Theo Luật Du lịch Việt Nam được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, Khóa XI năm 2005 đã nêu khái niệm về du lịch như sau: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ
NGUYỄN THỊ KIM LOAN
THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH NGA TẠI
NHA TRANG – KHÁNH HÒA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH DU LỊCH
Nha Trang, tháng 06 năm 2013
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ
NGUYỄN THỊ KIM LOAN
THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH NGA TẠI
NHA TRANG – KHÁNH HÒA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH DU LỊCH
GVHD: ThS NGUYỄN THỊ HỒNG ĐÀO
Nha Trang, tháng 06 năm 2013
Trang 3LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cám ơn đến quý thầy cô bộ môn Quản trị
du lịch, khoa Kinh tế trường Đại học Nha Trang đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em trong suốt quá trình học tập, đó chính là những nền tảng cơ bản, là những hành trang quý giá cho tương lai Đặc biệt,
em xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến cô Nguyễn Thị Hồng Đào là người trực tiếp hướng dẫn, tận tình quan tâm, giải đáp những thắc mắc và giúp em hoàn thành khóa luận trong thời gian vừa qua
Trong quá trình thực hiện khóa luận, vì khả năng nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía quý thầy cô để đề tài của em ngày càng hoàn thiện và giúp cá nhân em rút ra được những kinh nghiệm bổ ích cho tương lai
Kính chúc quý thầy cô sức khỏe và thành công trong công việc
Em xin chân thành cám ơn !
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Kim Loan
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH, KHÁCH DU LỊCH VÀ THỊ TRƯỜNG DU LỊCH 4
1.1 Lý thuyết chung về du lịch 4
1.1.1 Khái niệm du lịch 4
1.1.2 Khái niệm khách du lịch 6
1.1.2.1 Khách du lịch quốc tế 7
1.1.2.2 Khách du lịch nội địa 9
1.1.3 Khái niệm thị trường du lịch 10
1.1.3.1 Khái niệm 10
1.1.3.2 Đặc điểm thị trường du lịch 11
1.1.4 Sản phẩm du lịch 12
1.1.4.1 Khái niệm 12
1.1.4.2 Đặc trưng của sản phẩm du lịch 13
1.2 Tổng quan du lịch Khánh Hòa 15
1.3 Tổng quan về thị trường khách du lịch Nga 19
1.3.1 Vài nét khái quát về đất nước Nga 19
1.3.2 Đặc điểm tâm lý, nhu cầu và xu hướng đi du lịch của người Nga 20
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH NGA TẠI NHA TRANG – KHÁNH HÒA 26 2.1 Thị trường khách du lịch Nga tại Nha Trang – Khánh Hòa 26
Trang 52.1.1 Số lượng và tốc độ tăng trưởng của khách du lịch Nga đến Nha
Trang 26
2.1.2 Thời gian đi du lịch của khách Nga trong năm 30
2.1.3 Mức độ chi tiêu của khách du lịch Nga 31
2.1.4 Số ngày du lịch trung bình của khách du lịch Nga 32
2.1.5 Cách tổ chức chuyến đi và hoạt động du lịch ưa thích của khách Nga 32
2.2 Thực trạng khai thác thị trường khách du lịch Nga tại Nha Trang – Khánh Hòa 34
2.2.1 Mức độ thu hút của sản phẩm du lịch Nha Trang đối với khách Nga 34
2.2.2 Nguồn nhân lực du lịch tại Nha Trang 41
2.3 Các yếu tố tiềm năng cho sự phát triển thị trường khách Nga 44
2.3.1 Tiềm năng bên trong của Khánh Hòa 44
2.3.1.1 Kinh tế – văn hóa – xã hội 44
2.3.1.2 Tài nguyên du lịch 47
2.3.1.3 Cơ sở hạ tầng 48
2.3.2 Tiềm năng từ bên ngoài đối với Khánh Hòa 50
2.3.2.1 Quản lý của nhà nước về du lịch 50
2.3.2.2 Hợp tác song phương về du lịch của hai nước Việt – Nga 51
2.3.2.3 Hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam 53
2.4 Các yếu tố còn hạn chế phát triển thị trường Nga trong thời gian qua 55
2.4.1 Trình độ tiếng Nga của nhân viên du lịch 55
2.4.2 Sản phẩm dịch vụ du lịch 57
2.4.3 Quảng bá du lịch còn hạn chế, ít thông tin về du lịch bằng tiếng Nga 59
2.4.4 Ô nhiễm môi trường và an toàn đối với khách du lịch 60
CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH NGA TẠI NHA TRANG – KHÁNH HÒA 63
Trang 63.1 Xu hướng phát triển thị trường khách và định hướng phát triển của du
lịch Khánh Hòa 63
3.1.1 Xu hướng phát triển của thị trường khách du lịch 63
3.1.1.1 Xu hướng phát triển của khách du lịch quốc tế 63
3.1.1.2 Xu hướng phát triển thị trường khách Nga tại Khánh Hòa 65
3.1.2 Định hướng phát triển của du lịch Khánh Hòa 69
3.2 Các giải pháp thu hút và phát triển thị trường khách du lịch Nga 71
3.2.1 Mục tiêu chung 71
3.2.2 Giải pháp 71
3.2.2.1 Đào tạo nguồn nhân lực 71
3.2.2.2 Hoàn thiện nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch 76
3.2.2.3 Xúc tiến quảng bá du lịch Nha Trang – Khánh Hòa 79
3.2.2.4 Bảo vệ môi trường biển và an toàn cho du khách 83
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC 90
Trang 7DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1 APEC: Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
2 ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á
3 ASEANTA: Hiệp hội du lịch Đông Nam Á
4 ASTA: Hiệp hội du lịch Mỹ
5 CHND: Cộng hòa nhân dân
6 ĐTNN: Đầu tư nhà nước
16 USTOA: Hiệp hội điều hành tour Hoa Kỳ
17 VHTT & DL: Văn hóa, Thể thao và Du lịch
18 VITM: Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam
19 WTO: Tổ chức thương mại thế giới
20 JATA: Hiệp hội đại lý du lịch Nhật Bản
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thống kê doanh thu và lượng khách du lịch của tỉnh từ năm 2009
đến 2012 17 Bảng 1.2: Thống kê lượng khách quốc tế và khách trong nước của Khánh Hòa
giai đoạn 2009 đến 2012: 17 Bảng 2.1: Lượng khách du lịch Nga và khách du lịch quốc tế đến Nha Trang
giai đoạn 2009 – 2012 27 Bảng 2.2: Tỷ trọng khách du lịch Nga trong tổng lượt khách du lịch quốc tế
đến Nha Trang giai đoạn 2009 – 2012 27 Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng khách du lịch Nga và khách quốc tế đến Nha
Trang giai đoạn 2009 – 2012 28 Bảng 2.4: Trình độ đào tạo khối kinh doanh ngành du lịch Khánh Hòa từ năm
2006 – 2010 42 Bảng 2.5: Trình độ đào tạo khối hành chính sự nghiệp du lịch Khánh Hòa từ
năm 2006 – 2010 43 Bảng 2.6: Cơ cấu các ngành kinh tế trọng điểm tỉnh Khánh Hòa từ năm 2009 –
2012 45 Bảng 3.1: Số lượng và tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
giai đoạn 2009 – 2012 64 Bảng 3.2: Thống kê lượng khách quốc tế từ các châu lục đến Khánh Hòa giai
đoạn 2009 – 2012 66 Bảng 3.3: Tỷ trọng lượng khách du lịch các châu lục trong tổng lượng khách
quốc tế đến Khánh Hòa giai đoạn 2009 – 2012 67 Bảng 3.4: Thống kê các nước Châu Âu có lượng khách đến Khánh Hòa đông
nhất (trên 15.000 lượt người) giai đoạn 2009 – 2012 68 Bảng 3.5: Tốc độ tăng trưởng lượng khách du lịch các nước Châu Âu đến
khánh Hòa giai đoạn 2009 – 2012 68
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Du lịch được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói và xuất hiện khá lâu Từ xa xưa con người đã bắt đầu muốn khám phá thế giới, tìm tòi những điều mới lạ ở những vùng đất mà họ đặt chân đến thông qua những chuyến đi thám hiểm dài ngày Cho đến ngày hôm nay, kinh tế ngày càng phát triển, xã hội ngày càng văn minh cùng với sự thuận lợi về giao thông đã đẩy du lịch phát triển một cách mạnh mẽ Hòa nhập cùng với xu thế đó du lịch Việt Nam cũng ngày càng khởi sắc Việt Nam được nhắc đến với hình ảnh một đất nước tươi đẹp được thiên nhiên ban tặng nhiều ưu đãi và là một đất nước có lịch sử văn hóa lâu đời Con người Việt Nam thân thiện mến khách.Phong cảnh Việt Nam có thể được xem là sự đúc kết hoàn hảo của tạo hóa, sự kết hợp hài hòa giữa núi non hùng vĩ và biển cả bao la đã biến Việt Nam trở thành một xứ sở khó quên Chính vì vậy mà hàng năm Việt Nam thu hút đông đảo lượng khách du lịch trong nước và quốc tế Năm 2012, số khách quốc tế đến Việt Nam là 6,8 triệu lượt, khách nội địa đạt 32,5 triệu lượt, tổng doanh thu ngành du lịch 160.000 tỷ đồng Việt Nam thu hút du khách đến từ những nước như Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…Đặc biệt trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, làn sóng du khách Nga đến Việt Nam năm sau tăng hơn năm trước đang là tín hiệu vui Họ đi du lịch vào hai kỳ nghỉ đông và nghỉ hè và thường chọn các thành phố biển Vì thế mà Nha Trang và Phan Thiết là hai thành phố mà du khách Nga lựa chọn hàng đầu
Nha Trang – Khánh Hòa – đất lành chim đậu Nha Trang được biết đến là một thành phố biển xinh đẹp và đầy mộng mơ, nằm trong danh sách những vịnh đẹp nhất thế giới Nha Trang – Khánh Hòa là nơi có nhiều hòn đảo đẹp
và nhiều khu di tích cũng như làng nghề truyền thống, là xứ sở của những đảo
Trang 10yến cùng với khí hậu mát mẻ đã trở thành điểm đến lý tưởng của những du khách đến từ những vùng lạnh giá như Nga, Úc, Mỹ, Pháp v.v Bên cạnh những ưu thế về cảnh quan thì việc thuận lợi trong vận chuyển và những thủ tục pháp lý nhập cảnh đơn giản cũng là điều kiện lớn để thu hút được số lượng lớn khách Nga đến Việt Nam nói chung và Nha Trang nói riêng Từ đầu tháng 1-2009, khách Nga có thể đến Việt Nam trong vòng 15 ngày mà không cần Visa và hiện nay đã có những chuyến bay trực tiếp từ Nga đến sân bay Cam Ranh là lợi thế của thành phố biển Nha Trang
Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT & DL) thì riêng tháng 1.2013, du khách Nga đến Nha Trang đạt 11.700 lượt, chiếm số lượng lớn nhất các đoàn khách nước ngoài từ Châu Âu đến Nha Trang
Qua đó có thể thấy rằng khách du lịch Nga hiện là thị trường tiềm năng đối với Nha Trang – Khánh Hòa trong thời gian tới Chính vì vậy mà Nha Trang – Khánh Hòa phải nỗ lực khai thác hiệu quả thị trường khách Nga để đem lại nguồn thu lớn cho ngành du lịch của tỉnh đồng thời sẽ quảng bá rộng rãi hình ảnh Nha Trang tới các nước Châu Âu và thế giới Đây chính là lý do em chọn
đề tài “Thực trạng và tiềm năng phát triển thị trường khách du lịch Nga tại
Nha Trang – Khánh Hòa” cho khóa luận tốt nghiệp
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm hiểu rõ thực trạng và tiềm năng thị trường khách du lịch Nga tại Nha Trang – Khánh Hòa, từ đó đề xuất ra các giải pháp nhằm phát triển thị trường khách du lịch Nga tại Nha Trang – Khánh Hòa trong thời gian tới
Trang 113 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu thị trường khách du lịch Nga đến Nha Trang – Khánh Hòa
Phạm vi nghiên cứu:
+Về không gian: Nha Trang – Khánh Hòa
+ Về thời gian: Nghiên cứu thị tường khách Du lịch Nga đến Nha Trang – Khánh Hòa giai đoạn 2009 – 2012
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Thu thập các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu rồi xử lý các thông tin đó nhằm chọn lọc các thông tin tốt nhất Các tư liệu có thể là các công trình nghiên cứu trước, các bài viết,báo cáo kinh doanh, báo cáo tổng kết, các bài báo liên quan đến đề tài
Phương pháp tính toán và thống kê du lịch: Nhằm tính toán tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ % của khách du lịch qua các năm
Phương pháp so sánh: So sánh các số liệu thống kê hành năm nhằm đưa ra nhận xét và giải pháp
5 Kết cấu của luận văn
Bố cục đề tài chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch, khách du lịch và thị trường du lịch
Chương 2: Thực trạng và tiềm năng phát triển thị trường khách du lịch Nga tại Nha Trang – Khánh Hòa
Chương 3: Giải pháp thu hút và phát triển thị trường khách Nga
Trang 12vì điều này mà du lịch dường như được chú trọng và phát triển rộng rãi, bắt đầu xuất hiện những khái niệm về du lịch được xét qua nhiều khía cạnh và từ nhiều cá nhân hay tổ chức khác nhau
Vào năm 1941, ông W Hunziker và Kraff (Thụy Sỹ) đưa ra định nghĩa:
“Du lịch là tổng hợp những và các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc di chuyển và dừng lại của con người tại nơi không phải là nơi cư trú thường xuyên của họ; hơn nữa, họ không ở lại đó vĩnh viễn và không có bất
kỳ hoạt động nào để có thu nhập tại nơi đến”
Theo nhà kinh tế Kalfiotis, du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hay tập thể từ nơi này đến nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức, do đó tạo nên các hoạt động kinh tế
Theo quan điểm của Robert W.Mc.Intosh, Charles R.Goeldner, J.R Brent Ritcie, du lịch là tổng hợp các mối quan hệ nảy sinh từ tác động qua lại giữa
Trang 13khách du lịch, nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng chủ nhà trong quá trình thu hút và đón tiếp khách du lịch
Với cách tiếp cận tổng hợp ấy, các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch bao gồm:
+ Khách du lịch;
+ Các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách du lịch; + Chính quyền sở tại;
+ Cộng đồng dân cư địa phương;
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới:
Du lịch được hiểu là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ
Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đưa các khái niệm về du lịch xét trên nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, du lịch được hiểu trên hai khía cạnh:
Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của
con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ cầu, góc độ người đi du lịch
Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về
nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước
Trang 14ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ một ngành kinh tế
Theo Luật Du lịch Việt Nam (được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, Khóa XI năm 2005) đã nêu khái niệm về du lịch như sau:
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định
1.1.2 Khái niệm khách du lịch
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, khách du lịch (KDL) là những người có các đặc trưng:
- Là người đi khỏi nơi cư trú của mình;
- Không theo đuổi mục đích kinh tế;
- Đi khỏi nơi cứ trú từ 24h trở lên;
- Khoảng cách tối thiểu từ nhà đến điểm đến tùy quan niệm của từng nước
Tại các nước đều có các định nghĩa riêng về khách du lịch Tuy nhiên, điểm chung nhất đối với các nước trong cách hiểu khái niệm về khách du lịch là: Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến một nơi nào đó, quay trở lại với những mục đích khác nhau, loại trừ mục đích làm công và nhận thù lao ở nơi đến; có thời gian lưu lại ở nơi đến từ 24 giờ trở lên (hoặc có sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm) nhưng không quá thời gian một năm
Trang 15Khách du lịch là những người tạm thời ở tại nơi họ đến du lịch với các mục tiêu như nghỉ ngơi, kinh doanh, hội nghị hoặc thăm gia đình
Theo Luật du lịch Việt Nam:
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp
đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến
Khách du lịch được chia thành 2 nhóm cơ bản: khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa
1.1.2.1 Khách du lịch quốc tế
Năm 1937, Ủy ban thống kê của hội Quốc liên (tiền thân của Liên Hợp Quốc ngày nay) đã đưa ra khái niệm về Khách du lịch quốc tế như sau:
Khách du lịch quốc tế là những người thăm viếng một quốc gia ngoài quốc
gia cư trú thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất 24 giờ
Theo khái niệm nêu trên, xét về mặt thời gian, khách du lịch quốc tế là những người có thời gian viếng thăm (lưu lại) ở quốc gia khác ít nhất là 24 giờ Trên thực tế, những người đến một quốc gia khác có lưu trú qua đêm mặc
dù chưa đủ thời gian 24 giờ vẫn được thống kê là khách du lịch quốc tế
Bên cạnh khách du lịch có lưu trú qua đêm, có nhóm khách chỉ đi du lịch trong ngày Đối tượng này được gọi là khách tham quan
Khách tham quan là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của
mình đến một nơi nào đó, quay trở lại với những mục đích khác nhau, loại trừ mục đích làm công và nhận thù lao ở nơi đến; có thời gian lưu lại ở nơi đến không quá 24 giờ, không sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm
Trang 16Để thống nhất hai khái niệm “khách du lịch” và “khách tham quan”, năm
1963 tại hội nghị của Liên Hợp Quốc về Du lịch được tổ chức ở Roma (Ý),
Ủy ban thống kê của Liên Hợp Quốc đưa ra một khái niệm về Khách du lịch quốc tế như sau:
Khách du lịch quốc tế là người thăm viếng một số nước khác ngoài nước
cư trú của mình với bất kỳ lý do nào ngoài mục đích hành nghề để nhận thu nhập từ nước được viếng thăm
Những khái niệm trên khá rõ ràng và chi tiết nhưng vẫn chưa xác định giới hạn về thời gian lưu lại của khách du lịch tại các điểm đến Năm 1989, tại Hội nghị liên minh Quốc hội về du lịch được tổ chức ở Lahaye (Hà Lan) đã ra
“Tuyên bố Lahaye về du lịch”, trong đó đưa ra khái niệm về khách du lịch quốc tế như sau:
Hiện nay trên thế giới, nhiều nước sử dụng khái niệm này Như vậy, có thể
hiểu: Khách du lịch quốc tế là khách du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến
du lịch thuộc phạm vi lãnh thổ của hai hoặc nhiều quốc gia khác nhau
Trang 17Luật Du lịch Việt Nam đã khái niệm khách du lịch quốc tế như sau:
Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch
Như vậy, nhóm khách du lịch quốc tế được phân thành 2 loại:
Khách du lịch quốc tế đi vào (Inbound tourist): là người nước ngoài và người của một quốc gia nào đó định cư ở nước khác vào quốc gia đó du lịch Loại khách này hay dùng ngoại tệ để mua hàng hóa dịch vụ
Khách du lịch quốc tế đi ra (Outbound tourist): là công dân của một quốc gia và người nước ngoài đang cư trú tại quốc gia đó đi ra nước ngoài du lịch
1.1.2.2 Khách du lịch nội địa
Khách du lịch nội địa được phân biệt với khách du lịch quốc tế ở chỗ nơi đến của họ cũng chính là nước mà họ cư trú thường xuyên Họ cũng được phân biệt với những người lữ hành trong nước ở ngoài mục đích chuyến đi, khoảng cách chuyến đi và thời gian lưu trú (tùy theo chuẩn mực của từng quốc gia)
Khái niệm về khách du lịch nội địa được xác định không giống nhau ở các nước khác nhau
Theo quy định của Mỹ: Khách du lịch nội địa là những người đi đến một nơi cách nơi ở thường xuyên của họ ít nhất là 50 dặm, tức khoảng 80km (tính trên một chiều) với những mục đích khác nhau ngoài việc đi làm hàng ngày Theo quy định của Pháp: Khách du lịch nội địa là những người rời khỏi nơi cư trú của mình tối thiểu là 24 giờ và nhiều nhất là bốn tháng với một
Trang 18hoặc một số mục đích: giải trí, sức khỏe, công tác và hội họp dưới mọi hình thức
Theo quy định của Canada: Khách du lịch nội địa là những người đi đến một nơi xa 25 dặm, tức là khoảng 40km và có nghỉ lại đêm hoặc rời khỏi thành phố và có nghỉ lại đêm tại nơi đến
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005):
Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam
Ngoài ra, tại một số nước còn phân biệt khái niệm khách du lịch trong nước
và khách du lịch quốc gia:
Khách du lịch trong nước: Là tất cả những người đang đi du lịch trong
phạm vi lãnh thổ của một quốc gia (bao gồm khách du lịch nội địa và khách
du lịch quốc tế đi vào)
Khách du lịch quốc gia: Là tất cả công dân của một quốc gia nào đó đi du
lịch (kể cả đi du lịch trong nước và đi du lịch ra nước ngoài)
1.1.3 Khái niệm thị trường du lịch
Trang 19các mối quan hệ, thông tin kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du
lịch
1.1.3.2 Đặc điểm thị trường du lịch
Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường hàng hoá nói chung nên
nó có đầy đủ đặc điểm như thị trường ở các lĩnh vực khác Tuy nhiên, do đặc thù của du lịch, thị trường du lịch có những đặc trưng riêng Những đặc trưng riêng này làm cho thị trường du lịch có tính độc lập tương đối so với thị trường hàng hóa Thị trường du lịch có những đặc điểm cơ bản sau :
Thị trường du lịch xuất hiện muộn hơn so với thị trường hàng hoá nói
Trên thị trường du lịch, cung – cầu chủ yếu về dịch vụ Hàng hoá vật chất cũng được mua bán trên thị trường du lịch nhưng chiếm tỷ lệ ít hơn
Trên thị trường du lịch, đối tượng mua bán rất đa dạng Ngoài dịch vụ và hàng hoá vật chất thì còn những thứ không đủ các thuộc tính hàng hoá như những giá trị nhân văn, tài nguyên du lịch tự nhiên nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch
Quan hệ thị trường giữa người mua và người bán bắt đầu từ khi khách du lịch quyết định mua hàng hoá đến khi kết thúc chương trình và khách trở về nhà Trong quá trình thực hiện người bán không trực tiếp quan hệ với người mua hoặc ít quan hệ trực tiếp Khi chương trình du lịch hoàn thành, người mua mới thực sự nhận biết đầy đủ giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm
Các quan hệ và cơ chế thực hiện các quan hệ giữa người mua và người bán sản phẩm dịch vụ du lịch gắn với địa điểm, thời gian, không gian cụ thể Không có sự di chuyển sản phẩm, dịch vụ du lịch từ nơi cung ứng đến
Trang 20nơi thường trú của du khách Người tiêu dùng (khách du lịch) phải chuyển đến điểm du lịch để tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ du lịch
Thị trường du lịch mang tính thời vụ rõ rệt Điều đó thể hiện ở chỗ cung hoặc cầu du lịch chỉ xuất hiện trong một thời gian nhất định của một năm
1.1.4 Sản phẩm du lịch
1.1.4.1 Khái niệm
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch
Sản phẩm du lịch gồm nhiều yếu tố, trong đó có 5 yếu tố chính:
- Điểm thu hút khách (các di sản văn hóa, vườn quốc gia, bãi biển, công trình kiến trúc, lễ hội, phong tục tập quán…)
- Khả năng tiếp cận của điểm đến (cơ sở hạ tầng, các loại phương tiện vận chuyển, lịch trình hoạt động của các loại phương tiện đó…)
- Các tiện nghi và dịch vụ của điểm đến (các cơ sở lưu trú, nhà hàng, các cửa hàng bán lẻ, các khu vui chơi giải trí, khu thể thao…)
- Hình ảnh của điểm đến
- Giá cả hàng hóa, dịch vụ điểm đến
Các dịch vụ thuộc sản phẩm du lịch rất đa dạng (lưu trú, ăn uống, vận chuyển, tham quan, phục vụ hội nghị, vui chơi giải trí…)
Thông thường, mỗi đơn vị cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch chỉ cung cấp một số sản phẩm du lịch đơn lẻ nào đó, chẳng hạn dịch vụ ăn, uống, lưu trú, vận chuyển, tham quan Trong khi đó, nhu cầu của khách du lịch đòi hỏi một sản phẩm hoàn chỉnh bao gồm nhiều sản phẩm đơn lẻ được liên kết với nhau một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm nhu cầu của từng đối tượng
Trang 21khách du lịch Vì vậy, khái niệm sản phẩm du lịch phải được hiểu theo nghĩa sản phẩm hoàn chỉnh chứ không phải là sản phẩm riêng lẻ
1.1.4.2 Đặc trưng của sản phẩm du lịch
- Sản phẩm du lịch có tính tổng hợp:
Tính tổng hợp của sản phẩm du lịch được biểu hiện ở chỗ nó kết hợp các loại dịch vụ do nhiều đơn vị cá nhân thuộc các ngành khác nhau cung cấp nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch; Nó vừa bao gồm sản phẩm vật chất, tinh thần, vừa bao gồm sản phẩm phi lao động và cả các tài nguyên tự nhiên
Hơn nữa, sản phẩm du lịch gồm nhiều yếu tố không thể tách rời Có nhiều đơn vị tham gia cung ứng sản phẩm du lịch, thậm chí đối với một sản phẩm riêng lẻ cũng có nhiều bộ phận tham gia phục vụ Đặc điểm này đòi hỏi phải
có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận tham gia phục vụ khách để tạo ra một sản phẩm du lịch có chất lượng tốt, đem lại sự hài lòng cho khách hàng
- Sản phẩm du lịch tồn tại chủ yếu ở dạng vô hình:
Ngoại trừ một số dịch vụ riêng lẻ có tính hữu hình như: các hàng hóa bán
lẻ, các đồ uống… Hầu hết các dịch vụ du lịch như: dịch vụ lưu trú, ăn uống, tham quan…đều tồn tại ở dạng vô hình, khách du lịch chỉ cảm nhận được chúng chứ không nhìn thấy việc chúng mang lại cảm giác phấn chấn, dễ chịu hay khó chịu, không cầm nắm được các dịch vụ đó như hàng hóa khác, không mang được chúng về nhà sau khi mua Do tính chất không cụ thể nên khách hàng không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua, gặp khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm Vì vậy, vấn đề quảng cáo trong du lịch là rất quan trọng
Trang 22Ngoài ra, nhà cung ứng không dễ dàng đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi bán chúng Thông thường, chất lượng sản phẩm du lịch được đánh giá theo cảm nhận của khách hàng Với tính chất đó, việc nghiên cứu nhu cầu của khách hàng lựa chọn loại sản phẩm phù hợp để cung ứng là rất quan trọng
- Phần lớn sản phẩm du lịch tự tiêu hao, không thể để tồn kho:
Hầu hết các sản phẩm du lịch chưa bán được hôm nay không thể để bán vào dịp khác trong tương lai (phòng ngủ khách sạn, chỗ ngồi nhà hàng…) Đặc điểm này của sản phẩm du lịch đòi hỏi các doanh nghiệp cung ứng dịch
vụ du lịch phải có chính sách giá cả, cách thức quảng bá, kỹ thuật bán hàng phù hợp mới có thể đạt công suất sử dụng cao, giảm tổn thất, nâng cao hiệu quả kinh doanh
- Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra đồng thời: Khác với các sản phẩm thông thường khác, việc sản xuất hầu hết các sản phẩm du lịch chỉ được thực hiện khi khách du lịch có mặt tại nơi cung cấp dịch vụ; việc tiếp nhận và tiêu dùng sản phẩm du lịch của khách du lịch cũng được thực hiện đồng thời với quá trình sản xuất
Trang 23Tính không thể chuyển dịch của sản phẩm du lịch còn được thể hiện ở chỗ không có sự chuyển quyền sở hữu sản phẩm giữa người bán và người mua Khách du lịch chỉ có quyền sử dụng tạm thời đối với sản phẩm du lịch trong một thời gian, địa điểm nhất định chứ không có quyền sở hữu sản phẩm Với đặc điểm này, khách du lịch không được nhìn thấy sản phẩm du lịch trước khi mua nó Khách du lịch chỉ biết về sản phẩm thông qua các kênh quảng cáo, qua Internet, qua tranh ảnh, sách báo, giới thiệu của người khác… Chất lượng thông tin có tác động rất lớn đến quyết định chọn điểm đến của khách du lịch
- Sản phẩm du lịch có tính không đồng nhất:
Sản phẩm du lịch không thể tiêu chuẩn hóa được Các nhân viên cung cấp sản phẩm du lịch không thể tạo ra được các sản phẩm như nhau trong những thời gian làm việc khác nhau Hơn nữa, khách du lịch là người quyết định chất lượng dịch vụ dựa vào cảm nhận của họ Trong những thời gian, bối cảnh khác nhau, sự cảm nhận của họ cũng khác nhau; những khách du lịch khác nhau cũng có những cảm nhận khác nhau về cùng một sản phẩm
Một dịch vụ sẽ có giá trị cao khi thỏa mãn nhu cầu riêng biệt của khách du lịch Sự thỏa mãn của khách du lịch phụ thuộc rất lớn vào tâm lý của họ Những người cung ứng dịch vụ cần biết cách phán đoán tâm lý khách du lịch
để cung cấp dịch vụ phù hợp với mong đợi của khách
- Quá trình tạo ra sản phẩm du lịch có sự tham gia của khách hàng
Trang 24biển đẹp như Nha Trang, Vân Phong, Cam Ranh và nhiều di tích lịch sử văn hóa đặc trưng
Với khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 26 độ C, có hơn 300 ngày nắng trong năm rất lý tưởng cho những hoạt động vui chơi và tham quan Ngoài ra, Khánh Hòa lại là tỉnh có nhiều vịnh, cảng gần tuyến hàng hải quốc tế nhất Việt Nam và nằm trên trục giao thông Bắc – Nam thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không với sân bay quốc tế Cam Ranh Với những lợi thế đó, Khánh Hòa đã trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam
Tận dụng những ưu thế đó mà Khánh Hòa đã nắm bắt và chú trọng phát triển
du lịch ngày càng mạnh và đạt được nhiều thành quả to lớn
Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, tỷ trọng GDP của dịch vụ - du lịch chiếm 42,8%, đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế của tỉnh Mặc dù còn khá nhiều khó khăn do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới song du lịch Khánh Hòa vẫn đạt mức tăng trưởng ấn tượng với 2 triệu lượt khách lưu trú chỉ trong vòng hơn 10 tháng đầu năm 2012 Điều này cho thấy với những ưu thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu cùng sự đa dạng các loại hình du lịch, chất lượng dịch vụ, Khánh Hòa đã và đang khẳng định là điểm đến ưa thích trên bản đồ
du lịch Việt Nam, là sự lựa chọn của nhiều du khách đặc biệt là lượng khách quốc tế ngày càng tăng
Trong năm 2012, Khánh Hòa đón hơn 2,3 triệu lượt khách lưu trú (đạt 106,28% so với cùng kỳ), trong đó có hơn 530 ngàn lượt khách quốc tế (đạt hơn 120% so với cùng kỳ), dẫn đầu là khách Nga Tổng doanh thu du lịch cả năm đạt gần 2.570 tỷ đồng tăng 14,04% so với năm 2011 Ngày khách lưu trú bình quân đạt 2,25 ngày/khách, công suất sử dụng phòng đạt 60,68% Trong
Trang 25năm, lượng khách tham quan du lịch đến Khánh Hòa đạt gần 9 triệu lượt người Trong số gần 50 quốc gia có khách du lịch đến Khánh Hòa thì 12 quốc gia có lượng khách hơn 10 ngàn người/năm
Bảng 1.1: Thống kê doanh thu và lượng khách du lịch của tỉnh từ năm 2009 đến
Đơn vị: Lượt người
2012 Điều đó thể hiện được sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua
Trang 26Với khoảng 500 cơ sở lưu trú, trong đó có 12.000 phòng đạt tiêu chuẩn chất lượng cao và các khu nghỉ dưỡng cao cấp nên Khánh Hòa hiện đang đáp ứng đầy đủ nhu cầu của du khách kể cả mùa cao điểm
Bên cạnh việc đáp ứng được nhu cầu ăn ở cho du khách thì dịch vụ vui chơi giải trí cũng rất hấp dẫn Ngoài các tour du lịch biển đảo truyền thống hay du lịch nội thành, du lịch làng nghề thì các cơ sở kinh doanh cùng các đơn vị lữ hành còn tập trung phát triển các loại hình du lịch dân gian, du lịch thiền, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp du lịch chữa bệnh Ngoài vị thế là một trung tâm du lịch lớn thì gần đây Khánh Hòa đã trở thành điểm đến của nhiều sự kiện lớn và được lựa chọn nhiều nhất chính là thành phố biển Nha Trang Các
sự kiện đã diễn ra như Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Hoàn vũ cùng với Festival biển được tổ chức 2 năm một lần đã góp phần quảng bá du lịch Khánh Hòa với thế giới
Ngoài ra, chính việc thực hiện công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh Khánh Hòa ra thế giới nhất là các nước trong khu vực đã góp phần tạo nên sự tăng trưởng ấn tượng cho ngành du lịch của tỉnh Một trong những nhiệm vụ mà ngành du lịch Khánh Hòa đề ra trong năm 2013 là điều tra, nghiên cứu thị hiếu khách du lịch tại các thị trường Châu Âu, Úc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch mới lạ, phù hợp và độc đáo Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc tổ chức và tham gia các hội chợ du lịch trong nước, quốc tế đồng thời xây dựng thêm các khu ẩm thực vùng biển, ẩm thực truyền thống, hình thành các khu giải trí về đêm Đây được xem là những hoạt động nổi bật để Khánh Hòa đạt được mục tiêu đón 2,7 triệu lượt khách và doanh thu đạt 3.000
tỷ đồng năm 2013
Trang 271.3 Tổng quan về thị trường khách du lịch Nga
1.3.1 Vài nét khái quát về đất nước Nga
- Vị trí địa lý:
Nga là một quốc gia nằm ở cả hai châu lục Á - Âu, có diện tích 17.075.400 km2, lớn nhất thế giới, bao phủ 1/9 diện tích lục địa trái đất Lãnh thổ trải dài trên phần lớn đồng bằng Đông Âu và toàn bộ phần Bắc Á Liên Bang Nga có đường biên giới xấp xỉ chiều dài xích đạo Đất nước trải ra trên 11 múi giờ, giáp với 14 nước (trong đó có 8 nước thuộc Liên Xô trước đây)
Liên Bang Nga có đường bờ biển dài 37.653 km Phía bắc giáp Bắc Băng Dương, phía đông giáp Thái Bình Dương, phía tây và tây nam giáp biển Ban-tích, Biển Đen, biển Ca-xpi Những vùng biển rộng lớn này có giá trị nhiều mặt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
- Khí hậu:
Hơn 80% lãnh thổ Liên Bang Nga nằm ở vành đai khí hậu ôn đới, phần phía tây có khí hậu ôn hòa hơn phần phía đông Phần phía bắc có khí hậu cận cực lạnh giá, chỉ 4% diện tích lãnh thổ (ở phía nam) có khí hậu cận nhiệt Trên hầu hết khắp lãnh thổ của Nga chỉ có 2 mùa riêng biệt, mùa đông và mùa hè, mùa xuân và mùa thu chỉ là những giao đoạn thay đổi ngắn giữa thời tiết cực thấp và cực cao Mùa đông kéo dài, khí hậu khắc nghiệt, tháng lạnh nhất là tháng 1, tháng ấm nhất thường vào tháng 7 Mùa hè ở Nga ngắn và tương đối mát mẻ, lượng mưa không đồng đều
- Kinh tế:
Nga là nước đang giữ vị trí thứ 8 trong 10 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới, là một nước phong phú về tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, khí đốt, than và quặng thép Kinh tế Nga chủ yếu dựa trên sản xuất công nghiệp và
Trang 28khai khoáng Nhờ những chính sách đúng đắn mà vị thế của Liên Bang Nga ngày càng nâng cao trên thị trường quốc tế Hiện nay, Liên Bang Nga nằm trong nhóm nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G8) Nga có nền kinh
tế phát triển và ổn định, đời sống người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao do đó nhu cầu du lịch cũng từ đó mà tăng theo
- Tôn giáo:
Tôn giáo ở Nga rất đa dạng, các tôn giáo truyền thống ở Nga như Cơ đốc giáo, Hồi giáo, Do thái giáo và Phật giáo Những tôn giáo này được cho là một phần của di sản lịch sử Nga Ngoài ra, Chính thống giáo Nga là tôn giáo thống trị ở Nga, đa số tín đồ chính thống không thường xuyên tới nhà thờ, tuy nhiên nhà thờ được các tín đồ và người vô thần kính trọng và coi đó là một biểu tượng của di sản văn hóa Nga
- Ngôn ngữ:
Tiếng Nga là ngôn ngữ chính thức duy nhất của nhà nước, dù có sự phân tán mạnh nhưng tiếng Nga vẫn thuần nhất trên toàn bộ nước Nga Ngoài ra, ngôn ngữ phổ biến sau tiếng Nga là tiếng Tatar và tiếng Ucraina Lòng tự tôn dân tộc của người Nga rất cao vì vậy mà họ ít khi sử dụng ngôn ngữ thông dụng khác trên thế giới như tiếng Anh Chính vì vậy mà khi phục vụ khách Nga nếu giao tiếp với họ bằng tiếng Anh sẽ rất khó khăn, do vậy cần nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Nga cho nhân viên phục vụ là điều tất yếu và rất quan trọng
1.3.2 Đặc điểm tâm lý, nhu cầu và xu hướng đi du lịch của người Nga
- Tính cách của người dân Nga:
Nga là nước có nền văn hóa lâu đời, phong phú và đặc sắc, có nhiều công trình kiến trúc đẹp, nhiều danh nhân nổi tiếng Bản chất người Nga thật thà, đôn hậu, ham hiểu biết, gần gũi với thiên nhiên Nhìn chung tính cách người
Trang 29Nga có nhiều điểm tương đồng với người Việt, đặc biệt trong quan điểm về
Tổ quốc và Người Mẹ
Người Nga thẳng thắn, dứt khoát, dễ thỏa thuận, ít lễ nghi, cởi mở, dễ hòa mình và thích nghi với môi trường xung quanh Người Nga thường bộc lộ tình cảm làm cho người khác dễ gần, họ rộng lượng, chân thành trong các mối quan hệ, công việc và tình cảm rất rõ ràng Cách sống và cách nghĩ của người Nga rất giản dị, họ không cầu kỳ trong giao tiếp Người Nga rất coi trọng tình bạn và tôn trọng lời hứa
Tính ngưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nên tính cách của người dân Nga Tính an bình, tốt bụng, rộng lượng của người Nga trùng lặp với đạo lý chính thống Nga Tính hòa hợp ở người Nga cũng có gốc từ nhà thờ Đạo lý cơ đốc hàng bao thế kỷ trước đã giữ vững được tính quốc gia, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính cách dân tộc Nga Đạo chính thống giáo dục người Nga sống có tinh thần, tình yêu, vị tha, sẵn sàng giúp đỡ, hy sinh và lòng tốt
Họ tên của người Nga thường được cấu thành từ ba bộ phận bao gồm: tên của mình, tên bố và họ Phụ nữ trước khi kết hôn mang họ của bố, sau khi kết hôn mang họ của chồng, còn tên mình và tên của bố không thay đổi Họ tên
và cách xưng hô của người Nga tương đối phức tạp và tùy theo từng hoàn cảnh giao tiếp Trong những trường hợp mang tính chất nghi thức, đối với trung niên cần giới thiệu họ tên đầy đủ, khi giao tiếp với thanh niên có thể chỉ dùng tên
Thông thường người Nga hay bắt tay nhau khi gặp, tuy nhiên cần chú ý khi bắt tay phải tháo găng Bạn bè thân thiết khi gặp nhau rất hay ôm hôn để bày tỏ tình cảm của mình Người Nga rất kỵ con số 13 và thích số 7 vì họ cho rằng số 7 là con số biểu thị sự thành công và hạnh phúc
Trang 30- Nhu cầu và xu hướng đi du lịch của người Nga:
Cùng với tăng trưởng kinh tế, người dân Nga hiện có 2 ngày nghỉ cuối tuần, 20 ngày nghỉ phép năm, 10 ngày nghỉ lễ, 1 kỳ nghỉ hè và 2 kỳ nghỉ đông nên có nhiều thời gian đi du lịch, đặc biệt là du lịch nước ngoài (outbound) Những năm gần đây, số dân Nga đi du lịch nước ngoài trong các kỳ nghỉ, lễ tết đạt khoảng 30 triệu lượt mỗi năm Ngoài ra, các điểm đến ưa thích của du khách Nga (ngoài các nước trong cộng đồng) là: Phần Lan, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Đức, Ý, Tây Ban Nha Tại khu vực châu Á, các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Thái Lan là những điểm đến được nhiều
du khách Nga lựa chọn Trong những năm trước đây, du khách Nga thường chọn đến Phuket (Thái Lan) hay Bali (Indonesia) Tuy nhiên sau một loạt biến
cố xảy ra tại các điểm du lịch này như khủng bố, đảo chính, sóng thần thì Việt Nam hiện đang là điểm đến mới, thu hút rất nhiều du khách Nga
Khách Nga được đánh giá là thị trường khách có khả năng chi trả tương đối cao, xếp thứ 9 trên thế giới về mức tiêu dùng Chi tiêu bình quân của một khách du lịch Nga là khoảng 1.500 USD/1 chuyến đi, trong đó có khoảng 610 USD chi cho ngoài tour, cao hơn 40% mức chi tiêu trung bình của các du khách nước khác
Trong những năm gần đây, số lượng khách du lịch Nga đến Việt Nam ngày càng tăng và Nha Trang – Khánh Hòa là nơi mà khách Nga lựa chọn nhiều nhất Họ thường đi thành từng đoàn, cũng có khi đi theo gia đình hoặc
đi cùng bạn bè Việt Nam về nước, họ thích vui vẻ, hay đàn hát và ưa hài hước Người Nga không đòi hỏi quá cao về chất lượng sản phẩm dịch vụ Họ thường xuyên quan tâm và hỏi nhiều về phong tục, tập quán, bản sắc dân tộc
và cuộc sống của con người Việt Nam bây giờ và so sánh với quá khứ mà họ biết
Trang 31Khánh du lịch Nga thường ưa chuộng hàng truyền thống nổi tiếng và các mặt hàng có tiếng tăm khác như hàng thủ công mỹ nghệ, lụa tơ tằm, thổ cẩm
Họ ưa thích các tour du lịch trọn gói đi đến các vùng ven biển Nam Trung Bộ của Việt Nam Người Nga rất hiếu kỳ với cái mới và họ thường thích kết hợp chuyến nghỉ ngơi ở vùng biển và tham quan các danh lam thắng cảnh, nét văn hóa độc đáo của nước sở tại Họ trân trọng và đánh giá cao tính cần cù, mến khách và chịu thương chịu khó, cảm thông với những khó khăn kinh tế do hậu quả của chiến tranh tàn phá
Trong du lịch, phong cách tiêu dùng của người Nga chịu tác động chi phối của nhiều yếu tố khác nhau như yếu tố cá nhân và xã hội, lứa tuổi, giới tính và nhu cầu sở thích của họ Thông thường, những người Nga đi du lịch đến những nơi xa đa số là người có thu nhập cao nên chi tiêu nhiều nhưng họ vẫn rất quan tâm đến giá cả Người Nga khi đi du lịch đã quen với các dịch vụ trọn gói và họ thường không biết tiếng của các nước khác nên việc sử dụng những tờ hướng dẫn, những thực đơn không có tiếng Nga đối với họ rất khó khăn
Sau đây là một số đặc điểm và sở thích của người Nga khi sử dụng các dịch vụ:
+ Về vận chuyển:
Khi đi du lịch thì phương tiện vận chuyển phụ thuộc vào tour họ tham gia nhưng khi họ đi xa, phương tiện họ thích nhất là tàu hỏa vì theo họ đó là phương tiện vận chuyển an toàn nhất, chỉ khi đi với cự li ngắn thì họ mới đi ô
tô Họ còn thích đi tàu biển và những phương tiện vận tải đường thủy
+ Lưu trú và ăn uống:
Trang 32Lưu trú: Người Nga không quá câu lệ về hình thức lưu trú nhưng nhìn chung họ thường sẵn sàng chi trả cho việc ở các khách sạn hạng sang hay các resort Họ thích nghỉ ở những nơi gần bãi biển, có nắng ấm và không gian có chút gì đó gợi nên hình ảnh Nga
Ăn: Người Nga ăn không nhiều nhưng phải đủ chất, bữa chính là trưa và tối, bữa sáng chỉ dùng nhẹ
Họ thường thích ăn các món quay, các món nấu phải nhừ, thích các loại thịt say nhỏ, bỏ lò, rán hay om có sốt, không ưa các món tái, các loại súp thường có lẫn thịt, ăn súp vào bữa trưa Người Nga kiêng ăn thịt chim bồ câu Trong chế biến người Nga thường dùng nhiều bơ, kem, quen ăn sữa tươi
và kem tươi Ngoài ra, họ còn thích ăn các loại rau (bắp cải, cà chua, dưa chuột, khoai tây, củ cải đỏ), xà lách thường dùng để ăn kèm với thịt viên, người Nga có món salad khá nổi tiếng Bên cạnh đó họ còn có thói quen ăn dưa chuột và bắp cải muối chua Một trong những món ăn phổ biến và nổi tiếng của người Nga là cá (chủ yếu là cá hồi, cá hồng) ướp muối hun khói Uống: Người Nga thường uống cà phê vào buổi sáng, khi sang Việt Nam
họ cũng rất hứng thú với việc uống trà
Người Nga uống chè đen, uống cốc to có đường và một vài lát chanh, uống nóng Trước khi ăn thường uống Vodka, Cogna, Wisky, sau đó uống rược nhẹ Sau bữa ăn thường dùng cà phê, sô cô la, ca cao, hoa quả tươi hoặc đóng hộp Người Nga rất thích uống rượu Vodka đặc biệt là loại Voska đỏ
+ Vui chơi và thưởng thức cái đẹp:
Người Nga thích chơi các môn thể thao thiên về trí tuệ, thích tham gia các hoạt động truyền thống tại điểm đến, thích tắm nắng, thích ngắm biển và nằm
Trang 33trên bãi cát Những lúc rảnh rỗi họ thường dạo chơi trên phố, mua sắm và thậm chí tìm đến các quán ăn vỉa hè
Trong thưởng thức cái đẹp, người Nga rất tinh tế, họ có khiếu thẩm mỹ, đi
du lịch Việt Nam họ thích những chương trình tham quan các khu nghỉ mát, bãi biển, những nơi có phong cảnh, thiên nhiên tươi đẹp… vì họ rất thích ngắm cảnh, thích nghiên cứu các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh và các di sản văn hóa và đặc biệt là vùng biển Nam Trung Bộ
Trang 34CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH NGA TẠI NHA TRANG – KHÁNH HÒA
2.1 Thị trường khách du lịch Nga tại Nha Trang – Khánh Hòa
Trong những năm gần đây, khách Nga liên tục nằm trong tốp 10 thị trường khách quốc tế trọng điểm tại Khánh Hòa Từ cuối năm 2009, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh chính thức đi vào hoạt động đã mở ra cho Khánh Hòa cơ hội hợp tác nhiều mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch Những chuyến bay thẳng đầu tiên từ các thành phố lớn thuộc vùng viễn Đông
và Siberia (Nga) đến Cam Ranh (Khánh Hòa) vào cuối năm 2011 đã trở thành dấu mốc cho sự quay lại của thị trường khách Nga với 2 thành phố biển Nam Trung Bộ là Nha Trang và Phan Thiết Tháng 4.2013, Vietnam Airlines cũng nhập cuộc khi khai thác đường bay thẳng Nha Trang – Moscow Khách Nga đến Nha Trang chủ yếu bằng đường hàng không, sự thuận tiện của các chuyến bay thuê bao và đường bay thẳng đã khiến du lịch tự túc tăng cao Các chuyến bay thẳng từ Nga đến Nha Trang được tăng cường đã đánh dấu nhu cầu gia tăng của thị trường khách du lịch Nga đến với Nha Trang – Khánh Hòa trong thời gian sắp tới
2.1.1 Số lượng và tốc độ tăng trưởng của khách du lịch Nga đến Nha Trang
Kể từ cuối năm 2010, Công ty cổ phần Thương mại – Du lịch và Giải trí Ánh Dương phối hợp cùng công ty Pegas Touristik (Thổ Nhĩ Kỳ) thiết lập tour du lịch từ 9 thành phố miền Viễn Đông Nga sang các tỉnh Nam Trung Bộ bằng tuyến bay trực tiếp đến sân bay quốc tế Cam Ranh, lượng khách Nga từ
Trang 35vị trí thứ 4 đã tăng nhanh và dẫn đầu vào năm 2012 trong tổng số thị trường khách quốc tế ở Khánh Hòa
Theo dự báo, tại Khánh Hòa, tốc độ tăng trưởng về du khách Nga hoặc nói tiếng Nga còn tăng mạnh trong thời gian tới, với mức 20-25% mỗi năm
Thị trường khách du lịch Nga chiếm tỷ trọng trung bình cao nhất trong tổng lượt khách quốc tế đến Nha Trang Điều này được minh chứng rõ qua các con số cụ thể trong bảng 2.1, bảng 2.2 và bảng 2.3 sau đây:
Bảng 2.1: Lượng khách du lịch Nga và khách du lịch quốc tế đến Nha Trang giai đoạn 2009 – 2012
Đơn vị: Lượt người
Trang 36đến Nha Trang – Khánh Hòa) Đến năm 2012, là năm đánh dấu sự tăng trưởng mạnh lượng khách Nga đến Nha Trang với tỷ trọng 15.6% tăng gấp đôi so với năm 2011 Như vậy có thể thấy, hiện nay khách Nga dẫn đầu lượng khách quốc tế đến Nha Trang
Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng khách du lịch Nga và khách quốc tế đến Nha Trang giai đoạn 2009 – 2012
Đơn vị: %
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa (2013)
Từ bảng 2.3 có thể thấy tốc độ tăng trưởng khách du lịch Nga tại Nha Trang tăng nhanh qua từng năm Mức tăng trưởng vượt bậc đáng chú ý nhất là năm 2012 thị trường khách Nga tăng 141.83% so với năm 2011 và đã chiếm
vị trí thứ nhất trên tổng số thị trường khách quốc tế Sự tăng trưởng đột biến này nhờ những chuyến bay trực tiếp từ 9 thành phố của vùng Viễn đông Nga đến sân bay quốc tế Cam Ranh
Nguyên nhân chính của sự tăng trưởng của khách du lịch Nga đến Nha Trang thời kỳ này xuất phát từ một số lý do sau:
Lợi thế ở Nha Trang là mùa du lịch kéo dài cả năm, cho nên du khách Nga
có thể đến Nha Trang suốt bốn mùa trong năm Nga có kỳ nghỉ đông kéo dài,
từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm ở Nga là mùa đông, họ có nhu cầu du lịch kết hợp tránh đông nên địa điểm lựa chọn thường là những nơi ấm áp và có
Trang 37bờ biển dài Trong khi đó, thời điểm này thời tiết Nha Trang đẹp nên họ thường chọn nơi đây để tránh rét Ngoài ra, khách Nga thường thích tắm biển
và tắm nắng, chính vì vậy mà biển Nha Trang là một trong những lựa chọn hàng đầu của họ
Khách Nga đi du lịch nước ngoài nhiều vì nếu so sánh chi phí đi du lịch trong nước hiện nay, chẳng hạn như đi nghỉ ở vùng Biển Đen thì giá còn đắt hơn đi du lịch ở nước ngoài So với mức chi phí ở nhiều nước khác thì mức sống tại Việt Nam tương đối thấp hơn, đây cũng là yếu tố tác động đến quyết định đi du lịch của họ Bên cạnh đó, trước tình hình chính trị diễn ra phức tạp tại một số quốc gia trên thế giới và những biến động khó lường của thiên tai, dịch bệnh thì Việt Nam nói chung và Nha Trang nói riêng với nền chính trị ổn định, xã hội trật tự, chi phí sinh hoạt vui chơi thấp đã dần dần được xác lập trên thị trường quốc tế cũng là nguyên nhân đưa khách Nga đến với nước ta Hơn thế nữa, lý do lựa chọn các vùng biển nhiệt đới như Nha Trang bắt đầu từ những người Nga đã đến Việt Nam Những chuyến đi như thế được lan truyền nhanh chóng trên mạng Internet, người đi sau được người đi trước cung cấp thông tin Sự đồn đãi về Nha Trang của du khách Nga với những lý
do sau đây: Có các Resort nằm trên đảo như Hòn tằm, Vinpearl, có bãi biển sát ngay thành phố, có khu tắm bùn độc đáo và đặc biệt là Nha Trang là thành phố có nhiều hải sản tươi sống giá rất rẻ so với bên Nga Bên cạnh đó, với một lượng lớn Việt kiều và du học sinh tại Nga cùng với mối liên hệ lịch sử giữa hai nước từ bao đời nay cũng là nhân tố tác động đến việc lựa chọn điểm đến của du khách Nga
Cùng với dấu hiệu tích cực trên, việc Thủ tướng Chính phủ đồng ý miễn thị thực cho công dân Liên Bang Nga mang hộ chiếu phổ thông với thời hạn tạm trú 15 ngày, không phân biệt mục đích nhập cảnh (với điều kiện không
Trang 38thuộc diện không được nhập cảnh Việt Nam theo pháp lệnh về xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam) chính thức có hiệu lực
từ đầu tháng 1-2009 như tạo thêm động lực thu hút khách Nga đến Việt Nam Mặt khác, từ khi sân bay Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa mở cửa đón máy bay quốc tế với nhiều chuyến bay thẳng từ Nga đến Cam Ranh đã tạo thuận lợi trong việc di chuyển của du khách Nga đến với Nha Trang Hiện nay các chuyến bay đang được tăng cường để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của du khách Các công ty du lịch phối hợp với công ty lữ hành mở đường bay thẳng
từ các thành phố ở Nga đến Cam Ranh Hãng hàng không Vietnam Airlines sẽ chính thức mở đường bay thẳng từ Matxcova đến Cam Ranh và ngược lại bắt đầu từ ngày 5-4-2013 Điều này sẽ thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút khách Nga đến với Nha Trang – Khánh Hòa ngày càng đông
2.1.2 Thời gian đi du lịch của khách Nga trong năm
Theo phân tích của các chuyên gia nghiên cứu thị trường du lịch, Nha Trang là thành phố biển duy nhất ở Việt Nam có thể đón khách quanh năm Nếu như xuân – hè là mùa khách nội địa thì thu – đông là mùa khách quốc tế,
mà cao điểm là từ đầu tháng 11 đến hết tháng 1 năm sau, đó là khoảng thời gian mà những người có thu nhập cao ở các nước Châu Âu và Đông Bắc Á muốn tìm đến những bãi biển ấm áp miền nhiệt đới để tránh mùa đông băng giá
Nga hiện có 2 ngày nghỉ cuối tuần, 20 ngày nghỉ phép năm, 10 ngày nghỉ
lễ, 1 kỳ nghỉ hè và 2 kỳ nghỉ đông, vì vậy Nga có nhiều thời gian để đi du lịch nước ngoài Họ thường đi du lịch vào 2 kỳ nghỉ đông trong năm Tuy nhiên, theo thống kê của ngành du lịch Nga thì lứa tuổi khách Nga đi du lịch là từ 25 – 45 tuổi, đã có gia đình, họ thường đi cùng vợ (hoặc chồng) và con cái Vì
Trang 39thế, thông thường ngoài những kỳ nghỉ vào mùa đông, khách Nga cũng chọn chuyến du lịch vào mùa hè để đi cùng con cái
Từ tháng 11 đến tháng 3 hằng năm ở Nga là mùa đông nên trong thời gian này khách Nga thường chọn những nơi ấm áp để tránh rét, đặc biệt họ rất thích biển, chính vì vậy mà Nha Trang – Khánh Hòa là một trong những lựa chọn của đa số khách du lịch đến từ Nga nói riêng và các nước Châu Âu nói chung
2.1.3 Mức độ chi tiêu của khách du lịch Nga
Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) vừa công bố bảng xếp hạng các quốc gia có khách du lịch chi tiêu hào phóng nhất khi ra ngoài nước thì mức chi của khách du lịch Nga chiếm vị trí thứ 5 trong năm 2012, tăng 2 bậc so với năm 2011 Năm 2012, khách du lịch Nga chi 43 tỉ USD ở nước ngoài, tăng 32% so với năm trước
Vào tháng 3.2013, Bộ trưởng văn hóa Nga – ông Vladimir Medinsky, đánh giá trung bình mỗi năm khách Nga chi 31 tỉ USD để ra nước ngoài
Điểm đặc biệt là du khách Nga rất thích tiêu xài trong ăn uống và mua sắm, theo tính toán thì mỗi du khách tiêu xài từ 1.700 đến 3.000 USD cho chuyến đi dài ngày du lịch Họ thích mua quà lưu niệm như hàng mỹ nghệ, tranh thêu, sơn mài, quần áo, giày dép, đồ trang sức, các loại quả, trà, cà phê…
Có thể minh chứng rõ hơn về chi tiêu của khách du lịch Nga, có thể thấy qua các dẫn chứng cụ thể về những hoạt động chi tiêu của khách Nga tại Nha Trang trong thời gian gần đây
Trang 40Tại trung tâm thương mại Nha Trang Center, trưa 30-4 có hàng trăm khách Nga mua sắm Theo bà Nguyễn Thị Gia Thảo, giám đốc nhân sự ở Nha Trang Center thì mỗi ngày có 3 đến 5 đoàn khách Nga ghé mua sắm, trung bình có khoảng 300 khách Nga/ngày, ngày cao điểm có gần 600 lượt khách Nga Khách Nga rất phóng khoáng trong chi tiêu, mua sắm và ăn uống Họ mua tất
cả mặt hàng từ giày dép, quần áo tới mỹ phẩm
Theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó giám đốc công ty TNHH Hoàn Cầu Khánh Hòa, đơn vị quản lý Nha Trang Center, lượng khách Nga chiếm trên 70% tổng số khách nước ngoài đến đây mua sắm và chiếm trên 50% tổng doanh thu của trung tâm
2.1.4 Số ngày du lịch trung bình của khách du lịch Nga
Ưu điểm nổi bật của khách Nga là thời gian lưu trú khá dài, trung bình từ
14 – 20 ngày/khách Khách Nga đến với các thành phố biển thường là vào các
kỳ nghỉ đông vì vậy mà thời gian lưu trú của họ kéo dài
Sau thời gian chuẩn bị, công ty Ánh Dương (Thành phố Hồ Chí Minh) đã
ký kết hợp đồng với Công ty Pegas Turistik (Nga) xây dựng và triển khai tour
du lịch nghỉ đông dành cho du khách thuộc 9 thành phố miền viễn Đông của Nga tại Nha Trang (Khánh Hòa) và Phan Thiết (Bình Thuận) khởi đầu từ 30/10/2011 Thực tế cho thấy, những vị khách Nga tham gia tour nghỉ đông này đã dành thời gian lưu lại ít nhất 10 ngày, có nhiều du khách tăng số thời gian lưu trú đến 14 ngày
2.1.5 Cách tổ chức chuyến đi và hoạt động du lịch ưa thích của khách Nga
Khách du lịch Nga có thói quen đi du lịch nước ngoài cùng với gia đình, ít khi đi riêng lẻ Gần đây, họ cũng đã bắt đầu có sở thích đi du lịch liền 2 nước