1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Luận văn thạc sĩ sư phạm ngữ văn dạy học truyện ngắn của nhà văn nam cao trong chương trình ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực văn học cho học sinh

20 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 492,33 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ MAI ANH DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN NAM CAO TRONG CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11 THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VĂN HỌC CHO HỌC SINH LUẬN V[.]

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ MAI ANH

DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN NAM CAO TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VĂN HỌC CHO HỌC SINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI – 2020

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ MAI ANH

DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN NAM CAO TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VĂN HỌC CHO HỌC SINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn

Mã số: 8.14.01.11

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Lê Hải Anh

HÀ NỘI – 2020

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong trường Đại học Giáo dục-Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, trang bị cho tôi những tri thức chuyên môn quý giá trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS.Lê Hải Anh – người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi hết sức tận tình trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, giúp đỡ, động viên để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn

Dù rất tâm huyết và cố gắng song nội dung của luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các đồng nghiệp xa gần để luận văn được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Thị Mai Anh

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Viết tắt Viết đầy đủ

4 SGK Sách giáo khoa

6 THPT Trung học phổ thông

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12

4 Khách thể nghiên cứu 12

5 Phương pháp nghiên cứu 12

6 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 13

7 Cấu trúc luận văn 14

8 Đóng góp của luận văn 14

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 15

1.1 Cơ sở lí luận 15

1.1.1 Năng lực và năng lực văn học 15

1.1.2 Phương pháp dạy học đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực văn học 19

1.1.3 Truyện ngắn và đặc điểm của truyện ngắn 21

1.2 Cơ sở thực tiễn 22

1.2.1 Về chương trình Ngữ văn 22

1.2.2 Thực trạng dạy học môn Ngữ văn và xu hướng dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn trong trường trung học phổ thông hiện nay 23

1.2.3 Vị trí và thực trạng dạy học truyện ngắn Chí Phèo, Đời thừa trong trường trung học phổ thông 26

Tiểu kết chương 1 31

CHƯƠNG 2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN NAM CAO TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VĂN HỌC CHO HỌC SINH 32

2.1 Mục tiêu dạy học truyện ngắn của nhà văn Nam Cao trong chương trình Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực văn học 32

2.1.1 Tác phẩm Chí Phèo 32

2.1.2 Tác phẩm Đời thừa 33

Trang 6

2.2 Nguyên tắc dạy học truyện ngắn của nhà văn Nam Cao trong chương trình

Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực văn học 34

2.2.1 Bám sát mục tiêu 34

2.2.2 Bám sát đối tượng người học 34

2.2.3 Bám sát đặc trưng thể loại truyện ngắn 34

2.2.4 Bám sát văn bản văn học, nghệ thuật viết truyện của nhà văn Nam Cao và các hình thức phát triển năng lực văn học 35

2.3 Đề xuất một số biện pháp dạy học truyện ngắn của nhà văn Nam Cao trong chương trình Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực văn học cho học sinh 38

2.3.1 Biện pháp thứ nhất: Sử dụng một số phương pháp, chiến thuật, kĩ thuật trong các hoạt động dạy học truyện ngắn Chí Phèo và Đời thừa giúp học sinh tiếp nhận nội dung, nghệ thuật của tác phẩm và liên hệ, so sánh, kết nối, mở rộng 38

2.3.2 Biện pháp thứ hai: Xây dựng hệ thống câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực văn học cho học sinh 53

Tiểu kết chương 2 69

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 70

3.1 Mục đích và yêu cầu thực nghiệm 70

3.1.1 Mục đích thực nghiệm 70

3.1.2 Yêu cầu thực nghiệm 70

3.2 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 70

3.3 Giáo án thực nghiệm 71

3.4 Kế hoạch và tổ chức dạy học thực nghiệm 108

3.5 Phương pháp thực nghiệm 108

3.6 Kết quả thực nghiệm 108

3.7 Đánh giá kết quả thực nghiệm 112

Tiểu kết chương 3 115

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 116

TÀI LIỆU THAM KHẢO 118 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Ghi lại các sự việc chính xảy ra với nhân vật 65

Bảng 3.1 Thống kê chi tiết kết quả bài kiểm tra tại trường THPT chuyên Lê Quý Đôn

109 Bảng 3.2 Thống kê chi tiết kết quả bài kiểm tra tại trường THPT Ba Vì 110

Bảng 3.3 Thống kê kết quả kiểm tra theo các phổ điểm tại trường THPT chuyên Lê

Quý Đôn 110 Bảng 3.4 Thống kê kết quả kiểm tra theo các phổ điểm tại trường THPT Ba Vì 110 Bảng 3.5 Đối chiếu điểm trung bình kiểm tra tại trường THPTchuyên Lê Quý Đôn 113 Bảng 3.6 Đối chiếu điểm trung bình kiểm tra tại trường THPT Ba Vì 113

Trang 8

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 So sánh giá trị điểm trung bình kiểm tra giữa lớp đối chứng và lớp thực

nghiệm của trường THPT Ba Vì và chuyên Lê Quý Đôn 113

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Miêu tả bi kịch nhân vật Hộ 50

Sơ đồ 2.2 Tóm tắt cốt truyện Chí Phèo theo dạng sơ đồ hình mạng nhện 61

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Đặc điểm môn học

Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục ngôn ngữ-văn học, và có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông Không chỉ giúp cho học sinh có phương tiện giao tiếp, hình thành cơ sở để học tập tốt các môn học cũng như các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường, môn học này còn mang tính công cụ và tính thẩm mĩ nhân văn nên góp phần giúp cho học sinh ý thức được những giá trị cao đẹp về văn hoá, văn học, ngôn ngữ dân tộc và phát triển những cảm xúc lành mạnh, sống nhân hậu

Xét ở góc độ năng lực, môn Ngữ văn giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học đặc biệt là tiếp nhận văn bản văn học, tăng cường các kĩ năng tạo lập văn bản có độ phức tạp về nội dung và kĩ thuật viết Vì vậy, dạy học theo định hướng phát triển năng lực văn học cho học sinh là một trong những vấn

đề cần thiết, phù hợp với đặc trưng và yêu cầu của môn học

1.2 Quan điểm, mục tiêu xây dựng chương trình giáo dục tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn mới (2018) khẳng định việc tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong chương trình tổng thể gồm định hướng chung cho tất cả các môn học và định hướng xây dựng chương trình môn Ngữ văn ở

ba cấp học Chương trình lấy trục chính xuyên suốt cả ba cấp học là việc rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, đáp ứng yêu cầu thiết yếu của chương trình theo định hướng năng lực Chương trình Ngữ văn cũng được xây dựng theo hướng mở,

vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới, vừa chú trọng kế thừa và phát huy những ưu điểm của các chương trình Ngữ văn đã có đặc biệt là chương trình hiện hành (2006) Yêu cầu phân hoá theo năng lực, sở trường của mỗi cá nhân người học tiếp tục được coi trọng trong từng cấp học, bài học [14,tr.4-5]

Ở cấp trung học phổ thông, môn Ngữ văn giúp cho học sinh tiếp tục phát triển, mở rộng và nâng cao yêu cầu, phẩm chất, năng lực đã hình thành ở cấp tiểu học và trung học cơ sở Với định hướng dựa theo quan điểm và mục tiêu giáo dục

Trang 10

2 như trên, việc nghiên cứu đề tài liên quan tới dạy học phát triển năng lực văn học cho học sinh là hoàn toàn thiết thực

1.3 Thực tiễn dạy học Ngữ văn trong trường trung học phổ thông ở Việt Nam và trên thế giới

Trong bài viết của tác giả Trần Lê Hoa Tranh Giới thiệu một số cuốn sách giáo khoa Ngữ văn của Mỹ [70], ở một nước phát triển như Hoa Kỳ, bậc high

school (phổ thông), môn tiếng Anh là môn học bắt buộc ở tất cả các bang nhằm chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học Môn tiếng Anh (English Language Arts-hiểu giống như Ngữ văn của Việt Nam) bao gồm: Tiếng anh 1,2,3,4, Môn Văn học đương đại, Làm văn và Văn học thế giới Giáo trình do các trường, các thành phố, các ban tự soạn Tuy vậy, tựu trung lại phải bao gồm: Reading, Writing, Literature để học sinh có thể thi được kỳ thi phổ thông Thông thường, giáo viên sẽ chọn bộ sách do thành phố đó soạn để học sinh dễ tìm mua sách giáo khoa hoặc có thể mượn trong thư viện trường Mỗi bang đề ra một kỳ thi để học sinh thi, bằng phổ thông của bang là tiêu chuẩn vào trường đại học của bang đó Ví

dụ cuốn sách giáo khoa của bang Ohio, sách có tên: Mastering the OGT (Ohio Graduation Test): Reading, và Mastering the OGT: Writing Nhiều sách tham khảo

đa dạng ví dụ các cuốn như Vocabulary-Lit, cuốn Everyday Writing, dạy kỹ lưỡng

về cách viết, Writing Letter, dạy viết các loại thư từ

Như vậy, có thể nhận thấy môn Văn ở các trường phổ thông Hoa Kỳ chia ra nhiều phần Khi dạy, giáo viên không áp lực nhiều trong việc phải giải quyết một số lượng lớn kiến thức cùng một lúc, và lựa chọn cách dạy thế nào do chính giáo viên quyết định, điều quan trọng là học sinh thích thú và nắm vững kiến thức để thi phổ thông, đảm bảo chất lượng đầu ra rất khắt khe

Thông qua bài viết Người Mỹ dạy cô bé Lọ Lem như thế nào [71], chúng ta

có thể nhìn ra phần nào những điểm tích cực trong quá trình dạy học bộ môn Văn ở

Mỹ là biến những bài học lí thuyết trở nên gần gũi với đời sống để các em dễ nhớ,

dễ vận dụng Giáo viên rất chú trọng đến việc giúp học sinh tiếp thu, vận dụng sáng tạo các kiến thức vào thực tiễn Ngay cả khi tổ chức dạy học theo các phương pháp hiện đại, vai trò của người thầy và vai trò của người học là bình đẳng, học sinh được

Trang 11

3 khuyến khích suy luận, đặt các câu hỏi phản biện với thầy cô giáo, thu hút được sự chú ý và tạo ra sự hứng thú và phát triển được tư duy, năng lực cá nhân của người học

Tại các trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay, giáo viên vẫn từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến kết hợp với phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học tuy nhiên tính hiệu quả và sự đồng bộ của việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học vẫn còn nhiều hạn chế

và hiệu quả chưa như mong muốn Nhiều học sinh không thích học môn Ngữ văn

và yếu kém về năng lực văn học

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Dạy học truyện ngắn của nhà văn Nam Cao trong chương trình Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực văn học cho học sinh để nghiên cứu trước thực tế đổi mới phương pháp

dạy học Ngữ văn hiện nay, nhằm khơi gợi hứng thú học tập với bộ môn, phát triển năng lực văn học của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Một số vấn đề dạy học phát triển năng lực

2.1.1 Ở nước ngoài

Với sự phát triển của nền giáo dục trên thế giới, từ những năm 90 của thế kỉ trước, khi đề cập đến vấn đề thiết kế chương trình giáo dục phổ thông có hai cách tiếp cận chủ yếu, hiểu đơn giản là tiếp cận dựa vào nội dung chủ đề và tiếp cận dựa vào kết quả đầu ra-còn được gọi là giáo dục định hướng năng lực

Dạy học tiếp cận nội dung là cách tiếp cận chương trình tập trung, xác định

và nêu ra một danh mục, đề tài, chủ đề của một lĩnh vực hoặc chuyên môn cụ thể Chương trình này tập trung trả lời cho câu hỏi: “Chúng ta muốn học sinh biết những gì? Cách tiếp cận này chủ yếu dựa vào cấu trúc nội dung học vấn của một khoa học

bộ môn tương ứng ở bậc đại học để thu nhỏ lại cho cấp trung học phổ thông nên thường mang tính hàn lâm, nặng về lí thuyết và tính hệ thống” [55,tr.13] Nhất là khi người thiết kế ít quan tâm đến các giai đoạn phát triển, nhu cầu, hứng thú, điều kiện người học

Trang 12

4 Dạy học phát triển năng lực là cách tiếp cận nêu rõ kết quả, những khả năng hoặc kĩ năng mà học sinh mong muốn đạt được vào cuối mỗi giai đoạn học tập trong nhà trường ở một môn học cụ thể Chương trình này nhằm trả lời cho câu hỏi: Chúng ta muốn học sinh biết và có thể làm được gì [55, tr.13]

Nếu như chương trình theo nội dung tập trung chủ yếu vào nội dung lĩnh hội của học sinh nên thường nặng về lí thuyết mà ít quan tâm tới các yếu tố như nhu cầu, hứng thú, điều kiện, các giai đoạn phát triển của người học thì chương trình theo kết quả đầu ra như Viện nghiên cứu Giáo dục quốc gia Nhật Bản và chương trình giáo dục New Zealand đã xác định chương trình này chủ yếu hướng đến mục đích: muốn học sinh biết và có thể làm được gì

Do đặc thù và điều kiện mà từng quốc gia chọn lựa thiết kế chương trình khác nhau Ví dụ như các nước như Australia, New Zealand, Thái Lan chủ yếu sử dụng chương trình đầu ra, Việt Nam, Inđônêxia chủ yếu sử dụng chương trình nội dung, còn Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Philippines…lại kết hợp cả hai

Trước xu thế phát triển với tốc độ như vũ bão của của công nghệ, ngành giáo dục cũng không nằm ngoài guồng quay này và buộc phải có những bước chuyển mình tích cực để đáp ứng được yêu cầu của thời đại và trang bị cho thế hệ trẻ những

phẩm chất, năng lực quan trọng để thích ứng với hoàn cảnh thực tiễn Tại Hội nghị chuyên đề về năng lực cơ bản của Hội đồng Châu Âu tổ chức năm 2001, nhiều

chuyên gia trong các lĩnh vực giáo dục học, xã hội học, triết học, tâm lí học đã đưa

ra các định nghĩa về năng lực, xác định các hệ thống năng lực phù hợp với từng quốc gia và nhóm đối tượng học sinh, văn hoá vùng miền lãnh thổ

Trong chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực, mục tiêu dạy học được mô tả thông qua các nhóm năng lực Theo NIER (Viện nghiên cứu giáo dục quốc gia Nhật Bản,1999), đây là cách tiếp cận nêu rõ kết quả - những khả năng hoặc kĩ năng mà học sinh mong muốn đạt được vào cuối mỗi giai đoạn học tập trong nhà trường ở một môn học cụ thể [55,tr.13]

Việc đổi mới chương trình, thiết kế chương trình dạy học theo xu hướng phát triển năng lực đang ngày càng được quan tâm và vận dụng ở nhiều quốc gia

Chương trình Quescbec của Canada cho rằng: “Sự thành công của giáo dục được

Trang 13

thể hiện ở chỗ giúp cho HS sử dụng các tri thức mà chúng giành được vào việc hiểu thế giới quanh mình và hướng dẫn các hoạt động của chúng Điều đó lí giải vì sao chương trình Quecsbec lại được thiết kế dựa trên cơ sở năng lực” [54, tr.15], hay văn bản chương trình giáo dục New Zealand nhận định: “Hệ thống giáo dục của chúng ta cần phải đáp ứng được những đòi hỏi này và thách thức khác của thế kỉ XXI Đó cũng chính là lí do của việc xem xét và thiết kế chương trình năng lực”

[54, tr.15] Có thể thấy, dạy học theo xu hướng phát triển năng lực là hoàn toàn đúng đắn và đáp ứng được yêu cầu của thời đại

2.1.2 Ở Việt Nam

Cùng với sự chuyển mình tích cực của nền giáo dục thế giới đặc biệt là các nước phát triển, vấn đề dạy học theo hướng phát triển năng lực, năng lực Văn ở Việt Nam được các nhà nghiên cứu quan tâm và được đề cập trong các tài liệu giảng dạy

ở trường sư phạm, viện nghiên cứu Ví dụ như cuốn Phương pháp dạy học Văn tập

1 [40] do tác giả Phan Trọng Luận làm chủ biên có đề cập tới năng lực Văn gồm năng lực tiếp nhận, sáng tác, phê bình Cuốn Lí luận dạy học hiện đại của tác giả

Bernd Meier-Nguyễn Văn Cường [43] đề cập tới mục tiêu của giáo dục định hướng năng lực là phát triển năng lực người học, đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, coi sản phẩm đầu ra, năng lực vận dụng vào thực tiễn của con người là đích cao nhất của dạy học, giáo dục định hướng năng lực Tài liệu này mang tính khái quát cao nhưng chưa quan tâm trực tiếp tới năng lực chuyên môn của các môn học Trong những năm gần đây, dạy học theo định hướng phát triển năng lực mới thực

sự trở thành xu hướng phổ biến, đưa các môn học tới gần hơn với thực tiễn Rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu đã tìm hiểu, phân tích, trình bày cụ thể như sau:

PGS.TS Nguyễn Thành Thi trong báo cáo đề dẫn Dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực và yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thong

[56] tại Hội thảo dạy học Ngữ văn trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông đã nhấn mạnh phát triển năng lực cho người học chính là một trong những vấn đề trọng tâm của đổi mới giáo dục Phát triển năng lực Ngữ văn cho học sinh phải dựa trên mục tiêu thống nhất, cách tiếp cận đa dạng Việc phát triển năng

Ngày đăng: 02/03/2023, 20:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w