Rối loạn hành vi là một rối loạn ngày càng thu hút được sự quan tâm chú ý của xã hội vì sự phát triển phức tạp không ngừng của nó Trong thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VỊ THÀNH NIÊN CÓ RỐI LOẠN HÀNH VI
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
HÀ NỘI – 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VỊ THÀNH NIÊN CÓ RỐI LOẠN HÀNH VI
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG
TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Bahr Weiss
Ths Trần Thành Nam
HÀ NỘI – 2012
Trang 3DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Trang 4DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
em của Achenbach
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng, khách thể nghiên cứu 4
4 Giả thuyết khoa học 4
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5
7 Phương pháp nghiên cứu 5
8 Đóng góp mới của luận văn 6
9 Cấu trúc của luận văn 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 8
1.1 Những nghiên cứu thực nghiệm về sự ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ và rối loạn hành vi 8
1.1.1 Nghiên cứu ở phương tây 8
1.1.2 Nghiên cứu ở Châu Á và Việt Nam 10
1.2 Định nghĩa và phân loại phong cách làm cha mẹ 14
1.2.1 Định nghĩa phong cách làm cha mẹ 14
1.2.2.Phân loại phong cách làm cha mẹ 16
1.3 Định nghĩa rối loạn hành vi, nguyên nhân ảnh hưởng và can thiệp cho trẻ có rối loạn hành vi 20
1.3.1 Định nghĩa rối loạn hành vi 20
1.3.2 Nghiên cứu dịch tễ học về rối loạn hành vi 22
1.3.3 Biểu hiện của rối loạn hành vi (theo các hệ thống bảng phân loại bệnh DSM- ICD) 25
1.3.4 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến rối loạn hành vi 29
Trang 61.3.5 Huấn luyện hành vi cha mẹ, một phương thức hiệu quả để can thiệp rối
loạn hành vi 37
1.4 Trẻ vị thành niên và những vấn đề hành vi ở trẻ vị thành niên 40
1.4.1 Khái niệm trẻ vị thành niên 40
1.4.2 Những biểu hiện rối loạn hành vi ở VTN 41
1.4.3 Ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ và RLHV ở trẻ VTN 42
1.5 Tiểu kết về mối quan hệ giữa phong cách làm cha mẹ và RLHV ở trẻ 44
Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 46
2.1 Đặc điểm của khách thể nghiên cứu 46
2.1.1 Mục đích lựa chọn và phân loại khách thể: 46
2.1.2 Đặc điểm của nhóm trẻ đang sinh hoạt tại trường giáo dưỡng: 46
2.1.3 Đặc điểm của nhóm trẻ học tại trường THCS Hiệp Phước: 48
2.2 Tổ chức thu thập số liệu 49
2.2.1 Giai đoạn 1 49
2.2.2 Giai đoạn 2 49
2.3 Các loại thang đo sử dụng trong nghiên cứu 50
2.3.1 Thang đo các biểu hiện rối loạn hành vi của trẻ: 50
2.3.2.Thang đo phong cách làm cha mẹ và đặc điểm hành vi của cha mẹ: 51
2.4 Chiến lược phân tích 55
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 56
3.1 Đặc điểm khách thể nghiên cứu 56
3.2 Mối tương quan giữa phong cách làm cha mẹ và rối loạn hành vi hướng ngoại của trẻ VTN 62
3.2.1 Mối tương quan giữa phong cách làm cha mẹ và rối loạn hành vi hướng ngoại của trẻ VTN ở trường Giáo dưỡng số IV 69
3.2.2 Mối tương quan giữa phong cách làm cha mẹ và rối loạn hành vi hướng ngoại của trẻ VTN ở trường THCS Hiệp Phước 75
Trang 73.2.3 Bàn luận và so sánh giữa phong cách làm cha mẹ và rối loạn hành vi
của trẻ VTN ở hai trường Giáo dưỡng số IV và trường THCS Hiệp Phước 80
3.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa phong cách làm cha mẹ và rối loạn hành vi ở trẻ VTN 82
3.3.1 Số lượng thành viên trong gia đình 82
3.3.2 Trình độ học vấn của cha mẹ 84
3.3.3 Nghề nghiệp của cha mẹ 89
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 107
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng: 1.1 Tỉ lệ rối loạn hành vi tại Anh 22
Bảng: 1.2 Thống kê một số hành vi vi phạm pháp luật ở thành phố Hồ Chí Minh 24
Bảng: 3.1 Tình trạng kinh tế của gia đình 57
Bảng: 3.2 Trình độ học vấn của cha 58
Bảng: 3.3 Trình độ học vấn của mẹ 58
Bảng: 3.4 Số lượng thành viên trong gia đình 59
Bảng: 3.5 Nghề nghiệp của mẹ 60
Bảng: 3.6 Nghề nghiệp của cha 61
Bảng: 3.7 Mối quan hệ giữa các phong cách làm cha mẹ và rối loạn hành vi ở trẻ VTN 62
Bảng: 3.8 Mối quan hệ giữa hành vi làm cha mẹ và rối loạn hành vi ở trẻ VTN 66
Bảng: 3.9 Mối quan hệ giữa phong cách làm cha mẹ và rối loạn hành vi ở trẻ VTN trong trường Giáo dưỡng 70
Bảng: 3.10 Mối quan hệ giữa hành vi làm cha mẹ với rối loạn hành vi ở trẻ VTN 72
Bảng: 3.11 Mối quan hệ giữa phong cách làm cha mẹ với rối loạn hành vi của trẻ VTN ở trường THCS Hiệp Phước 75
Bảng; 3.12 Mối tương quan giữa hành vi làm cha mẹ và rối loạn hành vi ở trẻ VTN ở trường THCS Hiệp Phước 77
Bảng: 3.13 So sánh sự khác biệt giữa hai nhóm trường Giáo dưỡng và trường Hiệp Phước 80
Bảng: 3.14 Số lượng thành viên trong gia đình với hành vi ấm áp của cha mẹ 83 Bảng: 3.15 Mối tương quan giữa trình độ học vấn của cha mẹ với các hành vi làm cha mẹ và rối loạn hành vi ở trẻ VTN 85
Bảng: 3.16 Mối tương quan giữa nghề nghiệp của mẹ với hành vi nhất quán và hành vi kiểm soát tâm lý của mẹ 91
Trang 9DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Mô hình phác thảo tính hiệu quả của phong cách làm cha mẹ 14 Biểu đồ: 1.2 Mô hình nguyên nhân của rối loạn hành vi (nguồn: Spender và
Scott 1996) 36Biểu đồ 3.1 Mối quan hệ giữa các phong cách làm cha mẹ và rối loạn hành vi
ở trẻ VTN 63 Biểu đồ: 3.2 Mối quan hệ giữa hành vi làm cha mẹ và rối loạn hành vi ở trẻ
66 Biểu đồ: 3.3 Mối quan hệ giữa phong cách làm cha mẹ và rối loạn hành vi
hướng ngoại ở trẻ VTN trường Giáo dưỡng 70 Biểu đồ: 3.4 Mối quan hệ giữa hành vi làm cha mẹ và rối loạn hành vi hướng
ngoại ở trẻ VTN trường Giáo dưỡng 73 Biểu đồ: 3.5 Mối quan hệ giữa phong cách làm cha mẹ và rối loạn hành vi
hướng ngoại ở trẻ VTN trường Hiệp Phước 76 Biểu đồ: 3.6 Mối quan hệ giữa hành vi làm cha mẹ và rối loạn hành vi hướng
ngoại ở trẻ VTN trường Hiệp Phước 78
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Rối loạn hành vi là một rối loạn khá phổ biến ở trẻ em trên thế giới và gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sự phát triển của trẻ cũng như
sự phát triển của xã hội
Rối loạn hành vi là một rối loạn khá phổ biến ở các nước trên thế giới, lứa tuổi tập trung cho rối loạn này chủ yếu là vị thành niên Theo thống kê dịch tễ học tại Mỹ thì tỉ lệ phổ biến chiếm khoảng 4% dân số (DSM-IV – APA, 2000); đây là một con số rất cao trong các rối nhiễu về sức khỏe tinh thần ở trẻ em Những thống kê cũng chỉ ra rằng tỉ lệ mắc rối loạn hành vi tại các đô thị cao hơn vùng nông thôn và phụ cận Trước 5 tuổi, tỉ lệ nam – nữ là như nhau nhưng sau 5 tuổi, tỉ lệ mắc phải giữa nam và nữ là 3:1[33]
Bên cạnh đó, phí tổn mà xã hội phải dành ra cho rối loạn hành vi là khá lớn và nó gây tổn thất cho sự phát triển của xã hội nói chung và cho bản thân trẻ nói riêng Tại Mỹ, tổng chi phí cho mỗi một trẻ có rối loạn hành vi nghiêm trọng trong suốt cuộc đời khoảng 2 triệu đô la Mỹ Gồm:
- Phí tổn cho những nạn nhân của hành vi phạm tội và những thiệt hại
do chúng gây ra
- Phí tổn cho tòa án và các chi phí về phía cảnh sát
- Tổn thất về năng suất (khi cá nhân không có việc làm và trở thành một thành viên không có năng lực sản xuất, ăn bám xã hội)
- Chi phí y tế (như cho việc điều trị lạm dụng chất)
Như vậy, thiệt hại mà rối loạn hành vi mang lại cho xã hội là quá lớn,
nó ảnh hưởng không những đến sự phát triển của trẻ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiến bộ của xã hội Chính vì vậy mà rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên đang được quan tâm và nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân cũng như những phương thức can thiệp hiệu quả cho rối loạn này
Trang 111.2 Rối loạn hành vi là một rối loạn ngày càng thu hút được sự quan tâm chú ý của xã hội vì sự phát triển phức tạp không ngừng của nó
Trong thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đăng tải các tin liên quan đến tình hình vi phạm pháp luật của trẻ vị thành niên, bởi tình hình vi phạm các chuẩn mực đạo đức cũng như vi phạm pháp luật của trẻ ngày càng tăng Trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật là vấn nạn làm nhức nhối các nhà chức trách cũng như toàn xã hội Biểu hiện hành vi không thích nghi của trẻ vị thành niên rất phức tạp, từ những hành vi không thích nghi về mặt đạo đức, văn hóa cho đến những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng như cướp của, hiếp dâm, giết người,…
Trong phạm vi trường học, những năm trở lại đây, vấn đề bạo lực học đường đang được xã hội quan tâm nhiều Tính chất cũng như mức độ vi phạm ngày càng nghiêm trọng Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng không ngừng đưa tin, gia đình, nhà trường và xã hội ngày càng quan tâm nhiều hơn về những hành vi không thích nghi của trẻ
Trên đây là những vấn đề nổi cộm về những hành vi không thích nghi của trẻ vị thành niên trong xã hội hiện nay và đòi hỏi phải có những phương sách giải quyết
1.3 Phong cách làm cha mẹ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi không thích nghi của trẻ có rối loạn hành vi
Gia đình là môi trường xã hội hoá đầu tiên và ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển tâm lý nhận thức của trẻ; trong gia đình, cha mẹ đóng vai trò quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách, hành vi của trẻ vì lượng thời gian cha mẹ dành cho trẻ nhiều nhất so với các cá nhân khác xung quanh trẻ Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các bậc cha mẹ luôn cư xử với trẻ bằng tình yêu thương, sự ấm áp, đồng thời đưa ra những quy định rõ ràng trong gia đình để điều chỉnh hành vi của trẻ sẽ giúp trẻ phát triển những khuôn mẫu hành vi tốt Ví dụ như nghiên cứu của Chao (2001) [36, tr 1832 -
Trang 121843] chỉ ra rằng những cha mẹ dành nhiều thời gian cho trẻ, tích cực giải đáp những thắc mắc của trẻ, sử dụng ít hình phạt và dành nhiều thời gian quan tâm đôn đốc các công việc của trẻ thì tỉ lệ trẻ có hành vi chống đối, sai phạm
và vi phạm pháp luật rất thấp Ngược lại, những bậc cha mẹ sử dụng nhiều hình phạt mà không giải thích, thiếu sự quan tâm đến những công việc trẻ đang làm, ứng xử với các tình huống không thống nhất thường dẫn đến những biểu hiện rối loạn hành vi ở trẻ như hung tính, hành vi chống đối xã hội
Hiện nay, tại Việt Nam những nghiên cứu về phong cách làm cha mẹ
và sự ảnh hưởng của chúng đến hành vi không thích nghi ở trẻ có rối loạn hành vi còn chưa nhiều Hiện tại chỉ có một vài nghiên nghiên cứu về mối quan hệ cha mẹ - con cái hoặc sự ảnh hưởng của gia đình tới hành vi không thích nghi của trẻ Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa mang tính hệ thống
và đầy đủ cũng như còn rời rạc trong từng phạm vi nhỏ lẻ Việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ cho chúng ta hiểu đầy đủ hơn những nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành những hành vi không thích nghi của trẻ vị thành niên Từ đó, có những dự báo và cách thức phòng ngừa hiệu quả đối với rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên
Với những lý do trên đây, việc nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ đến hành vi không thích nghi của trẻ em vị thành niên
có rối loạn hành vi” là việc làm cần thiết, không những có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thiết thực trong việc phòng ngừa và ngăn chặn những hành vi không thích nghi của trẻ vị thành niên
2 Mục đích nghiên cứu
Xác định những phong cách làm cha mẹ nào thì ảnh hưởng đến hành vi không thích nghi ở trẻ có rối loạn hành vi
Xác định những yếu tố có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa phong
cách làm cha mẹ và hành vi không thích nghi của trẻ
Trang 13Đề xuất biện pháp tác động đến hành vi và phong cách của cha mẹ nhằm giảm thiểu hành vi không thích nghi của trẻ có rối loạn hành vi
3 Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Phong cách làm cha mẹ của trẻ có rối loạn hành vi và sự ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ đến hành vi không thích nghi của trẻ có rối loạn hành vi
- 5 giáo viên của trường giáo dưỡng
- 5 giáo viên của trường THCS
4 Giả thuyết khoa học
4.1 Phong cách làm cha mẹ dân chủ nghiêm minh thì tỉ lệ nghịch với hành vi không thích nghi của trẻ có rối loạn hành vi
4.2 Những phong cách làm cha mẹ độc đoán, thờ ơ-không quan tâm, dễ nuông chiều quá mức thì dự báo những hành vi không thích nghi ở trẻ
dãi-4.3 Những yếu tố về điều kiện kinh tế, trình độ học vấn, kinh nghiệm nuôi dạy con cái cũng như nghề nghiệp của cha mẹ Đặc biệt là cách giáo dục con sử dụng nhiều hình phạt, thiếu nhất quán, không có sự quan tâm, kiểm soát con cái có liên quan đến sự phát triển hành vi không thích nghi của trẻ
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về trẻ em vị thành niên và rối loạn hành vi ở trẻ em vị thành niên
Trang 145.2 Xác định các kiểu phong cách làm cha mẹ và nghiên cứu mối tương quan giữa phong cách làm cha mẹ với hành vi không thích nghi của trẻ có rối loạn hành vi Từ đó đưa ra một số dự báo cũng như những hướng phòng ngừa hiệu quả đối với trẻ em vị thành niên
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu:
Những hành vi không thích nghi của trẻ VTN được chẩn đoán sàng lọc qua thang đo CBCL trong hệ thống Asebach và sẽ được đối chiếu với những tiêu chuẩn chuẩn đoán của DSM IV trong rối loạn hành vi của trẻ vị thành niên
- Phong cách làm cha mẹ sẽ được xác định dựa trên tiêu chuẩn của hai thang đo PAQ và CRPBI
6.2 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu:
- Với nhóm khảo sát chính: Trẻ em vị thành niên ở độ tuổi từ 12 đến dưới 16 tuổi được chuẩn đoán có hành vi không thích nghi và đang tham gia học tập tại trường giáo dưỡng số IV Đồng Nai
- Với nhóm đối chứng: Học sinh trường THCS Hiệp Phước được chuẩn đoán không có rối loạn hành vi
6.3 Về địa bàn nghiên cứu
Tại trường Giáo dưỡng số IV Đồng Nai và trường THCS Hiệp Phước Đồng Nai
7 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp trắc nghiệm
- Phương pháp thống kê toán học
Trang 158 Đóng góp mới của luận văn
8.1 Đóng góp về mặt lý luận
Những kết quả thu được về mặt lý luận đã làm rõ hơn:
- Xác định các loại phong cách làm cha mẹ theo quan điểm phương Tây và của người Việt Nam có con trong độ tuổi vị thành niên
- Xác định mối liên hệ giữa phong cách làm cha mẹ có con ở lứa tuổi
vị thành niên và những hành vi không thích nghi của trẻ có rối loạn hành vi trên đối tượng người VN
- Xác định những hành vi làm cha mẹ cụ thể góp phần phát triển các hành vi không thích nghi của trẻ vị thành niên có rối loạn hành vi trên đối tượng người VN
- Riêng với phong cách làm cha mẹ dân chủ không tìm thấy tương quan với rối loạn hành vi ở trẻ VTN, đây cũng chính là điểm mới cũng như khác biệt trong quan điểm văn hoá giữa phương tây và phương đông
- Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc xây phát triển các chương trình huấn luyện hành vi cha mẹ để giảm thiểu hành vi không thích nghi của trẻ lứa tuổi vị thành niên tại VN
- Với kết quả nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo cũng như làm cơ sở cho các nhà giáo dục, cho cha mẹ và những nhà nghiên cứu tâm lý lâm sàng muốn đi sâu nghiên cứu những cách phòng ngừa cũng như cách thức can thiệp cho trẻ có rối loạn hành vi
Trang 169 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo luận văn
dự kiến được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Trang 17CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Những nghiên cứu thực nghiệm về sự ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ và rối loạn hành vi
1.1.1 Nghiên cứu ở phương tây
Các nghiên cứu từ những năm 1970 về phong cách làm cha mẹ đã chỉ
ra rằng trong bốn loại phong cách làm cha mẹ thì phong cách làm cha mẹ dân chủ là tối ưu nhất trong việc cải thiện hành vi của con cái trong khi đó ba loại phong cách làm cha mẹ còn lại là phong cách độc đoán, phong cách dễ dãi, nuông chiều và thờ ơ không quan tâm đều có những tác động ít nhiều tiêu cực trong việc duy trì hành vi rối nhiễu Trong phần này, tôi xin điểm lại một số nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa phong cách làm cha mẹ và hành vi của trẻ trên các phương diện (a) hành vi xã hội; (b) thành tích học tập, (c) rối loạn hành vi hướng ngoại và (d) rối loạn hành vi hướng nội
Về phương diện hành vi xã hội, trẻ sống trong gia đình có bố mẹ dân chủ
có hệ số tự tin cao hơn, các em cũng thể hiện sự tin tưởng vào những người khác nhiều hơn, có khả năng tự chủ trong những tình huống khó chịu tốt hơn
và hệ số trí thông minh cao hơn Ví dụ như Moscatelli và Rubini (2009) [55] tiến hành nghiên cứu trên hơn 400 trẻ trong độ tuổi từ 14 – 18 để kiểm tra mối quan hệ giữa phong cách làm cha mẹ và sự phát triển xã hội của trẻ cũng như các kế hoạch tương lai Nghiên cứu chỉ ra rằng những trẻ sống trong gia đình dân chủ thì có điểm hệ số tự tin vào gia đình và cảm giác an toàn cao hơn (thể hiện qua những đặc điểm như coi trọng giá trị của gia đình nhiều hơn, tự hào vì mình là một thành viên của gia đình, cho rằng gia đình đóng vai trò quan trọng với trẻ khi phải đương đầu với những khó khăn) những trẻ sống trong ba nhóm gia đình có phong cách độc đoán, nuông chiều và bỏ mặc; đồng thời những trẻ sống trong gia đình dân chủ có điểm số cao hơn trẻ sống trong gia đình cha mẹ độc đoán và bỏ mặc về mong đợi vào tương lai cũng như khả năng tự thực hiện
Trang 18những kế hoạch Cũng theo nghiên cứu này, trẻ VTN sống trong gia đình bố
mẹ bỏ mặc có điểm hệ số tự tin thấp nhất
Nghiên cứu của Coplan, Reichel và Rowan (2009) tiến hành kiểm tra mối quan hệ giữa đặc điểm nhân cách của cha mẹ, phong cách làm cha mẹ và khả năng tự chủ, kiểm soát cảm xúc ở con cái đã khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa phong cách làm cha mẹ vả khả năng kiểm soát cảm xúc ở trẻ VTN,
cụ thể là trẻ VTN sống trong những gia đình có phong cách dân chủ có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn những gia đình bố mẹ độc đoán và quá bao bọc con cái [38, tr 241 - 246]
Một số nghiên cứu khác chỉ ra mối quan hệ giữa phong cách làm cha
mẹ và thành tích học tập ở trẻ; VD như nghiên cứu của Pratt, Green, MacVicar
và Bountrogianni (1992) [57, tr 17 - 34] chỉ ra rằng những trẻ sống trong gia đình có phong cách dân chủ có kết quả học tập môn toán khá hơn những trẻ sống trong gia đình có phong cách độc đoán Trẻ ở những gia đình nuông chiều cũng có kết quả học tập nói chung kém Nghiên cứu trong nhóm đối tượng sinh viên đại học, thì phong cách cha mẹ dân chủ trong suốt thời gian các em ở trong giai đoạn VTN có thể dùng để dự đoán sự khoẻ mạnh về tinh thần cũng như sự thành công trong học đường Nghiên cứu cũng khẳng định rằng phong cách cha mẹ dân chủ đặc trưng bằng sự nồng ấm, có những nguyên tắc để quản
lý hành vi và chú ý phát triển tính tự lập của con cái có liên quan đến động cơ học tập cao và tỉ lệ thuận với điểm số GPA (Grade Point Average) ở đại học
Một số nghiên cứu khác khẳng định mối liên hệ giữa phong cách làm cha mẹ độc đoán và rối loạn hành vi hướng ngoại ở trẻ Như nghiên cứu của Forehand và Nousiainen (1993) [40] chỉ ra rằng cha mẹ độc đoán tỉ lệ thuận với các hành vi như ngỗ nghịch, hung hăng, đánh nhau và những hành vi phạm pháp; trong khi đó, ở gia đình với phong cách làm cha mẹ dân chủ có liên quan với điểm số hành vi ngỗ nghịch và không thích nghi thấp Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nâng cao chất lượng mối quan hệ cha mẹ - con cái đồng
Trang 19thời xây dựng những nguyên tắc rõ ràng để điều chỉnh hành vi của con cái
sẽ tăng khả năng thích nghi của trẻ trước những tình huống bạo lực và những khó khăn trong cuộc sống Ngoài ra, những cha mẹ thờ ơ bỏ mặc có liên quan tới những hành vi phạm pháp nghiêm trọng trong khi đó cha mẹ độc đoán có mối liên hệ với những hành vi phạm pháp thường xuyên tái diễn như ăn cắp vặt
Cuối cùng, phong cách làm cha mẹ cũng có liên quan đến các vấn đề RLHV hướng nội, Ví dụ như nghiên cứu của Wiliams và cộng sự (2009) [68,
tr 1063 - 1075] tiến hành một nghiên cứu trường diễn trên mẫu 113 trẻ trong suốt 15 năm để kiểm tra mối quan hệ giữa hành vi của cha mẹ và hành vi của trẻ Tác giả đã tìm ra bằng chứng khẳng định rằng phong cách cha mẹ dễ dãi nuông chiều với trẻ trong giai đoạn nhà trẻ có thể được dùng để dự đoán biểu hiện rối loạn lo âu và các rối loạn hành vi hướng nội khác ở giai đoạn tiểu học Hay nghiên cứu khác của Mandeep và cộng sự (2011) [53, tr 60 - 68] đánh giá phong cách làm cha mẹ trên 100 đối tượng trẻ VTN bị trầm cảm; kết quả nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ tương quan thuận giữa phong cách cha mẹ độc đoán và bệnh trầm cảm đồng thời chứng minh mối quan hệ tương quan nghịch giữa phong cách cha mẹ nuông chiều và bệnh trầm cảm ở VTN
Tóm lại, các nghiên cứu về hành vi làm cha mẹ ở phương tây cho thấy
có mối quan hệ chặt chẽ giữa phong cách làm cha mẹ dân chủ với những hành
vi vâng lời Ngược lại, phong cách làm cha mẹ độc đoán, bỏ mặc hoặc quá nuông chiều có liên hệ với rối loạn hành vi, bao gồm cả các hành vi hướng ngoại như hung tính, trộm cắp, bạo lực, lừa dối đến những vấn đề rối loạn hành vi bên trong như rối loạn cảm xúc lo âu, trầm cảm
1.1.2 Nghiên cứu ở Châu Á và Việt Nam
Mặc dầu có nhiều bằng chứng chỉ ra mối quan hệ giữa phong cách làm cha mẹ dân chủ và hành vi thích nghi ở trẻ Hầu hết những nghiên cứu được nêu trên đều được tiến hành trên đối tượng người Mỹ gốc Châu Âu thuộc tầng
Trang 20lớp trung lưu trong xã hội.Vì vậy, kết luận từ các nghiên cứu này có thể không hoàn toàn chính xác trên đối tượng của một nền văn hóa khác, một xã hội với những niềm tin và giá trị gia đình khác như Châu Á và Việt Nam Trong phần này, tôi xin điểm qua một số nghiên cứu có liên quan đến phong cách làm cha mẹ và hành vi của trẻ một số nước Châu Á và Việt Nam
Trước hết, một số tác giả có nhận định về sự khác biệt trong hành vi làm cha mẹ của phụ huynh các nước châu Á là (a) cha mẹ người Châu Á có
xu hướng sử dụng nhiều kiểm soát hơn đối với con cái họ, (b) ít thể hiện một cách trực diện tình cảm đối với con cái (như ôm hôn, khen ngợi…) và (c) không khuyến khích hỗ trợ sự phát triển tự chủ độc lập của con cái nhiều như các bậc cha mẹ Tây Âu (Chao 2001) [36, tr 1832 - 1843]
Trước hết, khi nói về đặc điểm nồng ấm và trực tiếp thể hiện tình cảm với con cái thì Chao (2001) [36, tr 1832 - 1843] cho rằng các bậc cha mẹ người Mỹ gốc Á không thường có những hành vi biểu đạt tình cảm trực tiếp đối với con cái của họ khi con cái đạt được thành tích hoặc hoàn thành công việc xuất sắc Những hành động như là ôm hôn, nói cha/mẹ yêu con, khen trẻ được xem là không thích hợp thậm chí có nhiều cha mẹ còn cho rằng việc khen thưởng con quá nhiều như vậy sẽ làm cho trẻ trở nên tự phụ và không còn tinh thần cầu tiến Tuy nhiên, Chao và cộng sự cũng tìm ra rằng cha mẹ Châu Á thể hiện sự quan tâm và tình yêu thương với con cái theo một cách khác Họ thường có xu hướng thể hiện tình yêu thương qua sự đầu tư về thời gian, vật chất và điều kiện tốt nhất cho con cái Ví dụ như bố mẹ hy sinh thời gian và sức lao động để làm các việc nhà, nấu ăn cho con cái, giúp con cái giải các bài tập về nhà, đưa con đến trường và hỗ trợ tài chính cho các nhu cầu của con cái Nghiên cứu trên đối tượng người Mỹ gốc Á, một điều phổ biến là các bậc cha mẹ thường hy sinh cộng việc của mình để chuyển nhà đến chỗ con cái đăng ký học Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả khác nhận định rằng việc đầu tư cho giáo dục là một dấu hiệu thể hiện
Trang 21sự quan tâm và tình yêu của cha mẹ Châu Á, bên cạnh đó, không yêu cầu làm việc nhà để dành nhiều thời gian cho trẻ học tập cũng là một dấu hiệu được trẻ nhận diện là sự quan tâm của cha mẹ (Fuligni & Yoshikawa, 2002) [42] Tóm lại, khác với các nước phương Tây sự quan tâm của các bậc phụ huynh Châu Á thường gồm 2 thành phần là “sự nồng ấm” và “sự hy sinh”
Về xu hướng kiểm soát con cái, các nghiên cứu chỉ ra rằng các ông bố
bà mẹ Châu Á nghiêm khắc hơn và đặt nhiều giới hạn hơn lên con cái của họ (Chao, 2001) [ 36, tr 1832 - 1843] Họ tin rằng con trẻ cần phải được hạn chế bởi những nguyên tắc rõ ràng và nghiêm khắc để giúp cho các em phát triển đúng hướng Các nghiên cứu khác như của Chao 2001 [36, tr 1832 - 1843] cũng chỉ rõ rằng các bậc cha mẹ Châu Á thường đưa ra nhiều mệnh lệnh hơn,
sử dụng hình phạt về cơ thể nhiều hơn, đưa ra nhiều nội quy để giới hạn trẻ hơn trong khi đó những bậc cha mẹ Tây Âu thường có xu hướng đưa ra những lời hướng dẫn hoặc những lời khuyên làm cơ sở cho trẻ tự quyết định Chao cũng tiến hành nghiên cứu so sánh trên 307 đối tượng người Mỹ gốc Hoa và 280 người Mỹ gốc Tây Âu cũng mang đến những kết luận như: (a) trẻ
Mỹ gốc Hoa cho rằng bố mẹ chúng nghiêm khắc hơn (Bố mẹ tôi rất nghiêm khắc với tôi); (b) đưa ra nhiều hướng dẫn hơn (Bố mẹ luôn luôn bảo tôi phải làm cái này cái khác vì họ cho rằng điều đó là tốt nhất cho tôi); (c) và mong đợi tôi sẽ vâng lời (Cha mẹ luôn nói và mong muốn rằng tôi thực hiện theo những mong muốn của họ)
Các nghiên cứu trên đối tượng người Châu Á và người Mỹ gốc Á cũng chỉ ra rằng các bậc cha mẹ Châu Á cho phép rất ít sự tự do và khả năng tự chủ đưa ra quyết định; điều này bắt nguồn từ quan điểm của Đạo Khổng về tôn ti trật tự trong gia đình và quan niệm chữ hiếu Con cái cần tôn trọng cha mẹ và cân nhắc đến những ý kiến của họ vì họ là những người thông thái và có nhiều kinh nghiệm sống hơn
Trang 22Bằng chứng về mối liên hệ giữa phong cách làm cha mẹ và hành vi của con cái cũng được phản ánh qua một số nghiên cứu Phong cách làm cha mẹ
có liên quan đến thành tích học tập trên lớp cũng như các vấn đề hành vi cảm xúc của trẻ trong một nghiên cứu kéo dài 2 năm Về thành tích học tập, Chen, Liu & Li (2000) [37, tr.401 - 419] xác minh mối quan hệ giữa hành vi ấm áp, kiểm soát trẻ và khả năng thích nghi của trẻ (thể hiện qua việc thực hiện tốt các chức năng học tập ở trường thể hiện qua thành tích học tập) Nghiên cứu chứng minh rằng sự nồng ấm của cha mẹ dự đoán thành tích học tập cao hơn trong 2 năm sau Nghiên cứu so sánh sự ảnh hưởng của hành vi kiểm soát của cha mẹ và tạo điều kiện cho trẻ phát triển tính tự lập và năng lực nhận thức của trẻ ở Mỹ và Trung Quốc Nghiên cứu chỉ ra rằng sự hỗ trợ của cha mẹ để trẻ phát triển sự tự lập tự chủ về mặt tâm lý có mối quan hệ rất chặt chẽ với năng lực học tập cao ở trường Tuy nhiên Wang và cộng sự còn chứng minh được điểm số kiểm soát hành vi của con cái cao ở trẻ em Mỹ có thể dự đoán kết quả học tập giảm sút nhưng điều này không đúng với nhóm trẻ em Trung Quốc mà ngược lại, mức độ kiểm soát hành vi cao ở cha mẹ người Trung Quốc được xem như là chỉ số dự báo thành tích học tập ở các em Về các vấn
đề rối loạn hành vi và cảm xúc ở VTN, các nghiên cứu trên đối tượng trẻ Châu Á có kết luận tương tự như trên nhóm đối tượng Châu Âu Như nghiên cứu của Hasebe & Nucci (2004) [45, tr 815 - 828] so sánh trên mẫu trẻ VTN Nhật Bản và trẻ người Mỹ thì thấy những bậc cha mẹ sử dụng sự kiểm soát quá mức đặc biệt là kiểm soát về tâm lý có liên quan với một tỉ lệ cao các chứng rối loạn hành vi cảm xúc và không có sự khác biệt nhiều giữa nhóm trẻ
em Nhật bản và Mỹ Nghiên cứu cũng tìm thấy mối tương quan thuận giữa phong cách làm cha mẹ độc đoán và tỉ lệ trầm cảm cũng như hành vi phạm pháp ở các nhóm trẻ thuộc các dân tộc Mỹ, Đức, Ấn Độ và Trung Quốc Hay như Liu (2003) [48] nghiên cứu về hành vi của cha mẹ trên 2000 trẻ sống tại
Trang 23các vùng nông thôn của Trung Quốc cũng chỉ ra rằng hai khía cạnh của hành
vi cha mẹ gồm cha mẹ sử dụng nhiều hình phạt nghiêm khắc, mắng mỏ, chỉ trích khi con cái có hành vi không mong muốn tỉ lệ thuận với các rối loạn hướng nội và hướng ngoại ở các em theo báo cáo của cha mẹ Ngoài ra, Liu cũng tìm ra được rằng những hình phạt dành cho con trai thường nghiêm khắc hơn con gái nên tác động tiêu cực của hình phạt đối với con gái nặng nề hơn với con trai, hay nói cách khác trẻ trai bị trừng phạt nặng nề thì tác động tiêu cực của hình phạt không ảnh hưởng lâu dài và nặng nề như với con gái Về phương diện tình cảm, vì cha mẹ Châu Á không thường thể hiện trực tiếp tình yêu của mình với con cái qua các hành vi ôm hôn, hay khen ngợi nên Liu cho rằng lời khen và sự quan tâm của cha mẹ có ảnh hưởng tích cực lên hành vi của trẻ Châu Á nhiều hơn so với ảnh hưởng của cùng hành vi đó trên trẻ Châu Âu
1.2 Định nghĩa và phân loại phong cách làm cha mẹ
1.2.1 Định nghĩa phong cách làm cha mẹ
Phong cách theo một số nhà tâm lý học như Nguyễn Văn Lũy, Lê Quang Sơn, Vũ Dũng được hiểu là: “hệ thống các thói quen, phương pháp, thủ pháp, cách thức giải quyết các nhiệm vụ của hoạt động đặc trưng cho một
cá nhân” Như vậy, theo định nghĩa này, phong cách làm cha mẹ là những phương pháp, thói quen, cách thức hành xử của cha mẹ để giáo dục con cái và thực hiện các chức năng làm cha mẹ [23, tr 373], [4, tr 615]
Phong cách làm cha mẹ được đề cập nhiều bắt đầu từ những năm 1920, phong cách làm cha mẹ được cho rằng bị ảnh hưởng bởi cả khí chất của cha
mẹ và cả khí chất của con cái; nói một cách khái quát hơn, nó ảnh hưởng bởi từng cha mẹ khác nhau và từng nền văn hóa khác nhau Hầu hết cha mẹ học cách nuôi dạy con cái từ chính cha mẹ của mình- một số họ chấp nhận một số
họ loại bỏ cách mà cha mẹ họ đã sử dụng trong việc nuôi dạy con cái
Trang 24Mặc dầu mỗi tác giả khi nghiên cứu về phong cách làm cha mẹ thường đưa ra những chủ kiến riêng nhưng hầu hết đều ủng hộ và xây dựng khái niệm phong cách làm cha mẹ dựa trên quan điểm của Diana Baumrind (1991) [34,
tr 56 - 95] cho rằng “phong cách làm cha mẹ là những khuôn mẫu khác nhau
mà cha mẹ thường sử dụng để cố gắng kiểm soát và xã hội hóa đứa trẻ”
Trong đó, bà nhấn mạnh hai điểm:
Đầu tiên, phong cách làm cha mẹ là những khuôn mẫu khác nhau ở cha
mẹ, hay nói cách khác kiểu phong cách làm cha mẹ mà Baumrind phát triển không nên hiểu bao gồm những hành vi sai lầm của cha mẹ, chẳng hạn những
mô hình hành vi có thể được quan sát thấy trong các trung tâm phục hồi nhân phẩm hoặc trung tâm trẻ mồ côi
Thứ hai, Baumrind giả thuyết rằng khuôn mẫu làm cha mẹ xoay quanh
sự kiểm soát; mặc dù những cha mẹ có lẽ cũng khác nhau trong cách cố gắng kiểm soát và xã hội hóa đứa trẻ và ngữ cảnh mà họ sử dụng những hành vi làm cha mẹ là khác nhau, Bà cũng cho rằng vai trò chủ yếu của tất cả cha mẹ
là tác động, dạy dỗ và kiểm soát trẻ Phong cách làm cha mẹ có hai yếu tố chính: sự nồng nhiệt của cha mẹ và mong muốn của cha mẹ (Maccoby và Martin, 1983) Sự nồng nhiệt của cha mẹ (cũng được xem như là sự ấm áp và
hỗ trợ) đề cập đến ngữ cảnh mà cha mẹ tập trung cổ vũ cho việc cá nhân hóa,
tự điều chỉnh bản thân, tự khẳng định bản thân bằng sự hòa hợp, ủng hộ và ưng thuận với những nhu cầu và đòi hỏi đặc biệt của trẻ Những mong muốn của cha mẹ (cũng được hiểu là hành vi kiểm soát) được đề cập đến “những yêu cầu của cha mẹ làm cho trẻ kết nối trong tòan bộ gia đình, bằng đòi hỏi sự trưởng thành của trẻ, sự giám sát, cố gắng bằng những kỷ luật và sẵn sàng đương đầu với trẻ không vâng lời” (Baumrind, 1991), [51], [34, tr 61 - 62]
Từ những phân tích trên về phong cách làm cha mẹ, trong phạm vi
nghiên cứu luận văn này, chúng tôi đồng ý với khái niệm sau đây: “phong
Trang 25cách làm cha mẹ là những khuôn mẫu khác nhau mà cha mẹ thường sử dụng
để cố gắng kiểm soát và xã hội hóa đứa trẻ”
1.2.2 Phân loại phong cách làm cha mẹ
Gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên của trẻ và có ảnh hưởng quan trọng trong suốt cuộc đời của một đứa trẻ; cách nuôi dạy và mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ vị thành niên ảnh hưởng tích cực trực tiếp đến sự phát triển cảm xúc xã hội của trẻ cũng như có thể dẫn đến những vấn đề về cảm xúc và hành vi của trẻ
Trong suốt đầu những năm 60 của thế kỷ trước, nhà tâm lý học Diana Baumrind đã tiến hành nghiên cứu trên 100 trẻ em trước tuổi đến trường (Baumrind, 1967) Nghiên cứ u đã sử dụng các phương pháp như quan sát trong môi trường tự nhiên , phỏng vấn các phụ huynh , và một số các phương pháp nghiên cứu khác , từ kết quả nghiên cứu của mình , tác giả đã xác định 4 khía cạnh quan trọng trong phong cách làm cha mẹ: [35, tr 239 - 276]
- Chiến lược kỷ luâ ̣t
- Ấm áp và chăm sóc
- Các cách thức giao tiếp với con
- Kỳ vọng về sự trưởng thành củ a con cái và cách thức kiểm soát
Dựa trên các khía ca ̣nh này, Baumrind cho rằng phần lớn các cha me ̣ đang
có một trong ba phong cách khác nhau trong viê ̣c nuôi dạy con cái Tuy nhiên,
mô ̣t nghiên cứu sâu hơn của Maccob y và Martin đã bổ sung thêm m ột phong cách làm cha mẹ (Maccoby & Martin, 1983) [51] Cho đến hiện nay, phần lớn các nhà nghiên cứu ủng hộ phân loại có 4 phong cách làm cha me ̣ gồm:
+Phong cách dân chủ: Theo Diana Baumrind, phong cách cha mẹ dân
chủ thì có nhiều ấm áp (vd: diễn tả nhiều cảm xúc tích cực tới đứa trẻ), đưa ra những luật lệ phù hợp với lứa tuổi của trẻ và sẵn sàng thảo luận những luật lệ đưa ra mặc dù cha mẹ sẽ là người quyết định cho thảo luận đó Cha mẹ dân chủ thì nhiều sự nồng nhiệt với trẻ, đưa ra những yêu cầu và mong muốn hợp
Trang 26lý với trẻ, những yêu cầu cha mẹ đưa ra thì phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ, những luật lệ và những mong đợi đưa ra thì rõ ràng Trẻ được tham gia vào những công việc nhà, thể hiện mình trong trường học, tương tác tốt với bạn bè và người lớn, cũng như cho trẻ tham gia vào việc đưa ra các quyết định dù cha mẹ vẫn là người nắm giữ quyết định cuối cùng Nghiên cứu của Baumrind cũng chỉ ra rằng, trẻ vị thành niên của phong cách cha mẹ dân chủ học được cách thương lượng và kết nối trong những thảo luận, trẻ hiểu và tự đánh giá được những ý kiến của bản thân; kết quả là, trẻ thể hiện mình tốt trong xã hội, có trách nhiệm và có tính tự quyết cao
+ Phong cách độc đoán: Ngược lại với phong cách cha mẹ dân chủ,
cha mẹ độc đoán thì lại cố gắng kiểm soát, kể cả kiểm soát hành vi và cảm xúc của trẻ; cha mẹ ít thể hiện sự nồng ấm với trẻ, khi trẻ làm gì sai hoặc thất bại thì cha mẹ sẽ trừng phạt trẻ thậm chí là dùng những hình phạt về thể chất (đánh đập trẻ) Cha mẹ độc đoán không giải thích lý do đằng sau những luật
lệ họ đưa ra Họ thường dùng cách dạy con bằng việc đưa ra chỉ dẫn và không mời gọi trẻ tham gia vào việc cùng đưa ra những quyết định Theo Baumrind, cha mẹ độc đoán cũng có khuynh hướng không khuyến khích tính độc lập của trẻ và điều này làm hạn chế tính tự quyết nơi trẻ; nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trẻ vị thành niên của phong cách cha mẹ độc đoán học được rằng phải tuân theo những quy định, luật lệ cha mẹ đưa ra, kết quả là trẻ vị thành niên trở nên chống đối hoặc phụ thuộc và cha mẹ Với những trẻ chống đối thường bộc lộ bằng những hành vi gây hấn, ngược lại, với trẻ trở nên phụ thuộc thì rất dễ phục tùng và có khuynh hướng đeo bám và quá phụ thuộc vào cha mẹ
Cả hai phong cách làm cha mẹ độc đoán và phong cách làm cha mẹ dân chủ đều có yêu cầu cao đối với trẻ, cha mẹ mong đợi sự trưởng thành, có trách nhiệm về mỗi hành vi trẻ có nhưng hai phong cách làm cha mẹ trên lại khác nhau về mức độ đáp ứng lại của cha mẹ
Trang 27+ Phong cách dễ dãi – nuông chiều: Mở rộng từ phân loại cách nuôi
dạy con cái của Baumrind, Maccoby và Martin (1983) [51] đã xác định hai loại phong cách làm cha mẹ mà có đòi hỏi thấp và khác nhau về mức độ đáp ứng của cha mẹ đối với con cái: Đó là phong cách làm cha mẹ dễ dãi – nuông chiều và phong cách làm cha mẹ thờ ơ – bỏ mặc Tương tự như phong cách làm cha mẹ dân chủ, phong cách làm cha mẹ dễ dãi- nuông chiều được mô tả bởi sự nồng ấm cao của cha mẹ nhưng với sự kiểm soát thấp, ở bất cứ khía cạnh nào thì cha mẹ cũng cung cấp cho trẻ rất ít những khung cấu trúc sẵn cũng như rất ít những kỷ luật dành cho trẻ Với việc thiếu cấu trúc và thiếu kiểm soát không có nghĩa là cha mẹ không chăm sóc hoặc bỏ mặc con cái nhưng vì cha mẹ tin rằng trẻ sẽ phát triển và trưởng thành tốt nhất khi chúng được độc lập và học qua cách trải nghiệm trực tiếp trong cuộc sống Phong cách làm cha mẹ dễ dãi- nuông chiều đưa ra rất ít yêu cầu cho những hành vi trưởng thành thậm chí còn khoan dung cho những hành vi bốc đồng của trẻ Phong cách làm cha mẹ dễ dãi-nuông chiều là loại ấm áp và nhiệt tình nhưng không có những yêu cầu đối với trẻ, những nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trẻ vị thành niên của những cha mẹ dễ dãi- nuông chiều học được rằng có rất ít ranh giới giữa những luật lệ cũng như hậu quả có được cũng không quá quan trọng Kết quả là, trẻ vị thành niên có lẽ rất khó tự kiểm soát bản thân và có khuynh hưởng chỉ coi trọng bản thân, điều này cản trở trong việc phát triển mối quan hệ với các bạn cùng trang lứa
+ Phong cách thờ ơ- không quan tâm: Được thể hiện thấp cả về sự
nồng ấm lẫn kiểm soát, cha mẹ cung cấp rất ít những kỷ luật cũng như không thể hiện tình cảm đối với trẻ Nói chung, cha mẹ rất ít quan tâm cũng như không hứng thú trong việc nuôi dạy con cái, thậm chí họ cũng không đáp ứng những đòi hỏi hợp lý và những nhu cầu cần thiết của trẻ Cha mẹ thờ ơ- không quan tâm có rất ít những kỳ vọng, mong chờ vào hành vi của trẻ Mặc
dù cha mẹ dễ dãi- nuông chiều và cha mẹ thờ ơ- không quan tâm giống nhau
Trang 28vì họ đều có ít nhu cầu với trẻ nhưng khác nhau ở chỗ cha mẹ dễ dãi- nuông chiều có ít yêu cầu với trẻ vì căn bản họ tin rằng đứa trẻ sẽ phát triển tốt nhất khi chúng tự mình khám phá thế giới xung quanh và học qua việc tự trải nghiệm Ngược lại, cha mẹ thờ ơ- không quan tâm có ít yêu cầu đối với trẻ vì căn bản là họ không thích thú đối với con của họ Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trẻ vị thành niên của cha mẹ thờ ơ- bỏ mặc học được rằng cha mẹ chúng
có khuynh hướng thích thú với cuộc sống riêng tư của bản thân và ít đầu tư cho việc chăm sóc con cái; kết quả là trẻ vị thành niên dần dần bộc lộ mô hình hành vi tương tự như cha mẹ chúng và trẻ tăng hành vi bỏ mặc chuyện gia đình, tăng hành vi bốc đồng và có vấn đề về trong việc tự điều chỉnh bản thân
Diana Baumrind cũng khẳng định, đa số cha mẹ áp dụng đồng thời các phong cách làm cha mẹ, tuy nhiên trong một thời điểm nhất định cha mẹ vẫn
có một phong cách điển hình; biểu đồ dưới đây minh hoạ ý tưởng của Baumrind về tính hiệu quả của từng phong cách làm cha mẹ
Biểu đồ 1.1 Mô hình phác thảo tính hiệu quả của phong cách làm cha mẹ
(Nguồn: Diana Baumrind 1991) [34]
Trang 291.3 Định nghĩa rối loạn hành vi, nguyên nhân ảnh hưởng và can thiệp cho trẻ có rối loạn hành vi
1.3.1 Định nghĩa rối loạn hành vi
Thuật ngữ rối loạn hành vi (conduct disorder) bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên trong bảng phân loại bệnh tâm thần của hội tâm thần học Mỹ lần thứ 2 (DSM-II) năm 1986 Rối loạn hành vi được mô tả bởi mô hình lặp lại và kéo dài hành vi chống đối xã hội, gây hấn và mang tính thách thức Những trẻ với rối loạn hành vi có lẽ bộc lộ ở mức độ cao về hành vi đánh nhau và bạo lực, tàn ác với súc vật hoặc độc ác với những người khác, phá hoại nghiêm trọng
về tài sản, nghịch lửa, trộm cắp, thường xuyên nói dối, trốn học, bỏ nhà ra đi, thường xuyên trong trạng thái cáu kỉnh và có những hành vi thách thức bằng lời nói Những hành vi liên quan đến rối loạn hành vi thì vi phạm chủ yếu đến mong đợi xã hội (độ tuổi phù hợp của trẻ) và thường xuyên có những hành vi nghiêm trọng hơn so với hành vi tinh nghịch trẻ con bình thường hoặc có những hành vi mang tính nổi loạn chống đối vào lứa tuổi VTN Những hành động mang tính chống đối xã hội hoặc là hành động phạm tội thì không đưa vào chẩn đoán rối loạn hành vi, để chẩn đoán rối loạn hành vi thì mô hình hành vi khó khăn của trẻ phải kéo dài liên tục trong sáu tháng (cột 1 trong ICD-10 (WHO 1994) và tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM – IV (APA 1994)) [32], [67], [33]
Theo Frodlich W.D Rối loạn hành vi được hiểu là hội chứng hành vi hay trải nghiệm đi kèm theo những khó chịu, đau đớn, những trở ngại, những hạn chế ở một hay nhiều phạm vi chức năng (ví dụ như tri giác, tư duy, tình cảm, ghi nhớ, nói, vận động…) gắn liền với nguy cơ phải cam chịu nhiều hậu quả khác nhau Sự rối loạn này là những rối loạn tâm lý trong hành vi diễn ra khi cá nhân không thể đáp ứng được các chuẩn mực bình thường, chẳng hạn như đái dầm, mất ngủ, mút tay, rối loạn chú ý, bỏ học, trộm cắp… Thông
Trang 30thường những rối loạn này cần được chăm chữa kịp thời để hạn chế những hành vi lệch chuẩn [41]
Theo Nguyễn Văn Siêm, rối loạn hành vi là là rối loạn của giai đoạn phát triển, thường xuất hiện ở tuổi trẻ em và VTN, một số trường hợp có thể tiếp diễn sang tuổi trưởng thành, trường hợp này gọi là rối loạn nhân cách chống đối xã hội (nhân cách bệnh) Rối loạn hành vi loại này không phải là thứ phát sau một bệnh của não, một chấn thương não hay một số loạn tâm thần khác Phân loại mục bệnh này dựa vào nét nhân cách và rối loạn hành vi nổi bật nhất và thường gặp nhất [29, tr 206-210]
Tóm lại, hiện nay có rất nhiều cách định nghĩa về rối loạn hành vi nhưng nhìn từ góc độ tâm lý học xã hội, dựa trên cơ sở phân tích các quan điểm khác nhau về rối loạn hành vi, cũng như trong phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng tôi định nghĩa rối loạn hành vi theo tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-
IV tập trung vào hai khía cạnh: hành vi xâm khích và hành vi phá luật và những biểu hiện của rối loạn hành vi chính là những hành vi không thích nghi của trẻ VTN có rối loạn hành vi
Vậy, rối loạn hành vi là mô hình lặp lại và kéo dài hành vi chống đối
xã hội, xâm khích và mang tính thách thức Những trẻ với rối loạn hành vi bộc lộ ở mức độ cao về hành vi đánh nhau và bạo lực, tàn ác với súc vật hoặc độc ác với những người khác, phá hoại nghiêm trọng về tài sản, trộm cắp, nói dối, trốn học, bỏ nhà ra đi, thường xuyên trong trạng thái cáu kỉnh và có những hành vi thách thức bằng lời nói Những hành vi liên quan đến rối loạn hành vi thì vi phạm chủ yếu đến mong đợi xã hội (độ tuổi phù hợp của trẻ) và thường xuyên có những hành vi nghiêm trọng hơn so với hành vi tinh nghịch trẻ con bình thường hoặc có những hành vi mang tính nổi loạn chống đối vào lứa tuổi VTN và tất cả những hành vi này phải kéo dài ít nhất 6 tháng
Trang 311.3.2 Nghiên cứu dịch tễ học về rối loạn hành vi
1.3.2.1 Dịch tễ học về rối loạn hành vi trên thế giới
Những năm cuối của thể kỷ trước, tỉ lệ các rối nhiễu tăng lên rất rõ ở những người trẻ như rối loạn chống đối xã hội, hành vi tự sát, rối loạn trầm cảm và lạm dụng các chất Hiện nay, rối loạn hành vi được xem là một rối loạn phổ biến nhất trong các vấn đề về sức khỏe tinh thần ở người trẻ Theo khảo sát tại British với những trẻ từ 11 đến 15 tuổi đã thấy rằng rối loạn hành
vi chiếm 7% dân số ( trước kia là 6.2% năm 1999), trong đó 8.1% là nam (8.6% năm 1999) và 5.1% là nữ (3.8% năm 1999) (Green et al.2005) Bảng thống kê sau sẽ minh họa cho những loại rối loạn hành vi [44]
Bảng: 1.2 Tỉ lệ rối loạn hành vi tại Anh
Tỉ lệ phổ biến rối loạn hành vi ở trẻ từ 11 đến 15 tuổi tại Anh
nữ (%)
Rối loạn hành vi không xã hội hóa
(Nguồn: Green et al 2005)
Nhìn chung, trẻ rối loạn hành vi thì sống lang thang, cha mẹ thất nghiệp
và không có trình độ học vấn, trẻ ít khi được sống trong gia đình có đầy đủ cả cha và mẹ, thường trẻ sống trong những gia đình có cha dượng hoặc mẹ kế (Green et al 2005) Hầu như những người trẻ gồm trẻ em và trẻ VTN được gửi đến các dịch vụ để trị liệu thì có khoảng từ 40% – 60% có một số biểu hiện hành vi chống đối xã hội, hành vi phá vỡ và hành vi gây hấn[44]
Trang 32Rối loạn hành vi đặc biệt phổ biến ở người trẻ Những khảo sát đã tìm
ra rằng tỉ lệ rối loạn hành vi về mặt lâm sàng trong dân số chiếm 37% ở England, 36% ở Scotland, và 42 % ở Wales Rối loạn hành vi xuất hiện phổ biến nhiều ở những người trẻ tại các dich vụ chăm sóc ở địa phương Rối loạn hành vi đã trở thành vấn đề xã hội cũng như vấn đề sức khỏe chủ yếu, nó được chẩn đoán là các vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến nhất ở trẻ Trên thế giới, sự phổ biến của rối loạn hành vi chiếm 5% (Scott, 2001) [61, tr.191]
Riêng ở Mỹ, rối loạn hành vi ảnh hưởng từ 1 đến 4 % trẻ từ 9 đến 17 tuổi Rối loạn này là hiện tượng phổ biến ở nam nhiều hơn nữ và diễn ra ở thành phố nhiều hơn là nông thôn (U.S Department of Health and Human Services, 1999); ở nam từ 6% đến 16% và ở nữ từ 2% đến 9% gặp tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn hành vi và được đánh giá là 40% những trẻ này lớn lên sẽ phát triển thành rối loạn nhân cách chống đối xã hội [64]
1.3.2.1 Dịch tễ học về rối loạn hành vi ở VN
Ở Việt Nam, theo điều tra các rối loạn hành vi của trẻ em và trẻ VTN ở
độ tuổi 10 -17, tại 15 địa điểm với dân số mỗi địa điểm từ 590 đến 4304 (khoa tâm thần bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tâm thần Trung ương, 1989) cho kết quả rối loạn hành vi ở môi trường thành thị là 2% - 10,22% dân số điều tra, ở nông thôn là 1% Tỉ lệ trẻ em trai (88% - 95%) trội hẳn so với trẻ em gái (5% - 12%).Tại 2 địa điểm thành phố, ố nữ chiếm 21% và 33%.Độ tuổi 15 –
17 chiếm tỉ lệ 51% - 79%, cao hơn nhiều so với trẻ em ở độ tuổi 10 – 14 (21%-49%) Mức độ nguy hiểm cũng bi kịch hơn [29, tr 206-210]
Theo số liệu điều tra Phòng CSĐT tội phạm về TTXH công An thành phố Hồ Chí Minh về tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật ở thành phố Hồ Chí Minh đã thống kê một số hành vi vi phạm pháp luật như sau:
Trang 33Bảng: 1.2 Thống kê một số hành vi vi phạm pháp luật ở thành phố Hồ Chí Minh
Cố ý gây thương tích
Hiếp dâm
Chống NTHCV
Cướp tài sản
Cưỡng đoạt tài sản
Cướp giật tài sản
Lừa đảo
Trộm cắp
Những hành
vi khác
(Nguồn tài liệu: Báo cáo tổng kết của Phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an thành phố Hồ Chí Minh.)
Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự (Bộ Công an), chỉ riêng trong 5 năm (2000 - 2005) thực hiện Đề án 4 Đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em và phạm tội trong lứa tuổi vị thành niên thuộc Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, đã phát hiện 47.000 vụ phạm pháp hình sự do 64.500 em vị thành niên gây ra; trung bình hàng năm chiếm 1/4 tổng số vụ phạm pháp hình sự trên toàn quốc Trong đó đối tượng dưới 14 tuổi chiếm 13%, từ 14 đến 16 tuổi chiếm 34,7%, từ 16 đến 18 tuổi chiếm 52%
Tóm lại, dựa trên các thống kê về trẻ VTN vi phạm pháp luật cũng như rối loạn hành vi trong và ngoài nước, chúng tôi nhận thấy rằng tình hình trẻ VTN rối loạn hành vi ngày càng diễn biến phức tạp và mức độ vi phạm mỗi ngày một nguy hiểm Chính vì vậy, việc nghiên cứu và tìm ra những nguyên nhân cũng như đưa ra những phương thức can thiệp phòng ngừa là hết sức quan trọng
Trang 341.3.3 Biểu hiện của rối loạn hành vi (theo các hệ thống bảng phân loại bệnh DSM- ICD)
Theo DSM – IV (Hội tâm thần học Hoa Kỳ, 1994) [33] các rối loạn hành vi ở trẻ em và VTN được tập hợp thành bốn nhóm:
Xâm hại người khác hay súc vật, bao gồm:
- Hay bắt nạt, đe dọa hay uy hiếp người khác;
- Hay gây sự đánh nhau;
- Dùng vũ khí có thể gây hại nghiêm trọng đến thân thể người khác;
- Hành vi độc ác về thân thể với người khác;
- Hành vi độc ác về thân thể với xúc vật;
- Ăn cắp đối mặt với nạn nhân (cướp đoạt, giật túi tiền, tống tiền, ăn cướp có vũ khí);
Phá hoại tài sản (hành vi xâm hại gây tổn thất tài sản)
- Cố ý gây cháy với ý định gây hại nghiêm trọng;
- Cố ý phá hoại tài sản của người khác (khác với gây cháy);
- Lừa đảo hay trộm cắp
- Đập phá xông vào nhà hay ô tô của ai đó;
- Thường xuyên nói dối để nhận được đồ vật hay ân huệ hay để tránh các nghĩa vụ (nghĩa là lừa gạt người khác);
- Ăn cắp các vật có giá trị lớn không đối mặt với nạn nhân (lấy cắp trong cửa hàng, giả mạo giấy tờ);
Vi phạm nghiêm trọng các luật lệ
- Thường ở qua đêm ngoài gia đình mặc dù bố mẹ cấm đoán, bắt đầu trước tuổi 13;
- Trốn nhà qua đêm ít nhất hai lần trong khi đang sống ở nhà bố mẹ hay
ở nhà người thay thế bố mẹ (hay một lần không trở về trong một thời gian dài);
Trang 35- Thường trốn học, bắt đầu trước tuổi 13
Biểu hiện cụ thể của hành vi xâm khích và hành vi phá luật của trẻ VTN gồm các biểu hiện sau:
Hành vi phá luật (Rule-Breaking Behavior) biểu hiện qua những hành
vi cụ thể sau:
- Uống rượu không có sự cho phép của cha mẹ
- Không cảm thấy có lỗi mỗi khi ứng xử sai
- Phá luật ở trường, nhà, các nơi khác
- Chơi với những bạn hay gặp rắc rối
- Nói dối, lừa đảo
- Thích chơi với trẻ lớn hơn
- Cố tình phá hoại tài sản của người khác
- Sử dụng những ngôn ngữ tục tĩu, khiêu dâm
Hành vi xâm khích (Aggressive Behavior) biểu hiện qua những hành vi
cụ thể sau:
- Cãi lại nhiều
- Khoe khoang, khoác lác
- Độc ác, bạo lực hoặc ích kỷ với người khác
- Đòi hỏi nhiều chú ý
- Phá hoại đồ đạc của chính mình
Trang 36- Phá hủy đồ đạc của gia đình hoặc người khác
- Không vâng lời ở nhà
- Không vâng lời ở trường
- Dễ dàng ghen tỵ
- Quấy rầy, chọc ghẹo
- Tấn công về mặt cơ thể với người khác
- La hét nhiều
- Làm trò mạo hiểm hoặc diễn hề
- Bướng bỉnh, rầu rĩ hoặc cáu kỉnh
- Cảm xúc và tình cảm thay đổi đột ngột
- Nói quá nhiều
- Trêu chọc nhiều
- Tính tình cáu kỉnh và nóng nảy
- Đe dọa người khác
Dựa trên bảng ICD – 10 (phân loại các rối loạn tâm thần và hành vi của tổ chức Y tế thế giới, 1993) [46] các biểu hiện về những hành vi không thích nghi của trẻ VTN có rối loạn hành vi bao gồm:
Có mô hình hành vi lập lại và dai dẳng, trong đó hoặc là các quyền cơ bản của những người khác hoặc những chuẩn mực hay luật lệ chính của xã hội phù hợp với lứa tuổi bị vi phạm, kéo dài ít nhất 6 tháng, trong thời gian đó một số trong các triệu chứng sau xuất hiện:
Thường có các cơn cáu giận trầm trọng so với mức độ phát triển của nó:
- Thường hay cãi người lớn
- Thường chủ động từ chối các yêu cầu của người lớn hoặc không tuân theo các luật lệ
- Thường cố tình một cách rõ rệt làm những việc gây khó chịu cho người khác
Trang 37- Thường đổ lỗi cho người khác về các lỗi mà chúng gây ra hoặc những hành vi sai trái của chúng
- Thường dễ “chạm tự ái”hoặc dễ bị làm khó chịu bởi người khác
- Thường hay cáu giận hoặc phẫn uất
- Thường có thái độ ác ý hoặc hận thù
- Thường nói dối hoặc không giữ lời hứa để nhận được quà hoặc những
ưu ái hoặc để tránh né những nghĩa vụ
- Thường hay gây sự đánh nhau (điều này không bao gồm việc đánh nhau với anh chị em trong gia đình)
- Thường hay sử dụng vũ khí có thể làm bị thương trầm trọng những người khác (ví dụ: gậy chơi bóng, gạch, những mảnh chai vỡ, dao, sung)
- Thường đi chơi khuya mặc cho cha mẹ ngăn cấm (bắt đầu trước 13 tuổi)
- Biểu hiện sự tàn bạo đối với người khác (trói tay, cắt hoặc đốt nạn nhân)
- Biểu hiện sự tàn bạo đối với súc vật
- Cố tình phá hủy tài sản của người khác (thường bằng cách đốt cháy)
- Cố tình châm lửa đốt với ý định hoặc nguy cơ gây ra những tổn hại nghiêm trọng
- Lấy trộm đồ vật có giá trị không có sự có sự đối mặt với người bị hại, khi ở nhà hoặc lúc ở bên ngoài (ví dụ: lấy cắp khi đi mua hàng, vào nhà ăn trộm, làm giả mạo chữ ký)
- Hay trốn học, bắt đầu trước 13 tuổi
- Đã bỏ đi khỏi nhà bố mẹ hoặc trốn khỏi nhà của người thay thế cha
mẹ ít nhất hai lần hoặc bỏ nhà đi một lần qua nhiều đêm (điều này không bao gồm bỏ nhà để tránh sự lạm dụng tình dục hoặc thể xác)
- Phạm tội có sự đối mặt với người bị hại (bao gồ giật ví tiền, tống tiền, trấn lột)
- Cưỡng ép người khác hoạt động tình dục
Trang 38- Thường bắt nạt người khác (ví dụ cố tình gây đau hoặc làm tổn thương người khác bao gồm hăm dọa, dày vò hoặc quấy rối tình dục dai dẳng)
- Đột nhập vào nhà ở hoặc xe của người khác
Như vậy, dưới hai góc nhìn khác nhau của DSM –IV và ICD-10 thì những biểu hiện hành vi không thích nghi của trẻ VTN ngoài những nét khác nhau thì vẫn có những điểm chung nhất định Những hành vi không thích nghi này phải mang tính lập lại và kéo dài trong một thời gian nhất định thì mới cấu thành nên rối loạn hành vi ở trẻ VTN [33], [46]
1.3.4 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến rối loạn hành vi
Nghiên cứu về nguyên nhân rối loạn hành vi thì phần lớn tập trung vào những yếu tố nguy cơ xuất hiện tạo thành rối loạn hành vi Bao gồm
1.3.4.1 Những yếu tố thuộc về cá nhân trẻ
Một trong những yếu tố không thể thiếu được trong việc hình thành rối loạn hành vi ở trẻ VTN đó là chính bản thân trẻ Yếu tố cá nhân có một vị trí quan trọng, đó là cơ sở nền tảng dẫn đến rối loạn hành vi cũng như các rối loạn kèm theo
Theo Moffitt et al (1996), sự phát triển của hành vi chống đối xã hội được chia làm hai loại: một loại tồn tại suốt cuộc đời và một loại chỉ giới hạn trong độ tuổi VTN; loại đầu tiên bắt đầu từ suốt thời ấu thơ và nguồn gốc của
nó được nảy sinh trong quá trình phát triển hệ thần kinh ở trẻ; loại thứ hai có nguồn gốc từ quá trình xã hội hóa và bắt đầu ở lứa tuổi VTN Những nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, loại hành vi chống đối xã hội kéo dài suốt cuộc đời thì được dự đoán bởi những đặc điểm cá nhân như tính khí khó kiểm soát, sinh lý thần kinh không bình thường, chậm phát triển vận động, khả năng về trí tuệ kém, khó khăn trong việc đọc, tăng động, tim đập chậm, điểm kiểm tra trí nhớ
và tâm sinh lý thấp [56, tr 399 - 424]
Mofitt và cộng sự cũng cho rằng, những vấn đề hành vi ở tuổi trước khi đến trường được xác định là dấu hiệu dự báo tốt nhất của hành vi chống đối
Trang 39xã hội sau này Tại độ tuổi này, những vấn đề hành vi được xem là có tương quan với khí chất của trẻ, mức độ hoạt động, sự chú ý, cách trẻ thích nghi với tình huống mới, và những mức độ của nỗi đau buồn Sự khác biệt về khí chất xuất hiện rất sớm trong cuộc đời trẻ.Trẻ trước tuổi đến trường với “khí chất khó khăn” thì có tỉ lệ cao trong mối quan hệ xung đột giữa mẹ và trẻ; khí chất khó khăn thì có thể là một kiểu khí chất khi sinh ra nhưng bị ảnh hưởng bởi những trải nghiệm xã hội rất sớm
Khó khăn trong chú ý cũng liên quan đến rối loạn hành vi, điều này được lý giải trong rối loạn kèm theo với rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) MacDonald và Achenbach (1999) tìm ra rằng việc kết hợp cả khó khăn trong chú ý với rối loạn hành vi dẫn đến nhiều vấn đề hành vi trong trường học, nhiều mối liên hệ với những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần, lạm dụng chất ở mức độ cao và tăng sự phổ biến hành vi tự sát, hơn là đơn thuần chỉ có một rối loạn [52, tr 1254 - 1261]
Tuổi và giới tính cũng được tìm thấy là có tương quan với hành vi chống đối xã hội, nhưng mối quan hệ này rất phức tạp và bị lẫn lộn bởi xã hội
và sự khác biệt gene Ví dụ, những bé trai được chứng minh là dễ bị tổn thương hơn trong môi trường thiếu sự chăm sóc của cha mẹ, nhiều khả năng được chẩn đoán với rối loạn hành vi và biểu hiện bằng những triệu chứng gây hấn rất sớm trong đời trẻ (Dodge 2008) [39, tr.1907 - 1927]
Có một loạt những nghiên cứu làm tăng dần bằng chứng về sự ảnh hưởng của yếu tố gene lên hành vi chống đối xã hội Nghiên cứu ảnh hưởng yếu tố gene lên rối loạn hành vi thì phức tạp, nhưng một mô hình đã được đề xuất rằng yếu tố gene về tính dễ bị tổn thương ở rối loạn hành vi thì được gợi lên bởi yếu tố nguy cơ từ môi trường và xa hơn một chút bởi những yếu tố trung gian như thiếu kỹ năng đương đầu (American Academy of Child và Adolescent Psychiatry 1997) [31, tr 122 – 139]
Trang 40Mức độ phát triển chất dẫn truyền thần kinh testosterone ở mỗi người được diễn ra song song với phát triển hành vi phạm tội, nhưng sự liên hệ này cũng hết sức phức tạp và ngược lại nó không liên hệ với hành vi gây hấn Nghiên cứu của Moffitt (1996) cũng cho rằng có một sự liên hệ giữa tỉ lệ chất dẫn truyền thần kinh testosterone cao trong bào thai với những vấn đề hành vi sau này Tương tự, mức độ serotosnin (5-HT) cao cũng tương quan với hành
vi bốc đồng và gây hấn [56, tr 399 - 424]
Nhận thức chậm cũng là một trong những yếu tố nguy cơ của rối loạn hành vi và những hành vi phạm tội Trong một mẫu nhỏ 55 trẻ nhỏ với rối loạn hành vi, Gilmour et al (2004) đã tìm ra rằng hai phần ba trẻ có đặc điểm chậm ngôn ngữ và những đặc điểm hành vi khác (không phụ thuộc vào điểm IQ), điều này cũng tương tự và đúng với những trẻ tự kỷ Sự thiếu hụt trong thùy trán ở não cũng được tìm ra có ảnh hưởng đến hành vi ở con người, mặc
dù mối liên hệ này không rõ ràng và kết quả nghiên cứu có khuynh hướng khác nhau Một số những nghiên cứu cũng tìm ra được sự liên hệ giữa thiếu chức năng thi hành pháp luật và tổn thương ở đầu với hành vi chống đối xã hội, những thống kê mối tương quan đặc biệt này cũng bị tranh cãi bởi những nhà nghiên cứu khác [43, tr 967 - 978]
1.3.4.2 Những yếu tố thuộc về gia đình
Gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên của trẻ, có vai trò giáo dục cũng như hình thành nhân cách nơi trẻ, yếu tố nuôi dạy con cái và tương tác giữa các thành viên trong gia đình cũng được tìm thấy ảnh hưởng tới hành vi chống đối xã hội của trẻ Những yếu tố gia đình có lẽ ảnh hưởng đến rối loạn hành vi bao gồm trình độ của cha mẹ, xung đột trong việc kiểm soát, và những hình phạt không phù hợp và quá thô bạo
Những gia đình của trẻ và trẻ VTN với những vấn đề hành vi thì có mức độ phòng vệ trong giao tiếp lớn hơn nhưng mức độ khích lệ, hỗ trợ trong giao tiếp thì thấp hơn những gia đình có trẻ không có vấn đề hành vi Theo