TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đẩy mạnh huy động vốn tại Agribank Thị Xã Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp (Trang 31 - 35)

1.1 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn.

Huy động vốn là một vấn đề không thể mới tại hầu như các NHTM, và nó là một trong những nhiệm vụ, mục tiêu... của các NHTM trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Trong mọi giai đoạn, trong mỗi thời kỳ thì hầu hết các NHTM đều cần nguồn vốn huy động, huy động để cho vay là nhiệm vụ chính của các NHTM.

Tuy huy động vốn cần nhưng cũng còn tuỳ ngân hàng, tuỳ hệ thống từng lúc từng giại đoạn nhu cầu cần về vốn là khác nhau. Nhưng đối với các Agribank chi nhánh ở vùng nông thôn cần nguồn vốn cho vay tín dụng rất cao để phục vụ chính sách “ tam nông” của chính phủ, huy động tại chổ không đủ cho vay. Nên đa số các chi nhánh phải vay ngân hàng trung ương với nguồn vốn khá cao.

Hiện nay khi mà theo quy định của ngành khuyến khích huy động tại địa phương, thắt chặt cho vay liên ngân hàng bằng cách tăng lãi suất nên tạo ra chênh lệch rất thấp làm cho kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày càng hẹp dần.

Phương án giải quyết của các chi nhánh là tìm mọi biện pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn tại địa phương để gia tăng lợi nhuận.

Qua quá trình tìm hiểu học viên thấy có một số luận văn , công trình nghiên cứu công bố. Sau đây là một số đề tài có tham khảo:

- Luận văn thạc sỹ “ Giải pháp tăng cường huy động vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Đà Nẳng” của tác giả Hoàng Thị Thuý Hà, bảo vệ tại Trường Đại học Đà Nẳng năm 2012

- Luận văn thạc sỹ “ Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam- chi nhánh Quy Nhơn” của tác giả Nguyễn Thị

Phương, bảo vệ tại Trường Đại Học Đà Nẳng năm 2012.

-Luận văn thạc sỹ “Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Phú Tài” của tác giả Bành Thị Bích Ngọc, bảo vệ tại Trường Đại học Đà Nẳng năm 2012

- Luận văn thạc sỹ “Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động đối với hệ thống Ngân hàng Đầu Tư và phát triển Việt Nam” của tác giả Huỳnh Thị Kim Phương, bảo vệ tại Trường Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2009.

- Luận văn thạc sỹ “Quản lý nguồn vốn huy động từ tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Hải Dương” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương, bảo vệ tại Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội năm 2011.

Vì điều kiện nghiên cứu, sau đây học viên xin tổng quan một số công trình tiêu biểu nói trên:

-Luận văn thạc sỹ về “ Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động đối với hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam” của tác giả Huỳnh Thị Kim Phượng.

Khung lý thuyết của đề tài khá chi tiết tuy nhiên khung lý thuyết chưa đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp và trực tiếp đến công tác huy động như : tình hình lạm phát, tỷ giá…

Thực trạng phân tích của luận văn đã nêu được mặt mạnh, mặt yếu, đã nêu lên được khó khăn và thách thức. Luận văn đã phân tích chi tiết về thực trạng, tình hình huy động chung của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Bên cạnh đó thực trạng huy động tại chi nhánh là đơn vị không thiếu nhiều về vốn và khoảng thời gian phân tích là giai đoạn mà nền kinh tế có lạm phát cao và lãi suất đang “đi lên”

với tốc độ khá cao. Và giai đoạn 2005-2008 chưa có sự quản lý khống chế về lãi suất huy động và lãi suất cho vay của NHNN và điều cuối cùng là hệ thống công nghệ thông tin áp dụng trong hệ thống ngân hàng hiện tại chưa tiến bộ và chưa áp dụng nhiều hình thức ngân hàng hiện đại.

Luận văn nghiên cứu về mặt thời gian : Khi mà tình hình lạm phát đang gia

tăng, lãi suất đang tăng cao, chưa có sự quản lý chặt chẽ của NHNN về lãi suất trần và lãi suất sàn trong hoạt động ngân hàng. Chưa có sự bùng nổ về công nghệ thông tin trong hệ thống ngân hàng.

Luận văn về mặt không gian rộng / ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam nên phần phân tích thực trạng chung phần giải pháp chỉ đưa ra trên phạm vi rộng.

Điều đó hạn chế giá trị thực tiển của đề xuất đối với từng vùng miền cụ thể.

-Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Hương (2011) về “ Quản lý nguồn vốn huy động từ tiền gửi tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương”. Đây là luận văn có nhiều điểm tương đồng với luận văn tác giả đang nghiên cứu. Tuy nhiên qua nghiên cứu có một số ý kiến như sau:

Về nội dung : về cơ sở lý luận tổng hợp lý thuyết đa dạng nhưng chưa kết hợp được với thực trạng hiện tại của chi nhánh.

Nội dung nghiên cứu của luận văn trên địa bàn có tỷ lệ vốn huy động trên dư nợ khá cao, có thể nói chi nhánh có nguồn vốn gần đáp ứng đủ cho hoạt động cho vay và luận văn chú trọng khai thác về mặt làm sao để quản lý nguồn vốn ổn định cho hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Luận văn đưa ra nhiều giải pháp xuất phát từ bên trong như kế hoạch thực hiện quản lý nguồn vốn, cân đối nguồn vốn. Tác giả chỉ chú trọng đến công tác quản lý nguồn vốn nội tại qua chương trình quản lý, ảnh hưởng từ bên trong, nhưng chưa chú trọng đến các ảnh hưởng từ bên ngoài và đề ra được phương hướng khắc phục và về mặt thời gian không còn phù hợp với tình hình hiện tại của luận văn.

1.2 Xác định nội dung nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận văn Từ sự phân tích và trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại Agribank Thị Xã Hồng Ngự để tránh sự trùng lập học viên đã chọn đề tài “ Đẩy mạnh huy động vốn tại agribank Thị Xã Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình, các nội dung cụ thể luận văn được xác định như sau:

Thứ nhất : Lý luận chung về nguồn vốn hình thành trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tác giả kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã được

công bố trước đó. Mặt khác qua tham khảo các sách giáo khoa, các chuyên đề học tập trong chương trình đào tạo thạc sỹ và các sách tham khảo, tác giả hình thành khung lý thuyết của đề tài.

Thứ hai : phân tích và đánh giá thực trạnh huy động vốn tại Agribank Thị Xã Hồng Ngự. Trên cơ sở vận dụng khung lý thuyết đã hình thành, tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng huy động vốn trong 5 năm, trong đó tập trung phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động tại đơn vị qua từng năm và các nhân tố ảnh hưởng.

Thứ ba : Từ cơ sở lý luận và thực trạng huy động vốn tại chi nhánh luận văn đã trình bày các cơ hội, thách thức và từng giải pháp kết hợp giữa các nhân tố ảnh hưởng bên trong và bên ngoài để từng bước đẩy mạnh huy động vốn hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch.

Một lần nữa có thể khằng định rằng, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào trùng với đề tài nghiên cứu tại Agribank Thị Xã Hồng Ngự. Vì vậy kết quả nghiên cứu không trùng lập với các công trình đã công bố tại chi nhánh.

CHƯƠNG II

MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đẩy mạnh huy động vốn tại Agribank Thị Xã Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w