1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH MICE TẠI TRUNG TÂM TỔ CHỨC HỘI NGHỊ VÀ DU LỊCH CHẤT LƯỢNG CAO QUỐC TẾ

125 983 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 2,3 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được cuốn luận văn với đề tài “Chiến lược khai thác và phát triển thị trường khách du lịch MICE tại Trung tâm tổ chức hội nghị và du lịch chất lượng cao quốc tế

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-

NGUYỄN THỊ VÂN

CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH MICE TẠI TRUNG TÂM TỔ CHỨC HỘI NGHỊ VÀ DU LỊCH CHẤT

LƯỢNG CAO QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN VĂN BÌNH

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được cuốn luận văn với đề tài “Chiến lược khai thác và phát

triển thị trường khách du lịch MICE tại Trung tâm tổ chức hội nghị và du lịch chất lượng cao quốc tế ”, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân đã vận dụng những kiến

thức tiếp thu được, tìm tòi học hỏi cũng như thu thập thông tin số liệu liên quan đến

đề tài, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm và các thầy cô tại Viện Đào tạo sau đại học, Viện Kinh tế và Quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội đã giúp đỡ tôi cũng như đã cung cấp cho tôi những kiến thức sâu rộng để tôi có nền tảng nghiên cứu đề tài Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS TS Trần Văn Bình, người đã tận tình hướng dẫn tôi nghiên cứu đề tài này

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ông Mai Tiến Dũng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Hà Nội đã cung cấp cho tôi những thông tin hữu ích về Du lịch

Hà Nội trong những năm qua

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ông Phạm Tiến Dũng – Giám đốc Công ty cùng tập thể các Anh chị em đồng nghiệp tại Trung tâm tổ chức hội nghị và du lịch chất lượng cao quốc tế đã hết sức giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin, số liệu

để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bố mẹ tôi, chồng và con tôi, những người luôn ở bên cạnh tôi ủng hộ, giúp đỡ tôi có thời gian nghiên cứu đề tài

và hết lòng hỗ trợ tôi về mặt tinh thần trong suốt thời gian thực hiện đề tài

Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù đã cố gắng hoàn thiện đề tài qua tham khảo tài liệu, trao đổi và tiếp thu ý kiến đóng góp nhưng chắc chắn không tránh khỏi những sai sót Vì vậy tôi rất hoan nghênh và chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp của Quý Thầy, Cô và bạn đọc Mọi thông tin xin gửi về địa chỉ email:

Hà Nội, tháng 8 năm 2013

Người thực hiện luận văn NGUYỄN THỊ VÂN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ VÂN

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ viii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Bố cục luận văn 4

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE 5

1.1 Một số vấn đề lý luận về chiến lược kinh doanh 5

1.1.1 Khái niệm chiến lược và chiến lược kinh doanh… 5

1.1.2 Phân loại chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 6

1.1.2.1 Theo cấp độ tổ chức … 6

1.1.2.2 Theo mục tiêu tăng trưởng 6

1.1.3 Hoạch định chiến lược cấp đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU: Strategic Business Unit) 7

1.1.3.1 Xác định mục tiêu cho SBU 8

1.1.3.2 Phân tích môi trường kinh doanh 8

1.1.3.3 Xây dựng và lựa chọn phương án chiến lược 12

1.1.3.4 Các loại chiến lược tổng quát cấp đơn vị kinh doanh chiến lược 13

1.2 Tổng quan về du lịch MICE 15

1.2.1 Khái niệm về loại hình du lịch MICE 15

1.2.1.1 Meeting 16

1.2.1.2 Incentive 16

1.2.1.3 Convention 16

Trang 5

1.2.1.4 Event/ Exhibition 17

1.2.2 Đặc điểm của loại hình du lịch MICE 18

1.2.2.1 Đặc điểm về sản phẩm du lịch MICE 18

1.2.2.2 Đặc điểm của khách MICE 19

1.2.3 Lợi ích do loại hình du lịch MICE đem lại 20

1.2.4 Kinh nghiệm trong phát triển loại hình du lịch MICE 21

1.2.4.1 Kinh nghiệm của Singapore 21

1.2.4.2 Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh 23

1.2.4.3 Kinh nghiệm của Đà Nẵng 25

1.2.4.4 Những bài học rút ra 26

1.3 Tóm tắt chương 1 29

Chương 2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH MICE TẠI TRUNG TÂM TỔ CHỨC HỘI NGHỊ VÀ DU LỊCH CHẤT LƯỢNG CAO QUỐC TẾ 30

2.1 Khái quát về Trung tâm tổ chức Hội nghị và du lịch chất lượng cao quốc tế30 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 30

2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của công ty 34

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH NN MTV Đầu tư thương mại và Du lịch Thắng Lợi 34

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần cung ứng nghiệp vụ chất lượng cao quốc tế (Golden Services JSC) 35

2.1.2.3 Chức năng của công ty 36

2.1.2.4 Nhiệm vụ của công ty 36

2.2 Phân tích các yếu tố hình thành chiến lược khai thác thị trường khách du lịch MICE tại Trung tâm tổ chức Hội nghị và du lịch Chất lượng cao Quốc tế 38 2.2.1 Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến việc khai thác thị trường khách du lịch MICE tại Trung tâm tổ chức Hội nghị và du lịch chất lượng cao Quốc tế 38

2.2.1.1 Kinh tế 38

2.2.1.2 Môi trường chính trị - luật pháp – an ninh 41

Trang 6

2.2.1.3 Giao thông và những ảnh hưởng của nó 42

2.2.1.4 Môi trường công nghệ 43

2.2.1.5 Tình hình hoạt động, xúc tiến du lịch và hội nhập quốc tế 43

2.2.2 Môi trường ngành 47

2.2.2.1 Khả năng cung ứng các dịch vụ phục vụ khách du lịch MICE 47

2.2.2.2 Cạnh tranh trong ngành 50

2.2.2.3 Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng 54

2.2.2.4 Xu hướng thay đổi năng lực thương lượng của nhà cung cấp 54

2.2.2.5 Xu hướng thay đổi năng lực thương lượng của khách hàng 55

2.2.2.6 Áp lực từ các dịch vụ thay thế 55

2.2.3 Năng lực cốt lõi và khả năng phát triển khai thác thị trường khách du lịch MICE của trung tâm tổ chức hội nghị và du lịch chất lượng cao Quốc tế 57

2.2.3.1 Tình hình khai thác khách của công ty du lịch Goldentour 57

2.2.3.2 Tình hình sử dụng các nguồn lực trong hoạt động kinh doanh của công ty du lịch Goldentour 61

2.2.3.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty du lịch Goldentour 63 2.2.3.4 Thực trạng kinh doanh loại hình du lịch MICE của công ty du lịch Goldentour 66

2.2.3.5 Các yếu tố marketing của công ty du lịch Goldentour 72

2.2.3.6 Chính sách xúc tiến, cổ động 76

2.2.3.7 Các chính sách hỗ trợ 77

2.2.3.8 Đánh giá về chính sách marketing trong hoạt động thu hút khách MICE tại công ty du lịch Goldentour 78

2.2.3.9 Điều tra nhu cầu khách du lịch MICE của công ty du lịch Goldentour 80

2.3 Tóm tắt chương 2 90

Chương 3 ĐỀ XUẤT CÁC CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH MICE TẠI TRUNG TÂM TỔ CHỨC HỘI NGHỊ VÀ DU LỊCH CHẤT LƯỢNG CAO QUỐC TẾ 91

Trang 7

3.1 Tình hình khai thác thị trường khách du lịch MICE ở Việt Nam và trên thế

giới 91

3.2 Mục tiêu phát triển thị trường khách du lịch MICE tại công ty Trung tâm tổ chức Hội nghị và du lịch chất lượng cao Quốc tế 93

3.3 Đề xuất chiến lược khai thác và phát triển thị trường khách du lịch MICE tại trung tâm tổ chức Hội nghị và du lịch chất lượng cao Quốc tế giai đoạn 2014-2020 94

3.4 Các giải pháp thực hiện chiến lược 99

3.4.1.Giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực 99

3.4.2.Giải pháp liên kết để phát triển thị trường MICE 100

3.4.3 Các giải pháp Marketing 102

3.4.3.1 Giải pháp phát triển sản phẩm mới 102

3.4.3.2 Chính sách giá 104

3.4.3.3 Chính sách phân phối 105

3.4.3.4 Chính sách cổ động, truyền thông 106

3.4.4 Giải pháp thành lập đơn vị xúc tiến phát triển du lịch MICE 106

3.5 Kiến nghị 109

3.5.1 Đối với chính quyền 109

3.5.2 Đối với Sở du lịch thành phố Hà Nội 110

3.5.3 Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực này 110

KẾT LUẬN 111

TÀI LIỆU THAM KHẢO 114

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

1.1 Mô hình ma trận SWOT 12 1.2 Đánh giá lựa chọn phương án 14 1.3 Các trung tâm hội thảo ở Singapore 23

2.1 Khả năng đáp ứng các dịch vụ của các khách sạn 5 sao

2.2 Khả năng đáp ứng các dịch vụ của các khách sạn 5 sao

tại TP Hồ Chí Minh 48 2.3 Các địa điểm tổ chức hội ghị hội thảo tại Hà Nội 48

2.4 Các địa điểm tổ chức hội ghị hội thảo tại TP Hồ Chí

2.5 Tổng hợp so sánh giữa các đối thủ cạnh tranh 55 2.6 Ma trận đe dọa 55 2.7 Ma trận cơ hội 56

2.8 Lượng khách đến Hà Nội và Công ty du lịch Goldentour

(lượt khách ) giai đoạn 2009-2012 58

2.9 Tình hình khai thác khách tổng hợp của

Công ty du lịch Goldentour từ 2009-2012 59

2.10 Tình hình thực hiện doanh thu, chi phí, lợi nhuận

của công ty du lịch Goldentour 63

2.11 Hệ số doanh lợi của doanh thu của công ty du lịch

Trang 9

2.14 Doanh thu, lợi nhuận từ kinh doanh loại hình du lịch

MICE của công ty du lịch Goldentour 70 2.15 Giá trọn gói áp dụng cho khách MICE Việt Nam 74 2.16 Bảng phân tích SWOT 88

3.1 Khách du lịch quốc tế và du lịch MICE vào Việt Nam

giai đoạn 2008-2012 – 73 91 3.2 Bảng đánh giá lựa chọn phương án 98

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ

Số hiệu sơ đồ,

hình vẽ và

biểu đồ

Tên sơ đồ, hình vẽ và biểu đồ Trang

1.1 Mô hình hoạch định chiến lược cho SBU 8 1.2 Cấu trúc của một ngành du lịch MICE 17

2.1 Tình hình khai thác khách tổng hợp của công ty du lịch

2.6 Cơ cấu khách du lịch MICE so với tổng số khách đến

Công ty Goldentour 70 2.7 Doanh thu từ khách du lịch MICE 72

2.8 Doanh thu từ khách du lịch MICE so với doanh thu

chung của Công ty Goldentour 72

Trang 10

2.9 Mục đích của chuyến đi của khách hàng 83 2.10 Đánh giá của khách hàng về phương tiện vận chuyển 83 2.11 Đánh giá của khách hàng về cơ sở lưu trú 83 2.12 Đánh giá của khách hàng về cách thức tổ chức chuyến đi 84 2.13 Đánh giá của khách hàng về cách thức tổ chức sự kiện 84 2.14 Đánh giá của khách hàng về nhân viên lưu trú 84 2.15 Đánh giá của khách hàng về hướng dẫn viên 85 2.16 Đánh giá của khách hàng sau chuyến đi 85 2.17 Đánh giá của khách hàng về sản phẩm vừa sử dụng 85

2.18 Nguyện vọng của khách hàng về việc tham gia vào các

chương trình du lịch khác của công ty 86 2.19 Phân tích các loại hình khách 86

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay trên phạm vi toàn cầu với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, sự phát triển không ngừng của kinh tế, thương mại và mức sống của người dân ngày càng được nâng cao đã gắn kết hoạt động du lịch, giải trí của con người với công việc làm ăn Hàng năm, những sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, thể thao mang tầm quốc gia, khu vực và quốc tế diễn ra với mật độ dày đặc đã trở thành một cơ hội tốt cho hoạt động du lịch nói chung phát triển và cũng trở thành mảnh đất màu mỡ để

du lịch MICE phát triển Du lịch MICE là du lịch gắn kết hoạt động du lịch với hoạt động hội nghị, hội thảo, khen thưởng và triển lãm, hội chợ - đây là loại hình đã được rất nhiều nước trên thế giới đẩy mạnh phát triển vì giá trị của nó đem lại

Trong đó Châu Á trở thành điểm ngắm của các hiệp hội, tổ chức, các công ty tầm cỡ quốc gia, quốc tế trong đó có các điểm như Singapore, Bangkok, Jakarta, Kuala Lumpur, đã trở thành điểm đến quen thuộc với khách du lịch MICE Các nước này đã nhận diện được mức lợi nhuận mà du lịch MICE đem lại, chính vì vậy

họ đã có những chiến lược và mức đầu tư phù hợp để khai thác và phát triển các loại hình du lịch này Singapore từ cuối năm 2003 đã xúc tiến quảng bá cho du lịch MICE với 15 triệu SGP (8,6 triệu USD) nhằm hi vọng thu hút thị trường khách du lịch doanh nhân và MICE tăng doanh số từ lĩnh vực này lên 3 tỷ USD trong năm

2005, Trung Quốc được xem là điểm cạnh tranh nhất khu vức về khai thác thị trường này với nhiều trung tâm hội thảo, hội nghị lớn như Thâm Quyến, Bắc Kinh, Thượng Hải và Hồng Kông đang là trung tâm hội nghị lớn của Đông Nam Á – là nơi hội tụ khách du lịch MICE lớn nhất Châu Á – Thái Bình Dương với 4,5 triệu lượt khách Theo đánh giá của hiệp hội du lịch Châu Á, sau mười năm phát triển, công nghệ du lịch MICE đã giúp các nước Châu Á vừa tăng được lượng khách quốc

tế và doanh thu, vừa có tác động mạnh mẽ tích cực đến giao lưu văn hoá, khuyến khích đầu tư và tăng kim ngạch xuất khẩu

Ở Việt Nam, do hạ tầng du lịch còn yếu cũng như chưa có chuyên gia về phát triển loại hình du lịch này nên trong hơn một thập niên qua, du lịch MICE còn chưa

Trang 12

được khai thác đúng mức Trong những năm gần đây, du lịch MICE đã được các công ty du lịch khai thác như hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airline) và Saigontourist đã phối hợp với hệ thống khách sạn 5 sao như New World, Sofitel, Sheraton, Legend, hình thành nên câu lạc bộ MICE (MICE Club) Tuy nhiên, du lịch MICE ở Việt Nam chỉ thực sự phát triển ở Việt Nam trong những năm trở lại đây khi nước ta chính thức tổ chức hội nghị các nước Châu Á – Thái Bình Dương (ASEM 5) và một số hoạt động khác mang tầm quốc tế như Seagames, Festival Huế, Trong diễn biến phát triển của các nước trên thế giới, Việt Nam nổi lên như một điểm đến an toàn, thân thiện, ổn định với các thắng cảnh nổi tiếng, thức

ăn ngon và rẻ, là nơi lý tưởng để mua sắm như ông Tom Hulton - Hiệp hội tổ chức Hội nghị và Hội thảo Quốc tế (ICCA) khẳng định: “Việt Nam trở thành một điểm đến mới mẻ và hấp dẫn với khách quốc tế trong tình hình quốc tế hiện nay hơn nữa Việt Nam lại nổi lên như một lựa chọn hấp dẫn để tổ chức MICE trong khu vực” (Theo Việt Báo – Thời báo kinh tế Việt Nam)

Việt Nam có tiềm năng rất lớn cho du lịch MICE và nếu biết phát triển sẽ là đối thủ đáng ngại của Singapore (trung tâm thu hút MICE lớn nhất Đông Nam Á hiện nay) Cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, nhiều di sản văn hoá, thiên nhiên thuộc hàng kỳ quan thế giới, bãi biển đẹp, hệ thống khách sạn, resort phát triển Khai thác thị trường du lịch MICE không những góp phần thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam phát triển mà còn thu về nhiều ngoại tệ cho đất nước Sự “bùng nổ” của lượng du khách MICE đến Việt Nam trong thời gian qua vừa là tín hiệu vui, vừa đặt ra những yêu cầu đối với các công ty du lịch Việt Nam cần phải có các chiến lược hiệu quả để thu hút và phát triển loại hình du lịch MICE

Để khai thác tiềm năng của thị trường du lịch MICE, trong thời gian qua ban

lãnh đạo Trung tâm tổ chức Hội Nghị Du lịch Chất lượng cao Quốc tế (Gọi tắt là

Công ty Du lịch Goldentour) cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc tập trung nguồn

lực, nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm mới Tuy nhiên, việc khai thác thị trường du lịch MICE vẫn còn nhiều hạn chế, số lượng khách du lịch MICE đến với công ty chưa nhiều, doanh thu từ khách du lịch MICE chưa cao Thực hiện đề tài

Trang 13

"Chiến lược khai thác và phát triển thị trường khách du lịch MICE tại Trung tâm tổ chức Hội Nghị Du lịch Chất lượng cao Quốc tế ”, Luận văn hy vọng sẽ góp

phần vào sự phát triển loại hình kinh doanh du lịch MICE từ đó đẩy mạnh công tác khai thác và phát triển thị trường khách Du lịch MICE tại Công ty du lịch Goldentour

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận; phân tích tiềm năng, thế mạnh loại hình du lịch MICE của Việt Nam; thực trạng hoạt động của Công ty du lịch Goldentour; cơ hội và thách thức trong việc khai thác thị trường khách du lịch MICE từ đó xây dựng chiến lược phát triển thị trường khách du lịch MICE tại Công

ty du lịch Goldentour

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các mối quan hệ nảy sinh trong phát triển loại hình du lịch MICE tại Công ty du lịch Goldentour

Khoảng thời gian được nghiên cứu để phân tích thực trạng phát triển loại hình

du lịch MICE tại công ty Goldentour là từ năm 2009 đến năm 2012 Thời gian để thực hiện các phương hướng và giải pháp chiến lược là giai đoạn 2014 - 2020 Đây

là khoảng thời gian tương đối dài phù hợp với một giai đoạn chiến lược của công ty Goldentour

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử: Đặt

việc xây dựng chiến lược phát triển loại hình du lịch MICE trong mối quan hệ biện chứng và có tính lịch sử với hoạt động kinh doanh khác của công ty Goldentour

- Phương pháp thống kê so sánh: Phương pháp này được sử dụng để thống

kê các số liệu từ các cơ quan chức năng về tình hình khai thác loại hình du lịch MICE của các công ty làm cơ sở cho việc phân tích so sánh

Trang 14

- Phương pháp phân tích hệ thống: Phương pháp này được sử dụng để phân

tích điểm mạnh, điểm yếu bên trong công ty và cơ hội, đe doạ bên ngoài trong mối quan hệ với năng lực của công ty Goldentour

- Phương pháp chuyên gia và sử dụng ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến,

sử dụng tư liệu của các nhà tư vấn, các chuyên gia trong ngành, làm cơ sở đề xuất các giải pháp

- Luận văn dựa trên lý thuyết chung về xây dựng chiến lược kinh doanh trong cơ chế thị trường, kết hợp phân tích và tổng hợp các nghiên cứu kinh tế

Chương 2: Phân tích các yếu tố hình thành chiến lược khai thác thị trường

khách du lịch MICE của Trung tâm tổ chức Hội nghị và du lịch Chất lượng cao Quốc Tế

Chương 3: Đề xuất chiến lược khai thác và phát triển thị trường khách du

lịch MICE tại Trung tâm tổ chức Hội nghị và du lịch Chất lượng cao Quốc Tế giai đoạn 2014-2020

Trang 15

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE

1.1 Một số vấn đề lý luận về chiến lược kinh doanh

1.1.1 Khái niệm chiến lược và chiến lược kinh doanh

Có nhiều khái niệm về chiến lược, có thể nói thuật ngữ “chiến lược” xuất phát

từ lĩnh vực quân sự, trong kinh doanh sử dụng khi các tổ chức có sự cạnh tranh với nhau

- Những năm 1980, khi mà môn học quản trị chiến lược đã trở nên chín muồi, Quinn đã đưa ra định nghĩa chiến lược: “Chiến lược là mô thức kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính yếu, các chính sách, chuỗi hành động vào một tổng thể được cố kết một cách chặt chẽ”

Sau đó, Johnson và Scholes định nghĩa lại thuật ngữ chiến lược trong điều kiện môi trường có nhiều những thay đổi nhanh chóng: “Chiến lược là định hướng và phạm vi của tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường

và thoả mãn mong đợi của các bên hữu quan”

Chúng ta thấy hai định nghĩa chiến lược trên đều xuất hiện các cụm từ biểu thị các khía cạnh khác nhau cần phải bao hàm trong đó Do đó, cần phải có các định nghĩa đa diện để có thể hiểu rõ hơn trong lĩnh vực này Trong định nghĩa chiến lược với 5 chữ P, Mintzberg khái quát các khía cạnh của quản trị chiến lược như sau:

- Kế hoạch (Plan): Chuỗi các hành động đã dự định một cách nhất quán

- Mô thức (Partern): Sự kiên định về hành vi theo thời gian

- Vị thế (Position): Phù hợp giữa tổ chức và môi trường của nó

- Quan niệm (Perspective): Cách thức để nhận thức sâu sắc về thế giới

- Thủ thuật (Ploy): Cách thức cụ thể để đánh lừa đối thủ

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là sự lựa chọn, phối hợp các biện pháp (sức mạnh của doanh nghiệp) với thời gian (thời cơ) và với không gian (lĩnh vực hoạt động) theo sự phân tích môi trường và khả năng nguồn lực của doanh

Trang 16

nghiệp như thế nào để đạt được mục tiêu phù hợp với khuynh hướng của doanh nghiệp Như vậy, có thể hàm ý chiến lược kinh doanh là kế hoạch tổng quát được xây dựng trong khuôn khổ môi trường cạnh tranh và các biến cố bên ngoài được dự kiến trước, trong đó phải bao gồm:

- Mục tiêu phải đạt được trong tương lai hoặc trong một thời gian dài

- Các quyết định về biện pháp chiến lược, đó là cách thức chủ yếu để đạt được mục tiêu

- Những chính sách chủ yếu để thu hút các nguồn lực, phân bổ và sử dụng tối

- Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh: (Strategic business unit, SBU) Chiến lược

mà có thể giúp doanh nghiệp tạo nên lợi thế cạnh tranh vượt trội hơn so với đối thủ của nó

- Chiến lược cấp bộ phận chức năng: Hỗ trợ cho việc thực hiện chiến lược của các SBU và chiến lược công ty bao gồm: Chiến lược marketing, chiến lược nhân sự, chiến lược quản trị nguyên vật liệu và mua hàng, chiến lược nghiên cứu và phát triển (R&D), Chiến lược tài chính, chiến lược sản xuất kinh doanh

1.1.2.2 Theo mục tiêu tăng trưởng

Theo mục tiêu tăng trưởng doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các chiến lược sau:

- Chiến lược tăng trưởng tập trung: Chiến lược tăng trưởng tập trung đặt trọng tâm vào cải tiến các sản phẩm và thị trường hiện có bằng cách tăng cường chuyên môn hoá, phát triển thị phần và gia tăng doanh số, lợi nhuận

- Chiến lược tăng trưởng hội nhập: Là chiến lược phát triển doanh nghiệp trên

cơ sở thiết lập và mở rộng các mối quan hệ với các trung gian và đối thủ cạnh tranh trong một số lĩnh vực

Trang 17

- Chiến lược tăng trưởng đa dạng hoá: Là chiến lược tăng trưởng bằng cách thay đổi cơ bản về công nghệ, sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh nhằm tạo ra những cặp sản phẩm - thị trường mới cho doanh nghiệp

1.1.3 Hoạch định chiến lược cấp đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU: Strategic Business Unit)

Trên cơ sở chiến lược kinh doanh của công ty, công ty thành lập các đơn vị kinh doanh chiến lược Việc xác định các đơn vị kinh doanh chiến lược phải theo nhu cầu thị trường chứ không phải theo sản phẩm Một công ty phải xem như một quá trình thoả mãn khách hàng chứ không phải một quá trình sản xuất ra sản phẩm Một đơn vị kinh doanh chiến lược có thể xác định theo 3 tiêu chí:

- Có thể tách riêng khỏi phần còn lại của công ty,

- Có đối thủ cạnh tranh riêng,

- Kiểm soát hầu hết các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận, chịu trách nhiệm lập

kế hoạch chiến lược

Việc hoạch định chiến lược cấp đơn vị kinh doanh chiến lược có thể chia thành năm bước chính, bao gồm: Xác định mục tiêu cho SBU; Phân tích môi trường bên ngoài để nhận dạng các cơ hội và đe doạ của SBU; Phân tích môi trường bên trong

để nhận dạng các điểm mạnh và yếu của tổ chức SBU; Xây dựng các phương án chiến lược cho SBU; Lựa chọn các chiến lược tối ưu cho SBU này Mô hình hoạch định chiến lược cho các SBU được minh hoạ bởi hình 1.1 dưới đây

Trang 18

Hình 1.1 Mô hình hoạch định chiến lược cho SBU 1.1.3.1 Xác định mục tiêu cho SBU

Mục tiêu của SBU thường được biểu hiện trên hai tiêu chí cơ bản là:

- Thị phần tương đối của SBU: Mục tiêu khi xác định thị phần tương đối (RMS: Relative Market Share) của một SBU là xét vị thế thị trường của nó được xếp vào loại yếu hay loại mạnh Thị phần tương đối là tỷ lệ giữa thị phần của một SBU và thị phần của đối thủ mạnh nhất Nếu thị phần tương đối của SBU lớn hơn 1 thì SBU đó là đơn vị hàng đầu trong ngành kinh doanh của mình

- Tỷ lệ tăng trưởng ngành kinh doanh SBU: Tỷ lệ tăng từ 10% trở lên thông thường được xem là cao Tỷ lệ cao là một cơ may cho ngành; ngược lại, tỷ lệ thấp là một nguy cơ cần phải đối phó

1.1.3.2 Phân tích môi trường kinh doanh

* Môi trường vĩ mô

Nghiên cứu môi trường là một nội dung quan trọng trong hoạch định chiến lược Nghiên cứu môi trường bên ngoài giúp tổ chức nhận định những mối đe doạ cũng như những cơ hội có ảnh hưởng đến hoạt động của các công ty nói chung và đơn vị kinh doanh chiến lược nói riêng Môi trường vĩ mô bao gồm:

Mục tiêu của SBU

Lựa chọn chiến lược cho SBU

Xây dựng các phương

án chiến lược cho SBU

Trang 19

- Môi trường kinh tế

Đây là yếu tố rất quan trọng thu hút sự quan tâm của tất cả các nhà quản trị Sự tác động của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế có tính chất gián tiếp và năng động hơn so với một số yếu tố khác

- Môi trường chính trị - pháp luật

Bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống luật pháp hiện hành, các xu hướng chính trị ngoại giao của chính phủ và những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên thế giới

- Môi trường văn hoá xã hội

Bao gồm những chuẩn mực và giá trị mà chuẩn mực và giá trị này được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể Sự tác động của các yếu tố văn hoá xã hội thường có tính dài hạn và tinh tế hơn so với các yếu tố khác, thậm chí nhiều lúc khó nhận biết được Mặt khác, phạm vi tác động của các yếu tố văn hoá xã hội thường rất rộng, nó xác định cách thức sống, làm việc, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ của người tiêu dùng

- Môi trường tự nhiên và yếu tố dân số

Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông biển, các nguồn tài nguyên, môi trường nước và không khí…có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp

Bên cạnh đó, yếu tố dân số cũng có ảnh hưởng quyết định đến thị trường và nhu cầu sử dụng, tốc độ phát triển kinh doanh của doanh nghiệp

- Môi trường công nghệ

Những áp lực và đe doạ từ môi trường công nghệ có thể là: Sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế,

đe doạ các sản phẩm truyền thống của ngành hiện hữu Tuy nhiên, công nghệ mới cũng tạo điều kiện để sản xuất sản phẩm rẻ hơn với chất lượng cao hơn, nhiều tính năng hơn, làm cho sản phẩm có khả năng cạnh tranh tốt hơn

* Môi trường ngành

Trang 20

Theo Michael Porter có năm lực lượng định hướng cạnh tranh trong phạm vi

ngành, đó là: (1) Nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng: (2) Mức

độ cạnh tranh giữa các công ty hiện có trong ngành; (3) Sức mạnh thương lượng của

người mua; (4) Sức mạnh thương lượng của người bán; (5) Đe doạ của các sản

phẩm thay thế: Porter chỉ ra rằng các lực lượng này càng mạnh càng hạn chế khả năng của các

công ty hiện tại trong việc tăng giá và có được lợi nhuận cao hơn Trong khuôn khổ

của Porter, một lực lượng cạnh tranh có thể xem như một sự đe doạ, bởi vì nó làm

giảm lợi nhuận Sức mạnh của năm lực lượng có thể thay đổi theo thời gian khi các

điều kiện ngành thay đổi Nhiệm vụ đặt ra cho các nhà quản trị là phải nhận thức về

những cơ hội và nguy cơ mà sự thay đổi của năm lực lượng sẽ đem lại, qua đó xây

dựng các chiến lược thích ứng

- Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng

Mức độ cạnh tranh trong tương lai bị chi phối bởi nguy cơ xâm nhập của

những nhà cạnh tranh tiềm tàng Nguy cơ xâm nhập vào một ngành phụ thuộc vào

các rào cản xâm nhập, thể hiện qua các phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện

thời mà các đối thủ mới có thể đoán Michael Porter cho rằng có các nguồn rào cản

xâm nhập chủ yếu sau: Lợi thế kinh tế theo qui mô; Sự khác biệt của sản phẩm; Các

đòi hỏi về vốn; Chi phí chuyển đổi; Khả năng tiếp cận với kênh phân phối

- Cạnh tranh của các đối thủ trong ngành

Lực lượng thứ hai trong mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Porter đó là

mức độ ganh đua giữa các công ty trong phạm vi một ngành Lực lượng này thường

xuyên gây áp lực cho công ty Cạnh tranh giới hạn khả năng sinh lợi do việc giảm

lợi nhuận biên trên doanh số Do đó, cường độ ganh đua giữa các công ty trong

ngành tạo nên đe doạ mạnh mẽ đối với khả năng sinh lợi

- Năng lực thương lượng của người mua

Áp lực từ phía người mua chủ yếu có hai dạng là đòi hỏi giảm giá hoặc mặc cả

nhưng yêu cầu chất lượng phục vụ tốt hơn Chính điều này làm cho các đối thủ cạnh

tranh chống lại nhau Tất cả những điều đó làm tổn hao mức lợi nhuận của ngành

Trang 21

- Năng lực thương lượng của nhà cung cấp

Các nhà cung cấp có thể xem như một đe doạ khi họ có thể ép nâng giá hoặc phải giảm yêu cầu chất lượng đầu vào mà họ cung cấp cho công ty, do đó làm giảm khả năng sinh lợi cho công ty Ngược lại nếu nhà cung cấp yếu, điều này lại cho công ty cơ hội thúc ép giảm giá và yêu cầu chất lượng cao

- Áp lực từ các sản phẩm thay thế:

Sản phẩm thay thế là sản phẩm của các ngành phục vụ những khách hàng tương tự như đối với ngành đang phân tích

Sự tồn tại của các sản phẩm thay thế gần gũi biểu hiện một sự đe doạ cạnh tranh mạnh, làm giới hạn giá mà công ty đòi hỏi và do đó giới hạn khả năng sinh lợi của nó Tuy nhiên, nếu sản phẩm của công ty có ít sản phẩm thay thế (đó là trường hợp sản phẩm thay thế cạnh tranh yếu) và các yếu tố khác là bình thường, công ty sẽ

có cơ hội tăng giá và nhận được lợi nhuận tăng thêm

* Phân tích tình hình nội bộ

Phân tích môi trường bên trong nhằm tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu, qua đó xác định các năng lực cốt lõi và những điểm mạnh, điểm yếu của công ty

- Các điểm mạnh và điểm yếu

Một điểm mạnh là điều mà công ty đang làm tốt hay các đặc tính giúp nó nâng cao khả năng cạnh tranh Điểm mạnh có thể là kỹ năng hay kinh nghiệm quan trọng,

bí quyết công nghệ, kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ khách hàng tốt, kỹ năng cải tiến sản phẩm dịch vụ, kỹ năng thương mại sản phẩm dịch vụ quy mô lớn, quảng cáo khuyến mãi độc đáo hay các tài sản nguồn nhân lực, tổ chức (hệ thống kiểm soát chất lượng), tài sản vật chất, tài sản vô hình (hình ảnh nhãn hiệu) có giá trị…Điểm mạnh cũng có thể là khả năng cạnh tranh, thành tích hay ảnh hưởng đặt công ty vào vị thế có lợi trên thị trường, khả năng liên minh hay liên doanh hợp tác Điểm yếu là những gì công ty đang thiếu, kém cỏi hay một điều kiện đặt nó vào tình thế bất lợi như: Thiếu kỹ năng và kinh nghiệm cạnh tranh, thiếu các tài sản

vô hình, tài sản vật chất, tổ chức, nguồn lực quan trọng có tính cạnh tranh

* Liên kết các điều kiện bên trong và bên ngoài

Trang 22

Mục đích của việc nghiên cứu môi trường là nhằm nhận định những đe doạ, cơ hội, các điểm mạnh và điểm yếu mà công ty nói chung và các đơn vị kinh doanh chiến lược nói riêng đang có và sẽ đối mặt trong quá trình hoạt động, làm cơ sở cho xác định mục tiêu chiến lược Kỹ thuật phân tích SWOT là một công cụ giúp các nhà quản trị trong việc liên kết các kết quả nghiên cứu môi trường và đề ra chiến lược một cách khoa học

1.1.3.3 Xây dựng và lựa chọn phương án chiến lược

Công cụ xây dựng chiến lược: Có rất nhiều công cụ để phân tích và chọn lựa

chiến lược như: Phân tích danh mục đầu tư trên ma trận SPACE, BCG, ma trận chiến lược chính, ma trận năng lực cốt lõi, ma trận SWOT…

Dưới đây Luận văn trình bày 1 công cụ hình thành phương án chiến lược:

- Ma trận SWOT

Công cụ phân tích danh mục đầu tư trên ma trận SWOT - kết hợp điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và đe doạ (Threats): Các yếu tố này được xác định theo trạng thái biến đổi của khả năng cạnh tranh (điểm mạnh, điểm yếu), tình hình môi trường kinh doanh (cơ hội, đe doạ)

Tận dụng điểm mạnh để tránh các nguy cơ đe doạ (các chiến lược ST)

Tối thiểu hoá các điểm yếu để tránh đe doạ (Các chiến lược WT)

Các bước để thành lập một ma trận SWOT cần thực hiện theo trình tự: Liệt kê các cơ hội, mối đe doạ bên ngoài, liệt kê các điểm mạnh nổi trội và điểm yếu cơ bản của bên trong Sau đó tiến hành kết hợp các yếu tố thành các phương án chiến lược

Trang 23

SO, ST, WO, WT Khi phân tích ma trận SWOT đòi hỏi phải có sự tư duy logic và sáng tạo để tìm ra các phương án chiến lược cụ thể, một điểm nữa là khi phát triển

ma trận SWOT nên sử dụng chiến lược đặc trưng phù hợp

1.1.3.4 Các loại chiến lược tổng quát cấp đơn vị kinh doanh chiến lược

Ba chiến lược tổng quát chủ yếu ở cấp đơn vị kinh doanh chiến lược:

* Chiến lược dẫn đầu về chi phí

Cấu trúc chi phí thấp nhất so với các đối thủ cạnh tranh, cho phép định giá linh

hoạt và có khả năng sinh lợi cao hơn

Những chọn lựa chiến lược cho người dẫn đầu về chi phí:

- Mục tiêu hàng đầu của người dẫn đầu về chi phí là gia tăng hiệu suất để giảm chi phí trong mối tương quan với các đối thủ trong ngành kinh doanh

- Người dẫn đầu về chi phí định vị sản phẩm của họ nhằm vào thu hút những khách hàng có yêu cầu trung bình hoặc điển hình

- Người dẫn đầu về chi phí không cố gắng trở thành những người đổi mới trong ngành kinh doanh trừ khi sự đổi mới đó liên quan đến chi phí

* Chiến lược khác biệt hoá

Tạo ra những nét đặc trưng quan trọng đối với khách hàng và khác biệt với đối thủ nhằm cho phép định giá cao Doanh nghiệp với chiến lược khác biệt hoá tạo ra một sản phẩm khác biệt với các đối thủ cạnh tranh mà sự khác biệt đó là quan trọng

hoặc có giá trị

Những chọn lựa chiến lược cho chiến lược khác biệt hoá:

- Một doanh nghiệp khác biệt hoá cố gắng khác biệt hoá chính nó trên càng nhiều phương hướng nó có thể

- Doanh nghiệp khác biệt hoá tập trung vào chất lượng, sự đổi mới, và tính đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng

- Có thể phân đoạn thị trường thành rất nhiều đoạn nhỏ

- Một doanh nghiệp khác biệt hoá tập trung vào các chức năng tổ chức – nguồn gốc của những lợi thế riêng có

* Chiến lược tập trung

Trang 24

Chiến lược tập trung hướng trực tiếp vào việc phục vụ nhu cầu cho một phân đoạn thị trường mục tiêu nhất định, ở đó nó có thể tạo ra một lợi thế cạnh tranh bằng

chi phí thấp hoặc khác biệt hoá

Các lựa chọn chiến lược cho các chiến lược tập trung:

- Công ty theo đuổi chiến lược tập trung sẽ hướng vào việc lựa chọn một khe

hở thị trường cụ thể mà có thể được xác định thông qua các yếu tố:

* Lựa chọn phương án chiến lược

Có nhiều kỹ thuật để cân nhắc, so sánh lựa chọn phương án chiến lược tối ưu

và một trong những phương pháp đó là phương pháp cho điểm với từng yếu tố so sánh

Theo phương pháp này, người ta tiến hành như sau:

- Xác định các yếu tố cần phải cân nhắc so sánh khi xem xét một phương án

- Xác định mức quan trọng của mỗi yếu tố và gán cho mỗi yếu tố một hệ số quan trọng, nên quy định 3 mức là: Rất quan trọng; quan trọng vừa; ít quan trọng tương ứng với hệ số 3, 2, 1

- Đánh giá mức thoả mãn yêu cầu đối với các yếu tố của từng phương án theo mức điểm đánh giá: Mức tốt nhất là 5 điểm, đến mức kém nhất là 1 điểm

- Tính điểm quy đổi bằng cách nhân số điểm thoả mãn yêu cầu với hệ số quan trọng tương ứng của từng yếu tố

- Tính tổng số điểm hấp dẫn đã quy đổi theo từng phương án Chiến lược so sánh Phương án nào có tổng số điểm hấp dẫn cao nhất sẽ là phương án Chiến lược tối ưu và được chọn

Bảng 1.2 Đánh giá lựa chọn phương án

Trang 25

TT Các yếu tố so sánh

Hệ số quan trọng

đánh giá

điểm quy đổi

điểm đánh giá

điểm quy đổi

điểm đánh giá

điểm quy đổi

1 Khả năng đạt được mục tiêu

2 Khai thác được cơ hội lớn

3 Hạn chế được nguy cơ

Trên đây là các bước để xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty hoặc đơn

vị kinh doanh chiến lược (SBU), trong đó đặc biệt chú trọng đến những nội dung liên quan đến loại hình kinh doanh đặc thù trong ngành du lịch Đó là những bước xây dựng chiến lược quyết định sự thành bại trong kinh doanh của một đơn vị kinh doanh chiến lược Tuy nhiên, chiến lược kinh doanh của các đơn vị kinh doanh mang lại kết quả như thế nào còn phụ thuộc vào việc thực thi chiến lược, kiểm tra

và đánh giá chiến lược

1.2 Tổng quan về du lịch MICE

1.2.1 Khái niệm về loại hình du lịch MICE

MICE là tên ghép của bốn chữ cái đầu của các từ chuyên biệt: Meeting (hội nghị), Incentive (khuyến thưởng), Convention (hội thảo) và Exhibition (triển lãm)

Có thể định nghĩa chung nhất, loại hình du lịch MICE chính là sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố cấu thành nên một mô hình du lịch đem lại sự hứng khởi, tham gia của du khách thông qua phong cách giao tiếp với nhà tổ chức tour du lịch, giúp cho

Trang 26

du khách thấu hiểu hơn đặc trưng văn hoá-xã hội, định hướng phát triển kinh tế của từng vùng, từng miền du khách đến tham quan Định nghĩa một cách cụ thể như sau:

1.2.1.1 Meeting

Là các cuộc họp được tổ chức bởi một tổ chức hoặc bởi các cá nhân, trong đó

họ cùng nhau thảo luận về một số vấn đề Theo Davision (Business travel and Tourism), thì hội họp là những sự kiện mà các thành viên tham dự cùng thảo luận một vấn đề quan tâm cần được chia sẻ có thể là lĩnh vực thương mại hoặc phi thương mại Các cuộc hội họp được chia làm hai loại:

- Cuộc hội họp giữa các công ty với nhau (Association meetings)

- Các cuộc họp giữa các thành viên trong một công ty (Coporate meetings)

1.2.1.2 Incentive

Theo SITE (Business travel and Tourism), thì du lịch khuyến thưởng là loại hình kết hợp mang tính kinh doanh và thư giãn, được sử dụng như là một phần thưởng cho những cá nhân xuất sắc tại nơi làm việc Về bản chất Incentive được xem như những cuộc họp nhưng mục đích của nó thì khác so với meeting, Incentive thường được tổ chức:

- Nhằm tập hợp những lực lượng bán hàng mạnh nhất để thảo luận những chiến lược trong tương lai

- Liên kết các nhà quản lý cấp cao với các lực lượng hàng đầu trong bán hàng trong môi trường làm việc bên ngoài

- Nhằm mục đích tuyên dương nhân viên nhân viên xuất sắc, khen thưởng các đại lý bán hàng vượt chỉ tiêu

1.2.1.3 Convention

Ở Anh, thì người ta gọi hội nghị là Conference Đây là cuộc họp được tổ chức

ở nơi được thuê, thời gian họp kéo dài tối thiểu 4 tiếng đồng hồ; số người tham dự hội họp ít nhất là 8 người; phải có chương trình được bố trí trước Một sự kiện được

tổ chức phải nhằm mục đích trao đổi những quan điểm, truyền đạt những thông

điệp, đưa ra những vấn đề tranh luận hoặc công khai ý kiến vào một vấn đề cụ thể

Trang 27

Ở Mỹ, Úc và các quốc gia Châu Á, thì gọi là Convention Đây là một nhóm người vì mục tiêu chung là trao đổi những quan điểm, ý kiến và thông tin cần được chia sẻ đối với nhóm Để chuẩn bị cho cuộc họp loại này thì phải mất tối thiểu 2 năm vì qui mô lớn và nó thường được tổ chức bởi những hiệp hội quốc tế

Thuật ngữ này được sử dụng ở Pháp Những sự kiện hàng năm được nhóm họp với số đại biểu tham dự từ vài trăm đến vài ngàn người Những cuộc họp này có xu hướng được tổ chức bởi những tổ chức, những liên đoàn, mà các đại biểu tham dự cùng thảo luận một đề tài đặc biệt Một cuộc hội thảo, thường kéo dài khoảng vài ngày, có các phiên họp xảy ra đồng thời

Hình thức hội họp này có quy mô lớn hơn so với meeting hay incentive Các cuộc hội họp này được tổ chức bởi những tổ chức quốc tế và quy tụ nhiều thành viên tham dự hơn (thường được gọi là các cuộc hội thảo)

1.2.1.4 Event/ Exhibition

Theo Davision, triển lãm được xem là một phần của ngành du lịch MICE vì

chúng thu hút du khách là những người tham gia và tham quan Nó tạo ra một nhu cầu cao về dịch vụ du lịch, về vấn đề ăn ở Đây là một hình thức của MICE mà qua

đó nó thu hút được sự chú ý của khách nước ngoài Vì vậy hình ảnh của đất nước và con người quốc gia đó sẽ được biết đến nhiều hơn

Bao gồm hai hình thức sau:

- Coporate event/ exhibition là hình thức hội họp nhằm mục đích công nhận, tuyên dương thành tích của nhân viên hay trình bày sản phẩm

Special event/ exhibition là hình thức đặc biệt vì quy mô của nó thu hút rất nhiều báo, đài cũng như các phương tiện truyền thông khác và đây chính là các cuộc triển lãm

Trang 28

Hình 1.2: Cấu trúc của một ngành du lịch MICE

(Nguồn: Horner và Swarbrooke (Business Travel and Tourism)

1.2.2 Đặc điểm của loại hình du lịch MICE

1.2.2.1 Đặc điểm về sản phẩm du lịch MICE

Để phát triển loại hình du lịch MICE cần phải phát triển các sản phẩm du lịch MICE Sản phẩm du lịch MICE không phải là loại sản phẩm du lịch mới nhưng nó cần cải tiến theo sự phát triển trong nhận thức của khách MICE và những người làm

du lịch Ngày nay, MICE được xem là sản phẩm du lịch tổng hợp của những sản phẩm du lịch đơn lẻ kết hợp với sự tổ chức và hạ tầng cơ sở nhất định

Sản phẩm du lịch MICE có một số đặc điểm cơ bản sau :

- Sản phẩm du lịch MICE là sự kết hợp giữa những hoạt động công vụ, công việc và tham quan, giải trí

 Công ty, tổ chức kinh doanh

 Hiệp hội, đoàn thể

 Các tổ chức thuộc lĩnh vực công

Các tổ chức trung gian:

 Công ty chuyên tìm địa điểm tổ chức hội thảo

 Công ty “cung cấp các dịch vụ” trong tổ chức

hội thảo

 Đại lý du lịch chuyên về khuyến thưởng

 Công ty quản lý tại điểm đến

Trang 29

- Tính đồng bộ và tính tổng hợp cao: Sản phẩm du lịch MICE phải đầy đủ nhằm đáp ứng những nhu cầu phong phú, đa dạng của du khách đồng thời phải đạt được các tiêu chuẩn ở cùng một mức nhất định phù hợp với từng đối tượng du khách

- Nhu cầu về sản phẩm du lịch MICE lớn trong cùng một thời gian: Khách MICE thường đi theo đoàn với số lượng lớn (vài trăm đến vài nghìn người) do đó nhu cầu về tiêu dùng sản phẩm cũng lớn

- Sản phẩm du lịch MICE có tính khoa học và chuyên nghiệp cao: Sản phẩm

du lịch MICE chủ yếu là dịch vụ tổ chức các cuộc họp, các hội nghị, hội thảo cho đối tượng là những người có kiến thức có trình độ và tác phong làm việc chuyên nghiệp

- Độ tin cậy lớn: Sản phẩm du lịch MICE thường phải được hoạch định và chuẩn bị trong thời gian tương đối dài có thể từ vài tháng đến một năm

1.2.2.2 Đặc điểm của khách MICE

Khách MICE đa số là các nhân vật có thành tích, có vị trí trong các tổ chức Họ

là những du khách không chi tiêu du lịch bằng tiền của mình, họ là những người được mời, được những nhà tổ chức quan tâm một cách chu đáo Vì vậy, khách MICE là những khách sử dụng những dịch vụ cao cấp và có những yêu cầu mang tính đa dạng bao gồm yêu cầu cả lợi ích kinh tế của tổ chức lẫn lợi ích hưởng thụ cá nhân Yêu cầu về lợi ích kinh tế là yêu cầu sau chuyến đi, nhà tổ chức phải đạt được mục đích kinh tế của chuyến đi Yêu cầu về lợi ích hưởng thụ cá nhân là yêu cầu được gia tăng kiến thức, kinh nghiệm sống thông qua việc khám phá những nét đặc trưng về con người, phong cách sống, cách làm việc, phong tục tập quán, các món đặc sản của địa phương Đây là yêu cầu được trải nghiệm qua những cảm xúc mới lạ tại những địa hình, phong cảnh thiên nhiên riêng biệt của điểm đến và được săn sóc phục vụ chu đáo về tâm sinh lý sau những chuyến đi mệt mỏi

Có thể phân nhóm khách thị trường MICE làm 2 nhóm: nội địa và quốc tế Trong thực tế, đôi khi khó phân biệt giữa 2 thị trường này khi mà một số công ty đa quốc gia cùng họp mặt với nhau tại nước đặt trụ sở chính hay tại các thành viên

Trang 30

Có thể nhận định một cách tổng quát như sau: thị trường MICE nội địa sẽ là thị trường mà nơi xuất phát các yêu cầu là từ các công ty, trụ sở đặt tại Việt Nam và nơi quyết định và thực hiện từ hình thức, tính chất của sự kiện và thanh toán cho toàn bộ

sự kiện là các công ty, trụ sở tại Việt Nam Thành phần tham gia vào các cuộc hội họp, sự kiện đa số là người Việt Nam, có thể có một số người nước ngoài nhưng chỉ

là thiểu số

Thị trường MICE quốc tế sẽ là thị trường mà nơi xuất phát là các công ty, trụ

sở tại nước ngoài, tất cả các yêu cầu, quyết định về hình thức dịch vụ, chất lượng đến giá cả, thanh toán đều do công ty tại nước ngoài quyết định và thực hiện

“Khách MICE có thể là những giám đốc, tổng giám đốc, những khách hàng, những đối tác quan trọng, những cán bộ, nhân viên và những đại lý đạt thành tích tốt nhất…100 vị khách có thể cần đến 100 xe đưa đón Họ có thể được đưa đón tận chân thang máy bay, được làm thủ tục trả phòng khách sạn khi đang tắm ở ngay hồ bơi Phải nắm rõ ý thích của từng vị khách để sắp xếp bữa ăn hàng ngày, để đừng xếp đặt chỗ ngồi kề cận giữa hai người vốn không thuận thảo với nhau…Đó là chưa

kể những ý muốn đột xuất mang tính ngẫu hứng của các vị khách VIP này.” (Ông Recardo Perran, Tổng giám đốc Công ty cổ phần du lịch Kỳ Vân)

1.2.3 Lợi ích do loại hình du lịch MICE đem lại

Hội họp (meeting), cho dù ở lĩnh vực kinh tế, thể thao, văn hoá, chính trị đều

có thể mang lại giá trị du lịch cho một vùng Incentive (khen thưởng) thì vừa hội họp vừa vui chơi, tức phát sinh nhu cầu tham quan du lịch và thưởng ngoạn Còn hội nghị, hội thảo (convention hay conference) là những diễn đàn quốc tế, mà những đại biểu tham dự là đối tượng khách của ngành du lịch Trong khi đó, Exhibition (triển lãm) thì liên quan nhiều đến các hội chợ hay triển lãm quốc tế, mà thành phần

là những nhóm doanh nghiệp hoặc từng doanh nghiệp riêng lẻ, lại cũng chính là khách hàng tiềm năng của các công ty du lịch

Ông Nguyễn Hải Giang tổng giám đốc công ty du lịch Victoria cho biết, chi tiêu của khách MICE cao gấp 6 lần chi tiêu của khách du lịch thông thường Chi tiêu của họ không chỉ trong các hội nghị mà còn ở bên ngoài hội nghị Theo một số

Trang 31

liệu nghiên cứu cho thấy, một du khách chi 1 đồng khi họ tham dự một sự kiện nào

đó của MICE, thì bên ngoài họ chi đến 15 đồng Đó là chi tiêu ở nước phát triển, còn những nước kém phát triển thì mức chi tiêu cao hơn là 25 đồng ở bên ngoài Những chương trình du lịch MICE thường có sự tham gia của các chính khách, doanh nhân, nghệ sĩ, đây là cơ hội quảng bá tiếp thị tốt cho điểm đến du lịch Theo đánh giá của các chuyên gia, MICE là loại hình có bước tăng trưởng cao và sẽ là một trong những nguồn khách chính của hoạt động du lịch thế giới

1.2.4 Kinh nghiệm trong phát triển loại hình du lịch MICE

1.2.4.1 Kinh nghiệm của Singapore

Hiện nay Singapore có thể nói là đứng đầu ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và đứng thứ 3 trên thế giới về thị trường khách du lịch MICE Singapore đã

tổ chức thành công một số sự kiện có uy tín nhất trên thế giới như diễn đàn kinh tế thế giới 2005, phiên họp lần thứ 117 của Uỷ ban Olympic thế giới 2005 và hội nghị thường niên của Quỹ tiền tệ thế giới và Ngân hàng thế giới vào năm 2006 Và các

sự kiện thương mại như tuần lễ trao đổi thương mại truyền thống Infocom, hội chợ hàng gia dụng quốc tế Singapore…

Singapore – nơi hội tụ rất nhiều yếu tố để trở thành địa điểm tốt nhất cho du lịch MICE trong khu vực Châu Á Du lịch đến Singapore rất thuận tiện nhờ giao thông đi lại dễ dàng, và hệ thống cơ sở hạ tầng mang đẳng cấp quốc tế Singapore, chiếc cầu nối của khu vực Châu Á, mang lại rất nhiều lựa chọn cho các chuyến du lịch kết hợp tới các địa điểm lân cận trong khu vực như Malaysia, Indonesia và Thái Lan, qua nhiều phương tiện giao thông khác nhau: đường bộ, đường biển và đường hàng không

Đối với những hội nghị lớn, Singapore đem đến nhiều sự lựa chọn về địa điểm

tổ chức như: Trung tâm Hội nghị & Triển lãm quốc tế Suntec Singapore, Singapore Expo, Trung tâm Hội thảo Raffles City, và Trung tâm Hội nghị HarbourFront Tất

cả đều nằm rất gần với các khu vực lưu trú và và ăn uống Với những đoàn khách lớn, Singapore cung cấp nhiều lựa chọn vô cùng phong phú về chỗ ở có chất lượng tại 100 khách sạn với trên 30.000 phòng trên khắp đảo quốc Có thế mạnh độc đáo

Trang 32

của một quốc gia đa văn hoá và sắc tộc, nền kinh tế tiên tiến, Singapore đem lại cho

du khách những trải nghiệm tuyệt vời về sự giao hoà trong văn hoá, nghệ thuật, giải trí, mua sắm và ẩm thực giữa Đông và Tây

Trong những năm qua, Singapore đã nhận được nhiều giải thưởng quan trọng, điều này không những chứng tỏ được danh tiếng của họ mà còn góp phần quảng bá thêm cho Singpore như một nơi đầy uy tín và chất lượng cho các sự kiện thương mại và MICE như:

- Phòng tổ chức hội nghị/ văn phòng du lịch quốc gia tốt nhất và vị trí thứ ba trong các thành phố tốt nhất cho các sự kiện MICE (Giải Lựa chọn của độc giả

theo Khảo sát Công nghiệp thường niên của CEI Châu Á Thái Bình Dương năm 2008)

- Thành phố hội nghị tốt nhất Châu Á lần thứ 9/Vị trí thứ ba trong TOT các thành phố hội nghị của Thế giới (Đánh Giá Toàn Cầu ICCA 2007)

- Thành phố MICE tốt nhất cho du khách doanh nhân (Giải thưởng Du lịch

TTG năm 2007)

Không dừng lại ở đó, với mục đích tiếp tục xây dựng Singapore thành một thành phố toàn cầu năng động, Tổng cục Du lịch Singapore đã trích 170 triệu đô la Singapore, trên tổng số 2 tỷ đô la Singapore từ Quỹ Phát Triển Du Lịch, để đầu tư cho chương trình “Các Sự Kiện Kinh Doanh tại Singapore” trong vòng 5 năm, từ

2006 đến 2010 Đây là chương trình khuyến khích phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của du lịch MICE Được sự tư vấn của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực du lịch MICE, chương trình này hỗ trợ việc tổ chức các sự kiện kinh doanh mới tại Singapore cũng như khuyến khích các sự kiện sẵn có tại đây phát triển hơn Tổng cục Du lịch Singapore không những cung cấp hỗ trợ tài chính và phi tài chính cho các doanh nghiệp tổ chức các sự kiện MICE tại quốc đảo này mà còn có một số ưu đãi cho chính các du khách Theo đó, ngoài việc hỗ trợ làm thủ tục hải quan, miễn phí các chương trình biểu diễn nghệ thuật, thông điệp chào mừng các đoàn khách MICE còn có thể được hỗ trợ đến 30% kinh phí tổ chức sự kiện tại đảo quốc này Văn phòng hội nghị và triển lãm Singapore đóng vai

Trang 33

trò tích cực trong việc phát triển du lịch MICE Văn phòng này có các chức năng cơ bản sau:

- Cung cấp thông tin toàn diện về các cơ sở vật chất, các địa điểm tổ chức và dịch vụ ở Singapore

- Phối hợp với các nhà tổ chức và các cơ quan chính phủ khác để đảm bảo các buổi họp và các sự kiện được tổ chức thành công

- Phối hợp với các nhà tổ chức kiểm tra địa điểm

- Sắp xếp và tạo thuận lợi các cuộc gặp gỡ với các thành viên tham gia

- Dàn dựng đề cương quảng cáo cho thông báo sơ bộ của các cuộc họp

- Cung cấp tài liệu và thông tin quảng cáo cho các cuộc họp

Bảng 1.3 Các trung tâm hội thảo ở Singapore

Trung tâm

Bên trong (m 2 )

Bên ngoài (m 2 )

Số phòng

Sức chứa Loại

lớp học

Loại nhà hát

Singapore Expo

60.000 25.000 19 27.645 46.090

Trung tâm hội nghị và triển

lãm quốc tế Suntec 26.830 33 10.916 22.796 Tổng cộng 86.830 25.000 52 38.561 68.886

1.2.4.2 Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Ở nước ta hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm tổ chức du lịch MICE thuộc loại lớn và có tiếng trong cả nước Các công ty lữ hành của thành phố đã từng tổ chức được nhiều tour phục vụ cho khách MICE Tại thành phố Hồ Chí Minh có các công ty có tiếng và cũng khá thành công trong lĩnh vực du lịch MICE này như: Bến Thành tourist, Viet travel, Fidi tour,… cũng đã đạt được

Trang 34

nhiều thành công đáng kể Để có được những thành công như trên, qua cách tổ chức các tour MICE của các công ty, ta thấy được các kinh nghiệm sau:

- Về phía chính quyền thành phố: thành phố đã sớm nhận ra được những lợi ích có được từ du lịch MICE, do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cơ

sở hạ tầng cần thiết nhằm phát triển du lịch MICE, qua một điển hình như việc UBNDTP đã đồng ý cho phép Saigontourist đầu tư xây dựng Trung tâm hội nghị quốc tế tại quận 7 với diện tích khoảng 12ha, và kinh phí khoảng 52 triệu USD nhằm thu hút khách MICE đến thành phố

- Việc năng động trong công tác chuẩn bị của các công ty nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức sự khác biệt về văn hoá, ẩm thực và khám phá các điểm du lịch là một điều không thể thiếu trong công việc tổ chức du lịch MICE Có lẽ đây là yếu tố quyết định trong thành công của việc tổ chức MICE Kinh nghiệm của các công ty trong việc tổ chức tour MICE Về mặt ý tưởng trong công tác chuẩn bị thì các công

ty luôn có những chiêu độc và mới lạ nhằm làm hài lòng khách du lịch Trong tour MICE do Saigontourist tổ chức cho 40 khách VIP, công ty đã gây bất ngờ cho tham quan Vịnh Hạ Long bằng trực thăng hay việc tổ chức du lịch MICE cho khách từ thành phố Hồ Chí Minh đến Malaixia và Singapore bằng du thuyền 5 sao Super Star Gemini

- Các công ty cũng chú trọng rất nhiều trong công tác chuẩn bị cho tour, thường thời gian thiết kế xong một chương trình cũng phải mất từ 6 tháng đến một năm Do “sai sót” là điều tối kị đối với các công ty lữ hành Tất cả đều phải hoàn hảo trước những vị khách khó tính Bên cạnh đó, người xây dựng chương trình phải dùng kinh nghiệm của mình để “đoán ý thích” của khách

- Sự liên kết giữa các công ty lữ hành và các cơ sở lưu trú cũng là điều quan trọng không kém Hệ thống khách sạn tại thành phố cũng phải đáp ứng được nhu cầu ngày một cao của khách Hiện tại, hệ thống khách sạn 4-5 sao như Sheraton, Caravell, cũng đáp ứng được phần nào nhu cầu của khách Phòng họp lớn, có sức chứa tới 1000 khách, phòng ốc hiện đại tiện nghi phải đủ số lượng để đảm bảo cho khách lưu trú cùng lúc mà không phải tách phòng ở các địa điểm khác là yếu tố đầu

Trang 35

tiên để khách du lịch MICE lựa chọn Đi đầu trong việc này là công ty Bến Thành tourist với việc thành lập trung tâm tố chức hội thảo, sự kiện và du lịch (CUTE), và theo đó là Saigontourist với trung tâm hội nghị quốc tế tại quận 7

- Ngoài ra, đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ (tổ chức trò chơi dân gian, tham quan cảnh miền quê, nấu các món ăn dân dã,…) các công ty đòi hỏi phải

có sự cam kết trong việc cung cấp dịch vụ có chất lượng

1.2.4.3 Kinh nghiệm của Đà Nẵng

Nằm ở trung độ của đất nước, trên trục giao thông Băc – Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á qua hành lang kinh tế Đông Tây Bên cạnh đó, với các tuyến giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A, đường sắt liên vận quốc tế Trung Quốc – ASEAN dự kiến đi qua, cảng biển và sân bay quốc tế, tạo ưu thế về vị trí địa lý kinh tế của Đà Nẵng, xứng đáng là thành phố hạt nhật của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Các trung tâm kinh doanh – thương mại của các nước vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương đều nằm trong phạm vi bán kính 2.000km từ thành phố Đà Nẵng Không nơi đâu tại Việt Nam du khách có thể trải nghiệm những hình thái phong cảnh đa dạng như tại Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng hội tụ đủ: Sông, núi, biển, vịnh, đảo, đèo tạo nên một “hòn non bộ” khổng lồ Tất

cả những điều kiện trên đã tạo cho thành phố Đà Nẵng một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững

Thêm nữa là nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng như thiên nhiên tươi đẹp, hấp dẫn, đa dạng sinh học, bãi biển đẹp, nhiều di tích lịch sử văn hoá Đà Nẵng là cửa ngõ đến với các di sản văn hoá thế giới, du khách dễ dàng có được những chuyến đi trong ngày đến Hội An, Mỹ Sơn, Huế Hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, tập trung nhiều cơ sở lưu trú đẳng cấp quốc tế với đầy đủ các tiện nghi và dịch vụ kèm theo Hệ thống giao thông ngày càng hoàn thiện, nhiều tuyến đường mới được khai thông Với việc xây dựng cảng hàng không mới tại Sân Bay Quốc tế

Đà Nẵng, dự kiến đên năm 2015, sân bay có thể đạt công suất 4 triệu lượt

Trang 36

khách/năm Những lợi thế nền tảng này hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của khách MICE khi đến Đà Nẵng

Đà Nẵng trong những năm gần đây nổi lên như một: “ Thành phố sự kiện” với rất nhiều sự kiện nổi bật: Hội nghị Liên minh Nghị viện các nước Đông Nam Á AIPO (2002), Hội nghị Đầu tư Đà Nẵng (2003), Cuộc họp Nội các Việt Nam – Thái Lan (2004), các Hội nghị Bộ trưởng trong khuôn khổ Năm APEC Việt Nam 2006, Hội nghị Doanh nhân Kiều bào 2006, Tuần lễ Hành lang Kinh tế Đông – Tây 2007, cuộc thi Bắn pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng, diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng 2009, và hôi nghị ASEAN tại Đà Nẵng (2009-2010)

Để có được thành công như trên, thành phố Đà Nẵng có những kinh nghiệm như sau:

- Tận dụng lợi thế về phong cảnh đẹp, và lợi thế về hạ tầng, cơ sở vật chất và các tọên ích của Đô thị loại một và là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất miền Trung Việt Nam để phát triển du lịch công vụ

- Có sự liên kết với các công ty lữ hành tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội nhằm có được lượng khách MICE đáng kể từ các công ty ở hai đầu đất nước

- Được sự quan tâm, giúp đỡ rất nhiều từ phía chính quyền thành phố

- Thường xuyên tạo ra các sự kiện nhằm thu hút khách du lịch như: Lễ hội bắn pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng hàng năm

1.2.4.4 Những bài học rút ra

Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đều có lợi thế về điều kiện tự nhiên, với những danh lam thắng cảnh và những di sản văn hoá thế giới được du khách quốc tế yêu thích Tuy nhiên, chúng ta chưa biết khai thác hết tiềm năng và thế mạnh du lịch của mình Trong khi đó một số nước như Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Hong Kong lại tận dụng rất tốt lợi thế so sánh của mình để phát triển và có thể rút ra một số ý như sau:

- Thứ nhất, để phát triển loại hình du lịch MICE thì phải có cơ quan quản lý chuyên trách, như vậy hiệu quả mới cao, kết quả mới tốt được Chính vì thế để phát triển du lịch MICE thì một cơ quan quản lý chuyên trách về MICE là không thể

Trang 37

thiếu Hầu hết các quốc gia khai thác thị trường này đều có một cơ quan hay tổ chức

xúc tiến du lịch MICE như một số quốc gia đã thành lập: Japan Congress and

Convention Bureau, Singapore Convention Bureau, Malaysia Covention Bureau, HongKong Convention and Incentive Travel Bureau, Shanghai Convention Bureau, Thailand Incentive and Convention Bureau

- Thứ hai, du lịch MICE là loại hình du lịch đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại Vì thế các công ty du lịch cần phải có một hệ thống khách sạn 4-5 sao với các trang thiết bị hội nghị, hội thảo đạt chuẩn quốc tế Thêm vào đó là những trung tâm hội họp đủ tiêu chuẩn để tổ chức các sự kiện hội nghị, hội thảo, triển lãm có sức chứa từ vài nghìn người trở lên, mang tầm vóc quốc tế Đặc biệt chúng ta không thể thiếu được là các trung tâm mua sắm, khu vui chơi giải trí…để phục vụ cho sự tiêu xài của du khách MICE - du khách có sự chi tiêu cao

- Thứ ba, khách hàng của MICE thường là những công ty, tập đoàn đa quốc gia, những tổ chức quốc tế lớn trên thế giới nên cần phải có những nhà tổ chức chuyên nghiệp (Profession Convention Organizer) đứng ra đảm nhiệm để cho việc

tổ chức các sự kiện MICE được thành công

- Thứ tư, một hệ thống các phòng ban, các đơn vị được phân chia rõ nhiệm vụ, chức năng và phối hợp hài hoà với nhau là điều mà du lịch Việt Nam hiện đang còn thiếu và phải cải thiện Một bộ máy được thiết kế một cách khoa học và được điều hành tốt sẽ là “chìa khoá”, là nền tảng vững chắc cho sự thành công của du lịch Việt Nam Ta có thể thấy, “Tổng cục du lịch Singapore” cũng bao gồm nhiều phòng ban

và mỗi phòng ban vừa có những nhiệm vụ riêng, vừa có những hỗ trợ cho toàn ngành du lịch Vì vậy, du lịch Thái Lan hay Singapore đã thành công một phần là nhờ vào nền tảng vững chắc đó

- Thứ năm, đầu tư có trọng điểm và mạnh để khai thác những thế mạnh của mình, qua đó tạo nên một “điểm tựa” thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành du lịch chứ không nên dàn trải dẫn đến kém hiệu quả Những năm qua, mặc dù du lịch Việt Nam đã có rất nhiều cố gắng vươn xa, quảng bá đến những khu vực tiềm năng nhất trên thế giới, nhưng sự đầu tư của Nhà nước cho ngành du lịch vẫn được ví như

Trang 38

"muối bỏ bể" Hiện tượng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân Trước hết, nguồn ngân sách dành cho hoạt động du lịch của Việt Nam được đầu tư quá dàn trải Ở 64 tỉnh, thành từ vùng núi cao cho đến duyên hải, hiện nay đều chọn du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và đều đều hàng năm ném vào đó những món tiền đầu tư khá lớn Một hiện tượng nữa, đó là sự lãng phí trong đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Không một địa phương nào trong số 64 tỉnh thành không dành khoản đầu tư lớn cho kinh tế du lịch Đặc biệt là các tỉnh duyên hải từ Quảng Ninh vào đến Cà Mau, gần như diện tích bờ biển đều chỉ giành để đầu tư cho các dự án nghỉ ngơi, giải trí Đơn

cử, chỉ tính trên gần 200km bờ biển Quảng Nam và Đà Nẵng, hàng trăm dự án resort, với con số đầu tư (còn trên giấy) hàng tỉ USD, đã đăng ký kín gần như không còn một chỗ nào trống

Trong khi đó tại Thái Lan, trong số ba điểm tham quan đáng chú ý và thu hút hầu hết con số du khách đến đất nước này, thì chỉ có hai điểm du lịch biển gần như duy nhất được giới thiệu du khách đến, đó là Phuket và Pattaya Cả hai điểm này không chỉ được đầu tư rất tốt về cơ sở hạ tầng mà hàng trăm dịch vụ vui chơi, giải trí trên cạn, dưới nước như Nongnoc, Fantasy, Tiffanys show, vịnh Phangnam, Công viên biển Marine Park đều được đầu tư đến nơi đến chốn và trình độ "móc hầu bao" du khách còn được nâng lên hàng công nghệ Ở Phuket - một điểm du lịch biển ở miền Nam Thái Lan, cứ 30 phút là có 1 chuyến bay, trong khi tại Đà Nẵng (một trong những bãi biển đẹp nhất thế giới) thì lịch bay mỗi ngày 1-2 chuyến Một điểm khác, hiện nay giá tour Thái Lan từ Việt Nam đi chưa đến 5 triệu đồng, trong khi dịch vụ phục vụ du khách khá hoàn hảo và khép kín

- Thứ sáu, Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng phải xây dựng được cho mình một hình ảnh đặc biệt ấn tượng để quảng bá rộng khắp cho du khách mọi nơi biết Chính vì thế việc xây dựng hình ảnh là rất cần thiết và thêm vào đó là

sự liên kết với các trung tâm MICE nổi tiếng để học hỏi kinh nghiệm của những chuyên gia đồng thời thông qua đó có thể giới thiệu đất nước Việt Nam

Trang 39

sở để Trung tâm tổ chức hội nghị và du lịch chất lượng cao Quốc tế có thể học hỏi

và tìm ra các phương pháp để khai thác và phát triển thị trường khách du lịch MICE

Trang 40

Chương 2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH MICE TẠI TRUNG TÂM TỔ CHỨC HỘI

NGHỊ VÀ DU LỊCH CHẤT LƯỢNG CAO QUỐC TẾ

2.1 Khái quát về Trung tâm tổ chức Hội nghị và du lịch chất lượng cao quốc tế 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Trung tâm tổ chức hội nghị và du lịch chất lượng cao Quốc tế

(Goldentour & Convention) được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn

Thời kỳ đầu là: Trung tâm tổ chức hội nghị và Du lịch chất lượng cao

quốc tế (Golden Tour and Convention) Viết tắt là Goldentour and Convention

Tên giao dịch là: GOLDEN PROMTION AGENCY

Trụ sở chính: Số 1 Đặng Thái Thân, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: (04) 39332166

Fax: ++84-39332168

Email: GDS@vnn.vn

Website: Goldentour.com.vn

Trung tâm trực thuộc Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư

Thương Mại và Du lịch Thắng Lợi

Tên giao dịch: VICTORIA INVESTMENT TRADE AND TOURISM CORPORATION COMPANY LIMITED

Tên viết tắt: VICTORIACORPORATION CO., LTD

Trực thuộc: Hội đồng Trung ương Liên minh các hợp tác xã Việt Nam Trụ sở chính: Ngõ 149 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: (04) 37331857 Fax: (04) 37331967

Email: victoria-ist@fpt.vn

Công ty TNHH NN Một thành viên đầu tư TM & Du lịch Thắng Lợi được thành lập năm 1988 Sau đó công ty được thành lập theo nghị định 778-QĐUB quyết định thành lập Doanh nghiệp đoàn thể tại số 2914/QĐUB của UBND Thành

Ngày đăng: 25/09/2016, 18:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguy ễn Hồng Giáp, Kinh tế du lịch, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế du lịch
Nhà XB: NXB Thống kê
2. TS. Phạm Thu Hương (2002), Quản trị chiến lược trong nền kinh tế toàn cầu, NXB Khoa học kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chiến lược trong nền kinh tế toàn cầu
Tác giả: TS. Phạm Thu Hương
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật
Năm: 2002
3. Nguy ễn Hữu Lam (Chủ biên) (1998), Quản trị chiến lược và phát triển vị thế cạnh tranh, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chiến lược và phát triển vị thế cạnh tranh
Tác giả: Nguy ễn Hữu Lam (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
4. Trần Ngọc Nam - Trần Huy Khang, Marketing du lịch, NXB TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Ngọc Nam - Trần Huy Khang, "Marketing du lịch
Nhà XB: NXB TP Hồ Chí Minh
5. TS. Trương Sỹ Quý – ThS. Hà Quang Thơ, “Kinh tế du lịch” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kinh tế du lịch
6. Trương Sĩ Quý, Chính sách sản phẩm và vấn đề đa dạng hoá loại hình du lịch, đa dạng hoá sản phẩm du lịch của vùng, Tạp chí Kinh tế và Phát triển Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách sản phẩm và vấn đề đa dạng hoá loại hình du lịch, đa dạng hoá sản phẩm du lịch của vùng
9. Phan Thị Ngọc Thuận (2003), Chiến lược kinh doanh và kế hoạch hoá nội bộ doanh nghiệp, NXB Khoa học kỹ thuật.Tác giả là người nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược kinh doanh và kế hoạch hoá nội bộ doanh nghiệp
Tác giả: Phan Thị Ngọc Thuận
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật. Tác giả là người nước ngoài
Năm: 2003
10. Fred R. David (2003), Khái luận về Quản trị chiến lược, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái luận về Quản trị chiến lược
Tác giả: Fred R. David
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2003
11. Garry D. Smith, Danny R. Arnold, Boby R. Bizzell, Bùi Văn Đông (Dịch 2003): Chiến lược và sách lược kinh doanh, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược và sách lược kinh doanh
Nhà XB: NXB Thống kê
12. Michael E. Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học kỹ thuật. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược cạnh tranh
Tác giả: Michael E. Porter
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật. Hà Nội
Năm: 1996
13. Philippe Lasserre và Joseph Putti (1996), Chiến lược quản lý và kinh doanh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược quản lý và kinh doanh
Tác giả: Philippe Lasserre và Joseph Putti
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1996
14. Robert Lanquar - Robert Hollier, Marketing du lịch, NXB Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing du lịch
Nhà XB: NXB Thế giới
15. John Swarbrooke, Susan Horner, Business Travel and Tourism, NXB Thế giới, Hà Nội.Các trang website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Business Travel and Tourism
Nhà XB: NXB Thế giới
16. Trường ĐHDL Yersin Đà Lạt, "Phát triển du lịch MICE trên thế giới và ở Việt Nam”. Website: www.tuvankinhthuong.com. (31-03-2008), trang 18,19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch MICE trên thế giới và ở Việt Nam
17. Theo SGGP, “MICE – Thị trường du lịch tiềm năng – Khuynh hướng du lịch mới”. Website: www.ThongtinthuongmaiVietNam.com.vn. (13-08-2007), trang 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “MICE – Thị trường du lịch tiềm năng – Khuynh hướng du lịch mới”
18. www.vietnamnet.vn. (02/08/2004). “ Phát triển du lịch MICE : Vì sao không?” Sách, tạp chí
Tiêu đề: www.vietnamnet.vn. (02/08/2004"). “ Phát triển du lịch MICE : Vì sao không
19. www.baovietnam.vn. (10-01-2009). “Bùng nổ du lịch MICE” Sách, tạp chí
Tiêu đề: www.baovietnam.vn. (10-01-2009). "“Bùng nổ du lịch MICE
20. www.thesaigontimes.vn. (28/08/2009).“Xúc tiến du lịch MICE sang Thái Lan” Sách, tạp chí
Tiêu đề: www.thesaigontimes.vn. (28/08/2009)."“Xúc tiến du lịch MICE sang Thái Lan
21. www.vietbao.vn (17.05.2005). ‘‘Du lịch MICE, Việt Nam cần sớm chuyên nghiệp’’ Sách, tạp chí
Tiêu đề: www.vietbao.vn (17.05.2005)
7. Sở Du Lịch Thành phố Hà Nội, Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch các năm 2008 đến 2012 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w