Thành phần và mức độ nhiễm ký sinh trùng trên cá tầm Nga và cá tầm Siberi giống

Một phần của tài liệu tác nhân gây bệnh ở cá tầm (acipenser spp.) giai đoạn ương giống tại tỉnh lâm đồng (Trang 40)

3.1.1. Thành phần ký sinh trùng trên cá tầm giống:

Bảng 3.1. Thành phần ký sinh trùng trên cá tầm giống

STT Ký sinh trùng Vật chủ Ngành Lớp Bộ Họ Giống Loài RS SS 1 Ciliophora Oligohymenophorea De Puytorac, 1974 Mobilida Kahl, 1933 Trichodinidae Clau, 1874 Trichodina, Ehrenberg, 1830 T. nigra + + 2 Ciliophora Dolflein, 1901 Hymenostomata Delage et Heroward, 1896 Tetrahymenita Faure–Fremiet, 1956 Ophryoglenidae Kent, 1882 Ichthyophthirius Fouquet, 1876 I. multifiliis + + 3 Plathelminthes Schneider, 1878 Monogenea Van beneden, 1858 Bychowsky Gyrodactylidea Bychowsky, 1937 Gyrodactylidea Van beneden et Hesse, 1863 Gyradactylus Nordmann, 1832 Gyrodactylus sp. + + 4 Myxozoa Myxosporea Buetschli, 1881 Bivalvulida Schulman, 1959 Ceratomyxidae Diflien, 1899 Ceratomyxa Thelohan, 1892 Ceratomyxa sp. + +

3.1.2. Đặc điểm phân loại các giống loài KST: Loài Trichodina nigra, Lom (1960). Loài Trichodina nigra, Lom (1960).

Cơ quan ký sinh: Da, mang.

Hình thái: đường kính vòng đĩa bám 44,5 ± 2,14 (40 – 53,1) µm, đường kính vòng móc bám ngoài 39,6 ± 1,9 (30,5 – 48,8) µm, đường kính vòng móc bám trong 27,7 ± 1,4 (19,1 – 34,0) µm. Đĩa bám có 20 – 24 răng. Răng bám gồm 3 phần, phần nhánh trong kết thúc bằng đầu nhọn hoặc tù, có những nhánh ngắn xen kẻ với những nhánh dài hơn, phần giữa (nối nhánh trong và nhánh ngoài) và phần nhánh ngoài ngắn dạng hình lưỡi liềm cong và rộng. Chiều dài nhánh ngoài 8,1 ± 1,4 (5,5 – 8,6) µm, chiều dài nhánh trong 6,7 ± 0,54 (4,5 – 9,0) µm. 7 – 8 tia đồng tâm /răng.

Hình 1.1. Cấu tạo của Trichodina nigra:

da–đường kính vòng bám, d– răng , dd–đường kính vòng răng trong, do–đường kính vòng răng ngoài, b–chiều dài nhánh ngoài răng, c–chiều rộng phần trung tâm, t–chiều dài nhánh trong của răng, nu– số tia đồng tâm/răng, r– tia đồng tâm

Các chỉ tiêu đo đạc về T.nigra là tương tự với

nghiên cứu của Hugo và cs (1998), Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007) về loài này. Tuy vậy, theo nghiên cứu của Hugo và cs (1998), điểm kết thúc của nhánh răng trong là sắc nhọn hay hơi tròn, tương quan về chiều dài giữa nhánh trong và ngoài của răng, kích thước của vòng bám, tia đồng tâm (tia xuyên tâm) có thể thay đổi dài ngắn khác nhau theo mùa, theo từng vật chủ mà T. nigra ký sinh. Do đó, một số chỉ tiêu thu được trong nghiên cứu này

về loài T. nigra ký sinh ở cá tầm có thể tương tự hay sai khác nhất định với một số mẫu thu được ở vật chủ không phải là cá tầm (Hugo và cs, 1998).

Loài Ichthyophthirius multifiliis

Cơ quan ký sinh: da, mang

Hình thái: trùng có hình bầu dục dạng giống như quả dưa, đường kính 47,5–230µm. Bề mặt cơ thể có nhiều tiêm mao sắp xếp thành từng hàng, bao xung quanh có các tiêm mao ngắn, giữa thân có một hạch lớn hình giống móng ngựa và một hạch nhỏ hình cầu dán sát với hạch lớn nên khó nhìn thấy.

Phía trước bụng có miệng, tiêm mao miệng. Miệng gần giống hình móng ngựa, đường tiêm mao đi xung quanh miệng theo chiều ngược với chiều kim đồng hồ đi vào trong miệng.

Nguyên sinh chất chứa nhiều không bào và hạt dinh dưỡng. Con trưởng thành là lớn, tối màu do tập trung nhiều tiêm mao trên bề mặt trùng, di chuyển chậm chạp, theo cách nhào lộn, trong khi con non có kích thước nhỏ hơn, di chuyển nhanh hơn.

Ichthyophthirius multifiliis là loài ký sinh trùng gây bệnh đốm trắng ở cá nói chung và trên cá tầm nói riêng. I. multifiliis ký sinh trên da và mang, tạo nên các điểm màu trắng giống mụn nước nhỏ. Nếu ký sinh trên mang của cá, thường khó nhìn thấy. I. multifiliis

ký sinh gây tổn thương bề mặt da, tạo điều kiện cho nhiều tác nhân cơ hội khác xâm nhập và gây bệnh cho cá. Nếu ký sinh trên mang, I. Multifiliis khiến mang trở nên nhợt nhạt, chúng bám vào mang cá phá hủy các tơ mang gây ảnh hưởng đến hô hấp cá. Chu kỳ sống của trùng gồm 2 giai đoạn: giai đoạn dinh dưỡng ký sinh trên cá, giai đoạn bào nang trùng đã dời khỏi cơ thể cá làm nhiệm vụ sinh sản, mỗi bào nang chứa rất nhiều ấu trùng, hoạt động hô hấp của cá cũng bị ảnh hưởng. Cá có thể chết hàng loạt nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Loài Gyrodactylus sp.

Cơ quan ký sinh: da, mang

Hình thái: kích thước rất nhỏ với chiều dài từ 300 – 400 µm, chiều ngang từ 50 – 60 µm, cơ thể màu trắng nhạt, vận động rất hoạt bát theo phương thức con sâu đo, phía trước có 2 thùy đầu, có 2 tuyến đầu, không có điểm mắt.

Phía sau cơ thể có một đĩa bám hình tròn với đường kính đĩa bám 80 – 100 µm, đĩa bám có các móc bám dạng móc câu với 2 móc ở giữa lớn có chiều dài ngoài móc bám từ 80 – 90 µm, chiều dài trong móc bám từ 45 – 70 µm và 16 móc nhỏ xung quanh có chiều dài từ 20 – 30 µm, các móc bám được cấu tạo bằng kitin, 2 móc lớn ở giữa có 2 bản nối ngang, với chiều dài bản nối ngang nhỏ từ 10 – 15 µm, chiều dài bản nối ngang lớn từ 30 – 35 µm, chiều rộng bản nối ngang lớn từ 25 – 30 µm.

Miệng ở mặt bụng phía trước cơ thể, hầu phình ra hình bầu dục và thực quản rất ngắn, ruột phân thành 2 nhánh, không có hậu môn. Cơ quan sinh dục lưỡng tính, cơ quan sinh dục đực và cái trên cùng một cơ thể, buồng trứng có nhiều trứng nằm ở dưới ruột, có 1 bào thai phát triển và nằm ở giữa 2 nhánh ruột.

Gyrodactylus sp. đẻ con, cơ thể trưởng thành bắt gặp nhiều con có đĩa bám của thế hệ thứ 2, một số trường hợp có thể nhìn thấy thế hệ thứ 3 ở trong bụng.

Loài Ceratomyxa sp.

Cơ quan ký sinh: Mật

Hình thái: hình dạng cơ thể Cetaxomyxa sp. có dạng giống hình trăng non, có hai cánh hai bên được chia ra bởi đường vân, hai cánh có hình dạng và kích thước đều nhau với chiều dài mỗi cánh từ 7 – 9 µm và chiều rộng mỗi cánh từ 4 – 5 µm, trên 2 cánh có 2 cực nang hình bầu dục nằm lệch về phía giữa gần với đường vân chia hai cánh của cơ thể.

Cường độ nhiễm cao nhưng hiện tại chưa thấy tác hại rõ ràng của tác nhân đối với cá tầm trong thời gian nghiên cứu. Với cường độ ký sinh cao, gây cho mật nhợt nhạt.

3.1.3. Mức độ nhiễm ký sinh trùng trên cá tầm giống:

3.1.3.1. Tỷ lệ nhiễm và cƣờng độ nhiễm KST ở cá tầm giống:

Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm KST ở cá tầm Nga giống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ký sinh trùng Tỷ lệ nhiễm (%) Cƣờng độ nhiễm

(trùng/lam)

Nhớt

(da, vây, mang) Mật Nhớt

(da, vây, mang) Mật

Trichodina nigra 20,0 3,0

Gyrodactyrus sp. 7,0 1,7

Ichthyophthirus multifiliis 8,6 1,3

Ceratomyxa sp. 0,8 3,2*

Ghi chú: *: là trùng/TTK40X.

Qua bảng số liệu trên, cá tầm giống Nga thu tại Lâm Đồng đều bị nhiễm 4 loài ký sinh trùng trong thời gian thu mẫu. Trichodina nigra có tỷ lệ nhiễm cao nhất (20%), tiếp theo là Ichthyophthirus multifiliis (8,6%), Gyrodactyrus sp. (7,0%), đối với Ceratomyxa

sp. mặc dù có tỷ lệ thấp nhất (0,8%) nhưng cường độ nhiễm cao nhất (3,2). Cường độ nhiễm của Trichodina nigra 3 trùng/lam.

Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm KST ở cá tầm Siberi giống

Ký sinh trùng

Tỷ lệ nhiễm (%) Cƣờng độ nhiễm

(trùng/TTK10X) Nhớt

(da, vây, mang) Mật Nhớt

(da, vây, mang) Mật

Trichodina nigra 16,1 1,9

Gyrodactyrus sp. 5,1 1,5

Ichthyophthirus multifiliis 5,1 0,6

Ceratomyxa sp. 1,7 2,8*

Ghi chú: *: là trùng/TTK40X.

Đối với cá tầm Siberi, cũng cho thấy một kết quả tương tự. Từ bảng số liệu trên cho thấy, Trichodina nigra có tỷ lệ nhiễm cao nhất với 16,1%, tiếp đến là Gyrodactyrus

sp. (5,1%), Ichthyophthirus multifiliis (5,1%), tỷ lệ nhiễm thấp nhất là Ceratomyxa sp. (1,7%). Cường độ nhiễm của các trùng trên cá tầm cũng khác nhau, cao nhất là

Ceratomyxa sp. (2,8) và Trichodina nigra (1,9). Cá tầm Siberi trong thời gian nghiên cứu, bắt gặp Gyrodactyrus sp. và Ichthyophthirus multifiliis song cường độ nhiễm của 2 loài này tương đối thấp 1,5 và 0,6 trùng/lam.

Theo Bùi Quang Tề (2008), cường độ nhiễm Trichodina spp. từ 20 – 30 trùng/thị trường với độ phóng đại 10X đã gây nguy hiểm cho cá. Cá sẽ phát bệnh khi nhiễm 50 – 100 trùng/TT10X, tỉ lệ cá chết dao động từ 70 – 100%. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ và cường độ nhiễm của Trichodina nigra tương đối thấp, từ 16,1% (cá tầm Siberi) và 20,0% (cá tầm Nga) mặc dù chưa gây chết nhưng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe cho cá, nhất là giai đoạn giống. Cá bị kích thích bơi cọ xát vào thành hay các vật dụng trong bể ương, rất dễ có những tổn thương cho cá. Trichodina spp. sinh sản rất nhanh nếu gặp điều kiện môi trường thích hợp (Đỗ Thị Hòa và cs, 2004), do đó nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời thì tạo thành dịch bệnh, có thể gây chết hàng loạt cho cá nuôi. Đây là loài ký sinh trên da, vây mang, gây ra những tổn thương nhỏ trên bề mặt cơ thể cá, tạo điều kiện cho các tác nhân cơ hội khác như nấm, vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và gây bệnh. Điều này được Brown và Gratzek (1980); McArdle, 1984; El–Khatib, 1989 và Hassan, 1992 công bố trên cá bị nhiễm Trichodina spp. Cá bị nhiễm ký sinh trùng này với cường độ cao gây nên những tổn thương hay rách lớp màng vây, bào mòn tế bào biểu bì, lở loét. Cơ thể cá kèm theo tích tụ dịch nhầy dày đặc ở bộ phận tổn thương như là cơ chế tự bảo vệ trước sự xâm nhập của ký sinh trùng.

Theo Bazari và cs (2009) khi nghiên cứu sự nhiễm ký sinh trùng trên cá tầm Ba Tư, không tìm thấy Trichodina reticulate trong bể ương với nguồn nước xử lý và ăn thức ăn công nghiệp, nhưng khi đưa ra ngoài ao nuôi, xuất hiện T. reticulate ký sinh trên cá. Tỷ lệ nhiễm là từ 10,0 – 46,7% trên cá giống ương trong ao đất, cũng thời điểm này, cá tầm thu mẫu từ sông có tỷ lệ nhiễm loài trùng bánh xe này là 13,0 – 100,0%. So sánh với kết quả từ nghiên cứu này cho thấy, tỷ lệ nhiễm Trichodina trên cá tầm ương tại Lâm Đồng là thấp hơn. Khan (2004) cho biết, Trichodina spp. có thể gây tổn thương bào mòn trên ký chủ khi ký sinh ở mức cao, thậm chí có khả năng gây tử vong. Những thay đổi trong chất lượng môi trường cũng trực tiếp ảnh hưởng đến sự xuất hiện của các động vật nguyên sinh (Hossain và cs, 2008).

Võ Thế Dũng và cs (2011) báo cáo bắt gặp 2 loài ký sinh trùng Gyrodactyrus sp. và Trichodina sp. trên cá tầm với tỷ lệ 37,5% và 25,0 %. Cũng theo nhóm tác giả, đây là những tác nhân gặp phổ biến trong các hệ thống nuôi công nghiệp trên Thế giới. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nhiễm của Gyrodactyrus sp. thấp hơn, không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cá nuôi. Cá bị nhiễm tác nhân này thường có những biểu hiện như bơi không định hướng do kích thích cọ xát vào các vật dụng trong bể, cá không có dấu hiệu chết khi nhiễm trùng này. Tuy nhiên, Gyrodactyrus sp. là loài đẻ con, cơ thể chứa cả thế hệ thứ 2, 3; sinh sản đơn giản, nhanh nếu gặp môi trường thuận lợi, do đó dễ bùng phát thành bệnh nguy hiểm cho cá nuôi nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời (Võ Thế Dũng và cs, 2011, 2012).

Theo Johnson và cs (1979), khi nghiên cứu trên cá hồi được nuôi ở Bắc Mỹ cho thấy rằng, bệnh bào tử sợi Ceratomyxosis gây ra bởi loài C. shasta có thể gây chết cho cá hồi không chỉ ở giai đoạn cá trưởng thành mà cả trên cá giống, gây tổn thất lớn cho vùng nuôi. Trong thời gian kiểm tra mẫu thu từ các trại nuôi ở Lâm Đồng, tỷ lệ nhiễm loài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ceratomyxa sp. rất thấp (1,7%), cường độ nhiễm là 2,8 trùng/TTK40X chưa thấy tác hại lớn đối với cá nuôi, cá không có biểu hiên bất thường nào. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Võ Thế Dũng và cs (2012). Ceratomyxa spp. nội ký sinh trong mật, được tìm thấy phổ biến trên các đối tượng cá biển với tỷ lệ nhiễm cao. Cá không có dấu hiệu bệnh lý rõ ràng, một số con tuy nhiễm với tỷ lệ cao nhưng cá vẫn thể hiện trạng thái khỏe mạnh (Đỗ Thị Hòa, 2004).

3.1.3.2. Mức độ nhiễm ký sinh trùng ở cá tầm giống theo tháng:

Bảng 3.4. Mức độ nhiễm ký sinh trùng ở cá tầm Nga giống theo tháng

KST Tỷ lệ nhiễm % (theo tháng thu)

T11 T12 T2 T3 T4

Trichodina nigra 16,7 18,2 24,0 16,0 15,4

Gyrodactyrus sp. 3,3 4,5 8,0 8,0 11,5

Ichthyophthirus multifiliis 6,7 9,1 12,0 8,0 7,7

Bảng 3.5. Mức độ nhiễm ký sinh trùng ở cá tầm Siberi giống theo tháng

KST Tỷ lệ nhiễm % (theo tháng thu)

T11 T12 T2 T3 T4

Trichodina nigra 21,7 14,3 20,0 12,5 12,0

Gyrodactyrus sp. 0,0 0,0 8,0 8,3 8,0

Ichthyophthirus multifiliis 0,0 0,0 8,0 4,2 12,0

Ceratomyxa sp. 4,3 4,8 0,0 0,0 0,0

Trichodina nigra được bắt gặp trên cả cá tầm Nga và cá tầm Siberi ở tất cả các tháng trong thời gian nghiên cứu. Với tỷ lệ nhiễm giao động từ 15,4 – 24,0% ở cá tầm Nga, 12,0 – 21,7% đối với cá tầm Siberi. Trichodina spp. có phạm vi phân bố rộng, sinh sản quanh năm. Theo Đỗ Thị Hòa và cs (2004) loài T. nigra sinh sản trong điều kiện ẩm ướt, nhiệt độ giao động từ 22 – 280

C nên dễ dàng tìm thấy loài này ký sinh trên cả 2 loài cá tầm này từ tháng 11 đến tháng 4. Tỷ lệ nhiễm nhìn chung tương đối đồng đều trong các tháng. Mohamed (1999), nghiên cứu tỷ lệ nhiễm của Trichodina sp. trên cá rô phi cho thấy, 49,6 % cá bị nhiễm ký sinh trùng này, tỷ lệ nhiễm cao nhất rơi vào những tháng mùa xuân, đông (62,9 và 56,3%) tiếp theo là mùa thu, hè (41,3 và 35,0%). Cá chết khi nhiễm với cường độ cao kèm theo những điều kiện bất lợi như nuôi mật độ cao cá bị ức chế, khí độc cao (NH3 >0,8mg/l), oxy hòa tan thấp, cá thiếu dinh dưỡng mà Trichodina sp. là tác nhân cơ hội (Ahmed, 1976; Paperna, 1980) .

Gyrodactyrus sp. và Ichthyophthirus multifiliis cũng tìm thấy trên hai loài cá tầm với tỷ lệ tương đối đồng đều trong các tháng 2 – 4. Riêng đối với cá tầm Siberi, không thấy xuất hiện hai loài ký sinh trùng này ở tháng 11 – 12, bởi trong thời gian nghiên cứu, mẫu được thu ở các địa điểm nuôi khác nhau, nguồn nước đưa vào ương nuôi cũng khác nhau, điều kiện sinh thái khác nhau. Do đó, đã bắt gặp trùng trên cá ở vùng này nhưng vùng nuôi khác thì không tìm thấy ký sinh trùng.

Ceratomyxa sp. bắt gặp trên cá tầm giống ương nuôi tại Lâm Đồng từ tháng 11 – 12 với tỷ lệ nhiễm thấp (3,3% – cá tầm Nga, 4,3 – 4,8% – cá tầm Siberi). Từ tháng 2 – 4 không tìm thấy loài này gây bệnh trên cá tầm. Tuy nhiên, hiện nay hiểu biết về vòng đời, về sinh thái của các loài thuộc giống này còn hết sức hạn chế, hơn nữa nghiên cứu này chưa xác định được loài cụ thể, do đó chưa thể giải thích được sự thay đổi đột ngột về tỷ lệ nhiễm trên cá tầm giống.

Thành phần loài ký sinh trùng tìm thấy trên cá tầm Nga và cá tầm Siberi giống tại các thời điểm thu mẫu tại Lâm Đồng là khác nhau. Một số loài được tìm thấy trong suốt thời gian nghiên cứu, một số loài lại bắt gặp ký sinh trên cá ở những thời điểm nhất định, hay trong cùng một thời gian thu, bắt gặp loài KST này nhưng lại không thấy trên đối tượng cá khác. Sự khác nhau không quá rõ rệt về thành phần và mức độ nhiễm giữa các tháng thu mẫu. Trichodina spp. gặp nhiều và thường xuyên trên cá cũng như phổ biến trong các thời điểm khác nhau trong năm, điều này được nhiều tác giả đưa ra Đỗ Thị Hòa 2004; Võ Thế Dũng và cs, 2011, 2012; Snieszko và cs, 1971; Lom, 1962). Thời tiết thay đổi, nguồn nước vẩn đục, giàu chất hữu cơ, cá không được cung cấp đủ dinh dưỡng kèm theo ức chế do mật độ ương nuôi dày là những điều kiện thuận lợi cho các tác nhân cơ hội ký sinh gây bệnh cho cá.

Quản lý điều kiện môi trường nuôi tốt cũng như chăm sóc sức khỏe đàn cá góp phần giảm thiểu khả năng gây bệnh của các tác nhân là ký sinh trùng. Mặc dù, vẫn chưa thấy những tác hại đáng kể nào của ký sinh trùng đối với đàn cá tầm giống trong nghiên cứu này, nhưng sẽ mang đến những tác hại lớn trong tương lai nếu không có những giải

Một phần của tài liệu tác nhân gây bệnh ở cá tầm (acipenser spp.) giai đoạn ương giống tại tỉnh lâm đồng (Trang 40)