Đặc điểm sinh hóa của một số loài vi khuẩn phân lập từ cá tầm giống bị bệnh thu tại Lâm Đồng...43 Bảng 3.9.. Chính sự phát triển ồ ạt, thiếu quy hoạch kèm theo những hạn chế trong khâu q
Trang 1****** && ******
HOÀNG NGỌC HỒI
TÁC NHÂN GÂY BỆNH Ở CÁ TẦM (ACIPENSER SPP.)
GIAI ĐOẠN ƢƠNG GIỐNG TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong luận văn này là do chính bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo hết sức tận tình của TS Võ Thế Dũng – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, Th.s Võ Thị Dung và các anh, chị trong phòng Sinh học thực nghiệm – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III
Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa ai từng công bố trong bất kỳ công trình nào
Tác giả
Hoàng Ngọc Hồi
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Nha Trang, Viện Nuôi Trồng Thủy Sản – ĐHNT, Khoa đào tạo sau Đại học cho tôi mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp
Xin gửi đến ban lãnh đạo của Viện Nghiên cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III lòng biết
ơn sâu sắc đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể thực hiện đề tại tốt nghiệp luận văn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Võ Thế Dũng, Ths Võ Thị Dung đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi không những về phương pháp nghiên cứu, báo cáo khoa học mà còn chỉ dẫn trong tác phong, lề lối làm việc của người nghiên cứu suốt thời gian thực hiện đề tài tại phòng sinh học thực nghiệm – Viện Nghiên cứu NTTS III
Xin gửi lời cám ơn chân tình tới các anh, chị trong phòng Sinh học thực nghiệm Viện Nghiên cứu NTTS III, các bạn, các em sinh viên đang trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiêp Đại học, Cao học những sự giúp đỡ, góp ý quý báu Em gửi lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, các cô trong Viện nghiên cứu NTTS – Trường ĐHNT cũng như các chuyên gia trong và ngoài nước đã truyền đạt những kiến thức bổ ích trong khóa học
Cuối cùng, tôi muốn gửi lòng biết ơn sâu sắc nhất đến gia đình tôi, xin cảm ơn đến các thành viên trong lớp Quốc tế Rwanda khóa 2012 – 2014, bạn bè đã động viên, khích
lệ tinh thần cho tôi thực hiện tốt luận văn tốt nghiệp
Một lần nữa, tôi xin chân thành cám ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó
Học viên
Hoàng Ngọc Hồi
Trang 4MỤC LỤC
Trang phụ bìa Trang LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG ix
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Sơ lược về hình thái phân loại, phân bố, đặc điểm sinh học, sinh sản và giá trị của họ cá tầm Acipenseridae 3
1.1.1 Đặc điểm phân loại, hình thái và phân bố của cá tầm 3
1.1.2 Đặc điểm sinh học, sinh sản cá tầm 5
1.1.3 Giá trị cá tầm 6
1.2 Nuôi trồng thủy sản cá tầm trên Thế giới và ở Việt Nam 6
1.2.1 Đặc điểm sinh học, phân bố và tuổi thọ một số loài cá tầm nuôi phổ biến trên Thế giới 7
1.2.2 Nuôi cá tầm trên Thế giới 7
1.2.3 Nuôi cá tầm ở Việt Nam 10
1.2.4 Nuôi cá tầm tại Lâm Đồng 10
1.3 Nghiên cứu về bệnh 11
1.3.1 Nghiên cứu bệnh cá tầm trên Thế giới 11
1.3.1.1 Bệnh do ký sinh trùng 11
Trang 51.3.1.2 Vi khuẩn 12
1.3.1.3 Nấm 15
1.3.2 Nghiên cứu bệnh trên cá tầm ở Việt Nam 16
CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 18
2.2 Phương pháp nghiên cứu 18
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu bệnh do kí sinh trùng 19
2.2.1.1 Phương pháp kiểm tra và phát hiện ký sinh trùng 19
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu bệnh do vi khuẩn 22
2.2.2.1 Phương pháp nuôi cấy, phân lập và định danh vi khuẩn 23
2.2.3 Phương pháp nghiên cứu bệnh do nấm 25
2.2.3.1 Môi trường nuôi cấy nấm 26
2.2.3.2 Phương pháp nuôi cấy và phân loại nấm 26
2.3 Phương pháp xử lý số liệu 28
CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
3.1 Thành phần và mức độ nhiễm ký sinh trùng trên cá tầm Nga và cá tầm Siberi giống ương nuôi tại Lâm Đồng 30
3.1.1 Thành phần ký sinh trùng trên cá tầm giống 30
3.1.2 Đặc điểm phân loại các giống loài KST 31
3.1.3 Mức độ nhiễm ký sinh trùng trên cá tầm giống 35
3.1.3.1 Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm KST ở cá tầm giống 35
3.1.3.2 Mức độ nhiễm ký sinh trùng ở cá tầm giống theo tháng 38
3.2 Thành phần vi khuẩn phân lập trên cá tầm giống bệnh thu tại Lâm Đồng 42
3.2.1 Thành phần vi khuẩn gây bệnh trên cá tầm giống 42
Trang 63.2.1.1 Cá tầm bị xuất huyết 42
3.2.1.2 Thành phần vi khuẩn gây bệnh xuất huyết trên cá tầm giống 44
3.2.2 Đặc điểm các loài vi khuẩn phân lập được từ cá tầm giống 45
3.2.2.1 Đặc điểm sinh hóa của các loài vi khuẩn 45
3.2.2.2 Đặc điểm một số loài vi khuẩn phân lập được trên cá tầm giống 48
3.2.2.3 Tần số bắt gặp của một số loài vi khuẩn 52
3.3 Thành phần nấm có khả năng gây bệnh trên cá tầm giống 55
3.3.1 Dấu hiệu bệnh lý và thành phần nấm bắt gặp 55
3.3.2 Đặc điểm loài nấm Saprolegnia sp 55
3.3.3 Tần số bắt gặp nấm trên cá tầm giống ương nuôi tại Lâm Đồng 58
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC 71
Trang 7DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CĐN: Cường độ nhiễm
0C: Độ C
%0 : Phần ngàn
KST: Ký sinh trùng
ppt: (parts per thousand) phần ngàn
ppm: (parts per million) phần triệu
TSBG: Tần số bắt gặp
TSXH: Tần số xuất hiện
TLN: Tỷ lệ nhiễm
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Cá tầm Nga (Acipenser gueldenstaedtii) 3
Hình 1.2 Cá tầm Siberi (Acipenser baerii) 3
Hình 2.1 Sơ đồ khối nghiên cứu ký sinh trùng 18
Hình 2.2 Sơ đồ khối nôi dung nghiên cứu bệnh do vi khuẩn 21
Hình 2.3 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu bệnh do nấm 25
Hình 3.1 Cấu tạo của Trichodina nigra 29
Hình 3.2 Trichodina nigra trên cá tầm 30
Hình 3.3 Loài Ichthyophthirius multifiliis 31
Hình 3.4 Gyrodactylus sp 32
Hình 3.5 Loài Cetaxomyxa sp 33
Hình 3.6 Cá tầm bị xuất huyết 42
Hình 3.7 Vi khuẩn A hydrophyla gây bệnh trên cá tầm giống 48
Hình 3.8 Areomonas hydrophyla 49
Hình 3.9 Vi khuẩn Gram (–) 49
Hình 3.10 Đặc điểm sinh hóa của Aeromonas hydrophyla trên test kit API 20E 49
Hình 3.11 Vây cá tầm bị nhiễm vi khuẩn 47
Hình 3.12 Aeromonas salmonicida 47
Hình 3.13 Vi khuẩn Gram (–) 47
Hình 3.14 Đặc điểm sinh hóa của A salmonicida trên test kit API 20E 48
Hình 3.15 Cá bị nhiễm P luteola 48
Hình 3.16 Pseudomonas luteola 49
Trang 9Hình 3.17 Vi khuẩn Gram (–) 49
Hình 3.18 Đặc điểm sinh hóa của P luteola trên test kit API 20E 49
Hình 3.19 Cá bị nhiễm nấm Saprolegnia sp 55
Hình 3.20 Nấm Saprolegnia sp phân lập từ cá tầm 56
Hình 3.21 Nấm Saprolegnia sp dạng giống bông trên cá 57
Hình 3.22 Phòng lưu giữ cá tầm 71
Hình 3.23 Bể lưu giữ cá tầm 71
Hình 3.24 Buồng cấy 71
Hình 3.25 Kính hiển vi quang học 71
Hình 3.26 Kính soi nổi 71
Trang 10DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Bảng 1.1 Bảng so sánh các chỉ tiêu trên một số loài cá tầm 4
Bảng 2.1 Các thông số về số lượng, chiều dài và khối lượng mẫu 17
Bảng 3.1 Thành phần ký sinh trùng trên cá tầm giống 28
Bảng 3.2 Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm KST ở cá tầm Nga giống 33
Bảng 3.3 Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm KST ở cá tầm Siberi giống 34
Bảng 3.4 Mức độ nhiễm ký sinh trùng ở cá tầm Nga giống theo tháng 36
Bảng 3.5 Mức độ nhiễm ký sinh trùng ở cá tầm Siberi giống theo tháng 36
Bảng 3.6 TSXH các dạng dấu hiệu bị xuất huyết của cá tầm thu tại Lâm Đồng 40
Bảng 3.7 Thành phần các loài vi khuẩn phân lập từ cá tầm giống bị bệnh xuất huyết 41
Bảng 3.8 Đặc điểm sinh hóa của một số loài vi khuẩn phân lập từ cá tầm giống bị bệnh thu tại Lâm Đồng 43
Bảng 3.9 Tần số bắt gặp của các loài vi khuẩn trên cá tầm Nga và cá tầm Siberi 49
Bảng 3.10 Tần số bắt gặp nấm trên cá tầm giống 55
Trang 11MỞ ĐẦU
Cá tầm (tên tiếng anh Sturgeons) được xếp vào nhóm cá nước lạnh, là một trong những đối tượng thủy sản nước ngọt quan trọng được du nhập và nuôi thành công ở nhiều nước trên thế giới như Nga, Pháp, Mỹ, Trung Quốc Loài cá này có thể thích ứng với nhiệt độ môi trường từ 22 – 250C, do đó các nước thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới như Việt Nam có thể nuôi thành công đối tượng thủy sản kinh tế này
Tại Lâm Đồng, tháng 9/2006 cá tầm bắt đầu được đưa vào nuôi thử nghiệm Nhiều nơi như hồ Tuyền Lâm – Đà Lạt, Giang Ly – Huyện Lạc Dương, Huyện Lâm Hà, có điều kiện tự nhiên rất thích hợp để phát triển và nuôi cá tầm Sau thành công này, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VII đã xây dựng Nghị quyết về phát triển nuôi các đối tượng nước lạnh trong đó có cá tầm trên diện rộng (UBND tỉnh Lâm Đồng, 2012) Tuy vậy, đây
là đối tượng mới, những nghiên cứu về cá tầm ở Việt Nam còn hạn chế, trong đó chủ yếu
về sản xuất giống, nuôi thương phẩm mà chưa có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh đặc biệt là trên cá giai đoạn ương giống Chính sự phát triển ồ ạt, thiếu quy hoạch kèm theo những hạn chế trong khâu quản lý đàn cá của các trại sản xuất giống cá tầm dẫn đến dịch bệnh bùng phát, đặc biệt là các bệnh có dấu hiệu liên quan đến các tác nhân như ký sinh trùng, vi khuẩn, nấm làm thiệt hại không hề nhỏ cho người nuôi trong thời gian qua ở nhiều địa phương trong đó có tỉnh Lâm Đồng
Nhận thức được điều đó, được sự đồng ý của Hội đồng xét duyệt đề cương luận văn cao học chuyên ngành NTTS trường đại học Nha Trang, Viện nghiên cứu NTTS – III
và các thầy cô, cán bộ hướng dẫn, tôi thực hiện đề tài:
“Tác nhân gây bệnh ở cá tầm (Acipenser spp.) giai đoạn ƣơng giống tại tỉnh
Lâm Đồng”
Trang 12Mục tiêu của đề tài:
Tìm hiểu các dấu hiệu bệnh lý, xác định được thành phần loài của tác nhân gây bệnh là nấm, vi khuẩn và ký sinh trùng làm cơ sở cho việc nghiên cứu phòng trị bệnh sau này
Nội dung:
Nghiên cứu thành phần ký sinh trùng, vi khuẩn, nấm trên cá tầm giống bị bệnh:
Thành phần kí sinh trùng ký sinh trên cá tầm giống
Thành phần vi khuẩn trên cá tầm giống
Thành phần nấm ký sinh trên cá tầm giống bị bệnh
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn:
Ý nghĩa khoa học:
- Bổ sung những tư liệu về thành phần ký sinh trùng, vi khuẩn, nấm trên cá tầm nói riêng và cá nước ngọt Việt Nam nói chung, từ đó làm cơ sở để phòng trị bệnh ở cá tầm
Ý nghĩa thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp người nuôi nhận biết được các dấu hiệu bệnh lý của đàn cá bị nhiễm bệnh và làm cơ sở cho nghiên cứu phòng và trị bệnh trên cá tầm, nhất là giai đoạn cá giống nhằm phát triển ổn định nghề nuôi
Trang 13CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Sơ lược về hình thái phân loại, phân bố, đặc điểm sinh học, sinh sản và giá trị
của họ cá tầm Acipenseridae:
1.1.1 Đặc điểm phân loại, hình thái và phân bố của cá tầm:
Hệ thống phân loại:
Giới: Animalia Ngành: Chordata Lớp: Actinopterygii Bộ: Acipenseriformes Họ: Acipenseridae
Giống: Acipenser (Linnaeus, 1758)
Tên tiếng Anh: Sturgeon
Bộ cá tầm (Acipenseriformes) thuộc lớp cá vây tia (Actinopterygii) nguyên thủy
bao gồm các họ cá tầm (Acipenseridae), cá tầm thìa (Polyodontidae) và một số họ đã tuyệt chủng Cá tầm là tên gọi chung cho nhiều loài cá trong họ Acipenseridae bao gồm
Hình 1.1 Cá tầm Nga
(Acipenser gueldenstaedtii)
Hình 1.2 Cá tầm Siberi
(Acipenser baerii)
Trang 14các giống Acipenser, Huso, Scaphirhynchus và Pseudoscaphirhynchus Là một trong
những loài cá nước ngọt lâu đời nhất, cá tầm xuất hiện trên trái đất từ 200 – 250 triệu năm trước, đến bây giờ nó vẫn mang trên mình những đặc điểm của loài cá tầm cổ nên được gọi là hóa thạch sống (Chebanov và cs, 2005.) Cá tầm khác biệt với các loài cá xương hiện đại ở bộ xương sụn, các dây sống được bao quanh bởi một lớp màng bọc để hỗ trợ cấu trúc sụn này của cá (Hochleithner và cs, 1999) Cá tầm có vảy tấm, thân cá hình ống, thuôn dài, được phủ bởi 5 hàng xương gai – vảy xương: 1 hàng trên lưng, 2 hàng ở hai bên sườn và 2 bên bụng Giữa những dãy vảy xương có những tấm bản hình sao lớn nhỏ xen kẽ nhau Đường bên có từ 29 – 50 chiếc vảy xương
Bảng 1.1 Bảng so sánh các chỉ tiêu trên một số loài cá tầm (CITES Identification Guide –
Sturgeon and Paddlefish, 2001)
Loài DF AF DS LS VS GR poD poA prA AL ML
DF– tia vây lưng; AF–tia vây hậu môn; DS–vảy lưng;LS–vảy bên;VS–vảy bụng;GR–lược
mang;poD–vảy tấm giữa vây lưng và vây đuôi;poA–vảy tấm giữa vây hậu môn và vây đuôi,prA– vảy tấm giữa hậu môn và vây hậu môn;AL–chiều dài trung bình (cm);ML–chiều dài tối đa (cm)
Trang 15Trong tự nhiên, cá chỉ phân bố ở vùng Bắc Bán Cầu và thường gặp tại Bắc Đại Tây Dương, Bắc Thái Bình Dương, vùng biển Caspian, Biển Đen, tại nhiều sông (Volga, Elbe, Rhin) và hồ Ladoga
1.1.2 Đặc điểm sinh học, sinh sản cá tầm:
Cá tầm là nhóm sinh vật miệng dưới, ăn đáy, trong tự nhiên thức ăn của chúng là những động vật đáy như giun nhiều tơ, động vật thân mềm, giáp xác và ấu trùng của côn trùng Cá tầm có tập tính bắt mồi vào ban đêm Đối với cá tầm mới nở, cho ăn bằng thức
ăn tươi sống, đặc biệt là giun đốt (trùng chỉ, trùng quế) cá lớn nhanh và tỷ lệ sống cao hơn các loại thức ăn khác Đối với cá giống và cá trưởng thành, cho ăn thức ăn nhân tạo thuận tiện hơn nhiều trong quá trình chăm sóc và quản lý so với sử dụng thức ăn tươi sống
Cá tầm phát triển nhanh trong môi trường nước ngọt, lạnh, sạch hàm lượng ôxy hòa tan trong nước trên 5 mg/l, pH thích hợp cho cá khoảng 7,0 – 8,5; nhiệt độ tối ưu cho
cá tầm sinh trưởng là từ 15 đến 260C, chúng có thể sống được khi nhiệt độ cao hơn, nhưng tăng trưởng kém, nếu nhiệt độ cao kéo dài có thể gây chết hoặc phát triển dịch bệnh Riêng cá tầm nga có thể thích nghi và sống khỏe mạnh trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt hơn (10 – 290C) Với sự can thiệp của con người bằng công nghệ, cá tầm có thể sống được ở 310C, nhưng trên 310
C cá sẽ bỏ ăn, sinh bệnh xuất huyết, lở loét, hoại tử,
và ở nhiệt độ nước trên 330C cá sẽ chết hàng loạt
Rất khó phân biệt đực cái cá tầm, đây cũng là yếu tố làm hạn chế phát triển đàn
cá bố mẹ phục vụ cho mục đích sản xuất giống nhân tạo Chebanov cs (2001) đã công bố
kỹ thuật siêu âm không xâm lấn bước đầu đã xác định nhanh chóng giới tính và các giai đoạn của tuyến sinh dục Một phương pháp xác định giới tính khác mà người nuôi chuyên nghiệp ở Nga có thể căn cứ là dựa vào màu sắc cá trưởng thành Một số loài cá như cá tầm mõm ngắn, cá tầm Đại Tây Dương và cá tầm trắng có thể căn cứ hình dạng lỗ niệu sinh dục cá trưởng thành để phân biệt đực cái đạt độ chính xác đến 82%
Trang 16Cá tầm thành thục ở giai đoạn 4 – 6 năm tuổi hoặc hơn nữa tùy thuộc vào loài Cá tầm Nga tuổi thành thục của con đực là 11 – 13 năm, con cái là 12 – 16 năm trong khi đó,
cá tầm sao tuổi thành thục của con đực là 5 – 6 năm và con cái là 8 – 10 năm (Chebanov
và cs, 2011) Do tuổi phát dục cá tầm bố mẹ rất muộn và cá đực phát dục sớm hơn cá cái một vài năm, nên việc nuôi cá bố mẹ rất tốn kém và phải chờ đợi lâu Khi cá bố mẹ đến tuổi thành thục đòi hỏi phải trải qua thời gian mùa đông nhất định thì buồng trứng mới chuyển sang giai đoạn IV và cho đẻ được Cá đẻ không liên tục, khoảng cách giữa các lần
đẻ là 1 – 2 năm Trong tự nhiên, cá có thời gian thành thục chậm hơn rất nhiều, thành thục sớm hay muộn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố môi trường và hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn Vào mùa đông, nhiệt độ nước hạ xuống cũng là lúc tuyến sinh dục của cá cũng bắt đầu phát triển mạnh Nhiệt độ thích hợp nhất cho tuyến sinh dục của cá phát triển là 8 – 120
C
1.1.3 Giá trị cá tầm:
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, cá tầm đã được biết đến như là một trong những loài có giá trị thương mại quan trọng nhất thế giới với 2 dòng sản phẩm chính là thịt và trứng cá Thịt cá tầm trắng, dai, béo, có giá trị dinh dưỡng cao,
dễ tiêu hóa, hấp thu Ngoài ra, một số bộ phận của cá cũng mang lại những giá trị kinh tế đáng kể Bóng hơi của cá tầm sử dụng để làm gelatin tự nhiên, và được sử dụng trong sản xuất rượu bia, bánh kẹo và món tráng miệng (Wells và cs, 2007)
Giá trị hơn cả phải kể đến trứng cá tầm mà đặc biệt là trứng cá tầm muối với tên thương mại là Caviar Theo Cites (2001), 90% sản phẩm Caviar của thế giới lấy từ một số loài cá tầm sống ở vùng biển Caspi Các nước giáp với biển Caspi như Iran, Nga, Kazakhstan, Azerbaijan dẫn đầu về sản phẩm caviar của Thế giới, bên cạch đó các nước như Trung Quốc, Romania, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Canada cũng đóng góp một phần nhỏ
trong sản phẩm Caviar toàn cầu Các loài cá tầm Beluga (Huso huso), cá tầm Nga, là đối
tượng thương mại được ưa chuộng cho sản xuất trứng cá muối caviar
1.2 Nuôi trồng thủy sản cá tầm trên Thế giới và ở Việt Nam:
Trang 171.2.1 Đặc điểm sinh học, phân bố và tuổi thọ một số loài cá tầm nuôi phổ biến
Tuổi thành thục của con đực là 11 – 13 năm, con cái là 12 – 16 năm Tuổi thọ của
cá tầm Nga đạt 50 năm (Tsepkin và cs, 1970)
Cá tầm Siberi –Acipenser baerii Brandt, 1869
Phân bố:
Loài cá này hiện diện khắp các lưu vực sông lớn Xibia chảy hướng bắc vào biển Kara, biển Laptev và biển Đông Xibia, bao gồm sông Ob, sông Lena và sông Kolyma Nó cũng được tìm thấy ở Kazakhstan và Trung Quốc ở sông Irtysh một nhánh chính của sông
Trang 18Nghề nuôi cá tầm ở Nga, trong năm 1869 Ovsjannikov đã thành công trong việc
cho thụ tinh nhân tạo trứng loài cá tầm sterlet (Acipenser ruthenus) từ sông Volga và
được ương thành cá giống (Milshteyn, 1969) Cùng với thành tựu của Ovsjannikov, các nhà khoa học của Nga nghiên cứu chuyên sâu về cho sinh sản nhân tạo cá tầm Họ đã tập trung vào cá đẻ tự nhiên khi không thể nuôi giữ lớn những đàn cá bố mẹ Một bước đi mang tính quyết định đã đạt được khi Gerbil'skij (1941, 1951, 1962), và các cộng sự (Barannikova, 1987), đã thành công trong việc kích thích rụng trứng bằng cách sử dụng phương pháp tiêm hormone lên tuyến yên
Tại Trung Quốc, nghề nuôi cá tầm thực sự phát triển mạnh trong những năm gần đây Theo Wei và cs (2002, 2003), từ năm 2000 Trung Quốc đã trở thành quốc gia dẫn đầu Thế giới về nuôi cá tầm Cũng trong thời gian này, Trung Quốc đã bắt đầu ương nuôi
cá tầm quy mô lớn, mục tiêu đáp ứng thị trường nội địa (Bronzi và cs, 2011) Một lượng lớn trứng cá tầm đã thụ tinh được nhập vào nước này từ Nga, Pháp và Hungary (Sun và
cs, 2003; Wei và cs, 2003) Suốt những năm 1990, công nghệ nuôi cá tầm dần dần phát triển, một số lượng lớn trứng thụ tinh và con giống của một số loài cá tầm nhập khẩu vào Trung Quốc đồng thời được giới thiệu đến nhiều tỉnh khác nhau nhằm phát triển các trại nuôi cá tầm ở quy mô thương mại (Wei và cs, 1997; Chang và cs, 1999; Zhuang và cs, 2002; Sun và cs, 2003)
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, những nghiên cứu đầu tiên về nuôi cá tầm được bắt đầu từ cuối
những năm 1990 Trong năm 1996, cá tầm A baeri giống 75 ngày tuổi được nhập từ Pháp
về nuôi tại trường đại học Ankara (Köksal và cs, 2000; Atar và cs, 2008) Năm 2001, khoa thủy sản thuộc trường đại học Istanbul nhập trứng cá tầm Nga đã thụ tinh từ trung tâm liên bang về di truyền và chọn giống thủy sản Nga phục vụ tái thả giống và nghiên cứu về đối tượng này (Ercan và cs,2002; Çelikkale và cs, 2003) Đến năm 2008, một dự
án của FAO có tên là “Phục hồi quần thể cá tầm tại Thổ Nhĩ Kỳ” kết hợp với một số Bộ,
Ban ngành và một số trường Đại học đã nhập trứng cá tầm Sao và tầm Nga đã thụ tinh từ
trung tâm liên bang về di truyền và chọn giống thủy sản Nga Kết quả từ các trại giống
Trang 19cho tỷ lệ nở cao Năm 2009, trường Đại học Istanbul đã bắt đầu lưu giữ cá tầm giống đánh bắt từ tự nhiên và thuần hóa chúng trong điều kiện trại nuôi (Memiş và cs, 2011)
Trang 201.2.3 Nuôi cá tầm ở Việt Nam
Có 4 loài cá tầm đang được nuôi hiện nay tại các trang trại nuôi thủy sản ở các khu
vực miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên là cá tầm Siberi (Acipenser baerii),
cá tầm beluga (Huso huso), cá tầm Nga (Acipenser gueldenstaedtii) và cá tầm sterlet (Acipenser ruthenus) Năm 2005, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã nhập trứng cá
tầm Siberi từ Nga về Việt Nam và cho ấp nở và ương nuôi thành công Đối tượng này được nuôi thử nghiệm ở nhiều địa điểm khác nhau ở Việt Nam như Sa Pa (Lào Cai), Na Hang (Tuyên Quang), hồ chứa Thác Bà (Yên Bái), Đà Lạt (Lâm Đồng), hồ Đa Mi (Bình Thuận) với các phương thức nuôi lồng, nuôi bể và nuôi nước chảy cho thấy khả năng thích nghi rất cao
Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản III đã hoàn thiện được quy trình công nghệ nuôi công nghiệp cá tầm trong hệ thống tuần hoàn khép kín cho năng suất 61,67 kg/m3, tỷ
lệ sống đạt 95,7%, FCR là 1,036, tốc độ tăng trưởng đạt 8,46g/ngày, cao hơn so với nuôi
cá tầm trong lồng (năng suất 33,72 kg/m3, tỷ lệ sống 88,7%, FCR là 1,033, tốc độ tăng trưởng 7,86g/ngày) Việc phổ biến công nghệ này tại các cơ sở nuôi sẽ góp phần đẩy mạnh sản lượng cá Tầm nuôi và thúc đẩy sự hình thành ngành công nghiệp nuôi cá tầm khai thác trứng và sản xuất caviar tại Việt Nam
1.2.4 Nuôi cá tầm tại Lâm Đồng
Năm 2008, cùng với sự giúp đỡ của chuyên gia Ucraina, Viện Nghiên cứu NTTS I phối hợp với Viện Nghiên cứu NTTS III ấp nở số lượng lớn trứng cá tầm đã thụ tinh nhập nội, kết quả cho tỷ lệ nở khá cao đạt 70%, cho ra khoảng 300.000 con giống (đạt 50%) tại thôn Klong Klanh, xã Đạ Chais (Lạc Dương– Lâm Đồng)
Cuối năm 2011 theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở NN – PTNT đã kết hợp với Hiệp hội Cá nước lạnh Lâm Đồng và Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III xây dựng “Quy hoạch chi tiết phát triển nuôi cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng tới năm 2020” Qua kết quả khảo sát, thì vào thời điểm cuối năm 2011 đầu năm 2012, trên địa bàn tỉnh đã có 12 doanh
Trang 21nghiệp và hộ gia đình tổ chức sản xuất cá giống và cá nước lạnh thương phẩm, với sản lượng sản xuất năm 2011 gồm 100.000 cá hồi giống, 390.000 con cá tầm giống và 360 tấn
cá nước lạnh thương phẩm trên diện tích gần 80 ha mặt nước nuôi thả (sở NN – PTNT tỉnh Lâm Đồng) Ngoài sản xuất cá giống, các doanh nghiệp này đều kết hợp với nuôi cá thương phẩm; một số hồ chứa nước thủy lợi cũng đã được các doanh nghiệp khai thác thả
cá nước lạnh như hồ Đasar (Lâm Hà) với Công ty cổ phần Tầm Việt, hồ KaLa (Di Linh) của Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam, hồ Proh (Đơn Dương) của Công ty TNHH Tầm Dương, hồ Mai Thành (Bảo Lộc) của Công ty cổ phần Hàng hải dầu khí Việt Xô… đã cho kết quả khả quan
1.3 Nghiên cứu về bệnh:
1.3.1 Nghiên cứu bệnh cá tầm trên Thế giới:
1.3.1.1 Bệnh do ký sinh trùng:
Theo Bazari và ctv (2010) khi nghiên cứu sự nhiễm ký sinh trùng trên cá tầm Ba
Tư (Acipenser persicus) ở giai đoạn ấu trùng và cá giống trong bể Vniro và ao đất Không
phát hiện thấy ký sinh trùng trên cá giai đoạn ấu trùng sau khi cho ăn thức ăn ngoài 3 – 5
ngày, tuy nhiên Trichodina reticulate được tìm thấy trên ấu trùng trong tuần đầu cũng như
cá giống 20 ngày sau khi được chuyển ra ao đất với tỷ lệ nhiễm lần lượt là 10,0 – 20,0%
và 10,0 – 46,7% Ngoài ra người ta còn thấy xuất hiện Diplostomum spathaceum với tỷ lệ
nhiễm 6,7 – 30,0% trên cá tầm giống
Giống Nitzschia (Baer, 1875) được biết nhiều khi nghiên cứu bệnh ký sinh do giun dẹp trên cá tầm Trong số đó, loài Nitzschia sturionis (Abildgaard, 1794) nhiễm trên mang của cá tầm ở Châu Âu Hai loài khác là N monticelli (Price, 1939) từ cá tầm A sturio ở địa trung hải và N superba (MacCallum, 1924) từ mang của cá tầm Bắc Mỹ được nghiên cứu bởi hai tác giả Schulman (1954) và Bychowsky (1957) Nitzschia sturionis là loài ký
sinh trùng khá lớn với chiều dài lên đến 10 mm, ký sinh trên cả cá tầm nước mặn và lợ Tuy nhiên, nó chết một cách nhanh chóng trong môi trường nước ngọt nên khi vật chủ di
Trang 22cư để sinh sản thì chỉ thấy xuất hiên loài ký sinh trùng này ở giai đoạn đầu trong quá trình
di cư đó Theo Dogiel và cs (1934), ký sinh trùng này đã được tìm thấy trong mang và vòm miệng của cá tầm ở vùng biển Đen, Azov và Caspi nhưng lại không tìm thấy loài này
trên cá tầm A nudiventris ở biển Aral Theo báo cáo của Dogiel và cs (1937) và Lutta
(1937, 1941), trong những năm 1935 – 1936 đã bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng gây
chết hàng loạt loại cá tầm A nudiventris ở vùng biển Aral mà tác nhân ký sinh trùng N sturionis, Lutta (1937) chỉ ra có 100 – 300 thậm chỉ có lúc lên đến 600 mẫu N sturionis
ký sinh trên 1 mẫu cá tầm Khi nghiên cứu về mô học của mang cá bị nhiễm, Lotta (1941) thấy rằng có sự phá hủy các lá mang và sự tăng sinh của lá mang mỏng sơ cấp và những thay đổi khác trong mô mang của cá tầm
Một nhóm quan trọng khác của Monogenea được tìm thấy trong mang của cá tầm
gồm các loài thuộc họ Diclybothriidae (Bychowsky và cs, 1950) D armatum (Leuckart
1835) phân bố rộng giữa các loài cá tầm của Châu Âu và Châu Á, theo Hoffman (1998) cũng tìm thấy những loài này trên cá tầm ở Bắc Mỹ
thể Vi khuẩn này nhạy cảm với amoxicillin, acid oxolinic, flumequine Bauer và cs
(2002) báo cáo đã phân lập được vi khuẩn Flavobacterium johnsonae gây bệnh xuất huyết
trên cá tầm được nuôi ở Konakov miền Trung nước Nga Bệnh thường bùng phát vào mùa xuân, khi nhiệt độ nước thấp hơn 16 0C trên cá giống cỡ 3 – 4g Loài vi khuẩn này cũng được xác định là tác nhân gây bệnh xuất huyết ở vòng miệng, xung quanh vây và kèm theo những đốm màu xám trên da của cá tầm Nga nuôi tại Thổ Nhĩ Kỳ, bệnh gây chết ở tỷ
lệ không đáng kể (Karatas và cs, 2010)
Theo Tania (2008), bệnh nhiễm trùng xuất huyết gây ra trên cá tầm Nga giai đoạn
giống do tác nhân là vi khuẩn thuộc giống Aeromonas và Pseudomonas Bệnh nhiễm
Trang 23trùng xuất huyết trên cá nước ngọt với những nguyên nhân phức tạp và không rõ ràng, bệnh lây lan rộng trên khắp thế giới, ảnh hưởng rất lớn cho nghề nuôi trồng thủy sản (Noga, 2000, Prearo và cs, 2009) Cũng theo báo cáo này, tác giả đã định danh tên loài là
tác nhân chính gây bệnh cho cá đó là A hydrophila và P flurorescens Aeromonas hydrophila là vi khuẩn gram âm, dạng hình que với kích thước 0,3 –1,0 x 1,0 –3,5µm khuẩn lạc dạng lồi, màu trắng kem, đường kính 5 mm
Trong số các loài thuộc giống Aeromonas, thì phổ biến nhất là Aeromonas hydrophila Vi khuẩn này phổ biến ở nước ngọt Mặc dầu là luôn hiện diện trong đường
tiêu hóa cá, nhưng lại là tác nhân cơ hội một khi nguồn nước nuôi bị xấu đi (Aoki, 1999; Cipriano, 2001; Dixon B.A., 1993), chúng trở thành tác nhân gây nhiễm trùng máu, bệnh
lở loét hay “bệnh Đỏ” (Guz, 2004) do độc tố vi khuẩn phát tán ở nhiều bộ phận khác nhau
trên cơ thể cá làm chết với số lượng đáng kể Dịch bệnh thường gắn liền với sự thay đổi
điều kiện môi trường, chẳng hạn như do căng thẳng, mật độ dày, nhiệt độ đột ngột thay đổi, chất lượng nước kém, nitrit và carbon dioxide cao (Aoki, 1999; Yildiz, 2005) Ở Thổ
Nhĩ Kỳ sự hiện diện của A hydrophila đã được báo cáo ở một số đối tượng bao gồm lươn Anguilla anguilla, cá sấu và cá trắm cỏ Ctenopharyngodon idella (Turutoglu, 2005;
Uzbilek, 2002)
Theo Mohler (2003), cá tầm Đại Tây Dương nuôi rất dễ bị nhiễm vi khuẩn
Aeromonas salmonicida, một loại vi khuẩn gây bệnh nhọt (furunculosis) Đây là tác nhân
gây bệnh theo trục ngang và gây tử vong cho cá tầm Đại Tây Dương kích cỡ 40 gam được lây nhiễm khi nuôi chung với cá hồi bị bệnh Tuy vậy, khả năng chống lại tác nhân gây bệnh này ở cá tầm tốt hơn so với cá hồi (Rocco Cipriano, U.S Geological Survey –Biological Resources Division, personal communication) Dấu hiệu lâm sàn khi cá bị bệnh thường là bị hôn mê khi bệnh phát triển, sau cùng là xuất hiện những nốt đỏ ở góc chân vây và các mô khác Theo Post (1987), có thể nhìn thấy các nốt đỏ ở da và các tổ chức khác trên cá tầm Nhưng trong một vài trường hợp lại không có những dấu hiệu lâm sàn trên cá Một dấu hiệu khác của bệnh này là có triệu chứng viêm và lồi của lỗ niệu ở cơ
Trang 24quan sinh dục cá Những dấu hiệu khác của cá bị bệnh là bơi lờ đờ chủ yếu gần mặt nước, không giữ thăng bằng (Wade Jodun, U.S Fish và Wildlife Service, personal communication)
Một bệnh lý khác trên cá tầm gây ra bởi vi khuẩn cũng được Mohler (2003) đề cập đến là triệu chứng phình đại bóng hơi (Hyper–inflated swim bladder syndrome – HISB) Tác nhân gây bệnh theo tác giả cũng chưa được xác định, tuy nhiên đó là một loài vi
khuẩn yếm khí (Bacteriodes sp.), loài mà có thể đã được phân lập từ ruột xoắn của cá tầm
trắng Công trình cũng chỉ ra rằng, một tỷ lệ nhỏ cá nuôi trong các trại sản xuất giống cá tầm Đại Tây Dương bị nhiễm bệnh HISB xảy ra vào mùa thu khi nhiệt độ nước vào khoảng 100C Triệu chứng của bệnh bao gồm bụng phình to, cá mất cân bằng trong khi bơi, đôi lúc bị nổi lộn ngược trên mặt nước Nguyên nhân là do loài vi khuẩn này sản sinh
ra khí hydro như là một sản phẩm thải của quá trình trao đổi chất, dẫn đến bóng hơi của
cá bị phình to
Có một vài báo cáo ghi nhận bệnh xuất huyết do vi khuẩn Aeromonas hydrophila
với tỷ lệ thấp trên cá tầm Ba Tư giống ở Bắc Iran (Soltani và cs, 2001) cũng như cá tầm sống ở sông Harrison – Canada (Raverty và cs, 1999) Vi khuẩn này cũng gây tử vong khoảng 10% trên cá tầm Siberi giống (15 – 30 g) nuôi ở phía Tây Nam nước Pháp (Vuillaume và cs, 1987) Brunetti và cs (2006) đã thông báo về sự bùng phát của vi khuẩn
Pseudomonas fluorescens trên cá tầm Siberi giống (10g) được nuôi ở phía Bắc Italia với
tỷ lệ tử vong cao (40%)
Timur (2009) thông báo bệnh xuất huyết bùng phát trên cá tầm Nga 1 – 2 năm tuổi (100 – 380g) ương nuôi trong ao xi măng tại trường đại học Istanbul Với những triệu chứng như da trở nên đen, xuất huyết ở da và vùng bụng của đầu Phần mang của cá bị tắc nghẽn, xuất huyết hoặc hoại tử Sợi mang có hiện tượng tăng sản các tế bào biểu mô, hoại
tử và gây tróc các tế bào bị hoại tử Theo báo cáo này, đã xác định được tác nhân gây
bệnh là chỉ một loài vi khuẩn Aeromonas hydrophila hoặc kết hợp giữa 2 nhóm A hydrophila và Flavobacterium hydatis Về các dấu hiệu mô bệnh học, bệnh xuất huyết do
Trang 25vi khuẩn trên cá tầm Nga cho thấy sự suy giảm của các yếu tố tạo máu ở thận và lá lách Các tế bào còn lại ở lách bị hoại tử Ở thận, với những biểu hiện như phù cầu thận, ống thận dần bị thoái hóa và hoại tử Ở cơ tim và gan của cá, có những ổ hoại tử dạng lỏng lớn, ruội và niêm mạc dạ dày bị hoại tử
Brunetti và cs (2006) đã báo cáo về dịch bệnh bùng phát tại các trại nuôi cá tầm ở phía Bắc nước Ý gây tỷ lệ tử vong khoảng 40% Tác giả đã phân lập được tác nhân từ
nhóm cá bị bệnh là vi khuẩn Pseudomonas fluorescens Vi khuẩn này gây bệnh trên nhóm
cá giống, kích cở 10g, nuôi trong bể tròn (15 m3), được trang bị hệ thống cung cấp oxy tự động, nhiệt độ nước giao động từ 22 – 240
C Với những dấu hiệu bên ngoài như cá bị tổn thương da vùng quanh hậu môn, giải phẫu cá có những biểu hiện như bóng hơi phình to, xuất huyết phần ruột đặc biệt ở phần đầu và cuối
1.3.1.3 Nấm:
Nấm thuộc nhóm có bào tử động (zoosporic fungi) là tác nhân gây bệnh trên nhiều đối tượng thủy sản từ động vật nhuyễn thể đến các nhóm cá, gây thiệt hại lớn đối với nghề
nuôi trồng thủy sản trên thế giới Saprolegnia australis được báo cáo tìm thấy trên một
vài loài cá Czeczuga và cs (1995) thông báo tìm thấy loài này trên trứng của cá tầm
Acipenser guldenstadti persicus, Acipenser nudiventris và Acipenser stellatus
Saprolegnia rất phổ biến trong hệ sinh thái nước ngọt, và là giống nấm chính trong
nước gây bệnh trên cá nước ngọt ở cả giai đoạn trứng và cá giống (Pelczar và cs, 2008)
Das và cs (2012), khi nghiên cứu về tác nhân Saprolegnia trên cá chép Ấn Độ cho thấy,
bệnh xảy ra ở giai đoạn cá giống, với những dấu hiệu ban đầu như xuất hiện đốm màu đỏ của sợi nấm dạng sợi kèm theo tổn thương da, sau đó xuất hiện lớp nhầy, các đốm đỏ dần dần lây lan rộng, xuất hiện những điển vùng có cấu trúc dạng bông hình tròn trên da cá, sau đó dạng cấu trúc giống bông này lan rộng ra tạo ra các đốm có kích thước 1cm Bệnh
do Saprolegnia gây ra khi có những biến động trong môi trường nước như nhiệt độ từ 8 –
220C, pH tăng lên 9, oxy hòa tan giảm xuống 4 mg/L Cũng theo báo cáo này, cá chết sau
thời gian khoảng 12 – 15 ngày từ khi bị nhiễm nấm Saprolegnia Thời gian này còn phụ
thuộc vào vị trí lây nhiễm nấm ban đầu, loại mô bị phá hủy, tốc độ tăng trưởng của nấm
Trang 26và khả năng chống chịu của cá khi bị lây nhiễm bởi nấm (Neish, 1980; Pickering và cs,
1982) Một số tác giả cũng đã báo cáo cho thấy, Saprolegnia xâm nhập vào mô biểu bì,
bắt đầu từ phần đầu hay vây sau đó lan rộng ra toàn thân (Zaki, 2008; Neish, 1997; Willoughby và cs, 1992)
Mortada và cs (2002) khi nghiên cứu và phân lập tác nhân gây bệnh là nấm
Saprolegnia sp trên cá hồi được nuôi tại Nhật Bản Nhóm tác giả đã thử nghiệm cho 5 loại cá hồi tiếp xúc với bào tử nấm Saprolegnia sp là 2x 105 bào tử/ L Kết quả cho thấy,
tỷ lệ chết đối với 5 loài cá hồi lần lượt là cá hồi nâu (90%), cá hồi đỏ (93,3%) và 100% đối với cá hồi vân, cá hồi Masu và cá hồi Nhật Bản Qua phân tích mô, cá có những biểu hiện như những điểm nhiễm nấm bị nhiễm trùng, mất lớp tế bào biểu bì, phù nề lớp dưới
da, dẫn đến phá hủy phần cơ thịt Từ kết quả, nhóm tác giả báo cáo S parasitica là loài có
độc lực cao đối với các nhóm cá hồi được nghiên cứu
Nấm Saprolegnia cũng lây nhiễm trên cá hồi kể cả giai đoạn trứng (FAO 2011)
Đây là tác nhân gây bệnh thứ cấp, chúng xâm nhập vào đối tượng nuôi khi có xuất hiện những tổn thương bề mặt trên cơ thế cá hoặc do hệ miễn dịch bị suy yếu ((Bruno và Wood, 1999) Với những dấu hiệu bên ngoài tương tự như trên cá chép Ấn Độ: trên da
xuất hiện các đốm màu xám – trắng dạng giống bông Saprolegnia không những gây bệnh
trên cá hồi, cá tầm mà còn lây nhiễm và gây chết cho nhiều loài cá khác như cá nheo Mỹ (Howe và cs, 1999), cá chẽm, cá đối (Bruno và Wood, 1994) gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi
Theo Zaror và cs (2004), nấm Saprolegnia không tồn tại được trong môi trường
nước có độ mặn cao (<17,5%o) cá biệt như loài nấm S parasitica có thể tồn tại và phát triển được ở độ mặn này 17,5%o nhưng không thấy xuất hiện ở độ mặn 35%o Đây là yếu
tố quan trọng trong giải pháp sử dụng nước muối để điều trị bệnh cho cá tầm nói riêng và
cá nước ngọt nói chung do nấm Saprolegnia spp gây ra
1.3.2 Nghiên cứu bệnh trên cá tầm ở Việt Nam:
Trang 27Võ Thế Dũng và cộng sự (2011) đã công bố 3 loài ký sinh trùng gây bệnh trên cá
tầm là Trichodina sp., Gyrodactylus sp.và Ichthyophthyrius multifilis, một loài nấm Saprolegnia sp., và 6 loài vi khuẩn là Aeromonas hydrophila, Pseudomonas cepacia, Streptococus sp., Enterobacter sakazaki, Vibrio cholerae, Serratia odorifera khi nghiên
cứu 27 mẫu cá tầm bị bệnh xuất huyết nuôi ở Lâm Đồng
Theo công trình khác của Võ Thế Dũng và cs (2012), đã xác định các tác nhân gây bệnh trên cá tầm được nuôi trong ao và trong lồng tại Lâm Đồng trên hai đối tượng cá tầm Nga và cá tầm Siberi bao gồm ký sinh trùng, vi khuẩn và nấm Tác nhân là ký sinh trùng
bao gồm Trichodina sp và Ichthyophthirius multifiliis là 2 loài phổ biến trên da và mang của cá với tỷ lệ nhiễm và số lần bắt gặp trong năm cao hơn so với Gyrodactylus sp Cũng
theo báo cáo này, kết quả phân lập từ cá tầm bị bệnh xuất huyết, lở loét đã xác định được
9 loài vi khuẩn là Aeromonas hydrophila, Yersinia ruckeri, Burkholderia cepacia, Streptococcus sp.,Vibrio cholerae, Enterobacter sakazakii, Serratia plymuthica, Serratia odorifera, Hafnia alvei với tần số bắt gặp cao nhất ở 3 loài A hydrophila, B cepacia, Streptococcus sp từ cá tầm nuôi ao và 6 loài vi khuẩn là A hydrophila, B cepacia, Streptococcus sp., V cholerae, E Sakazakii, S odorifera với tần số bắt gặp cao nhất là 3 loài A hydrophila, B cepacia, Streptococcus sp từ cá tầm nuôi lồng Tác nhân là nấm
gây bệnh lở loét, xuất huyết kèm theo những vết trắng loang lổ trên thân được phân lập
được 2 loài là Saprolegnia sp2 và Aphanomyces sp trên cá tầm nuôi ao và 1 loài Saprolegnia sp2 trên cá tầm bệnh nuôi lồng, trong đó tần số bắt gặp của Saprolegnia sp2
cao hơn
Trang 28CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu:
Đối tượng: nghiên cứu cá tầm giống ương nuôi tại Lâm Đồng gồm:
Cá tầm Nga: Acipenser gueldenstaedtii
Cá tầm Siberi: Acipenser baerii
Bảng 2.1 Các thông số về số lượng, chiều dài và khối lượng mẫu
Thông số
Cá tầm Nga
Cá tầm Siberi
Cá tầm Nga
Cá tầm Siberi
Cá tầm Nga
Cá tầm Siberi
Chiều dài (mm) 117 ± 4,5 106 ± 1,6 127 ± 10,3 105 ± 2,4 131 ± 14,6 129 ± 4,8 Khối lượng (g) 18 ± 4,1 15 ± 0,9 33 ± 10,1 13 ± 1,7 22 ± 8,7 23 ± 2,5 Ghi chú: Số liệu được trình bày dưới dạng TB ± SD
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11/2013 đến 6/2014
Địa điểm nghiên cứu:
Mẫu thu tại Klong Klanh, Tuyền Lâm, Giang ly, trại ông Nguyễn Viết Thùy, Đà Lạt nơi ương nuôi cá tầm giống ở tỉnh Lâm Đồng
Phân tích thành phần các tác nhân và thí nghiệm trị bệnh tại Phòng sinh học thực nghiệm – Viện NCNTTS III
2.2 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu mẫu cá:
- Tiến hành thu mẫu hàng tháng tại một số trại ương nuôi cá tầm giống ở Lâm Đồng
- Thu mẫu: theo phương pháp thu mẫu chọn lọc, thu các mẫu cá có những biểu hiện bất thường như cá yếu, hay cọ xát vào vật thể trong bể, tối màu,
Trang 29xuất huyết ngoài da, vây, Mẫu sau khi thu được giữ và đóng túi có bơm oxy ở nhiệt độ 20 - 220C, sau đó vận chuyển cá về phòng thí nghiêm để tiến hành kiểm tra và phân tích
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu bệnh do kí sinh trùng:
Sử dụng phương pháp nghiên cứu toàn diện KST trên cá của Dolgiel Mẫu cá sau khi thu được đo chiều dài (mm) và cân trọng lượng (g), sau đó kiểm tra nội và ngoại KST Những mẫu KST được cố định, làm tiêu bản, bảo quản và tiến hành phân loại
2.2.1.1 Phương pháp kiểm tra và phát hiện ký sinh trùng:
Phương pháp thu và xử lý mẫu:
Hình 2.1 Sơ đồ khối nghiên cứu ký sinh trùng
Chụp ảnh, vẽ, đo kích thước, đếm
Phân loại KST
Kiểm tra KST ngoại ký sinh Giải phẫu kiểm tra KST nội ký sinh
Mẫu cá nghiên cứu
Quan sát KST dưới kính soi nổi, kính hiển vi,
mô tả đặc điểm
Trang 30Mẫu cá sống được cho vào thùng xốp đựng nước ngọt có sục khí, vận chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích Khi thu mẫu kết hợp ghi chép các thông tin về thời gian, địa điểm thu mẫu Kiểm tra phát hiện KST ngoại ký sinh, nội ký sinh và thu thập mẫu KST Cân khối lượng và đo chiều dài cá
Sử dụng một số tài liệu để phân loại KST: ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam
của Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007),Võ Thế Dũng và cs (2012)
Các bước tiến hành thu mẫu ký sinh trùng:
- Quan sát bên ngoài cơ thể cá để phát hiện nhanh một số KST có kích thước lớn
như: đỉa cá, giáp xác,
- Cạo nhớt da và dàn đều trên kính Đem quan sát dưới kính hiển vi (4x10,
10x10) để kiểm tra phát hiện KST
- Dùng xiranh hút máu từ tim cá, dàn đều lên lam đem soi tươi hoặc làm tiêu bản
nhuộm để quan sát dưới kính hiển vi
- Cắt các vây, xương nắp mang và từng lá mang, bỏ vào các hộp lồng có chứa nước ngọt lọc sạch Quan sát KST dưới kính soi nổi Tách KST đưa lên lam
kính, đậy lamen và quan sát dưới kính hiển vi (4x10, 10x10)
- Mổ cá, quan sát cơ quan nội tạng tìm KST
- Tách túi mật, làm tiêu bản dịch mật rồi tiến hành quan sát dưới kính hiển vi
- Kiểm tra KST dưới kính soi nổi của ruột và dạ dày Tách KST đưa lên lam và
đậy lamen, quan sát dưới kính hiển vi với độ phóng đại phù hợp
- Đối với gan, thận, não; đặt lên lam kính, dàn mỏng rồi quan sát dưới kính hiển
Trang 31- Làm tiêu bản cố định:
+ Tách sán, đưa lên lam kính, rửa sạch bằng nước muối sinh lý
+ Tiến hành cố định và rút nước trong cơ thể sán bằng Glacial acetic acid lần lượt 1 giọt và 1–2 giọt
+ Gắn bằng nhựa Canada Balsam
- Phân loại: chủ yếu dựa vào các đặc điểm như hình dạng cơ thể, cấu tạo, kích thước của các cơ quan bám, cơ quan sinh dục
b Động vật nguyên sinh:
- Nghiên cứu trùng sống (tiêu bản tươi):
+ Cạo nhớt hoặc lấy dịch mật, dịch mắt hoặc ép gan, thận,
+ Xem dưới kính hiển vi với độ phóng đại 10x10 hoặc 40x10
Nhuộm tiêu bản cố định: có 2 cách là nhuộm bằng Hematociline và nhuộm bằng Nitrate Bạc (AgNO3) theo phương pháp Klein (Lom và Dyková, 1992)
Phương pháp nhuộm:
Nhuộm bằng Nitrate Bạc (AgNO 3 ):
+ Lấy lam có trùng xếp một lượt vào chậu thủy tinh (để mặt có trùng lên trên) dùng congtogut nhỏ AgNO3 2% đều lên khắp mặt lam
Lấy mẫu ra rửa bằng nước sạch nhiều lần Tiếp tục ngâm mẫu trong nước ngập sâu 1–1,5 cm, đem phơi nắng khoảng chừng 30–60 phút tùy theo cường độ ánh sáng mặt trời
+ Rửa lại nước cất nhiều lần, dựng nghiêng cho khô
+ Quan sát dưới kính hiển vi, gắn tiêu bản bằng nhựa Canada Balsam Có thể dùng Glycerin – Gelatin để gắn tiêu bản nhưng với điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam rất dễ bị mốc và hỏng tiêu bản
+ Dán nhãn ghi rõ thông tin và bảo quản mẫu
Ưu điểm của phương pháp này là vòng răng trên cơ thể trùng được nhìn thấy rõ thuận lợi cho quá trình phân loại
Trang 32- Phân loại động vật đơn bào: quan sát các tiêu bản (tươi hoặc cố định) dưới kính hiển vi với độ phóng đại thích hợp Chụp hình, vẽ, đo, đếm các chỉ tiêu phân loại Đếm số lượng mỗi loài trên từng thị trường hoặc trên cả lam kính
+ Phân loại Trichodina: dựa vào số lượng, hình dạng, kích thước răng, đường
kính cơ thể và vòng đồng tâm
+ Phân loại Ceratomyxa: dựa vào hình dạng và kích thước cơ thể (chiều dài,
đường kính và tỷ lệ giữa khoảng từ điểm giữa ra đến mút của cánh so với đường ngang thân); hình dạng và vị trí của cực nang
+ Phân loại Ichthyophthyrius: dựa vào hình dạng, nhân, kích thước cơ thể
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu bệnh do vi khuẩn:
Dựa theo phương pháp nghiên cứu bệnh vi khuẩn cá và động vật thủy sản của Frerichs (1993), Plumb & Bowser, Bùi Quang Tề (1995), Đỗ Thị Hòa (2005), tham khảo phương pháp nghiên cứu được mô tả trong Võ Thế Dũng và ctv (2012)
Nhuộm gram
Kết luận Định danh vi khuẩn
Mẫu cá
Thu mẫu bệnh phẩm
Nuôi cấy thuần Nuôi cấy phân lập
Đặc điểm, hình
thái khuẩn lạc
Thử phản ứng sinh hóa
Hình 2.2 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu bệnh do vi khuẩn
Trang 33
2.2.2.1 Phương pháp nuôi cấy, phân lập và định danh vi khuẩn:
Môi trường phân lập:
Môi trường:
- Môi trường nuôi cấy cơ bản: TSA (Tryptic Soy Agar) không có muối NaCl, NB (Nutrient Broth)
- Môi trường dùng cho thử các phản ứng sinh hóa:
Bộ kít API 20E, API 20STREP (bioMrieux, Pháp)
- O/F môi trường cơ bản để kiểm tra khả năng lên men và oxy hóa
- Manitol môi trường thử khả năng di động
Hóa chất:
- Hóa chất dùng nhuộm Gram vi khuẩn: crystal, lugol, cồn acetol, fuchsin
- Nước muối sinh lý, cồn 700
Nuôi cấy, phân lập và định danh vi khuẩn:
Mẫu bệnh phẩm (gan, thận, lách, vết loét) lấy từ cá bệnh, được rửa lại 2–3 lần bằng nước muối sinh lý 0,85%, sau đó cho vào ống nghiệm vô trùng và tán nhuyễn bằng đũa thủy tinh Dùng que cấy đã vô trùng bằng ngọn lửa đèn cồn, để nguội, lấy bệnh phẩm cấy lên đĩa thạch chứa môi trường TSA Cho đĩa thạch vào tủ ấm và quan sát kết quả sau 24 giờ, yêu cầu trên bề mặt đĩa thạch phải xuất hiện các khuẩn lạc rời nhau Dựa vào hình dạng, màu sắc và kích thước khuẩn lạc để làm cơ sở xác định loài nghiên cứu
Nuôi cấy loài thuần:
Chọn những khuẩn lạc riêng rẽ và chiếm ưu thế trên bề mặt các đĩa thạch phân lập để nuôi cấy thuần Dùng que cấy vô trùng để cấy thuần chuyển sang đĩa thạch khác, mục đích tạo số lượng lớn vi khuẩn để chuẩn bị cho việc thử các phản ứng sinh hóa làm cơ sở
Trang 34cho việc định danh vi khuẩn hoặc chuyển sang lưu giữ trong trong ống nghiệm chứa môi trường thạch nghiêng TSA có nút đậy tiệt trùng Không được dùng loài đã cấy chuyển quá
5 lần để hạn chế sự thoái hóa và suy giảm độc lực của loài vi khuẩn cần sử dụng
Lưu giữ loài thuần:
- Lưu giữ trong môi trường lỏng: dùng Micropipet lấy khoảng 1ml dung dịch môi trường vào ống Ependord chứa môi trường NB (có chứa 20% Glycerol) rồi dùng que cấy lấy 1 khúm nhỏ khuẩn lạc vi khuẩn đã cấy thuần khuấy đều trong ống Để trong tủ ấm lắc trong khoảng 100 vòng/phút, sau 24 giờ đem lưu giữ trong tủ đông sâu –800C Chủng được lưu giữ bằng phương pháp này có thể dùng được đến 2 năm
- Môi trường thạch nghiêng (TSA): dùng que cấy đầu tròn lấy 1 khúm khuẩn lạc từ đĩa thạch đã được cấy thuần ria đều trên mặt thạch nghiêng, để trong tủ ấm 24 giờ cho vi khuẩn mọc đều rồi đem lưu giữ trong tủ lạnh Bọc các ống nghiệm này trong giấy bạc và túi nhựa vô trùng, bảo quản ở nhiệt độ 5 – 70C để lưu giống định danh sau Chủng được lưu giữ bằng phương pháp này có thể dùng được trong vòng 6 tháng
Nhuộm Gram để quan sát hình thái vi khuẩn: theo phương pháp của
Plumb & Bowser (1983)
- Nhằm mục đích xác định được hình thái, cách sắp xếp và đặc điểm sinh hóa của vi khuẩn thông qua khả năng bắt màu thuốc nhuộm để xác đinh vi khuẩn là Gram dương (bắt màu tím xanh) hay Gram âm (bắt màu hồng)
- Phương pháp: sau khi dùng que cấy đầu tròn đã vô trùng, lấy vi khuẩn từ môi trường nuôi cấy lỏng hay từ khuẩn lạc, hoặc từ các mô cá bệnh, dàn đều thành một lớp mỏng trên lam kính sạch cùng với một giọt nước muối sinh lý, để mẫu khô ở nhiệt độ phòng sau đó hơ cao tấm lam trên ngọn lửa đèn cồn để làm chết vi khuẩn và gắn chúng vào lam, ghi etiket, sau đó tiến hành làm theo lần lượt các bước sau:
Nhỏ dung dịch tím Crystal lên tiêu bản, để 60 giây
Rửa nước nhanh, vẩy khô nước
Trang 35 Nhỏ dung dịch Lugol trong 1 phút
Rửa nước nhanh, vẩy khô nước
Nhỏ dung dịch Cồn – Aceton, nghiêng lam cho cồn chảy qua lam kính để tẩy màu
Rửa nhanh nước và vẩy cho khô
Nhỏ dung dịch Fuchsin trong 1 – 2 phút
Rửa nước, để khô tự nhiên (có thể dùng giấy thấm khô nhưng không làm xước mẫu)
Dùng kính hiển vi có vật kính 100x để quan sát tiêu bản
Vi khuẩn có màu xanh tím – Gram dương (+)
Vi khuẩn có màu đỏ hồng – Gram âm (–)
– Định danh vi khuẩn bằng test API 20E
Thực hiện dãy các phản ứng sinh hóa bằng test kit API–20E Và API–20STREP (Analytical Profile Index) để xác định đặc điểm sinh hóa của vi khuẩn:
22 ARA (Arabinose)
Kết quả định danh dựa vào kết quả dãy phản ứng sinh hóa, bảng tra kết quả API – 20E, API – 20SSTREP và hệ thống phân loại vi khuẩn của Frerichs (1993), Holt và cs (1994)
2.2.3 Phương pháp nghiên cứu bệnh do nấm:
Trang 36- Theo tài liệu của Alexopoulos (1962), Bùi Quang Tề (1995, 1997), Đỗ Thị Hòa và ctv (2003, 2004), Võ Thế Dũng và ctv (2012)
2.2.3.1 Môi trường nuôi cấy nấm:
- Môi trường PDA không muối (Patato Dextrose Agar): 3,9g/100ml
2.2.3.2 Phương pháp nuôi cấy và phân loại nấm:
Hình 2.3 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu bệnh do nấm
Cấy sang môi trường PDA không muối
Quan sát đặc điểm bào tử đính Phân loại
Xác định đặc điểm
hình thái, sinh sản
Thu mẫu Soi tươi mẫu
Cấy mẫu
Nuôi cấy thuần bằng phương pháp một bào tử Nuôi cấy trên môi trường PDA không muối 22–250C
Trang 37- Mẫu được đưa về phòng thí nghiệm, tiến hành kiểm tra sự nhiễm nấm bằng phương pháp soi tươi dưới kính hiển vi
- Cách xử lý:
Mẫu cá giống:
+ Cắt mẫu bệnh phẩm (mang, cơ) nhỏ một giọt nước muối sinh lý lên, đặt lamen trên mẫu rồi soi dưới kính hiển vi quang học (độ phóng đại 100 và 400 lần)
để kiểm tra nhiễm nấm
+ Cấy mẫu vào môi trường PDA có bổ sung 500µm/ml kháng sinh Peniciline & Streptomycin (để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn) Dụng cụ phải được khử trùng trên ngọn lửa đèn cồn để tránh lẫn tạp trong quá trình nuôi cấy Nhiệt độ nuôi cấy ở 250C, sau 2 – 4 ngày quan sát sự phát triển của khuẩn lạc, giống nấm sẽ được thuần loài theo phương pháp nuôi cấy một bào tử
Phương pháp nuôi cấy nấm thuần chủng một tế bào:
Đây là phương pháp nuôi cấy tạo ra một loại khuẩn lạc thuần, từ đó có thể quan sát các đặc điểm, hình thái của loài nấm đang nghiên cứu để phân loại
Từ đĩa môi trường chứa khuẩn lạc, pha loãng thành dung dịch bào tử nấm bằng nước muối sinh lý đến tỷ lệ 3 bào tử/giọt; sau đó, dùng ống hút vô trùng lấy 0,1 ml dung dịch trên chuyển sang đĩa môi trường PDA Dùng que cấy đã vô trùng trang đều trên môi trường nuôi cấy ở nhiệt độ thích hợp 15 – 220
C trong 24 giờ Chọn những khuẩn lạc rời trên môi trường nuôi cấy để lưu giữ thuần chủng
Phương pháp phân loại nấm:
Phân loại nấm: Lấy mẫu sợi nấm soi tươi hoặc nhuộm Xanh Malachite Quan sát hình dạng, đặc điểm của khuẩn ty, bào tử và dựa vào tài liệu phân loại để xác định
Phân loại nấm bậc thấp áp dụng phương pháp của Ainsworth (1973); Frederick và ctv (1969)
Trang 38Phân loại nấm bậc cao áp dụng phương pháp của Booth (1971)
Phương pháp xác định kích thước hiển vi của nấm:
Tiến hành đo kích thước: đường kính sợi nấm, bào tử, túi bào tử
2.3 Phương pháp xử lý số liệu:
Phương pháp thu thập số liệu:
Số liệu thứ cấp: số liệu thông qua các báo cáo của sở Nông nghiệp, sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng; các báo cáo có liên quan đến đề tài này
Số liệu sơ cấp: thời gian, số lượng cá được thu
Kích thước, khối lượng cá
Các chỉ tiêu phân loại ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn,
Các thông số về tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm
Phương pháp phân tích số liệu: tổng hợp, phân tích, so sánh, rút ra nhận xét
Phương pháp xử lý số liệu: xử lý thông qua phần mềm thống kê excel, SPSS
Trang 39N1 là số cá bị nhiễm KST đa bào, hoặc số lam kính có KST đơn bào
Trang 40CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thành phần và mức độ nhiễm ký sinh trùng trên cá tầm Nga và cá tầm Siberi giống ương nuôi tại Lâm Đồng: 3.1.1 Thành phần ký sinh trùng trên cá tầm giống:
Bảng 3.1 Thành phần ký sinh trùng trên cá tầm giống
1896
Tetrahymenita Faure–Fremiet,
1956
Ophryoglenidae Kent, 1882
Gyrodactylidea Bychowsky,
1937
Gyrodactylidea Van beneden et Hesse, 1863
Ceratomyxidae Diflien, 1899