Kết quả nghiên cứu bệnh xuất huyết lở loét ở cá mú nuôi tại Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh xuất huyết lở loét ở cá mú (Epinephelus spp) nuôi tại Nha Trang, Khánh Hòa (Trang 56)

2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BỆNH LỞ LOÉT TRÊN CÁ MÚ NUÔI TẠ

1.2. Kết quả nghiên cứu bệnh xuất huyết lở loét ở cá mú nuôi tại Khánh Hòa

1.2.1. Kết quả nghiên cứu dấu hiệu bệnh xuất huyết lở loét trên cá mú.

- Dấu hiệu bệnh lý: Cá bệnh thường bỏ ăn, nằm đáy lồng, trên thân xuất hiện các vết loét tấy đỏ, xuất huyết và hoại tử, da có nhiều nhớt, vây sơ rách, mòn cụt. Giải phẫu thấy gan cá có hiện tượng xuất huyết, màu gan nhợt nhạt, ruột và dạ dày không có thức ăn.

- Dấu hiệu mô học: khi cá bị bệnh nặng, mô cơ tại vết loét và mô gan có hiện tượng hoại tử và sự xâm nhập của các tế bào máu.

1.2.2. Kết quả nghiên cứu ký sinh trùng và nấm. a. Kết quả nghiên cứu ký sinh trùng a. Kết quả nghiên cứu ký sinh trùng

Trên mẫu cá bệnh lở loét bắt gặp 3 loài ký sinh trùng trong đó 2 loài thuộc lớp sán lá đơn chủ (Neobenedenia girellae, Pseudorhabdosynochus epinepheli) 1 loài trùng lông (Hemiophays sp)tại các cơ quan mang, da. Cường độ bắt gặp các loài này tại vết loét rất thấp do vậy chúng không phải là tác nhân chính gây bệnh mà chỉ có thể là tác nhân mởđường cho vi khuẩn xâm nhập.

b. Kết quả nghiên cứu nấm.

Chúng tôi không phát hiện thấy sự xuất hiện của nấm trên các mẫu cá bệnh.

1.2.3. Nghiên cứu vi khuẩn

- Kết quả phân lập: Vi khuẩn phân lập từ mẫu cá mú bệnh lở loét gồm có 8 loài thuộc 4 giống khác nhau. Trong đó, giống Vibrio chiếm 50% tổng số loài với các loài có tỉ lệ cảm nhiễm cao là: V. parahaemolyticus (66,66%), V. anguillarum (55,55%). Các loài: V. anginolyticus, V. harvey; Pseudomonas sp, Edwardsiella tarda, Plesiomonas shigelloides, Streptococcus sp có tần số bắt gặp thấp.

- Kết quả làm cảm nhiễm nhân tạo: Vi khuẩn V. anguillarum gây bệnh cho cá tại các nồng độ 4 x 106 và 4 x 107 (tb/mL). Do đó chúng tôi kết luận V.anguillarum là tác nhân gây bệnh lở loét trên cá mú trong điều kiện thí nghiệm.

- Kết quả làm kháng sinh đồ: Cả hai loài vi khuẩn đều thể hiện sự nhạy cảm với kháng sinh Ciprofloxacine, Nalidixic acid, Trimethoprin sulfamethoxazod và kháng với Gentamicine, Kanamycine, Ampicillin và Cefalexin.

2. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN.

Thông qua kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy phần lớn các hộ được phỏng vấn đều chưa được trang bị kiến thức phòng trị bệnh hiệu quả, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn. Vì vậy, Trung tâm Khuyến ngư và Sở Thủy sản nên tổ chức các lớp tập huấn trang bị kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh hiệu quả cho ngư dân.

Yếu tố môi trường và mùa vụđóng vai trò quan trọng đối với bệnh xuất huyết lở loét. Vì vậy, chính quyền địa phương cần quy hoạch vùng nuôi một cách khoa học và có công tác điều tra dự báo nguy cơ bùng phát của dịch bệnh.

Cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa về điều kiện phát triển của chủng vi khuẩn gây bệnh V. anguillarum trong môi trường nước, những điều kiện thuận lợi và bất lợi cho sự phát triển của chúng để tạo cơ sở cho việc phòng bệnh.

Thông qua kết quả làm kháng sinh đồ, chúng tôi nhận thấy cần mở rộng hơn nữa các nghiên cứu về sử dụng kháng sinh nhằm nâng cao hiệu quảđiều trị. Đồng thời cần khuyến cáo người dân tuân thủđúng các quy định nghiêm ngặt trong việc sử dụng các thuốc kháng sinh để hạn chế hiện tượng chủng vi khuẩn kháng thuốc.

Hiện nay, ở một số nước trên thế giới, vắc-xin đã được sử dụng để phòng bệnh vi khuẩn và tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với việc sử dụng kháng sinh, đây là một hướng nghiên cứu cần được quan tâm.

Nghề nuôi cá biển tại nước ta đang trong giai đoạn đầu phát triển, những nghiên cứu về cá biển cũng như bệnh trên cá biển còn hạn chế. Do đó, nhà nước cần triển khai nhiều hơn nữa các nghiên cứu về cá biển một cách có hệ thống nhằm tạo cơ sở khoa học cho nghề nuôi phát triển bền vững.

PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH BỆNH Ở CÁ BIỂN NUÔI LỒNG TẠI NHA TRANG-KHÁNH HÒA

1. Thông tin tổng quát về người nuôi

1.1. Địa danh vùng điều tra: Thôn ... Xã (Phường) ... Huyện (Thành phố) ... 1.2. Họ tên chủ lồng:... 1.2.1. Tuổi ...Giới tính ... 1.2.2. Sốđiện thoại ... 1.2.3. Thời gian nuôi cá lồng < 3 năm 3-7 năm 7 năm 1.2.4. Trình độ văn hóa: -Cấp I -Cấp II -Cấp III -Đại học 1.2.5. Trình độ chuyên môn -Trung cấp -Cao đẳng -Đại học -Công nhân 2. Thông tin kĩ thuật 2.1. Đối tượng nuôi -Cá mú Loài ... -Cá hồng ... -Cá chẽm ... -Cá giò ... -Cá thầy bói ... -Các loài cá khác ... 2.2. Kiểu và kích thước lồng -Lồng nổi Kích thước... -Lồng chìm Kích thước... -Lồng găm Kích thước... 2.3. Nơi đặt lồng Độ sâu cao nhất: ... m Độ sâu mức nước thấp nhất:... m Chất đáy nơi đặt lồng ... Độ mặn ... S ‰ Lưu tốc nước...m/s 2.4. Nguồn giống -Thu gom tự nhiên -Mua từ các cơ sở sản xuất giống -Nhập khẩu...Từ...

-Không biết 2.5. Cỡ giống thả -<3 cm -3-7 cm -7-12 cm ->12 cm 2.6. Kiểm tra giống trước khi thả -Không -Có Hình thức kiểm tra...

2.7. Hình thức nuôi

-Nuôi đơn loài

-Nuôi ghép với các loài cá biển khác Mục đích ghép... -Nuôi ghép với tôm hùm Tỷ lệ ghép... 2.8. Mật độ cá thả

Ương cá con thành cá giống lớn...con/m3 (con/lồng) ...

Nuôi cá thịt ...con/m3 (con/lồng) 2.9. Thời gian nuôi

Nuôi thịt :... tháng Ương cá con... tháng 2.10. Mùa vụ thả nuôi

Cá thịt Thả vào tháng ... Thu vào tháng ... Ương cá con Thả vào tháng... Thu vào tháng ... 2.11. Loại thức ăn đã sử dụng

-Cá tạp 100%. Lượng thức ăn ... % trọng lượng thân -Thức ăn tổng hợp 100%. Lượng thức ăn... % trọng lượng thân -Thức ăn tổng hợp + cá tạp. Lượng thức ăn... % trọng lượng thân -Các loại thức ăn khác. Lượng thức ăn ... % trọng lượng thân 2.12. Thu hoạch - thị trường

-Thu 1 lần -Thu rải rác

-Xuất khẩu Đến quốc gia nào... -Nội địa

3. Vấn đề bênh cá

3.1. Các biện pháp phòng bệnh đã áp dụng

3.1.1. Vệ sinh lồng bè: -Có -Không 3.1.2. Chu kì vệ sinh

-1 lần/tuần -2 lần/tuần -1 lần/10 ngày 3.1.3. Dọn thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn

-Có -Không

3.1.4. Di chuyển lồng khi môi trường ô nhiễm -Có -Không 3.1.5. Tắm hóa chất định kì: -Có -Không Loại hóa chất dùng để tắm ... nồng độ... Chu kì tắm hóa chất... 3.1.6. Tắm nước ngọt định kì -Có Chu kì tắm... -Không 3.1.7. Tắm kháng sinh định kì -Không -Có Loại kháng sinh và nồng độ... Chu kì tắm ... 3.1.8. Trộn kháng sinh vào thức ăn -Không

-Có

Loại kháng sinh và nồng độ...

Chu kì cho ăn kháng sinh ...

3.1.9. Các phương pháp phòng bệnh khác ... ... ... ... ... 3.2. Các loại bệnh thường gặp trong vòng 3 năm gần đây

Stt Tên bệnh Dbệấnh lý u hiệu Loài cá nuôi bị bệnh Cỡ cá Mùa vụ bệnh Tác hại của bệnh Biện pháp trị bệnh đã áp dụng Hiệu quả trị bệnh

Stt Tên bệnh Dbệấnh lý u hiệu Loài cá nuôi bị bệnh Cỡ cá Mùa vụ bệnh Tác hại của bệnh Biện pháp trị bệnh đã áp dụng Hiệu quả trị bệnh

4. Nguyện vọng của người đã và đang nuôi cá biển

-Tiếp tục nuôi cá biển -Mở rộng quy mô nuôi -Rút bớt quy mô nuôi -Chấm dứt nuôi

-Thay đổi đối tượng nuôi

5. Một số đề nghị của người nuôi với nhà quản lý nhà khoa học…

Con giống Thị trường Thức ăn Bệnh Vốn sản xuất Kĩ thuật

Người được phỏng vấn Ngày tháng năm 2007 (ghi rõ họ tên) Người điều tra

PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH BỆNH Ở CÁ BIỂN NUÔI ĐÌA TẠI NHA TRANG-KHÁNH HÒA

6. Thông tin tổng quát về người nuôi

6.1. Địa danh vùng điều tra: Thôn ... Xã (Phường) ... Huyện (Thành phố) ... 61.2. Họ tên chủ lồng:... 6.2.1. Tuổi ...Giới tính ... 6.2.2. Sốđiện thoại ... 6.2.3. Thời gian nuôi cá lồng < 3 năm 3-7 năm 7 năm 6.2.4. Trình độ văn hóa: -Cấp I -Cấp II -Cấp III -Đại học 6.2.5. Trình độ chuyên môn -Trung cấp -Cao đẳng -Đại học -Công nhân 7. Thông tin kĩ thuật 7.1. Đối tượng nuôi -Cá mú Loài ... -Cá hồng ... -Cá chẽm ... -Cá giò ... -Cá thầy bói ... -Các loài cá khác ...

7.2. Thông tin về ao đìa Vị trí đìa: Cao triều Trung triều Thấp triều Diện tích ... m2 Độ sâu: Cao nhất:...m Thấp nhất...m Chất đáy... Độ mặn ... S ‰ 7.3. Nguồn giống -Thu gom tự nhiên -Mua từ các cơ sở sản xuất giống -Nhập khẩu...Từ...

-Không biết 7.4. Cỡ giống thả -<3 cm -3-7 cm -7-12 cm ->12 cm 7.5. Kiểm tra giống trước khi thả -Không -Có Hình thức kiểm tra...

7.6. Hình thức nuôi -Nuôi đơn loài -Nuôi ghép với các loài cá biển khác Mục đích ghép...

-Nuôi ghép với tôm hùm Tỷ lệ ghép... 7.7. Mật độ cá thả

Ương cá con thành cá giống lớn...con/m3 (con/lồng) ...

Nuôi cá thịt ...con/m3 (con/lồng) 7.8. Thời gian nuôi

Nuôi thịt :... tháng Ương cá con... tháng 7.9. Mùa vụ thả nuôi

Cá thịt Thả vào tháng ... Thu vào tháng ... Ương cá con Thả vào tháng... Thu vào tháng ... 7.10. Loại thức ăn đã sử dụng

-Cá tạp 100%. Lượng thức ăn ... % trọng lượng thân -Thức ăn tổng hợp 100%. Lượng thức ăn... % trọng lượng thân -Thức ăn tổng hợp + cá tạp. Lượng thức ăn... % trọng lượng thân -Các loại thức ăn khác. Lượng thức ăn ... % trọng lượng thân 7.11. Thu hoạch - thị trường

-Thu 1 lần -Thu rải rác

-Xuất khẩu Đến quốc gia nào... -Nội địa

8. Vấn đề bênh cá

8.1. Các biện pháp phòng bệnh đã áp dụng

8.1.1. Thay nước định kỳ: -Có -Không Chu kì thay nước ...

-1 lần/tuần -2 lần/tuần -1 lần/10 ngày

-Theo con nước thủy triều -Thay nước trước khi môi trường xấu Tỷ lệ thay: ...%

8.1.2. Dọn thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn -Có -Không

8.1.3. Thay ao khi môi trường ô nhiễm -Có -Không 8.1.4. Phun hóa chất định kì: -Có -Không

Loại hóa chất dùng để ... nồng độ... Chu kì phun hóa chất...

8.1.5. Giảm độ mặn để phòng bệnh: -Có -Không 8.1.6. Trộn kháng sinh vào thức ăn

-Không -Có

Loại kháng sinh và nồng độ... Chu kì cho ăn kháng sinh ... 8.1.7. Bắt cá lên để tắm hóa chất: -Có -Không

Loại hóa chất dùng để tắm ... nồng độ... Chu kì tắm hóa chất...

8.1.8. Các phương pháp phòng bệnh khác

... ...

8.2. Các loại bệnh thường gặp trong vòng 3 năm gần đây Stt Tên bệnh Dấu hiệu bệnh lý Loài cá nuôi bị bệnh Cỡ cá Mùa vụ bệnh Tác hại của bệnh Biện pháp trị bệnh đã áp dụng Hiệu quả trị bệnh

9. Nguyện vọng của người đã và đang nuôi cá biển

-Tiếp tục nuôi cá biển -Mở rộng quy mô nuôi -Rút bớt quy mô nuôi -Chấm dứt nuôi

-Thay đổi đối tượng nuôi

10. Một số đề nghị của người nuôi với nhà quản lý nhà khoa học…

Con giống Thị trường Thức ăn Bệnh Vốn sản xuất Kĩ thuật

Người được phỏng vấn Ngày tháng năm 2007 (ghi rõ họ tên) Người điều tra

PHỤ LỤC

MÔI TRƯỜNG VÀ HÓA CHẤT DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU 1. Môi trường dùng trong nghiên cứu

- Môi trường cơ bản

Môi trường thạch dinh dưỡng – NA (Nutrient Agar)

NA : 28 g

Nước cất : 1000 mL

Môi trường TSA (Tryptic Soy Agar)

TSA : 38 g

Nước cất : 1000mL

Hòa tan môi trường vào nước cất rồi hấp tiệt trùng ở 121oC, sau đó để nguội đến 50oC đổ 15 mL / hộp lồng. (Đối với môi trường nuôi cấy vi khuẩn nước mặn thêm 2% NaCl).

-Môi trường chọn lọc

Môi trường TCBS (Thiosulphate Citrate Bilesalt Sucrose)

TCBS : 89 g

Nước cất : 1000 mL

Hòa tan môi trường trong nước cất, đun sôi cho môi trường tan hết, để nguôi đến 50oC đổ 15 mL môi trường / hộp lồng.

2. Hóa chất dùng trong nghiên cứu Dung dịch tím Crystal

Tím Crystal : 2 g Cồn : 29 mL

Hòa tan 2 dung dịch với nhau ta được dung dịch 1 Amonium oxalate : 0,8 g

Nước cất : 80 mL

Dung dịch Lugol Iodine : 0,5 g Kali Iodine : 1 g Nước cất : 150 mL Dung dịch Fuchsin Fuchsin : 0,3 g Cồn 96% : 10 mL Nước cất : 95 mL Acid Phenic : 5 mL

Cho Fuchsin và cồn vào cối sứ, nghiền nát rồi them acid Phenic. Sau đó cho đủ lượng nước cần thiết (95 mL) bảo quản trong lọ nâu. Khi dùng cần pha loãng 10 lần bằng nước cất.

Dung dịch Cồn – Acetone

Cồn 95% : 100 mL Acetone : 5 mL

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội (2004) Bệnh học Thủy Sản. Nhà xuất bản nông nghiệp.

2. Đỗ Thị Hòa (2007)

Phương pháp chuẩn đoán bệnh do vi khuẩn ởđộng vật thủy sản. khoa NTTS – ĐH Nha Trang

3. Đào Thị Huyền (2003)

Nghiên cứu bệnh xuất huyết lở loét ở cá mú nuôi lồng tại Nha Trang – Khánh Hòa. Luận văn tốt nghiệp.

4. Đặng Thị Minh Trang (2005)

Tìm hiểu hội chứng lở loét ở cá mú nuôi thương phẩm tại Khánh Hòa. Luận văn tốt nghiệp.

5. Nguyễn Tác An, Trương Sỹ Kỳ, Nguyễn Duy Toàn (1994)

Kỹ thuật nuôi lồng cá biển. Viện Hải Dương Học – Nha Trang. Nhà xuất bản giáo dục

6. Nguyễn Thị Muội, Đỗ Thị Hòa (1978 – 1980)

Điều tra thành phần loài ký sinh trùng ký sinh trên cá ở vùng biển Phú Khánh.

7. Lê Trọng Phấn (1993)

Sơ bộ nghiên cứu họ cá mú (Serranidae) ở biển Việt Nam. Tuyển tập báo cáo khoa học “hôi nghị khoa học công nghệ sinh học biển toàn quốc lần thứ I”.

8. Đào Mạnh Sơn, Đỗ Văn Nguyên (1998)

Đặc điểm sinh học, nuôi và sản xuất cá mú (Epinephelus spp) ở miền Bắc Việt Nam. Tuyển tập các công trình nghiên cứu về cá biển, tập I.

9. Đào Mạnh Sơn (1995)

Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu kỹ thuật và sản xuất giống nuôi, vận chuyển giống cá mú (Epinephelus spp), cá cam (Seriol spp), cá vược (Lates calcarifer)

Tình hình nuôi cá mú đìa tại Cam Ranh – Khánh Hòa. Luận văn tốt nghiệp. 11. Bùi Quang Tề và cộng tác viên (1996 – 2000)

Chuẩn đoán và phòng trị một số bệnh truyền nhiễm ở cá mú nuôi lồng và thủy đặc sản. Các công trình nghiên cứu khoa học nghành thủy sản. 12. Vũ Minh Đức (2001)

Thực tập Vi sinh vật học. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội. 13. GS.TS. Nguyễn Khang

Kháng sinh học ứng dụng. Nhà xuất bản y học. 14. Hoàng Thùy Long (1991)

Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh vật y học. Nhà xuất bản văn hóa Hà Nội. 15. Đoàn Thị Nguyên (1995)

Vi sinh vật y học. Nhà xuất bản y học. 16. Nguyễn Nhật Thi, (1997)

Hội nghị khoa học biển lần I. Viện Hải Dương Nha Trang. 17. Kimberley A. Whitman with contributions by Neil G.Mac Nair

Finfish and shellfish bacteriology manual techniques and procedures. 18. Gilda D Lio-Po, Celia R.Lavilla et al (2001)

Health management in Aquaculture

19. Leong Tak Seng (1994)

Parasites Diseases of culture marine finfish in South East Asian. School of Biologycal Sciences University Sains Malaysia

20. Zafran, R.D (1998)

"Flexibacter maritimus infection in humpback grouper, Cromileptes altivelis", Lolitkanta Newsletter

21. Cruz-Lacierda, E.R.& Gregoria, E. (2004)

"parasitic diseases", In: Diseases of cultured groupers. Southeast Asian Fisheries Development center, Aquaculture Department, Iloilo, Philippines

22. Fukuda et al (1996)

"Mass mortality of culture sevenband grouper, Epinephelus septemfasciatus, associated with viral nervous necrosis", Fish pathol

"Parasites and diseases of cultured marine finfish in Southern Asia",

University Sains Malaysia

24. Chou. TM and R. Chao (1998)

Grouper culture and a review of the grouper breeding programe in

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh xuất huyết lở loét ở cá mú (Epinephelus spp) nuôi tại Nha Trang, Khánh Hòa (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)