1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ: Đẩy mạnh huy động vốn tại Agribank Thị Xã Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp

123 787 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh càng cao. Trong khi đó có lượng lớn vốn nhàn rỗi trên thị trường và trong các tầng lớp dân cư. Ngân hàng thương mại trở thành cầu nối trung gian giữa người có vốn và người cần vốn. Trước khi thông tư 022011TTNHNN ngày 03032011 về “Quy định mức lãi suất huy động tối đa bằng đồng Việt Nam” thì thị trường huy động của các ngân hàng cạnh tranh rất khốc liệt. Từ khi thông tư 022011TTNHNN có hiệu lực thì cạnh tranh về thị trường vốn có phần giảm cạnh tranh hơn. Hiện nay tình hình nước ta đang trong tình trạng lạm phát, người có vốn muốn gửi tiền vào ngân hàng thì họ rất đắn đo và tính toán rất kỹ, bên cạnh đó tâm lý người dân còn có tâm lý tích trữ tiền và vàng tại nhà. Chính điều đó đã gây khó khăn cho việc huy động của ngân hàng thương mại trong việc thu hút nguồn vốn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.Trong hệ thống của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, nếu chi nhánh nào muốn tăng trưởng được tín dụng thì điều trước tiên phải tăng trưởng được nguồn vốn mới đảm bảo được kế hoạch hằng năm. Ngân hàng thừa vốn thì cho ngân hàng thiếu vốn thì vay lãi suất khá cao gần bằng lãi suất cho vay tín dụng, làm cho lãi suất chênh lệch giữa đầu vào và đầu ra của ngân hàng thiếu vốn chênh lệch khá thấp làm cho lợi nhuận giảm.Agribank Thị Xã Hồng Ngự trong thời gian vừa qua công tác huy động vốn không đáp ứng được công tác cho vay tại đơn vị nên đi vay vốn của ngân hàng thừa vốn với lãi suất khá cao làm cho chênh lệch lãi suất giữa đi vay thị trường liên ngân hàng và cho vay chênh lệch khá thấp và đôi lúc khoảng chênh lệch này từ 12% và làm cho lợi nhuận tại đơn vị không đạt như kế hoạch. Nếu nâng cao được nguồn vốn tại địa phương thì khoảng chênh lệch giữa lãi suất huy động được và lãi suất cho vay càng cao. Trước tình hình đó đặt ra cho các nhà quản lý là xác định các nhân tố tác động đến công tác huy động và đưa ra những giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn và tăng lợi nhuận tại đơn vị. Từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Đẩy mạnh huy động vốn tại Agribank Thị Xã Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp”

Trang 1

HUỲNH THỊ NGỌC MỸ

ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG VỐN

TẠI AGRIBANK THỊ XÃ HỒNG NGỰ

TỈNH ĐỒNG THÁP

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS TRƯƠNG ĐOÀN THỂ

Đồng Tháp, 2014

Trang 2

nhận được rất nhiều sự giúp đở, động viên, hướng dẫn và đóng góp ý kiến của cácthầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình trong suốt khóa học và trong thời giannghiên cứu đề tài.

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trương Đoàn Thể, người

đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện

đề tài

Tác giả xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Quản Trị Kinh Doanhtrường Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội về những lời nhận xét quý báo, đóng gópđối với bản luận văn

Do hạn chế về thời gian nên bản luận văn không tránh khỏi những thiếu sót vàhạn chế nhất định Rất mong nhận được sự góp ý chân tình của các thầy cô, bạn bè

và các cá nhân, tổ chức quan tâm đến đề tài

Tác giả xin chân thành cảm ơn !

TÁC GIẢ

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ

Trang 3

Tôi tên Huỳnh Thị Ngọc Mỹ, học viên lớp cao học K21, chuyên ngành Quảntrị kinh doanh thuộc khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Hà Nội Đề tài luận văn của tôi tên “Đẩy mạnh huy động vốn tại Agribank Thị Xã

Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp” Bản luận văn này được hoàn thành là cả một quá

trình nghiên cứu nghiêm túc của tôi cùng với sự giúp đỡ tận tình của giáo viênhướng dẫn PGS.TS Trương Đoàn Thể các số liệu, kết quả, trích dẫn trong luận văn

có nguồn gốc rõ ràng và trung thực

Tôi xin cam đoan nội dung của luận văn hoàn toàn do tôi tự tìm hiểu vànghiên cứu, không có sự sao chép bất cứ tài liệu nào Nếu phát hiện ra bất cứ sự saochép nào Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng kỷ luật của nhà trường

TÁC GIẢ

Huỳnh Thị Ngọc Mỹ

Trang 4

TÓM TẮT LUẬN VĂN

PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

2.2Nguồn vốn của ngân hàng thương mại

2.3 Các hình thức huy động vốn của NHTM

2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và tốc độ tăng trưởng đối với huy động vốn

2.5 Tầm quan trọng của nguồn vốn huy động:

CHƯƠNG III

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK

THỊ XÃ HỒNG NGỰ

CHƯƠNG IV

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK THỊ XÃ HỒNG NGỰ TRONG THỜI GIAN TỚI

KẾT LUẬN

Trang 5

Agribank Dong Thap Branch for Agrculture and rural Development

(Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)

TNHH 1 TV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Viettinbank Ngân hàng thương mại cổ phần công thương

(Tổ chức thương mại thế giới)

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TÓM TẮT LUẬN VĂN

PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

2.2Nguồn vốn của ngân hàng thương mại

2.3 Các hình thức huy động vốn của NHTM

2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và tốc độ tăng trưởng đối với huy động vốn

2.5 Tầm quan trọng của nguồn vốn huy động:

CHƯƠNG III

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK

THỊ XÃ HỒNG NGỰ

CHƯƠNG IV

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK THỊ XÃ HỒNG NGỰ TRONG THỜI GIAN TỚI

KẾT LUẬN

Trang 8

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Trong hoạt động ngân hàng có hai nghiệp vụ chính là đi vay và cho vay Đivay là huy động từ các cá nhân, tổ chức kinh tế và đi vay trên thị trường liên ngânhàng

Làm thế nào và đưa ra giải pháp gia tăng nguồn vốn là một vấn đề không mớitrong hoạt động ngân hàng Nhưng với tình hình kinh doanh của ngân hàng hiệnnay nguồn vốn huy động ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động của các ngânhàng thiếu vốn Bên cạnh đó hiện nay hệ thống Agribank phân bổ và giao kế hoạchhoạt động trên cơ sở ngân hàng nào muốn tăng trưởng dư nợ thì phải tăng nguồnhuy động tương ứng với kế hoạch tăng trưởng dư nợ đặt ra

Qua quá trình tìm hiểu có khá nhiều luận văn nghiên cứu về đề tài huy độngvốn Từ thực trạng của chi nhánh vấn đề là làm sao đẩy mạnh huy động vốn tạiAgribank thị xã Hồng Ngự nhằm đạt chỉ tiêu kế hoạch giao và gia tăng lợi luận đạtđược

Luận văn đã làm rõ các nội dung:

Thứ nhất : Tổng quan được một số công trình có liên quan, đưa ra được điểm

mạnh, điểm yếu, các tồn tại của một số luân văn Qua đó tác giả đã thừa kế có chọnlọc các vấn đề cơ bản Phân tích và đánh giá thực trạng 5 năm gần đây ( 2009-2013) Dựa trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá về công tác huy động tại Agribank thị

xã Hồng Ngự và đưa ra nhiều biện pháp cho thời gian tới

Thứ hai : Qua chương cơ sở lý luận đã làm rỏ được các nguồn vốn huy động,

đưa ra các hình thức huy động chủ yếu và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huyđộng

Thứ ba : Chương phân tích thực trạng của Agribank thị xã Hồng Ngự trong

thời gian 5 năm từ năm 2009 đến năm 2013 Tác giả đã đưa ra nhiều nhân tố ảnhhưởng trực tiếp và gián tiếp đến công tác huy động vốn tại chi nhánh Tổng kếtđược kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại thực tế tại chinhánh

Trang 9

Thứ tư : Từ những thực trạng đã nêu và đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy

mạnh huy động vốn tại đơn vị như sau:

- Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý

- Đa dạng hóa sản phẩm huy động

- Đa dạng hóa khách hàng

- Đơn giản hóa thủ tục

- Xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả

- Mở rộng mạng lưới giao dịch

- Ứng dụng công nghệ

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Tăng cường quảng bá hình ảnh, nâng cao uy tín thương hiệu

- Giải pháp về quản trị rủi ro trong huy động vốn

Thứ năm: Đưa ra một số kiến nghị đến Chính phủ, NHNN và ngân hàng cấp

trên một số khó khăn cần tháo gở nhằm hỗ trợ, thúc đẩy cho công tác huy động vốntại chi nhánh

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh càng cao.Trong khi đó có lượng lớn vốn nhàn rỗi trên thị trường và trong các tầng lớp dân cư.Ngân hàng thương mại trở thành cầu nối trung gian giữa người có vốn và người cầnvốn Trước khi thông tư 02/2011/TT-NHNN ngày 03/03/2011 về “Quy định mứclãi suất huy động tối đa bằng đồng Việt Nam” thì thị trường huy động của các ngânhàng cạnh tranh rất khốc liệt Từ khi thông tư 02/2011/TT-NHNN có hiệu lực thìcạnh tranh về thị trường vốn có phần giảm cạnh tranh hơn

Hiện nay tình hình nước ta đang trong tình trạng lạm phát, người có vốnmuốn gửi tiền vào ngân hàng thì họ rất đắn đo và tính toán rất kỹ, bên cạnh đó tâm

lý người dân còn có tâm lý tích trữ tiền và vàng tại nhà Chính điều đó đã gây khókhăn cho việc huy động của ngân hàng thương mại trong việc thu hút nguồn vốn đểphục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình

Trong hệ thống của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ViệtNam, nếu chi nhánh nào muốn tăng trưởng được tín dụng thì điều trước tiên phảităng trưởng được nguồn vốn mới đảm bảo được kế hoạch hằng năm Ngân hàngthừa vốn thì cho ngân hàng thiếu vốn thì vay lãi suất khá cao gần bằng lãi suất chovay tín dụng, làm cho lãi suất chênh lệch giữa đầu vào và đầu ra của ngân hàngthiếu vốn chênh lệch khá thấp làm cho lợi nhuận giảm

Agribank Thị Xã Hồng Ngự trong thời gian vừa qua công tác huy động vốnkhông đáp ứng được công tác cho vay tại đơn vị nên đi vay vốn của ngân hàng thừavốn với lãi suất khá cao làm cho chênh lệch lãi suất giữa đi vay thị trường liên ngânhàng và cho vay chênh lệch khá thấp và đôi lúc khoảng chênh lệch này từ 1-2% vàlàm cho lợi nhuận tại đơn vị không đạt như kế hoạch Nếu nâng cao được nguồnvốn tại địa phương thì khoảng chênh lệch giữa lãi suất huy động được và lãi suấtcho vay càng cao Trước tình hình đó đặt ra cho các nhà quản lý là xác định cácnhân tố tác động đến công tác huy động và đưa ra những giải pháp đẩy mạnh côngtác huy động vốn và tăng lợi nhuận tại đơn vị Từ những lý do trên tôi chọn đề tài

“Đẩy mạnh huy động vốn tại Agribank Thị Xã Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 11

Làm rõ bản chất và vai trò của huy động vốn, phân tích các nhân tố ảnhhưởng đến huy động vốn của các ngân hàng thương mại tạo dựng khung lý thuyếtcho nghiên cứu đề tài

Phân tích thực trạng huy động vốn của Agribank Thị Xã Hồng Ngự TỉnhĐồng Tháp Từ đó đưa ra những ưu, khuyết điểm, nguyên nhân

Đề xuất phương hướng và giải pháp đẩy mạnh huy động vốn tại AgribankThị Xã Hồng Ngự Tỉnh Đồng Tháp

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu :Huy động vốn của các ngân hàng thương mại

4 Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp thu thập số liệu qua 2 nguồn

- Dữ liệu nội bộ trong hệ thống Agribank gồm : báo cáo thường niên củaAgribank Việt Nam, bảng cân đối chi tiết của Agribank Thị Xã Hồng Ngự TỉnhĐồng Tháp qua các năm 2009,2010,2011,2012,2013

- Dữ liệu ngoại vi thu thập từ các nguồn : sách, báo, các phương tiện truyềnthông, các báo cáo thường niên, tạp chí ngân hàng

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích thống kê, so sánh tổnghợp để nghiên cứu dữ liệu và đưa ra những đánh giá, nhận xét kết luận phù hợp vớitính chất và yêu cầu của đề tài

5 Bố cục của luận văn

Chương 1 : Tổng quan các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài

Chương 2: Một số lý luận cơ bản về huy động vốn của ngân hàng thương mạiChương 3: Thực trạng huy động vốn tại Agribank Thị Xã Hồng Ngự TỉnhĐồng Tháp

Chương 4: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Agribank Thị Xã HồngNgự Tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới

Trang 12

CHƯƠNG II MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM

2.6.1.3 Năng lực, trình độ của lãnh đạo và đội ngũ nhân viên

2.6.1.4 Uy tín, thương hiệu và chính sách marketing của ngân hàng

2.6.1.5 Công nghệ ngân hàng và mạng lưới giao dịch

2.6.2 Nhân tố khách quan

2.6.2.1 Môi trường chính trị và pháp lý

2.6.2.2 Môi trường kinh tế và xã hội

2.6.2.3 Môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng

2.6.2.4 Những nhân tố về phía khách hàng

Trang 13

CHƯƠNG III THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK THỊ XÃ HỒNG NGỰ 3.1 Giới thiệu chi nhánh Agribank Thị Xã Hồng Ngự

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Chi nhánh được thành lập theo Quyết định số 317/NH-TCCB ngày23/06/1988, Quyết định của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với têngọi là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Đồng Tháp chi nhánhHuyện Hồng Ngự

Ngày 25 tháng 03 năm 1990 theo Nghị định 400/HĐNN được đổi tên Ngânhàng Nông nghiệp huyện Hồng Ngự Ngày 02/10/1996 theo quyết định số4942/ĐMDN của Văn phòng Chính phủ Ngân hàng Nông nghiệp huyện Hồng Ngựđược đổi tên là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp.Theo nghị định số 08/HĐ-CP ngày 23/12/2008 của chính phủ tách địa giớihành chánh huyện Hồng Ngự thành : thị xã Hồng Ngự và huyện Hồng Ngự Ngày30/04/2009 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hồng Ngự đổithành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Hồng Ngự (Agribank

TX Hồng Ngự) với nhiệm vụ là kinh doanh tiền tệ trên 2 địa bàn là huyện HồngNgự và thị xã Hồng Ngự

Ngày 26 tháng 04 năm 2012, thực hiện theo Quyết định 214/QĐ-NHNN ngày30/01/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank Việt Namchính thức đổi tên thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Theo đó, Agribank thị xã HồngNgự trực thuộc Agribank Tỉnh Đồng Tháp cũng đổi tên theo Công ty trách nhiệmhữu hạn một thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thị xãHồng Ngự trực thuộc chi nhánh tỉnh Đồng Tháp

Qua quá trình tách địa giới hành chính, Agribank thị xã Hồng Ngự có 01trụ sở và 02 phòng giao dịch trực thuộc

3.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý

3.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh

Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động

Trang 14

kinh doanh khác có liên

Huy động vốn, tiếp nhận các nguồn tài trợ, uỷ thác của chính phủ, chính quyềnđịa phương, cho vay, kinh doanh ngoại hối và các dịch vụ cung ứng khác

3.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh

Bảng 3.2:Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009-2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Số dư

Tỷ lệ tăng (%)

Số dư

Tỷ lệ tăng (%)

Số dư

Tỷ lệ tăng (%)

Huy động 97.563 132.201 35,50 182.076 37,73 209.711 15,18 223.071 6,37

Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank TX Hồng Ngự

Qua bảng số liệu 3.2 tình hình hoạt động giai đoạn 2009-2013 tốc độ có tăngnăm sau cao hơn năm trước tốc độ tăng về huy động năm 2010 so với năm 2009 là35,5%, đến năm 2011 so với năm 2010 là 37,73% Thời gian này tình hình lạm pháttăng cao lãi suất huy động tăng lên cao có thời điểm là 14%/năm Nhưng từ năm

2012 đến nay tốc động tăng trưởng giảm dần năm 2012 là 15,18% và đến năm

2013 chỉ còn 6,37% Nguyên nhân tốc độ tăng về huy động giảm là do : lãi suấthuy động giảm dần đến thời điểm 31/12/2013 lãi suất huy động cho loại kỳ hạn 1tháng là 7%/năm, địa bàn xuất hiện nhiều ngân hàng mới thành lập thị phần bị chisẽ…

Nhìn chung dư nợ cho vay và huy động tăng qua các năm, và kết quả thựchiện qua các năm chi nhánh đều đạt đủ quỹ thu nhập và đủ trả lương cho người laođộng

Trang 15

Bảng 3.3: Tình hình thực hiện kế hoạch giai đoạn 2009-2013

Đơn vị tính : triệu đồng

Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank TX Hồng Ngự

Mặc dù huy động và cho vay đều tăng qua các năm nhưng tình hình thực hiện

kế hoạch qua các năm vẫn chưa đạt kế hoạch và đó là một trong những lý do chon

đề tài nghiên cứu của tác giả

3.2 Thực trạng huy động vốn của Agribank Thị Xã Hồng Ngự

* Nguồn vốn và sử dụng vốn

Bảng :3.4 Nguồn vốn sử dụng giai đoạn 2009-2013

Đơn vị tính : triệu đồng

Số dư

Tỷ trọng (%)

Số dư

Tỷ trọng (%)

Số dư

Tỷ trọng (%)

Số dư

Tỷ trọng (%)

-Vốn tự cân đối 72.997 20,00 150.,826 35,84 169.218 36,8 193.798 39,68 212.650 39,85

- Vốn điều hòa 286.917 80,00 270.042 64,16 290.570 63,2 294.55

5 60,32 320.946 60,15

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank TX Hồng Ngự)

Nhìn vào bảng 3.4 thì vốn tự cân đối tại đơn vị tăng qua các năm Năm 2009chiếm tỷ trọng so với tổng nguồn là 20% nhưng tỷ lệ đó được cải thiện dần dần quacác năm Đến năm 2013 thì tỷ lệ vốn tự cân đối tại địa phương tăng lên chiếm39,85% so với tổng nguồn Nguyên nhân là do huy động tại địa phương ngày càngtăng theo một tỷ lệ nhất định

3.2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động

* Cơ cấu nguồn vốn theo sản phẩm

Trang 16

Bảng 3.8: Cơ cấu nguồn vốn theo sản phẩm giai đoạn 2009-2013

Tỷ trọng (%) Số dư

Tỷ trọng (%) Số dư

Tỷ trọn g (%)

Tiền gửi thanh

toán 11.598 11,89 7.559 5,72 6.703 3,68 10.377 4,95 7.087 3,18Tiền gửi có kỳ

Tiền gửi tiết

kiệm 83.647 85,73 116.207 87,90 160.178 87,97 173.809 82,88 210.976 94,58Giấy tờ có giá 2.328 2,39 8.420 6,37 14.778 8,12 25.525 12,17 5.008 2,25

Tổng cộng 97.573 100 132.201 100 182.078 100 209.711 100 22.071 100

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank TX Hồng Ngự)

Với mục tiêu là ngày càng đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn nhằm thu hútngày càng nhiều nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức và dân cư trong vùng

Tuy nhiên qua bảng 3.8 cơ cấu nguồn vốn theo sản phẩm chưa có sự cânxứng, chủ yếu nguồn vốn huy động tại chi nhánh là tiền gửi tiết kiệm Lãi suất tiềngửi thanh toán đầu năm 2009 là 3.6%/năm, đến 12/06/2012 thực hiện theo thông tư

số 19/2012/TT-NHNN lãi suất cho loại hình này giảm còn 1.56%/năm, đến thông tư15/2013/TT-NHNN là 1,2%/năm và đến 31/12/2013 là 1%/ năm

Cơ cấu nguồn vốn theo sản phẩm tại chi nhánh chưa thật cân xứng chưa chútrọng tăng trưởng nguồn vốn không kỳ hạn, nguồn vốn có chi phí thấp, là do một sốnguyên nhân sau:

- Cơ chế lãi suất chưa thật sự phù hợp với loại tiền gửi không kỳ hạn

- Chi nhánh không tiếp cận được nguồn vốn của các đơn vị thừa vốn như :Kho bạc, phòng tài chính, quỹ đất…

-Trình độ nhân viên giao dịch chưa chuẩn, chuyên nghiệp khi tư vấn chokhách hàng và hướng khách hàng theo mục tiêu và lợi ích của đơn vị

- Cơ chế trong chỉ đạo điều hành về hoạt động huy động vốn nặng ý chí chủquan, chưa hướng nhân viên định hướng theo mục tiêu chung như cân đối, điều hòa

Trang 17

vốn huy động trong từng loại sản phẩm và đó cũng là một trong những phươngpháp tối thiểu hóa chi phí trong hoạt động kinh doanh.

* Cơ cấu nguồn vốn theo tiền tệ

Bảng 3.9: Cơ cấu nguồn vốn theo tiền tệ Agribank Thị Xã Hồng Ngự 2009-2013

Đơn vị tính : triệu đồng

Tỷ trọng (%) Số dư

Tỷ trọn g (%)

Số dư

Tỷ trọng (%) Số dư

Tỷ trọn g (%) VND 95.264 97,64 130.977 99,07 181.150 99,49 209.315 99,81 222.064 99,55

Tổng cộng 97.563 100 132.201 100 182.078 100 209.711 100 223.071 100

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank TX Hồng Ngự)

Qua bảng số liệu cho thấy quy mô và tỷ trọng huy động nội tê luôn cao vàchiếm tỷ trọng lớn Nguồn vốn huy động tại Agribank TX Hồng Ngự chủ yếu là nội

tệ, chiếm tỷ trọng trên 95% Vốn huy động bằng ngoại tệ qua các năm giảm liên tục

và chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn nguyên nhân huy động bằng ngoại

tệ giảm có một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất là do tình hình tỷ giá mua bán tại Agribank theo quy định, mà trong

giai đoạn từ 2009 đến 2012 chênh lệch tỷ giá của ngân hàng niêm yết và tỷ giá thịtrường chênh lệch khá lớn, làm cho khách hàng không muốn gửi vào ngân hàng sợ

lỗ

Thứ hai do lãi suất tiền gửi cho loại tiền gửi này khá thấp, nên không thu hút

khách hàng Có thời điểm lãi suất tiền gửi ngoại tệ và việt nam đồng chênh lệch khálớn, theo thông tư 30/2011/TT-NHNN ngày 28/09/2011 lãi suất huy động kỳ hạn 3tháng việt nam đồng là 12,95%/ năm còn USD là 1.98%/năm và đến 31/12/2013 lãisuất kỳ hạn 3 tháng việt nam đồng 7%/năm , USD là 1.25%/năm

Trang 18

* Cơ cấu nguồn vốn theo khách hàng

Bảng 3.10:Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2009-2013

Đơn vị tính : triệu đồng

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank TX Hồng Ngự)

Tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn huy động, chiếmtrên 99% trên tổng nguồn vốn huy động Tiền gửi tổ chức kinh tế rất thấp chiếm gần1% trên tổng nguồn vốn Nguyên nhân là do cơ chế về lãi suất và chi phí cho việctìm kiếm và phát triển khách hàng còn hạn chế, chi nhánh chưa phân loại kháchhàng và có chính sách quan tâm đến đối tượng khách hàng là tiền gửi thanh toáncủa các tổ chức kinh tế

* Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn

Bảng 3.11 : Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn giai đoạn 2009-2013

Đơn vị tính : triệu đồng

Trang 19

Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn của Agribank TX Hồng Ngự giai đoạn

2009-2012 cho thấy : nguồn vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng khálớn và ngày càng tăng trong tổng nguồn vốn huy động Năm 2009 là 74.763 triệuđồng nhưng đến 31/12/2013 là 134.182 triệu đồng tăng 59.419 triệu đồng tốc độtăng 79.47%

Trong thời gian này có lúc do nhu cầu thanh khoản nên Agribank cũng nhưcác NHTM khác tăng mạnh lãi suất kỳ hạn dưới 1 năm và trên 12 tháng là nhưnhau Bên cạnh đó còn do tình hình kinh tế giai đoạn 2009-2013 lạm phát tăng cao,khách hàng có tâm lý e ngại về tỷ lệ lạm phát sẽ tăng cao nên chọn kỳ gửi ngắn hạn,vừa được hưởng lãi suất cao, vửa đảm bảo nhu cầu thanh khoản

3.2.3 Phân tích chi phí huy động vốn của ngân hàng

Bảng 3.12 Chi phí Agribank TX Hồng Ngự giai đoạn 2009-2013

Chỉ tiêu

Năm

Triệu đồng

Tỷ trọng (%)

Triệu đồng

Tỷ trọng (%)

Triệu đồng

Tỷ trọng (%)

Triệu đồng

Tỷ trọng (%)

Triệu đồng

Tỷ trọng (%)

2 Chi phí khác 7.070 18,4 7.985 15,41 8.252 11,27 13.795 19,32 13.083 22,98

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank TX Hồng Ngự)

Cùng với việc gia tăng nguồn vốn huy động tại địa phương thì sử dụng nguồnvốn vay ngân hàng TW càng giảm thì chi phí lãi phải trả càng giảm, năm 2009 là23.525 triệu đồng chiếm 75,04% trong chi trả lãi đến 2013 là 26.987 triệu đồngchiếm 61,53% trong chi trả lãi Chi phí khác đến thời điểm 2012 -2013 mới tăng lênmột cách đáng kể là do giai đoạn này chi nhánh chú trọng tới quảng bá thương hiệu,quảng cáo, tuyên truyền hình ảnh của đơn vị như : đặt các áp phích, pa nô tại các

Trang 20

nơi, hội nghị khách hàng….

* Chênh lệch chi phí đầu vào và đầu ra

Bảng 3.13 : Chênh lệch chi phí đầu vào đầu ra giai đoạn 2009-2013

Đơn vị tính : %

Lãi suất đầu vào bình quân (1) 8,44 12,04 13,81 10,58 8,07Lãi suất đầu ra bình quân(2) 10,82 17,68 19,95 14,09 10,34

Chênh lệch lãi suất bình quân (2)-(1) 2,38 5,64 6,14 3,51 2,27

Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank TX Hồng Ngự

Qua bảng 3.13 cho thấy chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra ổn định ở mức 2đến 3% Từ năm 2010-2012 chênh lệch lãi suất khá lớn từ 3,51-6,14% là do lãi suấttrong thời gian này được điều chỉnh liên tục Mặt khác trong thời gian này chinhánh hạn chế rủi ro theo chủ trương của ngân hàng cấp trên bằng cách cho vaytheo lãi suất thả nổi và huy động lãi suất cố định theo kỳ hạn Mặt dù thực hiệnchưa đạt kế hoạch đề ra nhưng do lãi suất cho vay linh động theo thị trường nênchênh lệch lãi suất vẫn cao và đảm bảo thu nhập cho đơn vị

3.3 Hệ thống kênh huy động vốn tại Agribank Thị Xã Hồng Ngự

- Kênh huy động tại quầy : hiện chi nhánh có 03 quầy huy động

- Kênh huy động qua mở thẻ ATM

- Chính sách Marketing

3.4 Đánh giá kết quả đạt được và các tồn tại trong công tác huy động vốn

3.4.1 Kết quả đạt được

- Số lượng huy động qua các năm đều tăng

- Cơ hội phát triển thị trường có do mạng lưới rộng khắp

3.4.2 Những tồn tại

- Chính sách chưa linh động, chưa phân nhóm khách hàng

- Quy trình giao dịch còn nhiều bất cập

- Nhân sự: về trình độ chưa chuyên nghiệp

- Cơ sở vật chất chưa đầy đủ : Cơ sở vật chất chưa khang trang, về cơ sở hạ tầng

công nghệ chưa thông suốt…

- Sản phẩm chưa có sự khác biệt : Sản phẩm chưa có sự khác , mẫu mã sản phẩm chưa thể hiện cái khác biệt

Trang 21

CHƯƠNG IV GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK THỊ

XÃ HỒNG NGỰ TRONG THỜI GIAN TỚI

4.1 Định hướng phát triển huy động trong thời gian tới

Các mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 :

Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn, phát triển ngân hàng tiện ích

Mở rộng và nâng cao hiệu quả công nghệ thông tin

Phát triển thương hiệu và tăng khả năng cạnh tranh

Tập trung vốn cho chính sách “tam nông”

4.1.2 Định hướng của Agribank TX Hồng Ngự

Nguồn vốn huy động tăng 11,21%

Dư nợ cho vay tăng : 12,6%

Nợ xấu dưới : 2%/ tổng dư nợ

* Cơ hội

- Kinh tế ổn định, mức sống của người dân được nâng lên

- Uy tín, thương hiệu Agribank được nâng lên

- Chính sách lãi suất trần và lãi suất sàn và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh

* Thách thức

- Lãi suất thấp không hấp dẫn đối với người gửi tiền

Trang 22

- Xuất hiện nhiều sản phẩm có tính năng và tiện ích gần giống ngân hàng

- Tình hình khí hậu thay đổi ảnh hưởng đến huy động

4.2 Giải pháp đẩy mạnh huy động vốn

4.2.1 Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý

Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt theo đối tượng khách hàng và linhhoạt theo vùng Đối với khách hàng có số dư huy động lớn lãi suất cao hơn, lãi suấthuy động trong vùng có cạnh tranh cao và theo khung của NHNN

4.2.2 Đa dạng hóa sản phẩm huy động

* Cải tiến những sản phẩm hiện có như đặt tên hấp dẫn, linh hoạt hơn đới với

kỳ hạn dài nhưng khách hàng rút trước hạn và có thời hạn gửi bằng ¾ thời hạn gửi

* Triển khai các sản phẩm huy động mới : đưa thêm sản phẩm mới như lĩnhlãi trước, lĩnh lãi định kỳ đối với kỳ hạn dưới 12 tháng

4.2.3 Đa dạng hóa khách hàng

Phân loại khách hàng : khách hàng hiện sử dụng sản phẩm và khách hàngtiền năng

Khai thác đối tượng khách hàng mới

Chi nhánh cần đa dạng đối tượng khách hàng sử dụng sản phẩm tại chi nhánh

4.2.4 Đơn giản hóa thủ tục giao dịch

Đơn giản hóa thủ tục cho khách hàng bằng cách bố trí thêm mỗi quầy giaodịch cán bộ hỗ trợ khách hàng trong khâu hỗ trợ hoàn thiện thủ tục theo đúng quyđịnh và tạo cho khách hàng thoải mái và thích đến giao dịch tại chi nhánh

4.2.5 Xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả

Phân nhóm ra từng loại khách hàng đang sử dụng sản phẩm : Khách hàngVIP, khách hàng truyền thống và khách hàng thướng xuyên

Tùy theo nhóm khách hàng vàđưa ra phương thức, cán bộ phục vụ đối vớitừng loại hình khách hàng và đưa ra cụ thể cách thức thực hiện

4.2.6 Mở rộng mạng lưới giao dịch

Mở rộng thêm kênh huy động: đặt thêm máy ATM tại địa bàn huyện Hồng

Ngự, thêm nhiều ứng dụng như : thu hộ các đơn vị như thu tiền nước, tiền điện

Trang 23

thoại, điện lực, ngân sách….

4.2.7 Ứng dụng công nghệ

Thường xuyên nâng cấp, bảo trì hệ thống mạng và chất lượng đường truyền

dữ liệu trong giao dịch hằng ngày

4.2.8 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

* Chính sách đào tạo :Đào tạo nhân viên giao dịch trực tiếp về chuyên môn,nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp các văn bản, chế độ

Đào tạo cấp quản lý điều hành về kiến thức quản lý, về quản trị rủi ro…

* Chế độ khen thưởng và phúc lợi

Có chính sách khen thưởng ngay đối với những cá nhân có thành tích nổi bậtnhằm tạo tác động tốt lan tỏa trong môi trường làm việc

Chính sách đãi ngộ có thể là hỗ trợ tín dụng đối với nhân viên bằng cách lãisuất thấp hay tổ chức tham quan du lịch hằng năm…

* Cơ hội thăng tiến

Chính sách thăng tiến cần xét trên nhiều tiêu chí, thường xuyên tổ chức cáclớp sát hạch trong chuyên môn nhằm tìm ra nhân tố tốt và có hướng đào tạo Nhìnnhận đúng khả năng phẩm chất của cán bộ và kích thich tạo điều kiện cho người tàingười giỏi, có đạo đức, gắn bó với ngành

4.2.9 Tăng cường quảng bá hình ảnh, nâng cao uy tín và thương hiệu

Quảng bá hình ảnh : xây dựng trụ sở khang trang, thống nhất trong cách bốtrí quầy xuyên suốt từ trụ sở đến phòng giao dịch, bố trí quầy huy động, trang phụctrong giao dịch…

Nâng cao uy tín : từ cách thức giao dịch, đạo đức nghề nghiệp, nhất quántrong giao dịch…

4.2.10 giải pháp về quản trị rủi ro trong huy động vốn

Cân đối, cơ cấu lại nguồn hợp lý, phù hợp với mục tiêu phát triển chung củachi nhánh

4.3 Một số kiến nghị

4.3.1 Kiến nghị đối với chính phủ

Trang 24

* Duy trì ổn định nền kinh tế : kiểm soát được lạm phát, duy trì sự tăngtrưởng kinh tế

* Hoàn thiện môi trường pháp lý : Ban hành các chính sách đồng bộ và hoanchỉnh của hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng

*Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt:

Tích cực chỉ đạo triển khai các đề án thanh toán không dùng tiền mặt

* Tái cơ cấu NHTM và TCTD

Tái cơ cấu hệ thống TCTD theo hướng tinh gọn lại những đơn vị chủ chốt nhằmphát triển một cách lành mạnh

* Hoạt động bảo hiệm tiền gửi

Tăng mức bảo hiểm cho tiền gửi

4.3.2 Kiến nghị với NHNN

* Điều hành chính sách tiền tệ và quản lý ngoại hối

Điều hành chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường

Điều hành tỷ giá linh hoạt theo cơ chế thị trường, Kiềm soát chặt thị trườngngoại tệ không chính thức

* Về cơ chế quản lý

ổn định tỷ giá đống tiền Nâng cao vai trò trách nhiệm của NHNN trong xâydựng và điều hành chính sách tiền tệ, quản lý tỷ giá…

* Hỗ trợ các NHTM nâng cao năng lực quản trị rủi ro

NHNN cần hoàn thiện hơn nữa các quy chế thanh tra, giám sát, nâng caohiệu quả thanh tra ngân hàng Tăng cường khả năng dự báo rủi ro của các NHTM,xây dựng mô hình dự báo khoa học và chính xác Phối hợp với NHTM hoàn thiệncác phương thức giám sát, thiết lập hệ thống cảnh báo sớm và phát hiện kịp thờinhững TCTD yếu kém và sắp xếp lại Có chính sách thông tin giữa các ngân hàngnhư : chương trình thông tin CIC của NHNN khi quyết định cho vay

4.3.3 Kiến nghị với Agribank cấp trên

* Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm huy động vốn: đưa ra nhiều sảnphẩm huy động có nhiều tiện ích thông minh, đa năng linh hoạt và phù hợp nhu cầu

Trang 25

Với mục tiêu nghiên cứu là đẩy mạnh huy động vốn tại Agribank thị xã HồngNgự trong điều kiện hiện nay, nội dung luận văn đã hoàn thành một số nhiệm vụsau:

1.Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn vốn, các hình thức huyđộng vốn của NHTM và các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến công táchuy động vốn

2 Phân tích và đánh giá trực trạng nguồn vốn huy động của Agribank thị xãHồng Ngự trong giai đoạn 2009-2013 Qua đó nêu bật được những đặc điểm cơbản của nguồn vốn huy động tại Agribank thị xã Hồng Ngự Những kết quả đạtđược cũng như những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động huy động vốn củaAgribank thị xã Hồng Ngự

3 Trên cơ sở các yêu cầu và định hướng trong hoạt động huy động vốn củaAgribank thị xã Hồng Ngự, luận văn đưa ra những đề xuất, kiến nghị với chính phủ,NHNN, ngân hàng cấp trên và các giải pháp thiết thực nhằm đẩy mạnh huy động

Trang 26

vốn hoàn thành kế hoạch được giao trong những năm tới:

- Chính sách về lãi suất

- Đa dạng hóa sản phẩm huy động

- Đa dạng hóa khách hàng

- Đơn giản hóa thủ tục

- Xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả

- Mở rộng mạng lưới giao dịch

- Ứng dụng công nghệ

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Tăng cường quảng bá hình ảnh, nâng cao uy tín thương hiệu

- Giải pháp về quản trị rủi ro trong huy động vốn

Những giải pháp này sẽ góp phần giúp cho Agribank thị xã Hồng Ngự đẩy mạnh nguồn vốn hoàn thành kế hoạch trong thời gian tới./

Trang 27

HUỲNH THỊ NGỌC MỸ

ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG VỐN

TẠI AGRIBANK THỊ XÃ HỒNG NGỰ

TỈNH ĐỒNG THÁP

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS TRƯƠNG ĐOÀN THỂ

Đồng Tháp, 2014

Trang 28

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh càng cao.Trong khi đó có lượng lớn vốn nhàn rỗi trên thị trường và trong các tầng lớp dân cư.Ngân hàng thương mại trở thành cầu nối trung gian giữa người có vốn và người cầnvốn Trước khi thông tư 02/2011/TT-NHNN ngày 03/03/2011 về “Quy định mứclãi suất huy động tối đa bằng đồng Việt Nam” thì thị trường huy động của các ngânhàng cạnh tranh rất khốc liệt Từ khi thông tư 02/2011/TT-NHNN có hiệu lực thìcạnh tranh về thị trường vốn có phần giảm cạnh tranh hơn

Hiện nay tình hình nước ta đang trong tình trạng lạm phát, người có vốnmuốn gửi tiền vào ngân hàng thì họ rất đắn đo và tính toán rất kỹ, bên cạnh đó tâm

lý người dân còn có tâm lý tích trữ tiền và vàng tại nhà Chính điều đó đã gây khókhăn cho việc huy động của ngân hàng thương mại trong việc thu hút nguồn vốn đểphục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình

Trong hệ thống của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ViệtNam, nếu chi nhánh nào muốn tăng trưởng được tín dụng thì điều trước tiên phảităng trưởng được nguồn vốn mới đảm bảo được kế hoạch hằng năm Ngân hàngthừa vốn thì cho ngân hàng thiếu vốn thì vay lãi suất khá cao gần bằng lãi suất chovay tín dụng, làm cho lãi suất chênh lệch giữa đầu vào và đầu ra của ngân hàngthiếu vốn chênh lệch khá thấp làm cho lợi nhuận giảm

Agribank Thị Xã Hồng Ngự trong thời gian vừa qua công tác huy động vốnkhông đáp ứng được công tác cho vay tại đơn vị nên đi vay vốn của ngân hàng thừavốn với lãi suất khá cao làm cho chênh lệch lãi suất giữa đi vay thị trường liên ngânhàng và cho vay chênh lệch khá thấp và đôi lúc khoảng chênh lệch này từ 1-2% vàlàm cho lợi nhuận tại đơn vị không đạt như kế hoạch Nếu nâng cao được nguồnvốn tại địa phương thì khoảng chênh lệch giữa lãi suất huy động được và lãi suấtcho vay càng cao Trước tình hình đó đặt ra cho các nhà quản lý là xác định cácnhân tố tác động đến công tác huy động và đưa ra những giải pháp đẩy mạnh công

Trang 29

tác huy động vốn và tăng lợi nhuận tại đơn vị Từ những lý do trên tôi chọn đề tài

“Đẩy mạnh huy động vốn tại Agribank Thị Xã Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Làm rõ bản chất và vai trò của huy động vốn, phân tích các nhân tố ảnhhưởng đến huy động vốn của các ngân hàng thương mại tạo dựng khung lý thuyếtcho nghiên cứu đề tài

Phân tích thực trạng huy động vốn của Agribank Thị Xã Hồng Ngự TỉnhĐồng Tháp Từ đó đưa ra những ưu, khuyết điểm, nguyên nhân

Đề xuất phương hướng và giải pháp đẩy mạnh huy động vốn tại AgribankThị Xã Hồng Ngự Tỉnh Đồng Tháp

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu :Huy động vốn của các ngân hàng thương mại

Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: luận văn nghiên cứu huy động vốn tại Agribank Thị XãHồng Ngự Tỉnh Đồng Tháp

Về thời gian: phân tích đánh giá thực trạng huy động vốn tại Agribank Thị

Xã Hồng Ngự Tỉnh Đồng Tháp từ năm 2009 đến nay và đề xuất giải pháp đến năm2020

4 Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp thu thập số liệu qua 2 nguồn

- Dữ liệu nội bộ trong hệ thống Agribank gồm : báo cáo thường niên củaAgribank Việt Nam, bảng cân đối chi tiết của Agribank Thị Xã Hồng Ngự TỉnhĐồng Tháp qua các năm 2009,2010,2011,2012,2013

- Dữ liệu ngoại vi thu thập từ các nguồn : sách, báo, các phương tiện truyềnthông, các báo cáo thường niên, tạp chí ngân hàng

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích thống kê, so sánh tổnghợp để nghiên cứu dữ liệu và đưa ra những đánh giá, nhận xét kết luận phù hợp với

Trang 30

tính chất và yêu cầu của đề tài.

5 Bố cục của luận văn

Chương 1 : Tổng quan các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài

Chương 2: Một số lý luận cơ bản về huy động vốn của ngân hàng thương mạiChương 3: Thực trạng huy động vốn tại Agribank Thị Xã Hồng Ngự TỉnhĐồng Tháp

Chương 4: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Agribank Thị Xã HồngNgự Tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới

Trang 31

CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU QUAN ĐẾN ĐỀ

TÀI LUẬN VĂN

1.1 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn.

Huy động vốn là một vấn đề không thể mới tại hầu như các NHTM, và nó làmột trong những nhiệm vụ, mục tiêu của các NHTM trong quá trình hoạt độngkinh doanh của mình Trong mọi giai đoạn, trong mỗi thời kỳ thì hầu hết cácNHTM đều cần nguồn vốn huy động, huy động để cho vay là nhiệm vụ chính củacác NHTM

Tuy huy động vốn cần nhưng cũng còn tuỳ ngân hàng, tuỳ hệ thống từng lúctừng giại đoạn nhu cầu cần về vốn là khác nhau Nhưng đối với các Agribank chinhánh ở vùng nông thôn cần nguồn vốn cho vay tín dụng rất cao để phục vụ chínhsách “ tam nông” của chính phủ, huy động tại chổ không đủ cho vay Nên đa số cácchi nhánh phải vay ngân hàng trung ương với nguồn vốn khá cao

Hiện nay khi mà theo quy định của ngành khuyến khích huy động tại địaphương, thắt chặt cho vay liên ngân hàng bằng cách tăng lãi suất nên tạo ra chênhlệch rất thấp làm cho kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày càng hẹpdần

Phương án giải quyết của các chi nhánh là tìm mọi biện pháp đẩy mạnh côngtác huy động vốn tại địa phương để gia tăng lợi nhuận

Qua quá trình tìm hiểu học viên thấy có một số luận văn , công trình nghiêncứu công bố Sau đây là một số đề tài có tham khảo:

- Luận văn thạc sỹ “ Giải pháp tăng cường huy động vốn của Ngân hàng NôngNghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Đà Nẳng” của tác giả Hoàng Thị Thuý

Hà, bảo vệ tại Trường Đại học Đà Nẳng năm 2012

- Luận văn thạc sỹ “ Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thươngmại cổ phần ngoại thương Việt Nam- chi nhánh Quy Nhơn” của tác giả Nguyễn Thị

Trang 32

Phương, bảo vệ tại Trường Đại Học Đà Nẳng năm 2012.

-Luận văn thạc sỹ “Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngânhàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Phú Tài” của tác giảBành Thị Bích Ngọc, bảo vệ tại Trường Đại học Đà Nẳng năm 2012

- Luận văn thạc sỹ “Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động đối với hệ thốngNgân hàng Đầu Tư và phát triển Việt Nam” của tác giả Huỳnh Thị Kim Phương,bảo vệ tại Trường Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2009

- Luận văn thạc sỹ “Quản lý nguồn vốn huy động từ tiền gửi tại Ngân hàngNông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Hải Dương” của tác giả Nguyễn ThịThanh Hương, bảo vệ tại Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội năm 2011

Vì điều kiện nghiên cứu, sau đây học viên xin tổng quan một số công trìnhtiêu biểu nói trên:

-Luận văn thạc sỹ về “ Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động đối với hệthống Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam” của tác giả Huỳnh Thị KimPhượng

Khung lý thuyết của đề tài khá chi tiết tuy nhiên khung lý thuyết chưa đề cậpđến các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp và trực tiếp đến công tác huy động như : tìnhhình lạm phát, tỷ giá…

Thực trạng phân tích của luận văn đã nêu được mặt mạnh, mặt yếu, đã nêu lênđược khó khăn và thách thức Luận văn đã phân tích chi tiết về thực trạng, tình hìnhhuy động chung của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Bên cạnh đó thựctrạng huy động tại chi nhánh là đơn vị không thiếu nhiều về vốn và khoảng thờigian phân tích là giai đoạn mà nền kinh tế có lạm phát cao và lãi suất đang “đi lên”với tốc độ khá cao Và giai đoạn 2005-2008 chưa có sự quản lý khống chế về lãisuất huy động và lãi suất cho vay của NHNN và điều cuối cùng là hệ thống côngnghệ thông tin áp dụng trong hệ thống ngân hàng hiện tại chưa tiến bộ và chưa ápdụng nhiều hình thức ngân hàng hiện đại

Luận văn nghiên cứu về mặt thời gian : Khi mà tình hình lạm phát đang gia

Trang 33

tăng, lãi suất đang tăng cao, chưa có sự quản lý chặt chẽ của NHNN về lãi suất trần

và lãi suất sàn trong hoạt động ngân hàng Chưa có sự bùng nổ về công nghệ thôngtin trong hệ thống ngân hàng

Luận văn về mặt không gian rộng / ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Namnên phần phân tích thực trạng chung phần giải pháp chỉ đưa ra trên phạm vi rộng.Điều đó hạn chế giá trị thực tiển của đề xuất đối với từng vùng miền cụ thể

-Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Hương (2011) về “ Quản lý nguồnvốn huy động từ tiền gửi tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnhHải Dương” Đây là luận văn có nhiều điểm tương đồng với luận văn tác giả đangnghiên cứu Tuy nhiên qua nghiên cứu có một số ý kiến như sau:

Về nội dung : về cơ sở lý luận tổng hợp lý thuyết đa dạng nhưng chưa kết hợpđược với thực trạng hiện tại của chi nhánh

Nội dung nghiên cứu của luận văn trên địa bàn có tỷ lệ vốn huy động trên dư

nợ khá cao, có thể nói chi nhánh có nguồn vốn gần đáp ứng đủ cho hoạt động chovay và luận văn chú trọng khai thác về mặt làm sao để quản lý nguồn vốn ổn địnhcho hoạt động kinh doanh của đơn vị

Luận văn đưa ra nhiều giải pháp xuất phát từ bên trong như kế hoạch thựchiện quản lý nguồn vốn, cân đối nguồn vốn Tác giả chỉ chú trọng đến công tácquản lý nguồn vốn nội tại qua chương trình quản lý, ảnh hưởng từ bên trong, nhưngchưa chú trọng đến các ảnh hưởng từ bên ngoài và đề ra được phương hướng khắcphục và về mặt thời gian không còn phù hợp với tình hình hiện tại của luận văn

1.2 Xác định nội dung nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận văn

Từ sự phân tích và trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại AgribankThị Xã Hồng Ngự để tránh sự trùng lập học viên đã chọn đề tài “ Đẩy mạnh huyđộng vốn tại agribank Thị Xã Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp” làm đề tài luận văn thạc

sỹ của mình, các nội dung cụ thể luận văn được xác định như sau:

Thứ nhất : Lý luận chung về nguồn vốn hình thành trong hoạt động kinh

doanh của ngân hàng Tác giả kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã được

Trang 34

công bố trước đó Mặt khác qua tham khảo các sách giáo khoa, các chuyên đề họctập trong chương trình đào tạo thạc sỹ và các sách tham khảo, tác giả hình thànhkhung lý thuyết của đề tài.

Thứ hai : phân tích và đánh giá thực trạnh huy động vốn tại Agribank Thị Xã

Hồng Ngự Trên cơ sở vận dụng khung lý thuyết đã hình thành, tác giả đã đi sâuphân tích thực trạng huy động vốn trong 5 năm, trong đó tập trung phân tích cơ cấunguồn vốn huy động tại đơn vị qua từng năm và các nhân tố ảnh hưởng

Thứ ba : Từ cơ sở lý luận và thực trạng huy động vốn tại chi nhánh luận văn

đã trình bày các cơ hội, thách thức và từng giải pháp kết hợp giữa các nhân tố ảnhhưởng bên trong và bên ngoài để từng bước đẩy mạnh huy động vốn hoàn thành chỉtiêu kế hoạch

Một lần nữa có thể khằng định rằng, cho đến nay chưa có một công trìnhnghiên cứu nào trùng với đề tài nghiên cứu tại Agribank Thị Xã Hồng Ngự Vì vậykết quả nghiên cứu không trùng lập với các công trình đã công bố tại chi nhánh

Trang 35

CHƯƠNG II MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1 Ngân hàng thương mại và vai trò của ngân hàng thương mại

2.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các tổ chức tín dụng ngày càng pháttriển và hoạt động ngày càng phong phú và hiện đại hơn Các ngân hàng thươngmại hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, hoạt động đóthúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển Ngân hàng thương mại ra đời trong điềukiện nền kinh tế hàng hoá phát triển tới một trình độ nhất định, đồng thời qua quátrình tồn tại và phát triển, hệ thống ngân hàng thương mại ngày càng được hoànthiện, ngân hàng thương mại trở thành một định chế không thể thiếu trong nền kinh

tế thị trường, hoạt động của ngân hàng thương mại đã và sẽ góp phần to lớn trongviệc thúc đẩy phát triển nền kinh tế Ngân hàng thương mại có vị trí đặc biệt trongnền kinh tế xã hội

Luật số: 47/2010/QH12 luật các tổ chức tín dụng được quốc hội thông quangày 16/06/2010 định nghĩa ngân hàng thương mại như sau:

“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt

động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật nàynhằm mục tiêu lợi nhuận.”( Điều 4 luật các tổ chức tín dụng)

Hoạt động của ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngânhàng, bao gồm : huy động vốn dưới mọi hình thức, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dàihạn chiết khấu chứng từ có giá, bao thanh toán, cho thuê tài chính, thấu chi cho vaytrả góp cho vay tiêu dùng và cung cấp mọi dịch vụ ngân hàng khác

Như vậy có thể nói rằng ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gianquan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường Nhờ hệ thống này mà các

Trang 36

nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại, đồng thời số vốn

đó được cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế và cá nhân để phát triển nền kinh tế xãhội

2.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại

2.1.2.1 Chức năng trung gian tín dụng

Trung gian tín dụng là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của ngân hàngthương mại, chức năng này không những cho thấy bản chất của ngân hàng thươngmại mà còn cho thấy nhiệm vụ chính yếu của ngân hàng thương mại Ngân hàngthương mại đóng vai trò là người trung gian đứng ra tập trung, huy động các nguồnvốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế biến nó thành nguồn vốn tín dụng đểcho vay đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế vànhu cầu vốn tiêu dùng cho xã hội Trung gian tín dụng được hiểu dưới hai góc độ :Ngân hàng thương mại chỉ là người trung gian để chuyển vốn tiền tệ từ nơithừa sang nơi thiếu Các chủ thể tham gia gồm những người gửi tiền vào ngân hàngthương mại và những người vay tiền từ ngân hàng không có mối liên hệ trực tiếpnào Họ không có nghĩa vụ và trách nhiệm gì cho nhau cả Tất cả đều thông quangân hàng thương mại, nghĩa là ngân hàng thương mại có trách nhiệm hoàn trảtiền cho người gửi và người vay có trách nhiệm hoàn trả tiền vay cho ngân hàng.Ngân hàng thương mại không phải là người trung gian tài chính thuần tuý,

mà là trung gian tín dụng, nghĩa là việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của các chứcnăng này phải theo nguyên tắc “ hoàn trả” vô điều kiện[2,tr 22-23]

2.1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán và cung ứng phương tiện thanh toán

Đây cũng là chức năng quan trọng, không những thể hiện khá rõ bản chất củangân hàng thương mại mà còn cho thấy tính chất “ đặc biệt” trong hoạt động củangân hàng thương mại Ngân hàng thương mại đứng ra làm trung gian thanh toángiữa người bán và người mua hoàn tất các mối quan hệ kinh tế thương mại giữa họvới nhau Trung gian thanh toán qua các hình thức như : chuyển tiền, chuyển khoản,bảo lãnh… và hiện nay các ngân hàng đã đa dạng hình thức phù hợp với các loại

Trang 37

hình thanh toán Tuy đa dạng các hình thức thanh toán nhưng ngân hàng thươngmại phải đảm bảo tổ chức và kiểm soát quy trình thanh toán giữa các khách hàng lànhiệm vụ quan trọng và khó khăn của ngân hàng và đáp ứng các yêu cầu sau:Nhanh chóng và chính xác, đảm bảo an toàn và tiện lợi Thực hiện chức năng thanhtoán ngân hàng thương mại trở thành người thủ quỹ của xã hội Thực hiện chứcnăng này tốt ngân hàng thương mại đã đóng góp cho xã hội hai mặt :

Giảm bớt khối lượng tiền mặt lưu hành, giảm bớt cho xã hội chi phí in, vậnchuyển, bảo quản tiền tiết kiệm nhiều chi phí trong lưu thông tiền tệ

Góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển tiền tệ và đó là một trong nhữngnhiệm vụ kinh doanh chính của ngân hàng thương mại là kinh doanh tiền tệ

2.1.2.3 Chức năng cung ứng dịch vụ và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.

Nói đến dịch vụ ngân hàng người ta thường gắn nó với 2 đặc điểm:

Thứ nhất đó là những dịch vụ mà chỉ có các ngân hàng với những ưu thế của

nó mới có thể thực hiện được một cách trọn vẹn và đầy đủ và ưu thế đó được thểhiện như sau: do hệ thống ngân hàng có mạng lưới chi nhánh rộng khắp, ngân hàng

có mối quan hệ với nhiều đối tượng khách hàng và có đầy đủ trang thiết bị hiện đại

Thứ hai dịch vụ của ngân hàng thực hiện tốt không chỉ đem đến cho ngân

hàng phí dịch vụ hoa hồng mà còn hỗ trợ rất tốt cho chức năng trung gian tín dụng

và trung gian thanh toán của ngân hàng

Tuy nhiên trong mỗi ngân hàng thương mại muốn thực hiện và hoạt động tốtthì cần phối hợp thật nhịp nhàng ba chức năng, nếu xem nhẹ một trong ba chứcnăng thì dẫn đến hoạt động một cách đơn điệu, thiếu tinh phối hợp và hiệu quả sẽkhông cao Ngược lại nếu ngân hàng thương mại chú trọng đến 3 chức năng trên,phối hợp hài hoà thì ngân hàng thương mại có cơ hội đứng vững hơn trên cuộcchạy đua trên thị trường hiện nay

2.2Nguồn vốn của ngân hàng thương mại

Nguồn vốn của ngân hàng thương mại bao gồm : Vốn chủ sở hữu, vốn huy

Trang 38

động, vốn vay và vốn khác.

Sơ đồ 2.1 : Nguồn vốn của NHTM

2.2.1Vốn chủ sở hữu

Vốn thuộc sở hữu của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập được

và thuộc sở hữu ngân hàng với các nguồn hình thành khác nhau Nếu là ngân hàngthuộc sở hữu nhà nước thì do ngân sách Nhà nước cấp, nếu là ngân hàng tư nhân thì

đó là vốn do các cá nhân bỏ ra, nếu là ngân hàng cổ phần thì do cổ đông đóng góp,còn nếu là ngân hàng liên doanh thì do các bên tham gia liên doanh góp

Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn điều lệ và vốn bổ sung trong quá trình hoạtđộng như: quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ được trích từ lợi nhuận ròng hàng nămtheo một tỷ lệ nhất định nhằm tăng cường vốn chủ sở hữu của ngân hàng; quỹ dựtrữ đặc biệt để dự phòng bù đắp rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh ngânhàng; lợi nhuận chưa phân bổ và các quỹ nghiệp vụ khác (quỹ phúc lợi, quỹ khenthưởng, khấu hao, quỹ phát triển nghiệp vụ kỹ thuật ngân hàng,…)

1 Vay NHTW

2 Vay TCTD khác

1 Vốn trong thanh toán

2 Vốn tài trợ,

uỷ thác đầu tư

Trang 39

Vốn điều lệ phải đạt mức tối thiểu theo quy định của pháp luật ( được gọi làvốn pháp định) Ở Việt Nam cũng như tại các quốc gia trên thế giới đều có quy địnhmức vốn pháp định cho mỗi loại hình ngân hàng Mức vốn pháp định có thể đượcquy định thay đổi theo từng thời kỳ, phù hợp với yêu cầu quản lý và phát triển kinh

tế của mỗi quốc gia

Vốn điều lệ của mỗi NHTM không phải là một con số bất biến mà có thể thayđổi theo xu hướng tăng lên nhờ được cấp bổ sung, hoặc phát hành cổ phiếu bổ sung,hoặc được kết chuyển từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ theo quy định của luậtpháp

Tuy vốn điều lệ không phải là nguồn vốn chủ lực trực tiếp phục vụ cho nhucầu kinh doanh tiền tệ đối với NHTM Song, vốn điều lệ lại có ý nghĩa đặc biệtquan trọng xuất phát từ mục đích sử dụng nó Trước hết, vốn điều lệ được sử dụng

để xây dựng, mua sắm tài sản cố định, trang thiết bị chuyên dùng … tức là tạo nên

cơ sở vật chất ban đầu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Ngoài ra các NHTM còn được phép sử dụng vốn điều lệ để góp vốn, liên doanh,đầu tư, cấp vốn cho các công ty trực thuộc và thực hiện các hoạt động kinh doanhkhác Điều này cũng có nghĩa là mỗi NHTM có vốn điều lệ lớn sẽ có khả năng để

đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình Vốn điều lệ cũng là yếu tố làm cơ sở

để xác định các mức khống chế cho vay tối đa đối với một khách hàng, mức vốn cóthể huy động được quy định bởi pháp luật Vốn điều lệ cũng là yếu tố quan trọngtạo niềm tin, uy tín ban đầu của khách hàng đối với ngân hàng

Các quỹ của ngân hàng: Được hình thành khi ngân hàng đã đi vào hoạtđộng bao gồm các quỹ như: quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, các quỹ dự phòng,quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng phúc lợi và các quỹ khác

Ở Việt Nam, theo quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005,vốn tự có của NHTM gồm:

Vốn tự có cơ bản (Vốn cấp 1): vốn điều lệ thực có (vốn đã được cấp, vốn đãgóp), quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dựphòng tài chính, quỹ đầu tư phát triểnnghiệp vụ, lợi nhuận không chia

Trang 40

Vốn tự có bổ sung (Vốn cấp2): phần giá trị tăng thêm của tài sản cố định vàchứng khoán đầu tư được định giá lại Trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi

do tổ chức tín dụng phát hành có thời hạn dài

Đặc điểm của nguồn vốn này là rất ổn định, chức năng chủ yếu của vốn chủ sởhữu bao gồm chức năng bảo vệ, chức năng hoạt động và chức năng điều chỉnh Vốnchủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng nhưng lại lànguồn vốn rất quan trọng vì nó cho thấy thực lực, quy mô của ngân hàng và là cơ sở

để thu hút các nguồn vốn khác, là khởi đầu tạo uy tín của ngân hàng đối với kháchhàng

2.2.2 Vốn huy động

Đây là nguồn vốn chủ yếu sử dụng trong hoạt động kinh doanh củaNHTM, thực chất là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu mà ngân hàng tạm thờiquản lý và sử dụng nhưng với nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầy đủ theo thỏa thuậngiữa ngân hàng và khách hàng Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng rất lớn trongtổng nguồn vốn kinh doanh của NHTM, bao gồm:

- Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng, còn được gọi là tiền gửi thanh toán,tiền gửi giao dịch

- Tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức, đoàn thể

- Tiền gửi tiết kiệm của khách hàng

- Nguồn vốn huy động qua phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu, tráiphiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi

Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu của NHTM, được hình thành từ hoạtđộng huy động tiền gửi của ngân hàng trên thị trường, thực chất là tài sản bằng tiềncủa các sở hữu chủ mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng, với nghĩa vụ hoàntrả kịp thời, đầy đủ theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng Các ngân hàngnhờ nắm được quyền sử dụng số tiền nhàn rỗi của khách hàng, họ sẽ mang cho vayhoặc đầu tư để kiếm lời Đối với người gửi tiền, ngoài lãi suất thì nhu cầu giao dịchvới những tiện lợi nhanh chóng và an toàn là yếu tố cơ bản để họ quan tâm khi gửi

Ngày đăng: 04/03/2015, 13:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w