Thực trạng huy động vốn của Agribank Thị Xã Hồng Ngự .1 Huy động vốn và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đẩy mạnh huy động vốn tại Agribank Thị Xã Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp (Trang 75 - 95)

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK THỊ XÃ HỒNG NGỰ

3.2 Thực trạng huy động vốn của Agribank Thị Xã Hồng Ngự .1 Huy động vốn và sử dụng vốn

*Huy động vốn

- Do nhu cầu sử dụng vốn tại địa phương lớn, nguồn vốn huy động tại địa phương không đáp ứng đủ, vì thế nguồn vốn huy động được hình thành từ các nguồn : vốn huy động tại địa phương, vốn điều hoà từ Agribank Việt Nam, vốn nhận uỷ thác của các tổ chức khác.

Nhìn vào bảng số liệu thì vốn tự cân đối tại đơn vị tăng qua các năm. Năm 2009 chiếm tỷ trọng so với tổng nguồn là 20% nhưng tỷ lệ đó được cải thiện dần dần qua các năm. Đến năm 2013 thì tỷ lệ vốn tự cân đối tại địa phương tăng lên chiếm 39,85% so với tổng nguồn. Nguyên nhân là do huy động tại địa phương ngày càng tăng theo một tỷ lệ nhất định.

Bảng 3.4 Nguồn vốn sử dụng giai đoạn 2009-2013

Đơn vị tính : triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm

2009 2010 2011 2012 2013

Số dư Tỷ trọng

(%) Số dư Tỷ

trọng

(%) Số dư

Tỷ trọn

g (%)

Số dư Tỷ trọng

(%) Số dư

Tỷ trọn

g (%) -Vốn tự cân đối 72.997 20,00 150.,826 35,84 169.218 36,8 193.798 39,68 212.650 39,85 - Vốn điều hòa 286.917 80,00 270.042 64,16 290.570 63,2 294.555 60,32 320.946 60,15

Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank TX Hồng Ngự

Biểu đồ số :3.2 Cơ cấu nguồn vốn sử dụng giai đoạn 2009-2013

Về cơ bản, công tác huy động vốn từ năm 2009-2013 có nhiều chuyển biến rất khả quan, số dư nguồn vốn huy động tăng trưởng qua các năm, chính điều này đã tăng cường mạnh mẽ cho tiềm lực về nguồn vốn tín dụng tại chổ để đầu tư cho sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trên 2 địa bàn : Thị Xã Hồng Ngự và huyện Hồng Ngự.

Tuy nhiên trong nhiều năm qua Agribank Thị Xã Hồng Ngự luôn đặt nhiệm vụ huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu nhằm đảm bảo cho nhu cầu sử dụng vốn cho chi nhánh.

*Sử dụng vốn

Trong hoạt động ngân hàng có công tác huy động thì song song đó tất nhiên phải tồn tại công tác sử dụng nguồn vốn huy động được mới thực hiện được chức năng kinh doanh tiền tệ của ngân hàng. Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước trên địa bàn, thực hiện kế hoạch kinh doanh được ngân hàng cấp trên giao, trong những năm qua Agribank Thị Xã Hồng Ngự luôn đáp ứng yêu cầu về vốn cho hộ sản xuất, các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác tại địa phương.

Có thể nói rằng nghiệp vụ tạo vốn là bàn đạp còn nghiệp vụ huy động vốn là lực quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Sự ổn định, tăng trưởng trong huy động vốn tạo nên nền tảng vững chắc cho hoạt động tín dụng.

Khách hàng chủ yếu là hộ sản xuất hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và dịch vụ. Chi nhánh luôn xác định thị trường truyền thống và chủ yếu của mình là nông nghiệp, nông thôn mà đối tượng khách hàng chính là nông dân, thật sự là người bạn đồng hành đáng tin cậy của nông dân.

Trong 5 năm (2009-2013) chi nhánh Agribank TX Hồng Ngự đã có sự tăng trưởng về tín dụng, chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp như lập thêm phòng giao dịch tại địa bàn huyện mới, tập huấn cho cán bộ kịp thời, tác động đến từng cán bộ và giao chỉ tiêu huy động đến từng cán bộ công nhân viên. Bên cạnh tăng trưởng về số lượng thì chi nhánh cũng chú trọng đến công tác tăng trưởng tín dụng an toàn, tập trung quản lý tốt các khoản vay, hạn chế nợ xấu… Theo quan điểm trước nay và xuyên suốt trong quá trình hoạt động phục vụ cho nông nghiệp và phát triển thêm các đối tượng dịch vụ khác. Dư nợ tăng trưởng qua các năm và tính đến 31/12/2013 dư nợ cho vay tại chi nhánh đạt 533.956 triệu đồng.

*Hoạt động liên quan khác

Ngoài hoạt động huy động và cho vay thì hiện nay Agribank của TX Hồng Ngự tăng cường công tác dịch vụ như : kinh doanh kiều hối, thực hiện các dịch vụ ngân quỹ như chi hộ, thu hộ các tổ chức như điện lực, bảo hiểm. Bên cạnh đó còn làm đại lý bảo hiểm cho một số đơn vị như ABIC, Bảo Minh, ….

Bảng 3.5: Báo cáo kết quả hoạt động dịch vụ giai đoạn 2009-2013

Đơn vị tính : triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm

2009 2010 2011 2012 2013

Số dư

Tốc độ tăng

(%)

Số dư

Tốc độ tăng

(%)

Số dư

Tốc độ tăng

(%)

Số dư

Tốc độ tăng

(%)

Số dư

Tốc độ tăng

(%)

Thu dịch vụ 439 624 42,14 752 20,51 768 2,13 1066 38,8

Chi dịch vụ 173 336 94,22 355 5,65 218 -38,59 262 20,18

Chênh lệch 266 288 8,27 397 37,85 550 38,54 804 46,18

Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank TX Hồng Ngự Theo xu hướng chung của ngành ngân hàng hiện nay, thì nâng cao tỷ lệ về thu dịch vụ tại từng chi nhánh là mục tiêu của ngành. Tỷ lệ tăng dịch vụ năm sau cao hơn năm trước là 20% nếu tăng hơn mức quy định thưởng theo quy định và còn được cộng thêm khoản chênh lệch vào quỹ thu nhập hằng năm. Đây là khoản thu chi nhánh không phải bỏ vốn ra. Tuy nhiên khoản thu dịch vụ tại các chi nhánh chiếm tỷ lệ rất thấp, do đặc thù của Agribank trước đến giờ tỷ lệ thu từ tín dụng chiếm rất lớn trong tổng thu tại ngân hàng. Agribank ứng dụng chương trình IPCAS dữ liệu tập trung nên các dịch vụ chuyển tiền, bảo hiểm…. nhanh, an toàn, thuận tiện cho khách hàng với tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2010-2013 lả 25,89%/năm. Nguyên nhân là từ năm 2010 chi nhánh mở thêm một phòng giao dịch tại địa bàn huyện Hồng Ngự làm cho phí thu từ dịch vụ tăng 42,14% năm 2010. Năm 2011-2012 tốc độ tăng có chậm lại là do phí dịch vụ tại chi nhánh có nhiều biến động, khi mà hai năm phí chuyển tiền thay đổi 6 lần và theo chiều hướng giảm dần. Đến năm 2013 chi nhánh bắt đầu triển khai thêm nhiều dịch vụ như bán bảo hiểm, dịch vụ SMS Banking… Đến 31/12/2013 thu dịch vụ tại chi nhánh là 1.066 triệu đồng tăng 38,8% so với năm 2012.

3.2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động

Đẩy mạnh huy động vốn là điều kiện để ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động. Nhiệm vụ đẩy mạnh huy động vốn làm sao để đạt được kế hoạch mà ngân hàng cấp trên giao, tối thiểu hóa chi phí huy động, đáp ứng nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh và mục tiêu cuối cùng là đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Phân tích theo cơ cấu, tiền tệ, sản phẩm, kỳ hạn…. giúp nhà quản lý đánh giá được chất lượng nguồn vốn và đưa ra giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Bảng 3.6 : Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2009-2013

Đơn vị tính : triệu đồng ST

T

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

1 Vốn huy động 97.563 132.201 182.078 209.711 223.071

Tỷ trọng(%) 25,38 32,87 38,52 41,59 41,00

Tỷ lệ tăng trưởng (%) 35,50 37,73 15,18 6,37

2 Vốn đi vay 286.917 270.042 290.570 294.555 320.946

Tỷ trọng(%) 74,62 67,13 61,48 58,41 59,00

Tỷ lệ tăng trưởng(%) -5,88 7,60 1,37 8,96

Tổng nguồn vốn 384.480 402.243 472.648 504.266 544.017

Tỷ lệ tăng trưởng(%) 4,62 17,50 6,69 7,88

Biểu đồ số 3.3 : Cơ cấu nguồn huy động giai đoạn 2009-2013

Tổng nguồn vốn của Agribank Thị Xã Hồng Ngự có tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2010-2013 là 9.17%/năm. Nguồn vốn tại đơn vị ngoài vốn huy động tại địa phương Agribank TX Hồng Ngự còn vay vốn của ngân hàng cấp trên để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên nguồn vốn vay có chi phí cao này có xu hướng ngày càng chiếm tỷ trọng giảm dần trong tổng nguồn vốn

Năm 2009 nguồn vốn huy động tại địa phương là 97.563 triệu đồng đạt 25,38% trong tổng nguồn vốn và tỷ lệ nguồn vốn huy động tại địa phương tăng trưởng đều qua các năm và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn.

Tính đến 31/12/2013 huy động tại địa phương là 223.071 triệu đồng chiếm tỷ trọng 41% trên tổng nguồn vốn.

Tỷ lệ tăng trưởng của chi nhánh các năm qua đều tăng nhưng không ổn định và tỷ lệ tăng không đều qua các năm. Năm 2010 tỷ lệ tăng trưởng của huy động vốn là 35,5%, đến năm 2011 tỷ lệ tăng lên đến 37,73% và tốc độ tăng tăng trưởng huy động vốn có chiều hướng giảm năm 2012 là 15,18% và đến năm 2013 tỷ lệ tăng trưởng chỉ còn 6,37%.

Tốc độ tăng trưởng nhanh ở các năm 2010 và 2011 là do thời điểm này lài suất huy động được điều chỉnh tăng liên tục, đến thời điểm cao nhất năm 2011 theo thông tư 02/2011/TT/NHNN ngày 03 tháng 03 năm 2011 về “ quy định lãi suất huy động tối đa bằng việt nam đồng “ là 14%/năm . Đầu năm 2012 thông tư 05/2012/TT-NHNN ngày 12 thán 03 năm 2012 sửa đổi thông tư 30/2011 ngày 28 tháng 9 năm 2011 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng việt nam đồng, với lãi suất 13%/năm, và thông tư 08/2013/TT-NHNN lãi suất huy động là 7,5%/năm.

Là ngân hàng 100% vốn nhà nước, lãi suất cho vay và huy đông quy định từ NHNN và Agribank Đồng Tháp nên chưa linh động được lãi suất đối với những khách hàng lớn, mặt khác lãi suất huy động chưa cạnh tranh được với các ngân hàng trên địa bàn. Hiện nay mặt bằng lãi suất đã tương đối đồng đều nên các ngân hàng cạnh tranh nhau bằng chất lượng như thời gian giao dịch, tiện ích của sản phẩm…..

Bảng 3.7 : So sách tốc độ tăng trưởng huy động vốn

Tốc đô tăng trưởng huy động vốn 2010 2011 2012 2013

Agriban TX Hồng Ngự 35,59 37,73 15,18 6,37

TCTD trên địa bàn 37,91% 27,65% 20,30% 12,09%

Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank TX Hồng Ngự Tốc độ tăng trưởng của chi nhánh cũng xấp xỉ tốc độ tăng của các TCTD trên địa bàn, nhưng bắt đầu từ năm 2012 đến nay tốc độ tăng trưởng huy động kém so với các đơn vị cạnh tranh.Tính đến 31/12/2013 tốc độ tăng trưởng của đơn vị 6,37%

và của TCTD trên cùng địa bàn là 12,09%. Tốc độ cạnh tranh giảm có rất nhiều nguyên nhân.

Tốc độ tăng trưởng huy động của chi nhánh chậm so với các tổ chức tín dụng trên địa bàn, mặc dù tốc độ tăng qua các năm đều có nhưng vẫn cón thấp so với tốc độ tăng trưởng chung của các TCTD, nguyên nhân có một số nguyên nhân sau:

Biểu đồ số 3.4: So sánh tốc độ tăng trưởng vốn với các TCTD

Thứ nhất : Cơ chế về lãi suất chưa linh hoạt, nên chưa khai thác được một số khách hàng có số dư lớn. Đối với khách hàng có số dư lớn, có tiềm năng lãi suất chưa linh hoạt còn cứng nhắc. Lãi suất liên lục điều chỉnh giảm theo tình hình kinh tế xã hội của cả nước và lãi suất huy động thực hiện theo thông tư của NHNN.

Thứ hai: Chính sách khách hàng chưa thật chú trọng, chưa quan tâm chăm sóc khách hàng hiệu quả: chưa có phân khúc khách hàng, chưa phân công đối tượng chăm sóc khách hàng.

Thứ ba:Chất lượng phục vụ còn nặng tính bao cấp, trình độ cán bộ nghiệp vụ, cán bộ tình kiếm khách hàng chưa chuyên nghiệp, chỉ ngồi chờ khách hàng đến mà không tìm kiếm khách hàng.

* Cơ cấu nguồn vốn huy động theo sản phẩm

Bảng 3.8: Cơ cấu nguồn vốn theo sản phẩm giai đoạn 2009-2013

Chỉ tiêu

Năm

2009 2010 2011 2012 2013

Số dư

Tỷ trọng

(%)

Số dư

Tỷ trọng

(%)

Số dư

Tỷ trọng

(%)

Số dư Tỷ trọng

(%)

Số dư

Tỷ trọn

g (%) Tiền gửi thanh

toán 11.598 11,89 7.559 5,72 6.703 3,68 10.377 4,95 7.087 3,18

Tiền gửi có kỳ

hạn 15 0,01 419 0,23

Tiền gửi tiết

kiệm 83.647 85,73 116.207 87,90 160.178 87,97 173.809 82,88 210.976 94,58 Giấy tờ có giá 2.328 2,39 8.420 6,37 14.778 8,12 25.525 12,17 5.008 2,25 Tổng cộng 97.573 100 132.201 100 182.078 100 209.711 100 22.071 100

Biểu đồ 3.5: Cơ cấu nguồn vốn theo sản phẩm giai đoạn 2009-2013

Với mục tiêu là ngày càng đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn nhằm thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức và dân cư trong vùng. Thời gian qua được sự chấp thuận của Agribank Tỉnh Đồng Tháp, Agribank TX Hồng Ngự đã đưa ra nhiều hình thức huy động đa dạng. Trong tổng nguồn vốn huy động của Agribank TX Hồng Ngự thì tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn nhất qua 5 năm luôn lớn hơn 80% trên tổng vốn huy động tại đơn vị. Bên cạnh tiền gửi tiết kiệm là tiền gửi thanh toán tại đơn vị chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn và có xu hướng ngày càng giảm về số lượng. Tiền gửi thanh toán là nguồn vốn có lãi suất rẻ hơn các loại huy động khác nhưng hình loại tiền gửi này giảm dần năm 2009 là 11.598 triệu đồng và đến 31/12/2013 còn 7.087 triệu đồng. Loại huy động tiền gửi thanh toán giảm là do chênh lệch lãi suất giữa lãi tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm 1 tháng, nên đa phần khách hàng có số dư tiền gửi thanh toán, khách hàng đều chuyển qua tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn để hưởng lãi suất cao hơn. Lãi suất tiền gửi thanh toán đầu năm 2009 là 3.6%/năm , đến 12/06/2012 thực hiện theo thông tư số 19/2012/TT-NHNN lãi suất cho loại hình này giảm còn 1.56%/năm,, đến thông tư 15/2013/TT-NHNN là 1,2%/năm và đến 31/12/2013 là 1%/ năm.

Nguồn vốn huy động phát hành giấy tờ có giá tăng đều từ năm 2009 là 2.328 triệu đồng đến 2012 là 25.525 triệu đồng nhưng đến 31/12/2013 thì còn 5.008 triệu đồng. Agribank TX Hồng Ngự phát hành giấy tờ có giá theo văn bản của Agribank Việt Nam và trong thời gian 2013 thì hình thức này ngưng không phát hành nên loại tiền gửi này giảm.

Cơ cấu nguồn vốn theo sản phẩm tại chi nhánh chưa thật cân xứng chưa chú trọng tăng trưởng nguồn vốn không kỳ hạn, nguồn vốn có chi phí thấp, là do một số nguyên nhân sau:

- Cơ chế lãi suất chưa thật sự phù hợp với loại tiền gửi không kỳ hạn

- Chi nhánh không tiếp cận được nguồn vốn của các đơn vị thừa vốn như :

Kho bạc, phòng tài chính, quỹ đất…

-Trình độ nhân viên giao dịch chưa chuẩn, chuyên nghiệp khi tư vấn cho khách hàng và hướng khách hàng theo mục tiêu và lợi ích của đơn vị.

- Cơ chế trong chỉ đạo điều hành về hoạt động huy động vốn nặng ý chí chủ quan, chưa hướng nhân viên định hướng theo mục tiêu chung như cân đối, điều hòa vốn huy động trong từng loại sản phẩm và đó cũng là một trong những phương pháp tối thiểu hóa chi phí trong hoạt động kinh doanh.

* Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền tệ

Giao dịch ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế không chỉ sử dụng đồng nội tệ mà còn thực hiện giao dịch bằng ngoại tệ. Những biến động của nền kinh tế trong nước và thế giới, những thay đổi về chính sách kinh tế vĩ mô, tỷ giá… đều ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương tiện cất trữ và hình thức đầu tư của khách hàng.

Qua bảng số liệu cho thấy quy mô và tỷ trọng huy động nội tê luôn cao và chiếm tỷ trọng lớn. Nguồn vốn huy động tại Agribank TX Hồng Ngự chủ yếu là nội tệ, chiếm tỷ trọng trên 95%. Vốn huy động bằng ngoại tệ qua các năm giảm liên tục và chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn nguyên nhân huy động bằng ngoại tệ giảm có một số nguyên nhân sau:

Bảng 3.9: Cơ cấu nguồn vốn theo tiền tệ Agribank Thị Xã Hồng Ngự 2009-2013 Đơn vị tính : triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm

2009 2010 2011 2012 2013

Số dư Tỷ trọng

(%)

Số dư Tỷ trọng

(%)

Số dư Tỷ trọn

g (%)

Số dư

Tỷ trọng

(%)

Số dư

Tỷ trọn

g (%) VND 95.264 97,64 130.977 99,07 181.150 99,49 209.315 99,81 222.064 99,55

USD 2.299 2,36 1.224 0,93 928 0,51 396 0,19 1.007 0,45

Tổng cộng 97.563 100 132.201 100 182.078 100 209.711 100 223.071 100

Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank TX Hồng Ngự Thứ nhất là do tình hình tỷ giá mua bán tại Agribank theo quy định, mà trong giai đoạn từ 2009 đến 2012 chênh lệch tỷ giá của ngân hàng niêm yết và tỷ giá thị trường chênh lệch khá lớn, làm cho khách hàng không muốn gửi vào ngân hàng sợ lỗ.

Biểu đồ số 3.6 : Cơ cấu nguồn vốn theo tiền tệ giai đoạn 2009-2013

Thứ hai do lãi suất tiền gửi cho loại tiền gửi này khá thấp, nên không thu hút khách hàng. Có thời điểm lãi suất tiền gửi ngoại tệ và việt nam đồng chênh lệch khá lớn, theo thông tư 30/2011/TT-NHNN ngày 28/09/2011 lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng việt nam đồng là 12,95%/ năm còn USD là 1.98%/năm và đến 31/12/2013 lãi suất kỳ hạn 3 tháng việt nam đồng 7%/năm , USD là 1.25%/năm.

Từ 2 lý do trên nên đa phần khách hàng hoặc là đổi USD trên thị trường tự do, đem việt nam đồng đến gửi tiết kiệm hoặc khách hàng dự trữ USD. Bên cạnh đó do chi nhánh chưa chú trọng tăng trưởng nguồn vốn này vì chưa có nhu cầu sử dụng cho vay vốn bằng ngoại tệ.

* Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng

Tiền gửi của các TCKT và nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư là hai nguồn chủ yếu hình thành nên nguồn vốn của chi nhánh, đồng thời đây cũng là những đối tượng khách hàng thường xuyên và chủ yếu của ngân hàng. Đẩy mạnh huy động vốn đặc biệt là tiền gửi của các TCKT và tiền gửi tiết kiệm là mục tiêu quan trọng của ngân hàng.

Sau lạm phát năm 2008, đến năm 2009 tình hình có phần khả quan hơn.

Nhưng đến năm 2010-2012 tình hình lãi suất nóng lên khi mà lạm phát gia tăng, giá vàng và ngoại tệ đều gia tăng và biến động liên tục. Việc huy động đối với ngân hàng có 100% vốn Nhà nước thật sự gặp rất nhiều khó khăn, bên cạnh đó còn phải đối phó với tình trạng chạy đua lãi suất. Đến giai đoạn 2012-2013 khi mà chính sách lãi suất trần và lãi suất sàn của NHNN có liệu lực thì cuộc chạy đua lãi suất không còn sôi động.

Qua bảng số liệu 3.109, nguồn vốn huy động tại địa phương của Agribank Thị Xã Hồng Ngự tăng qua các năm, đặt biệt là tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng rất lớn.

Đây là điều kiện thuận lợi để chi nhánh đảm bảo có đủ nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế địa phương. Mặt khác, tiền gửi dân cư ổn định và luôn tăng thể hiện được sự tin tưởng của người dân vào Agribank Thị Xã Hồng Ngự trong suốt những năm hoạt động trên địa bàn và cũng cho ta thấy được thu nhập của người dân ngày càng tăng.

Tiền gửi TCKT không có thế mạnh về ổn định và bền vững như tiền gửi dân cư nhưng lại có lợi thế về giá cả, chi phí huy động khá thấp. Hơn nữa TCKT còn sử dụng rất nhiều sản phẩm như : chuyển tiền, thanh toán LC, bảo lãnh…. Và đem đến nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.

Qua bảng số liệu 3.10 cho thấy tiền gửi TCKT chiếm tỷ trọng rất thấp, năm cao nhất cũng chỉ đạt 1,28% và năm 2013 tỷ trọng thấp nhất trong 5 năm qua là 0,36% và chủ yếu là tiền gửi của bảo hiểm xã hội. Nguyên nhân tiền gửi TCKT thấp là :

Thứ nhất : Quan hệ của đơn vị với TCKT chưa được sự quan tâm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đẩy mạnh huy động vốn tại Agribank Thị Xã Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp (Trang 75 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w