Cá tầm bị xuất huyết

Một phần của tài liệu tác nhân gây bệnh ở cá tầm (acipenser spp.) giai đoạn ương giống tại tỉnh lâm đồng (Trang 52)

Dấu hiệu bệnh lý:

Bệnh thường gặp ở cá tầm giống thu tại Lâm Đồng là bệnh xuất huyết. Tại vây, trên da, đầu và hậu môn của cá xuất hiện các điểm xuất huyết. Ban đầu với những điểm xuất huyết nhỏ, sau lan rộng ra, một số trường hợp bệnh nặng gây ra lở loét vùng bị nhiễm. Một dấu hiệu điển hình nữa là màu sắc cá tối đen, cá bơi lờ đờ, thường xuyên trồi lên mặt nước. Bệnh lây nhiễm nhanh và gây chết rải rác cho cá tầm giống.

Bảng 3.6. TSXH các dạng dấu hiệu bị xuất huyết của cá tầm thu tại Lâm Đồng

Dấu hiệu bệnh lý Cá tầm Nga Cá tầm Siberi TSXH Tỷ lệ (%) TSXH Tỷ lệ (n=49) (n=32) (%)

Dấu hiệu bên ngoài Xuất huyết Phần bụng 27 55,1 19 59,4 Đường bên 18 36,7 13 40,6 Hình 3.4. Cá tầm bị xuất huyết

Vây 30 61,2 22 68,8

Miệng 12 24,5 7 21,9

Dấu hiệu bên trong

Gan sẫm màu 31 63,3 23 71,9

Gan nhợt nhạt 8 16,3 9 28,1

Ruột tích dịch 4 8,2 3 9,4

Trong thời gian nghiên cứu, đã thu 49 mẫu cá tầm Nga và 32 mẫu cá tầm Siberi từ đàn cá bị bệnh xuất huyết tại các trại nuôi ở Lâm Đồng. Trong quá trình kiểm tra mẫu cá bệnh, cá có những biểu hiện đặc trưng thường chỉ biểu hiện ở 1 đến 2 dấu hiệu trên cơ thể mà ít xuất hiện cùng lúc tất cả các dấu hiệu trên. Xuất huyết vây và gan sẫm màu là hai biểu hiện xuất hiện thường xuyên với tỷ lệ cao nhất trên cả cá tầm Nga (61,2% và 63,3%) và Siberi (68,8% và 71,9%). Cũng từ kết quả trên, những dấu hiệu khác như xuất huyết miệng, ruột tích dịch hay gan nhợt nhạt có TSXH thấp ở 2 loài cá tầm này. Kết quả nghiên cứu phù hợp với Võ Thế Dũng và cs (2012). Quan sát cá bị bệnh xuất huyết trong quá trình thu và kiểm tra mẫu, cá có những dấu huyết nhẹ ở ngoài da, bỏ ăn hoặc kém ăn, thường xuyên nổi lờ đờ trên mặt nước.

Kết quả phân lập vi khuẩn trên nhóm cá bị bệnh xuất huyết

Qua thời gian nghiên cứu, tiến hành thu mẫu cá tầm giống có dấu hiệu bệnh xuất huyết. Mẫu được thu ở các trại nuôi cá tầm tại Đà Lạt. Mẫu vi khuẩn được phân lập từ gan của cá bệnh, nuôi cấy trên môi trường TSA, ở nhiệt độ 25oC, sau 24 giờ quan sát khuẩn lạc, ghi chép hình thái, màu sắc khuẩn lạc, nuôi cấy thuần sau đó định danh vi khuẩn.

Trên môi trường TSA thu được 3 dạng khuẩn lạc chính: khuẩn lạc tròn, bề mặt bóng, lồi, màu trắng, đường kính 1,0 – 1,5 mm; Dạng khuẩn lạc tròn, trắng đục, nhỏ li ti (đường kính ≤ 0,5mm) và một dạng khuẩn lạc nhỏ li ti (đường kính ≤ 0,5mm), tròn, hơi bóng.

Dựa vào các đặc điểm về hình dạng khuẩn lạc, nhuộm gram, kết hợp với các phản ứng sinh hóa, kết quả cho thấy có 3 loài vi khuẩn là Aeromonas hydrophyla, A. Salmonicida Pseudomonas luteola.

Một phần của tài liệu tác nhân gây bệnh ở cá tầm (acipenser spp.) giai đoạn ương giống tại tỉnh lâm đồng (Trang 52)