Phần II: Nội dung chuyên đề 10Chủ đề 1: Vị trí, nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu TS.Chu Thị Thuỷ An Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, ý nghĩa của phân môn Luyện từ và câu Hoạt động 2: X
Trang 1Bộ giáo dục và đào tạo
Dự án phát triển giáo viên tiểu học
TS.Chu Thị Thuỷ An (Chủ biên)
Trang
Trang 2Phần II: Nội dung chuyên đề 10
Chủ đề 1: Vị trí, nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu (TS.Chu Thị Thuỷ An)
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, ý nghĩa của phân môn Luyện từ và câu
Hoạt động 2: Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu
101011
Chủ đề 2: Chương trình, SGK phân môn Luyện từ và câu (TS.Chu Thị Thuỷ An)
Hoạt động 1: Hệ thống hoá các nội dung Luyện từ
Hoạt động 2: Hệ thống hoá các nội dung Luyện câu
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các kiểu bài Luyện từ và câu
13141618
Chủ đề 3: Các nguyên tắc dạy học Luyện từ và câu ở tiểu học (TS.Chu Thị Thuỷ An)
Hoạt động 1: Phân tích nguyên tắc giao tiếp
Hoạt động 2: Phân tích nguyên tắc trực quan
Hoạt động 3: Phân tích nguyên tắc đồng bộ, tích hợp
Hoạt động 4: Phân tích nguyên tắc chú ý đến các đặc điểm của từ trong hệ thống ngôn ngữ
Hoạt động 5: Phân tích nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa ý nghĩa và hình thức ngữ pháp
272730323537
Chủ đề 4: Tổ chức dạy học các kiểu bài Luyện từ và câu (TS.Chu Thị Thuỷ An)
Hoạt động 1: Thiết kế qui trình lên lớp các kiểu bài Thực hành
Hoạt động 2: Thiết kế qui trình lên lớp kiểu bài Hình thành kiến thức mới
404147
Chủ đề 5: Tổ chức dạy học các nội dung Luyện từ
(TS Chu Thị Hà Thanh & TS.Chu Thị Thuỷ An)
Hoạt động 1: Xây dựng phương pháp dạy học bài tập Mở rộng vốn từ
Hoạt động 2: Xây dựng phương pháp dạy học bài tập Dạy nghĩa từ
Hoạt động 3: Xây dựng phương pháp dạy học bài tập Sử dụng từ
Hoạt động 4: Xây dựng phương pháp dạy học về biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá
Hoạt động 5: Xây dựng phương pháp dạy học về cấu tạo từ
Hoạt động 6: Xây dựng phương pháp dạy học về các lớp từ có quan hệ về nghĩa
52
525863667175
Trang 3Hoạt động 7: Xây dựng phương pháp dạy học về từ loại 79
Chủ đề 6: Tổ chức dạy học các nội dung Luyện câu (TS.Chu Thị Thuỷ An)
Hoạt động 1: Xây dựng phương pháp dạy học bài tập Đặt câu theo mẫu
Hoạt động 2: Xây dựng phương pháp dạy học bài tập Đặt và trả lời câu hỏi
Hoạt động 3: Xây dựng phương pháp dạy học về các kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?
Hoạt động 4: Xây dựng phương pháp dạy học về thành phần trạng ngữ
Hoạt động 5: Xây dựng phương pháp dạy học về câu ghép và cách nối các vế câu ghép
Hoạt động 6: Xây dựng phương pháp dạy học về câu phân loại theo mục đích nói
Hoạt động 7: Xây dựng phương pháp dạy học về dấu câu
Hoạt động 8: Xây dựng phương pháp dạy học về liên kết câu
8484889196102110119129
Chủ đề 7: Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú và năng khiếu học tập Luỵên từ và câu
(TS.Chu Thị Thuỷ An)
Hoạt động 1: Phân tích biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập Luyện từ và câu cho học sinh
Hoạt động 2: Xây dựng nội dung và biện pháp bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sử dụng từ và câu
cho học sinh khá giỏi
Hoạt động 3: Tìm hiểu các hình thức hoạt động ngoại khoá Luyện từ và câu
134
135
137145
Thông tin phản hồi cho hoạt động đánh giá (TS.Chu Thị Thuỷ An & TS.Chu Thị Hà Thanh)
Thông tin phản hồi cho hoạt động đánh giá của các chủ đề
Thông tin phản hồi cho hoạt động đánh giá toàn chuyên đề
151151165
Bảng kí hiệu viết tắt
GV: giáo viênHS: học sinhSGK: sách giáo khoa
Trang 4Lời nói đầu
Để góp phần đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tiểu học, Dự án pháttriển giáo viên tiểu học đã tổ chức biên soạn 40 tiểu môđun và chuyên đề thuộc 4 môđunđào tạo giáo viên tiểu học trình độ đại học, bao gồm:
1 Toán và phương pháp dạy học Toán ở tiểu học
2 Văn học, Tiếng Việt và Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
3 Tự nhiên - Xã hội và phương pháp dạy học Tự nhiên và xã hội ở tiểu học
4 Những kiến thức cơ sở của Giáo dục Tiểu học
Trang 5Các môđun đào tạo nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhậtnhững đổi mới về nội dung, phương pháp và đánh giá kết quả giáo dục Tiểu học theochương trình, SGK tiểu học mới.
Điểm mới của các tài liệu viết theo môđun là thiết kế các hoạt động, nhằm tích cựchoá hoạt động học tập của người học, kích thích óc sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề,
tự giám sát và đánh giá kết quả học tập của người học ở trình độ đại học; chú trọng sử dụngtích hợp nhiều phương tiện truyền đạt khác nhau (tài liệu in, băng hình) giúp cho người học
dễ học, dễ hiểu và gây được hứng thú học tập
Chuyên đề Dạy học Luyện từ và câu ở tiểu học nằm trong hệ thống chuyên đề thuộc
nhóm Văn học, Tiếng Việt và phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học Chuyên đề donhóm tác giả Trường Đại học Vinh, gồm TS Chu Thị Thuỷ An (chủ biên) và TS Chu Thị
Hà Thanh, biên soạn theo chương trình Đào tạo giáo viên tiểu học trình độ đại học
Mục đích của chuyên đề là giúp người học nâng cao những kiến thức và kỹ năng về
dạy học Luyện từ và câu đã được học, bồi dưỡng các kiến thức và rèn luyện các kỹ năng chuyên sâu về dạy học Luyện từ và câu theo chương trình, SGK Tiếng Việt tiểu học mới.
Bên cạnh đó, giúp người học đổi mới phương pháp học, nâng cao tính tích cực chủ động
trong học tập và ứng dụng các vấn đề đã học vào dạy học Luyện từ và câu ở tiểu học một
cách hiệu quả
Chuyền đề được cấu trúc thành 7 chủ đề, gồm:
Chủ đề 1: Vị trí, nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu
Chủ đề 2: Chương trình, SGK phân môn Luyện từ và câu
Chủ đề 3: Các nguyên tắc dạy học Luyện từ và câu
Chủ đề 5: Tổ chức dạy học các nội dung Luyện từ
Chủ đề 4: Tổ chức dạy học các kiểu bài Luyện từ và câu
Chủ đề 6: Tổ chức dạy học các nội dung Luyện câu
Chủ đề 7: Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú và năng khiếu học tập Luyện từ và câu
Đi kèm với tài liệu in, chuyên đề có các tài liệu nghe nhìn gồm băng hình và các tàiliệu hướng dẫn học theo băng hình Những trích đoạn băng hình này là các bài học về
Luyện từ và câu do GV các trường tiểu học thành phố Vinh thực hiện.
Trang 6Lần đầu tiên, tài liệu được biên soạn theo chương trình và phương pháp dạy họcmới, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Ban điều phối Dự án rất mongnhận được những ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc, đặc biệt là đội ngũ giảng viên,sinh viên các trường Sư phạm trong cả nước.
Trân trọng cảm ơn
Dự án phát triển GVTH
Phần I giới thiệu chung về chuyên đề
I Mục tiêu chung của chuyên đề
1 Kiến thức:
+ Giải thích được vị trí, nhiệm vụ của việc dạy học Luyện từ và câu ở tiểu học + Phân tích được cấu trúc nội dung của chương trình phân môn Luyện từ và câu ở tiểu học và đặc điểm các kiểu bài Luyện từ và câu trong SGK Tiếng Việt
+ Giải thích được các nguyên tắc dạy học Luyện từ và câu ở tiểu học
Trang 7+ Xác định được phương pháp lên lớp các kiểu bài và các nội dung luyện từ, luyệncâu ở tiểu học
+ Xác định được phương pháp bồi dưỡng hứng thú và năng khiếu học tập Luyện từ
và câu ở tiểu học
2 Kỹ năng:
+ Sử dụng chương trình, SGK vào dạy Luyện từ và câu cho HS tiểu học
+ Vận dụng được các nguyên tắc, phương pháp dạy học Luyện từ và câu vào quá
+ Thấy được tầm quan trọng của phân môn Luyện từ và câu ở tiểu học
+ Góp phần giảng dạy tốt và bồi dưỡng được các thế hệ HS năng khiếu về phân môn
Luyện từ và câu nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung.
II Giới thiệu chuyên đề
1 Đối tượng sử dụng: Đối tượng học chuyên đề này là sinh viên ngành Giáo dục tiểu học,
các trường Đại học sư phạm
2 Thời gian học: Chuyên đề tương ứng với hai đơn vị học trình (30 tiết), trong đó: 20 tiết
lý thuyết, 10 tiết thực hành Khi học lý thuyết và thực hành phối hợp xen kẽ với nhau,không tách riêng
3 Nội dung chính và phân bố thời gian
7 Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú và năng khiếu học tập Luyện từ và câu 3
4 Những điểm cần lưu ý khi học chuyên đề
- Điều kiện tiên quyết của chuyên đề là người học đã học xong các học phần TiếngViệt 2, Tiếng Việt 3; Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1, Phương pháp dạy học Tiếng Việt
Trang 82 (theo chương trình khung Giáo dục đại học ngành Giáo dục tiểu học của Bộ Giáo dục vàĐào tạo) Đặc biệt, để đi vào xây dựng phương pháp dạy học các vấn đề cụ thể về từ vàcâu, người học phải nắm vững cơ sở từ vựng học và ngữ pháp học của mỗi vấn đề.
- Chuyên đề yêu cầu người học kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành:các kiến thức lý thuyết người học phải tự rút ra được sau khi thực hành hoặc sau khi tiếpnhận lý thuyết người học phải thể hiện ngay vào việc thực hành "dạy học luyện từ và câu ởtiểu học" Vì vậy, ở mọi hoạt động, người học phải nắm vững, bám sát chương trình, SGK
phân môn Luyện từ và câu ở tiểu học.
- Các hoạt động chủ yếu của người học trong chuyên đề này là xây dựng phương
pháp dạy học các kiểu bài, các nội dung Luyện từ và câu, vì thế, người học phải tăng cườngkhâu tự học ở nhà Nếu không thực hiện các nhiệm vụ "ở nhà" một cách nghiêm túc, ngườihọc sẽ không đủ thời gian và dữ kiện để tham gia thực hiện các nhiệm vụ "ở lớp"
- Chuyên đề coi trong vai trò của hoạt động nhóm tại lớp, người học phải biết phảibiết phát huy vai trò hợp tác, cùng giải quyết các vấn đề về nội dung và phương pháp dạy
học Luyện từ và câu tại lớp Đây cũng là điều kiện để người học tiết kiệm thời gian, phát
huy tính sáng tạo trong học tập
III Tài liệu và thiết bị để thực hiện chuyên đề
1.Tài liệu tham khảo chính
1 Lê Phương Nga, Dạy học ngữ pháp ở tiểu học, NXB Giáo dục, 1998
2 Lê Phương Nga, Nguyễn Trí, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 2,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998
3 Phan Thiều, Lê Hữu Tỉnh, Dạy học từ ngữ ở tiểu học, NXB Giáo dục, 1999.
4 Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 2, NXB Giáo
Trang 98 Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), SGK Tiếng Việt lớp 2 - lớp 5, NXB Giáo dục,
- Máy chiếu hắt, máy chiếu qua đầu
- Băng hình, giấy trong
- Kiến thức:
+ Xác định được vị trí, ý nghĩa của phân môn Luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt
và trong hệ thống các môn học ở trường tiểu học
+ Lý giải được mục tiêu và các nhiệm vụ cụ thể của phân môn này ở trường tiểu học
- Kỹ năng: Có kỹ năng vận dụng các hiểu biết về vị trí, nhiệm vụ của phân môn trong quá trình phân tích, chương trình, SGK và tổ chức dạy học Luyện từ và câu.
Trang 10- Thái độ: Yêu thích phân môn Luyện từ và câu và việc dạy học phân môn này ở
Nhiêm vụ của hoạt động 1
Thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
1 ở trường tiểu học, phân môn Luyện từ và câu có vị trí như thế nào?
2 Tại sao phải dạy Luyện từ và câu cho HS tiểu học?
Thông tin cho hoạt động 1
1 Phân môn Luyện từ và câu là một phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng ở trường
tiểu học Ngoài việc xây dựng thành phân môn độc lập, các kiến thức và kỹ năng về từ và câu còn được tích hợp trong các phân môn còn lại của môn Tiếng Việt và cả trong các môn
- Tuy nhiên, từ không phải là đơn vị trực tiếp sử dụng trong giao tiếp Muốn giaotiếp, trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm với nhau con người phải sử dụng một đơn vịngôn ngữ tối thiểu và cơ bản là câu Nếu không nắm được các qui tắc ngữ pháp của mộtngôn ngữ thì con người cũng không thể sử dụng được ngôn ngữ đó làm công cụ để giaotiếp Vì vậy, dạy từ ngữ cho HS phải gắn liền với dạy câu, dạy các qui tắc kết hợp từ thànhcâu, qui tắc sử dụng câu nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao
Trang 11Những điều phân tích trên đã cho ta thấy ý nghĩa quan trọng của phân môn Luyện từ
và câu ở tiểu học.
Đánh giá hoạt động 1
1 Có người nói: dạy từ cho HS tiểu học phải chú trọng cả số lượng từ, tính đa dạng
và tính năng động của từ Anh (chị) hiểu ý kiến này như thế nào?
2 Tại sao việc luyện từ của HS tiểu học phải gắn liền với việc luyện câu?
Hoạt động 2:
Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu
Thời gian: 60 phút
Nhiệm vụ của hoạt động 2
1 Đọc kỹ phần Thông tin cho hoạt động 2 và các tài liệu: Chương trình tiểu học
năm 2000 (2002, NXB Giáo dục; chú ý phần mục tiêu môn Tiếng Việt), Phương pháp dạy
học Tiếng Việt ở tiểu học 2 ( 1998, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí; chú ý các trang 45 - 46 và81- 82), tóm tắt các thông tin vừa đọc
2 Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi:
a Phân môn Luyện từ và câu có vai trò như thế nào trong việc góp phần thực hiện
mục tiêu chung của môn Tiếng Việt?
b Phân môn Luyện từ và câu ở tiểu học phải thực hiện những nhiệm vụ nào?
Thông tin cho hoạt động 2
1 Mục tiêu của phân môn Luyện từ và câu là rèn luyện và phát triển kỹ năng giao
tiếp cho HS tiểu học thông qua việc phát triển vốn từ, rèn luyện kỹ năng sử dụng từ chínhxác, tinh tế để đặt câu, rèn luyện kỹ năng tạo lập câu và sử dụng câu phù hợp với tìnhhuống giao tiếp Mục tiêu của phân môn được thể hiện đầy đủ trong tên gọi " Luyện từ vàcâu"
2 Nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu:
- Về mặt Luyện từ: Phân môn này có nhiệm vụ tổ chức cho HS thực hành làm giàu vốn từ, cụ thể là:
+ Chính xác hoá vốn từ (dạy nghĩa từ): là giúp HS có thêm những từ mới, nhữngnghĩa mới của từ đã học, thấy được tính nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ
Trang 12+ Hệ thống hoá vốn từ (trật tự hoá vốn từ): là giúp HS sắp xếp các từ thành một trật
tự nhất định trong trí nhớ của mình để có thể ghi nhớ từ nhanh, nhiều và tạo ra được tínhthường trực của từ
+ Tích cực hoá vốn từ (luyện tập sử dụng từ): là giúp HS biến những từ ngữ tiêu cực(những từ ngữ hiểu nghĩa nhưng không sử dụng trong khi nói, viết) thành những từ ngữ tíchcực, được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày
+ Văn hoá hoá vốn từ: là giúp HS loại bỏ khỏi vốn từ những từ ngữ không văn hoá,tức là những từ ngữ thông tục hoặc sử dụng sai phong cách
Mặt khác, còn phải cung cấp cho HS một số khái niệm lý thuyết cơ bản và sơ giản
về từ vựng học như về cấu tạo từ, các lớp từ có quan hệ về nghĩa để HS có cơ sở nắmnghĩa từ một cách chắc chắn và biết hệ thống hoá vốn từ một cách có ý thức
- Về mặt Luyện câu: Phân môn này phải tổ chức cho HS thực hành để rèn luyện các
kỹ năng cơ bản về ngữ pháp như kỹ năng đặt câu đúng ngữ pháp, kỹ năng sử dụng các dấucâu, kỹ năng sử dụng các kiểu câu phù hợp mục đích nói, tình huống lời nói để đạt hiệu quảgiao tiếp cao, kỹ năng liên kết các câu để tạo thành đoạn văn, văn bản
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ thực hành, phân môn Luyện từ và câu phải cung cấp
cho HS một số khái niệm, một số qui tắc ngữ pháp cơ bản, sơ giản và tối cần thiết: bản chấtcủa từ loại, thành phần câu, dấu câu, các kiểu câu, qui tắc sử dụng câu trong giao tiếp vàcác phép liên kết câu
Bên cạnh đó, qua phân môn này còn giúp HS tiếp thu một số qui tắc chính tả nhưqui tắc viết hoa, qui tắc sử dụng dấu câu
- Ngoài các nhiệm vụ kể trên, phân môn Luyện từ và câu phải chú trọng việc rèn
luyện tư duy, giáo dục thẩm mỹ cho HS
Đánh giá hoạt động 2
1 Theo bạn phân môn Luyện từ và câu đóng vai trò gì trong việc thực hiện mục tiêu
rèn luyện các kỹ năng giao tiếp nói, nghe, đọc, viết cho HS?
2 Nhiệm vụ "làm giàu vốn từ" cho HS tiểu học bao gồm những bao gồm nhữngcông việc cụ thể nào?
3.Về nhiệm vụ, so với phân môn ngữ pháp trước đây, việc dạy luyện câu ở tiểu họchiện nay có gì khác?
Trang 134 Hãy lấy một ví dụ trong bài dạy Luyện từ và câu cụ thể để làm rõ nhiệm vụ phát triển tư duy cho HS của phân môn Luyện từ và câu.
Chủ đề 2 Chương trình, sgk phân môn Luyện từ và câu
(3 tiết) Mục tiêu
Kiến thức:
+ Xác định được cấu trúc nội dung của chương trình Luyện từ và câu ở tiểu học + Phân tích được đặc điểm của từng kiểu bài Luyện từ và câu trong SGK Tiếng Việt + Phân định rõ những điểm giống, khác nhau về nội dung dạy học Luyện từ và câu
cũng như cách phân chia kiểu bài của chương trình mới so với chương trình CCGD
Kỹ năng:
+ Phân tích được chương trình, SGK phân môn Luyện từ và câu
+ Hệ thống hoá, sơ đồ hoá được các kiến thức về Luyện từ và câu trong chương
Nhiệm vụ của hoạt động 1
1 Khảo sát các bài học Luyện từ và câu trong SGK Tiếng Việt các lớp 2, 3, 4, 5 chương
trình mới:
a Thống kê các chủ điểm gắn liền với việc mở rộng vốn từ trong chương trình
b Hệ thống hoá các nội dung dạy học lý thuyết về từ
Trang 143 Thảo luận nhóm về kết quả thống kê và so sánh đã tiến hành.(Thực hiện tại lớp)
Thông tin cho hoạt động 1
1 Về lý thuyết: Phân môn Luyện từ và câu cung cấp cho HS các vấn đề lý thuyết về
từ sau:
- Từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, trạng thái, từ chỉ đặc điểm ( Lớp 2, lớp 3)
- Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá ( Lớp 3)
- Cấu tạo của tiếng (Lớp 4)
- Các bộ phận của vần, cách đánh dấu thanh trên vần ( Lớp 5)
- Từ đơn và từ phức; từ ghép và từ láy (Lớp 4)
- Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa (Lớp 5)
- Ôn tập về cấu tạo từ (Lớp 5)
- Từ loại: danh từ, động từ, tính từ ( Lớp 4); đại từ, quan hệ từ ( Lớp 5)
2.Về thực hành:
- Lớp 2: Nội dung mở rộng vốn từ gắn với các chủ điểm: Em là học sinh, Bạn bè, Trường học, Thầy cô, ông bà, cha mẹ, anh em, Bạn trong nhà, Bốn mùa, Chim chóc, Muông thú, Sông biển, Cây cối, Bác Hồ, Nhân dân
- Lớp 3: Nội dung mở rộng vốn từ gắn với các chủ điểm: Măng non, Mái ấm, Tới trường, Cộng đồng, Quê hương, Bắc - Trung - Nam, Anh em một nhà, Thành thị - Nông thôn, Bảo vệ Tổ quốc, Sáng tạo nghệ thuật, Lễ hội, Thể thao, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất.
- Lớp 4: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ theo chủ điểm của từng đơn vị học, cụ thể
là: Nhân hậu - đoàn kết; Trung thực - tự trọng; Ước mơ; ý chí - nghị lực; Đồ chơi - Trò chơi, Tài năng; Sức khỏe; Cái đẹp; Dũng cảm; Du lịch - Thám hiểm; Lạc quan - Yêu đời.
- Lớp 5: Nội dung Mở rộng vốn từ gắn với các chủ điểm: Tổ quốc, Nhân dân, Hoà bình, Hữu nghị - Hợp tác, Thiên nhiên, Bảo vệ môi trường, Hạnh phúc, Công dân, Trật tự -
An ninh, Truyền thống, Nam và nữ, Trẻ em, Quyền và bổn phận.
3 So sánh với nội dung kiến thức về từ của chương trình mới với nội dung kiếnthức về từ trong chương trình, SGK CCGD chúng ta rút ra một số điểm như sau:
- Chương trình mới đã giản lược một số khái niệm lý thuyết về từ vựng học: các kiểu từ ghép, các kiểu từ láy, các dạng từ láy, nghĩa của từ láy, bên cạnh đó bổ sung một
Trang 15số nội dung như cho HS làm quen với các biện pháp tu từ: so sánh và nhân hoá, cung cấpthêm khái niệm về quan hệ từ.
- Do sự khác nhau về mục tiêu của chương trình nên các kiến thức lý thuyết được
đưa vào ở dạng qui tắc, dạng hướng dẫn tạo lập các đơn vị từ vựng hơn là các khái niệm
như chương trình CCGD trước đây Chẳng hạn, khi dạy về nội dung cấu tạo từ, chươngtrình CCGD giới thiệu cho HS các khái niệm:
- Từ do một tiếng có ý nghĩa tạo thành, gọi là từ đơn.
- Từ gồm hai, ba, bốn tiếng ghép lại, mà tạo thành một ý nghĩa chung, gọi là từ ghép.
- Từ láy gồm hai, ba , bốn tiếng láy (nghĩa là có một bộ phận âm thanh của tiếng được lặp lại hoặc cả tiếng được lặp lại).
(Tiếng Việt 5 (CCGD), tập 1, tr 77-78)Chương trình mới cung cấp cho HS các qui tắc:
- Tiếng cấu tạo nên từ Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức.
- Có hai cách chính để tạo từ phức là:
+ Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau Đó là các từ ghép.
+ Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau Đó là từ láy.
(Tiếng Việt 4 (Mới), tập 1, tr 28, 39)
- ở cả hai chương trình, một số kiến thức về ngữ âm tiếng Việt như cấu tạo của
tiếng, cấu tạo của vần được đưa vào phân môn Luyện từ và câu
- Về nội dung Mở rộng vốn từ cả hai chương trình đều dạy theo chủ điểm So với
chương trình CCGD, các chủ điểm của chương trình mới cụ thể, sinh động và gần gũi vớilứa tuổi của HS tiểu học hơn Mặt khác, các từ ngữ được mở rộng và hệ thống hoá trongSGK Tiếng Việt mới không chỉ bao gồm các từ Thuần Việt mà có cả từ Hán Việt, thànhngữ và tục ngữ
Đánh giá hoạt động 1
1 Hãy nêu các nội dung lý thuyết về từ được dạy ở tiểu học?
2 Việc dạy lý thuyết về từ trong chương trình, SGK Tiếng Việt hiện hành có gì khác vớiviệc dạy lý thuyết về từ chương trình CCGD?
Trang 163 Bạn có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các chủ đề Mở rộng vốn từ trong SGK TiếngViệt các lớp ở tiểu học?
Hoạt động 2:
Hệ thống hoá các nội dung Luyện câu
Thời gian: 30 phút
Nhiệm vụ của hoạt động 2
1 Khảo sát các bài học Luyện từ và câu trong SGK Tiếng Việt các lớp 2, 3, 4, 5 chương trình mới để hệ thống hoá các nội dung dạy học về câu, dấu câu, các phép liên kết câu
(Thực hiện ở nhà)
2 Khảo sát các bài học Ngữ pháp trong SGK Tiếng Việt các lớp 2, 3, 4, 5 chương trình
CCGD để so sánh nội dung luyện câu trong chương trình mới và nội dung phân Ngữ pháp trong chương trình CCGD.(Thực hiện ở nhà)
3 Thảo luận nhóm về kết quả thống kê và so sánh đã tiến hành.(Thực hiện tại lớp)
Thông tin cho hoạt động 2
1 Nội dung luyện câu ở tiểu học được phân bố như sau:
- Ôn luyện về một số dấu câu cơ bản: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấmthan
*Lớp 4:
- Câu: cung cấp các kiến thức sơ giản về cấu tạo, công dụng và cách sử dụng các
kiểu câu: Câu hỏi, Câu kể , Câu khiến, Câu cảm, Thêm trạng ngữ cho câu
Trang 17- Dấu câu: cung cấp kiến thức về công dụng và luyện tập sử dụng các dấu câu: Dấu hai chấm, Dấu chấm hỏi (học trong bài Câu hỏi và dấu chấm hỏi), Dấu gạch ngang.
* Lớp 5:
- Câu: + Câu ghép và cách nối các vế câu ghép
+ Ôn tập về dấu câu
- Văn bản: Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ, liên kết các câu trong
bài bằng cách thay thế từ ngữ, liên kết các câu trong bài bằng các từ ngữ nối
2 So sánh với nội dung luyện câu của chương trình CCGD, ta thấy có một số điểmđáng lưu ý sau đây:
- Các khái niệm ngữ pháp của chương trình mới giản lược hơn nhiều so với chươngtrình CCGD, đặc biệt là các kiến thức về thành phần câu Chương trình mới chỉ dạy cho HS
ba thành phần câu: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ Chương trình CCGD còn dạy thêm cácthành phần hô ngữ và hai thành phần phụ của cụm từ là bổ ngữ, định ngữ
- Nếu như chương trình CCGD chú trọng việc cung cấp kiến thức về các kiểu câuphân loại theo cấu tạo như: câu đơn, câu ghép, câu đơn đặc biệt, câu rút gọn, câu ghép đẳnglập, câu ghép chính phụ, câu ghép có từ chỉ quan hệ, câu ghép không có từ chỉ quan hệ thìchương trình mới chú trọng dạy về các kiểu câu phân loại theo mục đích nói, những kiểucâu được nghiên cứu từ góc độ sử dụng Số tiết chương trình mới dành để dạy về các kiểucâu phân loại theo mục đích nói là 20 tiết trong khi chương trình CCGD chỉ dạy trong 4tiết Tuy nhiên, chương trình mới đã lồng ghép việc dạy các kiểu câu này với việc dạy cácdạng cơ bản của câu đơn và hai thành phần chính của câu là chủ ngữ, vị ngữ Việc dạy vềcâu ghép được dành một thời lượng là 6 tiết nhưng chủ yếu dạy về cách liên kết các vế câu
- Điểm khác nhau cơ bản nhất của chương trình mới so với chương trình CCGD làviệc dạy câu được tiến hành theo một quan điểm mới: dạy trong sử dụng Ngoài việc cungcấp các kiến thức về mục đích nói trực tiếp của các kiểu câu, chương trình còn dạy cho HScách sử dụng câu hỏi với các mục đích khác, cách giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi, cách giữphép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị
- Chương trình mới có bổ sung nội dung về văn bản: để phục vụ cho việc rèn luyện
kỹ năng liên kết câu, liên kết đoạn để tạo văn bản trong phân môn tập làm văn, chươngtrình đã dành thời lượng dạy HS cách liên kết các câu bằng các phép lặp, thế, nối
Trang 18- Chương trình CCGD cung cấp các kiến thức lý thuyết về câu cho HS ngay từ lớp2-3 Chương trình mới chỉ cung cấp lý thuyết về câu ở các lớp 4-5, ở lớp 2- 3 kiến thức về
từ và câu đều chỉ dạy thông qua các bài tập thực hành
Nhiệm vụ của hoạt động 3
1 Khảo sát, thống kê các bài Luyện từ và câu trong SGK Tiếng Việt các lớp 2, 3, 4,
5 để phân thành các dạng (kiểu) bài.(Thực hiện ở nhà)
2 Tổ chức thảo luận nhóm về các vấn đề sau:
a Phân môn Luyện từ và câu ở tiểu học bao gồm những kiểu bài nào?
b Đặc điểm về mục đích ý nghĩa, nội dung và cấu tạo của mỗi kiểu bài?
c So sánh với các kiểu bài Từ ngữ, Ngữ pháp trước đây, các kiểu bài này có gìgiống nhau và khác nhau (về số lượng, về mục đích, ý nghĩa, về cấu tạo)?
(Thực hiện ở lớp)
Thông tin cho hoạt động 3
Chương trình Luyện từ và câu ở tiểu học được phân bố thành hai giai đoạn: giai
đoạn lớp 2-3 và giai đoạn lớp 4-5 ở giai đoạn lớp 2-3, chương trình chỉ chú trọng mục tiêuthực hành, chưa cung cấp các khái niệm lý thuyết ở giai đoạn lớp 4-5, chương trình kết hợpgiữa cung cấp lý thuyết và tổ chức luyện tập thực hành nhằm giúp HS chuyển từ kỹ nănggiao tiếp thành năng lực giao tiếp Vì vậy, ở lớp 2-3, chỉ có một loại bài đó là thực hành
Luyện từ và câu Còn ở lớp 4-5, phân môn Luyện từ và câu có hai loại bài lý thuyết và thực hành, trong đó loại bài lý thuyết chỉ có một kiểu thường được gọi là kiểu bài Hình thành kiến thức mới, loại bài thực hành bao gồm ba kiểu nhỏ: Mở rộng vốn từ, Luyện tập thực hành và Ôn tập
1 Kiểu bài Thực hành Luyện từ và câu ở lớp 2-3
Trang 19ở lớp 2-3, nội dung luyện từ và luyện câu của mỗi tuần được bố trí trong một bài
học Phân tích cấu tạo của kiểu bài Luyện từ và câu lớp 2-3, chúng ta thấy có những đặc
dạy về kiểu câu Ai làm gì? Nếu bài tập luyện từ dạy về từ chỉ đặc điểm, bài tập luyện câu
sẽ dạy về kiểu câu Ai thế nào? Nếu bài tập luyện từ là mở rộng vốn từ về chủ đề nào đó thì
bài tập luyện câu sẽ yêu cầu đặt câu về chủ đề đó nhằm mục đích ứng dụng các kết quả củabài tập luyện từ
Ví dụ: Luyện từ và câu, tuần 27, lớp 2 (Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về cây cối; Đặt và trả lời câu hỏi để làm gì; Dấu chấm, dấu phẩy)
1 Kể tên các loài cây mà em biết theo nhóm.
a) Cây lương thực, thực phẩm. M: lúa
b) Cây ăn quả. M: Cam
c) Cây lấy gỗ. M: xoan
d) Cây bóng mát M: bàng
đ) Cây hoa M: cúc
2 Dựa vào kết quả bài tập 1, hỏi - đáp theo mẫu sau:
- Người ta trồng cam để làm gì ?
- Người ta trồng cam để ăn quả.
3 Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống ?
Chiều qua Lan nhận được thư của bố Trong thư, bố dặn dò hai chị em Lan rất nhiều điều Nhưng Lan nhớ nhất lời bố dặn riêng em ở cuối thư :" Con nhớ chăm bón cây cam ở đầu vườn để khi bố về
bố con mình có cam ngọt ăn nhé !"
- Bài tập luyện từ ở SGK lớp 2-3 bao gồm những kiểu sau:
+ Bài tập Mở rộng vốn từ: bao gồm: mở rộng vốn từ qua tranh vẽ, mở rộng vốn từ
theo chủ điểm, mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa (quan hệ ngữ nghĩa cụ thể và ýnghĩa khái quát), mở rộng vốn từ theo quan hệ cấu tạo từ, mở rộng vốn từ qua trò chơi giải
ô chữ
Trang 20+ Bài tập về nghĩa của từ: có tỉ lệ thấp hơn các bài tập luyện từ khác, bao gồm hai
dạng cơ bản: cho từ và nghĩa của từ, yêu cầu HS xác lập sự tương ứng, dựa vào từ tráinghĩa để nhận biết nghĩa của từ
+ Bài tập sử dụng từ: điền từ vào chỗ trống, thay thế từ, dùng từ đặt câu.
+ Bài tập phân loại, quản lý vốn từ: bắt đầu xuất hiện ở lớp 3, chiếm tỉ lệ khoảng
10% Bài tập dạng này yêu cầu HS sắp xếp các từ đã cho thành những nhóm nhất định dựavào một sự liên tưởng nào đó: theo đề tài, theo quan hệ đồng nghĩa, trái nghĩa, theo phạm vi
sử dụng
+ Bài tập làm quen với các biện pháp tu từ, gồm các dạng: bài tập nhận biết biệnpháp tu từ, bài tập vận dụng biện pháp tu từ
- Bài tập luyện câu ở SGK lớp 2-3 bao gồm các kiểu sau:
+ Bài tập đặt câu theo mẫu: sắp xếp từ thành câu, lựa chọn từ đặt câu, đặt câu theo
2 Các kiểu bài Luyện từ và câu lớp 4-5
a Kiểu bài Mở rộng vốn từ theo chủ đề
- Trong SGK Tiếng Việt CCGD, kiểu bài Mở rộng vốn từ bao gồm hai phần: Từ ngữ và Luyện tập Phần Từ ngữ trình bày một bảng từ được lựa chọn theo chủ đề và phân
hoá theo từ loại Bảng từ này là gợi ý để giáo viên quản lý vốn từ cần cung cấp cho HS
trong một tuần Mặt khác, cũng là cơ sở để HS giải quyết các bài tập ở phần Luyện tập.
Trong thực tế dạy học, với bảng từ này, giáo viên phải giúp HS làm giàu vốn từbằng cách thực hiện các nhiệm vụ giải nghĩa từ, hệ thống hoá vốn từ, tích cực hoá vốn từ
Vì thế, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc thiết kế bài dạy, thiết kế hệ thống bàitập để phục vụ cho tiến trình lên lớp Tuy nhiên, khó khăn nhất là về mặt thời gian, giáoviên và HS không đủ thời gian để tiến hành giờ học Vì vậy, để đảm bảo tiến trình lên lớp,người giáo viên phải tiến hành thao tác lựa chọn các từ giải nghĩa, biện pháp giải nghĩa phùhợp với mỗi từ, xác định các từ cần tích cực hoá, xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập hệthống hoá vốn từ và bên cạnh đó là bài tập giải nghĩa từ, sử dụng từ
Trang 21Ví dụ, bài Mở rộng vốn từ Nhân dân lao động (tr.87, Tiếng Việt 5, tập 2, Nxb Giáo
- sản xuất, xây dựng, nghiên cứu, phát minh, cải tiến.
- cần cù, tháo vát, tiên tiến, ưu tú, lành nghề, khéo tay.
2 Kĩ thuật là chỉ phương pháp, cách thức sản xuất hoặc làm nghề của một ngành nghề (ví dụ: kĩ
thuật dệt len, kĩ thuật trồng lúa, kĩ thuật nấu ăn, ) Căn cứ vào đó em hãy cho biết: công việc của một người
cán bộ kĩ thuật ở một cơ sở sản xuất (như nhà máy, hợp tác xã hoặc nông trường ) là công việc gì?
3 Văn nghệ sĩ làm công việc gì ? Em hãy nêu ví dụ.
4 So sánh nghĩa những từ tiên tiến, xuất sắc, ưu tú Những từ đó là từ gần nghĩa hay cùng nghĩa?
** Em hiểu thế nào là người lao động tiên tiến? Người lao động tiên tiến? Người lao động xuất sắc? Người lao động ưu tú?
B Luyện từ
1 Em hãy dùng một số từ ngữ trong mục I (6 từ ngữ trở lên) để đặt câu (khoảng 6 đến 8 câu) viết thành một đoạn văn ngắn nói về vấn đề lao động, nhân dân lao động hoặc các ngành nghề trong xã hội.
2* Đặt câu với mỗi từ sau đây: cần cù, tháo vát.
Tìm một số từ trái nghĩa với những từ trên.
3 Điền từ thích hợp vào những câu sau đây:
(Những từ cần điền: vẻ vang, quai, nghề, phần, làm)
- Tay hàm nhai, tay miệng trễ.
- Có thì mới có ăn,
Không dưng ai dễ đem đến cho.
- Lao động là
- Biết nhiều , giỏi một
**Em hiểu ý nghĩa câu cuối như thế nào?
- Khác với kiểu bài Mở rộng vốn từ của SGK Tiếng Việt CCGD, kiểu bài Mở rộng vốn từ của SGK Tiếng Việt hiện nay được thiết kế thành hệ thống các bài tập nhằm hướng
đến cả ba mục đích giải nghĩa từ, hệ thống hoá vốn từ, tích cực hoá vốn từ HS tham gia
Trang 22giải quyết các bài tập để kiến thức và kỹ năng sử dụng từ ngữ được hình thành một cách tựnhiên Các từ ngữ được hình thành sau giờ học là những từ ngữ mở, phong phú, đa dạngkhông chỉ bó hẹp trong bảng từ gợi ý của SGK như trước đây.
Bài tập của kiểu bài Mở rộng vốn từ ở SGK lớp 4-5 gồm các dạng sau đây:
- Phân loại, quản lý vốn từ: Loại bài tập này yêu cầu HS dựa theo các tiêu chí quan
hệ đồng nghĩa, trái nghĩa, đề tài, chủ đề, cấu tạo từ, nghĩa của yếu tố Hán - Việt để hệ
thống hoá lại vốn từ của mình
- Giải nghĩa từ: Bài tập loại này có nhiều dạng: xác lập sự tương ứng giữa từ và
nghĩa của từ, lựa chọn nghĩa phù hợp với từ, tìm từ thích hợp với nghĩa đã cho, trả lời câuhỏi về ý nghĩa của từ (thành ngữ, tục ngữ)
- Sử dụng từ: Bao gồm các kiểu sau: điền từ, đặt câu, tạo ngữ, viết đoạn
Mỗi bài Mở rộng vốn từ thường từ 3 - 5 bài tập, bao gồm tất cả các dạng nêu trên
được sắp xếp theo một lô gíc nhất định, thuận tiện cho quá trình giải quyết bài tập, hìnhthành vốn từ cho HS
Ví dụ, bài Mở rộng vốn từ: Nhân dân (tr.27, Tiếng Việt 5, tập 1, Nxb Giáo dục,
2006)
1 Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp nêu dưới đây:
a) công nhân d) quân nhân
b) nông dân e) trí thức
c) doanh nhân g) học sinh
(giáo viên, đại uý, trung sĩ, thợ điện, thợ cơ khí, thợ cấy, thợ cày, học sinh tiểu học, học sinh trung
học, bác sĩ, kĩ sư, tiểu thương, nhà tư sản)
2.Các thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói lên những phẩm chất gì của người Việt Nam ta?
a) Chịu thương chịu khó.
b) Dám nghĩ dám làm.
c) Muôn người như một.
d) Trọng nghĩa khinh tài (tài: tiền)
e) Uống nước nhớ nguồn.
3 Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:
Con Rồng Cháu Tiên
Ngày xửa ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, có một vị thần tên là Lạc Long Quân Thần mình rồng, sức khoẻ vô địch, lại có nhiều phép lạ Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm Hai người gặp nhau, kết thành vợ chồng Đến kỳ sinh nở,
Trang 23Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng Kỳ lạ thay, trăm trứng nở thành một trăm người con đẹp đẽ, hồng hào
và lớn nhanh như thổi Sống với nhau được ít lâu, Lạc Long Quân bảo vợ:
- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao Kẻ trên cạn, người dưới nước, tập quán khác nhau, khó mà ở cùng nhau lâu dài được Nay ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.
Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của người Việt Nam ta.
Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam thường tự hào xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là
đồng bào.
Theo Nguyễn Đổng Chi
- Tập quán : thói quen đã thành nếp trong đời sống của cộng đồng.
- Đồng bào : những người cùng giống nòi, cùng đất nước ( đồng : cùng, bào : màng bọc thai nhi ).
a) Vì sao người Việt Nam ta gọi nhau là đồng bào ?
b) Tìm từ bắt đầu bằng tiếng đồng ( có nghĩa là " cùng ").
M: - đồng hương ( người cùng quê)
- đồng lòng ( cùng một ý chí )
c) Đặt câu với một trong những từ vừa tìm được
b Kiểu bài Hình thành kiến thức mới
Mục đích của kiểu bài này là hình thành cho HS một số tri thức lý thuyết về từ vàcâu nhằm giúp HS ý thức hoá quá trình giao tiếp của mình
Cấu tạo của kiểu bài Hình thành kiến thức mới gồm ba phần: Nhận xét, Ghi Nhớ, Luyện tập
- Nhận xét là phần cung cấp ngữ liệu và nêu câu hỏi (bài tập) gợi ý cho HS phân
tích nhằm rút ra kiến thức lý thuyết Theo quan điểm tích hợp, ngữ liệu thường được lấy từnhững bài tập đọc mà HS đã học trước đó Các ngữ liệu đều mang tính điển hình cao và có
số lượng chữ hạn chế để đảm bảo tính hiệu quả của việc phân tích và tránh làm mất nhiều
thời gian học tập Các câu hỏi và bài tập ở phần Nhận xét có nội dung rất phong phú, tương
ứng với các tri thức lí thuyết cần hình thành cho HS Mục đích của các bài tập này chính là
giúp HS phân tích ngữ liệu để rút ra các khái niệm hoặc các qui tắc cần ghi nhớ Mỗi bài tập ở phần này sẽ tương ứng với một bộ phận tri thức lí thuyết ở phần Ghi nhớ Vì vậy, khi
dạy, người GV cần phải nắm vững mối liên hệ này để có thể hướng dẫn HS giải quyết yêucầu của bài học một cách lô gic, hệ thống
- Phần Ghi nhớ là phần chốt lại những điểm chính yếu về kiến thức được rút ra từ việc phân tích ngữ liệu ở phần Nhận xét HS cần nắm vững những kiến thức này
Trang 24- Phần Luyện tập được xây dựng dưới dạng hệ thống các bài tập, có mục đích giúp
HS củng cố và vận dụng các kiến thức đã được hình thành Các bài tập ở mục Luyện tập bao gồm hai loại: bài tập nhận diện và bài tập vận dụng.
Bài tập nhận diện có mục đích giúp HS củng cố các kiến thức lí thuyết đã được hình
thành trong bài ở mỗi bài dạy thường có một hoặc hai bài tập nhận diện
Bài tập nhận diện cũng có nội dung rất phong phú tương ứng với các vấn đề lí
thuyết Qua các bài tập này, HS củng cố được tri thức lí thuyết đã được học Trong quátrình hướng dẫn HS giải bài tập, bài tập nhận diện là loại phải giải quyết đầu tiên
Bài tập vận dụng có mục đích giúp HS ứng dụng những kiến thức lý thuyết đã được
học vào hoạt động giao tiếp hàng ngày
Ví dụ, bài Từ nhiều nghĩa (tr.66, Tiếng Việt 5, tập 1)
Từ nhiều nghĩa
I - Nhận xét
1 Tìm nghĩa ở cột B thích hợp với mỗi từ ở cột A:
Răng a) Bộ phận ở hai bên đầu người và động vật, dùng để nghe.
Mũi b) Phần xương cứng, màu trắng, mọc trên hàm, dùng để cắn, giữ và nhai thức ăn.
Tai c) Bộ phận nhô lên ở giữa mặt người hoặc động vật có xương sống, dùng để thở và ngửi.
2 Nghĩa của các từ in đậm trong khổ thơ sau có gì khác nghĩa của chúng ở bài tập 1 ?
Răng của chiếc cào
Làm sao nhai được ?
Mũi thuyền rẽ nước
Thì ngửi cái gì ? Cái ấm không nghe
Sao tai lại mọc ?
Quang Huy
3 Nghĩa của các từ răng, mũi, tai ở bài 1 và bài 2 có gì giống nhau ?
II - Ghi nhớ
Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển
Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
Trang 25- Bé đau chân.
c) Đầu - Khi viết, em đừng ngoẹo đầu.
- Nước suối đầu nguồn rất trong.
2 Các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ nhiều nghĩa Hãy tìm một số ví dụ về sự chuyển
nghĩa của những từ sau: lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng.
c Kiểu bài Luyện tập thực hành
- Kiểu bài Luyện tập thực hành hay phần Luyện tập trong bài học đều có mục đích
chung là giúp HS củng cố và vận dụng các kiến thức đã học Bên cạnh đó, có những vấn đề
rộng, không thể khuôn trong một bài học cũng phải có thêm bài Luyện tập thực hành Do
đó, bài Luyện tập thực hành còn có thêm mục đích: thông qua thực hành, giúp HS hiểu biết
thêm về một bộ phận kiến thức nào đó, chuẩn bị cho nội dung học tập tiếp theo hoặc cần
lưu ý khi sử dụng Ví dụ, Luyện tập về câu hỏi (tr.137, Tiếng Việt 4, tập 1), Luyện tập về từ đồng nghĩa (tr.22, Tiếng Việt 5, tập 1)
- Những bộ phận kiến thức được mở rộng ở phần Luyện tập hay ở kiểu bài Luyện tập thực hành là những kiến thức không bắt buộc ghi nhớ như những kiến thức qui định trong phần Ghi nhớ Giáo viên nên lưu ý điều này khi ra đề kiểm tra, đề thi.
- Kiểu bài này cũng được xây dựng thành một hệ thống bài tập trong đó cũng bao
gồm 2 dạng: bài tập nhận diện và bài tập vận dụng Xét về các dạng bài tập, mục Luyện tập của kiểu bài Hình thành kiến thức mới và kiểu bài này giống nhau
Ví dụ, bài Luyện tập về từ ghép và từ láy (tr.43, Tiếng Việt 4, tập 1):
Luyện tập về từ ghép và từ láy
1 So sánh hai từ ghép sau đây:
Bánh trái ( chỉ chung các loại bánh ).
Bánh rán ( chỉ các loại bánh nặn bằng bột gạo nếp, thường có nhân, rán chín giòn ).
a) Từ ghép nào có nghĩa tổng hợp (bao quát chung ) ?
b) Từ ghép nào có nghĩa phân loại ( chỉ một loại nhỏ thuộc phạm vi nghĩa của tiếng thứ nhất) ?
2 Viết các từ ghép (được in đậm ) trong những câu dưới đây vào ô thích hợp trong bảng phân loại từ ghép:
a) Từ ngoài vọng vào tiếng chuông xe điện lẫn tiếng chuông xe đạp lanh canh không ngớt, tiếng còi
tàu hoả thét lên, tiếng bánh xe đập trên đường ray và tiếng máy bay gầm rít trên bầu trời.
Theo Tô Ngọc Hiến
b) Dưới ô cửa sổ máy bay hiện ra ruộng đồng, làng xóm, núi non Những gò đống, bãi bờ với những mảng màu xanh, nâu, vàng, trắng và nhiều hình dạng khác nhau gợi những bức tranh giàu màu sắc.
Theo Trần Lê Văn
Từ ghép có nghĩa tổng hợp M: ruộng đồng
Trang 263 Xếp các từ láy trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp:
Cây nhút nhát
Gió rào rào nổi lên Có một tiếng động gì lạ lắm Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên cỏ Cây xấu hổ
co rúm mình lại Nó bỗng thấy xung quanh lao xao He hé mắt nhìn: không có gì lạ cả Lúc bấy giờ nó mới
mở bừng những con mắt lá và quả nhiên không có gì lạ thật.
Theo Trần Hoài Dương
a) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu.
b) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần.
c) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần.
d Kiểu bài Ôn tập
- Kiểu bài Ôn tập là một dạng của kiểu bài hướng dẫn thực hành, xuất hiện chủ yếu
ở SGK Tiếng Việt 5
- Nội dung của kiểu bài này có thể là ôn tập một vấn đề lý thuyết nào đó hoặc giúp
HS tổng kết vốn từ đã học Ví dụ, ôn tập về câu (tr.171, Tiếng Việt 5, tập 1), Ôn tập về từ
và cấu tạo từ (tr.166, Tiếng Việt 5, tập 1)Tổng kết vốn từ (tr 156, Tiếng Việt 5, tập 1)
- Các nội dung ôn tập, tổng kết đều được thể hiện dưới hình thức bài tập thực hành
Bài tập ở đây cũng bao gồm bài tập nhận diện, vận dụng như ở bài Luyện tập thực hành.
Ngoài ra, còn có các dạng như lập bảng thống kê kiến thức đã học, tìm từ ngữ theo nghĩahoặc hình thức cấu tạo đã cho, phân loại từ ngữ và các yếu tố cấu tạo từ
Ví dụ, bài ôn tập về từ loại (tr.142, Tiếng Việt 5, tập 1)
Ôn tập về từ loại
1 Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sau vào bảng phân loại ở bên dưới:
Không thấy Nguyên trả lời, tôi nhìn sang Hai tay Nguyên vịn vào song cửa sổ, mắt nhìn xa vời
vợi Qua ánh đèn ngoài đường hắt vào, tôi thấy ở khoé mắt nó hai giọt lệ lớn sắp sửa lăn xuống má Tự
nhiên nước mắt tôi trào ra Cũng giờ này năm ngoái, tôi còn đón giao thừa với ba ở bệnh viện Năm nay ba
bỏ con một mình, ba ơi !
Theo Thuỳ Linh
2 Dựa vào ý khổ thơ 2 trong bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa, viết một đoạn văn ngắn tả người
mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng bức Chỉ ra một đông từ, một tính từ và một quan hệ từ em đã dùng trong đoạn văn ấy.
Đánh giá hoạt động 3
1 Điền các thông tin cần thiết vào bảng sau:
Trang 27Các kiểu bài LUyện từ và câu ở tiểu học
2 Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau về việc phân chia kiểu bài, mục đích ý nghĩa vàcấu tạo các kiểu bài của chương trình Tiếng Việt hiện hành và chương trình Tiếng ViệtCCGD
Chủ đề 3 Các nguyên tắc dạy học Luyện từ và câu ở tiểu học
(5 tiết) Mục tiêu
Kiến thức: Lý giải được các nguyên tắc cần tuân thủ trong dạy học Luyện từ và câu
ở tiểu học và minh họa được bằng các ví dụ thực tiễn
Kỹ năng: Vận dụng được các nguyên tắc vào thực tế dạy học Luyện từ và câu Thái độ: Nghiêm túc, khoa học trong dạy học về Luyện từ và câu
CáC Hoạt động
Hoạt động 1:
Phân tích nguyên tắc giao tiếp
Thời gian: 1 tiết
Nhiệm vụ của hoạt động 1
1 Đọc thông tin cho hoạt động 1 để trả lời các câu hỏi:
a Người ta dựa vào cơ sở nào để đề ra nguyên tắc giao tiếp trong dạy học Luyện từ
và câu ở tiểu học?
b Để đảm bảo nguyên tắc giao tiếp, trong dạy học Luyện từ và câu, chúng ta cần
thực hiện những yêu cầu nào?
2 Các nhóm thảo luận về các câu hỏi trên và tìm ví dụ minh hoạ cho việc thực hiệnnguyên tắc giao tiếp của mình
Thông tin cho hoạt động 1
Trang 281 Cơ sở của nguyên tắc giao tiếp
- Xét từ góc độ ngôn ngữ học, nguyên tắc giao tiếp có cơ sở xuất phát từ chức năng
xã hội của ngôn ngữ Nếu "ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loàingười" thì việc dạy tiếng Việt trong nhà trường phải dạy như dạy một công cụ giao tiếp vàphương pháp dạy tốt nhất là dạy trong giao tiếp
- Xét từ góc độ lý luận dạy học, nguyên tắc giao tiếp là sự ứng dụng nguyên tắc gắnliền lý thuyết và thực hành của lý luận dạy học đại cương vào lĩnh vực dạy tiếng Trong dạyhọc tiếng Việt, thực hành tức là tiến hành các hoạt động nói, nghe, đọc, viết, là phát triểnlời nói cá nhân
Đối với dạy học Luyện từ và câu, đảm bảo nguyên tắc giao tiếp tức là làm giàu vốn
từ, rèn luyện, nâng cao kỹ năng đặt câu, sử dụng câu đúng, hay, tinh tế trong các tình huốnggiao tiếp cho HS
2 Nội dung của nguyên tắc giao tiếp
- Ngữ liệu đưa vào giờ Luyện từ và câu ở tiểu học phải là những ngữ liệu sinh động,
chân thực, thường được sử dụng trong hoạt động giao tiếp thường ngày của người Việt, phùhợp với hoạt động giao tiếp ở lứa tuổi HS tiểu học Không sử dụng những ngữ liệu khôcứng, rập khuôn, xa đời sống thực, xa hoạt động giao tiếp thực của HS Bởi vì ngữ liệu là
cơ sở để HS rút ra được các vấn đề lý thuyết cần ghi nhớ Nhưng mặt khác, ngữ liệu cũng
là các mẫu lời nói, hoạt động lời nói mà HS có thể bắt chước trong thực hành giao tiếp
- Việc phân tích các đơn vị ngôn ngữ không chỉ là mục đích tự thân mà phải hướngđến mục đích cao hơn là chỉ ra chức năng của chúng, cách tạo lập chúng để gúp HS vậndụng vào hoạt động sản sinh lời nói dễ dàng hơn, thường trực hơn, rút ngắn khoảng cáchgiữa ngữ pháp nhà trường và ngữ pháp đời sống
- Phải coi trọng việc tổ chức thực hành giao tiếp cho HS, coi thực hành giao tiếp là
hoạt động chủ yếu của việc dạy Luyện từ và câu Thông qua thực hành HS tự rèn luyện các
kỹ năng sử dụng từ, câu; thông qua thực hành HS tự rút ra các tri thức lý thuyết cần thiết để
ý thức hoá quá trình sử dụng từ, câu của mình
- Muốn tổ chức tốt vịêc thực hành giao tiếp cho HS, phải chú trọng việc xây dựng
hệ thống bài tập Luyện từ và câu Tất cả các nội dung dạy học về từ và câu đều phải được
thiết kế thành hệ thống bài tập, là hệ thống các nhiệm vụ mà HS phải thực hiện trong quátrình học tập Khi tổ chức luyện từ cho HS, ngoài các bài tập hiểu nghĩa từ ngữ, mở rộng
Trang 29vốn từ ngữ, phải coi trọng kiểu bài tập hướng dẫn HS sử dụng từ Khi tổ chức luyện câucho HS, ngoài các bài tập rèn luyện kỹ năng tạo lập câu đúng ngữ pháp cần phải chú trọngcác bài tập tình huống lời nói, tạo ra các tình huống giả định kích thích hứng thú giao tiếpcủa HS, rèn luyện kỹ năng sử dụng câu phù hợp văn cảnh, đạt hiệu quả giao tiếp cao.
- Việc dạy lý thuyết về từ và câu phải gắn liền với việc dạy thực hành, phải làm saocho việc cung cấp lý thuyết có tác dụng hướng dẫn HS giao tiếp đạt hiệu quả cao hơn
Những kiến thức về từ và câu đưa vào chương trình phải giúp HS nói, nghe, đọc, viết tốt
hơn Vì vậy, các kiến thức lý thuyết không nên biên soạn ở dạng khái niệm mà phải đượcxây dựng thành các qui tắc, hướng dẫn HS thực hiện các hành động lời nói
Đánh giá hoạt động 1
1 Đánh dấu vào đáp án mà bạn cho là đúng:
Để đảm bảo nguyên tắc giao tiếp, trong dạy học Luyện từ và câu, phải:
a) sử dụng ngữ liệu sinh động, chân thực
b) tổ chức hoạt động thực hành giao tiếp cho HS
c) coi trọng việc xây dựng hệ thống bài tập thực hành
d) luôn chỉ ra chức năng và cách tạo lập các đơn vị ngôn ngữ HS được học.e) thực hiện tất cả các yêu cầu trên
2 Khi dạy về câu kể Ai là gì?, SGK Tiếng Việt 4 sử dụng ngữ liệu: "Đây là bạn Diệu Chi, bạn mới của lớp ta." Có giáo viên cho rằng nên sửa lại là: " Bạn này là bạn Diệu Chi, bạn mới của lớp ta." để việc minh hoạ cho đặc điểm câu kể Ai là gì có chủ ngữ trả lời câu hỏi
Ai (cái gì, con gì) được dễ dàng hơn Anh (chị) suy nghĩ gì về ý kiến này?
3 Tại sao các vấn đề lý thuyết về từ và câu trong SGK Tiếng Việt tiểu học không nên để ở
dạng khái niệm mà nên xây dựng thành các qui tắc?
Hoạt động 2:
Phân tích nguyên tắc trực quan
Thời gian: 1 tiết
Nhiệm vụ của hoạt động 2
1 Đọc Thông tin cho hoạt động 2 để trả lời các câu hỏi:
a Người ta dựa vào cơ sở nào để đề ra nguyên tắc trực quan trong dạy học Luyện từ
và câu ở tiểu học?
Trang 30b Để đảm bảo nguyên tắc trực quan, trong dạy học Luyện từ và câu, chúng ta cần
thực hiện những yêu cầu nào?
2 Các nhóm thảo luận về các câu hỏi trên và tìm ví dụ minh hoạ cho việc thực hiệnnguyên tắc trực quan của mình
Thông tin cho hoạt động 2
1 Cơ sở của nguyên tắc trực quan
Cơ sở của nguyên tắc có thể tìm thấy trong luận điểm của Lê- nin về quá trình nhậnthức cũng như trong sự phân tích các đặc điểm tâm lý của trẻ em
- Theo quan điểm của Lê - nin, quá trình nhận thức của con người đi qua hai giaiđoạn: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính Những hình ảnh cảm tính, trực quan là cơ sởcủa nhận thức lý tính, của tư duy trừu tượng
- Hơn nữa, đối với HS lứa tuổi từ 6 - 11 tuổi, lứa tuổi mà tư duy trực quan cảm tínhchiếm ưu thế thì những hình ảnh cụ thể, cảm tính, tác động trực tiếp vào các giác quan rấtcần thiết trong dạy học Bên cạnh đó, có thêm một qui luật tâm lý là càng nhiều cơ quancảm giác tham gia vào việc tiếp nhận đối tượng thì việc ghi nhớ đối tượng càng chắc chắn
Vì vậy, dạy học Luyện từ và câu ở tiểu học không thể không tuân thủ nguyên tắc
trực quan
- Tuy nhiên, trực quan trên giờ Luyện từ và câu khác với trực quan ở các giờ học khác Trực quan trong giờ Luyện từ và câu là trực quan lời nói.
2 Nội dung của nguyên tắc trực quan
- Trong dạy từ cho HS tiểu học, cần phải xem từ như một tổ hợp kích thích: nghe, nhìn, vận động, cấu âm Khi giải nghĩa từ , cần sử dụng các phương tiện tác động đồng thời
lên nhiều giác quan của HS Phải làm sao cho việc tiếp nhận của HS không phiến diện mà
hình thành trên cơ sở của sự tác động qua lại của những cơ quan cảm giác khác nhau: nghe, nhìn, phát âm và viết Có nghĩa là, khi giới thiệu cho HS một từ mới, một mặt, cần phải tác
động bằng cả vật thật và bằng lời, mặt khác, HS cần nghe, thấy, phát âm và viết từ mới.Đồng thời, phải để HS nói thành tiếng hoặc nói thầm những điều mình quan sát được
- Ngữ liệu đưa vào giờ Luyện từ và câu phải là những ngữ liệu tiêu biểu, xứng đáng
đại diện cho đơn vị ngôn ngữ mà nó được đưa ra làm dẫn chứng, nghĩa là nó phải thể hiện
rõ những đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu Có như vậy, mới giúp HS trừu tượng hoá
Trang 31được dấu hiệu của khái niệm, nhận ra hiện tượng nghiên cứu giữa những hiện tượng kháctương tự chúng
+ Ngữ liệu không tiểu biểu, nghĩa là ngữ liệu đó không truyền đạt rõ ràng dấu hiệucủa hiện tượng nghiên cứu Vì vậy, không nên sử dụng những trường hợp đặc biệt, cáctrường hợp có tính chất trung gian, những trường hợp mà các nhà nghiên cứu về Việt ngữ
học chưa thống nhất ý kiến Ví dụ, khi dạy về từ láy, không nên sử dụng các từ chuồn chuồn, chôm chôm, cào cào, ba ba làm dẫn chứng.
+ Mặt khác, tính trực quan của ngữ liệu còn thể hiện ở chỗ phải làm sao cho hiệntượng nghiên cứu dễ tách ra, nổi bật lên giữa những hiện tượng khác bao quanh nó để dễnhận diện Chẳng hạn, khi dạy về trạng ngữ thì không nên sử dụng những câu có tình tháingữ hoặc khi dạy về chủ ngữ thì không nên sử dụng ngữ liệu là các câu có trạng ngữ
- Giáo viên phải nắm chắc mục đích trực quan để sử dụng cho phù hợp với từng giaiđoạn trong dạy học Luyện từ và câu, phù hợp với từng kiểu bài học
+ ở giai đoạn hình thành khái niệm, phương tiện trực quan phải được sử dụng vớimục đích truyền đạt rõ ràng những dấu hiệu của hiện tượng nghiên cứu trong sự biểu hiện
cụ thể của nó là lời nói Tức là, ở giai đoạn này, phương tiện trực quan mà giáo viên sửdụng chủ yếu là lời nói Qua trực quan, HS sẽ trừu tượng hoá được các dấu hiệu của kháiniệm rút ra các định nghĩa, các qui tắc lý thuyết
+ Còn sau khi HS đã nắm khái niệm, trực quan có mục đích giúp HS giúp HS cũng
cố, hệ thống hoá lại các kiến thức đã học ở giai đoạn này, giáo viên nên sử dụng các bảngbiểu, sơ đồ Bảng biểu, sơ đồ có tác dụng tiết kiệm thời gian giảng giải, gây ấn tượng, giúpđưa kiến thức đã biết vào một trật tự nhất định, dễ nhớ, giúp HS có cái nhìn bao quát, hệthống, dễ nhận ra lôgíc của vấn đề Ngoài ra, bảng biểu, sơ đồ trong giờ ôn tập còn rènluyện tư duy lô gíc cho HS
- Cần nắm rõ mục đích trực quan vì một tài liệu trực quan có thể dùng với nhữngmục đích khác nhau Ví dụ, bức vẽ một cái cây có thể dùng để dạy nghĩa của từ trên giờ từngữ Cũng có thể dùng bức vẽ này với mục đích dạy từ loại tính từ Chẳng hạn, để làm rõvai trò của tính từ, giáo viên cho HS xem tranh và yêu cầu miêu tả cái cây Khi miêu tả,trong lời nói của HS sẽ có sử dụng tính từ Giáo viên dùng câu hỏi hướng dẫn HS đi đếnnhững khái niệm ngữ pháp đựơc miêu tả
Trang 323 Để minh hoạ cho cách tạo ra từ láy trong tiếng Việt là "phối hợp các tiếng có âm đầu hayvần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau", anh (chị) sử dụng các từ nào sau đây? Tại sao? a) chuồn chuồn, săn sóc, chèo bẻo
b) xanh xanh, nhỏ nhắn, khéo léo
4 Việc sử dụng biện pháp trực quan trong giờ Luyện từ và câu, có thể phân thành mấy giai
đoạn? Đó là những giai đoạn nào?
Hoạt động 3:
Phân tích nguyên tắc đồng bộ, tích hợp
Thời gian: 1 tiết
Nhiệm vụ của hoạt động 3
1 Đọc Thông tin cho hoạt động 3 để trả lời các câu hỏi:
a Người ta dựa vào cơ sở nào để đề ra nguyên tắc đồng bộ, tích hợp trong dạy học
Luyện từ và câu?
b Để đảm bảo nguyên tắc đồng bộ, tích hợp trong dạy học Luyện từ và câu, chúng
ta cần thực hiện những yêu cầu nào?
2 Các nhóm thảo luận về các câu hỏi trên và tìm ví dụ minh hoạ cho việc thực hiệnnguyên tắc đồng bộ, tích hợp
Thông tin cho hoạt động 3
1 Cơ sở của nguyên tắc đồng bộ, tích hợp
- Số lượng từ ngữ mà HS thu nhận được trên giờ Mở rộng vốn từ rất nhỏ so với số
lượng từ mà các em thu nhận được trong các giờ học khác, các hoạt động khác ngoài giờhọc, cũng rất nhỏ so với vốn từ cần có của một người HS Hoạt động thực hành sử dụng từ
Trang 33và câu trong giờ Luyện từ và câu rất ít so với việc sử dụng từ và câu trong hoạt động giao
tiếp hàng ngày và khi học các giờ học khác Đó là lý do phải đảm bảo nguyên tắc đồng bộkhi dạy học Luyện từ và câu Nguyên tắc này yêu cầu GV phải rèn luyện về từ và câu cho
HS mọi lúc, mọi nơi, trên tất cả các môn học và trên tất cả các giờ học của các phân mônthuộc môn Tiếng Việt
- Trong các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hai kỹ năng dùng từ và đặt câu là hai kỹnăng quan trọng nhất Hai kỹ năng này liên quan chặt chẽ với nhau Không có vốn từ phongphú, không hiểu nghĩa và đặc điểm ngữ pháp của từ thì không thể đặt câu đúng được.Ngược lại, nếu không nắm vững qui tắc đặt câu thì dù vốn từ có phong phú, có nắm chắcnghĩa của từ đến đâu cũng không trình bày được ý kiến của mình một cách mạch lạc rõ
ràng.Vì vậy, trong phân môn Luyện từ và câu việc rèn luyện về từ phải tích hợp với việc
rèn luyện về câu; việc dạy kiến thức phải tích hợp với việc dạy kỹ năng, nội dung rèn luyện
từ và câu cũng phải tích hợp trong các phân môn khác như Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn, Chính tả
2 Nội dung của nguyên tắc đồng bộ, tích hợp
- Để đảm bảo nguyên tắc trên, chương trình Luyện từ và câu cũng như các phân môn khác trong môn Tiếng Việt đều được xây dựng theo chủ điểm Các phân môn Luyện
từ và câu, Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập làm văn được tập hợp lại xung quanh trục
chủ điểm và các bài đọc; các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng cũng gắn
bó chặt chẽ với nhau Trong phân môn Luyện từ và câu, phần trực tiếp thể hiện chủ điểm là các bài Mở rộng vốn từ ở phần này, HS được hướng dẫn để cùng nhau tìm các từ theo mẫu
trong SGK, sắp xếp chúng theo hệ thống nhất định hoặc giải nghĩa chúng Các từ đều thể
hiện theo chủ điểm đang học Ví dụ, ở SGK Tiếng Việt 5, trong chủ điểm Việt Nam - Tổ quốc em có hai bài Mở rộng vốn từ: Tổ quốc (tuần 2) và Nhân dân (tuần 3) ở các phần khác, trong điều kiện có thể, SGK đều sử dụng ngữ liệu trích từ bài Tập đọc hoặc ngữ liệu
có liên quan đến chủ điểm đang học Chẳng hạn, trong bài Luyện từ và câu dạy về từ đồng
nghĩa, ngữ liệu để hướng dẫn HS phân tích, rút ra định nghĩa và làm bài tập củng cố là
những đoạn trích từ hai bài tập đọc Thư gửi các HS và Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
Trong các bài Luyện từ và câu, nhất là ở Luyện từ và câu lớp 2- 3, nhiệm vụ luyện
từ và luyện câu được tích hợp vào nhau Nếu bài tập luyện từ là tìm từ chỉ hoạt động thì bài
Trang 34tập luyện câu sẽ là đặt câu theo mẫu Ai làm gì? Nếu bài tập luyện từ là từ chỉ đặc điểm thì bài tập luyện câu sẽ là đặt câu theo mẫu Ai thế nào?
Ngoài ra, tính tích hợp còn thể hiện theo chiều dọc, tức là tích hợp những kiến thức
và kỹ năng mới với những kiến thức kỹ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng tâm.Chẳng hạn, khi dạy về từ loại, ở lớp 2- 3, chương trình chỉ hình thành cho HS các khái
niệm từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm và tiến hành giúp HS mở rộng vốn từ theo các phạm trù nghĩa này Lên lớp 4 -5, chương trình bài hình thành các khái niệm danh
từ, động từ, tính từ đầy đủ, hoàn chỉnh hơn.
- Về phía GV, cần phải quản lý được vốn từ của HS, kịp thời loại bỏ khỏi vốn từ của
HS những từ ngữ không văn hoá, những cách hiểu nghĩa từ sai do môi trường xã hội tạonên Bên cạnh đó, cũng cần nắm được mức độ kiến thức và kỹ năng về câu của HS, kịpthời điều chỉnh các lỗi về câu mà HS hay mắc phải Bởi vì, HS thu nhận từ ngữ và học tậpcách đặt câu không chỉ trong môi trường học tập mà còn trong sự giao tiếp gia đình và xãhội
- Tất cả các môn học và các phân môn Tiếng Việt đều có vai trò quan trọng trongdạy từ và câu, đặc biệt là mở rộng vốn từ Để nắm được bất kỹ môn học nào như Toán, Tựnhiên - xã hội, Đạo đức HS phải nắm được vốn từ tối thiểu của môn học đó Đó là những
từ có tính chất chuyên ngành Chúng sẽ bổ sung cho vốn từ thông dụng của HS Người GVkhi dạy tất cả các môn học đều phải có ý thức gắn liền với việc dạy từ Trên lớp, cũng nhưkhi hướng dẫn một hoạt động khác cho HS: tham quan, hoạt động tập thể, ngoại khoá GVcần dạy HS phát hiện ra các từ mới, tìm hiểu nghĩa và cách sử dụng chúng Việc hoàn thiệnnhững từ này sẽ được tiếp tục trên giờ Luyện từ và câu
Bên cạnh đó, GV cũng phải ý thức được rằng, các giờ học Tập làm văn, Tập đọc,
Kể chuyện là những môi trường rất tốt cho việc rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu của
HS Người GV phải có ý thức hướng dẫn HS ứng dụng các kiến thức đã được học trong giờluyện từ và câu vào các tình huống giao tiếp cụ thể, sinh động của các giờ học khác, nhằmnâng cao hiệu quả học tập ở điểm này, nguyên tắc đồng bộ, tích hợp trùng với nguyên tắcthực hành
Đánh giá hoạt động 3
1 Tại sao trong dạy học Luyện từ và câu phải đảm bảo nguyên tắc đồng bộ, tích hợp?
Trang 352 Nguyên tắc đồng bộ, tích hợp thể hiện như thế nào trong chương trình, SGK Tiếng Việt
phần Luyện từ và câu ?
2 Những việc làm nào sau đây của người giáo viên thể hiện sự tuân thủ nguyên tắc đồng
bộ, tích hợp trong dạy học Luyện từ và câu:
a) sửa lỗi về dùng từ, đặt câu cho HS trong giờ giải lao
b) kết hợp giải nghĩa từ, luyện đặt câu trên giờ học khác
c) hướng dẫn HS phát hiện từ mới trong buổi tham quan
d) tất cả các việc làm trên
Hoạt động 4:
Phân tích nguyên tắc chú ý đến các đặc điểm của từ
trong hệ thống ngôn ngữ
Thời gian: 1 tiết
Nhiệm vụ của hoạt động 4
1 Đọc Thông tin cho hoạt động 4 để trả lời các câu hỏi:
a Người ta dựa vào cơ sở nào để đề ra nguyên tắc chú ý đến đặc điểm của từ trong
hệ thống ngôn ngữ ?
b Để đảm bảo nguyên tắc này, trong dạy học Luyện từ và câu, chúng ta cần thực
hiện những yêu cầu nào?
2 Các nhóm thảo luận về các câu hỏi trên và tìm ví dụ minh hoạ cho việc thực hiệnnguyên tắc của mình
Thông tin cho hoạt động 4
1 Cơ sở của nguyên tắc chú ý đến các đặc điểm của từ trong hệ thống ngôn ngữ
Những thành tựu nghiên cứu trong ngôn ngữ học về bản chất nghĩa của từ, cấu tạo
từ, các lớp từ là cơ sở để dạy các giờ lý thuyết về từ Giáo viên cần nắm được và cho HStừng bước làm quen với các khái niệm: nghĩa của từ, tính nhiều nghĩa, đồng nghĩa, tráinghĩa Mặt khác, dựa vào tri thức từ vựng học, người ta xác lập những nguyên tắc để dạy
từ theo quan điểm thực hành, hay nói cách khác là làm giàu vốn từ cho HS
2 Nội dung của nguyên tắc chú ý đến các đặc điểm của từ trong hệ thống ngôn ngữ
Trang 36- Dạy từ nhất thiết phải tính đến các đặc điểm của từ như một đơn vị ngôn ngữ + Thứ nhất, là thiết lập quan hệ trực tiếp của từ với thế giới bên ngoài Khi dạy từphải thiết lập được quan hệ giữa từ với hiện thực, quan hệ giữa từ với một lớp sự vật cùngloại được biểu thị bởi từ Đó là hai mặt hình thức và nội dung của tín hiệu từ Hai mặt nàygắn chặt với nhau và tác động lẫn nhau Phải làm cho HS nắm vững hai mặt này và mốitương quan giữa chúng HS vừa phải thiết lập được mối quan hệ của từ với sự vật, mặt kháclại phải tách được ý nghĩa từ vựng của từ khỏi vật được từ gọi tên.
+ Thứ hai, dạy từ cũng nhất thiết phải tính đến quan hệ ý nghĩa của từ với các từ,tức là đặt từ trong các lớp từ, các quan hệ đồng nghĩa, trái nghĩa, đa nghĩa hoặc cùng chủđề
+ Thứ ba, dạy từ phải chú ý đến quan hệ của từ với các từ khác khác xung quanh nótrong văn bản, tức là tính đến khả năng kết hợp của từ
+ Thứ tư, dạy từ phải chỉ ra việc sử dụng từ trong các phong cách chức năng khácnhau
- Đặc điểm của từ trong hệ thống ngôn ngữ cũng là cơ sở để xây dựng các bài tập từngữ Sự hiểu biết về nghĩa của từ, về đặc điểm của từ trong hệ thống ngôn ngữ cũng phải là
cơ sở để xác lập mục đích, nội dung cũng như kỹ thuật xây dựng từng bài tập cụ thể Giá trịcủa từng từ trong hệ thống ngôn ngữ sẽ là chỗ dựa để xem xét tính khoa học cũng như hiệuquả của bài tập dạy từ ngữ
Đánh giá hoạt động 4
Đánh dấu vào ô trống trước các ý trả lời đúng:
1 Tính đến các đặc điểm của từ như một đơn vị ngôn ngữ trong khi dạy từ là:
a) thiết lập quan hệ trực tiếp của từ với thế giới bên ngoài
b) đặt từ trong các quan hệ đồng nghĩa, trái nghĩa, đa nghĩa hoặc cùng chủ đề.c) chú ý đến quan hệ của từ với các từ khác khác xung quanh nó trong văn bản.d) phải chỉ ra việc sử dụng từ trong các phong cách chức năng khác nhau
Trang 37c) Kỹ thuật xây dựng bài tập
d) Đánh giá hiệu quả của bài tập
e) Tất cả những vấn đề trên
Hoạt động 5:
Phân tích nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa ý nghĩa ngữ pháp và hình thức ngữ pháp
Thời gian: 1 tiết
Nhiệm vụ của hoạt động 5
1 Đọc Thông tin cho hoạt động 5 để trả lời các câu hỏi:
a Người ta dựa vào cơ sở nào để đề ra nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa ýnghĩa và hình thức ngữ pháp ?
b Để đảm bảo nguyên tắc này, trong dạy học Luyện từ và câu, chúng ta cần thực
hiện những yêu cầu nào?
2 Các nhóm thảo luận về các câu hỏi trên và tìm ví dụ minh hoạ cho việc thực hiệnnguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa ý nghĩa và hình thức ngữ pháp trong dạy học
Luyện từ và câu của nhóm mình.
Thông tin cho hoạt động 5
1 Cơ sở của nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa ý nghĩa và hình thức ngữ pháp
Nguyên tắc này được xây dựng dựa vào bản chất của khái niệm ngữ pháp và nhữngkhó khăn của HS tiểu học trong việc lĩnh hội chúng
+ Khái niệm ngữ pháp luôn mang tính trừu tượng và khái quát cao Dạy học phảichỉ ra được nội dung của khái niệm - ý nghĩa, chức năng, lí do tồn tại của khái niệm trong
hệ thống, bởi vì trừu tượng, khái quát là bản chất của khái niệm Thế nhưng, đối với HS lứatuổi từ 6-11 tuổi, việc tiếp thu những khái niệm trừu tượng gặp rất nhiều khó khăn vì tư duycủa các em còn thiên về trực quan cảm tính Những cách nói như " trạng ngữ là bộ phận có
Trang 38ý nghĩa tình huống", " từ có nghĩa, tiếng không có nghĩa" là cách nói rất khó nắm bắt vànhận diện đối với HS
+ Để nắm đựơc khái niệm ngữ pháp cần phải có trình độ tư duy lô gic nhất định.Quá trình hình thành khái niệm đồng thời là quá trình HS nắm các thao tác tư duy như phântích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá, cụ thể hoá Hiệu quả của việc hìnhthành khái niệm trực tiếp phụ thuộc vào trình độ phát triển hoạt động trừu tượng của tư duy.Những HS gặp khó khăn trong việc tách ý nghĩa ngữ pháp của từ ra khỏi ý nghĩa từ vựngcủa nó, không đối chiếu được từ và tập hợp chúng trong một nhóm theo những dấu hiệungữ pháp bản chất, sẽ gặp khó khăn trong việc hình thành khái niệm và sẽ mắc lỗi Ví dụ,khi học về động từ, HS biết "động từ là từ chỉ hoạt động của người, loài vật, sự vật" Trongngữ pháp, hoạt động không chỉ được hiểu là chuyển động mà còn phải hiểu là tình trạng
của sự vật, quan hệ của nó với sự vật khác, sự biến đổi chất lượng của sự vật ví dụ ngủ, nghỉ, yêu, phát triển Một cách hiểu như vậy là khó đối với HS nhỏ vừa mới làm quen với
việc nghiên cứu ngôn ngữ, bởi những biểu tượng cụ thể của các em về hoạt động gắn liềnvới sự chuyển động Vì thế, giai đoạn đầu, khi học về động từ, phần lớn HS không xem
những từ như ngủ, ốm, đứng là biểu thị hoạt động của đối tượng Hiện tượng tương tự cũng
gặp khi nghiên cứu danh từ Nhiều HS không thể tách khỏi ý nghĩa từ vựng cụ thể của
những từ như sự dũng cảm, nỗi lòng, tiếng kêu, bước chân nên không xem chúng là danh
từ
2 Nội dung của nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa ý nghĩa và hình thức ngữ pháp
- Để giảm bớt những khó khăn trên, chương trình Luyện từ và câu được xây dựng
theo cấu trúc đồng tâm: một khái niệm được đưa ra nhiều lần Lần đầu, chỉ đưa ra nhữngdấu hiệu hướng HS chú ý làm quen với khái niệm, chỉ để HS nhận ra những dấu hiệu dễnhận, đập vào trực quan các em Lần sau, sẽ hướng vào những dấu hiệu mới, dần dần mở ra
toàn bộ nội dung khái niệm Ví dụ, khái niệm Câu kể Ai làm gì?, Ai là gì? Ai thế nào? được dạy ở các lớp 2, 3, 4 ở lớp 2, chương trình giới thiệu cho HS ba mẫu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? thông qua các bài tập đặt câu theo mẫu Lên lớp 3, HS được ôn tập lại các
kiểu câu này Lên đến lớp 4, HS mới được học các kiến thức lý thuyết về Câu kể, đặc điểm
ba kiểu cấu trúc câu kể đơn, đặc điểm của chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi kiểu
Trang 39- Trong quá trình dạy học ngữ pháp, phải luôn xác lập mối quan hệ giữa ý nghĩa vàhình thức ngữ pháp, phải luôn giúp HS nhận ra ý nghĩa và các dấu hiệu hình thức của hiệntượng ngữ pháp được nghiên cứu và chức năng của nó trong lời nói HS phải lĩnh hội kháiniệm ngữ pháp trong sự thống nhất giữa nội dung và hình thức mới chắc chắn.
Ví dụ, việc dạy khái niệm từ loại ở lớp 2 Khi dạy danh từ, đồng thời với việc chỉ ra
đặc điểm ý nghĩa là từ chỉ sự vật cụ thể là chỉ người, con vật, đồ vật, cây cối phải cho HS thấy chúng trả lời được các câu hỏi tương ứng ai, con gì, cái gì, cây gì Khi dạy động từ, ngoài việc cho HS biết đó là những từ chỉ hoạt động còn phải cung cấp dấu hiệu hình thức
là trả lời được câu hỏi làm gì, có thể dùng làm vế sau của câu Ai làm gì?
Khi phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu, cũng cần chú trọng nguyên tắc này Chẳng
hạn, khi hướng dẫn HS xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu Tiếng suối trong như tiếng hát
xa HS tiểu học thường nhầm lẫn và cho rằng Tiếng suối trong là chủ ngữ của câu, như tiếng hát xa là vị ngữ Nếu GV giúp HS đặt câu thơ này vào ngữ cảnh của bài Cảnh khuya, các em sẽ hiểu rằng trong bài thơ đối tượng miêu tả tiếng suối được đặt bên cạnh các đối tượng trăng, bóng, người chứ không phải được đặt cạnh một tiếng suối nào khác Chính vì vậy, nó sẽ không tương hợp với hình thức trong là định ngữ của tiếng suối HS sẽ nhận ra cách xác định đúng: tiếng suối là chủ ngữ và trong như tiếng hát xa là vị ngữ.
- Trong dạy học Luyện từ và câu, có thể sử dụng các thao tác phân tích, so sánh, cải biến, lược bỏ, thay thế, rút gọn, mở rộng của các nhà ngôn ngữ học Các thao tác này chỉ
được vận dụng có hiệu quả khi người dạy coi trọng sự thống nhất giữa ý nghĩa và hình thứcngữ pháp
Chẳng hạn, khi HS xác định ranh giới của các từ trong câu "Tiếng tu hú gần xa ran ran" để giúp các em xác định đúng gần xa là từ ghép, GV cần giúp HS hiểu: xét về mặt hình thức, gần xa có thể tách ra thành hai từ đơn nhưng nếu tách như vậy nghĩa của tổ hợp này sẽ thay đổi Điều đó, chứng tỏ gần xa ở đây là từ ghép, nó mang tính chỉnh thể về cả
mặt nội dung và hình thức GV có thể dùng phương pháp cải biến để cho HS thấy rõ tínhchỉnh thể này
Tiếng tu hú gần ran ran
Tiếng tu hú xa ran ran
Nội dung của hai câu này rõ ràng không trùng với nội dung câu "Tiếng tu hú gần xa ran ran" Gần xa ở đây không có nghĩa là gần và xa mà là khắp nơi.
Trang 40Đánh giá hoạt động 5
1 Cơ sở xuất phát của nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa ý nghĩa ngữ pháp và hìnhthức ngữ pháp trong dạy học Luyện từ và câu là mâu thuẫn giữa bản chất trừu tượng củakhái niệm ngữ pháp và đặc điểm tư duy của HS lứa tuổi tiểu học
4 Lựa chọn câu trả lời mà bạn cho là đúng:
Bạn giải thích như thế nào khi HS tiểu học không nhận ra tình yêu, tình thương là danh từ, ngủ, đứng là động từ?
a Giải thích tình yêu, tình thương là từ chỉ tình cảm nên thuộc danh từ, ngủ, đứng từ
chỉ hoạt động nên thuộc động từ
b Hướng dẫn HS đặt và trả lời câu hỏi cái gì? và làm gì? để HS thấy tình yêu, tình
thương trả lời cho câu hỏi cái gì? là danh từ, ngủ, đứng trả lời cho câu hỏi làm gì? là động
+ Lý giải được mục tiêu của từng kiểu bài Luyện từ và câu
+ Xác định được lô gíc nội dung và các bước cơ bản của qui trình lên lớp các kiểu
bài
Kỹ năng:
+ Phân tích được mục đích của từng bài tập trong từng kiểu bài
+ Xây dựng được qui trình lên lớp các kiểu bài Luyện từ và câu
+ Vận dụng qui trình vào việc thiết kế giáo án và lên lớp