ĐẶT VẤN ĐỀ Nhồi máu cơ tim cấp là một bệnh thƣờng gặp trong cấp cứu nội khoa, có bệnh cảnh lâm sàng nặng, bệnh diễn biến nhanh và có nhiều biến chứng nặng: Sốc tim, rối loạn nhịp tim, thủng thành tim, suy tim…. Mặc dù đã có những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị tỷ lệ tử vong vẫn còn cao. Tại Mỹ, mặc dù trong bốn thập kỷ tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch vành đã giảm nhƣng bệnh lý tim mạch vành chịu trách nhiệm cho khoảng 1/3 tất cả tử vong trên 35 tuổi [34], [32] Theo ƣớc tính của Hội tim mạch Hoa Kỳ mỗi năm có khoảng 1,1 triệu ngƣời bị NMCT, tỷ lệ tử vong do NMCT khoảng 40%, trong đó có tới một nửa bị tử vong trƣớc khi vào viện [14]. Ở Việt nam, theo thống kê của Tổng hội y dƣợc học năm 2001 cho thấy tỷ lệ tử vong do nguyên nhân bệnh tim nói chung là 7,7%, trong đó 1,02% chết vì NMCT [34, 32 ,147 ] Cũng nhƣ các bệnh lý khác, tiên lƣợng bệnh luôn là một vấn đề quan trọng và khó khăn. Có nhiều thông số và bảng điểm giúp các bác sỹ lâm sàng tiên lƣợng bệnh nhân bị NMCT cấp nhƣ: Tình trạng huyết động , mức độ tổn thƣơng ĐMV, bệnh lý nền kèm theo, đặc điểm điện tim đồ, tuổi men tim các thang điểm Killi . Các tác giả Nijland và Moller cho thấy suy chức năng tâm trƣơng thất trái sau NMCT cấp là một yếu tố tiên lƣợng hàng đầu dự báo nguy cơ tử vong theo thời gian [23 ] Áp lực cuối tâm trƣơng thất trái (LVEDP) là áp lực đo đƣợc trong buồng thất trái tại thời điểm ngay trƣớc khi co cơ đẳng trƣờng. LVEDP phản ánh tình trạng huyết động bình thƣờng của thất trái [52], độ đàn hồi của thất trái cũng nhƣ thể tích và áp lực trong lòng mạch; nó liên quan đến cả các điều kiện lâm sàng cấp và mạn tính ảnh hƣởng đến độ đàn hồi tâm thất. Sau NMCT cấp, LVEDP có thể gia tăng kết hợp với kích thƣớc nhồi máu lớn và sự gia tăng thể tích tuần hoàn, sự gia tăng LVEDP là biểu hiện sớm của bất thƣờng thể tích áp lự, nó có thể thúc đẩy suy tim và các biến cố tim mạch khác. Vấn đề này đã đƣợc một số tác giả trên thế giới nghiên cứu Lisa M. Mielniczuk, David Planer [31, 18 ] và cho thấy LVEDP có giá trị tiên lƣợng các biến cố sau NMCT cấp. Tại Việt Nam chúng tôi chƣa thấy có những nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này và áp lực cuối tâm trƣơng thất trái là một thông số quan trọng giúp tiên lƣợng bệnh ở bệnh nhân NMCT cấp. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu áp lực cuối tâm trương thất trái bằng phương pháp thông tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp” với 2 mục tiêu sau 1. Đánh giá áp lực cuối tâm trương thất trái bằng phương pháp thông tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa áp lực cuối tâm trương thất trái và các biến cố tim mạch trong 30 ngày ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp