Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của NHTM 1 Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đẩy mạnh huy động vốn tại Agribank Thị Xã Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp (Trang 48 - 67)

MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của NHTM 1 Nhân tố chủ quan

2.61.1Chiến lược kinh doanh

Quan niệm phổ biến hiện nay cho rằng “ Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật phối hợp các hoạt động và điều khiển chúng nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp”. Trong cơ chế thị trường việc xây dựng, thực hiện chiến lược kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại của doanh nghiệp. Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp đươc thể hiện như sau:

Chiến lược kinh doanh giỳp cho doanh nghiệp nhận rừ được mục đớch hướng đi của mình trong tương lai làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh doanh, đồng thời có biện pháp chủ động đối phó với những nguy cơ và mối đe doạ trên thương trường kinh doanh

Chiến lược kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tăng cường vị thế của doanh nghiệp đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục và bền vững.

Chiến lược kinh doanh tạo ra các căn cứ vững chắc cho doanh nghiệp đề ra các quyết định phù hợp với sự biến động của thị trường.[8,tr10-11]

Chiến lược kinh doanh của ngõn hàng: NHTM cần phải xỏc định rừ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngân hàng mình nhằm định vị được chỗ đứng hiện tại của ngân hàng, đồng thời có những dự đoán sự thay đổi của môi trường để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, trong đó chiến lược phát triển quy mô và chất lượng nguồn vốn là một bộ phận quan trọng.

Trong từng hệ thống ngân hàng, từng thời kỳ có chiến lược kinh doanh khác nhau.

2.6.1.2 Chính sách lãi suất

Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất giữ vai trò hết sức quan trọng là một trong những đòn bẩy kinh tế. Nó tác động hầu hết đến tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế. Chính sách lãi suất là một bộ phận trong chính sách tiền tệ của nhà nước nhắm điều tiết lưu thông tiền tệ kích thích điều tiết và hướng hoạt động sản xuất

kinh doanh của đơn vị kinh tế.

Lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô: lãi suất tạo nên khoản chi phí của người đi vay vì vậy sự biến động của lãi suất tác động đến đầu tư đến tiêu dùng qua đó tác động đến các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô biểu hiện trong các trường hợp lãi suất thấp kích thích đầu tư, kích thích tiêu dùng tăng tổng sản lượng tăng.

Lãi suất tín dụng là công cụ khuyến khích cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại : Trong khung lãi suất cho phép, để tăng nguồn vốn huy động đồng thời để mở rộng quan hệ tín dụng với khách hàng.

Hầu hết các nhà quản trị ngân hàng đều gặp khó khăn trong việc định giá lãi suất cho nguồn vốn huy động. Nếu ngân hàng phải trả một mức lãi suất lớn để thu hút và duy trì sự ổn định lượng tiền gửi của khách hàng thì có thể làm gia tăng chi phí, giảm thu nhập tiềm năng của ngân hàng. Nhưng một áp lực thực tế buộc các ngân hàng luôn phải duy trì lãi suất tiền gửi cạnh tranh để thu hút các khoản tiền gửi mới và duy trì tiền gửi hiện có. Các ngân hàng cạnh tranh để thu hút nguồn vốn tiền gửi không chỉ với các ngân hàng khác mà còn với các tổ chức tiết kiệm, với các công cụ của thị trường vốn.

Thị trường lãi suất huy động của hệ thống ngân hàng trước thời điểm ngày 03/03/2011 khi mà thông tư 02/2011/TT-NHNN ngày 03/03/2011 chưa có hiệu lực, thì thị trường huy động vốn cạnh tranh rất khốc liệt giữa các ngân hàng, có thời điểm lãi suất huy động của các ngân hàng chênh lệch khá xa.

Và từ sau khi thông tư 02/2011/TT-NHNN ngày 03/03/2011 có hiệu lực thì mặt bằng lãi suất huy động giữa các ngân hàng không có sự chênh lệch nhiều.

Tất cả các tổ chức tín dụng thực hiện chính sách lãi suất theo thông tư 02/2011/TT-NHNN ngày 03/03/2011 về “ Quy định mức lãi suất huy động tối đa bằng đồng Việt Nam” nói chung và Agribank là ngân hàng của Nhà nước nên tất cả chính sách về lãi suất đều theo như chính sách lãi suất của ngân hàng Nhà nước.

2.6.1.3 Năng lực, trình độ của lãnh đạo và đội ngũ nhân viên

* Năng lực, trình độ của lãnh đạo:

Nhà lãnh đạo là người lèo lái con thuyền doanh nghiệp đi trên thương trường và con thuyền doanh nghiệp ấy có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào người lèo lái con thuyền.

Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường và đặc biệt là kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, vấn đề năng lực, trình độ của lãnh đạo đã được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết và quan trọng trong sự phát triển chung của nền kinh tế. Các NHTM với đặc thù là các tổ chức kinh doanh hàng hoá đặc biệt, có độ rủi ro cao và mức độ ảnh hưởng lớn thì vấn đề quản trị lại càng có ý nghĩa hơn, đặc biệt đối với một nước đang phát triển như Việt Nam. Một ngân hàng có đội ngủ lãnh đạo kém trong quản trị sẽ không chỉ gây tổn thất cho chính ngân hàng đó, mà còn tạo nên những rủi ro nhất định mang tính dây chuyền cho các đơn vị khác và ngược lại. Ở bất cứ nền kinh tế nào quản trị nói chung và quản trị doanh nghiệp nói riêng luôn có tầm quan trọng đặc biệt và là chìa khoá để giúp các doanh nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu chiến lược của mình, bảo đảm sự phát triển bền vững.

Bộ phận lãnh đạo trong từng ngân hàng có nhiều bộ phận như bộ phận điều hành cấp cao, bộ phận lãnh đạo cấp điều hành, bộ phận lãnh đạo trực tiếp..

Bộ phận lãnh đạo cấp điều hành như các thành viên trong hội đồng quản trị, hội đồng thành viên ở trụ sở chính. Nhiệm vụ của bộ phận điều hành cao cấp là nghiên cứu và đưa ra chiến lược trung và dài hạn cho toàn ngành. Yêu cầu đặt ra là trình độ và chuyên môn phải am hiểu và nghiệp vụ phải bao quát toàn hệ thống vì các quyết định hay chiến lược có ảnh hưởng rất lâu dài đến cả hệ thống.

Bộ phận lãnh đạo cấp điều hành như giám đốc chi nhánh cấp 1 như các giám đốc, trưởng phó phòng có nhiệm vụ cụ thể hoá các chiến lược đã được đề ra và hướng dẫn cụ thể đến bộ phận lãnh đạo trực tiếp thực hiện.

Bộ phận lãnh đạo trực tiếp có thể là giám đốc, trưởng phó phòng chi nhánh loại 2,3 và phòng giao dịch trực thuộc thực hiện chiến lược theo từng phần và ứng với nhiệm vụ được phân công.

Từng bộ phận lãnh đạo mà yêu cầu từng kiến thức và kỹ năng sẽ khác nhau và tương ứng với quyền hạn trong công việc.

*Năng lực trình độ của đội ngủ nhân viên

Đối với một ngành kinh doanh dịch vụ như ngành ngân hàng thì chất lượng đội ngũ nhân viên là yếu tố quan trọng quyết định sức mạnh của tổ chức.

Trong quá trình giao dịch trực tiếp với khách hàng, nhân viên chính là một yếu tố để khách hàng đánh giá về chất lượng dịch vụ ngân hàng.

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khách hàng thường xuyên tiếp xúc giao dịch với nhân viên, mọi thái độ, phong cách làm việc của nhân viên có ảnh hưởng quyết định đến hình ảnh và uy tín của ngân hàng. Vì vậy, với kiến thức, kinh nghiệm, thái độ phục vụ, khả năng thuyết phục khách hàng, ngoại hình, trang phục nhân viên… có thể làm tăng thêm chất lượng dịch vụ hoặc cũng có thể sẽ làm giảm chất lượng dịch vụ.

Chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm tạo ra sức hấp dẫn thu hút người mua. Chất lượng sản phẩm của ngân hàng là chất lượng dịch vụ . Theo ISO 8402, chất lượng dịch vụ là “ tập hợp các đặc tính của một đối tượng, tạo cho đối tượng có khả năng thoản mãn những yêu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn”.[6,tr131]

Theo mô hình Servuction chất lượng của dịch vụ được quyết định bởi bốn nhóm yếu tố: Nhóm yếu tố thứ nhất là năng lực của lực lượng trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và trực tiếp tạo ra dịch vụ và được gọi là chất lượng chức năng. Nhóm yếu tố tứ hai thuộc về cơ sở vật chất. Nhóm yếu tố thứ ba thuộc về môi trường xung quanh và nhóm yếu tố cuối cùng là nhóm yếu tố khách hàng. [6,tr134]

Trong bốn nhóm yếu tố trên thì có thể nói rằng nhóm yếu tố thứ nhất là quan trọng nhất. Trong dịch vụ thời điểm mà khách hàng đánh giá chất lượng đó là thời gian mà khách hàng được nhân viên cung cấp dịch vụ, nếu nhân viên có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm và độ nhanh nhạy để xử lý vấn đề một cách thoả mãn cho khách hàng. Nhân viên phải có những kỹ năng cần thiết như chuyên môn ngoài ra còn phải

có thêm kỹ năng giao tiếp, kỷ năng thuyết phục, kỷ năng trình bày, kỷ năng đàm phán, kỷ năng giải quyết khiếu nại của khách hàng…[6,tr134]

Hiện nay, với sự xuất hiện của nhiều ngân hàng trong và ngoài nước, trình độ công nghệ, sản phẩm gần như không có sự khác biệt, các ngân hàng chỉ có thể nâng cao tính cạnh tranh bằng chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên. Chất lượng nhân viên càng cao thì lợi thế cạnh tranh của ngân hàng càng lớn. Do đó, để duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng hiện tại cũng như khách hàng trong tương lai, các ngân hàng nói chung cần phải không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên của mình.

Phần lớn các khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng đều mong muốn nhân viên giao dịch phải có trình độ chuyên môn giỏi, nhanh nhẹn, năng động, nhiệt tình, niềm nở và có thái độ lịch thiệp. Vì khách hàng sẽ cảm thấy mình được thật sự quan tâm và thoải mái hơn khi giao dịch với những người nhiệt tình và có thái độ lịch thiệp trong giao tiếp. Họ cũng sẽ thấy an toàn, tin tưởng hơn khi nhân viên là những người có trình độ chuyên môn cao cũng như có sự nhanh nhẹn và năng động. Một số khách hàng lại mong muốn nhân viên giao dịch là những người có ngoại hình, trang phục đẹp và lịch sự, phải biết quan tâm đến nhu cầu cá biệt của họ. Các ý kiến này có lẽ tập trung vào các khách hàng có sự quan tâm nhiều đến ấn tượng có được về ngân hàng hoặc muốn tạo cho họ cảm giác về sự chuyên nghiệp của ngân hàng.

Về phía ngân hàng, để đem lại sự hài lòng cho khách hàng của mình. Một mặt cần động viên, khuyến khích nhân viên bằng các chính sách, chế độ hợp lý nhằm tạo động lực giúp họ phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Mặt khác, cần chú trọng đến công tác tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng nhân viên, đồng thời có những quy định về đồng phục nhân viên tạo cảm giác chuyên nghiệp trong hoạt động của ngân hàng.

Lòng trung thành của khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào cảm nhận chung khi giao dịch với nhân viên. Có không ít khách hàng sau khi tiến hành giao dịch với ngân hàng một thời gian thì đã chuyển sang giao dịch với một ngân hàng khác, vì

cảm nhận không tốt về đội ngũ nhân viên của ngân hàng đó.

2.6.1.4 Uy tín, thương hiệu và chính sách marketing của ngân hàng

Uy tín của ngân hàng là yếu tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến ý định gửi tiền của khách hàng vào ngân hàng. Việc lựa chọn ngân hàng nào để gửi tiền của khách hàng vào ngân hàng trong khi có rất nhiều ngân hàng hoạt động trên trị trường.

Thương hiệu phản ánh uy tín hình ảnh của sản phẩm và của doanh nghiệp.

Thương hiệu của mỗi ngân hàng mỗi khác nhau và là tập hợp các yếu tố nhận diện bao gồm tên thương hiệu, logo, màu sắc….. và tất cả nói lên được sứ mệnh và tầm nhìn của ngân hàng trong dài hạn

Thương hiệu góp phần tạo nên giá trị vô hình cũng như giá trị hữu hình và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vấn đề thương hiệu cũng như việc định giá thương hiệu đang là bài toán khó cần có lời giải cho các doanh nghiệp. Đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO bắt buộc doanh nghiệp, ngân hàng phải có sự “ chuyển mình” để bắt kịp xu thế mới, vì vậy sự cạnh tranh giữa các thương hiệu ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt hơn. Vậy các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng làm gì để bảo vệ thương hiệu của mình.

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: “thương hiệu chính là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ thiết kế…hoặc tập hợp của các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một người bán hoặc nhóm người bán với hàng hoá và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh”. Cũng có quan đểm cho rằng: thương hiệu là các hình tượng về một cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc về một loại hàng hoá, dịch vụ trong tâm trí khách hàng. Điều quan trọng nhất là hình tượng và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

Thương hiệu bao gồm tất cả những gì mà khách hàng thực sự cảm nhận về doanh nghiệp và về những sẩn phẩm dịch vụ cung ứng bởi doanh nghiệp. Thương hiệu là một khái niệm xuyên suốt cả quy trình từ khi thông điệp được gửi đi bởi

doanh nghiệp đến khi thông điệp nhận được bởi các đối tác của doanh nghiệp. Vì thế, thương hiệu sẽ là sợi dây liên kết bền vững giữa ngân hàng và khách hàng.

Trong kinh doanh, chính mối quan hệ lâu dài đó sẽ tạo đà cho doanh nghiệp có những bước phát triển và khẳng định được uy tín và lợi thế của mình trên thương trường.

Đối với mỗi ngân hàng cũng như doanh nghiệp, thương hiệu chính là các tên gọi, lôgo, biểu tượng…với màu sắc, kiểu dáng thiết kế riêng, cũng như chất lượng của sản phẩm dịch vụ, các đặc tính vượt trội của sản phẩm dịch vụ đáp ứng thị hiếu, thói quen tiêu dùng của khách hàng. Đối với hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân Agribank Việt Nam nói riêng thì sự chuẩn mực trong các sản phẩm dịch vụ, cũng như những ưu việt và nét khác biệt trong các sản phẩm dịch vụ sẽ tạo nên những dấu ấn và bản sắc riêng cho ngân hàng.

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, với tên thương hiệu Agribank là một trong những ngân hàng thương mại có quy mô hoạt động lớn nhất ở Việt Nam. Tên thương hiệu Agribank cũng gợi mở nhiều ý nghĩa gắn với chữ tín, một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Với quyết tâm định vị thương hiệu để dần ăn sâu vào tiềm thức của khách hàng, Với phương châm “Trung thực, kỷ cương, chất lượng, sáng tạo, hiệu quả”, Agribank đang tiến tới trở thành ngân hàng hiện đại, đa năng hàng đầu của Việt Nam và đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng. Slogan “Mang phồn thịnh đến khách hàng”, Agribank muốn nhấn mạnh vào tính hiệu quả, thể hiện sự tận tâm của Agribank trong việc hỗ trợ và bảo đảm thành công cho các khách hàng cũng như nỗ lực góp phần tạo dựng một cuộc sống tươi đẹp, giàu ý nghĩa. Agribank tạo dựng được mối quan hệ với hàng triệu khách hàng tức là thương hiệu cũng như các sản phẩm dịch vụ của Agribank sẽ xuất hiện đầu tiên trong tâm trí của khách hàng khi họ có nhu cầu và lựa chọn sản phẩm đó. Có thể nói đến nay, Agribank đã trở thành thương hiệu quen thuộc trên thị trường, tạo được ấn tượng trong khách hàng và đối tác. Xây dựng các thuộc tính, tính năng vượt trội, các tiện ích, giá trị và chất lượng của các sản phẩm dịch vụ mà các DN, cũng như các ngân hàng mang đến cho

khách hàng cũng chính là việc bảo vệ thương hiệu, tạo dựng được hình ảnh thương hiệu, để thương hiệu trở thành những giá trị “vàng”, là tài sản vô giá cho DN, ngân hàng

* Chính sách marketing của ngân hàng

Marketing ngân hàng được hiểu là một hệ thống tổ chức quản lý của một ngân hàng để đạt được mục tiêu thỏa mãn tối đa các nhu cầu về vốn cũng như các sản phẩm dịch vụ khác của Ngân hàng đối với một hay nhiều nhóm khách hàng mục tiêu đã được lựa chọn thông qua các chính sách nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng và cao nhất là tối đa hóa lợi nhuận. Làm thể nào để thực hiện thành công Marketing ngân hàng luôn là vấn đề đặt ra đối với từng ngân hàng.

Khi mà số lượng cũng như chất lượng các sản phẩm dịch vụ của các Ngân hàng trên thị trường là tương đương và có sự chênh lệch không đáng kể thì marketing mặc dù không phải là một hoạt động quá mới mẻ nhưng hoàn toàn có thể trở thành một vũ khí chiến lược giúp các ngân hàng có thể vượt qua các đối thủ để giành lấy ưu thế trên thị trường.

Marketing ngân hàng gồm bốn nhóm hoạt động cơ bản : Sản phẩm – hàng hóa, định giá, vị trí – phân phối và khuyến mãi.

Sản phẩm, hàng hóa( product): Trong lĩnh vực ngân hàng, các sản phẩm đến tay người dùng thường dưới dạng các dịch vụ như dịch vụ cho vay, tiền gửi, chuyển tiền, thanh toán… do sự tiến bộ của cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như việc học hỏi và được chuyển giao các mô hình quản lý từ bên ngoài nên các sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng trong thời gian qua đã có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng. Các hình thức thanh toán mới an toàn và hiện đại cũng được mang hàng tới tận tạy khách hàng và đang ngày từng ngày thay đổi dần thói quen thanh toán người dân.Sự cạnh tranh trên thị trường về sản phẩm dịch vụ giữa các ngân hàng đang diễn ra hết sức khốc liệt cũng là một nhân tố giúp đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ trên thị trường ngân hàng.Dịch vụ sau bán hàng trong lĩnh vực ngân hàng trong thời gian qua cũng có nhiều đổi mới, các ngân hàng luôn có những bàn tư vấn giới thiệu và đưa ra các sản phẩm phù hợp cho khách hàng không chỉ trước mà còn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đẩy mạnh huy động vốn tại Agribank Thị Xã Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp (Trang 48 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w