Đặc điểm phân loại các giống loài KST

Một phần của tài liệu tác nhân gây bệnh ở cá tầm (acipenser spp.) giai đoạn ương giống tại tỉnh lâm đồng (Trang 41)

Loài Trichodina nigra, Lom (1960).

Cơ quan ký sinh: Da, mang.

Hình thái: đường kính vòng đĩa bám 44,5 ± 2,14 (40 – 53,1) µm, đường kính vòng móc bám ngoài 39,6 ± 1,9 (30,5 – 48,8) µm, đường kính vòng móc bám trong 27,7 ± 1,4 (19,1 – 34,0) µm. Đĩa bám có 20 – 24 răng. Răng bám gồm 3 phần, phần nhánh trong kết thúc bằng đầu nhọn hoặc tù, có những nhánh ngắn xen kẻ với những nhánh dài hơn, phần giữa (nối nhánh trong và nhánh ngoài) và phần nhánh ngoài ngắn dạng hình lưỡi liềm cong và rộng. Chiều dài nhánh ngoài 8,1 ± 1,4 (5,5 – 8,6) µm, chiều dài nhánh trong 6,7 ± 0,54 (4,5 – 9,0) µm. 7 – 8 tia đồng tâm /răng.

Hình 1.1. Cấu tạo của Trichodina nigra:

da–đường kính vòng bám, d– răng , dd–đường kính vòng răng trong, do–đường kính vòng răng ngoài, b–chiều dài nhánh ngoài răng, c–chiều rộng phần trung tâm, t–chiều dài nhánh trong của răng, nu– số tia đồng tâm/răng, r– tia đồng tâm

Các chỉ tiêu đo đạc về T.nigra là tương tự với

nghiên cứu của Hugo và cs (1998), Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007) về loài này. Tuy vậy, theo nghiên cứu của Hugo và cs (1998), điểm kết thúc của nhánh răng trong là sắc nhọn hay hơi tròn, tương quan về chiều dài giữa nhánh trong và ngoài của răng, kích thước của vòng bám, tia đồng tâm (tia xuyên tâm) có thể thay đổi dài ngắn khác nhau theo mùa, theo từng vật chủ mà T. nigra ký sinh. Do đó, một số chỉ tiêu thu được trong nghiên cứu này

về loài T. nigra ký sinh ở cá tầm có thể tương tự hay sai khác nhất định với một số mẫu thu được ở vật chủ không phải là cá tầm (Hugo và cs, 1998).

Loài Ichthyophthirius multifiliis

Cơ quan ký sinh: da, mang

Hình thái: trùng có hình bầu dục dạng giống như quả dưa, đường kính 47,5–230µm. Bề mặt cơ thể có nhiều tiêm mao sắp xếp thành từng hàng, bao xung quanh có các tiêm mao ngắn, giữa thân có một hạch lớn hình giống móng ngựa và một hạch nhỏ hình cầu dán sát với hạch lớn nên khó nhìn thấy.

Phía trước bụng có miệng, tiêm mao miệng. Miệng gần giống hình móng ngựa, đường tiêm mao đi xung quanh miệng theo chiều ngược với chiều kim đồng hồ đi vào trong miệng.

Nguyên sinh chất chứa nhiều không bào và hạt dinh dưỡng. Con trưởng thành là lớn, tối màu do tập trung nhiều tiêm mao trên bề mặt trùng, di chuyển chậm chạp, theo cách nhào lộn, trong khi con non có kích thước nhỏ hơn, di chuyển nhanh hơn.

Ichthyophthirius multifiliis là loài ký sinh trùng gây bệnh đốm trắng ở cá nói chung và trên cá tầm nói riêng. I. multifiliis ký sinh trên da và mang, tạo nên các điểm màu trắng giống mụn nước nhỏ. Nếu ký sinh trên mang của cá, thường khó nhìn thấy. I. multifiliis

ký sinh gây tổn thương bề mặt da, tạo điều kiện cho nhiều tác nhân cơ hội khác xâm nhập và gây bệnh cho cá. Nếu ký sinh trên mang, I. Multifiliis khiến mang trở nên nhợt nhạt, chúng bám vào mang cá phá hủy các tơ mang gây ảnh hưởng đến hô hấp cá. Chu kỳ sống của trùng gồm 2 giai đoạn: giai đoạn dinh dưỡng ký sinh trên cá, giai đoạn bào nang trùng đã dời khỏi cơ thể cá làm nhiệm vụ sinh sản, mỗi bào nang chứa rất nhiều ấu trùng, hoạt động hô hấp của cá cũng bị ảnh hưởng. Cá có thể chết hàng loạt nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Loài Gyrodactylus sp.

Cơ quan ký sinh: da, mang

Hình thái: kích thước rất nhỏ với chiều dài từ 300 – 400 µm, chiều ngang từ 50 – 60 µm, cơ thể màu trắng nhạt, vận động rất hoạt bát theo phương thức con sâu đo, phía trước có 2 thùy đầu, có 2 tuyến đầu, không có điểm mắt.

Phía sau cơ thể có một đĩa bám hình tròn với đường kính đĩa bám 80 – 100 µm, đĩa bám có các móc bám dạng móc câu với 2 móc ở giữa lớn có chiều dài ngoài móc bám từ 80 – 90 µm, chiều dài trong móc bám từ 45 – 70 µm và 16 móc nhỏ xung quanh có chiều dài từ 20 – 30 µm, các móc bám được cấu tạo bằng kitin, 2 móc lớn ở giữa có 2 bản nối ngang, với chiều dài bản nối ngang nhỏ từ 10 – 15 µm, chiều dài bản nối ngang lớn từ 30 – 35 µm, chiều rộng bản nối ngang lớn từ 25 – 30 µm.

Miệng ở mặt bụng phía trước cơ thể, hầu phình ra hình bầu dục và thực quản rất ngắn, ruột phân thành 2 nhánh, không có hậu môn. Cơ quan sinh dục lưỡng tính, cơ quan sinh dục đực và cái trên cùng một cơ thể, buồng trứng có nhiều trứng nằm ở dưới ruột, có 1 bào thai phát triển và nằm ở giữa 2 nhánh ruột.

Gyrodactylus sp. đẻ con, cơ thể trưởng thành bắt gặp nhiều con có đĩa bám của thế hệ thứ 2, một số trường hợp có thể nhìn thấy thế hệ thứ 3 ở trong bụng.

Loài Ceratomyxa sp.

Cơ quan ký sinh: Mật

Hình thái: hình dạng cơ thể Cetaxomyxa sp. có dạng giống hình trăng non, có hai cánh hai bên được chia ra bởi đường vân, hai cánh có hình dạng và kích thước đều nhau với chiều dài mỗi cánh từ 7 – 9 µm và chiều rộng mỗi cánh từ 4 – 5 µm, trên 2 cánh có 2 cực nang hình bầu dục nằm lệch về phía giữa gần với đường vân chia hai cánh của cơ thể.

Cường độ nhiễm cao nhưng hiện tại chưa thấy tác hại rõ ràng của tác nhân đối với cá tầm trong thời gian nghiên cứu. Với cường độ ký sinh cao, gây cho mật nhợt nhạt.

Một phần của tài liệu tác nhân gây bệnh ở cá tầm (acipenser spp.) giai đoạn ương giống tại tỉnh lâm đồng (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)