Phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh xuất huyết lở loét ở cá mú (Epinephelus spp) nuôi tại Nha Trang, Khánh Hòa (Trang 30)

1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng

Áp dụng phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng ký sinh ở cá của Dogiel (1929) và của Hà Ký (1993). 2.4.1. Phương pháp xác định mức độ cảm nhiễm a. Đánh giá tỷ lệ cảm nhiễm (TLCN) Số cá bị nhiễm Tỷ lệ cảm nhiễm (%) = x 100 Tổng số cá kiểm tra

b. Đánh giá cường độ cảm nhiễm (CĐCN)

Đối với những KST có kích thước nhỏ như KST đơn bào: CĐCN tính bằng số lượng KST đếm được trên thị trường kính hiển vi (10x) hoặc (40x)

Tổng số trùng trên các thị trường kính kiểm tra

CĐCN = (trùng/thị trường kính) Tổng số các thị trường kính kiểm tra

Thông thường kiểm tra ít nhất là 15 thị trường. Đối với những loài KST kích thước lớn như Monogenea, Trichodina. Tính lượng trùng trên các lam hay lá mang kiểm tra. Mỗi con cá kiểm tra ít nhất từ 3 - 5 lam nhớt da và đếm KST trên toàn bộ các lá mang.

∑số trùng trên các lam hay lá mang kiểm tra

CĐCN = (Trùng/lam hoặc lá mang)

Số lam hay số lá mang kiểm tra có KST

Đối với KST lớn hơn như giun tròn, giáp xác,… đếm toàn bộ số trùng trên cơ thể cá.

2.4.2. Phương pháp phân loại ký sinh trùng

Định loại động vật đơn bào ký sinh dựa vào tài liệu của Lom & Dykova (1992) Định loại động vật đa bào ký sinh theo chỉ dẫn của các tác giả Williams và Jones (1994), Đỗ Thị Hòa và ctv (2003, 2004).

2.5. Phương pháp nghiên cứu nấm

Soi tươi mẫu mô cá dưới kính hiển vi quang học để phát hiện các khuẩn ty của nấm. Nếu thấy có tồn tại khuẩn ty nấm trì phân lập trên môi trường SDA có 2% NaCl và bổ sung Streptomycin và Penicilin để kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, áp dụng phương pháp phân lập nấm của Hatai (2000).

3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Ứng dụng chương trình thống kê mô tả (Descriptive Statistics) trong phần mềm Microsoft Excel.

PHẦN 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ TÌNH HÌNH NUÔI VÀ BỆNH Ở CÁ MÚ NUÔI TẠI KHÁNH HÒA TẠI KHÁNH HÒA

1.1. Kết quả điều tra sơ bộ về tình hình nuôi cá mú tại Nha Trang – Khánh Hòa

Bảng 3.1: Tình hình nuôi cá mú tại Khánh Hòa (n = 30)

Các chỉ tiêu Kết quảđiều tra

Hình thức nuôi - Ao: S = 1.500 – 4.000 m2, đáy san hô, cát bùn; độ sâu ao từ 1 - 1,8 m

- Lồng: dạng lồng gỗ, kích cỡ 3,5 x 4 x 4 m Đối tượng nuôi Cá mú đen, mú mè, mú cọp ,mú nghệ, mú

chấm đỏ

Thời gian nuôi(tháng) 10 - 14

Các thông tin kỹ thuật Số hộ Tỉ lệ (%) Phương thức nuôi + Nuôi đơn + Nuôi ghép 26 4 86.7 13.3 Nguồn giống + Tự nhiên + Nhân tạo 19 11 63.3 36.7 Cỡ giống (cm) + Từ 3 - 7 (cm) + Từ 7 - 12 (cm) + Trên 12 (cm) 23 6 1 76.7 20.1 3.3 Mùa Vụ Thả: +Quanh Năm + Tháng 9 - 11: + Tháng 1 - 4: 6 4 20 20.0 13.3 66.7 Thức ăn: + Cá tạp + Công nghiệp 30 0 100.0 0 Biện pháp phòng bệnh

+ Định kỳ thay nước (vệ sinh lồng) + Dọn thức ăn thừa

+ hóa chất quản lý môi trường. + Phòng bệnh bằng kháng sinh + Tắm hóa chất 30 1 13 12 3 100.0 3.3 43.3 40.0 10.0

Kết quảđiều tra sơ bộ tình hình nuôi cá mú tại Nha Trang – Khánh Hòa được thể hiện tại bảng 3.1. Qua bảng 3.1, có thể nhận thấy nghề nuôi cá mú tại Nha Trang – Khánh Hòa có một sốđặc điểm sau:

- Hình thức nuôi

Cá mú tại Khánh Hòa hầu hết được nuôi dưới 2 hình thức là ao đìa và lồng bè. Ao thường có diện tích từ 1.500 – 4.000 m2, đáy cát bùn với độ sâu từ 1 - 1,8 m. Lồng có kích cỡ 3,5 x 4 x 4 (m) và được thiết kề bằng gỗ. Các điều kiện này rất thích hợp với việc chăm sóc, quản lý. Hình thức nuôi chủ yếu là bán thâm canh với các khâu quản lý và chăm sóc đơn giản, không tốn nhiều nhân công. Đa số là nuôi đơn, tỷ lệ các hộ nuôi đơn chiếm tới 86,7%, chỉ có một số ít hộ nuôi ghép (chiếm 13,3%). Đối tượng nuôi ghép chủ yếu là cá dìa với mục đích tận dụng thức ăn thừa của cá mú, làm cho môi trường nước trong sạch. Vì vậy, biện pháp này cũng đóng góp đáng kể vào việc cải thiện sức khỏe cá, phòng ngừa các bệnh có liên quan tới môi trường bao gồm cả những bệnh do vi khuẩn.

- Nguồn giống và thả giống

Kết quảđiều tra cho thấy nguồn giống cá mú nuôi chủ yếu được nhập khẩu (từ Đài Loan) và khai thác từ tự nhiên. Phần lớn số hộ được phỏng vấn cho biết họ sử dụng nguồn giống nhập khẩu (63,3%), các hộ khác sử dụng nguồn giống khai thác từ tự nhiên (36,7%). Sự khan hiếm con giống và chất lượng giống không ổn định có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cá nuôi. Việc khai thác bừa bãi, không hợp lý đặc biệt là kỹ thuật đánh bắt đã làm giảm chất lượng con giống. Việc kiểm dịch thiếu chặt chẽ đàn cá giống nhập khẩu làm tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Đây có thể là những nguyên nhân góp phần làm gia tăng các loại bệnh ở cá mú nuôi. Thời điểm thả giống phụ thuộc vào nguồn giống và mùa vụ thu hoạch: phần lớn hộ nuôi thường thả cá vào tháng 1 – 4 (66,67%), hoặc có thể dịch chuyển sang khoảng tháng 3 - 4 do mùa này có thể khai thác được cá tự nhiên nhiều, chỉ có số ít hộ thường thả quanh năm (20%) hay thả vào tháng 9 – 11 (13,3%). Ngoài ra kích cỡ thả cá giống cũng không đồng đều, người dân thả giống ở nhiều kích cỡ khác nhau: từ 3 - 12 cm trong đó phần lớn hộ thường thả giống ở cỡ 3 - 7cm (76,6%) và chỉ một số ít hộ nuôi thả cá cỡ trên 12 cm (3,33%). Kích cỡ giống thả khá chênh lệch nên sau một thời gian nuôi người dân sẽ phải phân cỡ do vậy cá dễ bị sốc, trầy xước khiến mầm bệnh dễ dàng xâm nhập.

- Chăm sóc, quản lý

Cá mú ưa thích thức ăn tươi sống và đa số hộ nuôi đều cho rằng thức ăn tươi sống ảnh hưởng tốt đến tốc độ tăng trưởng của cá. Vì vậy các hộ nuôi được phỏng vấn đều sử dụng thức ăn là cá tạp (100%). Tuy nhiên đây cũng là vấn đề đáng quan tâm trong nghề nuôi cá mú hiện nay ở Việt Nam. Bên cạnh những ưu điểm như: là thức ăn ưa thích của cá mú, giá rẻ nhưng thức ăn cá tạp cũng có một số nhược điểm: dễ gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn mối nguy bệnh, ngoài ra việc cung cấp cũng bị động do phụ thuộc vào thời tiết, tình hình đánh bắt. Trong công tác chăm sóc và phòng bệnh, đa số hộ nuôi đều ý thức được tầm quan trọng của việc duy trì môi trường nước trong sạch. Các hộ nuôi được phỏng vấn đều thường xuyên vệ sinh lồng bè hoặc thay nước (100%), nhưng chỉ số ít hộ nuôi (3,3%) dọn thức ăn thừa sau mỗi lần cho ăn, do đây là công việc tốn công sức và nhân công. Về việc sử dụng hóa chất có 43,3% hộ nuôi sử dụng hóa chất để quản lý môi trường và 10% hộ nuôi sử dụng hóa chất để tắm cho cá, đặc biệt có tới 40% hộ nuôi sử dụng thuốc kháng sinh trộn vào thức ăn cho cá để phòng bệnh. Đây là những con số rất đáng quan tâm, bởi việc sử dụng hóa chất và kháng sinh trong phòng bệnh thường tác động không tốt đến môi trường nuôi về mặt lâu dài, đặc biệt là việc sử dụng kháng sinh phòng bệnh có thể làm phát sinh chủng vi khuẩn kháng thuốc. Người nuôi hầu như chưa ý thức được mối nguy này.

Những phân tích trên cho thấy các đặc điểm của nghề nuôi cá mú tại Khánh Hòa có những mối liên quan chặt chẽ tới tình hình bệnh. Một số hoạt động nuôi có thể tạo ra các điều kiện làm gia tăng nguy cơ xảy ra bệnh. VD: việc phân cỡ, tắm cá có thể khiến cá bị xây sát mởđường cho các tác nhân cơ hội gây bệnh.

1.2. Kết quả điều tra tinh hình bệnh ở cá mú nuôi tại Khánh Hòa

Trong những năm gần đây, cá mú là một trong những đối tượng được nuôi nhiều tại Khánh Hòa. Nhưng bên cạnh những mặt thuận lợi cho hoạt động nuôi như điều kiện tự nhiên, khí hậu, vị trí địa lý, nghề nuôi cá mú cũng gặp phải không ít những khó khăn trong đó có khó khăn trong công tác phòng trị bệnh. Các vấn đề về quy hoạch, quản lý môi trường, chất lượng con giống, thức ăn có thể là những nguyên nhân khiến bệnh trên cá mú xuất hiện nhiều và phức tạp hơn. Bên cạnh đó người dân thường nuôi theo kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật thấp, chưa được trang bị biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả nên thường lúng túng khi bệnh xảy ra. Kết quả điều tra tình

Bảng 3.2: Kết quảđiều tra tình hình bệnh trên cá mú nuôi tại Nha Trang – Khánh Hòa (n = 30) STT Tên bệnh Tầng số bắt gặp (%) Dấu hiệu bệnh Mùa vụ xuất hiện Biện pháp chữa trị Kết quả

1 Lở loét 83,3 - C- Cá bơ thơểi l loét ội yởếu da, gốc vây, đuôi, sưng mang T3 – T7

- Cách ly cá bệnh - Tắm nước ngọt 10–15 phút (2ngày/lần). CuSO4, Xanh Melachite (5-10 ppm), Formol (15-20 ppm) trong 5-10 phút Không hiệu quả 2 KST (mè cá, đỉa, giun...) 53,3 - Cá gầy yếu, bỏăn, chậm chạp

- Cá bơi lội bất thường, hay nổi lên mặt nước - Cơ thể có vết trầy xước T1 – T12 nhưng chủ yếu từ T10 – T12 - Tắm nước ngọt (10- 15 phút) - Dùng Oxytraxyline (50 ppm), Formol (200 ppm), CuSO4 (0,5 ppm) Bệnh giảm 3 Chướng bụng 53,3 - Cá yếu, bỏăn, bụng trương phình, bơi lội mất thăng bằng T5 – T9 Chưa có Cá chết rải rác 4 Thối đuôi, mòn vây 16,67 - Cá bỏăn, trên thân có một sốđiểm trắng - Vây đuôi bị xơ, mòn cụt và thối T10 – T4 năm sau Tắm nước ngọt, hoặc dùng Preuran 200 ppm Bệnh giảm 5 Chết không rõ nguyên nhân 13,3 - Cá bơi vòng tròn trên mặt nước - Cá chết đột ngột không có dấu hiệu bất thường T1 – T12 Chưa có biện pháp trị hiệu quả Cá chết hàng loạt 6 Đục mắt 6,6 Màu sắc cá nhợt nhạt, mắt đục, cá yếu và chết T5 – T9 Chưa có biện pháp trị hiệu quả Cá chết rải rác

Qua điều tra cho thấy cá mú nuôi gặp khá nhiều bệnh và đã gây thiệt hại đáng kể về sản lượng và giá trị thương phẩm của cá. Tần số bắt gặp một số bệnh thường gặp trên cá mú nuôi tại Khánh Hòa được thể hiện trên đồ thị thuộc hình 3.1.

0 20 40 60 80 100 LL KST CB CKRNN ĐM Tên bệnh T ng s b t g p (% ) Hình 3.1: Tần số bắt gặp một số bệnh ở cá mú nuôi tại Khánh Hòa

Ghi chú: LL: bệnh Lở loét; KST: bệnh KST; CB: bệnh Chướng bụng; TĐ: bệnh Thối đuôi; CKRNN: bệnh chết không rõ nguyên nhân; ĐM: bệnh đục mắt.

Qua biểu đồ ta thấy cá mú nuôi gặp nhiều bệnh trong đó xuất huyết lở loét chiếm tỉ lệ cao nhất (83,3%). Bệnh thường lây lan nhanh nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tỉ lệ chết cao (> 50%). Bệnh thường xuất hiện vào mùa có nhiệt độ cao (tháng 3 – 7) và đầu mùa mưa lúc môi trường thay đổi đột ngột. Thông tin này cũng phù hợp với một số tác giả khác như: Gilda và ctv (2001) cho rằng bệnh lở loét do nhóm vi khuẩn Vibrio spp gây lên thường xuất hiện vào mùa nóng khi nhiệt độ nước tăng cao và gây chết tới 50% số cá mú ở giai đoạn cá nhỏ. Đỗ Thị Hòa và ctv (2004) cho biết tác nhân Vibrio spp gây lên bệnh này là vi khuẩn đặc trưng cho vùng nước biển ấm, phát triển mạnh ở nhiệt độ 25 - 30oC. Bùi Quang Tề (1998) cũng khẳng định bệnh xuất huyết lở loét thường xuất hiện vào mùa hè, lượng vi khuẩn tổng số trong nước tăng cao. Ở hình thức nuôi lồng, tỉ lệ mắc bệnh này thường cao hơn nuôi ao do mật độ nuôi cao, cá dễ bị trầy xước do va chạm vào thành lồng hoặc do thao tác phân cỡ, tắm cá. Vì vậy trong quá trình nuôi, việc quản lý tốt môi trường nước, theo dõi để kịp thời cách ly những con cá bệnh là rất quan trọng. Trong thực tế khi cá bị bệnh, người dân

thường áp dụng một số biện pháp như tắm nước ngọt, CuSO4 trong 5 - 10 phút. Tuy nhiên đa số hộ dân cho rằng việc phòng trị bệnh thường không đem lại hiệu quả. Do đó bệnh cần được nghiên cứu để tìm ra tác nhân gây bệnh và biện pháp phòng trị hiệu quả.

Bệnh do ký sinh trùng có tần số bắt gặp khá cao (53,3%). Các loại ký sinh trùng thường gặp là: mè cá, đỉa, giun, giáp xác. Chúng thường ký sinh ở da, mang, ruột cá làm cá gầy yếu chậm lớn và có thể gây chết cá nếu bệnh nặng. Các bệnh ký sinh trùng thường có tác động mở đường cho các bệnh cảm nhiễm hệ thống (bệnh vi khuẩn, virus) thông qua các tổn thương cơ học, vì vậy tỉ lệ nhiễm cao của bệnh này thường làm tăng nguy cơ của các bệnh khác. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa và ở những nơi môi trường nước ô nhiễm. Người dân thường phòng ngừa bệnh bằng cách định kỳ bón vôi CaO (20 ppm), khi phát hiện cá bệnh: tắm cá bằng nước ngọt 10 - 15 phút hoặc CuSO4 (3 – 5 ppm), tình trạng bệnh của cá thường giảm.

Bệnh chướng bụng cũng là một trong những bệnh thường gặp trên cá mú nuôi (53,3%). Biểu hiện của cá bệnh là bụng bị phình to, cá mất thăng bằng và thường ngửa bụng chết. Có thể cá đã bị nhiễm virus gây hoại tử thần kinh hoặc cá bị stress do các bệnh nhiễm khuẩn hay cảm nhiễm ký sinh trùng với cường độ cao.

Bệnh chết không rõ nguyên nhân chiếm tỷ lệ thấp (13,3%). Bệnh này được đánh giá là khá nguy hiểm vì thường xảy ra ở mức độ cấp tính với tỉ lệ chết rất cao (trên 50%), có thể xuất hiện quanh năm và lây lan rất nhanh. Cá bệnh chết đột ngột mà không có dấu hiệu đặc trưng bên ngoài. Các nghiên cứu cho thấy bệnh có thể là bệnh VNN do Nodavirus thuộc giống Betanodavirus gây nên và hiện nay trên thế giới vẫn chưa có biện pháp nào đểđiều trị bệnh này hiệu quả.

Ngoài ra, cá mú nuôi tại Khánh Hòa còn bắt gặp một số các bệnh khác: đục mắt, “phình mang”, đường ruột nhưng theo kết quảđiều tra các bệnh này thường xuất hiện rải rác với tỷ lệ thấp.

Qua điều tra cho thấy nghề nuôi cá mú tại Khánh Hòa đang rất cần những biện pháp tổng hợp nhằm giúp nghề có thể phát triển ổn định trong tương lai và hạn chế tác hại của bệnh đối với hoạt động nuôi:

+ Quy hoạch vùng nuôi một cách hệ thống và khoa học + Tăng cường công tác kiểm dịch nghiêm túc và chặt chẽ

+ Trang bị kiến thức phòng trị bệnh cho người nuôi thông qua các lớp tập huấn, chương trình khuyến ngư.

+ Triển khai nghiên cứu về những bệnh thường gặp nhất để cung cấp thông tin đầy đủ chính xác cho người nuôi về bệnh, cách phòng ngừa và điều trị có hiệu quả.

2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BỆNH LỞ LOÉT TRÊN CÁ MÚ NUÔI TẠI KHÁNH HÒA KHÁNH HÒA

2.1. Kết quả thu mẫu và đặc điểm mẫu

Trong quá trình nghiên cứu, tổng số lượng mẫu đã thu là 13 con, trong đó cá khỏe bình thường gồm 4 con, có chiều dài và khối lượng trung bình lần lượt là 16,35 ± 5,86 cm và 72,43 ± 60,02 g. Cá bệnh gồm 9 con được thu tại các địa điểm nuôi thương phẩm cá mú thuộc khu vực Nha Trang – Khánh Hòa. Các thông tin về mẫu cá bệnh được trình bày tại bảng 3.3.

Bảng 3.3: Các thông tin về mẫu cá bệnh (n = 9)

Hình thức nuôi Loài

Địa điểm

Lồng Ao E. fuscoguttatus E. malabaricus E. merra

Nha Trang 3 0 0 2 1

Vạn Ninh 6 0 6 0 0

Khối lượng (g) 228.63 ± 65.2 200.15 ± 30.1 68 Chiều dài (cm) 22.33 ± 1.64 20.65 ± 3.52 16

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh xuất huyết lở loét ở cá mú (Epinephelus spp) nuôi tại Nha Trang, Khánh Hòa (Trang 30)