1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÁC ĐỊNH VÀ LUYỆN TẬP MỘT SỐ DẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC Ở TRƯỜNG THPT

27 396 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 223 KB

Nội dung

4. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án có nhiệm vụ giải đáp ba câu hỏi: Những dạng HĐNT nào của HS cần luyện tập trong dạy học HH ở trường THPT? Cần tổ chức cho HS luyện tập các HĐNT trong dạy học HH ở trường THPT như thế nào? Tổ chức cho HS tập luyện các HĐNT theo các cách đã đề xuất ở trên có đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục toán học trong giai đoạn hiện nay hay không? 5. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lí luận; Quan sát – Điều tra; Tổng kết kinh nghiệm; Thực nghiệm sư phạm. 6. Cái mới và đóng góp của luận án Xác định được các dạng HĐNT cần được luyện tập cho HS trong dạy học HH ở trường THPT. Đưa ra cơ sở khoa học để xác định các dạng HĐNT của HS trong dạy học HH ở trường THPT. Thiết kế một số quy trình tổ chức HĐNT cho HS trong dạy học khái niệm, định lí, quy tắc, giải bài tập HH. 7. Những luận điểm đưa ra bảo vệ Các dạng HĐNT của HS trong dạy học HH ở trường THPT đưa ra có cơ sở khoa học. Các dạng HĐNT đề xuất trong luận án là những dạng HĐNT chủ yếu trong dạy học HH ở trường THPT. Những quy trình tổ chức HĐNT cho HS trong dạy học khái niệm, định lí, quy tắc, giải bài tập HH có tính khả thi và hiệu quả. 8. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án được trình bày theo các chương sau: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn Chương 2: Thiết kế một số quy trình tổ chức luyện tập hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy hình học ở trường THPT Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐỖ THỊ THANH XÁC ĐỊNH VÀ LUYỆN TẬP MỘT SỐ DẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán Mã số: 62.14.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI – 2015 Luận án được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Vương Dương Minh – Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2. GS. TS Đào Tam – Trường ĐH Vinh Phản biện 1: GS. TSKH Nguyễn Bá Kim – Trường ĐH Sư phạm Hà Nội Phản biện 2: GS. TS Nguyễn Hữu Châu – Trường ĐH Giáo dục Phản biện 3: PGS. TS Trịnh Thanh Hải – Trường ĐH Khoa học- ĐH Thái Nguyên Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Quốc Gia 2. Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Đỗ Thị Thanh (2009), Xây dựng và tổ chức một số tình huống dạy học theo quan điểm kiến tạo kiến thức, Tạp chí Giáo dục, số 212 kì 2, tr.43-44. 2. Đào Tam và Đỗ Thị Thanh (2009), Dạy học toán ở trường phổ thông theo hướng tăng cường mối liên hệ bên trong, Tạp chí Giáo dục, số 216 kì 2, tr.43-44; 46. 3. Đỗ Thị Thanh (2010), Một số phương thức hoạt động hỗ trợ học sinh khả năng tìm tòi, phát hiện tri thức mới thông qua giải quyết các mâu thuẫn trong giải toán, Tạp chí Giáo dục, số 240 kì 2, tr.49-50; 31. 4. Đỗ Thị Thanh (2012), Phát hiện và luyện tập các dạng hoạt động nhận thức trong dạy học giải bài tập hình học không gian lớp 11, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Vol. 57, No. 9, pp 46-51. 5. Đỗ Thị Thanh (2013), Luyện tập cho học sinh một số dạng hoạt động nhằm phát hiện kiến thức trong dạy học hình học không gian lớp 11 trường phổ thông, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số đặc biệt công bố các công trình hội thảo “Nghiên cứu giáo dục toán học thời kì hội nhập, Vol 58, pp 172-176. 6. Đỗ Thị Thanh (2014), Kiểm định một số giả thuyết về sai lầm của học sinh trong học hình học không gian, Tạp chí Giáo dục, số 334 kì 2 (5/2014), tr. 57 – 58. 1 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đề tài nghiên cứu luận án: “Xác định và luyện tập một số dạng hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học hình học ở trường trung học phổ thông” được chọn xuất phát từ nhu cầu khắc phục những khó khăn, sai lầm của HS trong khi học và khó khăn của GV trong khi dạy hình học (HH) ở trường THPT; xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu hoạt động nhận thức (HĐNT) HH ở trong nước và trên thế giới như sau: a) Khó khăn đối với HS: - Trong giai đoạn đầu nghiên cứu hình học không gian (HHKG), trí tưởng tượng không gian; khả năng tri giác không gian; khả năng hình dung các hình không gian qua hình biểu diễn của HS còn yếu. Từ đó trong nghiên cứu HHKG HS còn bộc lộ những khó khăn sai lầm khi xem xét vị trí tương đối giữa các yếu tố không gian, sai lầm ngộ nhận trực quan, thiếu các lập luận có căn cứ. - Khi nghiên cứu HHKG, HS rất khó khăn trong việc ước lượng hình học khi chuyển từ hình học phẳng sang HHKG. Từ đó dẫn tới HS thường ngộ nhận các quan hệ giữa các yếu tố trong không gian với các quan hệ trong HH phẳng. Một trong những nguyên nhân ở vấn đề nêu trên là do GV trong khi dạy học HH chưa chú trọng khai thác sâu sắc mối liên hệ giữa các tri thức HHKG với các tri thức HH phẳng đã có. Do đó hoạt động (HĐ) của HS trong nhận thức HH chưa có sự kết nối hiệu quả mối liên hệ này. b) Khó khăn đối với GV: - GV gặp khó khăn trong việc thiết kế các tình huống, tạo cơ hội để HS HĐ kết nối kiến thức cần dạy với cuộc sống. Vấn đề này là một hướng được các nhà giáo dục trên thế gới quan tâm, đặc biệt trong chương trình đánh giá HS quốc tế cũng đã chú trọng đánh giá năng lực hiểu biết Toán của HS (PISA). - GV chưa chú trọng khai thác các dạng HĐNT của HS tiêu biểu trong dạy học HH. Từ đó chưa có hệ thống các cách thức tổ chức cho HS HĐNT để nâng cao hiệu quả dạy học HH ở trường THPT. c) Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả đề cập đến các HĐ trong dạy học HH nhằm thúc đẩy HĐ chiếm lĩnh kiến thức của HS nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu việc xác định và luyện tập một số dạng HĐNT cho HS trong dạy học HH ở trường THPT. Vì vậy chúng tôi nhận thức việc chọn đề tài nêu trên là đúng hướng với định hướng đổi mới giáo dục Toán học trong giai đoạn hiện nay. 2 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là: - Xác định được một số dạng HĐNT của HS trong dạy học HH ở trường THPT. - Đề xuất một số quy trình dạy học các khái niệm, định lí, quy tắc và dạy học giải bài tập toán nhằm luyện tập HĐNT cho HS trong dạy học HH ở trường THPT. 3. Giả thuyết khoa học Nếu xác định được các dạng HĐNT chủ yếu và tổ chức luyện tập các dạng HĐNT đó theo quy trình xác định trong các tình huống dạy học HH ở trường THPT thì sẽ góp phần nâng cao được hiệu quả giáo dục toán học cho HS. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án có nhiệm vụ giải đáp ba câu hỏi: - Những dạng HĐNT nào của HS cần luyện tập trong dạy học HH ở trường THPT? - Cần tổ chức cho HS luyện tập các HĐNT trong dạy học HH ở trường THPT như thế nào? - Tổ chức cho HS tập luyện các HĐNT theo các cách đã đề xuất ở trên có đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục toán học trong giai đoạn hiện nay hay không? 5. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lí luận; Quan sát – Điều tra; Tổng kết kinh nghiệm; Thực nghiệm sư phạm. 6. Cái mới và đóng góp của luận án - Xác định được các dạng HĐNT cần được luyện tập cho HS trong dạy học HH ở trường THPT. - Đưa ra cơ sở khoa học để xác định các dạng HĐNT của HS trong dạy học HH ở trường THPT. - Thiết kế một số quy trình tổ chức HĐNT cho HS trong dạy học khái niệm, định lí, quy tắc, giải bài tập HH. 7. Những luận điểm đưa ra bảo vệ - Các dạng HĐNT của HS trong dạy học HH ở trường THPT đưa ra có cơ sở khoa học. - Các dạng HĐNT đề xuất trong luận án là những dạng HĐNT chủ yếu trong dạy học HH ở trường THPT. - Những quy trình tổ chức HĐNT cho HS trong dạy học khái niệm, định lí, quy tắc, giải bài tập HH có tính khả thi và hiệu quả. 8. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án được trình bày theo các chương sau: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn Chương 2: Thiết kế một số quy trình tổ chức luyện tập hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy hình học ở trường THPT Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 3 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Các thuật ngữ và khái niệm sử dụng trong luận án • Nhận thức: Quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện vào trong tư duy, quá trình con người nhận biết thế giới khách quan hoặc kết quả của quá trình đó . • Nhiệm vụ nhận thức: con người chỉ HĐNT khi họ đứng trước một nhiệm vụ nhận thức- họ cần hiểu một vấn đề nào đó. Một vấn đề đặt trong một bối cảnh được tách ra thành điều đã cho, đã biết, điều cần tìm. Nó dẫn đến chỗ đặt ra và nêu lên một nhiệm vụ nhận thức thể hiện qua việc trả lời câu hỏi: Chúng ta cần tìm hiểu cái gì? Tại sao vấn đề lại diễn ra như vậy? Một nhiệm vụ nhận thức thường thể hiện bởi một khó khăn, một mâu thuẫn mà HS chưa thể giải quyết ngay bằng vốn tri thức và vốn kinh nghiệm đã có. Để giải quyết họ phải HĐ tư duy một cách tích cực nhằm biến đổi tri thức đã có hoặc cấu trúc lại tri thức đã có để tạo mối liên hệ với tri thức cần tìm. • Hoạt động nhận thức: Từ các quan điểm tâm lí học, triết học về HĐNT chúng tôi hiểu HĐNT là quá trình phản ánh hiện thực khách quan bởi con người, là quá trình tạo thành tri thức trong bộ óc của con người về hiện thực khách quan. Nhận thức không phải là một hành động tức thời, giản đơn, máy móc và thụ động mà là một qúa trình biện chứng, tích cực, sáng tạo. Quá trình nhận thức, theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng, được diễn ra từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Theo M. Crugliac, khi bàn về tri thức và tư duy đã đề cập tới cấu trúc của HĐ tìm tòi trí tuệ bao gồm ba thành phần cơ bản sau đây: - Phát hiện mâu thuẫn, không trùng hợp, không ăn khớp giữa thông tin mới mô hình của đối tượng mà chúng ta đã hình thành được trên cơ sở của những tri thức đã lĩnh hội. Những mâu thuẫn nói ở trên sẽ nảy sinh một tình huống có vấn đề. Điều này sẽ tăng cường HĐ trí tuệ nhằm tìm cách giải quyết vấn đề đặt ra. - Phân tích tình huống có vấn đề và hình thành nhiệm vụ nhận thức. Hoàn cảnh có vấn đề được tách ra thành điều cho biết, điều đã biết, điều cần tìm, điều chưa biết. Nó dẫn đến chỗ đặt ra và nêu lên một nhiệm vụ nhận thức: Chúng ta cần tìm hiểu điều gì? - Vấn đề tồn tại trong HĐ tìm tòi trí tuệ được triển khai thành những vấn đề nhỏ. Những vấn đề nhỏ thực hiện chức năng gợi mở. Chúng nảy sinh ra trong sự vận động của tư tưởng đang nghiên cứu và hướng vào việc tìm tòi phân tích sự kiện còn thiếu để giải quyết vấn đề tồn tại. 4 Việc xem xét các thành phần cấu trúc tìm tòi trí tuệ ở trên được dự tính vào việc xác định các dạng HĐNT chủ yếu trong quá trình dạy học HH ở trường THPT. • Hoạt động nhận thức toán học: HĐNT toán học là quá trình tư duy dẫn tới lĩnh hội các tri thức toán học, nắm được ý nghĩa của các tri thức đó: xác định được các mối liên hệ nhân quả và các mối liên hệ khác của các đối tượng toán học được nghiên cứu (khái niệm; quan hệ; quy luật toán học…); từ đó vận dụng được tri thức toán học giải quyết các vấn đề thực tiễn. • Tư duy: Trong tâm lí học Xô Viết, tư duy là quá trình tìm tòi, khám phá hiện thực khách quan, được kích thích bởi những điều kiện xã hội liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ. Tức là quá trình phản ánh gián tiếp khái quát hiện thực khách quan nhờ phân tích và tổng hợp. Tư duy xuất hiện trên cơ sở HĐ thực tiễn, từ nhận thức cảm tính và đi xa hơn giới hạn đó đến lí tính. • Hoạt động học tập: là một HĐ đặc biệt, chú trọng đến sự thay đổi của chính bản thân HS. HĐ học xảy ra một cách có chủ định, có mục đích và không là yếu tố bổ sung cho bất kì hoạt động chủ đạo nào khác. HĐ học có bốn đặc điểm cơ bản đó là: có đối tượng là tri thức, kĩ năng, kĩ xảo tương ứng; nhằm phát triển trí tuệ, năng lực người học, làm thay đổi bản thân người học; có tính chất tái tạo và nhằm tiếp thu cả phương pháp chiếm lĩnh tri thức; được điều khiển một cách có ý thức. • Hoạt động dạy: là HĐ nhằm tổ chức, điều khiển cho HS HĐ xây dựng kiến thức, hình thành kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ôn tập, kiểm tra, đánh giá kết quả… • Tổ chức hoạt động nhận thức: là xác định các HĐNT, tạo ra các tình huống HĐ, hướng dẫn HS thực hiện các HĐ đó nhằm chiếm lĩnh tri thức. 1.2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.2.1. Những kết quả nghiên cứu trên thế giới 1.2.2. Những kết quả nghiên cứu ở Việt Nam 1.3. Cơ sở triết học, tâm lí học, phương pháp luận toán học về hoạt động nhận thức 1.3.1. Cơ sở triết học về hoạt động nhận thức 1.3.2. Cơ sở tâm lí học về hoạt động nhận thức 1.3.3. Cơ sở phương pháp luận toán học về hoạt động nhận thức 1.4. Đặc trưng của hoạt động nhận thức 1.4.1. Tính đối tượng hoạt động nhận thức 1.4.1.1. Đối tượng của HĐNT 1.4.1.2. Đặc điểm của đối tượng trong hoạt động nhận thức 1.4.2. Tạo nhu cầu bên trong cho hoạt động nhận thức 5 1.4.2.1. Đối tượng gây hứng thú học tập của học sinh 1.4.2.2. Sự cần thiết của việc tạo ra hứng thú đối với quá trình học tập 1.4.2.3. Các hình thức phân loại hứng thú nhận thức 1.4.3. Tri thức trong hoạt động nhận thức 1.4.3.1. Tri thức về mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng 1.4.3.2. Tri thức về mối liên hệ nhân quả 1.4.3.3. Tri thức về mối liên hệ phổ biến 1.4.4. Cấp độ yêu cầu về kết quả của hoạt động nhận thức 1.5. Hoạt động nhận thức dưới góc độ của một số quan điểm, lí thuyết, phương pháp dạy học tích cực 1.5.1. Hoạt động nhận thức dưới góc độ quan điểm hoạt động 1.5.2. Hoạt động nhận thức dưới góc độ quan điểm hợp tác 1.5.3. Hoạt động nhận thức dưới góc độ lí thuyết kiến tạo và lí thuyết tình huống 1.5.4. Hoạt động nhận thức dưới góc độ phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề 1.5.5. Hoạt động nhận thức với sự hỗ trợ của CNTT 1.6. Thực trạng về tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học hình học ở trường THPT Để tìm hiểu về thực trạng việc xác định và luyện tập các HĐNT cho HS của GV trường THPT trong dạy học HH, chúng tôi tiến hành khảo sát như sau: 1.6.1. Mục tiêu khảo sát 1.6.2. Nội dung khảo sát 1.6.4. Tổ chức khảo sát 1.6.3. Công cụ khảo sát 1.6.4. Tổ chức khảo sát 1.6.5. Đánh giá và kết luận của khảo sát 1.7. Đặc điểm nhận thức hình học của học sinh ở trường THPT a) Khó khăn khi dạy học HH gây nên do sự ngắt quãng giữa việc nghiên cứu HH phẳng và HHKG. b) HS gặp khó khăn trong nghiên cứu HH do việc nắm không cân đối các mặt cú pháp và ngữ nghĩa của các quan hệ, các mối liên hệ HH khi nghiên cứu vectơ và tọa độ trong mặt phẳng và trong không gian phẳng và HHKG theo con đường tổng hợp. c) Một khó khăn quan trọng khác của HS là họ không nắm được tri thức HH một cách đầy đủ, đặc biệt là không nắm được ý nghĩa thực tiễn của các tri thức HH. Từ đó HS khó kết nối tri thức hình học với cuộc sống A B 1 C C 1 M 1 M H K d B 6 1.8. Một số dạng hoạt động nhận thức chủ yếu của học sinh trong dạy học hình học ở trường THPT 1.8.1. Hoạt động tri giác không gian kết nối các tri thức hình học không gian cần dạy với các tri thức đã biết ở THCS và các lớp đầu cấp THPT HĐ này có thể phân thành các HĐ thành phần sau đây: a) HĐ phát hiện kiến thức mới của HHKG nhờ sử dụng tri thức HH phẳng làm phương tiện. Điều này hàm nghĩa sử dụng tri thức HH phẳng để gợi động cơ cho HĐ phát hiện kiến thức HHKG thông qua sử dụng phép tương tự theo thuộc tính hoặc tương tự theo cấu trúc: - Chẳng hạn đường thẳng và mặt phẳng có những tính chất tương tự vì chúng là trường hợp riêng của khái niệm m – phẳng đã được nghiên cứu trong HH cao cấp. - Tam giác và tứ diện, chúng là trường hợp riêng của khái niệm m – đơn hình trong không gian Aphin n chiều. - Hình bình hành và hình hộp là những trường hợp đặc biệt của khái niệm m–hộp trong không gian Aphin n chiều. Ví dụ 1.11: Có thể xuất phát từ bài toán: “Gọi M là trung điểm cạnh BC của tam giác ABC. Một đường thẳng d cắt các cạnh AB, AC và cắt cạnh AM tại các điểm B 1 , C 1 và M 1 . Chứng minh rằng: 1 1 1 2 AB AC AM AB AC AM + = ”. Do trung điểm M của cạnh BC là trọng tâm của hệ 2 điểm {B, C} và do tam giác tương tự với tứ diện và đường thẳng tương tự với mặt phẳng nên có thể đề xuất cho HS phát biểu bài toán tương tự trong không gian. Đó chính là bài toán: “Cho tứ diện OABC, gọi G là trọng tâm của tam giác ABC. Một mặt phẳng (P) cắt các cạnh OA, OB, OC và cắt đoạn OG tại các điểm A 1 , B 1 , C 1 , G 1 . Chứng minh: 1 1 1 1 3 OA OB OC OG OA OB OC OG + + = ”. Có thể sử dụng kiến thức HH lớp 8 THCS để giải bài toán phẳng nêu trên thông qua các bước sau: Vẽ BH và CK song song với đường thẳng d; H và K thuộc đường thẳng AM (Hình 1.11). O M A C B G I A 1 C 1 B 1 M 1 I 1 G 1 Hình 1.12 A B D C N M G O Hình 1.13 7 Khi đó các tam giác BHM và CKM bằng nhau theo dấu hiệu (gcg). Từ đó 1 1 AB AH AB AM = (1) (Theo định lí Talet trong tam giác); 1 1 AC AK AC AM = (2) Từ (1), (2) và dự tính AH = AM – MH; AK = AM + MK = AM + MH. Ta suy ra được hệ thức cần chứng minh. Việc giải bài toán không gian tương tự (xem hình 1.12). Để giải bài toán không gian ta gọi I là trung điểm của AG, M là trung điểm của BC. Khi đó mặt phẳng (P) cắt OM tại M 1 ; cắt OI tại I 1 . Ta sử dụng các bộ phận phẳng (OAM) và (OBC). Áp dụng bài toán phẳng cho tam giác OAG với I là trung điểm của AG ta có: 1 1 1 2 OA OG OI OA OG OI + = (1) Tiếp đó áp dụng bài toán phẳng cho AIM với G là trung điểm của IM ta có: 1 1 1 2 OI OM OG OI OM OG + = (2) Cuối cùng, sử dụng bài toán phẳng cho tam giác OBC với M là trung điểm BC ta có: 1 1 1 2 OB OC OM OB OC OM + = (3) Để có hệ thức cần chứng minh ta chỉ cần nhân 2 vế của đẳng thức (2) với 2 và lấy kết quả nhận được cộng theo vế với các đẳng thức (1) và (3). b) HĐ chuyển các bài toán không gian về một số bài toán phẳng thích hợp. HĐ này có thể nói vắn tắt là HĐ tách các bộ phận phẳng ra khỏi không gian để chuyển bài toán không gian về các bài toán phẳng quen thuộc. Hình 1.11 [...]... THỨC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC Ở TRƯỜNG THPT 2.1 Các định hướng để thiết kế một số quy trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học hình học ở trường THPT Để góp phần thêm một bước nâng cao hiệu quả HĐNT HH ở trường THPT chúng tôi dựa vào các định hướng cơ bản sau đây: Định hướng 1: Quy trình HĐNT hình học và cách tổ chức luyện tập các HĐ đó cho HS cần được coi trọng khai thác... mềm hình học động Cabri 3D trong dạy học hình học cho học sinh trường THPT 2.4.1 Phần mềm hình học động Cabri 3D 2.4.2 Quy trình 11: Quy trình khai thác phần mềm Cabri 3D vào dạy học hình học không gian Bước 1 Xác định mục tiêu, nội dung bài học GV soạn giáo án cho giờ dạy như quy định của Bộ, Sở và các ban ngành liên quan GV cần xác định mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ cần bồi dưỡng cho HS trong. .. hoạt động nhận thức thông qua dạy học các khái niệm, định lí, quy tắc hình học ở trường THPT 2.2.1 Quy trình 1: Quy trình tổ chức luyện tập hoạt động nhận thức cho học sinh thông qua dạy học khái niệm hình học ở trường THPT • Các bước của quy trình Bước 1: Cho HS tiếp xúc, quan sát, liên hệ với các mẫu hình trong thực tiễn cuộc sống hoặc trong nội bộ môn Toán là những biểu diễn các đối tượng Toán học. .. trình tổ chức luyện tập hoạt động nhận thức cho học sinh thông qua dạy học gải bài tập hình học ở trường THPT Do bài tập HH trong SGK đa dạng bao gồm các bài toán chứng minh; các bài toán về xác định hình như: nhận dạng các hình, toán dựng hình, dựng thiết diện của một hình tạo bởi mặt phẳng nào đó; các bài toán quỹ tích; các bài toán tính các đại lượng HH, các bài toán về các bất đẳng thức HH,… Chính... trong dạy học HH, từ việc khảo sát thực tiễn dạy học HH ở trường THPT + Luận án đã đưa ra được 6 định hướng làm cơ sở cho việc thiết kế các quy trình tổ chức HĐNT cho HS trong các tình huống dạy học khái niệm, định lí, quy tắc, giải bài tập HH ở trường THPT + Luận án đã thiết kế được 11 quy trình dạy học khái niệm, định lí, quy tắc, giải bài tập toán và quy trình sử dụng phần mềm hình học động trong dạy. .. việc xác định và luyện tập một số dạng HĐNT của HS trong dạy học HH ở trường THPT Đặc biệt GV thực nghiệm được tập huấn và nắm vững các quy trình dạy khái niệm, định lí, quy tắc, giải bài tập HH cho HS THPT trong chương 2 của luận án + GV tham gia dạy thực nghiệm được yêu cầu tìm hiểu kĩ kế hoạch bài học và tiến trình dạy học do chúng tôi thiết kế rồi cùng trao đổi về các vấn đề liên quan để dạy theo... kết nối các tri thức HH với cuộc sống Định hướng 4: Quy trình tổ chức luyện tập các HĐNT trong một số tình huống dạy học khái niệm, định lí, quy tắc, giải bài tập trong dạy học HH được dự tính tích hợp một số các phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp HS hiểu cách học, tự giác tích cực phát hiện và tiếp nhận tri thức mới Việc sàng lọc tính ưu việt của từng phương pháp, lí thuyết dạy học hiện đại sẽ... cho việc thực hiện quy trình 2.3.1 Một số quy trình hoạt động tri giác không gian kết nối tri thức đã biết và tri thức cần tìm trong dạy học hình học ở trường THPT Để xây dựng các quy trình HĐ tri giác không gian kết nối tri thức đã biết với tri thức cần tìm, về phương diện lí luận chúng tôi dự tính đến lược đồ bốn bước dạy học giải bài tập toán G Polya đồng thời dự tính đến đặc điểm của việc dạy học. .. định lí hình học ở trường THPT • Các bước của quy trình Bước 1: Cho HS quan sát các mẫu hình trong thực tiễn tạo động cơ học tập định lí Bước 2: HS HĐ phán đoán phát hiện ra và phát biểu định lí Bước 3: GV hướng dẫn HS chứng minh định lí Bước 4: Luyện tập cho HS củng cố định lí; phát biểu định lí bằng ngôn ngữ khác nhau; vận dụng định lí vào giải bài toán HH và giải thích các bài toán trong thực tiễn... hiện quy trình qua dạy học định lí “Nếu hai mặt phẳng cắt nhau cùng song song với một đường thẳng thì giao tuyến của chúng cũng song song với đường thẳng đó” 2.2.3 Quy trình 3: Quy trình tổ chức luyện tập hoạt động nhận thức cho học sinh thông qua dạy học quy tắc hình học ở trường THPT Quy trình được thiết kế với việc dự tính các nội dung cơ bản sau: - Dự tính các định hướng nêu trong 3.1 - Chú trọng . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐỖ THỊ THANH XÁC ĐỊNH VÀ LUYỆN TẬP MỘT SỐ DẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên. tr. 57 – 58. 1 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đề tài nghiên cứu luận án: Xác định và luyện tập một số dạng hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học hình học ở trường trung học phổ thông”. một số dạng HĐNT của HS trong dạy học HH ở trường THPT. - Đề xuất một số quy trình dạy học các khái niệm, định lí, quy tắc và dạy học giải bài tập toán nhằm luyện tập HĐNT cho HS trong dạy học

Ngày đăng: 10/02/2015, 20:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w