36 .1 Các yếu tố tiên lƣợng tỷ lệ suy tim qua phân tích đa biến
4.2.3. Liên quan giữa hai nhóm LVEDP < 22 và ≥22 với độ NYHA
Trong nhóm bệnh nhân NYHA = 1 chỉ có 30,3% bệnh nhân có LVEDP ≥ 22 mmHg, còn trong nhóm NYHA ≥ 2 có 71,4% bệnh nhân có LVEDP ≥ 22 mmHg (Biểu đồ 3.10), nhƣ vậy hầu hết bệnh nhân NYHA ≥ 2 đều có LVEDP ≥ 22 mmHg. Trong nhóm bệnh nhân LVEDP ≥ 22 mmHg có tới 50% bệnh nhân có NYHA ≥ 2, còn trong nhóm LVEDP < 22 mm Hg có 14,8% bệnh nhân có NYHA ≥ 2 với p = 0,01 (OR = 5,75; CI: 1,45 – 22,78). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả trong nghiên cứu của Lisa M. Mielniczuk [] và David Planer có 1,6% bệnh nhân trong nhóm LVEDP < 18 mmHg bị suy tim, và có 4% bệnh nhân trong nhóm LVEDP ≥ 18 mmHg bị suy tim với p < 0,0001 [18]. Nhƣ vậy áp lực cuối tâm trƣơng thất trái cao dẫn đến áp lực mao mạch phổi bớt tăng cao, làm ứ máu ở phổi gây ra các triệu chứng khó thở, và các biểu hiện suy tim khác trên lâm sàng. Do đó áp lực cuối tâm trƣơng thất trái càng cao thì tỷ lệ bệnh nhân suy tim lúc nhập viện càng cao.
4.2.4. Đặc điểm của LVEDP với vị trí NMCT trên ĐTĐ.
Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy áp lực cuối tâm trƣơng thất trái ở bệnh nhân NMCT trƣớc rộng trung bình là 20,65 ± 8,09 mmHg, trƣớc vách 20,62 ± 7,9 mmHg, sau dƣới 20,19 ± 7,88 mmHg, thất phải là 18,00 ± 0,00 mmHg (Bảng 3.4), không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về LVEDP giữa các vị trớ NMCT theo ĐTĐ với p = 0,98. Trong quần thể bệnh nhân nghiên cứu có 1 bệnh nhân bị NMCT thất phải có LVEDP = 18 mmHg và EF = 48%, còn trong 16 bệnh nhân NMCT sau dƣới có LVEDP trung bình là 20,19 ± 7,88 mmHg và có EF trung bình là 48,6 ± 6,41 (%). Nhƣ vậy ở nhiều bệnh nhân nhồi máu cơ tim sau dƣới có rối loạn chức năng tâm thu thất trái trên siêu âm tim, điều này có thể do bệnh nhân nhồi máu cơ tim thƣờng có tuổi cao, có nhiều bệnh kèm theo nhƣ: Đái tháo đƣờng, tăng huyết áp,...cũng phù
60
hợp với nhận xét trong nghiên cứu của Lisa M. Mielniczuk [ ] là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ tăng LVEDP giữa các nhóm vị trí động mạch vành thủ phạm, và cũng phù hợp với kết quả áp lực cuối tâm trƣơng thất trái tăng cao ở các bệnh nhân NMCT sau dƣới.
Xấp xỉ 50% bệnh nhân NMCT sau dƣới có tổn thƣơng thất phải. Trong số các bệnh nhân này, NMCT thất phải hầu nhƣ chỉ xảy ra kèm theo với nhồi máu xuyên thành của thành sau dƣới và phần sau của vách liên thất. Nhồi máu cơ tim thất phải hầu hết đều kèm theo nhồi máu vùng liền kề của vách liên thất và thành dƣới thất trái. NMCT đơn độc ở thất phải chỉ đƣợc thấy ở 3 đến 5% các ca tử vong do NMCT [36]. Điều này giải thích LVEDP tăng cao ở những bệnh nhân đƣợc chẩn đoán NMCT thất phải.