Dựa vào tài liệu phân loại của Alexopoulos (1962), với các đặc điển về khuẩn lạc, hình thái sợi nấm, bào tử, kết hợp với một số tài liệu nghiên cứu trước về loài nấm này, có hệ thống phân loại sau:
Hệ thống phân loại (Bruno và Wood, 1999): Ngành: Heterokonta Lớp: Oomycotea Bộ: Saprolegniales Họ: Saprolegniaceae Chi: Saprolegnia Loài: Saprolegnia sp.
Là loài nấm dạng sợi, thuộc nhóm bậc thấp, cấu tạo của nấm đa bào nhưng không có vách ngăn. Chiều dài sợi nấm từ 3 – 5mm, đường kính khoảng 20 – 40µm, hình ống có phân nhánh, và chia thành 2 phần, một phần gốc bám chắc vào cơ thể cá, phần ngọn tự do ngoài môi trường nước.
Nấm Saprolegnia sp. có khả năng sinh sản bằng nhiều hình thức khác nhau như: sinh sản dinh dưỡng bằng bào tử, sinh sản vô tính bằng túi bào tử kín, sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp. Bào tử của nấm Saprolegnia sp. khi phóng ra ngoài môi trường di động nhờ tiêm mao nên gọi là động bào tử sơ cấp. Động bào tử sơ cấp tồn tại trong nước trong
A B C
Hình 3.13. Nấm Saprolegnia sp. phân lập từ cá tầm
A: Khuẩn lạc nấm trên môi trường PDA; B: Sợi nấm, túi bào tử được nhuộm xanh Malachite; C: Động bào tử thứ cấp.
khoảng thời gian vài phút rồi kết bào nang, nảy mầm phát triển thành động bào tử thứ cấp, thời gian tồn tại dài hơn so với động bào tử sơ cấp (Willoughby, 1994). Động bào tử thứ cấp được coi là bào tử lây nhiễm của Saprolegnia (Bruno và cs, 1999; Hatai và cs, 1994).
Saprolegnia phổ biến trong hệ sinh thái nước ngọt và là chi chính gây ra sự nhiễm bệnh do nấm trên trứng và cá nước ngọt. Trên cá, nấm Saprolegnia tấn công vào các mô biểu bì, thường bắt đầu ở phần đầu hoặc vây, sau đó lây lan trên toàn bộ bề mặt của cơ thể. Những biểu hiện bên ngoài của cá bị nhiễm Saprolegnia như nhìn bằng mắt thường có thể nhận thấy các cụm màu trắng xám dạng tròn của các sợi nấm, một dạng giống bông. Das và cs (2012) cho biết, cá bị nhiễm nấm Saprolegnia ngoài xuất hiện những đốm màu trắng – xám còn kèm theo xuất huyết trên da và vây của cá.
Cá bị nhiễm nấm Saprolegnia có hiện tượng bơi lội không định hướng do bị ngứa ngáy, làm cho cá hay cọ xát vào thành bể về hay các vật thể trong nước, gây nên những tổn thương bề mặt như xây xát, tạo điều kiện cho các tác nhân khác có cơ hội xâm nhập và gây bệnh.
Trên thế giới, đã có những báo cáo về thiệt hại do Saprolegnia spp. gây ra. Mỗi năm số cá hồi tại Nhật Bản chết trên 50% mà tác nhân là do loài nấm Saprolegnia parasitica (Bruno và Wood, 1999). Tại Chile, nước đứng thứ hai về sản xuất cá hồi, ở các
trang trại sản xuất giống, Saprolegnia sp. gây ung hư trứng từ khoảng 15 – 25% (Zaror, 2004).
Ở Việt Nam, bệnh do Saprolegnia spp. được biết đến và đặc trưng là bệnh nấm thủy my. Bệnh này bắt gặp khá phổ biến trên các đối tượng nước ngọt truyền thống như cá chép, cá mè, cá trắm cỏ,... Saprolegnia spp. gây thiệt hại đáng kể cho đối tượng nuôi từ giai đoạn giống đến thương phẩm. Bệnh thường bùng phát vào mùa đông xuân, mùa mưa khi nhiệt độ xuống thấp 18 – 250C. (Đỗ Thị Hòa và cs, 2004).
3.3.3. Tần số bắt gặp nấm trên cá tầm giống ƣơng nuôi tại Lâm Đồng
Bảng 3.3. Tần số bắt gặp nấm trên cá tầm giống
Loài cá Nấm phân lập TSBG Tỷ lệ (%)
Tầm Nga (n=19) Saprolegnia sp. 6/19 31,6
Tần Siberi (n=20) Saprolegnia sp. 5/20 25,0
Từ 19 mẫu cá tầm Nga và 20 mẫu cá tầm Siberi thu tại các vùng nuôi khác nhau ở Lâm Đồng với những dấu hiệu nghi nhiễm nấm như có đốm dạng bông xuất hiện bên thân cá, cá bơi lội không định hướng, hay cọ xát bên thành bể. Qua kết quả kiểm tra phân tích từ mẫu cá bệnh này, đã phân lập được một loài nấm Saprolegnia sp., với TSBG 6/19 mẫu cá tầm Nga, 5/20 mẫu cá tầm Siberi. Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với Võ Thế Dũng (2012). Tỷ lệ nhiễm thấp và chỉ bắt gặp trong một thời gian nhất định trong thời gian thu mẫu. Mẫu thu ở Lâm Đồng, bắt gặp từ tháng 11 – 12, do trong thời gian này, thời tiết thay đổi, mưa nhiều, nguồn nước giàu chất hữu cơ, nhiệt độ thấp 18 – 200
C, là điều kiện thuận lợi cho nấm bùng phát và gây bệnh. Đặc điểm này phù hợp với Đỗ Thị Hòa (2004).
Saprolegniaisis phổ biến trong hệ sinh thái nước ngọt. Saprolegnia là chi chính trong môi trường nước gây nhiễm nấm trên cá nước ngọt và trên trứng ((Pelczar và cs, 2008). Das và cs (2012) ghi nhận những trường hợp cá chép thường giống chết do bị nhiễm nấm Saprolegnia sp. trong các tháng mùa đông, nhiệt độ môi trường nước xuống
thấp. Cá bị nhiễm nấm và chết trong vòng từ 12 – 15 ngày với các dấu hiệu nhiễm trùng màu đỏ hay xám trên các điểm bị nhiễm, có thể nhìn thấy sợi nấm. Sau 7 – 8 ngày từ khi bắt đầu nhiễm trùng, xuất hiện các đám hình tròn có cấu trúc dạng bông, sau đó 3 – 4 ngày, cá bắt đầu chết. Zaki (2008), Neish (1997) cho rằng nấm thường lây nhiễm từ phần đầu hoặc vây, sau đó lan rộng toàn bộ bề mặt cơ thể.
Bào tử nấm Saprolegnia sp. có tính di động trong nước nên khả năng lây nhiễm giữa các cá thể trong đàn là rất nhanh. Bruno và Wood (1994) cho rằng thời gian tồn tại của động bào tử trong nước chính là giai đoạn phát tán chính cũng như lây nhiễm của nấm
Saprolegnia sp. Nghiên cứu của Habib và cs (2014) đã phân lập được loài nấm
Saprolegnia sp. trên cả giai đoạn trứng, cá giống và cá thương phẩm cá chép. Theo báo cáo này, nấm Saprolegnia sp. lây nhiễm từ các cá thể trong một ao cũng như giữa các ao khác nhau. Stueland (2009) thông báo tỷ lệ tử vong khi tác giả cho lây nhiễm nấm
Saprolegnia sp. cho cá hồi vân là từ 31 – 89%, bệnh xảy ra ở tất cả các giai đoạn của cá. Hashemi Karouei và cs (2012) cho biết bệnh do nấm Saprolegnia sp. gây ra thường xảy ra khi môi trường nuôi ô nhiễm, thức ăn dư thừa tạo điều kiện cho nấm phát triển và gây bệnh cho cá. Saprolegnia sp. xâm nhập rất nhanh vào cơ thể cá khi hệ thống miễn dịch của cá bị suy yếu. Cá không được bổ sung dinh dưỡng cũng tạo tiền đề để nấm có cơ hội gây bệnh. Bệnh gây chết hằng năm trên 50% ở cá hồi Coho. Nwabueze và cs (2013) báo cáo tỷ lệ nhiễm nấm Saprolegnia sp. trên cá da trơn là 17,4%. Nấm Saprolegnia sp. gây ra dấu hiệu lở loét bề mặt của da cá, tại đây, số lượng động bào tử của nấm (zoospores) tập trung nhiều. Kết quả phù hợp với nghiên cứu trước đó của Romney và cs (1995), đồng thời các tác giả cùng cho rằng nấm Saprolegnia sp. là tác nhân cơ hội, khi mà cơ thể cá có dấu hiệu ức chế, chúng dễ dàng xâm nhập và gây bệnh cho cá nuôi.
Theo Neish (1997), trạng thái sức khỏe yếu của cá kèm theo những biến động của môi trường tạo điều kiện cho nấm Saprolegnia spp. gây bệnh. Nhiệt độ môi trường giảm đột ngột (từ 200
cá, cá dễ bị nhiễm Saprolegnia spp. hơn. Aly và cs (2000) cho biết phạm vi chịu đựng nhiệt độ của nấm này từ 3 – 330C, gây bệnh trên cá có hệ miễn dịch suy giảm.
Việc kiểm soát tác nhân gây bệnh hiệu quả sẽ cải thiện hiệu quả trong sản xuất giống cá nước ngọt nói chung và trên cá tầm giống nói riêng. Một số tài liệu trích dẫn từ các tác giả nghiên cứu phòng trị bệnh Saprolegniaisis do chi nấm Saprolegnia gây ra trên một số loài cá nước ngọt. Das và cs (2012) thông báo, nhiễm nấm nhất là giai đoạn cấp tính thường khó được chữa trị hiệu quả trên cá. Tuy nhiên, một vài hóa chất đã được thử nghiệm và cho kết quả khả quan hơn. Xanh malachine là một hóa chất sử dụng để điều trị nấm rất hiệu quả, song hiện nay, loại này đã bị cấm sử dụng do lo ngại tác động đến sức khỏe con người. Formalin (37%) là một giải pháp thay thế hiệu quả trong điều trị Saprolegnia (Mitchell và cs, 1997) với liều lượng 0,5 – 1,0 ppm tắm trong thời gian 15 phút. Có thể điều trị cá bị nấm Saprolegnia spp. theo 2 bước: tắm cá bằng nước muối (4 ppt) trong 2 phút sau đó tắm với KMnO4 (5 ppm) trong 10 phút. Read và cs (2007) đề nghị tắm cho cá hằng ngày bằng nước muối (2 – 5 ppt) trong 15 phút kèm theo nâng nhiệt độ lên trên 200
C có hiệu quả tốt trong điều trị nấm cho cá. Hatai (1997) sử dụng H2O2
(31%) với nồng độ 250 – 1000 µg/ml có khả năng ức chế, kìm hãm mầm của các bào tử nấm (Theo Đỗ Thị Hòa, 2004).
Trong điều trị tác nhân là loài nấm thuộc Saprolegnia gây ra trên cá tầm Ba Tư (Acipenser persicus) (Ghazvini và cs, 2012), tác giả sử dụng 3 nhóm kháng nấm là Nanosil, Chloramine–T và hydrogen peroxide với nồng độ lần lượt là T1: 80 mg/L Nanosil, T2: 40 mg/L Nanosil, T3: 40 mg/L hydrogen peroxide, T4: 15 mg/L Chloramine– T, T5: 20 mg/L Chloramine–T, tiến hành trong 18 ngày với 15 phút tắm/ngày. Kết quả cho thấy sử dụng Nanosil (80 mg/L) cho hiệu quả tốt nhất. Hydrogen peroxide với nồng độ 40mg/l cũng cho hiệu quả tốt khi điều trị Saprolegnia cho cá tầm.
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
KẾT LUẬN:
1. Tìm thấy 4 loại ký sinh trùng trên các mẫu cá tầm Nga và cá tầm Siberi giống được ương nuôi tại Lâm Đồng gồm Trichodina nigra, Ichthyophthirus multifiliis, Gyrodactyrus
sp. và Ceratomyxa sp. Tỷ lệ nhiễm của các ký sinh trùng giao động từ 0,8 – 20,0% ở cá tầm Nga và 1,7 – 16,1% trên cá tầm Siberi.
Với tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm tương đối thấp, do đó tác động của các loài ký sinh trùng phát hiện được không có ảnh hưởng lớn đến cá giống cá tầm Nga và cá tầm Siberi ương nuôi tại Lâm Đồng.
2. Tìm thấy bệnh xuất huyết trên thân và vây cũng như ở miệng của cá giống cá tầm Nga và cá tầm Siberi.
Đã phân lập và định danh được 3 loài vi khuẩn tìm thấy trên các mẫu cá bị xuất huyết, trong đó có 2 loài thuộc giống Aeromonas – A. hydrophyla có khả năng di động và
A. salmonicida không có khả năng di động; 1 loài thuộc giống Pseudomonas – P. luteola. Tần số bắt gặp của 3 loài vi khuẩn phân lập từ cá tầm giống bị bệnh xuất huyết là khác nhau. TSBG cao nhất là vi khuẩn A. hydrophyla 67,3% (33/49), P. luteola 8,2% (4/49), thấp nhất là A. salmonicida 2,0% (1/49) ở cá tầm Nga, TSBG của vi khuẩn ở cá tầm Siberi cao nhất là A. hydrophyla 65,6% (21/32), P. luteola 12,5% (4/32) và thấp nhất là A. salmonicida 3,1% (1/32).
3. Từ mẫu cá với những dẫu hiệu như có đốm dạng bông hình tròn xuất hiện bên thân cá, cá bơi lội không định hướng, hay cọ xát bên thành bể, đã phân lập được một loài nấm Saprolegnia sp., đây là loài nấm đặc trưng gây bệnh nấm thủy my cho cá nước ngọt ở Việt Nam.
ĐỀ XUẤT Ý KIẾN:
Đề tài mới chỉ định danh đến giống của 2 loài ký sinh trùng là Gyrodactyrus sp. và
Ceratomyxa sp.; một loài nấm Saprolegnia sp. mà chưa định danh đến loài. Do đó, cần có những nghiên cứu tiếp tục để xác định chính xác đến loài của các tác nhân gây bệnh trên cá giống cá tầm.
Đề tài chỉ dừng lại việc nghiên cứu một số tác nhân là ký sinh trùng, vi khuẩn và nấm. Tuy vậy, trong môi trường nước nuôi luôn tiềm ẩn những mối đe dọa lớn đến sức khỏe của đối tượng thủy sản nói chung và cá tầm nói riêng, trong đó vi rút và các nguyên sinh động vật khác cũng gây hại rất lớn đến cá nuôi. Do đó, cần có những nghiên cứu tiếp theo và chuyên sâu về các đối tượng có nguy cơ gây hại khác, từ đó có cái nhìn tổng quát hơn về bệnh trên đối tượng cá nuôi, trong đó có cá tầm, đưa ra những giải pháp thiết thực và hiệu quả, nhằm giảm thiểu mức thấp nhất bệnh gây ra trên cá tầm giống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Võ Thế Dũng, 2011. Quy hoạch chi tiết nuôi cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng đến Năm 2020. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III.
2. Võ Thế Dũng, Võ Thị Dung, Nguyễn Nguyễn Thành Nhơn, Lê Thị Thu Hương,
Nguyễn Thị Hoàn, Nguyễn Thị Hồng Tuyên, Nguyễn Viết Thùy, Nguyễn Trọng Lực, 2012. Nghiên cứu tìm hiểu tác nhân gây bệnh là ký sinh trùng, nấm và vi khuẩn trên cá hồi và cá tầm nuôi tại Lâm Đồng. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài. Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, 121 trang.
3. Võ Thế Dũng, Trần Thị Bạch Dương, 2011. Nghiên cứu tác nhân gây bệnh trên cá tầm (Acipencer baeri) và cá hồi (Oncorhynchus mykiss) trong hệ thống ao nuôi công nghiệp. Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học Thuỷ sản toàn Quốc năm 2011, Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang 196–200.
4. Võ Thế Dũng, Võ Thị Dung, Nguyễn Thị Hồng Tuyên, Nguyễn Viết Thùy, 2011.
Nghiên cứu một số tác nhân có khả năng gây bệnh xuất huyết lở loét ở cá tầm (Acipenser gueldenstaidtii và A. baeri) nuôi ở Lâm Đồng. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Số 23/2011. Trang 74–79.
5. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng và Nguyễn Thị Muội, 2004. Bệnh học thủy sản, Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP. HCM.
6. Hà Ký, 1992. Phương pháp nghiên cứu tác nhân gây bệnh ký sinh trùng ở cá (dịch từ bản gốc của V.A. Muselius). Bộ Thủy sản, Hà Nội.
7. Hà Ký, Bùi Quang Tề, 2007. Ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
8. Bùi Quang Tề, 1995. Thực hành chẩn đoán bệnh tôm cá. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I. Bộ Thủy sản, Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
9. A.A Nwabueze, N.F. Olele and J.K. Ekelemu., 2013. Saprolegniasis in Freshwater Catfishes Sold in Fish Markets in Asaba, Southern Nigeria. Agricultural Science Volume 1, 10–17 ISSN 2291–4471 E–ISSN 2291–448X
10. Altinok, Ilhan, Balta, Fikri, Capkin, Erol, Kayis, Sevki, 2007. Disease of rainbow trout caused by Pseudomonas luteola. Karadeniz Technical University, Faculty of Marine Sciences, Turkey. Vol.273(4), pp.393–397
11. Angelica Docan, V. Cristea, Lorena Dediu, Aurelia Nica., 2012. Control of aeromonas salmonicida infection in rainbow trout (Oncorhynchus mykiss) reared in recirculating aquaculture system. Lucrări Ştiinţifice – Seria Zootehnie, vol. 57, Print ISSN: 1454–7368, Electronic ISSN:2067–2330.
12. Artyukhin, E.N. 2008. Sturgeons (ecology, geographic distribution and phylogeny). St. Petersburg, Izdat’elsvo Sankt–Peterburgskii Gosudarstvennyi Universitet. 137 pp. (In Russian)
13. Atar HH, Bekcan S, Keskin E. 2008. Cultivation techniques of Siberian sturgeon (Acipenser baeri) larvea at hatchery and production. Paper presented at International workshop on Protection Strategy and Production of Sturgeons, Samsun, Turkey.
14. Bauer, O. N., Musselius, V. A. and Strelkov, Yu. A. 1969. Bolezni prudovykh ryb. [Diseases of pond fishes.] Transl. from Russian by A. Mercado. Edited by O. Theodor. 1973.
15. Bauer, A. W., D. M. Perry, and W. M. M. Kirby. 1959. Single disc antibiotic sensitivity testing of Staphylococci. A.M.A. Arch. Intern. Med. 104:208–216.
16. Bauer, A. W., W. M. M. Kirby, J. C. Sherris, and M. Turck. 1966. Antibiotic susceptibility testing by a standardized single disk method. Am. J. Clin. Pathol. 36:493–496.
17. Barannikova, LA., 1987. Hormones in aquaculture. Bull. Acad. Serbe Sci. Arts 96, 91–102.
18. Bazari Moghaddam S ., Mokhayer B , Masoumian M , Shenavar Masouleh A. ,
Jalilpour J. , Masoumzadeh M. ; Alizadeh M., 2009. persicus Parasitic infection among larvae and fingerlings of the Persian sturgeon (Acipenser) in Vniro tanks and earthen ponds. Iranian Journal of Fisheries Sciences.9(3) 342–351
19. Bemis, W. E. and B. Kynard. 1997. Sturgeon rivers: an introduction to acipenseriform biogeography and life history. Environmental Biology of Fishes 48: 167–183.
20. Bouck, G. R., and D.A. Johnson., 1979. Medication inhibits tolerance toseawater in coho salmon smolts. Trans. Am. Fish. Soc. 108: 63–66.Burrows, W. 1973. Textbook of microbiology. p. 204–206. W. B. Saunders Co., Philadelphia, PA.
21. Billard, R. and G. Lecointre. 2001. Biology and conservation of sturgeon and paddlefish. Reviews in Fish Biology and Fisheries 10(4): 355–392.
22. Billard, R., 1989. Éléments de réflexion sur 1'aquaculture en France, 100 ans après la création de la société centrale d'aquaculture et de pêche. Cybium 13, 303– 310.
23. Bronzi P, Rosenthal H, Arlati G, Williot P. 1999. A brief overview on the status and prospects of sturgeon farming in western and central Europe. J Appl Ichthyol 15: 224–227.
24. Bronzi P, Rosenthal H, Gessner J. 2011. Global sturgeon aquaculture production: