp phần cổ vũ tinh thần yêu nước cho toàn dân Lòng căm thù giặc sôi sục trên những vần thơ, bài hịch, văn tế Những người nông dân nghèo khổ đã bộc lộ tinh thần yêu nước trong cuộc chiến đấu không ngang sức với giặc ngoại xâm Tư thế này khác hẳn với bộ mặt thảm hại của triều đình nhà Nguyễn hèn nhát Trong giai đoạn nước nhà đang đứng trước ngưỡng cửa của

một cuộc “dưa chia khăn xé”, lòng tác giả đau như cắt và ông thể hiện tình

yêu nước bằng những sáng tác mang cảm hứng thời sự Công cuộc chống ngoại xâm là vấn đề thời sự hết sức nóng bỏng Biểu hiện của sự phản ánh

Trang 34

này trong thơ Nguyễn Đình Chiểu là sự vạch trần tội ác của thực dân Pháp, kịch liệt phê phán bọn tay sai bán nước và ca ngợi những anh hùng nghĩa sĩ

hy sinh vì nước, vì dân Những đau thương mất mát, những giờ phút đen tối nhất của lịch sử Việt Nam đã được Nguyễn Đình Chiểu phản ánh trực tiếp và tức thời lên trang viết Ông là nhà thơ lớn, tiêu biểu cho dòng văn học yêu nước cuối TK XIX, tên tuổi của ông gắn liền với phong trào đấu tranh oanh liệt của nhân dân miền Nam ngay từ những ngày đầu giặc Pháp đặt chân đến nước ta Trong những bài văn tế của Nguyễn Đình Chiểu người đọc thấy hừng hực một lòng căm thù sâu sắc đối với quân xâm lược Bên cạnh đó còn là tình cảm quý trọng, khâm phục của ông dành cho các anh hùng dân tộc và cho đông đảo nhân dân lao động

1.1.5 Văn hóa và tính cách người Nam Bộ liên quan đến tác phẩm Văn tếnghĩa sĩ Cần Giuộc

1.1.5.1 Văn hóa Nam Bộ

Nam Bộ là vùng đất sông nước nên cuộc sống của những con người nơi đây thích di chuyển, không cố định, lối sống phóng khoáng Họ sống đoàn kết, chan hòa với nhau, sống nhân ái, chung sức chung lòng trong công cuộc đấu tranh chống giặc bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước Các phong tục, tập quán của Nam Bộ đều thể hiện tinh thần lạc quan; ước mơ khát vọng về một cuộc sống bình an Điều này cũng tác động đến văn học Nam Bộ khi văn học dân gian ở Nam Bộ thể hiện rõ ước mơ, tình cảm của con người nơi đây Văn chương bác học tập trung ca ngợi vẻ đẹp quê hương, ca ngợi tinh thần yêu nước, tự cường tự chủ

Trong quá trình học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, GV cần cho

HS hiểu được những nét văn hóa đặc trưng ở vùng đất Nam Bộ, một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến tích cách của con người Nam Bộ, ảnh hưởng đến thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu

Trang 35

1.1.5.2 Tính cách người Nam Bộ

Vì những đặc điểm văn hóa mang đặc điểm riêng biệt nên đã tác động không nhỏ đến tính cách con người Nam Bộ: trọng nghĩa khinh tài; yêu ghét phân minh; cương trực thẳng thắn; tinh thần yêu nước mang sắc thái riêng Trọng nghĩa khinh tài là một trong những tính cách nổi bật của người dân Nam Bộ cho nên trong đối nhân xử thế, họ luôn cảm thông với những ai đồng cảnh ngộ và sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ, che chở nhau chứ không cần

sự trả ơn báo đáp Những nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu cũng toát lên được vẻ đẹp này của người Nam Bộ Họ là những người luôn coi trọng đạo đức nhân nghĩa, sống hết lòng vì đời, vì người và xem việc cứu giúp, cưu mang những người khác là bổn phận, là trách nhiệm của bản thân mà không

hề nuối tiếc hay mưu cầu danh lợi

Trong giao tiếp, nói năng hằng ngày người Nam Bộ thường không trau chuốt bóng bẩy mà chỉ nói sao cho người nghe hiểu ý của mình Vì vậy, họ thích nói thẳng, không quanh co, úp mở và cũng quá giữ kẽ nhưng trong lòng

họ không có ác ý Họ không phải là người sống nội tâm, chuộng suy tư, mà là người ưa hành động Trong ứng xử , họ bộc trực thẳng thắn Chính điều này

đã làm nên tính cách riêng của người Nam Bộ đó là cương trực thẳng thắn,

yêu ghét phân minh Điều này có thể thấy ngay trong tác phẩm Văn tế nghĩa

sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện rõ thái độ căm ghét của mình

cũng như nhân dân Nam Bộ đối với thực dân Pháp “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”; “muốn tới ăn gan”; “muốn ra cắn cổ” Thái độ căm phẫn ấy đã biến thành lòng căm thù mãnh liệt được bộc lộ thành tiếng chửi sâu cay: “Bát cơm manh áo ở đời, mắc mớ chi ông cha nó”

Tính cách nổi bật của con người Nam Bộ còn là tinh thần yêu nước mang sắc thái riêng Tinh thần yêu nước của họ bắt nguồn từ truyền thống yêu

nước từ ngàn đời của dân tộc Ở trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, những

người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc đã trở thành hình tượng trung tâm mang

Trang 36

vẻ đẹp tinh thần yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc Điểm sáng của những người nông dân này là tự ý thức được trách nhiệm và trọng trách lớn lao của mình trong công cuộc chống giặc cứu nước Cho nên, họ đứng lên cứu nước với tinh thần tự nguyện, tự giác

Trong khi học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, việc giúp HS hiểu

được những tính cách tiêu biểu đó làm cho hoạt động học trở nên ý nghĩa hơn, quá trình tiếp nhận cũng trở nên sâu sắc hơn

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Mục tiêu, nội dung, PPDH bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong CT Ngữ văn 11

1.2.1.1 Mục tiêu dạy học bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong CT Ngữ văn 11

Xác định mục bài dạy là việc làm vô cùng quan trọng để GV đạt hiệu quả cao trong việc giúp các em chiếm lĩnh tri thức Với đối tượng HS miền núi nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy, việc lựa chọn những kiến thức cơ bản nhất để đưa vào bài giảng giúp HS dễ tiếp thu là vô cùng quan trọng Theo

Phân phối CT, bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là phần học chính với thời gian

trên lớp là 3 tiết Căn cứ vào thời gian, đặc điểm tiếp nhận của HS, trong quá trình giảng dạy ta có thể hướng tới việc giúp HS:

- Nắm được những kiến thức cơ bản về thân thế, sự nghiệp và giá trị nội dung, nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

- Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam trung đại về người nông dân – nghĩa sĩ

- Cảm nhận được tiếng khóc bi tráng của Nguyễn Đình Chiểu: khóc thương những nghĩa quân đã hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở, khóc thương một thời kì lịch sử khổ nhục nhưng vĩ đại của đất nước và dân tộc

- Nhận thức được những thành tựu xuất sắc về ngôn ngữ nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính hiện thực và giọng điệu trữ tình bi tráng, tạo nên giá trị sử thi của bài văn tế

Trang 37

- Bước đầu hiểu những nét cơ bản về thể loại văn tế

1.2.1.2 Nội dung dạy học Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong CT Ngữ văn 11

a Về tác gia, tác phẩm

Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn tiêu biểu nhất cho dòng văn học yêu nước chống Pháp của nước ta cuối TK XIX, tên tuổi của ông gắn liền với phong trào đấu tranh oanh liệt của nhân dân miền Nam từ những buổi đầu giặc Pháp đặt chân lên đất nước ta Ông là một tấm gương sáng về tinh thần làm việc kiên cường và khí tiết yêu nước bất khuất Cuộc đời của nhà thơ gắn

bó chặt chẽ với cuộc đời của nhân dân lao động nghèo khổ; gắn bó với tư tưởng yêu nước, căm thù giặc Trái tim ông đập theo nhịp đập trái tim dân chúng, thông cảm và chia sẻ nỗi đau, nỗi nhục bị áp bức và nô lệ Nhờ vậy mà ông phát hiện ra những phẩm chất cao quý ẩn giấu trong hình thức lam lũ của người lao động Tất cả tạo nên tầm cao trong tư tưởng, tình cảm và sự nghiệp sáng tác của ông.Tấm lòng nhân ái sâu xa, rộng lớn của Nguyễn Đình Chiểu

đã được đáp đền một cách chân thành, nồng hậu.Vì vậy, Nguyễn Đình Chiểu

luôn có vị trí xứng đáng trong CT Ngữ văn ở trường phổ thông

Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 01 tháng 7 năm 1822, mất ngày 03 tháng

7 năm 1888 Ông là một tác gia văn học mà cuộc đời và thơ văn hòa quyện làm một, gắn bó chặt chẽ giữa cuộc đời và vận mệnh dân tộc Bởi lẽ, ông đã trải qua những bi kịch chung của đất nước và bi kịch riêng của cá nhân Giai đoạn đầu là giai đoạn những năm 50 của TK XIX, con đường công danh, sự nghiệp, con đường hạnh phúc đang mở ra trước mắt bỗng nhiên bị đổ vỡ Năm 21 tuổi đỗ tú tài, năm 25 tuổi ra Huế để chuẩn bị thi tiếp Năm 28 tuổi, sắp vào trường thi ông nhận được tin mẹ mất, ông bỏ thi về chịu tang mẹ, trên đường về do khóc thương và ốm nặng, Nguyễn Đình Chiểu bị mù cả hai mắt Cùng với bi kịch lớn này, ông còn bị gia đình phú hộ hứa gả con gái bội hôn Nguyễn Đình Chiểu đã vượt qua những bi kịch lớn của cá nhân bằng

Trang 38

nghị lực phi thường, bằng tình yêu cuộc sống mãnh liệt Ngoài việc tự học về nghề thuốc chữa bệnh cho mọi người và mở trường dạy học, ông còn sáng tác

văn chương với hai tập truyện dài là Lục Vân Tiên và Dương Từ - Hà Mậu

Lục Vân Tiên là tác phẩm Nôm đầu tiên, trong đó thông qua những mối

quan hệ tích cực và tiêu cực trong gia đình và xã hội Nguyễn Đình Chiểu đã khẳng định cuộc sống con người tương thân tương ái với nhau trên cơ sở nhân

nghĩa Ngoài tư tưởng nhân nghĩa, Lục Vân Tiên còn là một tác phẩm chiến

đấu của một tác giả đứng vào hàng ngũ của nhân dân đấu tranh để thực hiện lí

tưởng, hoài bão nhân nghĩa công bằng cho nhân dân Còn Dương Từ - Hà

Mậu là một tác phẩm lớn của tinh thần yêu nước và căm thù giặc Dương Từ -

Hà Mậu như là một lời kêu gọi mọi người trở về với chính đạo, đủ tạo ra một

sức mạnh chống giặc cứu nguy cho Tổ quốc trước nguy cơ đổ vỡ cả một nền đạo đức cố hữu

Giai đoạn sau bắt đầu từ ngày quân Pháp đến chiếm lấy Gia Định (1859) Điều này cũng tác động không nhỏ đến sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, chủ nghĩa yêu nước càng được thể hiện sâu đậm hơn Ông ghi lại sự kiện Pháp

đánh vào thành Gia Định với bài Chạy giặc (Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây

– Một bàn cờ thế phút sa tay ) Sự kiện những người nghĩa sĩ hi sinh trong

trận tập kích đồn quân Pháp đêm 16 tháng 12 năm 1861 đã thành một sự kiện văn học lớn trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu: ra đời kiệt

tác Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Bên cạnh Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc còn có

Văn tế Trương Định (1864), Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh (sau 1874), 12 bài Điếu Trương Định (1864), 10 bài Điếu Phan Tòng (1868)

Hai nội dung lớn và cũng là đóng góp quý báu của văn chương Nguyễn Đình Chiểu đối với nền văn học dân tộc là Tư tưởng nhân nghĩa và chủ nghĩa yêu nước Chủ nghĩa yêu nước trong thơ văn ông mang những nét riêng biệt, tạo nên một dấu ấn riêng Vì thế khi nói về văn chương Nguyễn Đình Chiểu,

Trang 39

Phạm Văn Đồng viết: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy” [6, tr 69] Đúng là văn chương Nguyễn Đình Chiểu mang vẻ đẹp nghệ thuật bình dị mà độc đáo như “vì sao có ánh sáng khác thường” và “phải chăm chú nhìn mới thấy”

b Giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc b.1 Giá trị nội dung

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đã tái hiện một bức tranh công đồn rất hiện

thực, sinh động và đầy tráng khí Điều đặc biệt in sâu nhất trong tâm trí người đọc là hình tượng người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc, tiêu biểu cho ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam trong buổi đầu chống Pháp

Trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có nỗi đau bao trùm lên cỏ cây, sông

núi: sông Cần Giuộc, chợ Trường Bình, chùa Tông Thạnh, sông Bến Nghé, đất Đồng Nai Có tiếng khóc thương của người đứng tế, có tiếng khóc xót đau của những gia đình mất người thân, những người mẹ mất con, người vợ

mất chồng: “Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong

lều; não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”

Có tiếng khóc của cả quê hương, đất nước:“Đoái sống Cần Giuộc, cỏ cây

mấy dặm sầu giăng; nhìn chợ Trường Bình, già trẻ hai hàng lụy nhỏ”

Đối tượng thương cảm, xót đau trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, trước

hết là những người nghĩa sĩ hi sinh khi sự nghiệp đang còn dang dở, ý nguyện

chưa thành: “Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ”; là tiếng khóc thương cho cả đất nước, nhân trong cơn bấn loạn: “Vì ai khiến

quan quân khó nhọc, ăn tuyết nằm sương; vì ai xui dồn lũy tan tành, xiêu mưa ngã gió”,“Binh tướng nó hãy đóng sông Bến Nghé, ai làm nên bốn phía mây đen; ông cha ta còn ở đất Đồng Nai, ai cứu đặng một phường con đỏ” Tiếng

khóc xót đau trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc bi thương nhưng không bi lụy

Trang 40

Bởi lẽ không chỉ là những tiếng khóc cá nhân, khóc thương cho một vài người

mà là tiếng khóc của nhân dân, đất nước, khóc thương cho cả dân tộc Tiếng khóc không chỉ gợi nỗi xót đau mà còn khích lệ lòng căm thù giặc và quyết tâm chiến đấu, tiếp nối sự nghiệp đang còn dang dở của người đã khuất Tiếng khóc không chỉ tiếc thương những gì đã mất mà còn khẳng định những điều

sẽ còn: “Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tính chúng đều

khen; thác mà ưng đinh miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ”

Khóc thương người chết mà lại ngời lên niềm tự hào về lẽ sống cao đẹp: “Thà

thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh”

b.2 Giá trị nghệ thuật

Ngôn ngữ giản dị, dân dã, có sức mạnh gợi cảm, có giá trị thẩm mĩ cao Nguyễn Đình Chiểu sử dụng những từ ngữ, lời ăn tiếng nói hằng ngày của

người dân Nam Bộ: cui cút làm ăn, treo dê bán chó, tấc đất ngọn rau, bát

cơm manh áo, chia rượu lạt, gặm bánh mì, mẹ già ngồi khóc trẻ, vợ yếu chạy tìm chồng, Điều này làm cho lời văn trở nên gần gũi với mọi người

Những hình tượng nghệ thuật, những liên tưởng so sánh đậm chất Nam

Bộ, giàu chất hiện thực, lối ví von so sánh rất quen thuộc với cuộc sống của người làm ruộng, rất phù hợp với nếp cảm, nếp nghĩ của nông dân Thủ pháp

so sánh được sử dụng để khẳng định sự hy sinh của các nghĩa sĩ tạo nên tiếng vang, mặc dù rất khiêm tốn: “tiếng vang như mõ” Nguyễn Đình Chiểu cũng

sử dụng lối so sánh để thể hiện thái độ của người nông dân đối với giặc ngoại xâm như: “Trông tin quan như trời hạn trông mưa” “Ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ” Đối với những người nông dân chỉ quen việc cày cấy, sống côi cút ở những đồn điền hẻo lánh, thì trước tin dữ kẻ thù tới xâm lược, họ chỉ biết trông mong ở quân đội triều đình Nhưng đó là nỗi mong đợi, khát khao cháy bỏng mà vô vọng Kẻ thù đến giày xéo quê hương, giẫm đạp lên mồ mả

tổ tiên khiến họ không thể chịu đựng được Đây là lối so sánh cụ thể Tình

Ngày đăng: 28/05/2018, 11:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w