1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan về phần nhiệt động lực học

20 502 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

trước đến nay việc kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở bộ môn vật lý thường được thực hiện bằng hình thức thi tự luận hay vấn đáp, các phương pháp này có ưu điểm là cho

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA VẬT LÍ

  

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VỀ PHẦN NHIỆT

ĐỘNG LỰC HỌC

SVTH : NGUYỄN THANH LOAN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _ NĂM 2009

Trang 2

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

uất phát từ mục đích của việc dạy học : phát triển con người toàn diện, có khả năng thích ứng và hội nhập với cuộc sống năng động và biến đổi từng ngày Đó là con người phải biết giải quyết các vấn đề do cuộc sống đặt ra hàng ngày và do đó phải biết học tập suốt đời do lượng kiến thức nhân loại tiếp thu được ngày càng tăng nhanh theo một cấp số nhân trong khi thời gian và lượng kiến thức học được trong nhà trường chỉ có hạn và rất nhỏ bé Như vậy, nhà trường phải đào tạo con người biết tự tổ chức hoạt động nhận thức cho mình là chính chứ không phải chỉ nhằm cung cấp đơn thuần một lượng kiến thức nào đó

Vì vậy để làm được việc đó chúng ta phải đổi mới phương pháp và nội dung dạy học Tuy nhiên bên cạnh việc đổi mới phương pháp và nội dung dạy học thì chúng

ta cần phải quan tâm nhiều hơn nữa khâu kiểm tra và đánh giá bởi vì nó giữ vai trò quan trọng đối với chất lượng đào tạo Đó là một khâu không thể tách rời trong mọi quá trình dạy học

Một phương pháp mới, một nội dung mới trước khi được đưa vào áp dụng chính thức thì phải qua kiểm tra đánh giá để xem xét lại một cách toàn diện nhằm

bổ sung những thiếu sót của nó qua đó hoàn thiện dần hoặc đưa ra những phương pháp nội dung dạy học mới phù hợp hơn

Mặt khác kiểm tra và đánh giá tốt sẽ phản ánh việc dạy học của thầy và trò tạo thông tin phản hồi giúp giáo viên điều chỉnh và hoàn thiện việc dạy của mình, giúp học sinh thấy được những điểm sai sót của mình đối với môn học Ngoài ra

nó còn giúp cho các cấp quản lí có cái nhìn khách quan hơn về chương trình, cách

tổ chức đào tạo

Do kiểm tra đánh giá giữ một vai trò quan trọng nên nó luôn được sự quan tâm của các cấp quản lí, của thầy và trò Phải làm sao cho kiểm tra và đánh giá được chính xác, khách quan, bao quát được chương trình…Trong bộ môn vật lý ở đại học cũng vậy khâu kiểm tra đánh giá giữ một vai trò vô cùng quan trọng và từ

X

Trang 3

trước đến nay việc kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở bộ môn vật lý thường được thực hiện bằng hình thức thi tự luận hay vấn đáp, các phương pháp này có ưu điểm là cho thấy được khả năng tư duy, lí luận của sinh viên tuy nhiên nó còn một số hạn chế như : bài kiểm tra không bao quát hết nội dung chương trình dẫn đến tình trạng học tủ , tốn nhiều thời gian làm bài và chấm bài, việc chấm bài chưa được khách quan, người học có thể gian lận trong lúc làm bài Bên cạnh đó có một hình thức thi có thể khắc phục được những mặt hạn chế của hình thức thi tự luận đó là hình thức thi trắc nghiệm khách quan Với một bài thi nhiều câu hỏi thì hình thức thi trắc nghiệm khách quan có thể bao quát hết nội dung của chương trình học, từ một đề thi gốc có thể tạo ra nhiều đề thi khác mà chất lượng mỗi đề vẫn thi như nhau, từ đó hạn chế được sự gian lận trong thi cử, thêm vào đó có thể chấm bài thi rất nhanh mà lại rất khách quan

Từ những ưu điểm của hình thức kiểm tra và đánh giá kết quả học tập bằng trắc nghiệm khách quan cùng với xu hướng của giáo dục hiện nay thì hình thức thi trắc nghiệm khách quan đã và đang được áp dụng ở mọi cấp học Trong các kì thi tuyển sinh Đại học và Cao đẳng những năm gần đây Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cũng đã sử dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan Các trường Đại Học trong

cả nước, cũng như ở trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM và khoa Vật Lý của em cũng đã áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan này

Nhận thấy được nhiều ưu điểm của hình thức thi trắc nghiệm khách quan và với mong muốn được giúp cho các bạn sinh viên trong khoa Vật Lý có thêm tài liệu tham khảo về hình thức thi trắc nghiệm khách quan trong lĩnh vực Nhiệt học

nên em đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu là : “XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VỀ PHẦN NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC” cho sinh viên khoa Vật lý trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM

2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

 Nghiên cứu cách thức soạn thảo và sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan

 Ứng dụng cách thức soạn thảo câu trắc nghiệm để xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần : “Nhiệt động lực học ”

Trang 4

 Soạn ra một đề thi giữa kì cho sinh viên năm nhất khoa Vật Lý làm bài, từ

đó lấy số liệu phân tích và đánh giá lại hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đã soạn

 Nâng cao khả năng soạn thảo câu trắc nghiệm để phục vụ hoạt động dạy học sau này

3 NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

 Nghiên cứu cơ sở lý luận của hình thức đánh giá kết quả học tập bằng trắc nghiệm khách quan

 Phân tích nội dung kiến thức của phần : “ Nhiệt động lực học ”

 Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm phần : “Nhiệt động lực học ”

 Thực nghiệm sư phạm cho sinh viên năm nhất khoa Vật Lý

 Xử lý kết quả để đánh giá lại chất lượng câu hỏi trắc nghiệm từ đó sửa chữa và hoàn thiện lại hệ thống câu hỏi

4 ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu việc kiểm tra và đánh giá kết quả học tập bằng hình thức thi trắc nghiệm khách quan

5 PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI

 Nghiên cứu việc kiểm tra và đánh giá kết quả học tập phần : “Nhiệt động lực học ” bằng hình thức thi trắc nghiệm khách quan

 Đề tài được tiến hành thực nghiệm sư phạm đối với sinh viên năm nhất hệ chính quy và hệ cử nhân khoa Vật Lý của trường Đại Học Sư Phạm TP HCM

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 Về mặt lý luận : + Nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến hình thức kiểm tra và đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan

+ Tham khảo các tài liệu chuyên môn liên quan đến phần: “Nhiệt động lực học ”

 Về mặt thực nghiệm : + Tổ chức thi trắc nghiệm với hệ thống câu trắc nghiệm đã soạn sẵn cho sinh viên năm nhất hệ chính quy và cử nhân khoa Vật Lý của trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM

Trang 5

+ Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê để đánh giá lại hệ thống câu hỏi trắc nghiệm

 Về phương tiện : + Tìm kiếm tài liệu thông qua sách giáo trình và mạng Internet

+ Các đề thi trắc nghiệm trước đây

+ Máy vi tính và phần mềm soạn đề trắc nghiệm

Trang 6

PHẦN II : NỘI DUNG

CHƯƠNG I : CỞ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC KIỂM TRA & ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC

NGHIỆM KHÁCH QUAN

I Tổng quan về đo lường và đánh giá kết quả học tập :

1 Nhu cầu đo lường, đánh giá trong giáo dục

- Trong cuộc sống hàng ngày, nhu cầu đo lường đánh giá chiếm một tỉ lệ lớn Con người phải đối chiếu các hoạt động đang triển khai với mục đích đã định, hoặc thẩm định các kết quả đã làm để từ đó cải tiến

- Muốn đánh giá chính xác thì phải đo lường trước Không có số đo thì không thể đưa ra những nhận xét hữu ích

- Trong giáo dục, việc đo lường đánh giá cũng hết sức quan trọng Nhờ đo lường đánh giá mà giáo viên biết được trình độ học sinh từ đó có phương pháp, hình thức dạy học hợp lí, hiệu quả

2 Các khái niệm cơ bản dùng trong đo lường, đánh giá

a Đo lường là gì ?

- Đo lường là quá trình thực hiện một lối mô tả để xác định mức độ của một đặc điểm hay một tiêu chí nào đó, và mức độ này được biểu diễn bằng một chỉ số của thang đo

- Đo lường thành quả học tập là lượng giá mức độ đạt được các mục tiêu cuối cùng hay tiêu chí trong một khóa học, một giai đoạn học

Chú ý : Trong bất kì sự đo lường nào cũng cần có thước đo, trong đo lường thành quả

học tập thì điểm số là số đo, tuy nhiên điểm số không phải là một thang đo vật lý với những tỉ lệ nhất định Một học sinh 10 điểm không phải là người có trình độ gấp 5 lần người có điểm 2, một người có điểm 0 không phải là người chẳng có chút kiến thức nào

b Trắc nghiệm là gì ?

Trắc nghiệm là một hoạt động để đo lường năng lực của các đối tượng nào đó nhằm những mục đích xác định Trong giáo dục trắc nghiệm được tiến hành thường xuyên

ở các kỳ thi, kiểm tra để đánh giá kết quả học tập, giảng dạy đối với một phần của môn học, toàn bộ môn học, đối với cả một cấp học, hay là tuyển chọn những người có năng lực nhất vào một khóa học

Trang 7

Các phương pháp trắc nghiệm :

 Quan sát :

+ Giúp xác định những thái độ, những phản ứng vô thức, những kỹ năng thực hành và một số kỹ năng về nhận thức Chẳng hạn cách giải quyết vấn đề trong một tình huống nào đó

+ Quan sát sư phạm : Sử dụng trong trường hợp cần ghi lại những nét độc đáo về tính cách, thái độ, hành vi, tình huống xảy ra trong dạy học

+ Phương pháp này thường không có tiêu chuẩn đồng nhất khi đánh giá, được sử dụng chủ yếu để đánh giá học nhỏ tuổi hoặc có hứng thú đặc biệt

+ Nhược điểm : kết quả đánh giá bị ảnh hưởng bởi tính chủ quan của người chấm

 Vấn đáp :

+ Là phương pháp kiểm tra đánh giá mức độ thu nhận kiến thức cũng như khả năng

tư duy của học sinh thông qua việc đối thoại trực tiếp giữa giáo viên và người học

+ Có tác dụng tốt khi nêu lên các câu hỏi phát sinh trong một tình huống cần kiểm tra Trắc nghiệm vấn đáp thường được dùng khi tương tác giữa người chấm và người học

là quan trọng Chẳng hạn như nhà tuyển dụng cần xác định thái độ khi phỏng vấn…

+ Nhược điểm : ảnh hưởng bởi tính chủ quan của người chấm , tốn nhiều thời gian và không thể kiểm tra một lúc hết tất cả nội dung

 Viết

+ Luận đề : đây là bài đo lường dưới dạng những câu hỏi bắt buộc người học trả lời theo dạng mở, người học phải tự trình bày ý kiến trong một bài viết dài để giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra

Các loại trắc nghiệm

Đúng sai Ghép đôi Điền khuyết Nhiều lựa chọn

Tiểu luận Giải đáp vấn đề đặt ra

Trang 8

+ Trắc nghiệm khách quan : là phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, mỗi câu hỏi nêu ra một vấn

đề cùng với những thông tin cần thiết sao cho người học chỉ phải trả lời vắn tắt cho từng câu

+ Ưu điểm của phương pháp viết là có thể kiểm tra nhiều người cùng một lúc và có thể đo lường được tư duy ở mức độ cao

 Lịch sử nghiên cứu về trắc nghiệm khách quan :

- Phương pháp đo lường thành quả học tập bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan đầu tiên được tiến hành vào thế kỉ XVII-XVIII tại Châu Âu Sang thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX phương pháp trắc nghiệm khách quan đã được chú ý nhiều hơn

- Năm 1904 nhà tâm lý học người Pháp Alfred Binet trong quá trình nghiên cứu trẻ

em mắc bệnh tâm thần, đã nghiên cứu một số bài trắc nghiệm về trí thông minh Vì vậy trắc nghiệm trí thông minh được gọi là trắc nghiệm Stanford-Binet

- Vào đầu thế kỉ XX, E Thorm Dike là người đầu tiên dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan để đo lường trình độ của học sinh trong môn đại số và sau đó là một số môn khác

- Ở Việt Nam trắc nghiệm khách quan được sử dụng muộn hơn Năm 1960 đã có một

số tác giả sử dụng trắc nghiệm khách quan trong ngành học tâm lý

- Năm 1969 tác giả Dương Thiệu Tống đã đưa một số môn trắc nghiệm khách quan vào giảng dạy tại lớp cao học ở trường Đại học Sài Gòn

- Năm 1974 ở miền Nam đã thi tú tài bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan

- Tháng 7 năm 1996 phương pháp trắc nghiệm khách quan đã được thí điểm trong kì thi tuyển sinh đại học tại trường Đại Học Đà Lạt và đã thành công

- Hiện nay hình thức thi trắc nghiệm đã được sử dụng rộng rãi tại các trường Đại Học cũng như phổ thông

c Kiểm tra là gì ?

- Là một hoạt động nhằm cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá

- Các loại kiểm tra thường gặp :

1 Kiểm tra thường xuyên : giáo viên thực hiện thường xuyên trong lớp học dưới

nhiều hình thức : quan sát có hệ thống diễn biến hoạt động của lớp, khi ôn tập bài cũ,

Trang 9

dạy bài mới, khi học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn Loại kiểm tra này giúp thầy kịp thời điều chỉnh cách dạy, trò kịp điều chỉnh cách học

2 Kiểm tra định kỳ : thường thực hiện sau khi học xong một chương lớn, một phần

chương trình Nó giúp giáo viên và học sinh cùng nhìn lại kết quả dạy và học sau một giai đoạn, từ đó làm cơ sở cho việc xác định những điều chỉnh trong phần mới

3 Kiểm tra tổng kết : thường được thực hiện vào cuối mỗi giáo trình hoặc cuối năm

học Kết quả kiểm tra này là chỗ dựa cho giáo viên đưa ra những đánh giá chung về học sinh sau một năm học

d Lượng giá là gì ?

- Là đưa ra những thông tin ước lượng về trình độ, phẩm chất của một cá nhân, một sản phẩm, v.v, dựa trên các số đo

- Trong dạy học, dựa vào các điểm số một học sinh đạt được, người thầy giáo có thể ước lượng trình độ kiến thức, kỹ năng kỹ xảo của học sinh đó

- Ví dụ : học sinh Minh hoàn thành xong 2/3 bài thi toán đại số được lượng giá là thuộc loại trung bình

- Có hai loại lượng giá :

 Lượng giá theo chuẩn là sự so sánh tương đối với chuẩn trung bình chung của tập hợp

 Lượng giá theo tiêu chí là sự đối chiếu với những tiêu chí đã đề ra

e Đánh giá là gì?

- Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để nâng cao chất lượng công việc

- Đánh giá là phương tiện để xác định các mục đích và mục tiêu của một công việc có đạt được hay không

- Đánh giá là quá trình thu nhập, phân tích, và giải thích thông tin một cách có hệ thống nhằm xác định mức độ đạt đến các mục tiêu giảng dạy về phía học sinh

- Các loại đánh giá :

Đánh giá khởi sự : là lối đánh giá liên quan đến thành tích ban đầu, những kiến thức,

kỹ năng nào mà học sinh đang có để bước vào nội dung giảng mới

Trang 10

Đánh giá hình thành : được dùng để theo dõi sự tiến bộ của học sinh trong quá trình

giảng dạy, nhằm giúp giáo viên điều chỉnh lại hoạt động dạy

Đánh giá chẩn đoán : liên quan đến sự khó khăn của học sinh trong quá trình học tập

mặc dù giáo viên đã cố gắng sửa chữa bằng mọi cách, lúc này người giáo viên phải đánh giá chẩn đoán chi tiết hơn nữa nhằm phát hiện ra nguyên nhân và biện pháp sửa chữa

Đánh giá tổng kết : thường được thực hiện vào cuối thời kỳ giảng dạy một khóa học

Đánh giá loại này nhằm xác định mức độ đạt được các mục tiêu giảng huấn của học sinh đến đâu, từ đó xem xét lại hiệu quả của việc giảng dạy

3.Các loại trắc nghiệm :

 Trắc nghiệm tâm lý và trắc nghiệm giáo dục : + Trắc nghiệm tâm lý là các trắc nghiệm dùng để đo phẩm chất và khả năng tâm lý của con người Chẳng hạn như : Trắc nghiệm trí tuệ, trắc nghiệm nhân cách, …

+ Trắc nghiệm giáo dục là các trắc nghiệm liên quan đến đo lường các thành quả học tập các môn học của học sinh

 Trắc nghiệm chuẩn mực và trắc nghiệm tiêu chí : + Trắc nghiệm chuẩn mực là trắc nghiệm được soạn ra nhằm cung cấp một số đo lường thành tích mà người ta có thể giải thích được căn cứ trên vị thế tương đối của một cá nhân so với một nhóm người nào đó đã được biết

+ Trắc nghiệm tiêu chí là trắc nghiệm được soạn ra nhằm cung cấp một số đo lường mức độ thành thạo mà người ta có thể giải thích được căn cứ trên một lĩnh vực các nhiệm vụ học tập đã được xác định và được giới hạn

 Trắc nghiệm do giáo viên soạn thảo và trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa : + Trắc nghiệm do giáo viên soạn thảo : là loại trắc nghiệm thành tích được dùng để

đo lường tri thức hoặc kĩ năng của học sinh trong một giai đoạn học tập về một môn học hay một lĩnh vực khoa học cụ thể nào đó Những bài trắc nghiệm này thường được giáo viên soạn thảo vào cuối học kỳ hay khóa học nào đó chứ không có sẵn

+ Trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa : là loại trắc nghiệm do các chuyên gia về trắc nghiệm soạn thảo, sau đó được đưa đi thử nghiệm và chỉnh sửa nhiều lần Trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa được xem như là chuẩn mực, nên nó có tính tin cậy rất cao và được phân phối trên thị trường

Bảng so sánh

Ngày đăng: 08/09/2016, 10:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w