1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiếp cận hệ thống theo hướng văn hóa trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Ngữ văn 11Tập 1)

10 606 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 324,6 KB

Nội dung

Tiếp cận hệ thống theo hướng văn hóa trong dạy học tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu Ngữ văn 11-Tập 1 Lại Thị Thương Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS Chuyê

Trang 1

Tiếp cận hệ thống theo hướng văn hóa trong dạy học tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu (Ngữ văn 11-Tập 1)

Lại Thị Thương

Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học

Mã số 60 14 10 Người hướng dẫn: TS Nguyễn Ái Học

Năm bảo vệ: 2010

Abstract Tổng quan lý thuyết tiếp cận hệ thống theo hướng văn hoá Nghiên cứu mối

liên hệ giữa văn hoá và văn học cũng như sự chuyển hoá của văn hóa vào trong tác phẩm văn chương Tìm hiểu thực trạng giảng dạy và học tập tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” ở nhà trường phổ thông hiện nay Tiến hành tổ chức cho học sinh tiếp cận tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” theo hướng văn hoá Thiết kế giáo án thử nghiệm dạy học tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” trong sách giáo khoa Ngữ văn

11 – Tập 1theo hướng tiếp cận văn hoá

Keywords Ngữ văn; Phương pháp dạy học; Lớp 11; Tiếp cận hệ thống; Văn hóa

Content

Mục lục

1 Lí do chọn đề tài

1.1 E.douard Herriot đã từng nói : “Văn hóa là cái gì còn la ̣i khi tất cả những cái khác

bị quên đi…” Quả đúng như vậy! Thời gian là mô ̣t ông thầy khắc nghiê ̣t có thể cuốn mo ̣i thứ trên đường nó đi Những đ ền đài rồi sụp đổ , mọi thứ đều có thế bị lớp thời gian phủ mờ

nhưng những giá tri ̣ văn hóa đích thực thì vẫn còn bền vững mãi

Văn ho ̣c là sản phẩm của văn hóa – mô ̣t sản phẩm văn hóa đă ̣c thù , nơi lưu giữ những giá trị văn hóa của một dân tộc , thời đa ̣i, là cầu nối giữa các thế hệ với nhau Văn hóa trong tác phẩm văn chương vừa là một nội dung vừa là phương tiện để khám phá lí giải vẻ đẹp của

Trang 2

tác phẩm Nghiên cứu dạy học tác phẩm văn chương dựa trên những hiểu biết về văn hoá là một con đường cần thiết và đúng đắn để tiếp cận tác phẩm Hướng tiếp cận này đưa độc giả trở về môi trường văn hoá mà tác phẩm nảy sinh, đồng thời vẫn tôn trọng đặc trưng văn học của tác phẩm Cách tiếp cận này sẽ cung cấp ch iếc chìa khóa để giải mã tác phẩm , từ đó giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn Đồng thời với cách tiếp cận này sẽ góp phần mở rô ̣ng, nâng cao tầm đón nhâ ̣n của ho ̣c sinh , khắc phu ̣c khoảng cách về không gi an, thời gian, tầm văn hóa tư tưởng, thời đa ̣i giữa ho ̣c sinh với tác phẩm – tác giả

1.2 Tiếp cận hệ thống theo hướng văn hoá là một hướng tiếp cận ưu thế trong tay

nhiều nhà nghiên cứu trong thời gian qua Tuy nhiên trong nhà trường phổ thông nó chưa được phát huy

1.3 Nguyễn Đình Chiểu là mô ̣t nhà thơ lớn , một danh nhân văn hóa của dân tô ̣c Cuô ̣c đời ông là cả mô ̣t trang sử hào hùng minh chứng cho tinh thần yêu nước bất diê ̣t của nhân dân Viê ̣t Nam Cuô ̣c đời ấy đã kế t tinh vào những trang viết thấm đẫm đầy máu và nước mắt nhưng cũng không kém phần oanh liê ̣t Các bài viết, các chuyên luận khoa học về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu thì có rất nhiều song những công

trình nghiên cứu một cách tương đối đầy đủ và hệ thống về Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thì

còn ít Điều đó chưa tương xứng với mô ̣t tác phẩm đươ ̣c đánh giá là “mô ̣t trong những bài

văn hay nhất của chúng ta” (Hoài Thanh ), được đă ̣t ngang tầm với Bình ngô đại cá o của Nguyễn Trãi , Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo

Mặt khác, như chúng ta cũng đã biết, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn học nước nhà Nhưng thực tế giảng dạy và học tập văn chương

Nguyễn Đình Chiểu nói chung và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nói riêng cũng còn tồn tại nhiều

vấn đề vướng mắc cần tháo gỡ Kính trọng, ngưỡng mộ nhân cách cao cả, lớn lao của Nguyễn Đình Chiểu, song một bộ phận không nhỏ giáo viên và học sinh chẳng mấy hứng thú say mê khi tìm hiểu tác phẩm văn chương của ông Dù biết rằng giữa các tác phẩm văn ho ̣c trung đa ̣i

và bạn đọc hôm nay có một khoảng cách thẩm mỹ không nhỏ Hơn nữa văn t ế - một thể loại khá phổ biến xưa kia ít nhiều đã xa lạ với đời sống văn hoá hiện đại…nhưng đến mức phủ nhận một tác phẩm được coi là hay nhất mọi thời đại thì đúng là cần phải xem xét lại

Vâ ̣y làm thế nào để thổi hồn vào mô ̣t thể loa ̣i văn tế vốn xa la ̣ với ho ̣c sinh ? Làm thế nào để sống dậy cả một thời đại lịch sử đau thương nhưng hào hùng của dân tô ̣c? Làm thế nào

để rút ngắn khoảng cách giữa các thế hệ với nhau để hiểu sâu thêm những vấn đề của cha ông

mô ̣t thời? Bao nhiêu câu hỏi đă ̣t ra là bấy nhiêu vấn đề cần giải đáp

Trang 3

Với tất cả những lí do nêu trên chúng tôi quyết định chọn đề tài “Tiếp cận hệ thống

theo hướng văn hoá trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình

Chiểu” làm đề tài nghiên cứu của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Các công trình nghiên cứu tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"

Các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu ngay từ khi mới ra đời đã chiếm được trọn vẹn lòng yêu thích, ngưỡng mộ của độc giả, có chỗ đứng sâu rộng trong lòng công chúng và được nghiên cứu từ rất sớm Nhưng những công trình đầu tiên nghiên cứu về tác phẩm của Đồ Chiểu lại là các tác giả người Pháp Năm 1887, khi Nguyễn Đình Chiểu còn sống, E Bajot đã dịch “Lục Vân Tiên” ra tiếng Pháp và có chuyên luận khảo cứu về tác phẩm này Sau đó một loạt học giả khác như G.Aubaret, A.Mickls, G.Codier…trong đó có cả thống đốc Nam kỳ E.Hoeffel có những bài viết về tác giả mà họ coi là “bậc văn nhân tài hoa đất Việt” Tuy nhiên những bài đó chủ yếu viết về “Lục Vân Tiên”, cố tình bỏ qua mảng thơ văn yêu nước (trong

đó tiêu biểu là bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”) của ông nhằm che đậy tội ác xâm lược

50 năm sau ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu, năm 1938, Phan Văn Hùm là người Việt Nam đầu tiên đứng ở góc độ khoa học văn học để xem xét tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu khá tỉ mỉ Với chuyên luận “Nỗi lòng Đồ Chiểu”, Phan Văn Hùm đã cắm một cái mốc theo định hướng đúng, nhiều triển vọng trong việc nghiên cứu Nguyễn Đình Chiểu cả về tư tưởng học thuật cũng như về phương pháp văn bản học Ngoài Lục Vân Tiên, Phan Văn Hùm

đã chú ý tới các tác phẩm khác của cụ Đồ Chiểu như “Ngư Tiều y thuật vấn đáp”, các bài hịch, văn tế trong đó có “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” song sự quan tâm chưa thực sự tương xứng với tầm vóc của tác phẩm này

25 năm sau, năm 1963, trong dịp kỉ niệm 75 năm ngày mất Nguyễn Đình Chiểu, thủ tướng Phạm Văn Đồng đã công bố một bài báo nổi tiếng với nhan đề “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” khẳng định vị trí cao quý của Nguyễn Đình Chiểu Trong bài viết, thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là

“một tấm gương sáng nêu cao địa vị và tác dụng của văn học nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá tư tưởng”[39, tr.74] Đặc biệt trong bài báo này, tác giả giành nhiều nhận định ca ngợi giá trị bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” Ông viết: “…Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, một phần lớn là những bài văn tế, ca ngợi những người anh hùng suốt đời tận trung với nước và than khóc những người liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu, đã diễn tả thật là sinh động

và não nùng cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ của nghĩa quân, vốn là người nông

Trang 4

dân xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành anh hùng cứu nước”[39, tr.71] Bài viết

đã đặt bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” ngang với “Bình Ngô đại cáo”, một bên là khúc khải hoàn ca, một bên là khúc ca người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang

Tiếp theo phải kể đến công trình nghiên cứu của tác giả Mai Quốc Liên Khi nghiên cứu về bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuô ̣c” , Mai Quốc Liên đánh giá rất cao tác phẩm này , là

“khúc ca về người anh hùng nông dân cứu nước… , áng văn là đỉnh cao , là tiêu biểu cho sự nghiê ̣p thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu” Để khẳng đi ̣nh được vai trò to lớn của Nguyễn Đình Chiểu, tác giả đã có sự so sánh “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” với các tác phẩm được coi là đỉnh cao của văn ho ̣c yêu nước thời trước như “Nam quốc sơn hà” , “Hi ̣ch tướng sĩ”, “Bình Ngô đa ̣i cáo”…Ngoài ra nhà nghiên cứu Mai Quố c Liên còn khẳng đi ̣nh: “Qua bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuô ̣c lần đầu tiên trong văn ho ̣c xuất hiê ̣n vô cùng sinh đô ̣ng và chân thực hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân”

Trong tuần báo văn nghê ̣ ngày 30/6/1972, nhà phê bình văn học Hoà i Thanh có bài viết “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuô ̣c mô ̣t trong những bài văn hay nhất của chúng ta” Bài viết ngắn go ̣n nhưng đã khẳng đi ̣nh được vẻ đe ̣p của bài văn tế đồng thời cũng chỉ ra được : “Trước đó chưa bao giờ có và sa u đó đến mấy chu ̣c năm cũng chưa hề có trong văn thơ ta mô ̣t cái nhìn yêu thương và kính phục như vậy đối với người nông dân”[39, tr.455]

Ngoài ra cũng phải kể đến bài viết “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc qua ý thơ của Miên Thẩm và Mai Am” của tác giả Đỗ Văn Hỷ

2.2 Các công trình nghiên cứu phương pháp giảng dạy và học tập bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuô ̣c”

Dương Quảng Hàm với tư cách nhà giáo được phân công biên soạn sách giáo khoa văn học Việt Nam trung học là người đầu tiên khẳng định Nguyễn Đình Chiểu như một tác gia văn học lớn trong chương trình văn học cận đại trong công trình “Việt Nam văn học sử yếu” xuất bản năm 1943 được xem như là “việt văn giáo khoa thư” dùng cho bậc trung học theo học chế đương thời Tác phẩm “Lục Vân Tiên” được ông đánh giá “áng văn hay trong nền quốc văn ta”

Và được chọn học ở năm thứ nhì ban trung học Đông Pháp Cũng quan điểm này nhà giáo Lê Thước cũng rất tâm đắc trong giảng “Lục Vân Tiên” ở nhà trường trung học thời Pháp thuộc trước cách mạng Tuy nhiên cả hai nhà giáo tên tuổi và đầy tâm huyết với văn chương nước nhà mới chú ý đến mảng truyện Nôm mà chưa đề cập đến mảng thơ văn yêu nước chống Pháp sôi nổi của Nguyễn Đình Chiểu trong đó có “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”

Tiến thêm một bước trong giảng dạy văn chương Nguyễn Đình Chiểu, Hà Như Chi,

Trang 5

giáo sư trường quốc học Huế trong cuốn “Việt Nam thi văn giảng luận” (xuất bản năm 1951) dùng trong các lớp trung học đã xem Nguyễn Đình Chiểu như một tác gia lớn tiêu biểu của văn học Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX Kiến thức về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Đình Chiểu được biên soạn đầy đủ hơn và đặc biệt là ngoài mảng truyện thơ mà tiêu biểu nhất là “Lục Vân Tiên” các thể loại khác như điếu, văn tế…đã được đề cập tới Tuy nhiên trong sự lựa chọn của giáo sư Hà Như Chi, tác phẩm văn tế được chọn giảng dạy kĩ không phải là “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc mà là “Văn tế sĩ dân lục tỉnh”

Khi phân tích bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuô ̣c”, nhà nghiên cứu Đào Nguyên Tụ lại tìm hiểu dựa trên kết cấu 4 phần: lung khởi, thích thực, ai vãn và kết Với bài viết này, tác giả đã giúp chúng ta có một cái nhìn khá khái quát và toàn diện về tác phẩm : “xuất phát từ lòng yêu nước thương dân tha thiết , Nguyễn Đình Chiểu bày tò nỗi tiếc thương vô ha ̣n đối với những nghĩa sĩ nông dân đã bỏ mình vì nước, đề cao tấm gương chiến đấu hi sinh anh dũng của họ để

đô ̣ng viên lòng yêu nước căm thù giă ̣c , ý chí kiên quyết chống thực dân Ph áp xâm lược của nhân dân ta thời đó”[39, tr.606] Tác giả cũng đồng tình với ý kiến của một số nhà nghiên cứu khi cho rằng: “Hình tượng nông dân do Nguyễn Đình Chiểu xây dựng nên là mô ̣t trong những hình tượng đẹp nhất của v ăn chương cổ điển , đánh dấu thành công xuất sắc về bút pháp hiê ̣n thực và trữ tình của mô ̣t nhà nho phong kiến”[39, tr.616] Cũng như thủ tướng Phạm Văn Đồng, nhà nghiên cứu Mai Quốc Liên và nhiều tác giả khác , Đào Nguyên Tu ̣ đã rất đề cao bài văn tế này, đă ̣t nó sánh ngang tầm với “Hi ̣ch tướng sĩ”, “Cáo bình Ngô”, “Phú sông Ba ̣ch Đằng” Ông viết: “Nếu như trong kho tàng văn ho ̣c dân tô ̣c đã có đỉnh cao về nhiều thể loa ̣i như hi ̣ch của Trần Hưng Đa ̣o, phú của Trương Hán Siêu, cáo của Nguyễn Trãi…thì ta lại có thêm đỉnh cao về văn tế với sự đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu”[39, tr.616]

Trong sách “Giảng văn văn ho ̣c Viê ̣t Nam” và trong sách “Giảng văn cho ̣n lo ̣c văn ho ̣c Viê ̣t Nam”, các tác giả Ngô Đức Quyền và Nguyễn Quốc Túy cũng có những ý kiến khá thống nhất Hai ông đều cho rằng: giá trị nghệ thuật hết sức đặc sắc làm cho bài “Văn tế nghĩa

sĩ Cần Giuộc” trở thành bất tử , lần đầu tiên trong li ̣ch sử phát triển của văn ho ̣c Viê ̣t Nam Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng được bức tượng đài về người nông dân yêu nước , những người anh hùng vô danh Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là đỉnh cao tư tưởng , tình cảm, nghê ̣ thuâ ̣t trong văn nghiê ̣p của Nguyễn Đình Chiểu : “Tượng đài, bia đá nhiều khi còn bi ̣ hao mòn vì thời gian, vì bị con người phá hủy , nhưng tươ ̣ng đài nghê ̣ thuâ ̣t về những người chiến

sĩ nông dân hiện lên trong lòng người thì bền vững, bất diê ̣t”

Đặc biệt với lòng kính phục và ngưỡng vọng một nhân cách lớn, một tài năng lớn, không chỉ dừng ở tầm nghiên cứu chuyên luận bao quát, nhiều thế hệ nhà giáo tâm huyết đã

Trang 6

trăn trở tìm tòi con đường giảng dạy văn chương Đồ Chiểu trong nhà trường sao cho hiệu quả nhất Tiêu biểu trong số đó phải kể đến nhà giáo: Nguyễn Đình Chú, Lê Trí Viễn, Nguyễn Trung Hiếu, Trần Đình Sử, Trịnh Thu Tiết…Bài viết của giáo sư nhà giáo Nguyễn Đình Chú

- một nhà khoa học có tên tuổi, một người thầy có hơn 40 năm kinh nghiệm giảng dạy thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, in trong cuốn “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên” của trường ĐHSP Hà Nội I xuất bản năm 91, thực sự có nhiều ý kiến đóng góp thiết thực, sâu sắc gợi mở một phương pháp giảng dạy hữu hiệu cần thiết cho giáo viên để hướng dẫn học sinh tiếp cận “Văn tế nghĩa

sĩ Cần Giuộc” nói riêng và sự nghiệp thơ văn Đình Chiểu nói chung Gần gũi với giáo viên và học sinh là các bài viết “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” trong cuốn sách giáo viên văn 11 và cuốn

“Để học tốt văn và Tiếng Việt lớp 11, tập 1” (NXBHN 1990)

Trong cuốn “Thiết kế bài ho ̣c Ngữ văn 11 tâ ̣p 1” (Phan Tro ̣ng Luâ ̣n chủ biên ), tác giả Phạm Thị Thu Hương đã đưa ra một cách tiếp cận đối với tác phẩm “văn tế nghĩa sĩ Cần Giuô ̣c” Trong bài thiế t kế này , tác giả hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả và tác phẩm Khi đi vào phân tích văn bản, Phạm Thị Thu Hương phân tích trên hai phương diện chính dựa trên bố cu ̣c 4 phần của bài văn tế :1 Hình tượng người nghĩa s ĩ nông dân 2 Tiếng khóc cho những người nông dân nghĩa sĩ, cho thời đa ̣i đau thương quâ ̣t khởi

Ngoài ra không thể không kể đến bài viết “Định hướng tổ chức dạy học văn tế nghĩa sĩ Cần Giuô ̣c của Nguyễn Đình Chiểu” của TS Nguyễn Ái Ho ̣c (trích trong cuốn “Phương pháp

tư duy hê ̣ thống trong da ̣y ho ̣c văn” ) Bài viết đã chỉ ra khá tỉ mỉ các bước thực hiện khi giảng dạy tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” Ngoài phần một số điểm lưu ý , phương pháp dạy học, ở phần nô ̣i dung da ̣y ho ̣c , TS Nguyễn Ái Ho ̣c đưa ra 5 bước da ̣y ho ̣c để giúp ho ̣c sinh lĩnh hội kiến thức:

1 Phân tích hoàn cảnh ra đời của bài văn tế

2 Hướ ng dẫn đo ̣c diễn cảm bài văn tế

3 Định hướng ho ̣c sinh nêu cảm tưởng, nhâ ̣n xét chung

4 Hướ ng dẫn phân tích chi tiết : trong phần này tác giả đưa ra hai cách tiếp c ận (theo bố cu ̣c của bải văn tế và theo các luâ ̣n điểm)

5 Hướ ng dẫn ho ̣c sinh khái quát ý nghĩa của bài văn tế sau khi phân tích chi tiết Trong bài viết “Tiếp cận văn hóa đối với các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình SGK Ngữ văn 11 (bộ cơ bản)” của nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn trên tạp chí Văn học

và tuổi trẻ số 9 năm 2007, tác giả đưa ra một số kinh nghiệm để giảng dạy bài văn tế đạt hiệu

Trang 7

quả Trong khuôn khổ một bài báo, PGS TS Trần Nho Thìn đề cập đến một số vấn đề như phương diện cảm xúc, thể loại và đặc biệt chú ý đến việc tìm hiểu cơ sở văn hóa của khái niệm “nghĩa” và coi đó là chìa khóa để hiểu đúng tác phẩm

Gần đây trong luận văn thạc sĩ “Con đường hướng dẫn học sinh khám phá, chiếm lĩnh chiều sâu nghệ thuật tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu để nâng cao hiệu quả dạy và học” tác giả Phạm Thị Mai Hương đã đưa ra cách tiếp cận tác phẩm “Văn tế

nghĩa sĩ Cần Giuộc” từ chiều sâu nghệ thuật của bài văn tế Từ đó giúp công tác giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh thuận lợi hơn

Nhìn chung các công trình nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu tương đối phong phú và

đa dạng nhưng các kết quả nghiên cứu về “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” thì còn ít, thường lồng ghép trong các công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp văn chương Đồ Chiểu nói chung, chưa thực sự tương xứng với giá trị của nó

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với mu ̣c đích g óp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc giảng dạy , học tập

“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuô ̣c” theo hướng tiếp câ ̣n văn hóa , đề tài luận văn giải quyết những vấn để sau đây:

 Nghiên cứu lý thuyết tiếp cận hệ thống theo hướng văn hoá

 Nghiên cứu mối liên hệ giữa văn hoá và văn học cũng như sự chuyển hoá của văn hóa vào trong tác phẩm văn chương

 Tìm hiểu thực trạng giảng dạy và học tập tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” ở nhà trường phổ thông hiện nay

 Tổ chức cho học sinh tiếp cận tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” theo hướng văn hoá

 Thiết kế giáo án thử nghiệm dạy học tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” theo hướng tiếp cận văn hoá

4 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu trong luận văn của chúng tôi là:

- Các sáng tác của Nguyễn Đình chiểu nói chung và “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” nói riêng

- Các công trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Đình Chiểu

- Thực trạng dạy và học tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” ở nhà trường phổ thông

Trang 8

5 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành luâ ̣n văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp xử lí thông tin

- Phương pháp khảo sát,thực nghiê ̣m, thống kê, phân tích

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có ba chương

Chương 1: Những cơ sở lí luâ ̣n

Chương 2: Thực tra ̣ng da ̣y ho ̣c tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuô ̣c” trong nhà trường trung ho ̣c phổ thông

Chương 3: Tổ chức học sinh tiếp cận tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu theo hướng văn hoá

Reference

Tài liệu tham khảo

1 Nguyễn Thị Mai Anh Định hướng dạy học thơ Haikư ở lớp 10 THPT từ góc nhìn văn

hóa Luận văn thạc sĩ, 2007

2 Nguyễn Duy Bắc Vế mối quan hệ giữa văn hóa và văn học Báo Văn nghệ số 24 ra

ngày 12.6.1993, tr.3

3 Bộ Giáo dục và đào tạo Ngữ văn 11, tập 1 Nxb Giáo Dục Việt Nam, 1 – 2010

4 Bộ Giáo dục và đào tạo Ngữ văn 11, tập 1, sách giáo viên Nxb Giáo Dục, 8- 2007

5 Lê Nguyên Cẩn Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa Nxb Giáo Dục, H, 2008

6 Nguyễn Viết Chữ Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương Nxb ĐHSPHN, 2006

7 Nguyễn Văn Dân, “Tiếp cận văn học bằng văn hóa học” Tạp chí Nghiên cứu văn học

số 11/2004, tr21.30

8 Nguyễn Đăng Duy Văn hóa học Việt Nam Nxb Văn hóa thông tin, H, 2002

9 Phạm Đức Dương Từ văn hóa đến văn hóa học Viện văn hóa và Nxb văn hóa thông

tin, H, 2002

10 Lỗ Bá Đại Dạy học truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy theo hướng

tiếp cận văn hóa Luận văn thạc sĩ ĐHSPHN, 2008

Trang 9

11 Phạm Văn Đồng Mấy vấn đề về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: Nhân dịp kỉ

niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu Nxb Khoa học, H, 1964

12 Lại Hà Giang Phương pháp dạy học sử thi dưới góc nhìn văn hóa Khóa luận tốt

nghiệp (1188), H, 2007

13 Đoàn Lê Giang Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc Nxb

Trẻ, Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học TPHCM, 2001

14 Trần Văn Giàu Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam Nxb Khoa học xã hội, H,

1980

15 Trần Văn Giàu Trong dòng chủ lưu của văn học Việt Nam: tư tưởng yêu nước Nxb

Văn nghệ TPHCM, 1983

16 Nguyễn Văn Hạnh Văn học và văn hóa – vấn đề và suy nghĩ Nxb Khoa học xã hội,

2002

17 Nguyễn Trọng Hoàn Tiếp cận văn học Nxb Khoa học xã hội, H, 2002

18 Nguyễn Ái Học Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học Văn Nxb Giáo dục Việt

Nam, 2010

19 Nguyễn Thị Hồng Dạy học thơ văn Lí Trần ở nhà trường THPT từ góc độ văn hóa

Khóa luận tốt nghiệp, 2008

20 Nguyễn Thanh Hùng Đọc và tiếp nhận văn chương Nxb Giáo Dục, 2002

21 Phạm Thị Mai Hương Con đường hướng dẫn học sinh khám phá, chiếm lĩnh chiều

sâu nghệ thuật của tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học Luận văn thạc sĩ, 2002

22 Vũ Đình Liên Nguyễn Đình Chiểu nhà thơ yêu nước miền Nam Nxb Minh Đức – Thời

đại, 1955

23 Vũ Đình Liên Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) Nxb Văn hóa, H, 1958

24 Phan Trọng Luận Phương pháp dạy học văn (tập 1) Nxb ĐHSPHN, 2004

25 Phan Trọng Luận Phương pháp dạy học văn (tập 2) Nxb ĐHSPHN, 2004

26 Phan Trọng Luận Thiết kế bài học Ngữ văn 11, tập 1 Nxb Giáo Dục Việt Nam,

10/2009

27 Trường Lưu Văn học trong hành trình văn hóa Nxb Văn hóa thông tin, H, 1999

28 Nguyễn Thị Ngà Định hướng tổ chức dạy học bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” sao

cho đạt hiệu quả cao nhất BCKH, H, 2009

29 Phan Ngọc Một cách tiếp cận văn hóa Nxb Thanh Niên, 1999

30 Nguyễn Tri Nguyên Văn hóa tiếp cận từ vấn đề và hiện tượng Nxb Văn hóa dân tộc,

H 2000

Trang 10

31 Nguyễn Lan Phương Tiếp cận theo hướng lịch sử, văn hóa trong dạy học bút kí “Ai đã

đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, BCKH Ngữ Văn, 4-2009

32 Trần Văn Sáu Học tốt Ngữ Văn 11 nâng cao, tập 1 NXB Thanh Niên, 2009

33 Đặng Đức Siêu Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam Nxb Đại học Sư Phạm, H, 2009

34 Nguyễn Thị Thu Thảo Dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân cho học sinh

THPT từ cái nhìn văn hóa Luận văn thạc sĩ, 2008

35 Bùi Quang Thắng Hành trình vào văn hóa học Nxb Văn hóa thông tin, H, 2003

36 Nguyễn Thị Xuân Thân Bước đầu tìm hiểu tình hình nghiên cứu thơ văn Nguyễn Đình

Chiểu từ sau 1954 đến nay Luận văn thạc sĩ Khoa học Ngữ Văn, 2005

37 Trần Ngọc Thêm Cơ sở văn hóa Việt Nam Nxb Giáo Dục, 1999

38 Trần Ngọc Thêm Văn hóa Việt Nam truyền thống và hiện đại: nghiên cứu của các

giáo sư chuyên gia về văn hóa Nxb Văn hóa, H, 2000

39 Nguyễn Ngọc Thiện (tuyển chọn và giới thiệu) Nguyễn Đình Chiểu về tác gia và tác

phẩm Nxb Giáo Dục, 8- 2003

40 Trần Nho Thìn Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa Nxb Giáo Dục

Việt Nam, 11/2009

41 Trần Nho Thìn Tiếp cận văn hóa đối với các tác phẩm văn học trung đại trong

chương trình SGK Ngữ Văn 11 (bộ cơ bản) Tạp chí văn học và tuổi trẻ, số 9/2007, tr

31 – 33

42 Nguyễn Bích Thuận Nguyễn Đình Chiểu: tác giả-tác phẩm-tư liệu Nxb Đồng Nai,

2002

43 Nguyễn Thị Thường Giáo trình văn hóa học Nxb Đại học sư phạm, H, 2008

44 Vũ Thị Hồng Tiệp Dạy học văn học dân gian THPT theo hướng tiếp cận văn hóa

BCKH, H, 4/2009

45 Nguyễn Khánh Toàn Nguyễn Đình Chiểu: tuyển chọn và trích dẫn những bài phê bình lí

luận văn học của các nhà văn và các nhà nghiên cứu Việt Nam Nxb Văn nghệ TPHCM,

2000

46 Đoàn Văn Trúc Văn hóa học Nxb Lao Động, H, 2004

47 Trần Quốc Vượng Cơ sở văn hóa Việt Nam Nxb Giáo Dục, H, 1999

48 A.A.Radugin Từ điển bách khoa văn hóa học Nxb Viện nghiên cứu văn hóa nghệ

thuật, H, 2001

Ngày đăng: 08/07/2016, 17:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w