THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK THỊ XÃ HỒNG NGỰ
3.1 Giới thiệu chi nhánh Agribank Thị Xã Hồng Ngự .1 Quá trình hình thành và phát triển
Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 thành lập ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam được hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ NHNN, phòng tín dụng nông nghiệp, quỹ tiết kiệm NHNN….
Chi nhánh được thành lập theo Quyết định số 317/NH-TCCB ngày 23/06/1988, Quyết định của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tên gọi là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Đồng Tháp chi nhánh Huyện Hồng Ngự - tên tiếng anh là Hong Ngu Branch for Agrculture and rural Development gọi tắt là Agribank Hồng Ngự, trực thuộc Agribank Việt Nam, trụ sở ngân hàng đóng tại 240 đường Lý Thường Kiệt huyện Hồng Ngự, đây là NHTM quốc doanh, giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như các đối tác khác của nền kinh tế, là doanh nghiệp Nhà nước hạng I, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.
Ngày 25 tháng 03 năm 1990 theo Nghị định 400/HĐNN được đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp huyện Hồng Ngự. Ngày 02/10/1996 theo quyết định số 4942/ĐMDN của Văn phòng Chính phủ Ngân hàng Nông nghiệp huyện Hồng Ngự được đổi tên là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp.
Theo nghị định số 08/HĐ-CP ngày 23/12/2008 của chính phủ tách địa giới hành chánh huyện Hồng Ngự thành : thị xã Hồng Ngự và huyện Hồng Ngự. Ngày 30/04/2009 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hồng Ngự đổi thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Hồng Ngự (Agribank
TX Hồng Ngự) với nhiệm vụ là kinh doanh tiền tệ trên 2 địa bàn là huyện Hồng Ngự và thị xã Hồng Ngự.
Ngày 26 tháng 04 năm 2012, thực hiện theo Quyết định 214/QĐ-NHNN ngày 30/01/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank Việt Nam chính thức đổi tên thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Theo đó, Agribank thị xã Hồng Ngự trực thuộc Agribank Tỉnh Đồng Tháp cũng đổi tên theo Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thị xã Hồng Ngự trực thuộc chi nhánh tỉnh Đồng Tháp.
Qua quá trình tách địa giới hành chính, Agribank thị xã Hồng Ngự có 01 trụ sở và 02 phòng giao dịch trực thuộc.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý
Ban giám đốc: 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc
Có 3 phòng chuyên đề và 2 phòng giao dịch trực thuộc: phòng kế hoạch kinh doanh, phòng kế toán và ngân quỹ, phòng hành chính, phòng giao dịch số 1 và phòng giao dịch Hồng Ngự.
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức Agribank thị xã Hồng Ngự (Nguồn phòng Tổ chức hành chính Agribank thị xã Hồng Ngự) Ghi chú : Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Phòng giao dịch Hồng
Ngự Phòng
hàng chánh Phòng Kế
toán và ngân quỹ Phòng kế
hoạch kinh doanh
Phòng giao dịch số 1 BAN GIÁM ĐỐC
Hiện nay, Agribank thị xã Hồng Ngự là NHTM lớn nhất về quy mô nguồn vốn, tính đến 31tháng 12 năm 2013 đã huy động 233 tỷ đồng và dư nợ cho vay là 534tỷ đồng, Agribank thị xã Hồng Ngự xác định nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là tăng cường huy động vốn để tăng trưởng dư nợ nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh tại đơn vị. Từ đó nhằm để phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới. Vào năm 2008 Agribank đã chuyển giao công nghệ thông tin mới chương trình giao dịch IPCAS.
Với địa vị và tư thế đó Agribank thị xã Hồng Ngự đã hết mình nổ lực theo phương chăm “Mang phồn thịnh đến với khách hàng”, từ những kết quả đạt được đã góp phần đáng kể vào công cuộc đổi mới cơ cấu kinh tế tại địa phương.
*Cơ cấu đội ngũ nhân sự tại Agribank Thị Xã Hồng Ngự
Bảng 3.1: Trình độ và độ tuổi cán bộ nhân viên năm 2013
Đơn vị tính: người Chức danh
Tổng số cán
bộ
Trình độ Độ tuổi
Đại học
Cao đẳng
Trung
cấp <35 35-45 45-60
Độ tuổi trung
bình
Cán bộ quản lý 11 11 - - 1 6 4 43
Tín dụng 7 6 1 5 1 1 32
Kế toán 6 5 1 1 4 1 39
Khác 9 4 5 1 8 47
Tổng 33 26 7 8 11 14 41
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác Hành chánh & nhân sự năm 2013) Qua số liệu cho ta thấy lực lượng lao động bình quân độ tuổi tại đơn vị có thể đáp ứng được yêu cầu cho hoạt động kinh doanh tại đơn vị của Agribank Thị Xã Hồng Ngự.
Cán bộ quản lý tại đơn vị khá nhiều, bình quân một cán bộ quản lý 3 nhân viên. Nếu số liệu trên đối với một trụ sở thì có vẽ hơi thừa cán bộ quản lý nhưng do đặc thù tại Agribank Thị xã Hồng Ngự có đến 3 điểm giao dịch gồm: một trụ sở và 02 phòng giao dịch trực thuộc. Về lứa tuổi của cán bộ quản lý ở mức trung bình có
thể thấy đây là một đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm quản lý. Tuổi trung bình của cán bộ quản lý khá cao có lợi về mặt kinh nghiệm trong công tác nhưng lại không có đội ngũ cán bộ quản lý kế thừa.
Qua bảng báo cáo tổng kết công tác hành chánh nhân sự năm 2013 cho ta thấy đội ngũ tác nghiệp quan trọng tại đơn vị là kế toán và tín dụng còn khá trẻ, trình độ đa phần là đại học và đó là lợi thế lớn nhất mà đơn vị cần khai thác triệt để vì đây là đội ngủ trẻ năng động trong công tác.
Và đội ngũ cuối cùng tại đơn vị là kho quỹ, hành chánh. Tuy nhiên lực lượng này lớn nhưng tuổi đời khá cao.
Bên cạnh những thuận lợi thì cĩng có một số khó khăn nhất định. Thứ nhất nhìn vào số liệu ta thấy đa phần đều trình độ đại học nhưng chỉ có chưa đến 10% là được đào tạo đúng chuyên ngành còn lại đa số là đào tào một số ngành nghề khác hoặc do chấp vá về văn bằng chứng chỉ. Thứ hai năng lực không đồng đều, các cán bộ lớn tuổi tuy có kinh nghiệm nhưng ngại cập nhật khoa học công nghệ mới, ngại học tập, cán bộ trẻ mới vào ngành kinh nghiệm còn hạn chế, khả năng làm việc độc lập còn yếu gặp nhiều khó khăn trong công tác.Thứ ba do có 3 điểm giao dịch và phụ trách trên 2 địa giới hành chánh là Thị xã Hồng Ngự và huyện Hồng Ngự nên khó khăn trong công tác đào tạo hay tập huấn nghiệp vụ cho nhân viên và kiểm soát viên tại chi nhánh.
3.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh
* Chức năng :
Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Ngân hàng Nông nghiệp .
Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy quyền của Hội
đồng quản trị và Tổng giám đốc.
Thực hiện các nhiệm vụ khác của Hội đồng quản trị, hoặc Tổng giám đốc
giao.
* Nhiệm vụ:
Huy động vốn: Khai thác và nhận tiền vay của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng trong nước dưới các hình thức tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền khác bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của Agribank Việt Nam và một số hình thức huy động khác theo quy định của Agribank
Tiếp nhận các nguồn tài trợ, uỷ thác của chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của Agribank.
Cho vay: cho vay ngắn, trung và dài hạn và các loại cho vay kháv theo quy định của Agribank Việt Nam.
Kinh doanh ngoại hối : nhận chuyển kiều hối, mua bán ngoại tệ với khách hàng….
Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: nhận chi hộ, đổi tiền…..
Kinh doanh các dịch vụ khác của ngân hàng: ngoài ra còn làm đại lý bán vé máy bay cho Vietnam Airlines, khai thác bảo hiểm….
Bên cạnh đó còn thực hiện nhiều chương trình dự án của chính phủ như : cho vay để mua lúa, gạo tạm trữ theo quyết định 373a/QĐ-TTg ngày 15/03/2014 “ về việc mua tạm trữ, thóc, gạo vụ đông xuân 2013-2014” với mức hỗ trợ của NHNN là 100% thời hạn cho vay là 4 tháng từ 20/03/2014 đến 20/07/2014,…..
* Phương châm hoạt động:
Sau 25 năm xây dựng và phát triển, Agribank thị xã Hồng Ngự luôn nỗ lực phấn đấu hết mình, xây dựng Agribank là ngân hàng lớn, thuỷ chung, đồng hành cùng nông nghiệp- nông dân- nông thôn và sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hiện nay Agribank với mục tiêu trở thành ngân hàng hiện đại “ cạnh tranh – bền vững- hội nhập” với phương châm “ Agribank mang phồn thịnh đến khách
hàng”.
3.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Hồng Ngự trong 5 năm (2009-2013)
* Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009-2013
Bảng 3.2:Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009-2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2009 2010 2011 2012 2013
Số dư Số dư
Tỷ lệ tăng (%)
Số dư
Tỷ lệ tăng (%)
Số dư
Tỷ lệ tăng (%)
Số dư
Tỷ lệ tăng (%) Cho vay 359.914 420.868 16,94 459.788 9,25 488.352 6,25 533.956 9,34 Huy động 97.563 132.201 35,50 182.076 37,73 209.711 15,18 223.071 6,37 Lợi nhuận 4.042 5.183 28,23 6.641 28,13 10.038 55,15 10.806 7,65
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank TX Hồng Ngự) Giai đoạn 2010-2012 tốc độ tăng của huy động vốn và cho vay tăng khá nhưng đến năm 2013 do tình hình lãi suất có nhiều biến động và thị phần bị chia sẽ bởi nhiều ngân hàng trên địa bàn. Tính đến 31/12/2013 tốc độ gia tăng của huy động là 6,37% và dư nợ cho vay là 9,34% không đạt chỉ tiêu kế hoạch chung đề ra
Biểu đồ số:3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009-2013
Năm 2009 là năm có nhiều biến động nền kinh tế gặp không ít khó khăn của Việt Nam nói chung và nền kinh tế của Việt nam nói riêng. Trong đó lĩnh vực chịu nhiều tác động lớn nhất đó là hệ thống ngân hàng. Là NHTM với 100% vốn Nhà Nước nên nên Agribank chịu ảnh hưởng cũng không nhỏ. Tuy nhiên với trách nhiệm là cầu nối giữa thị trường tiền tệ và công cụ để NHNN điều hành chính sách tiền tệ, vào ngày 01/01/2009 Agribank đã mạnh dạn hạ lãi suất tiền vay xuống còn 12%/ năm cho tất cả các hình thức cho vay nhằm kiềm chế lạm phát, hỗ trợ lãi suất theo quyết định 131/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 23/01/2009” về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh”.
Tuy tình hình lãi suất có nhiều biến động, nhưng tình hình huy động vốn và cho vay vẫn tăng đều qua các năm và chi nhánh vẫn đảm bảo có lợi nhuận để trả lương cho người lao động với mục tiêu là năm sau cao hơn năm trước.
Những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế thời gian qua, đặc biệt về vấn đề lãi suất cho vay và lãi suất huy động biến đổi liên tục trên thị trường, không ổn định ảnh hưởng đến đời sống dân cư và hoạt động của sản xuất kinh doanh và cũng tác động trực tiếp đến lượng tiền gửi và tiền vay tại chi nhánh. Trước những bất ổn của thị trường và phải thực hiện mục tiêu kế hoạch được giao. Agribank TX Hồng
Ngự đã đưa ra nhiều biện pháp linh động tích cực trong hoạt động của chi nhánh, góp phần ổn định kinh tế địa phương.
* Tình hình thực hiện kế hoạch giai đoạn 2009-2013
Bảng 3.3: Tình hình thực hiện kế hoạch giai đoạn 2009-2013
Đơn vị tính : triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013
Huy động
Kế hoạch 120.000 150.000 188.000 238.000 252.000
Thực hiện 97.563 132.201 182.076 209.711 223.071
Cho vay
Kế hoạch 360.000 386.000 468.000 492.000 556.000
Thực hiện 359.914 420.868 459.788 488.353 553.956
(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank TX Hồng Ngự) Bảng 3.3 cho thấy nguồn vốn huy động và cho vay tại đơn vị đều tăng nhưng chưa đạt được kế hoạch ngân hàng cấp trên giao.
Ngân hàng cấp trên giao chỉ tiêu kế hoạch cho chi nhánh trên cơ sở căn cứ vào tiềm năng của địa phương, nhu cầu tăng trưởng tín dụng. Mặc dù chưa đạt kế hoạch mà ngân hàng cấp trên giao nhưng số lượng năm sau vẫn cao hơn năm trước với mục tiêu huy động tăng trưởng bền vững, tín dụng tăng trưởng về chất lượng.
Giai đoạn 2009-2013 chi nhánh đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn như : Năm 2010 lập thêm phòng giao dịch tại địa bàn huyện Hồng Ngự, tăng cường công tác tuyên truyền khuyến mãi, quảng bá thương hiệu qua các chương trình tài trợ học bổng, xây dựng mái ấm công đoàn, nhà tình thương và các chương trình an sinh xã hội với số tiền trên 200 triệu đồng năm. Từ năm 2011 chi nhánh đã trực tiếp giao chỉ tiêu huy động đến từng cán bộ và hệ thống cú chương trỡnh theo dừi để động viờn khen thưởng kịp thời và xem chỉ tiờu huy động vốn là một trong chỉ tiêu thi đua để tính lương hằng tháng.
Qua bảng số liệu3.4 cho thấy tình hình thực hiện kế hoạch về huy động và cho vay tại chi nhánh giai đoạn 2009-2013, chi nhánh chưa đạt được chỉ tiêu kế
hoạch đề ra, chưa khai thác hết tiềm năng về vốn và tín dụng. Với tiềm năng của một thị xã đang phát triển về thuỷ sản như : về chăn nuôi cá da trơn, thị trường lúa gạo lớn của vùng đồng bằng sông cửu long và của cả nước. Với mục tiêu của chi nhánh là tăng trưởng huy động bền vững, tăng trưởng tín dụng trên cơ sở về chất lượng và đạt được kế hoạch của ngân hàng cấp trên giao
3.2 Thực trạng huy động vốn của Agribank Thị Xã Hồng Ngự