1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu bệnh xuất huyết lở loét ở cá mú (Epinephelus spp) nuôi tại Nha Trang, Khánh Hòa

71 1,1K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 843,5 KB

Nội dung

Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm tại nước ta thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cá nhưng cũng là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây bệnh: nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn phá

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Sau 3 tháng thực tập tốt nghiệp, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ các tập thể

và cá nhân, tôi đã hoàn thành nghiên cứu của mình và thu được những kết quả khả quan Qua đây, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất

Trước hết tôi bày tỏ lòng biết ơn Trường Đại học Nha Trang, Khoa Nuôi trồng,

Bộ môn Bệnh học Thủy sản, các thầy cô giáo trong khoa đã tận tình chỉ dạy, cung cấp những nền tảng kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập

và thực hiện đề tài Cám ơn sự hỗ trợ về kinh phí, cơ sở vật chất của dự án NORAD trong quá trình thực hiện đề tài

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn: TS Đỗ Thị Hòa đã tận tình hướng dẫn và cung cấp những lời khuyên quý báu trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài

Tôi chân thành cảm ơn các thành viên của dự án NORAD, đặc biệt là KS Nguyễn Thị Nguyệt Huệ đã giúp đỡ tôi rất nhiều

Trân trọng cảm ơn các thầy, cô, các anh chị, các bạn sinh viên thực tập tại phòng bệnh học Thủy sản đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp thông tin, đóng góp ý kiến cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành đồ án

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới bố mẹ, gia đình, bạn bè, những người luôn sát cánh, động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi suốt thời gian tôi học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp

Xin chân thành cảm ơn

Nguyễn Minh Hằng

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2

1 VÀI NÉT VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2

1.1 Hệ thống phân loại và thành phần loài 2

1.2 Đặc điểm hình thái 2

1.3 Đặc điểm phân bố 3

1.4 Thức ăn và tập tính bắt mồi 3

1.5 Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản 3

1.5.1 Đặc điểm sinh trưởng 3

1.5.2 Đặc điểm sinh sản 4

2 TÌNH HÌNH BỆNH VÀ NGHIÊN CỨU BỆNH Ở CÁ MÚ 4 2.1 Tình hình nghiên cứu bệnh ở cá mú trên thế giới .4

2.1.1 Bệnh do virus 4

2.1.2 Bệnh do vi khuẩn 7

2.1.3 Bệnh kí sinh trùng 10

2.1.4 Bệnh do nấm 14

2.2 Tình hình nghiên cứu bệnh trên cá mú nuôi tại Việt Nam 14

2.2.1 Bệnh do virus 14

2.2.2 Bệnh do vi khuẩn 14

2.2.3 Bệnh ký sinh trùng 15

2.3 Tình hình nuôi và dịch bệnh trên cá mú tại Nha Trang - Khánh Hòa 16

PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

1 ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 18 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

2.1 Phương pháp điều tra 20

2.2 Phương pháp nghiên cứu vi khuẩn 20

2.2.1 Dụng cụ hoá chất và môi trường nghiên cứu 20

2.2.2 Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu 21

2.2.3 Phương pháp nuôi cấy phân lập 21

2.2.4 Phương pháp nuôi cấy thuần chủng 22

2.2.5 Phương pháp nhuộm vi khuẩn 22

Trang 3

2.2.6 Phương pháp làm kháng sinh đồ 23

2.2.7 Phương pháp cảm nhiễm bệnh trên cá khoẻ 23

2.3 Phương pháp mô học 24

2.3.1 Yêu cầu thu mẫu dùng trong nghiên cứu mô 24

2.3.2 Quy trình nghiên cứu mô 25

2.4 Phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng 25

2.4.1 Phương pháp xác định mức độ cảm nhiễm 25

2.4.2 Phương pháp phân loại ký sinh trùng 26

2.5 Phương pháp nghiên cứu nấm 26

3 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 26 PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27

1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ TÌNH HÌNH NUÔI VÀ BỆNH Ở CÁ MÚ NUÔI TẠI KHÁNH HÒA 27 1.1 Kết quả điều tra sơ bộ về tình hình nuôi cá mú tại Nha Trang – Khánh Hòa.27 1.2 Kết quả điều tra tinh hình bệnh ở cá mú nuôi tại Khánh Hòa 29

2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BỆNH LỞ LOÉT TRÊN CÁ MÚ NUÔI TẠI KHÁNH HÒA 33 2.1 Kết quả thu mẫu và đặc điểm mẫu 33

2.2 Kết quả nghiên cứu dấu hiệu bệnh xuất huyết lở loét 33

2.3 Kết quả nghiên cứu tác nhân gây bệnh 37

2.3.1 Kết quả nghiên cứu ký sinh trùng 37

2.3.2 Kết quả nghiên cứu nấm 38

2.3.3 Kết quả nghiên cứu vi khuẩn 38

2.3.4 Kết quả cảm nhiễm nhân tạo 45

PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 51

1 KẾT LUẬN 51 1.1 Kết quả điều tra sơ bộ tình hình nuôi và bệnh trên cá mú nuôi tại Khánh Hòa 51

1.1.1 Sơ bộ tình hình nuôi cá mú tại Khánh Hòa .51

1.1.2 Tình hình bệnh ở cá mú nuôi tại Khánh Hòa .51

1.2 Kết quả nghiên cứu bệnh xuất huyết lở loét ở cá mú nuôi tại Khánh Hòa 51

1.2.1 Kết quả nghiên cứu dấu hiệu bệnh xuất huyết lở loét trên cá mú .51

1.2.2 Kết quả nghiên cứu ký sinh trùng và nấm 51

1.2.3 Nghiên cứu vi khuẩn 52

2 ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 52

Trang 4

tại Nha Trang-Khánh Hòa (n = 30) 30 Bảng 3.3: Các thông tin về mẫu cá bệnh (n = 9) 33 Bảng 3.4: Tần số các dấu hiệu bệnh lý đặc trưng của cá mú

từ cá mú bệnh lở loét bằng các phản ứng hóa sinh 42 Bảng 3.10: Kích thước cá cảm nhiễm ở các lô thí nghiệm 45

Bảng 3.12: Kết quả làm kháng sinh đồ trên 2 chủng vi khuẩn

V parahaemolyticus và V anguillarum 49

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 1.1: Cá mú chấm tổ ong 2

Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 19

Hình 2.2: Sơ đồ nghiên cứu vi khuẩn 20

Hình 2.3: Sơ đồ phương pháp cảm nhiễm vi khuẩn 23

Hình 2.4: Các bước tiến hành trong kỹ thuật mô bệnh học 24

Hình 3.1: Tần số bắt gặp một số bệnh ở cá mú nuôi tại Khánh Hòa 31

Hình 3.2: Một số hình ảnh cá mú bệnh 34

Hình 3.3: Mô bệnh học của cơ cá khỏe (trái) và mô bệnh học ở cơ cá bệnh (phải) 36

Hình 3.4: Mô bệnh học của gan cá mú khỏe (phải) và cá mú bệnh (trái)36 Hình 3.5: Pseudorhabdosynochus epinepheli ký sinh ở mang cá 38

Hình 3.6: Benedenia sp ký sinh ở da cá 38

Hình 3.7: Tần số bắt gặp các loài vi khuẩn trên mẫu cá bệnh .39

Hình 3.8: Tỷ lệ cảm nhiễm các loài vi khuẩn phân lập từ cá mú 40

Hình 3.9: Một số hình ảnh phân lập vi khuẩn từ cá bệnh 43

Hình 3.10: Bố trí các thí nghiệm gây cảm nhiễm trên cá mú .46

Hình 3.11: Cá mú bị bệnh do cảm nhiễm vi khuẩn V anguillarum (4 x 10 6 tb/mL) 47

Hình 3.12: Cá mú bị bệnh do cảm nhiễm vi khuẩn V anguillarum ( 4 x 10 7 tb/mL) 48

Hình 3.13: V anguillarum phân lập được sau cảm nhiễm mọc trên môi trường TCBS 48

Hình 3.14: Một số hình ảnh kháng sinh đồ trên vi khuẩn 50

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

S ‰: Độ mặn

toC: Nhiệt độ

TB: Trung bình

KST: Ký sinh trùng

CĐCN: Cường độ cảm nhiễm

TLCN: Tỷ lệ cảmnhiễm

VK: Vi khuẩn

Trang 6

MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển kinh tế cả nước, trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thuỷ sản đã trở thành một trong những chiến lược phát triển kinh tế quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là nghề nuôi hải sản Trong đó cá mú là một trong những đối tượng nuôi đang được chú ý Với những đặc điểm như lớn nhanh, thịt ngon, cá mú là một mặt hàng được thị trường thế giới ưa chuộng Nghề nuôi cá mú đang phát triển với tốc độ khá nhanh ở các tỉnh ven biển: Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Phú Yên

Khánh Hòa là một tỉnh có nghề nuôi cá biển khá phát triển và cá mú là một trong những đối tượng nuôi phổ biến Tuy nhiên, vấn đề quản lý môi trường, con giống, thức ăn và bệnh đang là những khó khăn của nghề nuôi cá mú tại đây Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm tại nước ta thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cá nhưng cũng là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây bệnh: nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn phát triển, thêm vào đó là việc nuôi cá với mật độ dày, nguồn giống chủ yếu thu gom từ tự nhiên hoặc nhập khẩu có thể đem mầm bệnh từ nơi khác đến và làm bệnh dễ lây lan Vì vậy, làm sao để phòng và trị bệnh hiệu quả đang là bài toán đặt ra cho nghề nuôi cá mú

Một trong những bệnh thường gặp nhất ở cá mú nuôi là bệnh xuất huyết lở loét Bệnh này gây chết rải rác đến hàng loạt trong các hệ thống nuôi, đặc biệt là nuôi lồng

bè Mặc dù vậy, việc nghiên cứu tìm ra tác nhân gây bệnh vẫn đang trong giai đoạn tiến hành, còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu làm rõ, người nuôi vẫn chưa được trang bị phương pháp phòng trị bệnh hiệu quả

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nói trên, đề tài: “Nghiên cứu bệnh xuất huyết

lở loét ở cá mú (Epinephelus spp) nuôi tại Nha Trang, Khánh Hoà” được chúng tôi

thực hiện sẽ góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu về bệnh ở các loài cá biển, làm

cơ sở cho biện pháp phòng trị bệnh ở cá mú trong thực tế sản xuất

Đề tài được thực hiện với các nôi dung sau:

1 Tìm hiểu sơ bộ tình hình nuôi cá mú và mức độ phổ biến của bệnh lở loét trên cá mú tại Khánh Hòa

2 Mô tả dấu hiệu của bệnh xuất huyết lở loét

3 Tìm hiểu tác nhân chính gây bệnh và thử nghiệm kháng sinh trong điều kiện phòng thí nghiệm

Do thời gian và vốn kiến thức còn hạn chế nên báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong sự góp ý của thầy cô và các bạn

Trang 7

PHẦN 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1 VÀI NÉT VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Cá mú là một trong những loài cá biển có giá trị kinh tế cao, sống ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiêt đới Họ cá mú gồm 75 giống và trên 400 loài Hiện nay có nhiều

loài đang trở thành những đối tượng nuôi quan trọng như cá mú mè (Epinephelus

malabaricus), cá mú cọp (E fuscoguttatus), cá mú chấm đỏ (E akaara)

1.1 Hệ thống phân loại và thành phần loài

Họ cá mú (Serranidae) có 75 giống và trên 45 loài Tại Việt Nam, theo kết quả

nghiên cứu của Lê Trọng Phấn (1993) cho biết cá mú tại Việt Nam có khoảng 48 loài thuộc 11 giống Điều này cho thấy thành phần giống loài cá mú tại Việt Nam khá phong phú

Vùng biển Thái Bình Dương có tới 37 loài, Trung Quốc có khoảng 31 loài, Nhật Bản có 25 loài, Đài Loan có 27 loài, Hồng Kông có 17 loài (Nguyễn Nhật Thi, 1997)

1.2 Đặc điểm hình thái

Cá mú có mình hơi dẹp, thân thuôn dài, miệng rộng và chếch, hàm dưới hơi nhô

ra phía trước, trên hàm có nhiều răng nhọn, sắc và nhỏ Cá mú thường chỉ có một vây lưng với phần vây cứng phát triển tốt Tuy nhiên, vây lưng có thể chia làm hai phần riêng biệt, phần mềm vây lưng dài hơn vây hậu môn Vây hậu môn có 3 gai cứng, con đực hơi dài hơn so với con cái Màu sắc cơ thể cá cũng thay đổi thường xuyên tuỳ theo

Trang 8

điều kiện môi trường và giai đoạn phát triển của cơ thể (Đào Mạnh Sơn & Đỗ Văn Nguyên, 1998)

1.3 Đặc điểm phân bố

Cá mú sống chủ yếu ở vùng biển Á nhiệt đới và vùng biển Nhiệt đới, giống

Epinephelus có phân bố rộng nhất Cá mú phân bố từ Đông Châu Phi, Hồng Hải, Ả

Rập, Ấn Độ tới Indonesia, Philippine, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Singapore và Bắc Úc (Đào Mạnh Sơn & Đỗ Văn Nguyên, 1998)

Xét về phân bố sinh thái, cá mú ưa sống ở khu vực rạn san hô, một số khác sống ở vùng đáy đá đáy bùn hay cỏ biển (James và ctv, 1996)

Ở biển Việt Nam, giống Epinephelus phân bố rộng từ Bắc tới Nam (Lê Trọng

Phấn, 1993) Cá mú mỡ (E tauvina), cá mú đen (E heeberi) phân bố phổ biến tại vùng

biển vịnh Bắc Bộ Vùng biển miền Trung chủ yếu phân bố cá loài cá mú chấm đỏ (E

akaara) Vùng biển Đông có cá mú chấm đỏ (E akaara) và cá mú mỡ (E tauvina)

(Nguyễn Nhật Thi, 1997)

1.4 Thức ăn và tập tính bắt mồi

Cá mú thuộc loài động vật ăn thịt vì vậy thức ăn chủ yếu của chúng là các loài giáp xác, cá, và động vật không xương sống Tập tính bắt mồi của chúng là rình bắt mồi ở các khe đá, bụi rong và bụi san hô Chúng săn mồi nhanh nhất vào lúc sáng sớm

và chạng vạng tối Đôi khi vì đợi con mồi mà chúng không ra khỏi nơi ẩn nấp (Lê Trọng Phấn, 1993)

1.5 Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản

1.5.1 Đặc điểm sinh trưởng

Theo Đào Mạnh Sơn và Đỗ Văn Nguyên (1993) cá mú có thể chia làm hai nhóm: nhóm có tốc độ sinh trưởng nhanh và nhóm có tốc độ sinh trưởng chậm Nhóm

có tốc độ sinh trưởng chậm như: cá mú sọc ngang (Epinephelus fasciatus); cá mú đuôi dài (Tosana niwae) kích thước tối đa chỉ 10 cm, cá song sao (E fasico) và cá song sáu sọc (E sexfasciatus) Nhóm có tốc độ sinh trưởng nhanh gồm: cá song mỡ (Epinephelus tauvina) có chiều dài tối đa 235 cm và trọng lượng đạt 137 kg; loài

Promiccrop lanactatus chiều dài đạt 360 cm và trọng lượng đạt 350 kg

Trang 9

1.5.2 Đặc điểm sinh sản

Cá mú thành thục khoảng 3 tuổi khi có khối lượng khoảng 3 kg Cá mú có hiện tượng độc đáo là biến đổi giới tính, một số con khi còn nhỏ là con cái lớn lên biến thành con đực Thời điểm biến tính phụ thuộc loài và điều kiện môi trường sống Cá Mú Mỡ

(Epinephelus tauvina) xảy ra biến tính khi cơ thể cá dài 65 - 75 cm và khối lượng trên

10 kg Cá mú đỏ (Epinephelus akaara) cá cái chuyển thành cá đực khi cơ thể dài 28 - 34

cm với khối lượng từ 0,5 - 1 kg Đây cũng là cơ sở khoa học của việc sử dụng Hormone chuyển giới tính trong quá trình sản xuất nhân tạo giống cá mú Người ta sử dụng Testosteron và 17α - Methyltestoteron với liều lượng khác nhau cho từng loài cá

Các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, độ mặn, dòng chảy ảnh hưởng đến sự chín muồi của tuyến sinh dục Việc tiêm HCG và Pubergen, não thuỳ thể và LRHA vào cơ thể cá kích thích quá trình chín của tuyến sinh dục đẻ trứng và phóng tinh Chúng có thể được sử dụng độc lập hay kết hợp tuỳ theo từng loài nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất

Mùa vụ sinh sản của cá mú tập trung nhất vào tháng 5 - 6, nhưng thường kéo dài từ tháng 3 - 8 Cá đẻ ở vị trí nước sâu, trứng và ấu trùng theo dòng nước và thuỷ triều trôi nổi vào vùng nước ven bờ (Đào Mạnh Sơn & Đỗ Văn Nguyên, 1998) Sức sinh sản từ 1.000.000 – 5.000.000 trứng Trứng có đường kính trung bình 0,8 mm, đường kính giọt dầu 0,19 mm Trứng nở ra cá bột sau 18 - 20 giờ ở nhiệt độ 27 - 29oC Thời điểm đẻ vào lúc thuỷ triều đạt mức cao (trên 2 m) và từ 16 h đến nửa đêm (Ruangpanit và ctv, 1989)

2 TÌNH HÌNH BỆNH VÀ NGHIÊN CỨU BỆNH Ở CÁ MÚ

2.1 Tình hình nghiên cứu bệnh ở cá mú trên thế giới

Trên thế giới, đặc biệt là một số nước Đông Nam Á như Malaysia, Singapore, Nhật Bản, cá mú và bệnh trên cá mú được nghiên cứu khá nhiều Các công trình nghiên cứu đều cho thấy cá mú là nhóm mẫn cảm với bệnh vì hầu hết các bệnh thông thường trên cá biển đều bắt gặp ở cá mú bao gồm: các bệnh virus, vi khuẩn, kí sinh trùng và nấm

2.1.1 Bệnh do virus

Các nghiên cứu cho thấy có hai loài virus thường gây bệnh trên cá mú là virus

Nodavirus gây bệnh VNN và bệnh do virus Iridovirus

Trang 10

a Bệnh VNN (Viral Nervous Necrosis)

Tác nhân chính gây bệnh VNN là Nodavius, virus này có vật chất di truyền là một ARN thuộc giống Betanodavirus với kích thước 25 - 30 nm (Kazuya Nagasawa và

ctv, 2004) Bệnh VNN có phân bố rộng, xuất hiện ở nhiều nước từ Châu Mỹ đến Châu Âu: Pháp, Đức, Italy và Châu Á: Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Brunei, Singapore, Philipine

Nodavirus có ký chủ khá rộng bao gồm hơn 20 loài cá như: cá vược Châu Âu,

cá bơn sao, bơn Nhật Bản, tráp đỏ, nóc, bơn Đại Tây Dương, mú lưng gù Các loài cá

mú có thể bị cảm nhiễm virus này bao gồm: Epinephelus malabaricus; E bruneus;

Cromileptes altivelis

Dấu hiêu bệnh lý bên ngoài của bệnh là hiện tượng cá bơi nhanh, không định hướng, quay tròn hoặc xoắn cơ thể Cá trưởng thành và cá bố mẹ bụng có thể phình to, bơi lờ đờ, màu sắc cơ thể nhợt nhạt, bỏ ăn Các dấu hiệu bên trong cá bị nhiễm VNN: gan chuyển màu nhợt nhạt, ruột chứa đầy dịch hơi xanh và nâu Tuy nhiên, đối với cá giai đoạn nhỏ thì dấu hiệu của bệnh không rõ ràng Virus gây bệnh được tìm thấy ở não, tuỷ sống, tuyến sinh dục, gan, dạ dày và ruột

VNN được đánh giá là bệnh truyền nhiễm gây tác hại lớn nhất với cá biển đặc biệt là giai đoạn cá giống: cá hương khi bị nhiễm VNN có thể chết tới 70%, cá cỡ 2,5 -7,5 cm chết tới 100%, khi cá đạt kích cỡ lớn hơn 15 cm thì tỉ lệ chết giảm hơn (dưới 20%)

Trong những năm gần đây, VNN đã thực sự trở thành mối đe dọa đối với ngành nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới Năm 1994 - 1995, bệnh này đã gây chết 80 - 90% cá

bột và cá giống loài E akaara ở nhật Fukuda và ctv (1995) cũng khẳng định rằng

Nodavirus chính là tác nhân gây bệnh cho E septemfasciatus ở Nhật, bệnh thường xảy

ra khi nhiệt độ cao (tháng 7 - 8) Bệnh VNN cũng được báo cáo tại một số nước khác: tại Triều Tiên, bệnh có thể gây chết tới 80% số cá chỉ trong một vài tuần (Salem và

ctv, 1996) Tại Thái Lan, bệnh thường xảy ra trên cá mú E malabaricus, gây chết

100% nếu cá ở giai đoạn nhỏ, cá lớn chết 20% (Danaxado và ctv, 1995) Bệnh có thể xuất hiện ở hầu hết các giai đoạn phát triển của cá nhưng khả năng nhiễm bệnh nặng nhất là giai đoạn ấu trùng dưới 20 ngày tuổi

Trang 11

Như vậy, có thể thấy rằng bệnh VNN gây tác hại rất nghiêm trọng cho nghề nuôi cá biển, đặc biệt là trong sản xuất giống nhân tạo, vì vậy để giảm thiểu tác hại của bệnh VNN, các biện pháp phòng bệnh tổng hợp được áp dụng: chọn đàn giống cá bố

mẹ sạch bệnh, vệ sinh dụng cụ bằng Chlorine (100 ppm), loại bỏ cá chết, cá yếu ra khỏi đàn cá nuôi Hiện nay các nghiên cứu về bệnh VNN vẫn được triển khai nhằm hạn chế tác hại của bệnh

b Bệnh do Iridovirus

Iridovirus là nhóm gây bệnh phổ biến, phân loại họ Iridovirus bao gồm Iridovirus, Chloriridovirus, Ranavirus, Lymphocystivirus (Danayadol và ctv, 1995)

Bệnh do Iridovius được thông báo đầu tiên vào năm 1990 Năm 1992, bệnh này

xuất hiện trên cá mú mỡ tại Singapore ở giai đoạn cá giống và cá hương Ở Đài Loan bệnh xuất hiện vào hầu hết các giai đoạn nuôi (Chou và ctv, 1998)

Trang 12

Bảng 1.1: Một số bệnh thường gặp do Iridovirus gây ra

− Kích thước tế bào ở lá lách lớn lên khác thường

− Khả năng nhiễm bệnh 100% từ cá bệnh sang cá khoẻ chỉ trong 11 ngày

Blister Disease 140 - 160 nm − Cá bỏ ăn, trên da và vây xuất hiện vết phồng lên

− Khi bệnh nặng, cơ thể tối sẫm

− Sau 8 - 10 ngày nhiễm, tỉ lệ chết rất cao

Grouper

Iridovirus Disease

(GIVD)

200 - 240 nm

− Cá bơi lội không bình thường, bỏ ăn, hôn mê

− Màu sắc vây và đuôi tối nhạt

− Khi bệnh nặng, cá nổi lên mặt nước sau đó chìm xuống đáy bể chết

Trang 13

Vibrio spp; Pseudomonas spp; Pasterella piscicida; Flexibacter spp gây bệnh trên cá

mú (Epinephelus spp), cá chẽm (Lates calcarifer) và cá hồng (Lujanus spp) (Inglis và ctv, 1983) Tại Thái Lan, Aeromonas spp, Flexibacter spp và Streptococcus được xác định là tác nhân gây bệnh trên cá mú nuôi lồng Ở Nhật Bản, Pasteurella piscicida gây bệnh trên cá mú chấm đỏ (E akaara) (Muroga và ctv, 1997)

Dưới đây là một số bệnh vi khuẩn thường gặp ở cá biển

a Bệnh Vibriosis

Các vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio gây bệnh nhiễm trùng máu và xuất huyết trên

cá biển Đã xác định được 4 loài Vibrio thường gặp nhất trên các mẫu cá bệnh: Vibrio

paraheamolyticus, V alginolyticus, V anguillarum, V damsela (Davis & Park, 1962;

Horne, 1982; Colwell & Games, 1984)

Vi khuẩn Vibrio spp có ký chủ rộng và thường xuất hiện trên một số loại cá mú như: Epinephelus malabaricus, E tauvina, E coioides và E bleekeri Đặc biệt, hai loài vi khuẩn V paraheamolyticus và V alginolyticus được xác định là thường gặp trên cá mú nuôi tại Singapore, vi khuẩn Vibrio cũng gây tỉ lệ chết lớn trên cá mú mỡ (E tauvina) giai đoạn 2 - 4 cm Bệnh đã được thông báo ở nhiều nước thuộc khu vực

Đông Nam Á: Malaysia, Triều Tiên, Indonesia, Thái Lan, Singapore, Philippine Phần

lớn cá nhiễm bệnh Vibriosis đều có các biểu hiện chung là giảm ăn dẫn đến bỏ ăn, cơ

thể tối sẫm, vây thối rữa, mòn cụt, cơ thể bị lở loét, mắt lồi, mờ đục Xuất huyết ở nội tạng và các cơ quan trong cơ thể Cá bị bệnh nặng có thể hôn mê, bơi gần mặt nước và không giữ được thăng bằng

Bệnh Vibriosis gây tác hại đáng kể cho nghề nuôi cá biển Khả năng gây chết

của bệnh là trên 50% và tùy thuộc vào sự quản lý môi trường và cho ăn Vi khuẩn dễ

dàng xâm nhập khi có tác nhân cơ hội mở đường là ký sinh trùng (Monogenea và

Protozoa) gây tổn thương tại mang và da Bệnh dễ bùng nổ tại độ mặn 30 - 35 ‰ Các

đặc điểm trên đây là cơ sở khoa học giúp đề ra các biện pháp phòng bệnh

b Bệnh do Pseudomonadiasis

Đây là một bệnh xuất huyết do vi khuẩn thuộc nhóm Pseudomonas Từ mẫu cá bệnh đã phân lập được một số loài vi khuẩn thuộc nhóm này như: P chlororaphis,

P anguilliseptica, P flourescens, P putida, trong đó P anguilliseptica được xem là

tác nhân gây bệnh nguy hiểm nhất cho các loài cá nuôi (Austin, 1999)

Trang 14

Nhóm vi khuẩn Pseudomonas đã bắt gặp ở cá mú mỡ (E tauvina) nuôi lồng tại

Malaysia Nhóm vi khuẩn này có thể gây bệnh cho tất cả các giai đoạn phát triển của

cá mú (Tendencia và ctv, 2004) Riêng Pseudomonas flouresceus gây bệnh trên cá mú

mỡ (E tauvina), bệnh thường xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau (Nash và ctv,

1987) Cá dễ dàng bị nhiễm khuẩn khi bị sốc do nhiệt độ nước thay đổi đột ngột hoặc trong điều kiện nước xấu và nghèo dinh dưỡng Khi nhiễm bệnh, cá bị xuất huyết trên khắp cơ thể, mắt bị đục, lở loét da, vây và đuôi

c Bệnh Flexibacteriosis

Tác nhân gây bệnh là nhóm vi khuẩn Flexibacter spp gây ra Bệnh thường gây

tác hại lớn ở giai đoạn cá giống khi nhiệt độ nước cao hơn 15oC (Magarinos và ctv, 1995) Các loài cá bơn, cá hồi, cá chẽm, cá tráp đã được báo cáo là những loài từng nhiễm bệnh này

Ở cá mú, Flexibacter spp gây bệnh ở mang và vây Các loài Flexibacter sp,

Cytophaga sp và Flavobacterium sp gây bệnh ở mang và thường gặp nhất trên cá mú

nâu và cá mú mè ở Brunei, chúng có thể gây tỉ lệ chết hơn 80% ở giai đoạn cá giống (Hamid và ctv, 2001) Ban đầu vi khuẩn tấn công vào bề mặt mang, phát triển rộng làm hoại tử tế bào tơ mang dẫn đến tình trạng mang bị lở loét, khiến cá bị cản trở hô hấp Dấu hiệu ban đầu của bệnh là hiện tượng cá bơi lờ đờ, màu sắc thân sậm hơn, bỏ

ăn, sau đó cá bơi gần mặt nước, nắp mang phồng lên, các tơ mang dính lại với nhau, mang tiết nhiều dịch nhờn Bệnh thường xảy ra khi chất lượng nước kém do mưa to, các chất lơ lửng trong nước bám vào mang và nồng độ oxy thấp tạo điều kiện cho vi

khuẩn phát triển (Kasornchandra và ctv, 2002) F maritimus còn kết hợp với vi khuẩn

Vibrio sp gây bệnh mòn vây, xuất huyết ở cá mú chuột tại Indonesia Cá nhiễm bệnh

có thể chết đến 80% đàn cá trong vài ngày nếu không được xử lý kịp thời Bệnh thường xảy ra khi độ mặn cao khoảng 30 - 35 ‰ (Zafran và ctv, 1998)

d Bệnh Streptococcosis

Streptococcocus còn được gọi là bệnh mụn đỏ trên thân (Red Boil Disease) và

thường xuất hiện cùng với bệnh Vibriosis Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn

Streptococcus spp, Gram dương, đường kính nhỏ hơn 2 μ m, hình cầu hoặc hình oval,

thường xếp thành cặp hoặc nối chuỗi

Trang 15

Cá nhiễm bệnh thường có nhiều mụn sưng đỏ trên da, sau đó vỡ ra làm hoại tử phần cơ, những vết thương tổn này có thể mở đường cho các vi khuẩn khác xâm nhập

Cá bệnh có thể xử lý bằng cách trộn vào thức ăn Oxonilic acid (20 mg/kg) và tắm cá bằng Prefuran (2 ppm) trong 1h (Tendencia và ctv, 2004)

Bệnh đã được phát hiện trên cá mú chấm nâu và cá mú mè ở Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan (Hamid và ctv, 2001) Bệnh không gây chết ở cá trưởng thành nhưng lại thường xuất hiện ở giai đoạn cá bột, cá giống và gây tỷ lệ chết khoảng 10 % (Tendencia và ctv, 2004)

Nhìn chung các bệnh do vi khuẩn đều có thể phòng ngừa bằng cách: duy trì mật

độ nuôi thích hợp Duy trì sự lưu thông nước cho lồng nuôi bằng cách vệ sinh và thay lồng để giảm thiểu sinh vật bám Thức ăn tươi và nhân tạo cho cá phải được bảo quản tốt

Xử lý tắm cá bằng nước ngọt trong 15 - 30 phút Tắm cá nhanh bằng dung dịch Formalin và Iodin Có thể sử dụng một số loại kháng sinh không bị cấm trong nuôi trồng thủy sản để điều trị bệnh vi khuẩn Tuy vậy, cần chú ý đến các nguyên tắc khi sử dụng kháng sinh (sử dụng đúng thuốc, đúng thời gian, liều lượng quy định) để hạn chế hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn Vấn đề kháng kháng sinh của vi khuẩn hiện nay vẫn đang là một thách thức đối với ngành bệnh học thủy sản

2.1.3 Bệnh kí sinh trùng

Bệnh kí sinh trùng là một trong số những bệnh thường gặp nhất ở cá mú Các nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng trên cá mú cho thấy mức độ cảm nhiễm của cá nuôi lớn hơn 3 lần so với cá tự nhiên Mức độ cảm nhiễm cùng một loại kí sinh trùng trên cùng một loài cá ở các vùng địa lý khác nhau thường khác nhau Nhiều nghiên cứu cho thấy khi KST với cường độ cảm nhiễm cao thường gây tác hại lớn với cá mú, đặc biệt

là ở giai đoạn cá giống KST thường gặp nhất là nhóm động vật đơn bào (Protozoa)

Ngoài ra nhiều loài thuộc nhóm ngoại ký sinh thường gây thương tổn trên bề mặt cơ thể tạo điều kiện cho các tác nhân khác xâm nhập và gây bệnh như sán lá đơn chủ,

giáp xác, đỉa, giun tròn,…

a Bệnh do Protozoa

Protozoa ký sinh được báo cáo gây bệnh trên cá mú (Serranidae) ở giai đoạn cá

giống (Chong và ctv, 1986) chủ yếu thuộc các nhóm sau:

Trang 16

- Bệnh Amyloodioniosis:

Bệnh này còn gọi là bệnh đốm trắng do Amyloodinium ocellatum gây ra Chúng

thuộc nhóm ngoại ký sinh, cơ thể có hai roi dài để vận động và các đĩa bám với cấu tạo

đặc biệt giúp chúng bám lên da và mang Loài này đã gây bệnh trên cá mú (Epinephelus

spp và Cromileptes altivelis) giai đoạn cá giống ở Malaysia và Indonesia (Zafran và ctv,

- Bệnh Cryptocaryonosis

Bệnh Cryptocaryonosis do Cryptocaryon irritans gây ra, kích thước của chúng

0,3 – 0,5 mm, có dạng hình tròn và có nhiều tiêm mao trên bề mặt cơ thể (Yambot và ctv, 2003)

Cá bệnh thường có nhiều đốm trắng đục trên da, mang vì vậy bệnh này cũng được gọi là bệnh đốm trắng Cá giảm ăn, nổi từng đàn trên mặt nước, bơi lờ đờ, trên thân có nhiều chỗ xuất huyết, mắt lồi, hoạt động hô hấp khó khăn Những vết mòn trên

da dần loét ra mở đường cho các tác nhân gây bệnh khác đặc biệt là vi khuẩn Bệnh có thể điều trị bằng cách tắm cá trong nước ngọt khoảng 15 phút hoặc xử lý 0,5 ppm CuSO4 trong 5 - 7 ngày (Cruz-Lacierda và ctv, 2004) Ở cá mú bệnh này đã bắt gặp ở

các loài như: Epinephelus bontoides, E coioides, E malabaricus, E tauvina nuôi lồng

ở Indonesia, Malaysia và Singapore và Thái Lan (Chao và ctv, 1994)

- Bệnh trùng bánh xe (Trichodiniosis)

Bệnh Trichodiniosis gây ra bởi bọn Protozoa thuộc các giống khác nhau:

Trichodina, Trichodinella và Tripartiella

Cá nhiễm bệnh thường tiết nhiều nhớt ở da và mang Bệnh nặng có thể gây chết

ở giai đoạn cá nhỏ, các KST này làm tổn thương tơ mang dẫn đến cản trở hoạt động hô hấp Có thể hạn chế được tác hại do trùng bánh xe bằng biện pháp tắm cá trong nước ngọt 15 phút và sục khí mạnh (Chong và ctv, 1986), (Leong và ctv, 1997) Hiện nay

Trang 17

nhiều nước trên thế giới đã có báo cáo về bệnh này ở các loài cá mú nuôi như: Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái lan Các loài cá mú đã từng bắt gặp bệnh này là:

Epinephelus bontoides, E coioides, E malabaricus, E tauvina, E bleekeri, E suillus

hóa Bệnh này đã được báo cáo ở cá mú Epinephelus spp ở Trung Quốc và Thái Lan

mang như Pseudorhabdosynochus spp, Diplectanum spp, Megalocotyloides spp, sán

ký sinh ở da như Benedenia spp, Neobenedenia spp Hầu hết chúng có kích thước nhỏ

Cá nhiễm bệnh nặng có thể bị mù mắt, xuất huyết, tổn thương tơ mang hoặc gây lở loét trên da mở đường cho các tác nhân khác, đặc biệt là vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh Sán lá đơn chủ ký sinh ở hầu hết các loài cá nuôi trong đó có cá mú, chúng

có thể cảm nhiễm trên nhiều loài cá mú: E coioides, E fuscoguttatus, E lanceolatus,

E malabaricus, E tauvina Bệnh đã được thông báo tại Malaysia, Myanmar,

Philipines, Singapore, Thái Lan và Trung Quốc (Leong và ctv, 1997) Bệnh có thể gây chết hàng loạt cá con cỡ 10 - 15 cm và nếu cường độ nhiễm cao có thể gây chết cá lớn Biện pháp tắm Oxy già (H2O2) 100 ppm hay formalin (100 ppm) trong 10 - 15 phút có hiệu quả khi điều trị bệnh này (Cruz-Lacierda và ctv, 2004)

- Bệnh sán lá song chủ (Digeneans-Trematodes)

Tác nhân gây bệnh thuộc nhóm Trematodes Sán lá song chủ có vòng đời phát

triển phức tạp gồm nhiều giai đoạn và phải qua 2 - 3 ký chủ trung gian là nhuyễn thể

và giáp xác trước khi nhiễm vào cá

Trang 18

Các nghiên cứu cho thấy các sán lá song chủ ký sinh đều gây hại cho cá nhưng tác hại không lớn như sán lá đơn chủ Chúng thường cảm nhiễm trên các loài cá mú

như: E coioides, E malabaricus, E tauvina nuôi lồng tại Malaysia, Myanmar, Philippine và Thái Lan Nhóm Trematoda thường gặp trên cá mú chủ yếu là

Prosorhynchus pacificus Hiện nay việc phòng trị bệnh này chưa có biện pháp hữu

hiệu, chủ yếu là tiêu diệt các ký chủ trung gian trong hệ thống nuôi (Cruz-Lacierda và ctv, 2004)

- Bệnh do giun tròn (Nematodes)

Giun tròn thuộc bọn nội ký sinh, chúng có kích thước lớn, thường dài từ 1 - 2

cm, có bọn dài đến hơn 20 cm (Philometra sp) Ở cá mú thường gặp giun tròn nhóm

Philometra sp., Anisakis sp và Raphidascaris sp Chúng thường ký sinh trong ruột, dạ

dày, cơ, tuyến sinh dục Cá bị nhiễm nặng cơ thể bị đổi màu, gầy yếu và chậm lớn

Các báo cáo cho thấy giun tròn cảm nhiễm trên cá mú Epinephelus coioides

và E malabaricus ở Indonesia, Malaysia, Thái Lan Để hạn chế tác hại của bệnh này

cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp như: tránh cho ăn cá tạp bị nhiễm, xử

lý ao đìa bằng vôi để loại trừ trứng giun, ký chủ trung gian (copepods) (Leong và ctv,

1997)

c Bệnh do giáp xác ký sinh (Crustacean)

Giáp xác thường gặp ở cá mú thuộc nhóm giáp xác chân chèo Caligid

copepoda (Caligus sp., C epidemicus và Lepeophtheirus sp.) và giáp xác chân chèo Isopoda (Rhexanella sp) Chúng ký sinh ở tất cả các giai đoạn phát triển của cá và gây

tác hại nghiêm trọng nhất ở giai đoạn cá con

Khi nhiễm bệnh nặng, cá thường có biểu hiện bơi lội bất thường, ngứa ngáy khó chịu, cọ nhiều vào thành lồng gây lở loét Các vết lở loét trên da mở đường cho các tác nhân gây bệnh khác xâm nhập Bệnh đã được thông báo ở Indonesia, Malaysia,

Thái Lan, Philippines và thường xuất hiện trên các loài cá mú như: Epinephelus

coioides, E malabaricus, E fuscoguttatusn Biện pháp tắm nước ngọt hoặc Oxy già

(150 ppm) hay formalin (100 – 150 ppm) trong 10 - 15 phút có thể hạn chế tác hại của bệnh này (Cruz-Lacierda và ctv, 2004), (Leong và ctv, 1994)

Trang 19

2.1.4 Bệnh do nấm

Các nghiên cứu về bệnh nấm trên cá biển còn ít Các nghiên cứu về hội chứng

lở loét ở cá (Epizootic Ulcerative Syndrome - EUS) tìm thấy nấm Aphanomyces

invadans là một trong những tác nhân chính gây triệu chứng lở loét cá ở Nhật, Úc và

một số nước Châu Á (Lilley và ctv, 1998)

Loại nấm chủ yếu gây bệnh trên cá mú thuộc nhóm Lagenidium spp và chúng

được xem là tác nhân cơ hội (Kanchanakhan, 2000) bởi chúng chỉ có khả năng xâm nhập và gây bệnh qua các vết tổn thương bên ngoài cơ thể khi cá bị xây xát hoặc nhiễm ký sinh trùng (Yvonne & Sadovy, 2000) Những cá đạt đến cỡ thương phẩm

thường bị nhiễm nấm Ichthiophonus spp Cá nhiễm nấm kém ăn, gầy yếu, da xù xì

kèm theo sự xuất hiện vết loét Gan, thận, lá lách sưng và có đốm trắng nhỏ (Kazuya Nagasawa và ctv, 2004)

2.2 Tình hình nghiên cứu bệnh trên cá mú nuôi tại Việt Nam

2.2.1 Bệnh do virus

Tại Việt Nam, bệnh do virus chưa được nghiên cứu nhiều dù gây thiệt hại đáng

kể cho nghề nuôi và sản xuất giống nhân tạo Phần lớn cá bệnh được phát hiện thông qua dấu hiệu bệnh lý, xét nghiệm PCR, quan sát mẫu mô Các nghiên cứu nhằm đưa ra các biện pháp phòng bệnh hiệu quả đang thực sự cần thiết đối với nghề nuôi cá mú tại Việt Nam

Theo Đỗ Thị Hòa và ctv (2004) Iridovirus là tác nhân gây bệnh cá mú ngủ thường gặp ở cá biển đặc biệt là cá mú nuôi lồng: mú chấm cam (E coioides); mú mỡ (E tauvina); mú mè (E malabaricus) Tác giả Bùi Quang Tề cũng khẳng định bệnh có

dấu hiệu giống cá mú ngủ xuất hiện trên cá mú lồng ở vịnh Hạ Long vào thời điểm tháng 3 - 8 Ngoài ra vùng biển Khánh Hòa cũng thường gặp bệnh có dấu hiệu tương

tự VNN, đồng thời Nodavirus đã được phát hiện trên cá mú nuôi lồng tại Hạ Long (Đỗ

Thị Hòa và ctv, 2004)

2.2.2 Bệnh do vi khuẩn

Những nghiên cứu về bệnh vi khuẩn trên cá mú tại Việt Nam cũng cho những

kết quả phù hợp với các nghiên cứu khác trên thế giới Nhóm vi khuẩn Vibrio spp;

Pseudomonas spp; Pasteurella piscicida được khẳng định là các nhóm vi khuẩn

thường gây bệnh cho cá mú, đặc biệt là vi khuẩn Vibrio

Trang 20

Năm 1996 - 2000, Bùi Quang Tề đã phân lập được vi khuẩn Pseudomonas spp

và 6 loài Vibrio (V anguillarum; V alginolyticus; V vulnificus; V paraheamolyticus;

V damsela; V cholerae), đặc biệt V alginolyticus và V vulnificus có tần số bắt gặp

cao nhất trên các mẫu cá bệnh Ngoài ra, V paraheamolyticus; V anguillarum; V

alginolyticus cũng được tìm từ mẫu cá biển bị bệnh ở Việt Nam (Phạm Thị Vân và ctv,

2000) Năm 2001, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I phân lập được 3 loài

Vibrio: V alginolyticus, V vulnificus, V cholerae trên mẫu cá mú lồng ở Hải Phòng

và Quảng Ninh Năm 2002, 3 loài vi khuẩn được tìm thấy trên mẫu cá bệnh tại Vân

Đồn – Quảng Ninh: V alginolyticus, V vulnificus, V cholerae Cùng thời gian này,

Mycobacterium và Vibrio spp được thông báo là tác nhân gây bệnh đốm trắng và đốm

đỏ trên cá mú lồng tại Cát Hải – Hải Phòng Kết quả nghiên cứu của Đào Thị Huyền

(2003) khẳng định V anguillarum và Edwarsiella ictaluri gây bệnh lở loét ở cá mú tại Nha Trang - Khánh Hòa Đặng Thị Minh Trang (2005) kết luận V alginolyticus là tác

nhân chính gây bệnh lở loét tại Khánh Hòa

Phần lớn các nghiên cứu về bệnh do vi khuẩn trên cá cá mú tại Việt Nam nhằm tìm ra tác nhân gây bệnh chính và đang trong giai đoạn thử nghiệm các loại kháng sinh

có khả năng điều trị bệnh cao trong điều kiện thí nghiệm

2.2.3 Bệnh ký sinh trùng

Các nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng tại Việt Nam được chú ý sớm hơn cả, nhưng lại chủ yếu tập trung trên cá nước ngọt, số lượng các nghiên cứu về khu hệ ký sinh trùng trên cá biển chưa nhiều Những năm gần đây, khi nghề nuôi cá biển bắt đấu phát triển tại Việt Nam thì việc nghiên cứu về ký sinh trùng trên cá nước mặn đang được tiến hành nhiều hơn

Năm 1959 - 1961: nghiên cứu của Nguyễn Khắc Bá (1997) cho biết khu hệ ký sinh trùng ở cá biển tại Vịnh Bắc Bộ gồm 90 loài Năm 1978 - 1980, Đỗ Thị Hòa và Nguyễn Thị Muội thực hiện đề tài: “Điều tra thành phần giống loài ký sinh trùng ký sinh trên cá ở vùng biển Phú Khánh”, đã phát hiện 80 loài kí sinh trùng thuộc 55

giống, 17 bộ thuộc 6 lớp: Monogenea, Trematoda, Nematode, Cestoidean,

Acanthocephalan và Crustacean Trong 80 loài ký sinh trùng có tới 46 loài sán lá, 18

loài giun tròn, 7 loài giun đầu móc và 9 loài giáp xác Trong đó cá bị nhiễm nhiều nhất

là sán lá đơn chủ (5 loài), sán lá song chủ (2 loài), giáp xác (2 loài), trùng bánh xe (2

Trang 21

loài) và trùng miệng lệch (1 loài) Trong thời gian từ năm 1996 - 2000, Bùi Quang Tề

và ctv thực hiện đề tài “Chẩn đoán và phòng trị một số bệnh truyền nhiễm ở cá nuôi lồng và thủy đặc sản” Đã phát hiện 13 loài ký sinh trùng thuộc 12 giống, 11 họ, 4 lớp,

3 ngành trên 3 loài cá mú: cá mú mỡ (E tauvina) gặp 12 loài, cá mú sáu sọc (E

sexfasciatus) gặp 10 loài, cá mú chuối (E moara) gặp 9 loài Đặc biệt tỉ lệ cảm nhiễm

sán lá đơn chủ Pseudorhabdosynochus epinepheli, Cycloplectanum cupatum,

Diplectalum hargisi, Haliotrema sp ở 3 loài cá mú trên rất lớn (71,4% - 93,8%), sán lá

song chủ Prosorhynchus epinepheli, Helicometra fasciata, Magnacetabulum setari (26

- 46%), sán lá đơn chủ Benedenia epinepheli và ầu trùng của chúng ký sinh trên da cá

rất cao (25% - 35%) Trùng đơn bào và giáp xác ký sinh có tỉ lệ cảm nhiễm thấp nhất

Nghiên cứu gần đây về thành phần ký sinh trùng trên cá mú (Epinephelus spp)

của Võ Thế Dũng và ctv (2005) có 22 loài KST thuộc 17 giống, 12 họ, 11 bộ, 9 lớp, 8 ngành được tìm thấy trên 225 con cá mú tự nhiên, nuôi ao và lồng tại Khánh Hòa

Trong đó Trichodina có tỉ lệ cảm nhiễm cao nhất (74,2%) và có đến 8 loài Monogena

ký sinh ở da và mang với tỉ lệ cảm nhiễm 31,9%

Các nghiên cứu về bệnh trên cá biển tại Việt Nam chưa nhiều do nghề nuôi cá biển tại Việt Nam mới trong giai đoạn đầu phát triển Trên thế giới, các nghiên cứu về bệnh cá biển đã có một bề dày lịch sử với nhiều thành tựu đáng kể, đặc biệt là tại các quốc gia có nghề nuôi biển phát triển như: Nhật Bản, Na Uy, Đài Loan, Indonesia Chính các nghiên cứu sâu về bệnh đã góp phần giúp nghề nuôi hải sản của những nước này phát triển ổn định và thành công Điều này cho thấy cần thiết phải triển khai nhiều hơn nữa những nghiên cứu về bệnh trên cá biển tại Việt Nam, đặc biệt là với các đối tượng nuôi đang được chú ý nhiều như cá mú

2.3 Tình hình nuôi và dịch bệnh trên cá mú tại Nha Trang - Khánh Hòa

Theo các báo cáo về bệnh cá mú tại Khánh Hòa, trong những năm gần đây, nghề nuôi cá mú tại Khánh Hòa đã phát triển, chỉ trong khoảng thời gian 4 năm (năm

2000 - 2004), diện tích nuôi tăng từ 4 ha lên đến 108 ha, sản lượng tăng từ 10 tấn lên

240 tấn vào năm 2004 (Đặng Thị Minh Trang, 2005).Tuy nhiên, nghề nuôi cá mú tại Khánh Hòa vẫn chưa có quy hoạch cụ thể, do đó nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm, tạo điều kiện cho bệnh xuất hiện nhiều và phức tạp hơn Bên cạnh đó đa số người dân nuôi theo kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật thấp, quá trình nuôi chưa có biện pháp phòng

Trang 22

trị bệnh hiệu quả Nghề nuôi cá mú tại Nha Trang - Khánh Hòa gặp một số khó khăn như: con giống khan hiếm, chất lượng giống không ổn định, chủ yếu phải nhập giống

từ Đài Loan, chất lượng không đảm bảo do công tác kiểm dịch chưa chặt chẽ Thức ăn được sử dụng chủ yếu là cá tạp tuy giá rẻ và có giá trị dinh dưỡng, song đã bộc lộ không ít nhược điểm: dễ gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh

Theo báo cáo của Đặng Thị Minh Trang (2005), cá mú nuôi tại Khánh Hòa đều gặp một số các bệnh như lở loét, chướng bụng, trắng thân, kí sinh trùng, trong đó 77,8% số hộ nuôi cá tại Cam Ranh và 83,3% hộ nuôi cá mú tại Nha Trang đều gặp bệnh xuất huyết lở loét, bệnh lây lan nhanh và khả năng gây chết cao (> 50%) Đặc biệt ở hình thức nuôi lồng tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn so với nuôi ao do mật độ nuôi cao, cá dễ bị trầy xước do va vào thành lồng hoặc do thao tác phân cỡ và tắm cá Bệnh

ký sinh trùng có tần số bắt gặp tại Nha Trang là 80% và tại Cam Ranh là 48%, các loài

ký sinh trùng thường gặp là: sán lá đơn chủ, giun, giáp xác, trùng bánh xe Bệnh chết hàng loạt không rõ nguyên nhân cũng thường gặp ở cá mú nuôi và đã gây thiệt hại lớn (tỉ lệ chết trên 50%), cá chết đột ngột không rõ dấu hiệu đặc trưng bên ngoài

Hiện nay, nghề nuôi cá biển nói chung và nghề nuôi cá mú nói riêng tại Nha Trang – Khánh Hòa đang cần có các biện pháp cụ thể nhằm phát triển ổn định: Quy hoạch các vùng nuôi một cách có hệ thống và khoa học Người nuôi cần được hỗ trợ

về kỹ thuật, đặc biệt là quản lý môi trường, cho ăn, phòng ngừa dịch bệnh Công tác kiểm dịch cần được thực hiện chặt chẽ nhằm ngăn ngừa có hiệu quả sự lây lan dịch bệnh giữa các vùng nuôi khác nhau Đồng thời cần phải triển khai các nghiên cứu về bệnh trên cá mú, đặc biêt là các bệnh gây tác hại lớn, để tạo cơ sở cho việc phòng trị bệnh có hiệu quả

Trang 23

PHẦN 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

™ Đối tượng nghiên cứu

Bệnh xuất huyết lở loét trên cá mú

™ Thời gian nghiên cứu

Từ ngày 5/8 đến ngày 10/11/2007

™ Địa điểm nghiên cứu

- Thu mẫu cá mú lở loét tại các hộ nuôi thương phẩm ở Nha Trang – Khánh Hòa

- Phân tích mẫu cá bệnh tại phòng thí nghiệm – Bộ môn bệnh học Thủy Sản – ĐH Nha Trang

- Bố trí thí nghiệm cảm nhiễm tại trại nghiên cứu thực nghiệm tư nhân, Đặng Tất – Nha Trang – Khánh Hòa

2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 24

Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu của đề tài:

Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

Kết luận và đề xuất ý kiến

Nghiên cứu bệnh xuất huyết lở loét trên

cá mú nuôi tại Nha Trang-Khánh Hòa

Điều tra tình hình nuôi và bệnh thường gặp trên cá mú

Tìm hiểu tác nhân gây bệnh

Quan sát dấu hiệu bệnh lý

Nghiên cứu dấu hiệu

mô học

Mô tả dấu hiệu bệnh

Xác định sinh vật được nghi ngờ là tác nhân gây bệnh

Thí nghiệm gây cảm nhiễm trên cá khỏe

Thu mẫu cá bệnh

Phát hiện nấm, KST trên cá bệnh

Phân lập, định danh vi khuẩn trên cá bệnh

Bệnh

và biện pháp phòng, trị

Trang 25

2.1 Phương pháp điều tra

- Nguồn số liệu thứ cấp: Để có được các thông tin về vùng nuôi và phân bố của

vùng nuôi cá mú tại Khánh Hòa, chúng tôi đã gặp gỡ trực tiếp những người làm công tác quản lý nghề NTTS tại Sở Thủy sản và Phòng kinh tế của các huyện để thu thập

các thông tin này

- Nguồn số liệu sơ cấp: Lập phiếu điều tra và tiến hành phỏng vấn trực tiếp một

số hộ nuôi cá mú tại tỉnh Khánh Hòa Số hộ được phỏng vấn là: n = 30 hộ

2.2 Phương pháp nghiên cứu vi khuẩn

Hình 2.2: Sơ đồ nghiên cứu vi khuẩn

2.2.1 Dụng cụ hoá chất và môi trường nghiên cứu

-Phòng vô trùng

- Tủ ấm để nuôi cấy vi khuẩn

Cá bị bệnh

Giải phẫu lấy bệnh phẩm từ vết loét, gan, thận

Nuôi cấy trên môi trường phân lập (NA; TCBS)

Trang 26

- Môi trường dùng thử phản ứng sinh hoá:

+ các môi trường làm phản ứng sinh hóa của vi khuẩn

+ Hệ thống phân loại vi khuẩn

2.2.2 Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu

a.Yêu cầu:

- Mẫu cá bệnh phải còn sống hoặc hấp hối, nếu điều kiện thu mẫu không cho phép thì mẫu phải được cấp đông ngay tại nơi thu mẫu để đảm bảo kết quả nghiên cứu chính xác

- Ghi lại đầy đủ các thông tin về mẫu như: địa điểm thu, nguồn gốc, thời gian thu mẫu, tình trạng bệnh của cá

- Lấy bệnh phẩm từ gan, thận cấy phân lập trên môi trường NA, TCBS

2.2.3 Phương pháp nuôi cấy phân lập

Lấy bệnh phẩm từ vết loét gan, thận cấy phân lập trên môi trường NA và TCBS, giữ trong điều kiện nhiệt độ 30 - 37oC trong 24h

Trang 27

- Từ vùng cấy số 1, dùng que cấy vạch một số đường liên tiếp để tạo vùng cấy số 2

- Lặp lại thao tác trên được vùng cấy số 3

-Lật ngược đĩa lồng, đưa vào môi trường 30 - 37oC trong vòng 24h

- Sau 24h, kiểm tra sự phát triển của các khuẩn lạc Phân biệt các khuẩn lạc chiếm ưu thế trên bề mặt môi trường nuôi cấy thông qua màu sắc, hình dạng, kích thước các khuẩn lạc

2.2.4 Phương pháp nuôi cấy thuần chủng

Sau nuôi cấy phân lập 24h, quá trình nuôi cấy thuần chủng được tiến hành trong phòng vô trùng hoặc dưới ngọn đèn cồn, dùng que cấy đã vô trùng lấy vi khuẩn

từ khuẩn lạc rời, nghi ngờ cấy trên đĩa thạch mới hay ống nghiệm chứa thạch nghiêng,

để ở nhiệt độ 30 - 37oC trong 24h

2.2.5 Phương pháp nhuộm vi khuẩn

9 Dùng que cấy vô trùng lấy vi khuẩn từ môi trường nuôi cấy lồng hay từ khuẩn lạc

9 Dàn một lớp mỏng trên tấm lam sạch

9 Để mẫu khô tự nhiên, sau đó cố định vi khuẩn bằng cách hơ trên ngọn lửa đèn cồn với khoảng cách thích hợp

9 Nhuộm Gram:

- Nhỏ dung dịch tím Crystal lên tiêu bản, để 30 - 60 giây

- Rửa nhanh dưới nước, vẩy khô

- Nhỏ dung dịch Lugol trong 1 phút

- Rửa nhanh dưới nước, vẩy khô

- Nhỏ dung dịch Cồn – Aceton, nghiêng lam để tẩy màu vi khuẩn

- Rửa nhanh nước và vẩy khô

- Nhỏ dung dịch Fuchsin trong 1 - 2 phút

- Rửa dưới nước, dùng giấy thấm khô, thao tác nhẹ tránh làm xước mẫu

Trang 28

- Dùng kính hiển vi có vật kính 90x, 100x để quan sát tiêu bản:

+ Vi khuẩn có màu xanh tím – Gram dương + Vi khuẩn có màu đỏ hồng – Gram âm

2.2.6 Phương pháp làm kháng sinh đồ

− Dùng nước biển vô trùng để tạo dịch huyền phù của vi khuẩn có mật độ 9 x

108 tb/mL

- Dùng pipet lấy 0,5 mL dịch huyền phù dàn đều trên mặt thạch của hộp lồng

- Sau 1 phút đặt các đĩa kháng sinh ở các vị trí khác nhau trên bề mặt thạch

- Để ở nhiệt độ 30 - 37oC, trong 24h

− Xác định độ nhạy của kháng sinh thông qua độ dài đường kính vòng vô khuẩn Sau đó so sánh đường kính vòng vô khuẩn với độ nhạy chuẩn của từng loại kháng sinh

2.2.7 Phương pháp cảm nhiễm bệnh trên cá khoẻ

Mỗi một chủng

Hình 2.3: Sơ đồ phương pháp cảm nhiễm vi khuẩn

Cỡ cá cảm nhiễm từ nhiễm từ 6 - 10 cm, cá khỏe mạnh không dấu hiệu bệnh lý Mật độ thả: 10 con/lô TN; 10 con/lô đối chứng

Cá khoẻ đã thuần dưỡng

Lô TN1

Tiêm dưới

da 0,3 mL

4 x 103 tb/mL/con

Lô TN2

Tiêm dưới

da 0,3 mL

4 x 104 tb/mL/con

Lô TN3

Tiêm dưới

da 0,3 mL

4 x 105tb/mL/con

Lô TN4

Tiêm dưới

da 0,3 mL

4 x 106tb/mL/con

-Theo dõi sự xuất hiện dấu hiệu bệnh lý -Cho ăn thức ăn chế biến và chăm sóc các lô TN như nhau

Lô TN5

Tiêm dưới

da 0,3 mL

4 x 107 tb/mL/con

Trang 29

2.3 Phương pháp mô học

Hình 2.4: Các bước tiến hành trong kỹ thuật mô bệnh học

2.3.1 Yêu cầu thu mẫu dùng trong nghiên cứu mô

-Mẫu đối chứng phải là mô của có thể cá khoả mạnh, chọn những con cá có biểu hiện bình thường về màu sắc, hình dạng, không bị tổn thương

Gan Thận vết loét Cơ tại

Ngâm trong dung dịch Bouin

Xử lý mẫu

Đúc Parafin

Cắt mẫu

Nhuộm mẫu Lồng nuôi cá

Gắn tiêu bản và đọc kết quả bằng kính hiển vi

Trang 30

- Tất cả những mẫu đưa vào nghiên cứu phải đảm bảo còn sống kể cả cá bị bệnh

- Phần mô cơ tại vết loét, mô gan, mô thận được cố định trong dung dịch Bouin

- Mẫu cá bệnh: Cần phải thu những cá có dấu hiệu đặc thù của bệnh (vết loét trên thân, có hiện tượng xuất huyết)

2.3.2 Quy trình nghiên cứu mô

™ Chuẩn bị mẫu: Sau khi lấy mẫu ra khỏi dung dịch cố định, cắt mẫu thành lát mỏng có độ dày nhỏ hơn 8 mm Bảo quản các tổ chức cần nghiên cứu của một mẫu vào trong hộp hay túi cố định để tránh nhầm lẫn

™ Rút nước ở mẫu:

- Ngâm cồn (95%): 4h

- Ngâm cồn (100%): 4h

- Ngâm Methyl Salicylate: 12h

™ Đúc Parafin: lấy mẫu ngâm trong Parafin bỏ vào khuôn, dùng máy đổ Parafin

đã nóng chảy vào khuôn, làm lạnh ít phút

™ Cắt mẫu thành lát có độ dày 5 - 7 μ m

™ Nhuộm mẫu bằng Hematoxilin và Eosin

™ Đậy lamen bằng Bom Canada, dán Etyket và đọc kết quả bằng kính hiển vi

2.4 Phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng

Áp dụng phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng ký sinh ở cá của Dogiel (1929)

b Đánh giá cường độ cảm nhiễm (CĐCN)

Đối với những KST có kích thước nhỏ như KST đơn bào: CĐCN tính bằng số lượng KST đếm được trên thị trường kính hiển vi (10x) hoặc (40x)

Tổng số trùng trên các thị trường kính kiểm tra

Tổng số các thị trường kính kiểm tra

Trang 31

Thông thường kiểm tra ít nhất là 15 thị trường Đối với những loài KST kích

thước lớn như Monogenea, Trichodina Tính lượng trùng trên các lam hay lá mang

kiểm tra Mỗi con cá kiểm tra ít nhất từ 3 - 5 lam nhớt da và đếm KST trên toàn bộ các

lá mang

∑số trùng trên các lam hay lá mang kiểm tra

Số lam hay số lá mang kiểm tra có KST Đối với KST lớn hơn như giun tròn, giáp xác,… đếm toàn bộ số trùng trên cơ thể cá

2.4.2 Phương pháp phân loại ký sinh trùng

Định loại động vật đơn bào ký sinh dựa vào tài liệu của Lom & Dykova (1992) Định loại động vật đa bào ký sinh theo chỉ dẫn của các tác giả Williams và Jones (1994), Đỗ Thị Hòa và ctv (2003, 2004)

2.5 Phương pháp nghiên cứu nấm

Soi tươi mẫu mô cá dưới kính hiển vi quang học để phát hiện các khuẩn ty của nấm Nếu thấy có tồn tại khuẩn ty nấm trì phân lập trên môi trường SDA có 2% NaCl

và bổ sung Streptomycin và Penicilin để kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, áp dụng phương pháp phân lập nấm của Hatai (2000)

3 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Ứng dụng chương trình thống kê mô tả (Descriptive Statistics) trong phần mềm Microsoft Excel

Trang 32

PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ TÌNH HÌNH NUÔI VÀ BỆNH Ở CÁ MÚ NUÔI TẠI KHÁNH HÒA

1.1 Kết quả điều tra sơ bộ về tình hình nuôi cá mú tại Nha Trang – Khánh Hòa

Bảng 3.1: Tình hình nuôi cá mú tại Khánh Hòa (n = 30)

Hình thức nuôi - Ao: S = 1.500 – 4.000 m2, đáy san hô, cát

bùn; độ sâu ao từ 1 - 1,8 m

- Lồng: dạng lồng gỗ, kích cỡ 3,5 x 4 x 4 m Đối tượng nuôi Cá mú đen, mú mè, mú cọp ,mú nghệ, mú

chấm đỏ Thời gian nuôi(tháng) 10 - 14

Các thông tin kỹ thuật Số hộ Tỉ lệ (%)

Phương thức nuôi

+ Nuôi đơn + Nuôi ghép

26

4

86.7 13.3 Nguồn giống

+ Tự nhiên

11

63.3 36.7

Cỡ giống (cm)

+ Từ 3 - 7 (cm) + Từ 7 - 12 (cm) + Trên 12 (cm)

23

6

1

76.7 20.1 3.3 Mùa Vụ Thả:

+Quanh Năm + Tháng 9 - 11:

+ Cá tạp + Công nghiệp

30

0

100.0

0 Biện pháp phòng bệnh

+ Định kỳ thay nước (vệ sinh lồng) + Dọn thức ăn thừa

+ hóa chất quản lý môi trường

+ Phòng bệnh bằng kháng sinh + Tắm hóa chất

Trang 33

Kết quả điều tra sơ bộ tình hình nuôi cá mú tại Nha Trang – Khánh Hòa được thể hiện tại bảng 3.1 Qua bảng 3.1, có thể nhận thấy nghề nuôi cá mú tại Nha Trang – Khánh Hòa có một số đặc điểm sau:

- Hình thức nuôi

Cá mú tại Khánh Hòa hầu hết được nuôi dưới 2 hình thức là ao đìa và lồng bè

Ao thường có diện tích từ 1.500 – 4.000 m2, đáy cát bùn với độ sâu từ 1 - 1,8 m Lồng

có kích cỡ 3,5 x 4 x 4 (m) và được thiết kề bằng gỗ Các điều kiện này rất thích hợp với việc chăm sóc, quản lý Hình thức nuôi chủ yếu là bán thâm canh với các khâu quản lý và chăm sóc đơn giản, không tốn nhiều nhân công Đa số là nuôi đơn, tỷ lệ các

hộ nuôi đơn chiếm tới 86,7%, chỉ có một số ít hộ nuôi ghép (chiếm 13,3%) Đối tượng nuôi ghép chủ yếu là cá dìa với mục đích tận dụng thức ăn thừa của cá mú, làm cho môi trường nước trong sạch Vì vậy, biện pháp này cũng đóng góp đáng kể vào việc cải thiện sức khỏe cá, phòng ngừa các bệnh có liên quan tới môi trường bao gồm cả những bệnh do vi khuẩn

- Nguồn giống và thả giống

Kết quả điều tra cho thấy nguồn giống cá mú nuôi chủ yếu được nhập khẩu (từ Đài Loan) và khai thác từ tự nhiên Phần lớn số hộ được phỏng vấn cho biết họ sử dụng nguồn giống nhập khẩu (63,3%), các hộ khác sử dụng nguồn giống khai thác từ

tự nhiên (36,7%) Sự khan hiếm con giống và chất lượng giống không ổn định có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cá nuôi Việc khai thác bừa bãi, không hợp lý đặc biệt là

kỹ thuật đánh bắt đã làm giảm chất lượng con giống Việc kiểm dịch thiếu chặt chẽ đàn cá giống nhập khẩu làm tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh Đây có thể là những nguyên nhân góp phần làm gia tăng các loại bệnh ở cá mú nuôi Thời điểm thả giống phụ thuộc vào nguồn giống và mùa vụ thu hoạch: phần lớn hộ nuôi thường thả cá vào tháng 1 – 4 (66,67%), hoặc có thể dịch chuyển sang khoảng tháng 3 - 4 do mùa này có thể khai thác được cá tự nhiên nhiều, chỉ có số ít hộ thường thả quanh năm (20%) hay thả vào tháng 9 – 11 (13,3%) Ngoài ra kích cỡ thả cá giống cũng không đồng đều, người dân thả giống ở nhiều kích cỡ khác nhau: từ 3 - 12 cm trong đó phần lớn hộ thường thả giống ở cỡ 3 - 7cm (76,6%) và chỉ một số ít hộ nuôi thả cá cỡ trên 12 cm (3,33%) Kích cỡ giống thả khá chênh lệch nên sau một thời gian nuôi người dân sẽ phải phân cỡ do vậy cá dễ bị sốc, trầy xước khiến mầm bệnh dễ dàng xâm nhập

Trang 34

- Chăm sóc, quản lý

Cá mú ưa thích thức ăn tươi sống và đa số hộ nuôi đều cho rằng thức ăn tươi sống ảnh hưởng tốt đến tốc độ tăng trưởng của cá Vì vậy các hộ nuôi được phỏng vấn đều sử dụng thức ăn là cá tạp (100%) Tuy nhiên đây cũng là vấn đề đáng quan tâm trong nghề nuôi cá mú hiện nay ở Việt Nam Bên cạnh những ưu điểm như: là thức ăn

ưa thích của cá mú, giá rẻ nhưng thức ăn cá tạp cũng có một số nhược điểm: dễ gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn mối nguy bệnh, ngoài ra việc cung cấp cũng bị động do phụ thuộc vào thời tiết, tình hình đánh bắt Trong công tác chăm sóc và phòng bệnh,

đa số hộ nuôi đều ý thức được tầm quan trọng của việc duy trì môi trường nước trong sạch Các hộ nuôi được phỏng vấn đều thường xuyên vệ sinh lồng bè hoặc thay nước (100%), nhưng chỉ số ít hộ nuôi (3,3%) dọn thức ăn thừa sau mỗi lần cho ăn, do đây là công việc tốn công sức và nhân công Về việc sử dụng hóa chất có 43,3% hộ nuôi sử dụng hóa chất để quản lý môi trường và 10% hộ nuôi sử dụng hóa chất để tắm cho cá, đặc biệt có tới 40% hộ nuôi sử dụng thuốc kháng sinh trộn vào thức ăn cho cá để phòng bệnh Đây là những con số rất đáng quan tâm, bởi việc sử dụng hóa chất và kháng sinh trong phòng bệnh thường tác động không tốt đến môi trường nuôi về mặt lâu dài, đặc biệt là việc sử dụng kháng sinh phòng bệnh có thể làm phát sinh chủng vi khuẩn kháng thuốc Người nuôi hầu như chưa ý thức được mối nguy này

Những phân tích trên cho thấy các đặc điểm của nghề nuôi cá mú tại Khánh Hòa có những mối liên quan chặt chẽ tới tình hình bệnh Một số hoạt động nuôi có thể tạo ra các điều kiện làm gia tăng nguy cơ xảy ra bệnh VD: việc phân cỡ, tắm cá có thể khiến cá bị xây sát mở đường cho các tác nhân cơ hội gây bệnh

1.2 Kết quả điều tra tinh hình bệnh ở cá mú nuôi tại Khánh Hòa

Trong những năm gần đây, cá mú là một trong những đối tượng được nuôi nhiều tại Khánh Hòa Nhưng bên cạnh những mặt thuận lợi cho hoạt động nuôi như điều kiện tự nhiên, khí hậu, vị trí địa lý, nghề nuôi cá mú cũng gặp phải không ít những khó khăn trong đó có khó khăn trong công tác phòng trị bệnh Các vấn đề về quy hoạch, quản lý môi trường, chất lượng con giống, thức ăn có thể là những nguyên nhân khiến bệnh trên cá mú xuất hiện nhiều và phức tạp hơn Bên cạnh đó người dân thường nuôi theo kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật thấp, chưa được trang bị biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả nên thường lúng túng khi bệnh xảy ra Kết quả điều tra tình hình bệnh trên cá mú nuôi tại Khánh Hòa được thể hiện tại bảng 3.2

Trang 35

Bảng 3.2: Kết quả điều tra tình hình bệnh trên cá mú nuôi tại Nha Trang – Khánh Hòa (n = 30) STT Tên bệnh

Tầng số bắt gặp

Mùa vụ xuất hiện Biện pháp chữa trị Kết quả

1 Lở loét 83,3 - Cá bơi lội yếu - Cơ thể loét ở da, gốc vây, đuôi, sưng mang T3 – T7

- Cách ly cá bệnh

- Tắm nước ngọt 10–15 phút (2ngày/lần)

CuSO4, Xanh Melachite (5-10 ppm), Formol (15-20 ppm) trong 5-10 phút

Không hiệu quả

2 KST (mè cá, đỉa, giun ) 53,3

- Cá gầy yếu, bỏ ăn, chậm chạp

- Cá bơi lội bất thường, hay nổi lên mặt nước

- Cơ thể có vết trầy xước

T1 – T12

nhưng chủ yếu từ

T10 – T12

- Tắm nước ngọt

(10-15 phút)

- Dùng Oxytraxyline (50 ppm), Formol (200 ppm), CuSO4 (0,5 ppm)

Bệnh giảm

3 Chướng bụng 53,3 - Cá yếu, bỏ ăn, bụng trương phình, bơi lội mất

Cá chết rải rác

4 Thối đuôi, mòn

vây 16,67

- Cá bỏ ăn, trên thân có một số điểm trắng

- Vây đuôi bị xơ, mòn cụt và thối

T10 – T4

năm sau

Tắm nước ngọt, hoặc dùng Preuran 200 ppm

Bệnh giảm

5 Chết không rõ

nguyên nhân 13,3

- Cá bơi vòng tròn trên mặt nước

- Cá chết đột ngột không có dấu hiệu bất thường T1 – T12

Chưa có biện pháp trị hiệu quả

Cá chết hàng loạt

6 Đục mắt 6,6 Màu sắc cá nhợt nhạt, mắt đục, cá yếu và chết T5 – T9 Chưa có biện pháp trị

hiệu quả

Cá chết rải rác

Ngày đăng: 26/03/2015, 16:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Lê Trọng Phấn (1993) Sơ bộ nghiên cứu họ cá mú (Serranidae) ở biển Việt Nam. Tuyển tập báo cáo khoa học “hôi nghị khoa học công nghệ sinh học biển toàn quốc lần thứ I” Sách, tạp chí
Tiêu đề: hôi nghị khoa học công nghệ sinh học biển toàn quốc lần thứ I
21. Cruz-Lacierda, E.R.& Gregoria, E. (2004) "parasitic diseases", In: Diseases of cultured groupers. Southeast Asian Fisheries Development center, Aquaculture Department, Iloilo, Philippines 22. Fukuda et al (1996) Sách, tạp chí
Tiêu đề: parasitic diseases
1. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội (2004) Bệnh học Thủy Sản. Nhà xuất bản nông nghiệp Khác
2. Đỗ Thị Hòa (2007) Phương pháp chuẩn đoán bệnh do vi khuẩn ở động vật thủy sản. khoa NTTS – ĐH Nha Trang Khác
3. Đào Thị Huyền (2003) Nghiên cứu bệnh xuất huyết lở loét ở cá mú nuôi lồng tại Nha Trang – Khánh Hòa. Luận văn tốt nghiệp Khác
4. Đặng Thị Minh Trang (2005) Tìm hiểu hội chứng lở loét ở cá mú nuôi thương phẩm tại Khánh Hòa. Luận văn tốt nghiệp Khác
5. Nguyễn Tác An, Trương Sỹ Kỳ, Nguyễn Duy Toàn (1994) Kỹ thuật nuôi lồng cá biển. Viện Hải Dương Học – Nha Trang. Nhà xuất bản giáo dục Khác
6. Nguyễn Thị Muội, Đỗ Thị Hòa (1978 – 1980) Điều tra thành phần loài ký sinh trùng ký sinh trên cá ở vùng biển Phú Khánh Khác
8. Đào Mạnh Sơn, Đỗ Văn Nguyên (1998) Đặc điểm sinh học, nuôi và sản xuất cá mú (Epinephelus spp) ở miền Bắc Việt Nam. Tuyển tập các công trình nghiên cứu về cá biển, tập I Khác
9. Đào Mạnh Sơn (1995) Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu kỹ thuật và sản xuất giống nuôi, vận chuyển giống cá mú (Epinephelus spp), cá cam (Seriol spp), cá vược (Lates calcarifer) Khác
11. Bùi Quang Tề và cộng tác viên (1996 – 2000) Chuẩn đoán và phòng trị một số bệnh truyền nhiễm ở cá mú nuôi lồng và thủy đặc sản. Các công trình nghiên cứu khoa học nghành thủy sản.12. Vũ Minh Đức (2001)Thực tập Vi sinh vật học. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội Khác
13. GS.TS. Nguyễn Khang Kháng sinh học ứng dụng. Nhà xuất bản y học Khác
14. Hoàng Thùy Long (1991) Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh vật y học. Nhà xuất bản văn hóa Hà Nội Khác
15. Đoàn Thị Nguyên (1995) Vi sinh vật y học. Nhà xuất bản y học Khác
16. Nguyễn Nhật Thi, (1997) Hội nghị khoa học biển lần I. Viện Hải Dương Nha Trang Khác
17. Kimberley A. Whitman with contributions by Neil G.Mac Nair Finfish and shellfish bacteriology manual techniques and procedures Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w