0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Những nguyờn nhõn ảnh hưởng đến rối loạn hành vi

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH LÀM CHA MẸ ĐẾN HÀNH VI KHÔNG THÍCH NGHI CỦA TRẺ EM VỊ THÀNH NIÊN CÓ RỐI LOẠN HÀNH VI (Trang 38 -38 )

9. Cấu trỳc của luận văn

1.3.4. Những nguyờn nhõn ảnh hưởng đến rối loạn hành vi

Nghiờn cứu về nguyờn nhõn rối loạn hành vi thỡ phần lớn tập trung vào những yếu tố nguy cơ xuất hiện tạo thành rối loạn hành vi. Bao gồm

1.3.4.1. Những yếu tố thuộc về cỏ nhõn trẻ

Một trong những yếu tố khụng thể thiếu được trong việc hỡnh thành rối loạn hành vi ở trẻ VTN đú là chớnh bản thõn trẻ. Yếu tố cỏ nhõn cú một vị trớ quan trọng, đú là cơ sở nền tảng dẫn đến rối loạn hành vi cũng như cỏc rối loạn kốm theo.

Theo Moffitt et al. (1996), sự phỏt triển của hành vi chống đối xó hội được chia làm hai loại: một loại tồn tại suốt cuộc đời và một loại chỉ giới hạn trong độ tuổi VTN; loại đầu tiờn bắt đầu từ suốt thời ấu thơ và nguồn gốc của nú được nảy sinh trong quỏ trỡnh phỏt triển hệ thần kinh ở trẻ; loại thứ hai cú nguồn gốc từ quỏ trỡnh xó hội húa và bắt đầu ở lứa tuổi VTN. Những nghiờn cứu cũng chỉ ra rằng, loại hành vi chống đối xó hội kộo dài suốt cuộc đời thỡ được dự đoỏn bởi những đặc điểm cỏ nhõn như tớnh khớ khú kiểm soỏt, sinh lý thần kinh khụng bỡnh thường, chậm phỏt triển vận động, khả năng về trớ tuệ kộm, khú khăn trong việc đọc, tăng động, tim đập chậm, điểm kiểm tra trớ nhớ và tõm sinh lý thấp [56, tr. 399 - 424].

Mofitt và cộng sự cũng cho rằng, những vấn đề hành vi ở tuổi trước khi đến trường được xỏc định là dấu hiệu dự bỏo tốt nhất của hành vi chống đối

xó hội sau này .Tại độ tuổi này, những vấn đề hành vi được xem là cú tương quan với khớ chất của trẻ, mức độ hoạt động, sự chỳ ý, cỏch trẻ thớch nghi với tỡnh huống mới, và những mức độ của nỗi đau buồn. Sự khỏc biệt về khớ chất xuất hiện rất sớm trong cuộc đời trẻ.Trẻ trước tuổi đến trường với “khớ chất khú khăn” thỡ cú tỉ lệ cao trong mối quan hệ xung đột giữa mẹ và trẻ; khớ chất khú khăn thỡ cú thể là một kiểu khớ chất khi sinh ra nhưng bị ảnh hưởng bởi những trải nghiệm xó hội rất sớm

Khú khăn trong chỳ ý cũng liờn quan đến rối loạn hành vi, điều này được lý giải trong rối loạn kốm theo với rối loạn tăng động giảm chỳ ý (ADHD). MacDonald và Achenbach (1999) tỡm ra rằng việc kết hợp cả khú khăn trong chỳ ý với rối loạn hành vi dẫn đến nhiều vấn đề hành vi trong trường học, nhiều mối liờn hệ với những dịch vụ chăm súc sức khỏe tinh thần, lạm dụng chất ở mức độ cao và tăng sự phổ biến hành vi tự sỏt, hơn là đơn thuần chỉ cú một rối loạn [52, tr. 1254 - 1261].

Tuổi và giới tớnh cũng được tỡm thấy là cú tương quan với hành vi chống đối xó hội, nhưng mối quan hệ này rất phức tạp và bị lẫn lộn bởi xó hội và sự khỏc biệt gene .Vớ dụ, những bộ trai được chứng minh là dễ bị tổn thương hơn trong mụi trường thiếu sự chăm súc của cha mẹ, nhiều khả năng được chẩn đoỏn với rối loạn hành vi và biểu hiện bằng những triệu chứng gõy hấn rất sớm trong đời trẻ (Dodge 2008) [39, tr.1907 - 1927].

Cú một loạt những nghiờn cứu làm tăng dần bằng chứng về sự ảnh hưởng của yếu tố gene lờn hành vi chống đối xó hội. Nghiờn cứu ảnh hưởng yếu tố gene lờn rối loạn hành vi thỡ phức tạp, nhưng một mụ hỡnh đó được đề xuất rằng yếu tố gene về tớnh dễ bị tổn thương ở rối loạn hành vi thỡ được gợi lờn bởi yếu tố nguy cơ từ mụi trường và xa hơn một chỳt bởi những yếu tố trung gian như thiếu kỹ năng đương đầu (American Academy of Child và Adolescent Psychiatry 1997) [31, tr. 122 – 139].

Mức độ phỏt triển chất dẫn truyền thần kinh testosterone ở mỗi người được diễn ra song song với phỏt triển hành vi phạm tội, nhưng sự liờn hệ này cũng hết sức phức tạp và ngược lại nú khụng liờn hệ với hành vi gõy hấn. Nghiờn cứu của Moffitt (1996) cũng cho rằng cú một sự liờn hệ giữa tỉ lệ chất dẫn truyền thần kinh testosterone cao trong bào thai với những vấn đề hành vi sau này. Tương tự, mức độ serotosnin (5-HT) cao cũng tương quan với hành vi bốc đồng và gõy hấn [56, tr. 399 - 424].

Nhận thức chậm cũng là một trong những yếu tố nguy cơ của rối loạn hành vi và những hành vi phạm tội. Trong một mẫu nhỏ 55 trẻ nhỏ với rối loạn hành vi, Gilmour et al. (2004) đó tỡm ra rằng hai phần ba trẻ cú đặc điểm chậm ngụn ngữ và những đặc điểm hành vi khỏc (khụng phụ thuộc vào điểm IQ), điều này cũng tương tự và đỳng với những trẻ tự kỷ. Sự thiếu hụt trong thựy trỏn ở nóo cũng được tỡm ra cú ảnh hưởng đến hành vi ở con người, mặc dự mối liờn hệ này khụng rừ ràng và kết quả nghiờn cứu cú khuynh hướng khỏc nhau. Một số những nghiờn cứu cũng tỡm ra được sự liờn hệ giữa thiếu chức năng thi hành phỏp luật và tổn thương ở đầu với hành vi chống đối xó hội, những thống kờ mối tương quan đặc biệt này cũng bị tranh cói bởi những nhà nghiờn cứu khỏc [43, tr. 967 - 978].

1.3.4.2. Những yếu tố thuộc về gia đỡnh

Gia đỡnh là mụi trường xó hội húa đầu tiờn của trẻ, cú vai trũ giỏo dục cũng như hỡnh thành nhõn cỏch nơi trẻ, yếu tố nuụi dạy con cỏi và tương tỏc giữa cỏc thành viờn trong gia đỡnh cũng được tỡm thấy ảnh hưởng tới hành vi chống đối xó hội của trẻ. Những yếu tố gia đỡnh cú lẽ ảnh hưởng đến rối loạn hành vi bao gồm trỡnh độ của cha mẹ, xung đột trong việc kiểm soỏt, và những hỡnh phạt khụng phự hợp và quỏ thụ bạo.

Những gia đỡnh của trẻ và trẻ VTN với những vấn đề hành vi thỡ cú mức độ phũng vệ trong giao tiếp lớn hơn nhưng mức độ khớch lệ, hỗ trợ trong giao tiếp thỡ thấp hơn những gia đỡnh cú trẻ khụng cú vấn đề hành vi. Theo

Wakschlag và cộng sự (1997) những bà mẹ hỳt hơn nửa gúi thuốc lỏ mỗi ngày trong suốt thời kỳ mang thai thỡ cú nguy cơ con bị rối loạn hành vi lớn hơn những bà mẹ khụng hỳt thuốc trong quỏ trỡnh mang thai. Tỡnh trạng tài chớnh và kinh tế xó hội thấp cũng liờn quan tới những vấn đề hành vi, mặc dự điều này vẫn cũn đang tranh luận liệu cỏch mà yếu tố này ảnh hưởng cú như là một yếu tố trung gian khụng. Vấn đề tài chớnh cũng được tỡm thấy cú ảnh hưởng tiờu cực đến việc nuụi nấng con cỏi [65, tr. 670 - 676].

Một siờu phõn tớch lớn của Loeber và Stouthamer – Loeber 1986 [49, tr. 29 - 149] đó cho rằng những mụ hỡnh gia đỡnh khỏc nhau cú tương quan với những vấn đề rối loạn hành vi. Bốn mụ hỡnh gia đỡnh ảnh hưởng đến cỏch nụi dạy con thỡ đó được định nghĩa như sau:

1. Mụ hỡnh bỏ mặc: những cha mẹ này cú lẽ sử dụng khụng đủ thời gian để tương tỏc tớch cực với con của họ. Cú lẽ họ khụng nhận ra những hành vi của con cỏi, lờ đi những hành vi cú vấn đề, hoặc khụng biết con mỡnh đang ở đõu. Sự thiếu quan tõm làm cho trẻ dần thu mỡnh với cha mẹ. Dường như thiếu sự quan tõm của người cha cú liờn hệ mạnh mẽ hơn tới hành vi phạm tội và gõy hấn ở trẻ hơn là thiếu sự quan tõm từ mẹ. Mặc dự cú một vài nghiờn cứu đó tỡm ra rằng những bà mẹ thất nghiệp trẻ cú khuynh hướng cú nhiều hành vi phạm tội hơn những bà mẹ khụng thất nghiệp. Thiếu sự giỏm sỏt trẻ cũng liờn hệ đặc biệt tới những vấn đề về hành vi.

2. Mụ hỡnh xung đột: xung đột leo thang giữa cha mẹ và con cỏi là một phần của một gia đỡnh. Xung đột này cú lẽ là kết quả của một hành vi khụng võng lời của trẻ nhưng cha mẹ khụng thể dập tắt hành vi đú một cỏch thỏa đỏng. Đặc biệt, một nghiờn cứu siờu phõn tớch đó tỡm ra mối liờn hệ mạnh mẽ giữa việc thiếu nhất quỏn và nghiờm khắc trong trừng phạt với vấn đề rối loạn hành vi ở trẻ. Cũng cú một mối quan hệ đặc biệt giữa việc thiếu cụng bằng trong trừng phạt và những vấn đề về hành vi.

3. Mụ hỡnh hành vi/ thỏi độ sai lạc: Sự sai lầm của cha mẹ hoặc sự phỏ vỡ hệ thống luật lệ cú lẽ khuyến khớch trẻ bắt chước hành vi sai lạc đú. Một mối liờn hệ đặc biệt đó được tỡm thấy giữa hành động phạm tội hoặc gõy hấn của cha mẹ với hành vi phạm tội và rối loạn hành vi sau này ở trẻ. Những hành vi sai lầm ở cha mẹ gồm: khụng thành thật, tha thứ cho hành vi phạm tội và khuyến khớch hành vi gõy hấn, điều này bộc lộ cho hành vi phạm tội hoặc gõy hấn của trẻ.

4. Mụ hỡnh góy vỡ: Những sự kiện bất thường, như thất bại trong hụn nhõn sẽ phỏ vỡ mụ hỡnh hệ thống hành vi bỡnh thường trong gia đỡnh. Điều này dẫn đến việc cha mẹ bộc lộ những hành vi bướng bỉnh và gõy hấn, tương tự trẻ cũng phản ứng ngược trở lại với cha mẹ theo mụ hỡnh đú hoặc đơn giản chỉ là trỏnh khỏi cha mẹ. Xung đột trong hụn nhõn được thống kờ là yếu tố nguy cơ dự bỏo hành vi phạm tội hoặc hành vi chống đối xó hội, và cú nhiều ảnh hưởng nghiờm trọng hơn là sự vắng mặt của cha mẹ. Những bệnh thực thể của người mẹ thỡ được dự bỏo cho hành vi phạm phỏp sau này ở trẻ, trong khi đú sẽ khụng gặp mối quan hệ tương tự như trờn nếu là bệnh thực thể ở người cha.

1.3.4.3. Những yếu tố về trường học

Mục đớch chớnh của trường học là giỏo dục, và một khớa cạnh nào đú nú đúng một vai trũ quan trọng trong việc xó hội húa ở trẻ, trường học tự bản thõn nú khụng phải là yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn hành vi, nhưng cú những yếu tố bờn trong mụi trường học đường tạo điều kiện thuận lợi cho việc phỏt triển hành vi chống đối xó hội ở trẻ; vớ dụ, sõn chơi ở trường cú thể là một “vừ đài” cho những hành vi sai lệch ban đầu diễn ra.

Chất lượng của trường học cũng liờn quan tới rối loạn hành vi ở trẻ nhỏ. Những trẻ chống đối xó hội thỡ ớt nhận được sự khuyến khớch từ giỏo viờn cho những hành vi hợp lý của chỳng và chủ yếu nhận sự trừng phạt cho những hành vi tiờu cực hơn là những đứa trẻ bỡnh thường. Những trường học

mà cú sự phõn loại học sinh như những học sinh cỏ biệt và thất bại trong học tập, lờ đi những hành vi trốn học liờn tục của trẻ và đỡnh chỉ hoặc đuổi trẻ, hầu hết những trẻ cỏ biệt này sẽ phỏt triển những hành vi bạo lực.

Trường học cũng là nơi thiết lập tỡnh bạn nơi trẻ, tuy nhiờn, những hành vi sai trỏi của cỏc bạn cựng trang lứa cũng được cho là yếu tố nguy cơ dẫn đến phỏt triển hành vi gõy hấn ở trẻ. Theo một số nghiờn cứu của Miller – Johnson và cộng sự (2002) [54, tr. 217 - 230] đó cho rằng những trẻ ban đầu bị bạn bố từ chối thỡ cú liờn quan đến rối loạn hành vi sau này (những hành vi gõy hấn thỡ cũng liờn quan đến hành vi bắt nạt hoặc bị bắt nạt). Những hành vi bắt nạt và nạn nhõn bị bắt nạt thỡ cũng tương tự trong phản ứng gõy hấn trở lại, nhưng trẻ chủ động gõy hấn chỉ tỡm thấy ở hành vi bắt nạt người khỏc và bị bắt nạt thỡ liờn quan đến những hành vi phạm tội.

Bờn cạnh những yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn hành vi ở VTN, cỏc tỏc giả cũng đề cập đến những yếu tố bảo vệ, tăng cường khả năng phục hồi của VTN cú những vấn đề về hành vi.

Nhiều trẻ sẽ trỏnh được chẩn đoỏn với rối loạn hành vi dự cú nhiều yếu tố nguy cơ được miờu tả ở trờn – chỳng được gọi bằng thuật ngữ “khả năng phục hồi”. Khả năng phục hồi là khả năng khỏng cự lại với những ảnh hưởng tiờu cực dự lớn lờn trong hoàn cảnh khụng thuận lợi. Ngược lại, với những yếu tố được xỏc định ở trờn là những yếu tố bảo vệ.Vớ dụ, mức độ trừng phạt ớt của cha mẹ đối với hành vi phạm tội ở trẻ nhỏ thỡ cú tương quan với nguy cơ thấp những hành vi khỏng cự khi lớn lờn; khả năng phục hồi sau này xuất hiện như là một sự chuyển dịch tới tuổi trưởng thành, đó được xỏc định như là một yếu tố phục hồi trong một số cỏ nhõn.

Lũng tự trọng là một chỡa khúa trong việc phỏt triển “khả năng phục hồi”, những trẻ cú “khả năng phục hồi” là những trẻ cú thể thớch nghi và sử dụng cỏc chiến lược đương đầu (chẳng hạn như biết khi nào để yờu cầu giỳp đỡ), cú cảm giỏc kiểm soỏt trong cuộc sống và cú thể học từ những sai lầm hơn là cảm thấy bất lực.Trẻ cú khả năng phục hồi thường tỡm được nguồn hỗ trợ từ người lớn (ngoài cha mẹ) như giỏo viờn, hàng xúm, họ hàng. Khả năng

phục hồi ở người trẻ được hỡnh thành tốt nhất bởi mụi trường ấm ỏp, tỡnh cảm và hỗ trợ và mụi trường đú phải cú một cấu trỳc tương đối ổn định và ranh giới rừ ràng.

Biết về sự phỏt triển “khả năng phục hồi” ở trẻ và người trẻ cú thể giỳp chỳng ta thiết kế những can thiệp hiệu quả để đẩy mạnh sự phỏt triển của nú. Cỏc can thiệp hứa hẹn nhất để trị liệu rối loạn hành vi hoặc giảm vi phạm cú khuynh hướng để làm việc với người trẻ để giỳp chỳng nhận ra tiềm năng của bản thõn thay vỡ tham gia vào cỏc hoạt động tổn hại đến chớnh bản thõn chỳng và mụi trường xung quanh (xem minh họa 1.2)

Ngoài ra, tiếp cận trường diễn theo quỏ trỡnh phỏt triển của cỏ thể, Dodge (2008) [39, tr. 1907 - 1927] đó đưa ra một mụ hỡnh lý giải sự phỏt triển hành vi bạo lực của trẻ trong hơn 12 năm đó đưa ra một mụ hỡnh tớch luỹ về con đường hỡnh thành rối loạn hành vi của trẻ trong giai đoạn từ 5 đến 18 tuổi gồm bảy yếu tố (chơi với bạn xấu, cha mẹ thiếu quan tõm, thất bại học đường, rối loạn hành vi, thiếu kỹ năng đến trường, cha mẹ đối xử thụ bạo, mụi trường khụng thuận, lợi). Con đường hỡnh thành rối loạn hành vi bắt đầu từ những sự kiện khụng thuận lợi thời thơ ấu như mụi trường sống bạo lực, thiếu cỏc nguồn lực và bệnh trầm cảm của người mẹ. Những yếu tố này gõy nờn căng thẳng ở cha mẹ khiến họ cú xu hướng dựng cỏc biện phỏp giỏo dục thụ bạo và khụng thống nhất với con cỏi của mỡnh. Những hành vi giỏo dục khụng phự hợp này làm cho trẻ chấp nhận nú và cú xu hướng thể hiện hành vi gõy hấn trong tương lai.

Túm lại, cú rất nhiều yếu tố dẫn đến rối loạn hành vi. Tuy nhiờn, trờn cơ sở thống kờ và tập hợp tất cả những nghiờn cứu về nguyờn nhõn dấn đến rối loạn hành vi thỡ yếu tố về bản thõn trẻ, yếu tố về mụi trường sống (gồm mụi trường gia đỡnh, mụi trường xó hội và mụi trường học đường) là những yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn hành vi. Trong những yếu tố trờn thỡ yếu tố xó hội đúng vai trũ quan trọng và ảnh hưởng chủ yếu đờn sự hỡnh thành và phỏt triển của rối loạn hành vi. Việc tỡm hiểu nguyờn nhõn dẫn đến rối loạn hành vi, sẽ là cơ sở nền tảng cho việc ngăn ngừa cũng như can thiệp cho rối loạn này.

Biểu đồ: 1.2 Mụ hỡnh nguyờn nhõn của rối loạn hành vi (nguồn: Spender và Scott 1996)

Hoàn cảnh xó hội

- Thất nghiệp - Nghốo đúi

Cảm xỳc và niềm tin của trẻ:

- Gắn kết khụng an toàn - Lối suy nghĩ thự địch

Những bạn cú hành vi chống đối xó hội

Những yếu tố thuộc về cha mẹ:

- Thiếu giỏo dục - Rối loạn tõm thần

- Thiếu sự hỗ trợ của người bạn đời

Thể trạng của trẻ:

-Tăng động giảm chỳ ý - Khú khăn trong đọc, viết

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH LÀM CHA MẸ ĐẾN HÀNH VI KHÔNG THÍCH NGHI CỦA TRẺ EM VỊ THÀNH NIÊN CÓ RỐI LOẠN HÀNH VI (Trang 38 -38 )

×