Kết quả nghiên cứu dấu hiệu bệnh xuất huyết lở loét

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh xuất huyết lở loét ở cá mú (Epinephelus spp) nuôi tại Nha Trang, Khánh Hòa (Trang 38)

2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BỆNH LỞ LOÉT TRÊN CÁ MÚ NUÔI TẠ

2.2. Kết quả nghiên cứu dấu hiệu bệnh xuất huyết lở loét

a. Kết quả nghiên cứu dấu hiệu bệnh

Phần lớn các mẫu cá mú mắc bệnh lở loét thu được đều có chung dấu hiệu bên ngoài: cá kém ăn, bỏ ăn, tập trung ở thành lồng. Màu cơ thể nhợt nhạt, da nhiều nhớt, xuất hiện vết loét ăn sâu vào trong cơ, vết loét tấy đỏ có hiện tượng xuất huyết. Các vây bị xơ rách, mòn cụt, xuất huyết các vây, mắt lồi. Giải phẫu bên trong cơ thể cá thấy gan bị xuất huyết, nhão, màu nhợt nhạt hay thâm đen. Ruột và dạ dày không chứa thức ăn, một số trường hợp xoang bụng chứa dịch vàng.

(a) Cá mú bị loét nặng (b) Vây đuôi bị xuất huyết

(c) Cá mú bệnh lở loét nhẹ (d) Nội tạng cá bệnh Hình 3.2: Một số hình ảnh cá mú bệnh

Qua bảng 3.4 ta thấy dấu hiệu lở loét trên thân có tần số bắt gặp cao nhất (100%), các dấu hiệu khác đều có tần số bắt gặp cao (> 50%) (xuất huyết tại gốc vây ngực, phần cơ quanh vết loét, mòn cụt vây). Các dấu hiệu bệnh lý trên thường xuất hiện cùng với nhau. Ở những cá bệnh nặng, thấy xuất hiện dấu hiệu đặc trưng có dịch vàng trong xoang bụng, gan bị thâm đen (44,4%).

Bảng 3.4: Tần số các dấu hiệu bệnh lý đặc trưng của cá mú nhiễm bệnh xuất huyết lở loét (n = 9)

Dấu hiệu bệnh lý Tần số xuất hiện

(n = 90) Tỷ lệ %

Lở loét trên thân 9/9 100.0

Xuất huyết: Vây ngực 8/9 88.9 Vây đuôi 7/9 77.8 Vây hậu môn 7/9 77.8 Vây bụng 5/9 55.6 Quanh vết loét 7/9 77.8 Lở miệng 6/9 66.7 Mắt lồi 5/9 55.6 Mòn cụt vây 6/9 66.7 Nội quan Gan thâm đen 5/9 55.6 Gan vàng nhợt 3/9 33.3 Dịch vàng trong xoang bụng 4/9 44.4

b. Kết quả nghiên cứu dấu hiệu mô học.

Chúng tôi đã tiến hành cắt mẫu mô và quan sát lát cắt mô tại cơ và gan bệnh, đây là các vị trí biểu hiện dấu hiệu bệnh lý khá rõ và đặc trưng.

™ Mô cơ ca cá.

9 Cơ cá khỏe.

Quan sát mô cơ cá khỏe thấy nhiều bó cơ liên kết chặt chẽ với nhau. Thuốc nhuộm Eosin bắt màu đồng nhất trên mẫu mô, không có sự xuất hiện của những tế bào máu, không thấy các vùng mô cơ bị hoại tử.

9 Cơ cá bệnh:

Mẫu mô cơ cá bệnh có hiện tượng xuất huyết và hoại tử khá rõ do có sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Xuất hiện hiện tượng hoại tử từng vùng của cơ, tạo các

vùng mờ, rỗng trong lát cắt. Có sự xâm nhập của các tế bào máu vào các vùng cơ bị hoại tử. Điều này lý giải độc tố của vi khuẩn gây bệnh đã phá hủy hàng loạt thành mạch máu gây hiện tượng xuất huyết và độc tố của vi khuẩn gây hoại tử cơ

Hình 3.3: Mô bệnh học của cơ cá khỏe (trái) và mô bệnh học ở cơ cá bệnh (phải)

™ Gan cá.

9 Gan cá khỏe: trên mẫu mô gan cá khỏe các tế bào liên kết khá chặt chẽ, hạch nhân của mỗi tế bào bắt màu tím của thuốc nhuộm Hematocyline và có rất ít tế bào máu xuất hiện trong mô gan.

9 Gan cá bệnh: mô gan cá bệnh bị phá vỡ, liên kết giữa các tế bào không còn chặt chẽ. Các tế bào máu xuất hiện dày đặc do xảy ra hiện tượng xuất huyết.

Hình 3.4: Mô bệnh học của gan cá mú khỏe (phải) và cá mú bệnh (trái)

Quá trình nghiên cứu mô cho thấy tác nhân gây bệnh đã xâm nhập và phá hủy các tổ chức gan và cơ gây hiện tượng hoại tử và xuất huyết. Kết quả này hỗ trợ thêm cho quá trình phân lập và nghiên cứu vi khuẩn gây bệnh trên các mẫu bệnh phẩm cơ, gan và máu. Các hình ảnh trên đã chứng minh cho thấy hiện tượng cảm nhiễm hệ

thống của vi khuẩn và gây nên ra các hiện tượng bệnh lý ở các cơ quan nội tạng. Đó chính là lý do gây chết cá.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh xuất huyết lở loét ở cá mú (Epinephelus spp) nuôi tại Nha Trang, Khánh Hòa (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)