1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng hệ thống câu hỏi hiệu quả trong dạy học tác phẩm chí phèo của nhà văn nam cao

19 3,7K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 475,66 KB

Nội dung

Giả thuyết khoa học của luận văn Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu chúng tôi đề ra giả thuyết: Hệ thống câu hỏi hiệu quả được xây dựng sẽ góp phần cải tiến cách đặt câu hỏi sáo

Trang 1

1

Xây dựng hệ thống câu hỏi hiệu quả trong dạy học tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao Building effective systems questions for the teaching of evilt "Chi Pheo"

by writer Nam Cao NXB H : ĐHGD, 2012 Số trang 118 tr +

Vũ Thị Khánh Hòa

Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Lí luận và phương pháp dạy học ( bộ môn ngữ văn);

Mã số:601410 Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Ái Học

Năm bảo vệ: 2012

Abstract Trình bày cơ sở lí luận của câu hỏi trong dạy học nói chung, dạy học nói riêng

Nghiên cứu thực trạng dạy học văn ở một trường Trung học phổ thông (THPT), khảo sát hệ thống câu hỏi sách giáo khoa THPT ( bộ chuẩn 2006 ) và tình hình dạy học tác phẩm Chí Phèo Đề xuất các biện pháp hỗ trợ giáo viên sử dụng câu hỏi hiệu quả trong dạy học tác phẩm Chí Phèo Tiến hành thực nghiệm sư phạm

Keywords: Văn học Việt Nam; Phương pháp dạy học; Tác phẩm văn học; Ngữ văn

Content

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề được xã hội và nghành giáo dục đặc biệt quan tâm

Trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm xây dựng một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh, vấn đề “nguồn lực con người” luôn được Đảng, Nhà nước và xã hội ta đặc biệt chú trọng

1.2 Xuất phát từ nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học văn hiện nay

Thể theo Điều 5 cuả Luật giáo dục Việt Nam có yêu cầu cụ thể đối với phương pháp giáo dục

“Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.” Cho nên một nền giáo dục với những phương pháp lỗi thời không thể cho ra sản phẩm là những con người mới phù hợp với yêu cầu của thời đại

Trang 2

2

1.3 Trong giờ dạy học TPVC, hệ thống câu hỏi của GV luôn giữ vai trò quan trọng

Câu hỏi giúp giáo viên xây dựng một phương án dạy tối ưu Câu hỏi đã được xem như là một cách giao lưu, lưu giữ và thúc đẩy con đường dạy học một cách hiệu quả Điều đó có nghĩa là câu hỏi ngoài ý nghĩa nghiên cứu khoa học còn mang ý nghĩa phương pháp đối với quá trình dạy học

Vòng đời của tác phẩm đan kết nhiều quá trình và nhiều quan hệ: cuộc sống – nhà văn – TPVC – bạn đọc – cuộc sống, từ đó tạo ra nhiều tiếng nói khác nhau trong các mối quan hệ đó Vì tính phức tạp này nên việc thiết lập một hệ thống câu hỏi trong tác phẩm văn chương lại càng quan trọng để

GV dẫn dắt HS khám phá lớp nghĩa ẩn chứa trong tác phẩm

1.4 Các chuyên đề đào tạo trong trường sư phạm chưa có sự quan tâm hợp lí đến việc rèn luyện

kĩ năng đặt câu hỏi cho sinh viên khoa Ngữ văn

1.5 Giờ dạy TPVC còn tồn tại nhiều nghịch lí gây nhiều trăn trở cho các nhà sư phạm

1.5.1 Tình hình đặt câu hỏi trong giờ dạy TPVC và sự phụ thuộc vào hệ thống câu hỏi sách giáo khoa của học sinh, giáo viên làm cho giờ học khô khan

1.5.2 Khoảng cách ngày càng rộng giữa văn hóa ngoài xã hội với văn chương trong nhà trường, giữa nội dung giảng dạy với tâm lí học sinh dẫn đến hiện tượng rất đáng lo ngại: hiện tượng liên tưởng ngoài tác phẩm

1.5.3 Chương trình và sách giáo khoa tuy đã có nhiều chỉnh lí nhưng chưa đáp ứng được nhiệm

vụ chuẩn bi cho thế hệ trẻ bước vào thế kỉ XXI, chưa gắn với đời sống, với những mong mỏi của HS

1.6 Phương pháp dạy học Văn ở Việt Nam gần đây đã có những chuyển biến tích cực

Các nhà sư phạm đã tiếp thu những kinh nghiệm tiên tiến áp dụng vào thực tiễn dạy học ở

trường phổ thông

1.7 Tác phẩm “Chí Phèo” là một trong những tác phẩm đặc sắc của nền văn học Việt Nam

Đã có khá nhiều những công trình khoa học, những bài viết nghiên cứu về cách giảng dạy tác phẩm này Nhưng một tác phẩm hay luôn mở ra nhiều lối đi đặc biệt là một tác phẩm hay

2 Mục đích nghiên cứu:

2.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận của câu hỏi để hình thành các kỹ năng đặt câu hỏi có hiệu quả

trong giờ dạy tác phẩm văn chương

2.2 Từ cơ sở lý luận về câu hỏi và tác phẩm tự sự áp dụng vào việc xây dựng hệ thống câu hỏi

có hiệu quả trong việc dạy học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

2.3 Thiết kế một giáo án thể nghiệm

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận của câu hỏi trong dạy học nói chung, dạy học nói riêng

Trang 3

3

- Nghiên cứu thực trạng dạy học văn ở một trường THPT, khảo sát hệ thống câu hỏi SGK THPT ( bộ chuẩn 2006 ) và tình hình daỵ học tác phẩm Chí Phèo

- Đề xuất các biện pháp hỗ trợ giáo viên sử dụng câu hỏi hiệu quả trong dạy học tác phẩm Chí Phèo

- Thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi của giả thuyết khoa học

4 Giả thuyết khoa học của luận văn

Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu chúng tôi đề ra giả thuyết: Hệ thống câu hỏi hiệu quả được xây dựng sẽ góp phần cải tiến cách đặt câu hỏi sáo mòn, đồng thời tạo ra một mô hình câu hỏi mới vừa đảm bảo được đặc trưng của tác phẩm văn chương vừa phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh

5 Lịch sử vấn đề

Công trình nghiên cứu trong nước phải kể đến: giáo trình Phương pháp dạy học Văn Tập I do GS Phan Trọng Luận chủ biên, Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học của GS Phan Trọng Luận

“ Dạy học theo vấn đề” ( I Ia Lec – ne ), tác giả khẳng định tầm quan trọng của dạy học nêu vấn

đề nhằm mục đích chính là bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh Tác giả cũng cho thấy nhiệm vụ vai trò của giáo viên Song điều mà tác giả đặc biệt quan tâm là “bài toán có vấn đề” hay tạo ra các tình huống có vấn đề

Trong cuốn “Để dạy và học tốt tác phẩm văn chương” ( phần trung

đại ) ở trường phổ thông, PGS TS Nguyễn Thị Thanh Hương khẳng định “ trong giờ dạy tác phẩm văn chương, giữa GV và HS phải trao đổi đàm luận nhằm tạo bầu không khí văn chương và phát huy khả năng tiếp nhận sáng tạo của HS

“ Câu hỏi trong giảng văn” của Trương Dĩnh đã đưa ra một số vấn đề lý luận làm cơ sở xác định

cấu trúc câu hỏi, phân loại câu hỏi nhưng tập trung chủ yếu ở câu hỏi nêu vấn đề Nét đặc sắc nữa là tác giả rất chú ý đền nghệ thuật đặt câu hỏi

Trong“ Hệ thống câu hỏi phát triển tư duy người học” , Benjamin Bloom (1956) đề xuất một

thang 6 mức câu hỏi tương ứng với 6 mức chất lương lĩnh hội kiến thức: biết, hiểu, áp dụng , phân tích, tổng hợp , đánh giá Muốn phát huy tính tích cực học tập của học sinh, cần phát triển loại câu hỏi ở các mức từ 3 đến 6

Trong cuốn “ Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể”, PGS Nguyến Viết Chữ

đã phân ra ba nhóm câu hỏi: cảm xúc, hình dung tưởng tượng, hiểu biết với tổng cộng 9 loại câu hỏi

Cuốn “Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học văn” của TS Nguyễn Ái Học đã cung cấp

cho người đọc những gợi ý về phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học tác phẩm văn chương

6 Phạm vi đề tài

Trang 4

4

Trong khuôn khổ luận văn của mình, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hình thành kĩ năng đặt câu hỏi của GV trong quá trình dạy học tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 (Ban cơ bản)

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp tổng hợp và vận dụng lí luận

7.2 Phương pháp điều tra, thống kê, phân loại và phân tích đánh giá trên cơ

số liệu

7.3 Phương pháp thực nghiệm khoa học

8 Những đóng góp mới của luận văn

- Góp phần hệ thống hoá lý luận về việc xây dựng đặt câu hỏi trong giờ dạy tác phẩm văn chương

- Xác lập được hệ thống câu hỏi trong dạy học tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Lời cảm ơn, Mục lục, Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề câu hỏi trong dạy học Văn

Chương 2: Những định hướng cần thiết để hình thành hệ thống câu hỏi hiệu quả trong dạy học tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC VĂN 1.1 Cơ sở lí luận về câu hỏi

1.1.1 Khái niệm câu hỏi

“ Nói ra điều mình muốn người ta cho mình biết với yêu cầu được trả lời” ( Từ điển tiếng Việt – Hoàng Phê (chủ biên) )

Câu hỏi = cái đã biết + cái chưa biết

Trong dạy học, câu hỏi là một dạng cấu trúc ngôn ngữ để diễn đạt một yêu cầu, một đòi hỏi, một mệnh lệnh mà người học cần phải giải quyết

1.1.2 Bản chất của câu hỏi

Quan điểm triết học cho rằng: Mọi sự vật hiện tượng khách quan đều được phản ánh vào

ý thức con người Quá trình phản ánh đó thực chất là các hoạt động nhận thức, mà chủ yếu là giải quyết các mối quan hệ giữa mâu thuẫn khách quan với mâu thuẫn chủ quan Vì mâu thuẫn là động lực chủ yếu của quá trình phát triển của mọi sự vật, nên mâu thuẫn cũng là động lực chủ yếu của

Trang 5

5

nhận thức, học tập Như vậy, có hai loại mâu thuẫn ứng dụng vào dạy học, có giá trị về mặt nhận thức, đó là mâu thuẫn khách quan và mâu thuẫn chủ quan:

Mâu thuẫn khách quan là bản chất vốn có của sự vật và hiện tượng, con người nhận biết nó thì đó

là một lĩnh vực tri thức về các sự vật, hiện tượng đó

Mâu thuẫn chủ quan là chỉ có ở một chủ thể nhất định

Như vậy, câu hỏi ,bài tập là một công cụ loogic, một công cụ về lí luận dạy học để chúng ta mô hình hóa các mâu thuẫn khách quan và mâu thuẫn chủ quan, giúp người học nhận thức các đối tượng nghiên cứu

1.1.3 Vai trò của câu hỏi

- Dùng câu hỏi để mã hóa thông tin trong SGK thì câu hỏi và việc trả lời câu hỏi là nguồn tri thức mới cho HS

- Câu hỏi có tác dụng định hướng nhận thức tri thức mới, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập của HS

- Hệ thống câu hỏi có vấn đề được đặt ra trong bài học khiến HS đóng vai trò là chủ thể của quá trình nhận thức, khắc phục lối truyền thụ một chiều

- Câu hỏi giúp HS lĩnh hội được kiến thức một cách có hệ thống

- Giúp cá thể hóa cách học một cách tối ưu, tạo điều kiện cho HS tự học và rèn luyện phương pháp học

- HS được dạy cách lắng nghe và học hỏi ,biết cách làm việc tập thể kết hợp với làm việc độc lập

- Dạy học bằng câu hỏi còn rèn luyện cho HS kĩ năng diễn đạt bằng lời nói

- Dạy học bằng câu hỏi giúp GV đánh giá HS về mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ

- Dạy học bằng câu hỏi khắc phục được tình trạng ghi nhớ máy móc, -

- Dạy học bằng câu hỏi tạo không khí gần gũi

1.1.4 Các loại câu hỏi:

a Phân loại câu hỏi dựa vào yêu cầu năng lực nhận thức

Biết, Hiểu, Áp dụng, Phân tích, Tổng hợp, Đánh giá

b Câu hỏi dựa vào đặc trưng bộ môn Văn trong nhà trường PT

Nhóm 1: Hệ thống câu hỏi cảm xúc:

- Câu hỏi cảm xúc vật chất

- Câu hỏi cảm xúc nghệ thuật

Nhóm 2: Hệ thống câu hỏi hình dung tưởng tượng

- Hệ thống câu hỏi hình dung tưởng tượng tái hiện

- Hệ thống câu hỏi hình dung tưởng tượng tái tạo

Nhóm 3:Hệ thống câu hỏi hiểu biết về nội dung và hình thức của tác phẩm

Trang 6

6

- Hệ thống câu hỏi hiểu biết về nội dung của tác phẩm văn học

- Hệ thống câu hỏi hiểu biết về hình thức tác phẩm văn học

c Câu hỏi đặt ra khi kiểm tra kết quả thực hiện mục tiêu bài học

- Câu hỏi để kiểm tra sự ghi nhớ kiến thức đã học

- Câu hỏi kiểm tra sự nắm vững bản chất của kiến thức nghĩa là hỏi giải thích nội dung kiến thức đã lĩnh hội

- Câu hỏi kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết nhiệm vụ nhận thức mới

- Câu hỏi kiểm tra sự nắm vững giá trị của kiến thức nghĩa là xác định được vai trò, ý nghĩa của kiến thức trong lí luận và trong thực tiễn

- Câu hỏi kiểm tra thái độ, hành vi của người học sau khi kết thúc một chủ đề nào đó

d Câu hỏi để hình thành phát triển năng lực nhận thức

e Xây dựng câu hỏi dựa vào các khâu của quá trình dạy học

f Phân loại câu hỏi dựa vào cách trả lời

g Phân loại câu hỏi dựa vào nội dung mà câu hỏi phản ánh

h Phân loại câu hỏi dựa vào mức độ tích cực trong dạy học

1.1.5 Những yêu cầu sư phạm đối với hệ thống câu hỏi trong quá trình dạy tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông

1.1.5.1 Đảm bảo tính khoa học, hệ thống

1.1.5.2 Bảo đảm tính sư phạm và phát triển

1.1.5.3 Thông qua hoạt động và khuyến khích sáng tạo

1.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề câu hỏi trong dạy học tác phẩm “Chí Phèo”

1.2.1 Mục đích khảo sát:

1.2.2 Đối tượng, phạm vi, địa bàn khảo sát

Đối tượng, phạm vi khảo sát: đó là những câu hỏi trong bài soạn giảng tác phẩm “Chí Phèo” cũng như khi giảng văn trên lớp của GV THPT

Địa bàn khảo sát: trường THPT Đinh Tiên Hoàng, trường THPT Nguyễn Gia Thiều Hà Nội

1.2.3.Thống kê câu hỏi khảo sát

a Câu hỏi trong sách giáo khoa

b Câu hỏi trong giáo án của một số đồng nghiệp

1.2.4.Nhận xét, đánh giá câu hỏi khảo sát

a.Câu hỏi ngẫu hứng:

b.Câu hỏi vụn vặt, tản mạn, không có hệ thống

Trang 7

7

CHƯƠNG 2 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CẦN THIẾT ĐỂ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG CÂU HỎI HIỆU QUẢ

VÀ XÂY DỰNGHỆ THỐNGCÂU HỎI TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM

“CHÍ PHÈO” CỦA NHÀ VĂN NAM CAO 2.1 Nguyên tắc xây dựng câu hỏi

a Đảm bảo nội dung khoa học, cơ bản, chính xác của kiến thức

b Phát huy được tính tích cực trong học tập của HS

c Phản ánh được tính hệ thống và khái quát

d Phù hợp với trình độ, dối tượng HS

e Yêu cầu về hình thức khi xây dựng hệ thống câu hỏi

2.2 Tiêu chí xây dựng hệ thống câu hỏi trong giờ dạy TPVC

2.2.1 Hệ thống câu hỏi trong giờ dạy TPVC phải bám sát đặc trưng bộ môn

2.2.1.1 Văn học là môn khoa học với những đặc trưng riêng của nó khi đi vào thực tế giảng dạy trong nhà trường

2.2.1.2 Văn học là sản phẩm sáng tạo mang tính nghệ thuật

2.2.1.3.Hệ thống câu hỏi trong quá trình dạy và học tác phẩm còn phải đảm bảo tính sư phạm của bộ môn

2.2.2 Xây dựng hệ thống câu hỏi dựa trên cơ sở giá trị của tác phẩm

2.2.2.1 Câu hỏi phải định hướng cho HS khám phá giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm 2.2.2.2 Câu hỏi phải định hướng vào ván đề trung tâm của tác phẩm

2.2.2.3 Câu hỏi phải thể hiện được đặc trưng thi pháp của tác phẩm

2.2.2.4 Xây dựng hệ thống câu hỏi phải phù hợp với năng lực tiếp nhận của HS

a Câu hỏi mang tính vừa sức

b Câu hỏi phải khơi gợi cảm xúc, tình cảm trong tâm hồn HS

2.2.2.5 Câu hỏi phải phù hợp với tiến trình lên lớp của giờ dạy

2.2.2.6 Hệ thống câu hỏi phải phản ánh năng lực thiết kế bài học của người giáo viên

2.2.2.7 Hệ thống câu hỏi phải đặt trong mối tương quan hợp lí với các phương pháp khác trong khuôn khổ giờ dạy tác phẩm văn chương

2.2.2.8 Câu hỏi phải đa dạng hóa hoạt động của học sinh

a Hệ thống câu hỏi nêu vấn đề kích thích tư duy văn học

b Hệ thống câu hỏi phục vụ cho giờ học đối thoại

2.2.2.9 Nhận thức đúng và vận động sáng tạo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa và hệ thống câu hỏi trong giờ dạy TPVC

Trang 8

8

2.3 Xây dựng hệ thống câu hỏi tác phẩm “Chí Phèo” theo hướng tiếp cận đồng bộ

2.3.1 Tiếp cận đồng bộ là hướng tiếp cận khoa học, tối ưu xuất phát từ bản chất văn học và quy luật tiếp nhận

2.3.1.1 Một số hướng phát triển nghiên cứu lí luận và phương pháp dạy học tác phẩm trong nhà trường phổ thông

- Nghiên cứu lí luận và phương pháp dạy học tác phẩm theo quan điểm tích hợp

- Nghiên cứu và thể nghiệm những hình thức hoạt động thúc đẩyHS tích cực sáng tạo trong giờ văn theo triết lí “lấy học sinh là trung tâm” vẫn đang là đề tài thu hút sự quan tâm và nỗ lực nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và đông đảo giáo viên bộ môn

- Nghiên cứu lí luận và phương pháp dạy học tác phẩm theo hướng tiếp cận lí thuyết tiếp nhận hiện đại, nhất là thuyết đáp ứng người học hiện đang là vấn đề có tính thời sự khoa học và có

ý nghĩa sư phạm to lớn nhằm làm cho học sinh thực sự là một bạn đọc sáng tạo, một chủ thể văn học trong giờ văn

- Nghiên cứu vận dụng lí thuyết đọc – hiểu có hiệu quả và dạy học tác phẩm là đề tài phù hợp với bản chất đặc thù bộ môn, với cơ chế sư phạm mới nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người đọc cho học sinh Đây là một hướng đi đúng và mới mể đang chờ đợi những nộ lực nghiên cứu và thể nghiệm có hiệu quả hơn nữa của nhiều nhà khoa học và phương pháp bộ môn

- Nghiên cứu lí luận và phương pháp dạy học tác phẩm theo hướng thi pháp học ứng dụng cũng cần được tiếp tục đào sâu nhằm làm rõ cơ sở khoa học của logic phân tích tác phẩm và bản chất đặc thù của giảng văn trong nhà trường

2.3.1.2 Đặt vấn đề tiếp cận đồng bộ tức là phải xem xét tác phẩm trên tất cả các mặt một cách đồng thời, không coi nhẹ cũng như không quá coi trọng bát cứ một hướng tiếp cận nào

Về quá trình tiếp nhận, Nhikiforova phân biệt ba giai đoạn Đầu tiên là giai đoạn cảm thụ trực tiếp, bao gồm sự tái tạo và trải nghiệm các hình tượng TP, trong đó tưởng tượng giữ vai trò chủ chốt Thứ đến là giai đoạn thấu hiểu nội dung tư tưởng tác phẩm, trong đó tư duy giữ vai trò hàng đầu Cuối cùng là sự tác động ảnh hưởng của văn học đối với nhân cách người đọc như là hiệu quả của sự cảm thụ tác phẩm

Quan điểm tiếp cận đồng bộ đã được GS Phan Trọng Luận đánh giá cao “Một kết luận khoa học quan trọng và cơ bản đối với người nghiên cứu giảng dạy văn học là luôn nắm vững quan điểm tiếp cận đồng bộ, một sự vận dụng hài hòa các phương pháp lịch sử phái sinh, cấu trúc văn bản và lịch sử chức năng khi tiếp cận tác phẩm văn chương Một phương pháp tiếp cận như vậy được xây

Trang 9

9

dựng từ nhận thức đúng đắn về nguồn gốc của văn học, về bản chất cấu trúc và sinh mệnh của tác phẩm văn chương Đó cũng là sự vận dụng nhuần nhuyễn những quan điểm khách quan và khoa học

về sáng tác và tiếp nhận văn chương vào việc tìm hiểu một tác phẩm văn chương cụ thể.”

Những phương pháp tiếp cận như mũi phái sinh, cấu trúc bản thể nội tại và lịch sử chức năng thực chất là sự khám phá tác phẩm ở mỗi mặt khác nhau Nếu mũi phái sinh xem xét tác phẩm trong mối quan hệ với xã hội thì cấu trúc bản thể nội tại nhìn nhận tác phẩm ở chính tác phẩm, còn lịch sử chức năng đánh giá tấc phẩm trong mối quan hệ với bạn đọc Nghiên cứu tác phẩm chỉ thiếu lệch về một phương pháp là nhìn nhận sai quan hệ gắn bó giữa xã hội – tác phẩm – bạn đọc

2.3.2 Xây dựng câu hỏi dựa trên hướng tiếp cận lịch sử phái sinh

Cuộc sống sản sinh ra nhà văn và tác phẩm.Tác phẩm – cuộc sống – thời đại có mối lien hệ gắn

bó, chặt chẽ Chính vì vậy khi đi tìm hiểu tác phẩm chúng ta không thể không quan tâm tới thời điểm

ra đời của nó, không phụ thuộc vào “cuộc sống lớn” của nó bao gồm hoàn cảnh lịch sử xã hội, tác giả…để nghiên cứu điển hình cuộc sống

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh: “hoàn cảnh lớn và hoàn cảnh nhỏ” có một sự chi phối đối với tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.Hoàn cảnh ấy chính là gia đình, nơi sống, thời đại, là trào lưu văn học đương thời…Chúng tôi đồng quan điểm với giáo sư

Đọc “Chí Phèo” người ta thấy rõ không khí của làng xã Việt Nam trước cách mạng tháng Tám và thấy rõ cái căng thẳng của mâu thuẫn giai cấp (nông dân và địa chủ, phong kiến tay sai) Làng Đại Hoàng – làng của Nam Cao ( nguyên mẫu của làng Vũ Đại trong tác phẩm) có một nguồn gốc đặc biệt

Làng Đại Hoàng những năm trước Cách mạng tháng Tám có đến năm cánh cường hào: cánh Nghị Bính, cánh Đội Tụ tức Bát Tụ, cánh Bát Ngọ ( Bát Ngọ đi lính khố đỏ, đóng cai, sau trở thành một tên tướng cướp), cánh Nghị Hợp tức Nhất Hợp, và cánh Lí Bật Năm cánh này chia thành năm khu vực để ức hiếp bóc lột nhân dân, đồng thời cũng luôn gằm ghè, mâu thuẫn nhau Bọn cường hào địa chủ dung rất nhiều thủ đoạn

Bọn cường hào lí dịch càng giàu có bao nhiêu, thì ngược lại, người nông dân lao động càng khổ cực bấy nhiêu Người nông dân phải nộp tô thuế nặng nề, làm phu sai tạp dịch Nhiều người nồn dân

ở đây phải làm nghề phụ như nghề dệt vải Những năm trước Cách mạng họ mua vé sợi của nhà máy sợi Nam Định Gần như cả làng dệt vải Một số không ít phải chạy chợ Mang hoa quả xuống Nam Định bán Làng Đại Hoàng là đất bồi nên có kinh tế vườn, đặc sản là mía gà và chuối ngự Nông dân

ở Đại Hoàng phải đi tha phương cầu thực.Nhu cầu bức thiết bậc nhất ở đây là cái ăn, nhiều người phải bán hết tài sản của mình để cứu đói

Nhân vật trong tác phẩm cũng có rất nhiều nguyên mẫu ở làng Đại Hoàng:

Trang 10

10

Nhân vật mà Nam Cao đặt tên là Chí Phèo vốn là một nông dân ngụ cư ở làng Đại Hoàng, không ai biết tên tuổi, tung tích Hắn sống hòa nhập với phân số nông dân lưu manh hóa ở nhiều dạng khác nhau

Ai cũng biết Nghị Bính là nguyên mẫu của Bá Kiến trong truyện ngắn “Chí Phèo”

Trước hiện thực ấy, nhà văn của chúng ta không thể giấu nổi nỗi phẫn uất trước sự bóc lột nặng nề của bọn địa chủ, phong kiến tay sai; cuộc sống bất hạnh của người nông dân Từ đó nhà văn quyết dung ngòi bút hiện thực của mình để phanh phui mọi tội lỗi mà bọn phong kiến tay sai đang hoành hành

Như vậy, ta có thể thấy mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa nguyên mẫu hay thực tế cuộc sống và nhân vật cũng như xã hội trong tác phẩm.Từ đó giáo viên có thể đặt ra những câu hỏi :

Điều gì thôi thúc Nam Cao viết “Chí Phèo”?Những hiểu biết về hoàn cảnh sáng tác cho

em hiểu gì về nội dung tác phẩm?

Em hãy trình bày những hiểu biết về sự nghiệp, cuộc đời nhà văn?

Trình bày những hiểu biết của em về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Hoàn cảnh ấy có ảnh hưởng và được phản ánh thế nào trong tác phẩm?

Đọc truyện ngắn “Chí Phèo” người ta có cảm giác ông rất lạnh lung với người nông dân Đơn cử như ông gọi Bá Kiến – kẻ thù của giai cấp nông dân là ông, là cụ, cho nhân vật tiếng cười thật sang trong khi lại gọi người nông dân là hắn, là thị là thằng này, con kia, nhân hình thì xấu “ma chê quỷ hờn”…phải chăng ông đứng về phía giai cấp thống trị?

Từ những hiểu biết của em về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, em hãy chứng minh Nam Cao đã xây dựng thành công nhân vật điển hình và hoàn cảnh điển hình?

Hệ thống câu hỏi theo hướng tiếp cận “mũi phái sinh” thường là những loại câu hỏi:

Câu hỏi tìm hiểu về những nhân tố góp phần tạo nên phong cách nhà văn ( thời đại, gia đình, quê hương, trào lưu văn học…)

Câu hỏi tìm hiểu về hoàn cảnh sáng tác tác phẩm

Câu hỏi về tấm long nhà văn với cuộc đời ( qua tác phẩm)

2.3.3 Tiếp cận tác phẩm “Chí Phèo” theo hướng cấu trúc bản thể:

Phương pháp tiếp cận theo cấu trúc nội tại tác phẩm văn học là phương pháp tiếp cận quan trọng bậc nhất trong trong việc tìm hiểu lí giải và đánh giá văn bản, bởi có văn bản mới có giá trị nghệ thuật Quan điểm tiếp cận văn bản giúp người đọc, người dạy, nghười nghiên cứu không thoát li văn bản vì đây là thông điệp nhà văn gửi đến bạn đọc

Thực chất của tiếp cận bản thể là bắt nguồn từ tác phẩm để hiểu tác phẩm

a Đặt câu hỏi dựa trên đặc trưng thể loại truyện ngắn của tác phẩm “Chí Phèo”

Quan niệm về truyện ngắn (kiến thức lí luận văn học)

Ngày đăng: 09/02/2014, 15:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Viết Chữ (2001) , Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Trần Thanh Đạm (1970) , Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
3. Hà Minh Đức (1996), Lí luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1996
4. Nguyễn Ái Học ( 2010), Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học văn, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học văn
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
5. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1997
6. Nguyễn Trọng Hoàn(2001), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương
Tác giả: Nguyễn Trọng Hoàn
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2001
7. Nguyễn Thị Thanh Hương (2001), Dạy học văn ở nhà trường phổ thông , Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học văn ở nhà trường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hương
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
8. Nguyễn Thị Thanh Hương (1998) , Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở trường , Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở trường
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
9. Nguyễn Đăng Mạnh (1970), 217 đề và bài văn 11, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 10. Nguyễn Đăng Mạnh (2007), Phân tích tác phẩm văn học 11, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: 217 đề và bài văn 11", Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 10. Nguyễn Đăng Mạnh (2007), "Phân tích tác phẩm văn học 11
Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh (1970), 217 đề và bài văn 11, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 10. Nguyễn Đăng Mạnh
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 10. Nguyễn Đăng Mạnh (2007)
Năm: 2007
11. Phương Ngân(2000 ), Nam Cao – nhà văn hiện thực xuất sắc, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam Cao – nhà văn hiện thực xuất sắc
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
12. Phan Trọng Luận (1983), Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1983
13. Phan Trọng Luận, Trần Thế Phiệt, Nguyễn Thanh Hùng, Trương Dĩnh (1999), Phương pháp dạy học văn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học văn
Tác giả: Phan Trọng Luận, Trần Thế Phiệt, Nguyễn Thanh Hùng, Trương Dĩnh
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
14. Phan Trọng Luận (2001), Phương pháp dạy học văn tập I, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học văn tập I
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2001
15. Phan Trọng Luận (1977), Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1977
16. Phan Trọng Luận(2002 ), Văn học giáo dục thế kỉ XXI, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học giáo dục thế kỉ XXI
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
17. Phan Trọng Luận (2008), Thiết kế bài học Ngữ văn 11 – tập I, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài học Ngữ văn 11 – tập I
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2008
18. Phương Lựu, Trần Đình Sử (2006 ), Lí luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
19. Nguyễn Huy Quát, Hoàng Hữu Bội (2001), Một số vấn đề về phương pháp dạy – hoc văn trong nhà trường, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về phương pháp dạy – hoc văn trong nhà trường
Tác giả: Nguyễn Huy Quát, Hoàng Hữu Bội
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2001
21. Sách giáo viên Ngữ văn 11, bộ chuẩn (2007 ), Nhà xuất bản Giáo dục 22.Trần Đình Sử (1996 ),Lý luận phê bình văn học, Hội nhà văn Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận phê bình văn học
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục 22.Trần Đình Sử (1996 )
23.Vũ Văn Tảo, Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh (2001), Từ điển giáo dục học, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa Hà Nội.* Tài liệu tra cứu nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển giáo dục học
Tác giả: Vũ Văn Tảo, Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh
Nhà XB: Nhà xuất bản Từ điển bách khoa Hà Nội. * Tài liệu tra cứu nước ngoài
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w