xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương “ phân cực ánh sáng” trong chương trình vật lý đại cương

224 2.3K 2
xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương “ phân cực ánh sáng” trong chương trình vật lý đại cương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA VẬT    LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN CHƯƠNG PHÂN CỰC ÁNH SÁNG” TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT ĐẠI CƯƠNG Đề tài: Giáo viên hướng dẫn: Thầy Trần Văn Tấn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hảo Khoá: K32 (2006-2010) Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2010 LỜI CẢM ƠN Lời cảm ơn Ngay từ những ngày đầu tiên khi đặt chân vào giảng đường đại học, em đã nghó, đây sẽ là những năm tháng đẹp nhất trong cuộc đời mình, bởi mình được học tập, được hoạt động và được làm nhiều thứ để chuẩn bò cho bước ngoặt quan trọng của cuộc đời mình sau này. Em thấy mình là một người may mắn vì được học tập dưới mái trường Sư Phạm thân yêu, được sự dìu dắt của thầy cô, được sống trong vòng tay bạn bè, và đã có thật nhiều kỉ niệm đẹp trong 4 năm đại học. Và may mắn nữa là được làm khóa luận tốt nghiệp. Thành quả nào cũng cần đến sự nỗ lực của bản thân, nhưng như thế chưa đủ, nó còn cần thật nhiều đến sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và gia đình. 6 tháng để hoàn thành luận văn, với em đó là những ngày tháng thật đáng nhớ, vất vả đấy, nhưng cũng thật nhiều kỉ niệm. Từ tận đáy lòng mình, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Trần Văn Tấn, người thầy đã hướng dẫn, dìu dắt, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm khóa luận. Em cũng muốn gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Thanh Tú đã giúp đỡ, chỉ bảo em những thắc mắc, khó khăn trong quá trình làm đề tài và tất cả thấy cô trong khoa Vật cũng như trường ĐH Sư Phạm đã dạy dỗ em suốt 4 năm học qua. Và tất nhiên không thể thiếu được sự động viên, hỗ trợ của gia đình, của những người bạn thân thương lớp 4 đã giúp đỡ, góp ý, nhận xét rất nhiều cho em trong suốt quá trình làm khóa luận. Cảm ơn thật nhiều, thật nhiều những sự giúp đỡ mà mọi người đã dành cho em ./. Sinh viên Nguyễn Thò Hảo DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ AD Áp dụng B Biết CN Cử nhân H Hiểu SV Sinh viên TB Trung bình TN Trắc nghiệm LỜI MỞ ĐẦU I. hư chúng ta đã biết, giáo dục được xem như một quốc sách hàng đầu của đất nước, phát triển giáo dục được xem như một nhiệm vụ trọng tâm mà cả toàn xã hội cần phải quan tâm. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, mục tiêu của giáo dục là nhằm đào tạo ra những con người mới đủ năng lực, trí tuệ, phẩm chất đáp ứng với nhu cầu của xã hội. Chính sự phát triển ngày càng cao của xã hội cũng như nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ ngày càng cao đã đặt cho giáo dục một bài toán về sự đổi mới. Nền giáo dục phải không những ở chương trình học, phương pháp dạy học, quản giáo dục mà còn cần có sự thay đổi cả trong phương thức kiểm tra đánh giá. Nếu như hình thức trắc nghiệm được xem như phổ biến ở một số nước trên thế giới thì từ trước đến nay, hình thức tự luận được xem là phổ biến trong việc kiểm tra đánh giá chất lượng dạy học của học sinh ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan đã bước đầu được áp dụng, và đã bước đầu thể hiện được những ưu điểm của nó so với hình thức tự luận như: có thể kiểm tra kiến thức ở mức độ bao quát hơn, hạn chế được tình trạng học tủ, học vẹt của học sinh, hạn chế những tiêu cực trong công tác kiểm tra, đánh giá…. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngoài ra, trong những năm gần đây, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở một số môn học đã chuyển dần từ hình thức tự luận sang trắc nghiệm, đặc biệt là trong các kì thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học, cao đẳng. Do đó hứa hẹn trong thời gian sắp tới thì hình thức này sẽ càng phổ biến hơn nữa. Không chỉ ở cấp học phổ thông mà ở bậc đại học, hình thức trắc nghiệm khách quan cũng đã được áp dụng ở nhiều trường và thể hiện được nhiều ưu điểm. Đối với trường Đại học Sư Phạm thì hình thức kiểm tra trắc nghiệm lại có một ý nghĩa khá quan trọng, nó giúp cho sinh viên quen với hình thức trắc nghiệm để khi giảng dạy chính thức thì sẽ không bỡ ngỡ với hình thức đánh giá đang phổ biến này. Đối với Khoa Vật Lý, trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh, hình thức trắc nghiệm đã được áp dụng vào một số môn học, trong đó có môn Quang Học. Tuy nhiên vẫn chưa được nhiều, và chủ yếu áp dụng trong những đợt kiểm tra giữa kì, nên kinh nghiệm mà sinh viên rút ra từ những đợt kiểm tra chưa được nhiều. Với mong muốn có cơ hội thực hành phương pháp trắc nghiệm khách quan, và thúc đẩy hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan ở bộ môn Quang học trong chương trình Vật đại cương, em đã chọn đề tài “Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương “Phân cực ánh sáng trong chương trình Vật đại cương”. Đây được xem như một trong những chương có nhiều kiến thức quan trọng mà sinh viên cần phải hiểi rõ. N II. Nghiên cứu cách thức soạn thảo văn bản và sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Ứng dụng cách thức soạn thảo câu trắc nghiệm để xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương “Phân cực ánh sáng” kiểm tra kiến thức của sinh viên, mức độ hiểu bài của sinh viên. Soạn ra một đề thi giữa kì cho sinh viên năm hai khoa Vật làm bài, từ đó lây số liệu phân tích và đánh giá lại hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đã soạn, sau đó chọn ra 50 câu trắc nghiệm tốt nhất, có độ tin cậy cao nhất bổ sung vào ngân hàng đề thi. Nâng cao khả năng soạn câu hỏi trắc nghiệm để phục vụ cho hoạt động giảng dạy sau này III. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các hình thức phổ biến trong đo lường đánh giá, các bước cơ bản xây dựng một bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Phân tích nội dung kiến thức chương “Phân cực ánh sáng”. Từ đó xây dựng hệ thống câu hỏi gồm 80 câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương “Phân cực ánh sáng”. Cuối cùng tiến hành phân tích, đánh giá kết quả khảo sát trên cơ sở đó đưa ra nhận xét trình độ kiến thức của sinh viên trong lớp được khảo sát. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI IV. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống các câu trắc nghiệm trong chương “Phân cực ánh sáng” để khảo sát sinh viên năm 2 hệ sư phạm và hệ cử nhân (khoá K34) khoa Vật Lý, trường Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI V. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chỉ nghiên cứu phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm soạn thảo, đánh giá kết quả học tập của sinh viên được khảo sát, và nội dung giới hạn là kiến thức trong chương “Phân cực ánh sáng” trong chương trình Vật đại cương. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI Đề tài được tiến hành thực nghiệm sư phạm đối với sinh viên năm hai khoa Vật của trường Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh VI.  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Về mặt lí luận: - Nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến hình thức kiểm tra và đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm khác quan - Tham khảo các tài liệu chuyên môn liên quan đến chương “Phân cực ánh sáng” trong học phần Quang học, chương trình Vật đại cương  Về mặt thực nghiệm - Tổ chức kiểm tra giữa kì trắc nghiệm với hệ thống câu trắc nghiệm đã soạn sẵn cho sinh viên năm 2 ( lớp 2 và 2CN) khoa Vật : - Xử số liệu bằng phương pháp thống kê để đánh giá lại hệ thống câu hỏi trắc nghiệm  - Tìm kiếm tài liệu thông qua sách giáo trình, Internet Về mặt phương tiện: - Máy vi tính, phần mềm đảo đề Mc Mix; phần mềm Test phân tích câu, phân tích bài do thầy Minh Tiên – Giảng viên khoa Tâm giáo dục trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh biên soạn. VII. - Bổ sung hệ thống 50 câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương “Phân cực ánh sáng” có độ tin cậy cao vào ngân hàng đề thi của khoa Vật NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ BẰNG TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN I. 1. Nhu cầu đo lường trong giáo dục: TỔNG QUAN VỀ ĐO LƯỜNG: - Trong cuộc sống hằng ngày, nhu cầu đo lường đánh giá chiếm một tỉ lệ lớn. Con người phải đối chiếu các hoạt động đang triển khai với mục đích đã định, hoặc thẩm định các kết quả đã làm để từ đó cải tiến. - Muốn đánh giá chính xác thì phải đo lường trước. Không có số đo thì không thể đưa ra những nhận xét hữu ích. - Trong giáo dục, việc đo lường, đánh giá cũng hết sức quan trọng. Nhờ đo lường đánh giá mà giáo viên biết được trình độ học sinh từ đó có phương pháp, hình thức dạy học hợp lý, hiệu quả. - Một dụng cụ đo lường tốt cần có những đặc điểm: tính tin cậy và tính giá trị. 2. Các dụng cụ đo lường: Trong giáo dục, các dụng cụ đo lường là các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh, gọi chung là trắc nghiệm. Trắc nghiệm có các hình thức thông dụng sau: Hình 1.1. Sơ đồ các hình thức thông dụng của Trắc nghiệm 3. So sánh hình thức luận đề và hình thức trắc nghiệm khách quan: a) Điểm giống nhau - Có thể đo lường kết quả học tập của người cần kiểm tra. : Trắc nghiệm Vấn đáp Viết Quan sát Luận đề Trắc nghiệm khách quan Tiểu luận Báo cáo khoa học Câu điền khuyết Câu ghép cặp Câu nhiều lựa chọn Câu Đúng -Sai [...]... vì sao câu trắc nghiệm không đạt được hiệu quả như mong muốn - ánh giá câu trắc nghiệm và ra quyết định chọn, sửa hay bỏ câu trắc nghiệm đó - Làm gia tăng tính tin cậy của bài trắc nghiệm b) Các bước phân tích câu trắc nghiệm: - Thẩm định độ khó của từng câu - Xác định độ khó của từng câu trắc nghiệm - Phân tích các mồi nhử c) Độ khó của câu trắc nghiệm:  Công thức tính:  ánh giá câu trắc nghiệm. .. đúng câu trắc nghiệm –Tỉ lệ % nhóm Thấp làm đúng câu trắc nghiệm  Ý nghĩa của độ phân cách: Độ phân cách của một câu trắc nghiệm nằm trong khoảng giới hạn từ -1.00 → 1.00 Để kết luận một câu trắc nghiệm, ta căn cứ vào qui định sau:  D ≥ 0.40  Câu trắc nghiệm có độ phân cách rất tốt  0.30 ≤ D ≤ 0.39  Câu trắc nghiệm có độ phân cách khá tốt, nhưng có thể làm cho tốt hơn  0.20 ≤ D ≤ 0.29  Câu trắc. .. lập dàn bài trắc nghiệm  Số câu trong bài trắc nghiệm: - Số câu trong bài trắc nghiệm khách quan tuỳ thuộc lượng thời gian dành cho việc kiểm tra Thời gian càng dài thì số câu càng nhiều - Tổng số câu của bài trắc nghiệm nên là số chẵn - Số câu trong bài trắc nghiệm thường được quyết định bời các yếu tố:  Mục tiêu ánh giá đặt ra  Thời gian và điều kiện cho phép  Độ khó của câu trắc nghiệm - Thời... trắc nghiệmTrình bày bài kiểm tra 1 Xác định mục đích bài kiểm tra Tuỳ từng mục đích mà bài trắc nghiệm sẽ có nội dung, mức độ khó, dễ của bài, số lượng câu và thời gian làm bài khác nhau Mục đích của bài kiểm tra thực hiện trong đề tài này: + Kiểm tra kiến thức của sinh viên trong chương Phân cực ánh sáng” trong học phần Quang học, chương trình Vật đại cương Thông qua việc khảo sát bằng trắc nghiệm. .. làm bài - Tạo tối thiểu 4 đề khác nhau (đảo đề) để tránh tình trạng gian lận IV ÁNH GIÁ KẾT QUẢ BÀI TRẮC NGHIỆM 1 PHÂN TÍCH CÂU TRẮC NGHIỆM a) Mục đích của việc phân tích: Phân tích câu trắc nghiệm giúp ta: - Biết được độ khó, độ phân cách của mỗi câu  biết được câu nào quá khó, câu nào quá dễ - Lựa chọn được câu có độ phân có độ phân cách cao  phân biệt được học sinh giỏi và học sinh kém - Biết... phân bố xung quanh phương truyền → ánh sáng tự nhiên - Nếu sự phân bố của  E không đối xứng → ánh sáng phân cực + Phân cực một phần (phân cực elip và phân cực tròn): đầu mút của của véc tơ điện trường chuyển động trên đường tròn hay elip + Phân cực hoàn toàn (ánh sáng phân cực thẳng): ánh sáng có véc tơ song với một phương hoàn toàn xác định trong quá trình truyền  E luôn song  E P P Ánh sáng tự... những cực đại, cực tiểu triệt tiêu - Nếu góc tới khác 570 thì tia phản xạ IJ là ánh sáng phân cực elip  Kết luận: - Hiện tượng phản xạ ánh sáng trên gương M 1 đã biến ánh sáng tự nhiên thành ánh sáng phân cực → gọi là phân cực ánh sáng do phản xạ - Gương M 1 : kính phân cực - Gương M 2 : kính phân tích (cho biết ánh sáng IJ là ánh sáng gì) II Định luật Brewster S P R Hình 2.5 Hình vẽ mô tả sự phân cực. .. thức:  Loại câu Đúng – Sai: tỉ lệ may rủi là 50%  Loại câu 4 lựa chọn: tỉ lệ may rủi là 25%  Loại câu 5 lựa chọn: tỉ lệ may rủi là 20% → Câu trắc nghiệm 4 lựa chọn: ĐKVP = (100% + 25%)/2 = 62.5% = 0.625 + Đế ánh giá câu trắc nghiệm, ta so sánh độ khó của câu (ĐKC) với độ khó vừa phải (ĐKVP)  ĐKC > ĐKVP  câu trắc nghiệm dễ so với trình độ học sinh  ĐKC < ĐKVP  câu trắc nghiệm khó so với trình độ... ĐKC ≈ ĐKVP  câu trắc nghiệm vừa sức với trình độ học sinh + Minh hoạ trên trục số: ĐKVP Câu TN khó Câu TN vừa Câu TN dễ Hình 1.2 Hình minh họa độ khó của câu trên trục số d) Độ phân cách câu trắc nghiệm:  Định nghĩa: Độ phân cách của một câu trắc nghiệm là một chỉ số giúp ta phân biệt được học sinh giỏi với học sinh kém  Cách tính: Sau khi đã chấm điểm và cộng tổng điểm của từng bài trắc nghiệm, ta... chọn câu trắc nghiệm: - Những câu trắc nghiệm có độ khó quá thấp hay quá cao, đồng thời độ phân cách quá âm hoặc quá thấp là những câu kém, cần phải xem lại để loại hay sửa chữa cho tốt hơn - Với đáp án trong câu trắc nghiệm, số người nhóm Cao chọn phải nhiều hơn số người nhóm Thấp - Với các mồi nhử, số người trong nhóm Cao phải chọn ít hơn số người trong nhóm Thấp 2 PHÂN TÍCH BÀI TRẮC NGHIỆM a) Đánh . TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA VẬT LÝ    LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN CHƯƠNG “ PHÂN CỰC ÁNH SÁNG” TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ ĐẠI. pháp trắc nghiệm khách quan, và thúc đẩy hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan ở bộ môn Quang học trong chương trình Vật Lý đại cương, em đã chọn đề tài Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Phân tích nội dung kiến thức chương Phân cực ánh sáng”. Từ đó xây dựng hệ thống câu hỏi gồm 80 câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương “Phân

Ngày đăng: 04/06/2014, 19:39

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BÌA

  • LỜI CẢM ƠN

  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

  • LỜI MỞ ĐẦU

    • I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    • II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

    • III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

    • IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

    • V. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI

    • VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    • VII. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

    • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ BẰNG TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

      • I. TỔNG QUAN VỀ ĐO LƯỜNG:

        • 1. Nhu cầu đo lường trong giáo dục:

        • 2. Các dụng cụ đo lường:

        • 3. So sánh hình thức luận đề và hình thức trắc nghiệm khách quan:

        • II. CÁC HÌNH THỨC CÂU TRẮC NGHIỆM

        • III. CÁC BƯỚC SOẠN THẢO MỘT BÀI TRẮC NGHIỆM

          • 1. Xác định mục đích bài kiểm tra

          • 2. Xác định mục tiêu học tập:

          • 3. Phân tích nội dung, lập bảng phân tích nội dung

          • 4. Thiết kế dàn bài trắc nghiệm:

          • 5. Lựa chọn câu trắc nghiệm cho bài kiểm tra:

          • 6. Trình bày bài kiểm tra:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan