Đặc điểm về tiền sử bệnh tim mạch và các yếu tố nguy cơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp lực cuối tâm trương thất trái bằng phương pháp thông tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp (Trang 53)

36 .1 Các yếu tố tiên lƣợng tỷ lệ suy tim qua phân tích đa biến

4.1.2.Đặc điểm về tiền sử bệnh tim mạch và các yếu tố nguy cơ

Trong số các yếu tố nguy cơ dựa vào khai thác tiền sử của bệnh nhân, trong nghiên cứu của chúng tôi hay gặp nhất là THA (61,7%), sau đó đến rối loạn mỡ máu (53,2%), hút thuốc lá, thuốc lào (48,9%), đái tháo đƣờng (17%), (Bảng 3.1). Những tỷ lệ này tƣơng đƣơng với các tỷ lệ trong các nghiên cứu của Nguyễn Thị Bạch Yến, Tƣởng Hồng Hạnh, Graham S.Hillis [3],[23]. Đã có nhiều nghiên cứu dịch tễ với số lƣợng bệnh nhân lớn khẳng định các yếu tố THA, đái tháo đƣờng, hút thuốc lá, rối loạn mỡ máu, là những yếu tố nguy cơ

54

tim mạch chính, và nếu kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ này sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh mạch vành [14][15][21].

4.1.3. Đặc điểm lâm sàng.

4.1.3.1. Đặc điểm suy tim.

Có 29,8% bệnh nhân trong nghiên cứu có biểu hiện suy tim (NYHA II – IV), trong đó có 7 bệnh nhân (14,9%) có Killip II – III, không có bệnh nhân nào Killip IV. Tỷ lệ này thấp hơn so với tỷ lệ suy tim theo Killip của một số tác giả trong nƣớc khác. Nghiên cứu Nguyễn Quang Tuấn tỷ lệ NMCT có Killip ≥ 2 là 27,7%, của Đỗ Kim Bảng là 28,2% [1][7], tỷ lệ suy tim theo Killip trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn là do các bệnh nhân có biểu hiện nặng trên lâm sàng nhƣ: phù phổi, shock,… thì không đƣợc tiến hành đo LVEDP nhằm rút ngắn thời gian làm can thiệp ĐMV.

Trong nghiên cứu của David Planer đƣợc tiến hành trên 2797 bệnh nhân có 8,2% bệnh nhân lúc nhập viện có Killip ≥ 2, thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi [18].

Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy nữ giới bị NMCT có tỷ lệ Killip ≥ 2 cao hơn nam giới (27,3% so với 11,1%) tuy nhiên sự khác biệt này chƣa có ý nghĩa thống kê với p = 0,197. (Biểu đồ 3.3). Theo nghiên cứu của GUSTO IIb các bệnh nhân NMCT là nữ giới có tuổi cao hơn và thƣờng có các bệnh phối hợp kèm theo hơn (đái tháo đƣờng, THA, rối loạn mỡ máu) nam giới [7] [35].

4.1.3.1. Đặc điểm về huyết động (Bảng 3.7).

Chỉ có một bệnh nhân (2,1%) trong nghiên cứu của chúng tôi có HATT < 100 mmHg, tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Lê Xuân Thận (21,5%) [8]. Có 10,6% bệnh nhân có tần số tim > 100 ck/p. Đây là những dấu hiệu nặng của bệnh nhân sau NMCT. Nhịp tim nhanh làm tăng tiêu thụ oxy

55

cơ tim, tăng diện tích vùng cơ tim bị nhồi máu và thƣờng gặp ở bệnh nhân NMCT thành trƣớc, chức năng tâm thu thất trái giảm [7][15][21].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp lực cuối tâm trương thất trái bằng phương pháp thông tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp (Trang 53)